Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:50:21 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.  (Đọc 806616 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #440 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2011, 01:40:00 pm »

Hiện nay thì trong quân đội thì lực lượng trinh sát sư đoàn đang sử dụng loại tiểu liên nào nhỉ.

À, AK nòng dài 410mm, mỗi tiểu đội có thêm RPK và B41, đại đội có PK. Grin Grin Grin Grin
Trinh sát sư đoàn thì khác gì lính thường.
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
tân binh95
Thành viên
*
Bài viết: 70


« Trả lời #441 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2011, 02:03:43 pm »

Wow nhà ta trồng được PKM rồi à,và em nghĩ trinh sát phải được trang bị súng nhỏ hơn 1 chút như AKS-47U hay AKS-74u hay bự hơn như các trinh sát bắn tỉa là SKS có nhắm quang học hay dragunov.
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #442 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2011, 04:03:30 pm »

Wow nhà ta trồng được PKM rồi à,và em nghĩ trinh sát phải được trang bị súng nhỏ hơn 1 chút như AKS-47U hay AKS-74u hay bự hơn như các trinh sát bắn tỉa là SKS có nhắm quang học hay dragunov.


Dạ chửa.
Nga nó chuyển giao toàn bộ vật liệu chế thử theo yêu cầu của các đồng chí, nhưng làm không nổi. Từ đi học đã bớt xén bằng cấp, đi làm chỉ nhậu, máy móc bớt mỗi thứ vài rem, thì có làm ra PK móm. PK là hàng chính xác cao, lắm nòng vào không cần chỉnh, có phải đồ để các ống ấy tán dóc đâu.
Logged

Ờ, ừ, thì ký.
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #443 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2011, 04:14:41 pm »

VN "trồng" được PKMS lâu rồi! Grin
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
tân binh95
Thành viên
*
Bài viết: 70


« Trả lời #444 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2011, 04:36:31 pm »

Hihi Grin vậy là sau bao năm lầm lũi vác DShk, DS-39 và SG-43 mỗi cây tầm 14,3 đến 34 kg để bắn yểm trợ bây giờ người lính có thể sử dúng liệu pháp tốt hơn và hiệu quả hơn là súng máy PK chỉ với 9 kg cũng đủ ghìm đầu đối phương.
Logged
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #445 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2011, 06:02:09 pm »

VN "trồng" được PKMS lâu rồi! Grin

PKMS nào chứ không phải súng máy đa năng kiểu ka la s nhi cô v hiện đại hoá. Tất cả các thử nghiệm gần đây đều có vấn đề, chương trình vẫn tiến hành. Phía bạn cung cấp đầy đủ thông tin thiết kế hình học, vật liệu và thiết kế gia công. Quân ta không làm được PK thì vẫn xài PK 40 năm nay, không thiếu.

Thật ra, nói ta không làm được PK cũng không hoàn toàn đúng, ở bảo tàng ta có viết mỗi chữ lên súng Thomson SMP là súng đó thành "Stel do Việt Nam sản xuất". Cũng như AK, PK là một súng tốt đúng nghĩa, và súng tốt đúng nghĩa bao gồm chức năng dễ làm, làm dễ mà tin cậy. Nhưng vấn đề là súng máy có chế độ làm việc khắc nghiệt, cần tuân thủ những quy trình nghiêm ngặt, mà từ trình độ công nhân cho đến máy móc, kỹ sư, kinh phí, nhà ta chỗ nào cũng bớt đi một chút, thậm chí là bớt đi phần lớn để lại súng chỉ còn một chút. Hầu hết các rắc rối đến từ việc gia công bớt xén, không đủ độ bóng, có khuyết tật, không đủ bền dai (chóng bở), và không đủ độ chính xác gia công cắt gọt.

Nhà ta thì có ngành quân khí đặc tầu khựa, với dầy đặc các kỹ sư thuần chủng kiểu trí thức "đại cách mạng văn hoá vô sản", kiểu những tiến sỹ viết ra cả núi luận văn chứng minh mỗi nhà dân một cái lò nấu gang thép sẽ tốt hơn là làm lò cao.



Bản thân PK cũng không phải triển thuận lợi ở nhiều nơi. Tầu đã được chuyển giao một phần, nhưng 196x đại cách mạng ăn hoá vô sản nổ ra, tầu không làm nổi rồi chuyển sang nhái Bren. Cùng dòng ZB, ZB 26 trước đó đã được tầu tưởng lên chương trình nhái.

Ở chính quốc, PK cũng chỉ thắng thầu cái quyền sản xuất vào năm 1961, đối đầu cuối cùng là súng máy đa năng của Nikitin. Nhưng sau đó PK được chuyển giao cho nhiều nước Đông Âu.

Chương trình súng máy đa năng bắt đầu ngay trong WW2, đại diện đầu tiên sau WW2 là DP-46, nhưng chưa thật sự thoả mãn tính "đa năng" . Súng máy đa năng học theo concept của súng Đức mà đại diện cuối là MG42. SÚng Đức có khả năng thay nòng nhanh, có giá 2 chân liền súng, lắp được trên giá 3 chân và giá cao xạ , nên lúc dùng 1 nòng là trung liên, cón hiều người hầu mang nòng phụ đổi liên tục là đại liên, cao xạ. Tầm bao quát của súng máy đa năng phải gang mức đại liên, cao xạ, là tầm chiến đấu của đại đội, trong khi đó đạn M43 chỉ đạt tầm bắn trung liên 600 mét. Vậy nên, từ đầu 195x, thì chương trình súng máy đa năng dùng đạn Mosin phát triển, yêu cầu cấp bách là thay thế các đại liên như Maxim (DS-39, SG-43) và DP để kéo dài tầm với của đại đội toàn đạn M43, DP không đủ chức năng đại liên trong khi đại liên quá to không hợp với đại đội.

Súng PN của Nikitin đã đến đoạn thử nghiệm lớn trong quân đội, nhưng liền đó Kalashnicov tiến một lèo AKM song song với RPK . RPK được chấp nhận cùng năm 1961 với PK và gần như cả bộ AKM, PK, B41, RPK được chấp nhận liền nhau 1959-1961. Trong đó, RPK khó bảo vệ nhất ví nó bớt đi tính trung liên điển hình để đổi lấy tỷ lệ lớn hơn tính súng trường xung phong, điều khá lạ lẫm lúc đó, rồi được bù bằng PK. RPK quá nhẹ, không đủ trữ nhiệt, nhanh nóng nòng, gần súng trường xung phong hơn là trung liên, thì tính trung liên tầm xa của PK cõng.

PK, PKS, PKT được chấp nhận trang bị 1961, PKM năm 1969. PK có khóa nòng kiểu AK, trích khí và kép băng như DP 46 hay RPD nhưng chỉ dùng băng dây, đơn giản vậy thôi. PK không có đệm kéo băng, tức càng đệm đàn hồi chống việc giật mạnh băng làm rung súng, cũng không cần người ngồi cạnh cầm băng mồi làm đệm, mà đơn giản là PK có cái hộp đựng băng treo ngay bên dưới, đoạn băng thả tự do ngắn, nhẹ, ít quán tính, không làm giật súng, khá thông minh (PN của Nikitin chưa có điểm này, trước đó nhiềuu úng máy đã có hộp đựng băng, nhưng chưa súng nào tính đúng chuyện dùng hộp đựng băng giảm giật bằng cách xếp băng, ví dụ RPD cuốn băng tròn trong trống).

Giá 3 chân là giá thay thế xe kéo của đại liên trước đây, súng nhẹ hơn thì không cần xe. Súng nhẹ hơn bằng nhiều cách, làm nòng thay nhanh không cần chỉnh (đã chỉnh sẵn đầu ruồi trên nòng và lắp nòng rất chính xác), nòng thay nhanh chia người ra mang và bớt khối lượng của các cánh làm nguội, bầu nước..., giảm tốc độ bắn còn 650 phát phút cũng làm nòng nhẹ đi. Thực tế thì PK bắn nhanh hơn nhiều con số danh định này do các hiệu chỉnh ở trích khí và cò. Vấn đề tốic độ bắn của PK cũng gây nhiều tranh cãi, DS-39 đạt 1200 phát/phút với hai nấc chỉnh 600 và 1200, nhưng sau đó Gorjunov SG-43 thay thế với tốc độ quay về 650, tốc độ này hợp lý với việc đem đại liên từ tiểu đoàn xuống đại đội, từ xe ngựa lên lưng lính.

PK bắn từ khóa nòng mở, nó mở thế nào thì nói sau.

Cả bộ vũ khí AKM, RPK, PK   mới chính thức bắt đầu thời đại AK (cùng luôn B41). Trước đó, thì biên chế Liên Xô vẫn thiên về bộ SKS, RPD và các đại liên khác, mặc dù AK được chấp nhận năm 1949, nhưng vẫn như WW2, AK chỉ được dùng trong các đơn vị súng máy, tức tương tự như Sturm Troop Đức=bộ đội xung kích, bộ binh mạnh, như vị trí PPSh. Trơng thời gian đó, AK vẫn nằm trong nhóm súng tự động cá nhân Avtomat bao gồm cả PPSh, chứ Avtomat chưa dùng như nghĩa súng trường xung phong ngày nay, AK vẫn có tên là cạc bin liên thanh như MKb Đức, theo lý luận từ Stalingrad thì toàn PPSh hay MP Đức sẽ không hoàn chỉnh vì bị Mosin hạ từ xa, trong khi các MP/PP tầm ngắn. Khi B41 đủ tầm súng bộ binh thay cho B40 chỉ cắn trộm 150 mét, cũng như RPK có chức năng súng trường nòng dài như SKS, thêm quả PK viện trợ... thì AK mới chắc chân.

Dễ dàng kiểm chứng điều trên bằng cách đặt góc nhìn vào tâm lý bộ đội lúc đó, SKS nòng dài đúng là súng trường, còn AK bớt nòng, bớt tầm đi, mặc dù chả hao bao nhiêu sơ tốc đầu đạn, nhưng vẫn không gây thiện cảm. RPD bắn lâu nóng đúng là trung liên, chứ không như RPK như là tiểu liên. Ở Staslingrad trong chiến tranh đường phố, xung kích Đức bộc lộ từ xa, bị các DP và Mosin lạc hậu hơn chơi từ xa mà MP bó tay, DP có hiệu quả cao và Mosin đã có hiệu quả khá từ 600 mét, MP tối đa được 200 mét, MP Đức lúc đó chỉ 150 mét.

Vì vậy, PK yêu cầu kỹ thuật cao, khó làm, nhưng chính RPK mới là anh bảo vệ khó khăn nhất, cuối cùng thì PK qua năm 1961 cõng luôn RPK. Ban đầu, những lý luận quân sự này chưa là thành phần của học thuyết quân sự, mà chỉ giới hạn bằng cách gọi khiêm tốn "góc nhìn". Theo quan điểm mới, người ta hoàn toàn giải tán "hoả lực cấp trung đội", trung đội trưởng từ đây hầu như không còn quyền hành trong tác chiến, mà chỉ còn quyền "hành chính", và là một ông sỹ quan tập sự. Theo quan điểm mới này, hoả lực tập trung ở hai cấp đại đội và tiểu đội.
--Đại đội có 2-3 khẩu đội PK , 2-3 cối 60
--Mỗi tiểu đội có 1 RPK và 1 B41

Như vậy, hình thành một tổ hoả lực ở mỗi tiểu đội, bao gồm tiểu đội trưởng và B41, RPK. Toàn bộ hoả lực mạnh của đại đội và các hậu cần, kỹ thuật.... dồn lên đại đội. Trừ trực thuộc đại đội thì các trung đội dùng chung đạn. PK biên chế ở cấp đại đội, đủ nhân viên và đồ đạc để làm đại liên, cao xạ, nhưng khi được biên chế về các mũi nhọn vẫn làm được trung liên. Trong suốt kháng chiến chống Mỹ, pốt, tầu quân ta không thực hiện được biên chế này vì thiếu gold.

Có thể tóm tắt thay đổi như sau:
--các cá nhân từ súng phát một lên liên thanh, toàn quân dùng súng máy.
--trung liên từ trung đội xuống tiểu đội.
--tiểu đội thêm B41, B40 trước do chưa đủ yêu cầu súng bộ binh, chỉ để đánh trộm như một vũ khí phụ (về sau RPG-18 thay thế B40), vì tầm chỉ 150 mét.
--hoả lực trung đội bỏ, "bộ tư lệnh trung đội" chỉ còn 1 sỹ quan, thực chất là tập sự và cần vụ không chính thức.
--Đại liên từ tiểu đoàn xuống đại đội
PK nặng 9kg với giá 2 chân, PKM nặng 7,5. Khối lượng này suytrs bằng RPD và nhẹ hơn khối trung liên khác, nên PK là trung liên mạnh. Giá ba chân đời đầu 7,7 sau 4,5. Cả giá 3 chsaan PKM vẫn 12kg, nhẹ như trung liên phổ biến khác.


Tóm tắt biên chế đại đội bộ binh đi bộ:

Cấp đại đội gồm:
1 tiểu đội PK 2 khẩu
1 tiểu đội cối 60 2 khẩu
1 tiểu đội hậu cần kỹ thuật
1 đại trưởng, 2 phó, + cần vụ không chính thức

3 trung đội bộ binh, mỗi trung đội gồm 3 tiểu đội, một trung đội trưởng và cần vụ không chính thức

Mỗi tiểu đội bộ binh đi bộ gồm 9 người.
1 B41
1 RPK
7 AK

Cộng lại, không kể dao rìu kim chỉ, bật lửa đèn pin, cũng không kể bật lửa to như K59, đại đội bộ binh có:
90-100 AK và AKU
9 B41
9 RPK
2 PK
2 cối 60

http://world.guns.ru/machine/rus/kalashnikov-pk-pkm-e.html





Ảnh PN của Nikitin






Thực hiện một súng PK không khó, nhất là bạn rất nhiệt tình chuyển giao cho ta. Nhưng bên Tầu khựa cũng vậy, Tầu đã được chuyển giao một phần nhưng sau CMVH là chịu chết. Có gì đâu, toàn những lỗi lặt vặt của việc trên bảo dưới không nghe, trăm hoa đua nở, tuồng tầu.... của xã hội "cách mạng vô sản". Đơn giản nhất là không đủ nhiệt lúc rèn, phôi nguội rồi mà gia công áp lực, tạo ứng lực nứt mỏi, không thể đáp ứng va đập của loại súng máy mạnh. Có cái thằng kỹ sư nào kiểm tra nhiệt độ của từng phôi rèn của từng thợ, hậu quả của việc ăn cắp từ cái bằng bậc thợ, chỗ làm việc, cho chí các vị trí tiến sỹ, công trình sư, thằng thợ tuy bé nhưng là dây ông A, kỹ sư dây ông B.... là căn bệnh đặc chất tầu mà người Nga gọi là "kiểu tầu", "tuồng tầu", không ai bảo được ai vì từng tế bào nhỏ nhất của xã hội là các tổ thợ đều đã hỏng.

Đơn giản hơn mình có thể ví dụ, Suomi là súng máy tốt , nghèo hèn đến như Phần Lan cũng làm được, thế mà đến khi các nước khác nhái thì gặp đủ tật chủ yếu, trên bịt đáy nòng và ống vỏ máy, mà lý do đơn giản nhất là phôi kim loại đúc được dội nước vào để làm nguội nhanh, gây tôi ròn hỏng súng.








 Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin Grin
PK thay thế RPK

Hồi Chechen, quân Nga phát hiện ra đạn SAK 5,45 không đủ đáp ứng cho vai trò của RPK. Ở Afghan ít rừng, còn ở Chéc thì bắn xuyên rừng xuyên tường nhiều. Cũng may là lúc này quân Nga hầu như 100% bộ binh cơ giới, có anh không xe thì chỉ vì anh ấy được xe bỏ lại cảnh giới ở vị trí nào đấy. Bộ binh cơ giới thì khả thoải mái mang đồ đạc, nên PK mang theo nhiều. Nhưng vẫn đề là bác học lại đau đầu.

Người ta thiết kế lại PK sao cho nó thuận tiện hơn khi dùng 1 người, dùng cho đặc nhiệm, bắn như đại liên nhưng lại không phải thay nòng. Nòng được bọc một cái ao, bơm khí trong đó làm mát, thành PKP Pecheneg.



Môt số bộ phận của PK
Bệ khóa nòng và cần piston. Đây là đặt ngược để dễ xem, phía dưới là cái rút đạn ra khỏi băng khi lắm ở bên trên .


Thêm vài ảnh






Móc rút đạn từ băng và khe quay của khóa nòng, lỗ đút chuôi khóa nòng


điểm lắp piston


Đẩy về


Khóa nòng









Thay nòng và tháo khoá nòng
<a href="http://www.youtube.com/watch?v=_0RmJx2HCkg" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=_0RmJx2HCkg</a>

<a href="http://www.youtube.com/watch?v=VisfG9pold0" target="_blank">http://www.youtube.com/watch?v=VisfG9pold0</a>
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Bảy, 2011, 08:03:53 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
VMH
Thành viên
*
Bài viết: 751


Keep Walking


« Trả lời #446 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2011, 06:16:03 pm »

Chú huyphuc cứ luyên thuyên, chú vào TH xem anh em ở Z-1xx họ sản xuất cả PKMS và NSVT, pháo 23mm,... kia kìa! Grin
Logged

MẪU ĐƠN HOA HẠ TỬ, TỐ QUỶ DÃ PHONG LƯU
huyphuc1981_nb
Thành viên
*
Bài viết: 788



« Trả lời #447 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2011, 06:40:20 pm »

Chú huyphuc cứ luyên thuyên, chú vào TH xem anh em ở Z-1xx họ sản xuất cả PKMS và NSVT, pháo 23mm,... kia kìa! Grin

Ở nhà em em home make computer suốt.  Grin Grin Grin Grin Cần gì Nhật Bản đâu.

Tìm mãi không thấy cái bộ cò của PK, nó khác với loại bắn từ khóa nòng đóng, còn RPK không khác gì AK. Lúc khác vậy. Đằng sau bệ khóa nòng là một tấm phíp đệm giảm chấn, giải pháp này có vẻ quá đơn sơ.
http://izhevsk.club.guns.ru/eng/pkm.html


Trong dòng máy AK thì PK khác xa hoàn toàn AK và  RPK.  Có hai điểm khác chính là cơ cấu băng dây và bắn từ khoá nòng mở. Ngoài ra, các khác biệt lặt vặt các bạn xem trên. Ví dụ, cán piston và bệ khoá nòng có bản lề gập, để gập bệ khoá nòng kéo cán piston lên lúc tháo.

Cơ cấu băng dây kéo ngang do bệ khoa snongf gạt cần trên nắp hộp vỏ máy. Khi bệ lùi, viên đạn được rút ra khỏi băng bằng cái kẹp móc trên bệ khóa nòng (hình trên), được nắp hộp đẩy xuống dưới, khi bệ tiến thì khóa nòng đẩy đạn chưa bắn vào ổ. Cửa thoát vỏ có nắp đóng mở.


Kim hỏa tạm thời khóa vào bệ. Khi khóa nòng mở, kim hỏa rời khỏi bệ khóa nòng. Khi khuá nòng quay chuẩn bị đóng, kim hỏa được khóa vào bệ khóa nòng. Bệ chuyển động đẩy kim hỏa tiến về trước trong hành trình đẩy về, giai đoạn khóa nòng đóng, điểm hỏa. Chu trình này nghe qua các bác đã biết là lấy từ DP về nguyên lý cơ học, (hai loại khóa nòng này hoàn toàn khác nhau). nó đảm bảo ba chức năng
-- chỉ bắn khi khóa nòng đã đóng đủ mức.
-- bắn trên đường đi, tránh chuyển động rung súng khi bệ khóa nòng nặng đập kịch trên. Đây là sai lầm của MP Đức mà các nước khác làm MP theo Đức WW2 đều khắc phục. Đức dùng búa liền kim hỏa và bộ này rời với khóa nong-bệ, để phải đập kịch mới điểm hỏa, làm súng rung.
-- kim hỏa về cơ bản vẫn nằm trong bộ khóa nòng, sau khi tách khỏi bệ thì kim hỏa rời khỏi bệ khi khóa nòng mở.

DP dùng ngay kim hỏa làm nêm đóng khóa nòng, nên cũng đủ các chức năng như trên, và chính vì sự ưu việt này mà PK nhai lại toàn bộ các nguyên lý cơ học đó và triển khai trên hệ khóa nòng hoàn toàn khác. Điều này dẫn đến việc, dù bắn từ khóa nòng mở, thì DP và PK vẫn điểm hỏa trước chuyển động rung lớn nhất là bệ khóa nòng đập kịch trên, điểm hỏa phát một chính xác, và PK làm súng trường bắn tỉa với ống ngắm như hình trên, tuy là không phải loại bắn tỉa quá đỉnh, nhưng nó nhiều đạn nên lấy số lượng bù.

Trước khi đạn nổ, giá súng DP và PK chuyển động do bệ được đẩy về, bệ khá nặng gây phản lực đẩy giá súng đi lùi, nhưng chuyển động này chỉ dọc súng, điểm tỳ vai ở báng thẳng, tì chặt vai cho hết đàn hồi là giá súng hầu như không chuyển động.

Vì thế, cả DP và PK chỉ có bộ cò hết sức đơn giản, không búa, chức năng búa đã có bệ khóa nòng thực hiện. Số lượng các chi tiết nhỏ trong súng chủ yếu là ở đây, là nguyên nhân gây bẩn tắc, han gỉ. PK cũng có thể làm bộ búa rời để thêm cái bắn từ khóa nòng đóng, bắn phát một, chọn chế độ bắn, đếm loạt... nhưng có lẽ điều này là vô ích với nòng thay nhanh, đầu ruồi không thật chính xác như nòng cố định. Tất nhiên không ai cấm thực hiện chức năng đếm loạt, phát một.... bằng cách tháo một viên trong băng ra cho súng dừng, rồi lên cò tay, nhưng điều này là vô ích.


Trừ nòng, khóa nòng, kim hỏa và vài bộ phận lẻ, thì PK không dùng hợp kim đắt tiền, thép chủ yếu làm thân súng là thép công cụ có mangan cao cho dai. Tầu và Vịt dễ dàng làm được một PK bằng các phương tiện làm AK, nhưng thử nghiệm nghiêm chỉnh không qua chính vì lượng carbon cao, cần tuân thủ nghiêm ngặt các quá trình nhiệt. Phôi muốn nhanh đổ nước vào cũng hỏng, mà cái hỏng này không thể phân tích hóa học mà ra được, thép vẫn có thành phần như thế nhưng rất chóng hỏng. Phôi rèn dập không nung đủ nhiệt cũng như thế. Mà cái bọn phát triển nó chỉ hơn bọn mới lớn cũng chỉ thế, nó có môi trường công nghiệp trên bảo dưới nghe.




« Sửa lần cuối: 03 Tháng Bảy, 2011, 08:47:25 pm gửi bởi huyphuc1981_nb » Logged

Ờ, ừ, thì ký.
tân binh95
Thành viên
*
Bài viết: 70


« Trả lời #448 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2011, 08:32:18 pm »

Cho cháu hỏi các bác 1 tí trong phiên chế của quân đội nược ta thì trinh sát bắn tỉa được phiên chế ở cấp nào và số lượng bao nhiêu thành viên. ở Nga-Sô bắn tỉa dùng Dragunov đã được phiên chế ở cấp tiểu đội.
Logged
tung677
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 608



« Trả lời #449 vào lúc: 03 Tháng Bảy, 2011, 09:01:41 pm »

Cho cháu hỏi các bác 1 tí trong phiên chế của quân đội nược ta thì trinh sát bắn tỉa được phiên chế ở cấp nào và số lượng bao nhiêu thành viên. ở Nga-Sô bắn tỉa dùng Dragunov đã được phiên chế ở cấp tiểu đội.
....Chú chưa thấy biên chế nào ...có trinh sát bắn tỉa...? hồi Chú ở biên giới phía bắc cách đây 30 năm...ở mỗi tiểu đội bộ binh được biên chế 1 súng trường bắn tỉa Hung (giống khẩu súng trường K-44...nhưng dài hơn ,không có lê )....có thời gian trung đoàn cho trang bị    thử ...mỗi tiểu đoàn 2 tỉa Dragunop..sau thu lại không dùng nữa...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM