Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 02:04:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử phát triển và giới thiệu các dòng xe tăng chủ lực (MBT)  (Đọc 268597 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
selene0802
Trung tá
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« vào lúc: 11 Tháng Mười, 2010, 11:23:00 am »

Topic của em được mở ra để trình bày về lịch sử phát triển các dòng xe tăng chủ lực của Liên Xô(Nga) và của NATO từ thời kì chiến tranh lạnh tới hậu chiến tranh lạnh.
T-80


Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Trung tá
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #1 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2010, 11:24:30 am »

Giới thiệu



Xe tăng T-80 là dòng xe tăng chủ lực cuối cùng của Liên Bang Xô Viết, bắt đầu được đưa vào kho vũ khí của Liên Bang Xô Viết cùng trong khoảng thời gian với các thệ hệ xa tăng mới của NATO như M1 Abrams của Mỹ, Challenger của Anh, và Leopard 2 của Đức. Nó không phải là một thiết kế mới, nhưng là một cuộc cách mạng trong việc tái nghiên cứu chế tạo loại T-64A. Trong trường hợp này, có khá nhiều rắc rối với việc thiết kế T-80 như nó chưa thực sự tiến bộ hơn các dòng xe có sẵn như T-64A và T-72, chưa chú trọng đến vấn đề gia tăng chi phí vận hành với những động cơ tua bin khí rất mạnh mẽ nhưng cực kì tiêu tốn nhiên liệu. Sau sự sụp đổ của Liên Bang Xô Viết năm 1991, có một cuộc ganh đua rất quyết liệt của những dòng xe tăng đang trong trang bị để dành được bản hợp đồng cung cấp loại xe tăng chủ lực cho quân đội Nga, và đối thủ T-90 đã được chọn là loại xe tăng mới cho quân đội Nga. Nhưng T-80 được ưu tiên hơn ở Ukraina, nơi một phiên bản mới của Ukraina được đưa vào sản xuất hàng loạt với tên gọi T-84 “Oplot” với pháo 120mm. Đã có những sự cố gắng đưa T-80 theo những hướng đi mới, bao gồm cả chương trình bí mật của Molot, gần đây có Black Eagle ( Đại bàng đen), và các phiên bản nâng cấp của T-80, dường như thời điểm làm nên một bộ mặt mới cho cho loại xe tăng một thời là xương sống của quân đội Nga và Ukraina đã đến.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười, 2010, 06:07:35 pm gửi bởi daibangden » Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Trung tá
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #2 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2010, 11:42:26 am »

Khởi điểm

Nền tảng đầu tiên cho việc thiết kế loại xe tăng mới cho quân đội Xô Viết xuất hiện trong chiến tranh lạnh là xe tăng T-64, với ý định là sẽ thay thế cho dòng xe tăng T-54 với những thiết kế từ giai đoạn 1945-1950 đã quá cũ kĩ. T-64 đã thiết lập một kiểu mẫu cho xe tăng Xô Viết kể từ thập niên 60 đến hết thế kỉ 20. T-64 là con đẻ của Aleksandr Morozov, người đứng đầu cục thiết kế của nhà máy sản xuất trang bị hạng nặng Kharkov Malyshev. Cục này từng chịu trách nhiệm chính cho hầu hết các thiết kế xe tăng hạng trung của Liên Bang Xô Viết kể từ thập niên 30 như T-34, T-44, và T-54. Cục thiết kế của nhà máy bắt đầu công việc thiết kế một mẫu mới từ năm 1953.
   
Được đặt mật danh “Obiekt 430”, với dự định sẽ là một nền tảng cho các thiết kế sau này, về căn bản, nó sẽ vượt trội hơn dòng T-54 về các mặt giáp bảo vệ, hỏa lực, khả năng cơ động nhưng vẫn  tương tự  về trọng lượng và kích thước. Để đạt được mục đích này, Obiekt 430 được trang bị một động cơ hoàn toàn mới, động cơ Charomskiy 5TD chạy dầu diesel, động cơ này sử dụng piston đối đầu để tạo ra sức mạnh tối đa từ động cơ tương đối nhỏ. Thiết kế này cũng căn bản được tăng cường giáp, bao gồm những cố gắng đầu tiên để lắp giáp tấm. Để xe có kích thước nhỏ, tổ lái được giảm xuống còn 3, pháo hai (nạp đạn) được thay bằng  máy nạp đạn tự động. Objekt 430 được trang bị loại bánh chịu lực mới rất nhẹ bằng thép với bộ giảm sóc đặt bên trong chứ không phải là những vành cao su bên ngoài kiểu truyền thống.

Mô hình Objekt 430



Phiên bản thử nghiệm Objekt 430



Phiên bản đầu tiên của Objekt 430 được đưa vào thử nghiệm năm 1959 nhưng quân đội Xô Viết lo lắng rằng pháo D-54T 100mm của xe tỏ ra không mạnh bằng pháo D-10T của T54/55 hay những loại pháo mới của NATO như loại L7 105mm của Anh. Obiekt 430 được cải tiến thành Objekt 432 để lắp được pháo D-68 115mm, và bắt đầu được đưa vào sản xuất tháng 10 năm 1963 tại Kharkov với tên T-64, khoảng 1190 xe được sản xuất tính đến năm 1969.

Bản vẽ objekt 430 với pháo D54T 100mm



Objekt 432 với pháo D-68 115mm



« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười, 2010, 11:35:33 pm gửi bởi selene0802 » Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Trung tá
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #3 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2010, 04:13:39 pm »

T-64A được đánh giá là một xe tăng xuất sắc trong thời điểm đó, trọng lượng chiến đấu chỉ 37 tấn trong khi hỏa lực và giáp bảo vệ tương đương với xe tăng NATO như M60A1 của Mỹ với trọng lượng 47 tấn. Trọng lượng nhẹ hơn của T64 A được đạt đến bằng cách cắt gọt kích cỡ một cách tàn nhẫn, nhờ vậy, T-64A có thể tích trong nhỏ hơn M60A1, 11.3 m3 so với 18.4 m3. Sự tiết kiệm không gian này thể hiện rất rõ ở khoang máy, T-64 chỉ có 3.1m3 so với 7.2m3 ở tăng Mỹ. Nhu cầu ép một động cơ mạnh vào một khoảng không gian nhỏ là thách thức lớn nhất trong việc thiết kế, và rõ ràng việc giải quyết thách thức này không thực sự thành công lắm. Động cơ 5TD của T-64A thực sự là một cơn ác mộng trong việc vận hành khi có khoảng cách số giờ hoạt động bình thường so với số giờ bị hư hỏng rất thấp, chỉ 300 giờ tính đến năm 1970.

Mặc dù quân đội Xô Viết đã có kế hoạch kết thúc việc sản xuất dòng xe T-62 ở nhà máy Uralvagon tại Nizhni-Tagil vì ưa chuộng T-64 nhưng viện thiết kế ở đây vẫn độc lập phát triển một giải pháp thay thế là T-72. Nguyên bản của T-72 được dự dịnh chỉ là một phiên bản sản xuất nhanh có tiêu chuẩn gần như T-64, có nghĩa là giá thành sản xuất thích hợp hơn, có thể đưa vào sản xuất hàng loạt với số lượng lớn ngay cả khi xảy ra chiến tranh. Thiết kế này dùng tháp pháo nguyên bản của T-64A nhưng vẫn giữ nguyên thiết kế về động cơ, sử dụng những động cơ phát triển từ các dòng T-34, T-54 và T-62. Động cơ lớn hơn đồng nghĩa với việc vải gia tăng thể tích khoang máy từ 3.1 m3 lên 4.2 m3, nhưng tăng thêm được 80 sức ngựa. Khi được thử nghiệm, người ta nhận thấy việc lắp bộ tải trọng động lực trên hệ thống giảm sóc sẽ khiến nó bị lão hóa sớm, vì thế, thêm 1 hệ thống giảm sóc thông thường được thay thế. Dòng xe T-72 Ural được bắt đầu sản xuất tại Nizhni-Tagil năm 1974 để thay thế cho T-64A.

T-72

Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Trung tá
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #4 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2010, 04:29:26 pm »

Loại xe tăng mới cho thập niên 80

Năm 1971, nền công nghiệp xe tăng Xô Viết bắt đầu khởi động việc thiết kế 1 xe tăng mới với ý định thay thế T-64 và T-72 sau năm 1981. Thiết kế mới được gọi là “Perspektivy” theo sắc lệnh của nhà nước Xô Viết “Rassmotrennie proektov perspektivnikh tankov 80-kh godov” (Nghiên cứu các dự án chế tạo xe tăng trong tương lai cho thập niên 80) hay “Novity sredniy tank” (Xe tăng hạng trung mới). Viện nghiên cứu ở Leningrad đưa ra 2 mẩu : mẫu dùng động cơ tua bin Objekt 225 và mẫu dùng động cơ diesel Objekt 226; viện nghiên cứu Chelyabinsk đưa ra Objekt 780. Cả hai viện nghiên cứu đều đưa ra các mẫu dùng tháp pháo kiểu thông thường với giáp composite, và có thể được trang bị pháo D-85 mới đang được phát triển tại Perm, mà vẫn chưa chắc chắn rằng nó sẽ là loại 130mm nòng trơn, 122mm có khương tuyến, hay 125mm. Kharkov chậm hơn khi đưa ra mẫu T-74 ( Objekt 450). T74 là mẫu có thiết kế cấp tiến nhất trong 3 mẫu, toàn bộ tổ lái đều ngồi trong thân xe và pháo được đặt phía trên. Trong vài năm tiếp theo, các viện thiết kế đều sửa chữa lại các mẫu của họ, bản thiết kế của Leningrad được phát triển thành Objekt 258,  Cheylabinsk phát triển lên Objekt 785, Kharkov phát triển Objekt 450 lên Objekt 480. Trong 3 viện nghiên cứu, chỉ còn Kharkov là vẫn nhiệt tình với dự án. Leningrad chuyển hướng nghiên cứu sang dẫn xuất cho động cơ tua bin của T-64 và Chelyabinsk chuyển hướng hoàn toàn khỏi xe tăng khi ban giám đốc bị thay mới. Dù bộ Công nghiệp rất thích thú với T-74 nhưng quân đội vẫn còn hoài nghi sau sự thất bại của T-64, và Morozov đã già, đang chuẩn bị nghỉ hưu.

T-74 (Obiekt 450)

« Sửa lần cuối: 11 Tháng Mười, 2010, 06:14:12 pm gửi bởi daibangden » Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Trung tá
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #5 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2010, 09:30:20 am »

Lựa chọn động cơ tua bin khí

Ý tưởng về việc sử dụng động cơ tua bin khí cho xe tăng bắt đầu thu hút sự chú ý vào giữa thập niên 50. Động cơ tua bin khí về cơ bản là giống như động cơ phản lực, nhưng thay vì dựa vào khí phản lực làm động lực thì năng lượng của động cơ được chuyển hóa thành chuyển động quay thông qua hộp số. Sự thành công của động cơ tua bin khí trên máy bay trực thăng đã làm lóe lên sự mong muốn của quân đội vào việc trang bị loại động cơ này cho xe tăng. Điểm cuốn hút nhất của động cơ tua bin khí là nó có thể sản sinh được năng lượng đầu ra rất lớn trên một máy có kích thước nhỏ và nhẹ.  Liên bang Xô Viết bắt đầu thử nghiệm động cơ tua bin khí lên xe tăng vào năm 1956, nhưng với một vài kết quả thử nghiệm vào đầu thập niên 60 nó mới được đưa vào sử dụng rộng rãi. Khi chạy trên đường bằng phẳng, động cơ tua bin khí tiêu tốn nhiên liệu một cách khủng khiếp, trung bình 240 kg/giờ so với 83 kg/giờ trên một động cơ diesel có công suất tương đương. Một vần đề khác trở nên rất cấp thiết là môi trường hoạt động của xe tăng không hề đơn giản như môi trường hoạt động trên không của máy bay trực thăng, bởi vậy với một bộ lọc khí có sẵn trong động cơ, hoàn toàn không đủ để bảo vệ động cơ. Động cơ tua bin khí sử dụng nhiều không khí trong quá trính hoạt động hơn động cơ diesel, chỉ cần bụi lọt vào động cơ, nó sẽ dễ dàng ăn mòn các chi tiết nhanh chóng và gây ra hàng loạt thiệt hại khác.

Vào năm 1960, Nikita Khrushchev ra lệnh ngừng các chương trình xe tăng hạng nặng với lý do đã không còn thích hợp trong kỉ nguyên của tên lửa chống tăng. Kết quả là rất nhiều nguồn lực về con người và cơ sở hạ tầng công nghiệp tại nhà máy Leningrad Kirov (Leningradskiy Kirovskiy Zavod: LKZ) tại Leningrad, nhà máy xe tăng Chelyabinsk trở nên dư thừa, và cuối cùng là hạt nhân của chương trình động cơ tua bin khí cho xe tăng Xô Viết tập trung quanh Leningrad. Tướng Zhozef Kotin, người đứng đầu viện thiết kế xe tăng hạng nặng ở Chelyabinsk trong suốt thế chiến được phân công về nắm giữ trường đại Khoa học lắp ráp xe vận tải toàn Nga (Vserossiyskiy Nauchno-Issledovatelskiy Institut Transportnogo mashinostroeniya: VNII Transmash), học viện nghiên cứu xe tăng chính tại Leningrad.

Nhà máy Leningrad Kirov


Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Trung tá
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #6 vào lúc: 12 Tháng Mười, 2010, 09:59:29 am »

Nhà máy Kirov và viện thiết kế số 3 (Konstruktorskoye Biuro-3: KB-3) trực thuộc nó được đứng đầu bởi N.S.Popov được lệnh chuẩn bị sản xuất T-64. Nhà máy Uralvagon ở Nizhni Tagil lo ngại về độ tin cậy khi T-64A được trang bị đại trà, dẫn đến sự miễn cưỡng khi sử dụng động cơ 5TD dù được thúc đẩy bởi việc sử dụng động cơ tua bin khí trong bất kì xe tăng T-64 nào của Leningrad. Một thành phần quan trọng trong chương trình là vào năm 1967, S.P.Izotov được bổ nhiệm về Hội Liên Hiệp Nghiên Cứu và Sản Xuất Klimov (Nauchno-proizvodstvennoe obedinenie: NPO) ở Leningrad để phát triển một loại động cơ tua bin khí thích hợp với xe tăng. Sự phục hồi nền công nghiệp xe tăng ở Leningrad sau khi Khrushchev bị lật đổ cũng nhờ có một sự hỗ trợ mạnh mẽ về chính trị từ một trong những chính trị gia có quyền lực nhất trong thời kì của Brezhnev là G.V. Romanov, người đại diện cho vùng Leningrad tại điện Kremlin. Chương trình chính thức được bắt đầu bởi sự đồng ý của chính phú Xô Viết vào ngày 16 tháng 4 năm 1968.

Ngay từ lúc bắt đầu, Izotov quyết định rằng động cơ tua bin khí cho xe tăng phải được thiết kế lại từ con số 0 chứ không chỉ đơn giản là dựa trên động cơ máy bay trực thăng như người ta đã từng làm bởi vì về căn bản, động cơ xe tăng sẽ phải chịu đựng nhiều thiệt hại khi sử dụng vì những lý do như địa hình xấu và những cú sốc khi trúng đạn HE. Thêm vào đó, quân đội muốn 1 động cơ ghép từ nhiều khối thiết bị, có nghĩa là khoang máy không chỉ có động cơ, mà còn hệ thống lọc khí, hộp số, máy nén, bơm dầu và các chi tiết máy khác đều có thể tháo rời khỏi xe như là một bộ vận đơn lẻ. Động cơ GTD-1000 hoàn toàn mới lần đầu tiên được lắp vào xe vào tháng 5 năm 1969, và chiến lược sản xuất loại động cơ theo thiết kế này bắt đầu ở nhà máy sản xuất động cơ Kaluga vào năm 1970.
Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Trung tá
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #7 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2010, 02:45:07 pm »

Obiekt 219


Việc thử nghiệm động cơ GTD-1000 đầu tiên được thực hiện trên thân xe T-64 với tên gọi Obiekt 219 sp.1 (sp là spetsifikatsiya, chi tiết), còn được gọi là Groza (Bão sấm). Trong suốt những lần thử nghiệm đầu tiên, Izotov than phiền rằng bộ phận chuyển động của T64 có thể hạn chế rất lớn tốc độ tiềm tàng của động cơ tua bin khí vì những bánh chịu lực và dải xích bằng kim loại bị rung lắc rất khủng khiếp khi xe chạy tốc độ cao. Vì vấn đề này, Obiekt được trang bị một hệ thống giảm sóc mới, nhưng nó vẫn chưa đạt được những tiêu chuẩn như của hệ thống giảm sóc của đối thủ T-72 từ Niszhni-Tagil. Phiên bản Obiekt 219 sp.2 đầu tiên với hệ thống giảm sóc mới được xuất xưởng năm 1971. Người ta đã chế tạo khoảng 60 xe tăng thử nghiệm được tiến hành từ 1968 đến 1971 nghiên cứu kết hợp rất nhiều hệ thống giảm sóc và linh kiện đi kèm. Vấn đề lọc bụi vẫn còn tồn tại, người ta khắc phục nó bằng cách sử dụng các diềm chắn cao su và nâmg cấp hệ thống lọc gió của động cơ. Năm 1973, đơn vị thử nghiệm giới thiệu một loại dộng cơ tua bin khí mới (để tăng cường khả năng cơ động của xe) có sức mạnh ngang bằng với T-64 nhưng động cơ này không đạt được yêu cầu thiết kế là 500 giờ hoạt động liên tục. Cuối 1972, chỉ 19 trên tổng số 27 động cơ được sản xuất hàng loạt đạt thời gian hoạt động khoảng 300 giờ. Trong những năm 1974-1975, tiểu đoàn thử nghiệm của Quân khu Volga than phiền rằng dù ngốn rất nhiều nhiên liệu như công suất hoạt động thực tế của động cơ lại quá thấp. Xe tăng mới cần bình xang phụ lớn để có thể đạt được tầm hoạt động cơ bản là 450km. Ngay cả với phiên bản Obiekt 219 sp.8 mới nhất, lượng nhiên liệu tiêu vẫn thụ cao gấp 1.6 đến 1.8 lần so với T-64A.

 Nền công nghiệp xe tăng Xô Viết tiến lên rất chậm chạp, một phần lý do là việc giải quyết các vấn đề với các chương trình T-64 và T-72 trong khi vẫn phải sản xuất hàng loạt T-55 và T-62 sau khi Ai Cập va Syrya bất ngờ mất quá nhiều tăng vào năm 1973 trong cuộc hiến Yom Kippur. Tháng 11 năm 1975, Bộ trưởng bộ quốc phòng, nguyên soái Andrei Grechko đã bác bỏ kế hoạch đưa Obiekt 219 vào sản xuất dựa trên lý do, hao tốn nhiêu liệu gấp đôi T-64A nhưng khả năng giáp và hỏa lực không hề thay đổi. Obiekt 219 có thể đã rơi vào quên lãng như nhiều dự án thất bại khác nhưng tháng 4-1976, Grechko qua đời và Dmitry Ustinov được bổ nhiệm thay thế. Việc bổ nhiệm Ustinov là một trường hợp ngoại lệ đầu tiên trong truyền thống quân đội Xô Viết, Ustinov không phải là chỉ huy chiến trường, mà là người đứng đầu nền sản xuất quốc phòng Xô Viết kể từ thế chiến thứ 2. Ustinov là một trong những người ủng hộ hăng hái nhất việc chuyển đổi sử dụng động cơ tua bin khí thay từ giữa thập niên 60, và Obiekt 219 chính là đứa con cưng của ông ta. Kết quả đến khá nhanh, tháng 8 năm 1976, Obiekt 219 bất ngờ được chấp thuận được đưa vào sản xuất với tên T-80 do quân đội đặt.

Obiekt 166M với động cơ trực thăng GT-3TD



T-80 thế hệ đầu tiên

Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Trung tá
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #8 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2010, 02:55:04 pm »

Các vấn đề nổi cộm trong khi thử nghiệm được để sang một bên để được giải quyết khi sản xuất hàng loạt. Việc sản xuất T-80 bắt đầu tiến hành tại Leningrad(LKZ) thay thế cho T-64A. Đã từng có một kế hoạch chuyển đổi Nhà Máy Số 13 tại Omsk từ sản xuất T-55 thành sản xuất T-72, nhưng nó đã bị thay đổi, nhà máy cũng được chuyển sang sản xuất T80. Cuối cùng, Ustinov cũng đã lên kế hoạch chuyển nhà máy Kharkov sang sản xuất T-80. Ustinov không hề có hứng thú với T-72 chi phí thấp của Nizhni-Tagil nhưng công nhận sự cần thiết của một tùy chọn có tính kinh tế để  thay thế các dòng xe tăng cũ hơn như T-54, cũng như là một sự huy động với giá rẻ trong trường hợp có chiến tranh. Nhưng Ustinov khẳng định sự ưu tiên hàng đầu trong đổi mới như hệ thống điều khiển hỏa lực mới được tích hợp trên T-80 chứ không phải cho T-72. Quyết định sản xuất T80 được đưa ra lúc Aleksandr Morozov về hưu tháng 5 năm 1976 và chương trình T-74 NST bị loại bỏ.

Trên phiên bản gốc, T-80 được trang bị hỏa lực giống như T-64A, nó dùng đúng loại tháp pháo với máy đo xa quang học. Nhưng giá thành nó cực kì đắt: 480 000 rúp trong khi T-64A chỉ 143 000 rúp. Đối với việc điều khiển tháp pháp và hỏa lực, T-80 đã đi sau T-64 của Kharkov đã được nâng cấp thành T-64B với hệ thống điều khiển hỏa lực kết hợp một máy đo xa bằng laser và có khả năng phóng tên lửa điểu khiển Kobra từ năm 1976. Kết quả là việc sản xuất T-80 diễn ra rất ngắn, từ 1976 đến 1978 tại nhà máy Leningrad Kirov (LKZ). Tài liệu được giải mật từ Hiệp ước Các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu tháng 11 năm 1990 cho thấy, chỉ khoảng 112 xe T-80 ở phía Tây dãy Ural, điều này chứng tỏ, tổng số lượng T-80 được sản xuất chỉ khoảng dưới 200 chiếc.

T-64B với hệ thống đo xa laser

« Sửa lần cuối: 13 Tháng Mười, 2010, 03:06:49 pm gửi bởi selene0802 » Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
selene0802
Trung tá
*
Bài viết: 2783


...áo xanh, nón tai bèo, mưa đầu mùa...


« Trả lời #9 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2010, 03:05:59 pm »

T-80B

Từ khi Ustinov quyết định chuyển việc sản xuất xe tăng T-80 thay cho các loại khác ( trừ nhà máy Uralvagon ở Nizhni Tagil), việc nâng tiêu chuẩn cho hệ thống điều khiển hỏ lực lên chuẩn của T-64B trở nên rất cấp bách. Do sự cạnh tranh giữa cá nhà máy, Leningrad tỏ ra thích đưa các tính năng tiên tiến của T-64B vào T-80 hơn là dùng loại tháp pháo nguyên bản của Kharkov.

Kobra là loại tên lửa chống tăng có điều khiển đầu tiên bắn qua nòng pháo được trang bị trong quân đội Xô Viết. Nó bắt đầu được phát triển từ năm 1960 vì sự ám ảnh của Khruschev với tên lửa và niềm tin của ông ta vào tương lai của việc trang bị tên lửa trên xe tăng. Đầu tiên, Xe tăng được trang bị tên lửa chống tăng thông thường, nhưng việc áp dụng điều này đã làm cho các nhà thiết kế đặt ra câu hỏi liệu có nên để một chiếc xe tăng mang ít tên lửa hơn mang đúng số lượng đạn dược thông thường. Thế hệ đầu tiên của tên lửa bắn qua nòng pháo  không được chấp thuậ, và thế hệ tiếp theo được bắt đầu vào ngày 20 tháng 5 năm 1968 dựa trên cấu hình pháo D-81 Rapira 125mm. Tên lửa dẫn bắn bằng vô tuyến Kobra được phát triển bởi A.E.Nudeman của viện thiết kế Tochmash ở Matxcơva, trong khi loại dẫn đường bằng hồng ngoại là Gyurza được phát triển bởi .P.Nepobidimy của Viện Thiết Kế Công Nghiệp(Konstruktorskoye Biuro Mashinostroeniya: KBM) ở Koloma.

Pháo Rapira 125mm 2a46



Tên lửa 9M112 Kobra



Logged

...thành phố đang nhớ nhung một dáng hình ai...
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM