Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:23:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.  (Đọc 806659 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #430 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2011, 08:59:11 pm »

hehe câu đố này không phải của em  Grin Nhưng mà em nghĩ cái báng súng nó hơi kỳ là để triệt tiêu sức giật và như vậy phải có tính toán của người thiết kế chứ không chỉ là làm theo kiểu truyền thống , bác ngâm cứu lại thử xem  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #431 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2011, 09:39:03 pm »

hehe câu đố này không phải của em  Grin Nhưng mà em nghĩ cái báng súng nó hơi kỳ là để triệt tiêu sức giật và như vậy phải có tính toán của người thiết kế chứ không chỉ là làm theo kiểu truyền thống , bác ngâm cứu lại thử xem  Grin

Cái em nói truyền thống ở đây là tay cầm cổ báng, tức đoạn báng sát máy súng, trước đây người ta không làm tay cầm rời ra như AK, MP Đức bắt đầu có tay cầm rời từ VMP 36. Theo thuyền thống từ thời báng cắm gậy, súng trường thằng một lèo để làm cán lê, đến khi bắn liên thanh được trên tay (xung phong), thì cán lê xem ra không cò  quan trọng bằng tay cầm thuận tiện để tiêu diệt mục tiêu xuất hiện đột ngột.


Cái không truyền thống là vào thời gian này người ta đang cố tìm cách đặt điểm tỳ vai thằng với nòng, cái quai xách của AR-15, M16 là thế, nó đặt cao đường ngắm lên để dồn điểm tỳ vai thằng với nòng, theo Stg.57 SIG. M79 có lực giật mạnh nên đặt điểm tì vai thẳng với nòng là hợp lý. SIG Stg.57 là phiên bản dùng máy con lăn lùi MP45, trước khi SIG chuyển sang máy AK các đời SIG 54x



Bon M16 Mỹ luôn theo thời trang, nó dùng cái quai xách súng nâng cao đường ngắm lên (thiết kế EM-2 Anh Quốc), nhờ vậy điểm tì vai thằng với nòng, đây là thời trang lúc đó


Cổ báng truyền thống Mỹ vốn dĩ đã hơi gù gù. Bây giờ, bác giữ nguyên đoạn cổ báng rồi uốn đoạn đuôi báng để điểm tì vai thẳng với nòng, bác sẽ ra cái báng ngược của M79.



Thụy Điển, trung liên giật cũng mạnh
http://www.gotavapen.se/gota/artiklar/kg/swedish_kg1.htm



Rõ ràng ở đây, nếu bỏ cái cổ báng=tay cầm truyền thống, mà dùng tay cầm tân thời, khẩu súng sẽ nhiều bộ phận hơn, đắt hơn, nhưng thuận tiện hơn. Đây chính là việc AK và M16 lắp phóng lựu xuống dưới. Nó vẫn đảm bảo điểm tì vai thẳng với nòng lựu, vẫn có đường nắm đủ, nhưng báng súng không quái dị lắm. Điều này với M79 có thể là vô ích vì M79 không cần điểm xạ quá khắt khe như súng trường. Tay cầm hiện đại dưới báng trước đây gọi là "tay cầm súng ngắn", pistol grip, được áp dụng trên súng cầm 2 tay vào khoảng các MP như VMP 1936.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Bảy, 2011, 03:22:38 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
tân binh95
Thành viên
*
Bài viết: 70


« Trả lời #432 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2011, 10:18:31 pm »

Hihi sao trong mục này không thấy ai nhắc đến những trang bị khác của người lính như
Quân phục thì cháu cũng thắc mắc về trang phục dã ngoại của quân ta:
Lúc thì màu xanh lá cây:

Và có khi rằn ri:


Còn về bảo vệ thân thể, có vẻ việc sản xuất áo chống đạn đại trà chưa hoàn thiện nên các chiến sĩ chỉ được phát túi đựng đạn như những hình ở trên và đã có những kiểu mới như:

và giày quân đội cũng 2 loại giày:
Giày da:

Giày vải

Mũ bảo vệ đầu gồm:
Mũ cối:

Mũ M40-60

Và mới nhất là mũ A2 như hôm diễu binh 1000 năm Thăng Long.
Và còn nhiều trang thiết bị khác như xẻng quân dụng có thể có cả đèn pin và dao găm.
Nếu có gì thiếu hoặc sai bác bác các chú chỉ bảo.
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #433 vào lúc: 02 Tháng Bảy, 2011, 10:54:31 pm »

SVD
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?action=post;quote=168452;topic=41.380;num_replies=468;sesc=6ce6e7951f74b7f5f62bbdbc8e7a3745

Phiên bản Hungari với kính x4
http://www.hungariae.com/SVD.htm

Người ta hay ngộ nhận về súng bắn tỉa. mà đương nhiên, kiểu văn hóa súng ống nhồi sọ Mỹ Pháp thì ngập ngụa, sự ngộ nhận này kết hợp cả chút tự sướng, mơ hoang, để AQ sống qua ngày, cũng pha tỷ lệ đậm đặc nhồi sọ của các hãng bán súng lởm, lại còn bán giá cao.

Điều ngộ nhận thông thường nhất là súng bắn tỉa bắn được xa hàng km và người ta không bắn được như thế chỉ vì người ta không đủ trình. Kỳ thật, bán kính tay cầm trước của súng chỉ 60cm, ở xa 300 mét nếu muôn có "độ phân giải" 10cm, thì tay cần chỉnh 10cm / 500 = 0,2mm, không tay người nào chính xác được như thế. Và vì thế, người ta đã xác định tầm bắn hiệu quả tối đa lên làm cho súng trường là 600 mét, một số ít con người có thể bắn được ở tầm đó. Tất nhiên, có nhiều thủ thuật để tăng bán kính tay cầm trước, như giá 2 chân, 3 chân, báng dài, nhưng đều rất công kềnh và tốt nhất lên ghép chức năng đó với một mẫu súng thể thao chẳng hạn, nếu như nó cồng kềnh hơn trung liên.

Thực chất với đại đa số người thường thì ngắm bắn 300 mét đã là khó, súng trường thông dụng lấy tầm bắn hiệu quả 250 mét. Mỹ Pháp hay ngộ nhận vì họ được nhồi sọ M16 có tầm bắn hiệu quả đến 100km. Khái niệm tầm bắn hiệu quả ở các nước dó hầu hết dân chúng đều tịt ngóp.

Thực chất, ở các nước như ta, Đức, đều có chính sách "ngụ nông ư binh", ai cũng phải luyện quân sự, nên thiên hạ còn ít bị nhồi sọ, còn Pháp Mỹ là cái loại đánh đâu chạy tụt dép đấy vì sọ bị lèn chặt những cái nhảm nhí. Hài hước nhất là các bạn sẽ rất hay gặp bác Mỹ Pháp nào đó ngơ ngác "ơ, sao trận nào chúng  ta cũng thắng to, mà chúng ta lại thua cả cuộc chiến tranh"





Như thế, nếu gạt bỏ đi các cái ngộ nhận, thì súng bắn tỉa là loại súng đảm bảo đường đạn đến 600 mét, phát một, để những xạ thủ hiếm có thể vận dụng khả năng riêng, tăng tầm hỏa lực của tiểu đội bộ binh. Chức năng này cùng với trung liên RPK, RPD, và súng trường phát một không thể hơn trung liên, nên các súng bắn tỉa được coi là vũ khí phụ.

Nếu nhận định đúng như thế, thì các khẩu Mosin, SVD, SVT, AVS... đều là súng bắn tỉa tốt. Thật ra, từ 1908 thì đường đạn Mosin đã lừng danh là đường đạn súng trường thông dụng tốt nhất thế giới, đến 193x Tokarev làm đạn chuyên bắn tỉa cho cạc bin (nòng 5xxmm), thì nó vượt xa cái chức vô địch nó vốn có. Đạn thường của Mosin đã chụm 12cm ở 300 mét, nếu như xạ thủ máy chẳng hạn, như giá bắn chuyên dụng chẳng hạn, đã đủ nhắm vào lá phổi trái hay phải của mục tiêu, thừa đủ cho tầm 600 mét. Cũng là đạn cấu tạo phức tạp, AK-74 bắn 3 viên chụm lố 18mm ngoài trời 250 mét, loại đầu bắn tỉa của Mosin  cũng nằm trong khoảng đó, nhưng đường đạn tất nhiên là bền hơn ở tầm xa.


Đầu bắn tỉa của Mosin là loại đầu có khoang rỗng khí động ở mũi, phía trước là thép, phía sau đổ chì, bọc đồng thau, đạn nở rất mạnh để điền kín nòng mòn và trọng tâm lùi về sau, kéo dài đoạn đường chống trên mũi nhọn.

Đây là các thủ thuật khác nhau, đổ chì, tạo váy, làm lõi, làm đầu.... để đạn nở thân điền nòng mòn ăn rãnh xoắn, nơở ãy sau đạn bịt kín khí, dồn trọng tâm về sau... để tăng độ chính xác kể cả khi nòng mòm của đạn có cấu tạo phức tạp, đạn thể thao, đạn bắn tỉa Mosin



Đạn AK 5,45 không vì bắn tỉa nhưng cần làm tôtý đường đạn cũng dùng các thủ thuật đó, có điều ,ngày nay máy tự động làm rẻ.






 Grin Grin Grin Grin Grin Như vậy, súng không phải là mấu chốt của trận bắn tỉa. Thật ra, rất ít người sử dụng hết chức năng của mộtk hẩu súng tầm thường và không có ai tận dụng hết sức mạnh của một khẩu súng Mosin dùng đạn bắn tỉa. Thế trận bắn tỉa giành thắng ở đâu, đương nhiên là ở dế, tổ chức cả A lấy thịt đè người chẳng hạn. Cụ thể hơn, là bằng mưu meọ tổ chức trận đánh, nguỵ trang, dò xét.... Và như thế, yêu cầu của một khẩu súng khồng phải là quá chính xác đến mức bỏ cả máy móc, mà đó là:

đạt tầm bắn hệu quả của súng, tức bắn thử bằng máy ngoài trời, đến 600 mét
bắn nhanh
giấu mình kỹ, có tiếng nổ nhỏ và ít chớp đầu nòng càng tốt.
gọn gàng ở mức sủng tường thường.


Chúng ta đã biết PU M1891/30 rồi, nó nằm trong nhóm phiên bản súng trường tiêu chuẩn đầu tiên mà Hồng Quân tự định tiêu chuẩn, là kiểu Mosin có cỡ nòng kỵ binh 730mm chuyên dùng bắn tỉa, lắp ống kinh 3,5. Phiên bản được Hung sản xuất từ 1952 còn có tên là "súng trường hung", chuyên dùng bắn tỉa ở Cồn Tiên.

Về nguyên tắc, thì Mosin không có máy tự động sẽ có độ chính xác cao nhất, nòng nóng đồng đều, ít tật, khí không hao... Nhưng tốc độ bắn thấp, khi đã phát hiện ra nhau, nếu phát đầu trượt, hoặc ta bị chiếu tướng ,thì tốc độ bắn là sống còn. Thậtr a, trong nghệ thuật bắn tỉa, hầu hết các tình huống là đanh du kích, địch bị tỉa mà không phát hiện ra ta, nên mỗi tên chỉ có thể bắn một phát, trượt là chúng chuồn, vậy nên các tình huống đó SVT bắn nhanh nhưng giá trị không hơn Mossin. Như vậy, giới hạn của tự động cũng tuỳ tình huống, nhưng có vẫn hơn.

Một số súng bắn tỉa cầu kỳ đến mức như pháo Đ-44, không hãm mà để nòng lùi tự do khi đạn chưa ra khỏi nòng, người Đức rất ưa bàn đến chuện rung đường đạn. SVD thì không, nó thiết kế cái báng bù rung, trên báng có trọng vật để sao cho nòng ít đổi hướng nhất khi bắn.

SVD có máy AK nhưng trích khí rời. Trích khí cũng xiên ngựoc như AK, cần đẩy lùi rời có lò xo riêng, gần giống như SIG nhưng SIG có thêm cái lỗ cắm cần đẩy lùi

SVD có càng trước, giá 2 chân này để kéo dài "bán kính tay cầm trước", khi dùng giá 2 chân, thì điểm tì trước là giá mà tay người không cần đủ dài với đến đó.

Bằng những thủ thuật đó, SVD giữ nguyên máy móc AK để triển khai thành một súng bắn tỉa rất chính xác, đơn giản, gọn gàng và tin cậy. Súng nặng 4,3kg. Trang bị kính ngắm có thước đo xa 960 gram, các bài huấn luyện để diệt mục tiêu cố định, ẩn nấp, di động.... ngay trong phát đạn đầu tên.

Súng dùng đạn Mosin chuyên dùng cho bắt tỉa và thể thao, một biến thể của đạn model 1908 có đầu 9,6 gram, sơ tốc 830 m/s. Băng 10 viên. Đạn cả vỏ khoàng 20 gram / viên.
http://kalashnikov.guns.ru/manual/english/svd/1.html

SVD với hệ thống trọng vật bù rung và kính ngắm



SVD



SIG 550


SVD

« Sửa lần cuối: 03 Tháng Bảy, 2011, 10:49:09 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #434 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2011, 01:19:02 am »

Mình cũng không quan tâm lắm đến những thứ báo như đất việt viết về súng ống, lại có bạn hỏi
http://baodatviet.vn/Home/QPCN/kythuatquansu/Chum-anh-ve-sung-M18/201010/114653.datviet
http://baodatviet.vn/Home/thegioiso1/cnqp/Chum-anh-ve-sung-M18/201010/114653.datviet


Trời đấy, cái CAR-15 (Colt Automatic Rifle), XM177 và khẩu súng cổ lỗ ngày nay có kẻ đem diễu võ giương oai rồi tán tụng.

Chuyện này nói ra dài một thế kỷ rưỡi.

Từ hồi nội chiến Mỹ, Colt đã mạnh mẽ dũng cảm buôn một thứ hàng chưa từng có, đó là dư luận liệt não bên xứ sở Mèo Hoang. Ở bên đó, ngày nay vẫn còn đầy sách vở chê bai M1841 Phổ là yếu, yếu do hở. Rằng là súng của Colt bắn được đến 300 mét, nhưng M1841 chỉ bắn được ngần này mét... Khổ quá, M1841 đâu có cần bắn xa, súng nòng trơn bắn 50 mét không trúng thân người thì cần gì bắn xa. M1841 là súng nạp sau, đạn có vỏ, nên dùng được nòng xoắn, bắn 100 mét tin ngay người, cần gì bắn xa 300 mét đi tìm chim.

Thế nhưng khổ, ở cái xứ Mèo Hoang ấy người ta không biết lập luận về súng, đến tận thế kỷ 20 họ còn nỗ lực cải tiến súng máy để bắn súng máy cầu vồng, làm mưa đạn, mỗi km2 đảm bảo 1 triệu đạn thì cỡ 1/4 địch chết, riêng ở Mỹ người ta làm súng bắn không cần chính xác. Tất nhiên là Colt bán được súng Colt, Phổ không bán được súng Phổ, nhưng ai mà dám dùng revolver của Colt, hết đạn lại kỳ cạch nạp. Cuối cùng đến 1890, thì Mỹ vẫn dùng khai hậu với cái búa "điểu đầu" 200 năm tuổi, 1860 Mỹ vẫn làmg xiếc dùng đạn Miniê nạp miệng nòng xoắn đã nói trên.

Rồi Colt thế chế tạo trung liên BAR theo y hệt concept Chauchat như thế nào cũng trên. Súng trường bắn từ khoá nòng mở và súng máy 20 đạn, không thật giống những cái dở người của Chauchat thì BAR không làm vua súng trung liên Mỹ được. Tất nhiên, BAR cũng theo Chauchat, không xưng danh trung liên, mà là "súng trường xung phong nặng 10kg", thứ này lúc đó là chưa từng có và mãi mãi trần đời cũng chỉ từng có 2 súng đó.

Chưa hết, đến sau WW2, Colt lại đi buôn vua, lần này là súng bán chạy nhất Mỹ, vua súng trường Mỹ. Armalite chẳng thiểu sao đột nhiên mê mẩn súng ống, giở báo ra đọc, thấy cái gì trên báo Pháp hay là đập vào một thứ dị hình có tên AR-15. Colt lập tức mua quả dị hình ấy về phong làm thái tử, lên ngôi năm 1967 thành M16A1 ai ai cũng biết rồi. AR-15 gioóng hệt thứ văn hóa mà dân súng ống nhà ta hay gọi là phim răm bô, một chàng người rừng có thể cầm cây Vulcan bắn liên hồi kỳ trận không hết đạn, thậm chí không cần kéo theo máy phát điện nuôi súng chạy điện  Grin, đắp mọi loại son phấn thể hiện oai hùng nhất thế giới, nhưng trong son phấn đó ngu xuẩn đến mức những lý luận cơ bản nhát của cơ học cũng không có, đừng nói là yêu cầu cao cho một súng chủ lực chuyên đá đấu lấy mạng người.



M16 có quả bệ khóa nòng tròn quay chúng ta biết rồi, người ta lý sự rằng bệ khóa nòng tròn quay trơn, mà quên rằng nó cần méo để chống lại lực khóa nòng quay, hay là người ta thích bệ khóa nòng quay thay khóa nòng. Tất cả mớ này đầy là những rác rưởi tràn ngập thành Paris trong phong trào thiết kế súng tự động, 1900 cho đến hết WW1, mà không ra một khẩu súng tự động nào đúng nghĩa.

nó lại dùng búa để ấn chứ không để đập chúng ta cũng biết, tức là nó học y hệt khẩu súng chết yểu FSA MLE 1918 nhà Pháp, khe quay không hề có đoạn đợi bệ khóa nòng tăng tốc, bắt khóa nòng nhổ luôn vỏ đạn khi trích khí mới làm việc. Đây là một ví dụ thể hiện sự ngu thậm xuẩn tệ của văn hóa súng ống phòng khách Paris. Người ta tán dóc với các quý bà quý cô thần giữ của những nhảm nhí ngu xuẩn để dùng thứ súng nào đó đánh chiếm mục tiêu đâu đó, chứ không phải súng trường.

Cũng y như FSA MLE 1918, M16 cũng có nhiều điểm chịu lực phản lại nguyên tắc kiềng ba chân. Điều này làm các nhà bác học Mỹ phát hiện ra một nguyên tắc chưa từng có, khóa nòng và ổ khóa sau khi mòn không thể lắp lẫn.
 Grin Grin Grin Grin Grin

Những cái chuyện tán dóc đắp đầy vào M16, chưa kể những trích khí, đường đạn lẩm cẩm, những nhà thiết kế súng rất cảm những quảng cáo tán dóc, trong khi những nguyên tắc cơ bản của cơ học không thèm biết. Bao nhiêu năm qua, AR-18, G36 đã cười vào mũi những cái đó, giật gấu vá vai khắc phục một phần những điểm lẩm cẩm để bán vào Mỹ. Cũng bao nhiêu năm qua Colt buôn vua ra sức nhồi sọ. Nay thì Đắc Công Vịt đem khóa nòng tròn xoay ấy khoe toáng.  Grin Grin Grin Grin




Thật ra, sau khi Colt mua AR-15, thì cả những người còn lại ở Armalite và người đi theo M16 là Stoner đều đã biết những cái ngu xuẩn trên, Eugene Stoner chế ra khẩu Eugene Stoner 63, còn Armalite làm AR-18, đều bỏ bệ tròn, bỏ trích khí.... Ấy vậy mà sau đó nửa thế kỷ, ở một xứ không hoang dã lắm, súng cổ lỗ lại đi diễu binh.  Grin Grin Grin Grin Mà vừa cổ lại vừa ngu xuẩn.  Grin


Bệ khóa nòng tròn đặc trưng cho sự ngu xuẩn từ FSA MLE 1918 Pháp, sự ngu xuẩn 90 năm tuổi
"Sự xuất hiện của M-18 đánh dấu sự đổi mới trong tư duy trang bị vũ khí, hiện đại hóa quân đội." Đổi mới tư duy tìm về phiên bản bị chính bọn đẻ ra nó thải loại từ nửa thế kỷ trước .  Grin Grin Grin Grin
http://baodatviet.vn/Home/thegioiso1/Ve-loai-sung-la-xuat-hien-trong-le-dieu-binh-1010/201010/114654.datviet



Mặc dù có AR-18 chữa lại những ngu xuẩn kinh điển trên bằng trích khí kiểu SVT và bệ khóa nòng hình khối, nhưng toàn bộ dòng súng này vẫn có lịch sử sử dụng nhục nhã nhất mà một súng trường chủ lực phải chịu. Thế kỷ 20 đánh dấu những súng được sản xuất ứng dụng quy mô toàn cầu. Súng trường phát một có 2 thiết kế Mauser và Mosin mà chính ".30-06" Mỹ cũng chỉ là một phiên bản Mauser. Rồi đến súng trường liên thanh, khốn khổ, AR-15 không ai dùng ngoài Mỹ và những nhân vật cao sang giầu có như Nam Hàn, Nam Vịt. Thậm chí đến cả những đồng minh thân cận nhất của Mỹ cũng không, như Canada, Úc, Nhật, Anh. Những nước đánh giá súng tiên tiến nhất Âu là Bỉ, Thụy Sỹ, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Ý... suốt mấy thế kỷ đứng đầu châu Âu về súng bộ binh, thì nhái AK để dùng như trên. Còn lại là FN FAL tức bản nhái SVT. Tất nhiên đó là ngoài thế giới AK xịn. Ngoài châu Âu thì Ấn Độ, Indonexia, Banglades...  và gần toàn bộ châu Á trừ những nước có AK xịn , đều đi nhái AK.

Có lẽ, ở châu Á, trừ những nước "đáng kể" là Nam Hàn, nam Vịt, Philipine, Thái Lan, Saudi.... thì chỉ còn Nhật Bản là gần Colt nhất, với Type 89 nhái AR-18 của Armalite ( Grin). Iran dùng G3 Đức rồi chuyển dần sang AK. Ít ra thì AR-18 cũng có trích khí gián tiếp SVT và bệ khóa nòng hình khối.

Gớm chửa, khác hàng của AR-15, M16.... oách quá.


M16 đã ôi thiu, cái bản cạc bin của nó mới vinh quang làm sao chứ. Đến chính Colt cũng phải phát chán không dám sờ đến đã nửa thế kỷ nay rồi, thế mà có bọn đem ra diễu binh.  Grin
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Bảy, 2011, 08:44:10 am gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
tân binh95
Thành viên
*
Bài viết: 70


« Trả lời #435 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2011, 08:01:58 am »

Đúng thế đó bác, sao nhà ta hôm diễu binh lại không mang mấy cây AK-74 sơn màu đen ra nhìn cho nó đẹp lại đi đem mấy cay AR-15(M-18) cũ rích đi đánh bóng ra diễu rồi để thiên hạ tán dóc.
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #436 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2011, 10:29:32 am »

Có vẻ như rất nhiều đứa thích làm người đốt đền. Một phiên bản XM777 bị chính những kẻ thử nghiệm nó vứt đi nửa thế kỷ, nay đem ra diễu binh.

Rồi diễu binh MP, mình cũng không rõ thứ dưới này là gì, các MP na ná nhau, cái này thì giống cả UZI và PP, báng thì UZI mà thước ngắm thì PP, nói chính xác là Micro UZI lắp thước ngắm PP-2000  Grin
http://world.guns.ru/smg/rus/pp-2000-e.html



Và đi kèm là MP5
http://baodatviet.vn/Home/thegioiso1/cnqp/Mot-so-vu-khi-dep-xuat-hien-trong-hop-luyen-dieu-binh/201010/114652.datviet







Ở đây có hai vấn đề.
Một là, khi diễu binh, người ta phải sử dụng những vũ khí đã làm chính người ta huy hoàng. Các nước đều dùng trang phục của những thời oách nhất của họ. Nước Anh dùng trang phục tướng duyệt binh là hải quân thời đế quốc, các nước đều cho quân mặc quần áo thời đại chiến, hay đeo Mauser, Mosin lê tuốt trần, mà phải bản lê cổ dài ngoẵng lắp trên súng cổ nòng 800mm, hay khẩu "điểu đầu" đúng model đã đánh thắng Nã Phá Luân... Hay dùng kiếm lệnh kiểu Khutuzov...

Vậy, M18 và MP5, UZI đã thắng trận nào oai hùng ? đã ở đâu làm vinh quang tổ tiên những người diếu binh ? Tổ tiên ta có dùng kiếm lệnh đâu, hay ta dùng áo vải cờ đào duyệt binh.


Hai là, khi diễu binh, người ta đem những vũ khí tối tân, hay nhất, thay cho việc dùng những súng đã đanh thắng ĐBP. Thế M18, UZI và MP5 có gì tối tân, có gì hay nhất ?  Grin Hay cái tối tân, cái hay nhất của chúng là tinh thần đốt đền , khí phách đốt đền dâng sùng sục.

MP, PP, súng ngắn liên thanh đâu có phải là cái gì đó hay ho. Những phiên bản đầu tiên như MP18/I (1918), MP28/II (1923), của cường quốc kỹ thuật quân sự Đức hẳn hoi, được du kích Tallinn Estonia và du kích Tây Ban Nha nhái trong những điều kiện không gì còn tệ hơn. Phiên bản thật sự đầu tiên OVP Ý lại chỉ được tìm ra một cách tình cờ  Grin.  Nước Anh không nhái được MP28/II trong WW2 đâu phải họ không nhái được, mà không thể làm thật rẻ, thật nhanh để có hàng triệu khẩu súng thật lởm đem ra đánh nhau.

UZI lừng lẫy ở phương Tây vì nó là bản nhái của khẩu súng Tiệp Khắc SA 23 cuối 194x. Kiểu súng này gọi là "súng ngắn bullpup", bullpup  thường dùng cho súng trường chỉ kiểu máy làm thụt vào báng cho súng ngắn lại, như FAMAS hay QBZ95, dòng M16 thì vốn báng đã thụt phần đẩy về trong báng nên bản thân dòng M16 là "bullpup siêu dài" Grin. Súng đã ngắn, lại còn bullpup , nên kiểu máy SA 23 rất ngắn gọn, mà trước đây súng ngắn liên thanh dùng trên tiền duyên đấu chủ lực thì không cần ngắn gọn lắm. Thế thôi, còn miền Đông Âu Nga Đức HUng Tiệp.... có hàng tỷ những súng không khoe khoang lẫy lừng, nhưng chau chuốt từ đường đạn đến cấu tạo. Micro UZI là phiên bản phát triển UZI mới nhất như trên.

MP5 cũng là súng Đức, nhưng từ thập niên 197x. UZI cũng như các súng Tây sống bằng nhồi sọ khác, không hề có thử nghiệm đánh giá đúng đắn, thấy trên phim có gì hay là theo, nên quá ngắn gọn, đến mức MP5 lại quay về kiểu máy cũ để có tay cầm trước dài, nắm súng vững, đơn giản thế thôi.

Chia nhau thị trường, cùng đạn, Đức làm nòng dài, Đức cầm hai tay, thì Áo làm nòng ngắn cầm một tay Steyr TMP (dài 30 phân nặng 1,3kg)), Steyr MPi 69 và MPi 81, cũng chả có chỗ cho loại hàng hạ đẳng UZI lấn sân quê tổ súng ống Đông Âu và các chi nhánh khôn ngoan chuyên mua hàng của họ.

Nga thì vốn nhiều súng, với loại súng nỗ lực liên thanh 1 tay như Micro UZI, thì họ có AEK-919K "Kashtan", cũng chả đâu xa, lại học từ Áo Steyr MPi 69 và MPi 81. Nhưng vốn bác học, thì nòng ngắn phải có đạn khác nòng dài, Nga cải đạn cho các súng xung đẩy ngắn này , 9x18mm Makarov, đạt tầm bắn hiệu quả 100 mét, thế là gấp đôi Thompson SMG rồi. Súng có 1,65 kg thì tầm bắn 100 mét đã quá là xịn.
http://world.guns.ru/smg/rus/aek-919k-kashtan-e.html

Loại cần kéo dài ốp lót trước cầm hai tay cho chắc thì vẫn được dùng chữ PP, tức súng ngắn liên thanh tiêu chuẩn của Nga, hay không phải tiêu chuẩn cũng vào hàng có tiếng tăm, như PP-2000 nặng 1,4kg
http://world.guns.ru/smg/rus/pp-2000-e.html

Concept như MP5 Đức có OTs-02 Kiparis 197x, 1,6kg, bắn loạt cực nhanh. Cũng thiết kế 197x.
http://world.guns.ru/smg/rus/oc-02-cypress-e.html



Thời hiện đại, thì hạng MP5 cũng quá cổ, nặng 2,5kg, thì dùng AKU cho chóng. Từ cuối 198x thì cỡ súng MP/PP đã khoảng 1,5kg. MP5 làn chết cả đống nạn nhân trong trận khủng bố Mumbai chưa đi xa. Có thể dễ nhận thấy, người Nga dùng nòng ngắn gọn 120mm trên đạn riêng 9x18mm PM (PM=đạn súng ngắn), trong khi đó, MP2000 dùng cỡ nòng dài 180mm, còn UZI dùng đạn chung 9x19 para nhưng nòng ngắn gọn 120mm, đủ để thấy những cái mệt mỏi phở lởm của loài nhái, loài ăn theo.

Đến cả phiên bản UZI Pro, pờ rồ như vậy nhưng dùng nòng dài 190mm thì súng nặng 2,7kg. Nòng 450mm nặng 3,7kg (đều súng rỗng), thì thôi dùng AK đi cho nhanh, đạn AK không nặng hơn đạn 9x19, sức mạnh vượt trội, súng dài 490 (U báng gập), súng AK nặng  2,7kg. UZI ngớ ngẩn như vậy, súng ngắn lại cồng kềnh nặng nề hơn súng trường, đường đạn ăn theo nên không thể nào theo kịp... tát nhiên, ngớ ngẩn đây là ngỡ ngẩn với vùng Đông Âu, chứ không phải thế giới răm bô bắn không bao giờ hết đạn, bắn súng điện không cần cắm điện.



Đức thấy loạt cực nhanh tốn đạn mới làm đạn nhỏ cho ra MP7. Nga chưa kịp làm đạn nhỏ thì rút bớt tốc độ bắn, bằng cách cho thêm chức năng hiệu chỉnh tốc độ bắn từng trận, khả năng điểm xạ phát một từ khóa nòng đóng, ngắm điện tử... Những cái đó dĩ nhiên phương Tây lại ngồi hút thuốc lào đợi Đông Âu cho ra là hớp vội về nhái, như hàng trăm năm nay.




Khẩu súng ngắn liên thanh là loại súng dễ làm nhất trong các loại súng, dễ làm hơn súng phát một. Có khoe, thì sao không khoe súng ta tự nhái, rất nhiều nước nhái súng ngắn liên thanh, hay là du kích Talinn có nhiều máy móc kỹ sư hơn chúng ta ?. Còn khoe súng mua, thì sao không khoe cái hàng trên trung bình một chút. Chúng ta may mắn gần Đông Âu, thường cười khẩy bọn khoe văn hóa Vulcan răm bô bắn không bao giờ hết đạn, thì khoe UZI cho ai ? Hay lại ngồi tự sướng với nhau để đến những trận như khủng bố Mumbai thì trắng mắt ra. UZI hay MP5 đều là những súng cổ lỗ từ 197x, trong đó súng ngắn liên thanh là loại hết sức ăn thời trang, theo những biến chuyển chiến thuật, mà chiến thuật cảnh sát tiến triển theo sự tiến bộ chóng vọt của ao lô, computer. Ngày nay có cảnh sát hay đặc công nào đi đánh khủng bố còn dùng cái alo của 197x nữa.

Súng không ra súng lại Thompson SMG, cải đi cải lại còn cái tầm bắn hiệu quả 50 mét, thì sao mà khủng bố không giết cả đống nạn nhân. Dù không chạy đua khối lượng giá thành, thì cái kiểu đánh giá súng như đồ chơi, mua về để đốt đền... chính là cái kiểu cảnh sát Mumbai giương súng MP5 quá đầu người bắn khủng bố, còn chưa mổ xác nạn nhân xem là trúng đạn của ai.

http://www.nytimes.com/slideshow/2008/11/28/world/asia/20081128MUMBAI_4.html







Có thể điểm vài súng ngắn liên thanh hiện đại đáng kể nhất ngày nay
MP5 và UZI thuộc loại súng cũ, đơn giản, nhưng đi theo hai thái cực ngược nhau.

UZI là loại súng đơn giản rẻ tiền nhất trong các loại súng, lùi thằng blowback và bắn từ khóa nòng mở, loại này không thật sự có khóa nòng, nhưng quen gọi như vậy, nó như là PPSh và đơn giản hơn MP Đức một chút về cơ cấu máy móc, thậm chí kim hỏa nên làm liền luôn với bịt đáy nòng là tốt nhất. Cò chỉ là bộ phận hãm khối lùi-bịt đáy nòng không cho lao lên, bóp cò bắn thì khối lùi từ sau lao lên bằng lò xo đẩy về, móc đạn trong băng, nạp đạn, điểm hỏa rồi lùi về bằng phản lực đẩy lùi vỏ đạn, vì khối lùi-bịt đáy nòng không quay không nghiêng gì nên thoải mái bố trí khe cho mấu hất vỏ (ejector) chạy và móc đạn trong băng-cũng như móc vỏ đạn từ nòng (extractor), đơn giản vậy thôi. Để thu nhỏ nhẹ súng kiểu này, thì cần bớt khối lượng lùi và để làm như thế, lại bớt động lượng đầu, cắt ngắn nòng đi còn bằng súng ngắn phát một cầm một tay, Micro UZI bắn đạn 9x19 Para nòng 117mm. Giá trị của UZI là như thế, nó được quảng cáo rầm rĩ, nhưng thật ra là thứ hàng rẻ tiền.

Động tác chiến đấu điển hình của UZI rất hài hước, tốc độ bắn 1200, súng không có khái niệm tuổi thọ nòng, cả băng chỉ bắn được 2 loạt  Grin, Động tác chiến đấu điển hình của nó là kết thúc địch trong loạt đầu tiên, nhưng với điều kiện là tầm rất gần, và nếu địch không chết thì phần lớn khả năng là ta thương vong vì đang thay băng. Cũng rất khó để UZI dùng băng trống, vì nó dùng kiểu cổ băng cắm MP Đức, dùng luôn cổ băng làm tay cầm, MP18 cũng dùng băng trống nhưng làm thế để có kết luận chính xác là dùng băng thẳng tốt hơn. Khuyến mại thêm là, một trong những cái ngu xuẩn nhất của M16 là như thế, nó không dùng cổ băng làm tay cầm, nhưng lại dùng cổ băng MP, với ly do đơn giản dễ hiểu nhất, mà các liệt não đều thông tỏ, là AK không ưu việt chỗ nào cả, kể cả cổ băng.

Đơn giản hơn một chút so với MP Đức là vì MP chọn phương án kim hỏa sai, nó dùng búa rời, kim hỏa rời với khóa nóng-bịt đáy nòng, thật ra kim hỏa liền búa thả tự do trong khoang bịt đáy nòng, khi bịt đáy nòng nạp đạn xong, va phải nòng, dừng lại, thì búa lao lên điểm hỏa, điều này làm súng rung trước khi điểm hỏa, Suomi và PPSh bỏ đi thì càng quá đơn giản, mà lại tốt hơn (điểm hỏa trong chuyến bay, firing on the fly).

Để bắn từ khóa nòng đóng thì không làm búa đơn giản như MP Đức nữa, phải có cò búa đàng hoàng, lúc đó bịt đáy nòng đóng rồi nhưng súng chưa nổ, phải đợi búa được cò nhả.

Đến đây cũng chỉ bắn được liên thanh, muốn bắn phát một lại phải có cò hai chiều, khi bóp cò là nhả một chiều búa, nhưng đồng thời khóa chiều thứ hai, ngăn búa mổ phát thứ 2 thành liên thanh. Rồi từ đó mới có chọn chế độ bắn, đếm loạt....

Tất nhiên đó là các bộ phận thông thường nhất của súng mà hàng như UZI dek cần. PPSh cũng dek cần những thứ rườm rà đó, nhưng nó có ốp cách nhiệt, có báng vững chắc đặt đúng tư thế bắn, khóa nòng to khỏe tin cậy bền chắc, băng trống, cả lê.... xứng đang là súng trên tiền duyên. Tất nhiên lại đem so với bọn có khóa nòng thật sự chứa không phải là cái bịt đáy nòng lùi tự do, thì càng biết UZI nó đơn giản rẻ mạt đến thế nào, làm súng ấy ra lãi đến thế nào.



MP5 thuộc hàng phức tạp đắt tiền nhất của MP, nó là hậu duệ của MP45 và là bản thu nhỏ của G3, dùng máy lùi có con lăn hãm, khá đắt do vật liệu rắn chắc khó gia công, nhưng cấu tạo hình học máy đơn giản, ổn định, tin cậy, đây là loại máy giá trị nhất dành cho hệ súng ngắn liên thanh. Cũng có các bộ cò như G3 và bắn từ khóa nòng đóng, chọn chế độ bắn. Tính chất ngược hoàn toàn với UZI. Về kích thước, máy kiểu này và máy lùi tự do UZI không khác gì nhau, MP5 gọn hàng nhẹ nhàng hơn một chút, về độ phức tạp thì UZI thuộc hàng rẻ tiền không chấp. MP5 nòng dài 225mm, nặng 2,54-2,9kg. UZI có các phiên bản như trên, mini UZI nòng dài 197mm nặng 2,7kg.

So như trên để thấy đăng cấp 2 súng cùng thời. Thật ra, UZI sau thời gian bành trướng ngắn ở trời tây, mà chủ yếu là theo truyền thống, nhồi sọ dân Mỹ, thì ngày nay nhạt nhòa, không cần mất nhiều thời gian để các liệt não thối não nhất hiểu ra nó là hàng rẻ tiền, maý đơn giản, rất chóng hỏng, bắn gần... và đủ các thứ tệ khác, kèm thêm cái tệ kinh điển của súng lởm là bán giá cao lấy tiền nhồi sọ đút lót.

Đó là hai súng gần hiện đại



Với cấu tạo có khóa nòng, thì MP5 thoải mái thay đổi đạn mà không thay đổi nhiều khối lượng súng. Đạn 9x19 Para dù đã cải nhiều thì vẫn chỉ giới hạn tầm bắn hiệu quả dưới 150 mét. Ngay giữa hai thế chiến, đạn 9x19 Para đã "biến thái quá giới hạn", tức đã biến thành quái thai dị hình bất hợp lý. Giữ nguyên tiêu chuẩn hình học nhưng chạy đua với đạn TT-33, 9x19 Para buộc phải cải tiến quá áp liên miên đến độ phải ghi "chỉ dùng cho MP", tức súng nguyên thủy của đạn đó là Luger bắn đạn đó là tai nạn  Grin. Đây là ví dụ về tích lũy các bất hợp lý theo thời gian đến độ trẻ con cũng phải bò ra cười.

Sau đó, súng ngắn liên thanh vẫn phấn đấu theo hai hướng càng ngày càng xa nhau.

Một là giữ tầm bắn hiệu quả như PPSh. Điều này làm súng có tác dụng như cạc bin, thực chất là mạnh mẽ như M16A1 Mỹ, nhưng nói ra lại bảo nói nhiều. Tầm bắn hiệu quả phải đạt 200 mét (súng trường như AK 250 mét), tất nhiên không gọn nhẹ lắm.
Hai là gọn nhẹ, cầm 1 tay cũng được nhưng nên cầm 2 tay, để cận chiến như mật tập của đặc công hay chống khủng bố. Tất nhiên đạn không mạnh lắm.

Hướng một thì điển hình là FN P90. Súng đưa ra đạn 5,7x28. Nhờ vậy, vẫn dùng máy lùi thẳng đơn giản nhưng tầm bắn lên 200 mét, làm thêm cò thay nhanh (cho các trận đánh cần các chế độ bắn khác nhau) và bắn từ khóa nòng đóng, chọn chế độ bắn, dĩ nhiên trong này toàn dân súng ông nên không cần nhắc thêm là điều này yêu cầu cái búa cò và kim hỏa rời, chứ không đơn sơ như PPSh và UZI. Súng có băng dọc mang tính cách mạng, mà không quá cách toàn bộ mạng đi như G11.



Hướng hai có MP7. Nó là bản thu nhỏ của G36 bắn đạn mới 4,6x30mm.  Nhờ đnaj đường kính nhỏ mà dễ mang nhiều đạn và tăng tốc độ bắn lên 900. MP5 và MP7 thật ra không đơn giản, mà với Đức thì chúng đơn giản vì chỉ là bản thu nhỏ các súng trường họ đang sản xuất, còn với nước khác thì không.

Kiểu súng ngắn gọn, đơn giản, nhưng ưu hóa là PP Nga mà điển hình là PP-2000. Chức năng cạc bin Nga đã đầy toét AKU rồi. PP-2000 có thiết kế ngoài mang dáng hiện đại của thời mô phỏng trực quan trên máy tính, thuận tiện cầm cả hai tư thế 1 và 2 tay, bắn đạn thông dụng 9x19 Para dễ xuất khẩu. Nga cũng giữ tiêu chuẩn hình học và áp lực đạn này, nhưng cải thuốc và đầu để dễ kéo dài nòng và tăng sức phá, với yêu cầu ưu tiên là chống áo giáp, tất nhiên tiêu chuẩn là chung, nhưng hiệu đạn là của riêng Nga, nên mua súng về bắn đạn thường thì kém đi chút. Do đạn này vẫn như cũ , đường kinh lớn, nhanh hết, nên Nga giới hạn tốc độ bắn 600 phát/phút . Cũng bắn từ khóa nòng đóng trong khi vẫn giữ máy lùi thằng đơn giản.

PP-2000 có nòng 180mm, dễ dàng đổi sang các loại nòng dùng đạn khác.

Cả MP7 và PP-2000 đều ở mức 1,5 kg rỗng.

Cải hai đại gia về súng ống trên đều bán rất rẻ MP/PP. Vì định nghĩa của họ súng tốt là súng dễ làm và MP/PP là súng rẻ. Hầu hết các MP/PP hiện đại đều chỉnh sẵn và đóng gói trong hộp rất sẵn sàng, mở hộp, dùng 1 trận vứt đi cũng không phải quá phí phạm. Nhái MP7, MP5 thì khó, nhưng nhái bác PP-2000 không khóa nòng thì không khó. Không có đạn xuyên giáp của bác ấy, thì khủng bố Vịt cũng chưa có áo giáp.

Giả sử như MP5 hay UZI đã phất cờ ở Sài Gòn, Điện Biên, Ph-nông-pênh hay Lạng Sơn còn đi duyệt binh được. Gớm, đem quả M18 mà chính thằng chế ra nó đã vứt xó nửa thế kỷ, thì duyệt binh quá đã.

Trong chiến tranh, đặc nhiệm Mỹ còn có cả núi AR-18, ăn đút lót của Colt hay sao mà không đem ra duyệt binh. Gì chứ, Colt là thằng căm thù đến xương tủy AR-18, vì chính những người đã làm ra AR-15/M16 đã chế AR-18 để hạ nhục Lã Bất Vi là Colt. M16 thì điểm nào cũng ngu xuẩn, có những điểm ngu xuẩn đem lại tai hại to hơn như đường đạn và trích khí, nhưng riêng AR-18, LWRC, G36... thì chỉ nhằm vào những chỗ ngu xuẩn nhất, những hiểu biết cơ học đơn sơ nhất mà M16 phạm phải.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Bảy, 2011, 01:56:42 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
tân binh95
Thành viên
*
Bài viết: 70


« Trả lời #437 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2011, 11:33:05 am »

Bác nói cũng rất phải. diễu binh phải dùng những cái tốt nhất hoặc ít ra cũng là những khẩu súng làm quân ta nổi tiếng như AK. SKS, RPD, RPK hay RPG-2-7. Vả lại cây MP-5 bác nói hình như không phải của H&K mà là 1 phiên bản của Pakistan. Mà em thấy trang bị cho cảnh sát cơ động hoặc đặc công trinh sát tốt nhất có thể là AKS-74U vì đạn của nó tích hợp với AK-74 nên khi ta hiện đại hóa quân đội nên sản xuất thêm loại đạn 5,45x39. Đồng thời ta cũng có thể mua thêm PP-19 vì khẩu này cũng dùng đạn Makarov 9x18. Mà nhà ta đã trồng được đạn cho súng K-59.
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #438 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2011, 12:30:45 pm »

Bác nói cũng rất phải. diễu binh phải dùng những cái tốt nhất hoặc ít ra cũng là những khẩu súng làm quân ta nổi tiếng như AK. SKS, RPD, RPK hay RPG-2-7. Vả lại cây MP-5 bác nói hình như không phải của H&K mà là 1 phiên bản của Pakistan. Mà em thấy trang bị cho cảnh sát cơ động hoặc đặc công trinh sát tốt nhất có thể là AKS-74U vì đạn của nó tích hợp với AK-74 nên khi ta hiện đại hóa quân đội nên sản xuất thêm loại đạn 5,45x39. Đồng thời ta cũng có thể mua thêm PP-19 vì khẩu này cũng dùng đạn Makarov 9x18. Mà nhà ta đã trồng được đạn cho súng K-59.


MP5 Pak sản xuất theo License ở nhà máy P.O.F. = Pakistan Ordnance Factory, sở hữu nhà nước. Việc Vịt mua cái súng này dẫn đến nhiều tai tiếng, mà tai tiếng lớn nhất đương nhiên là chuyện đốt đền thì chính trị thế giới quen rồi, đâu đâu chằng có "đối lập" và "tiểu nhân đắc chí". Ấn Độ tỏ thái độ kinh bỉ.

MP5 là bản sao giống hệt và thu nhỏ của G3, súng có máy lùi con lăn hãm. Súng đầu tiên dùng là súng MP45 bắn đạn 7,92x33 chung với đạn MP44. Thoi chèn đẩy con lăn chèn, khi bịt đáy lòng lùi, truyền động của mặt trượt làm khối lùi có nêm chèn lùi với tốc độ cao hơn tốc độ lùi của bịt đáy nòng, mang đủ động lượng đạn mà vẫn nhẹ. Khi phát triển đạn súng ngắn mạnh lên, kiểu lùi tự do blowback (như MP38/40/41...) khi dùng đạn to cần khối lùi nặng, Đức không dùng phương án khối lùi tự do blowback cho MP44 và MP45 nữa, mà chuyển sang khóa nòng chèn nghiêng MP44 và tiếp theo là lùi có hãm MP45. G3 bắn đạn NATO 7,62x51. Như vậy, nếu như không có vai trò là một phụ phẩm của G3, thì quay lại đạn 9x19 Para như MP38/40/41, mà dùng máy dành cho đạn M43 7,92x33, thì rất phi lý.

Nhờ bố trí con lăn mà súng chuyển động lúc áp lực cap được bền, áp dụng cho máy lùi có hãm, còn lực bắn mạnh đã chuyển động trượt. MP5 là bản sao thu nhỏ của G3 có bộ cò thay nhanh, các bộ cò này có các chức năng phát một, liên thanh, loạt 3...MP5 bắn từ khóa nòng đóng. Sau chiến tranh, MP45 phát triển thành CETME, G3.



dễ dàng truy cả họ kiểu máy này,

Bản vẽ ý tưởng Thụy Điển 1907, được làm giống nhất là G43 Đức. G34 cũng trích khí, bắn từ khóa nòng đóng, phát 1.


DP, máy súng trích khí, cũng dùng kim hỏa đẩy chèn, nhưng chỉ liên thanh và bắn từ khóa nòng mở, không cần bộ cò múa phức tạp, súng dùng ngay kim hỏa làm nên chèn.


MG42 Đức, không chỉ lùi có bịt đáy nòng, mà lùi cả nòng.



Nhìn vào sơ đồ máy, thấy ngay vài đặc điểm:
máy có kích thước ngang lùi thẳng, thân máy thậm chí còn giảm đi với đạn to vì lùi thẳng cần đoạn đường hãm động lượng quá lớn.
Con lăn là thứ trước đây khó gia công, nhưng ngày nay cái lò điện nhỏ và dao carbide không phải đồ hiếm.
Các bộ phận của máy về hình học thì phức tạp hơn lùi thẳng, nhưng đơn giản hơn các khóa nòng khác
phần còn lại: cò, búa, kim hỏa.... phức tạp và phức tạp hơn nhiều loại siêu đơn giản lùi thằng như UZI.

Và rút ra kết luận, nếu một nước đang sản xuất G3 như Đức thì làm MP5 rẻ, dễ. Còn lại thì tốt nhất là nên tránh xa. Nếu như một phiên bản trung gian nào đó, ví dụ bắn từ khóa nòng mở, thì còn dễ nghe. Súng phức tạp hơn súng có khóa nòng thông dụng, đắt, mà chung quy vẫn chỉ là bắn đạn 9x19 Para. Với kinh phí đó ở nước như ta thì làm luôn G3 bắn tỉa và khuyế mại mỗi G3 dăm ba con UZI siêu rẻ.



MP7, bản sao thu nhỏ của G36, 1,5kg, bắn đạn 4,6x30mm HK, đầu 1,6 gram, sơ tốc 725


PP-2000, 1,4kg. Súng không dùng tiêu chuẩn đạn mới nhưng cải đầu đạn cũ để tăng khả năng xuyên theo các kỹ thuật đầu đạn AK 5,45. Cái khẩu Micro UZI trên làm sao lại có thước ngắm như PP-2000 này.




FN P90, nặng 2,54kg dài 500mm. Bắn đạn 5,7x28mm FN SS190







Các nước Ý, Thụy Sỹ, Bỉ, Đan Mạch, Phần Lan, Thụy Điển.... là những nước châu Âu, ta không văn minh và giầu có hơn họ, họ dùng AK được thì ta dùng AK được. Theo mình, cảnh sát chống khủng bố thì mua MP7 hay PP-2000 là đúng , nhưng chỉ dùng trong từng nhiệm vụ cụ thể chứ không phải trang bị thường xuyên, tăng pháo dùng cạc bin AKU và đương nhiên đặc công cảnh sát cũng thành thạo súng này. Nếu có tối tăm ngu dốt quá thì cũng biết nhái UZI, cái cỡ ấy du kích làm cũng được, còn nếu có mua hàng thải cũng tìm chỗ nào có MP5 chính hiệu mà mua, mua hàng nhái làm gì, và thật ra là không nên mua.

Ở trên mình đã trình bầy rằng bản thân MP5 là phi lý nếu như nó không phải là phụ phẩm của G3. MP có nhiều cái phi lý đến hài hước, Thompson SMG có cái khóa nòng ma sát Blish đấy, cách ứng dụng tốt nhất là ném đi, khóa nòng ấy hoạt động không ổn định, làm súng nặng ục, và lấy khối lượng ấy làm lùi tự do blowback quá... thừa, và thế là bỏ thôi, đây là quyết định quan trọng nhất để súng bán đại trà, mà bỏ khóa nòng ấy rất dễ, thậm chí chỉ cần tháo khóa nòng ra thôi là súng đã hoạt động được rồi.  MP5 cũng thế, MP45 dùng máy MP5 vì MP45 bỏ đạn 9x19 Para dùng đạn to hơn, thế mà MP5 quay về 9x19 Para lại không quay lại blowback lùi tự do cho ... không đáng cười. Thật ra thì có hãm, khối lượng cũng bớt đi chút, nhưng MP5 không nhẹ so với hiện đại: 2,54kg, chỉ nhẹ hơn MP44 và MP45 ngày xưa ấy, tất nhiên là MP5 nhẹ hơn  UZI siêu rẻ có nòng ngắn hơn, vì không ai chấp UZI. Nhưng chỉ vì một mẩu khối lượng tiết kiệm được ấy mà đổi lấy lăn lộn lùi tiến kia, thì có lẽ cắt bớt mấy cái khuy quần của lính là tiện hơn, thao tác nhanh hơn trong nhiều trường hợp, tất nhiên là, khi là phụ phẩm của G3, thì dăm cái khuy quần đó của MP5 giá gần bằng không, nên đổi lấy 1 gram cũng lãi, nhưng đó là trường hợp đó.

Và như thế, Pak mua máy làm MP5 đã là phi lý  Grin. Nó bán không rẻ nhưng rồi cũng phải bán tháo, vì chính nó đang đổi sang AK. Trước đây, trong khôi Hồi, thì có Iran và Pak dùng G3 Đức và đi kèm luôn phụ phẩm MP5. Các chi tiết quan trọng của 2 súng này, như cái mang trượt (cổ súng), con lăn, bịt đáy nòng và nêm dùng vật liệt rắn chắc, bộ cò phức tạp.... thì chuyển giao dần từ mức mua trắng. Điều này suôn sẻ vì Đức cũng bỏ dần G3, Đức và Áo dùng khóa nòng kiểu Mỹ nhưng thiết kế lại AR18 (như G36) , để rình mò thị trường Mỹ béo nhất quả đất. Mỹ đã dùng hầu hết license súng bộ binh bên Âu rồi, còn có mỗi cái khóa nòng và bệ nữa thôi.
http://www.pof.gov.pk/IW_autorifles.aspx


MP5 nếu không kèm G3 thì phi lý, nên đơn giản nhất khi dùng đạn 9x19, 9x18... là làm chức năng bắn từ khóa nòng đóng cho lùi thằng blowback, không cần nghĩ nhiều.



Như vậy, khóa nòng MP5 bản thân nó đã là sự phi lý. MP5 lại duyệt binh cạnh UZI là đại diện cho một sự đơn giản rẻ tiền ở một thái cực khác. Rồi chúng kèm một chú mà đến chính những thằng đẻ ra nó cũng bỏ nửa thế kỷ nay.
 Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin
Có lẽ, để nín cười trước sự hài hước này, thì cứ khoác PPSh và MP38 đi cho hoành tráng, tiến bộ phát triển mà làm cái gì.


 Grin Grin Grin Grin Grin
Mình đang viết cả cái post dài mang tên là súng. Trong đó, hay trong cả những tác giả lớn mà mình đã đọc, hay những tác giả không lớn những rất cao như Fedorov, đều có thể chỉ đề cập, mà không ai mô tả hết sự nghiệp hàng trăm năm của các bậc thầy buôn vua như Colt. Gần đây, hàng đoàn các bác ông nào cũng trông như giáo sư, thi nhau đến Vịt và một vài điểm khác, cái nguyên lý súng lởm bán giá cao lấy tiền đút lót và nhồi sọ thì không khó hiểu, nhưng những lúc nhúc ngọ ngậy của chúng thì hết sức lằng nhằng.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Bảy, 2011, 02:08:31 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
tân binh95
Thành viên
*
Bài viết: 70


« Trả lời #439 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2011, 12:39:10 pm »

Hiện nay thì trong quân đội thì lực lượng trinh sát sư đoàn đang sử dụng loại tiểu liên nào nhỉ.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM