Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 03:49:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ khí, khí tài trang bị trong sư đoàn bộ binh Việt Nam.  (Đọc 807522 lần)
0 Thành viên và 3 Khách đang xem chủ đề.
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #240 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2010, 12:51:14 am »

Xin các bác xem vũ khí , khí tài cấp C còn gì không để em xin chuyển sang vũ khí , khí tài cấp D. Topic vũ khí khí tài của F BB lúc nào cũng phải hừng hực chất lính các bác ạ.
Logged
kakashivn87
Thành viên
*
Bài viết: 85


« Trả lời #241 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2010, 04:26:48 am »

Bác Long cho cháu hỏi là mấy món như bông băng, nồi niêu thực phẩm thì có tình vào "khí tài " hay vào quân nhu ạ?
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #242 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2010, 10:49:40 am »

Bác Long cho cháu hỏi là mấy món như bông băng, nồi niêu thực phẩm thì có tình vào "khí tài " hay vào quân nhu ạ?

Cả hai thứ trên không thuộc khí tài bạn ạ! Bông băng, thuốc men thuộc Quân y, còn nồi niêu, thực phẩm thuộc quân nhu.
Logged
hellboy139
Thành viên
*
Bài viết: 232


« Trả lời #243 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2010, 11:27:01 am »

Cấp C có lẽ đủ rồi bác longtrec ạ, bác giới thiệu vũ khí cấp D đi bác  Grin
Logged

Mỗi bước ta đi vùi thây quân giặc cướp nước, mỗi bước ta đi diệt tan bao bốt đồn thù...
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #244 vào lúc: 14 Tháng Mười Một, 2010, 11:45:14 am »

PHẦN 2: VŨ KHÍ-KHÍ TÀI TRANG BỊ CHO TIỂU ĐOÀN(D) BB.




1/Hỏa lực trang bị cho B hỏa lực, trực thuộc D.


SÚNG PHÓNG LỰU CHỐNG TĂNG SPG-82/SG-82 VÀ PHIÊN BẢN NÂNG CẤP B-10, B-11.


Vào năm 1942 phòng thiết kế chuyên trách số 36 Narkomat dưới sự lãnh đạo của А.П. Островский và giám đốc thiết kế Н.Г. Григорян bắt đầu nghiêm cứu để tạo ra 1 khẩu súng phóng lựu chống tăng có cỡ nòng 82mm với hệ thống phản lực. Công việc nghiêm cứu sau đó có sự tham dự của П.П. Шумилов.



Ban đầu Viện nghiêm cứu số 6 phát triển quả đạn lựu , động cơ turbo phản lực xoay. Tuy nhiên mẫu thiết kế quả đạn ban đầu  không đạt yêu cầu, nó không đủ sức xuyên giáp do xoay ở tốc độ cao. Kết quả là quả đạn bị biến dạng và phân tán luồng xuyên lõm.




 Súng phóng lựu chống tăng SPG-82.


Năm 1944 công việc phát triển SPG-82 chuyển hướng nghiêm cứu nhằm tạo ra 1 quả đạn lựu có cánh đuôi không xoay với động cơ phản lực chủng mới. Động cơ mới làm việc thời gian ngắn, liều thuốc súng được đốt trong ống phóng tương ứng áp xuất vận hành trong buồng đốt đòi hỏi thân ống phóng phải thật vững chắc.

Đến cuối chiến tranh thế giới lần 2, mẫu mới của súng phóng lựu 82mm được tiến hành thử nghiệm và tiếp tục sàng lọc các ưu nhược điểm.

Vào năm 1950 súng phóng lựu chống tăng SPG-82 và súng phóng lựu phản lực xuyên lõm SG-82 được tiếp nhận và trang bị cho các đơn vị BB trong quân đội Xô Viết.

Súng phóng lựu chống tăng SPG-82 có thành ống phóng mỏng, chơn không rãnh xoắn gồm 2 phần :Miệng súng và khóa qui lát liên kết với nhau bằng khớp nối.

Nòng súng được gắn với cơ chế điểm hỏa và dụng cụ đo xa được gắn trên vai súng.



Tay nắm với cơ chế điểm hỏa.

Nòng súng được đặt trên 2 bánh xe cho phép cơ động súng trên chiến trường, nòng súng có loa súng (loa góp khí). SPG-82/SG-82 có tấm chắn bảo vệ trên có gắn cửa sổ bằng kính để quan sát, cửa sổ  sẽ tự động đóng  lại khi bắn bằng 1 tấm thép.

Theo biên chế 1 khẩu đội PSG-82/SG-82 có 3 người.



Đầu ruồi.






Thông số kỹ thuật :


Đạn dược :
-Đạn PG-82 sử dụng cho súng SPG-82.
-Đạn PG-82 và OG-82 sử dụng cho súng SG-82.
-Cỡ nòng SPG-82/SG-82 : 82mm.
-Trọng lượng SPG-82/SG-82 : 38kg.
-Trọng lượng đạn : PG-82 là 4,54kg và OG-82 là 4,95kg.
-Tầm bắn hiệu quả qua kính ngắm : Đạn PG-82 là 300m, đạn OG-82 là 700m.
-Tầm bắn ứng dụng : 200m
-Sức xuyên giáp : đạn PG-82 là 175mm.
-Tốc độ bắn : 6v/phút.




Bài sau : Súng phóng lựu chống tăng B-10 và B11( VN quen gọi là DKZ-82 và DKZ-100), đây là phiên bản nâng cấp từ SPG-82 có cỡ nòng 82mm, 107mm.

« Sửa lần cuối: 15 Tháng Mười Một, 2010, 12:15:59 am gửi bởi longtrec » Logged
hanoixx1
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #245 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2010, 01:51:05 pm »

Giai đoạn này em thấy CA họ dùng CZ83 của Tiệp - súng giống hệt K59 , nhưng có nhiều cải tiến nhẹ hơn . Hộp tiếp đạn 12V, đầu ruồi và thước ngắm gắn cản quang ngắm ban đên rất tốt. Hành trình cò dài, nhẹ hơn. Trên thùng súng vẫn ghi là Makarop, vẫn dùng đạn K59.
Bắn thử thấy đạn rất chụm, điểm cao hơn hẳn K59, K54


em thấy khẩu CZ83 có ưu điểm là gọn và dễ sử dụng! Tuy nhiên, so với K59 và K54 thì chất lượng kém hơn nhiều, bắn khoảng vài chục viên là phải lấy tua vít siết lại ốp báng. Cá nhân em thấy cùng điều kiện bắn, thành tích cũng không cao hơn K59 và K54. Có thể cảm giác bắn dễ hơn K59 và K54 là ở cự ly 25 m, điểm chạm của đạn trùng với đường ngắm đúng.
Logged
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #246 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2010, 05:37:12 pm »

Tiếp theo:

 

SÚNG PHÓNG LỰU B-10, B-11 PHIÊN BẢN SẢN XUẤT TẠI TRUNG QUỐC LÀ TYPE-65 VÀ PHIÊN BẢN NÂNG CẤP TYPE-78.



Sau này để mở rộng phạm vi hoạt động cho súng phóng lựu SPG-82/SG-82 đã phát triển 1 loại đạn OG-82 (осколочная граната), đạn có động cơ phản lực thuộc chủng nổ phân mảnh, tầm bắn hiệu quả lên tới 700m. từ khi ra đời loại đạn OG-82 đã mở rộng khả năng cho súng phóng lựu, ngoài việc chống tăng còn có thể giải quyết các vấn đề xung kích và các ổ hỏa lực của đối phương.

Đạn PG-82 và OG-82 được thiết kế như đạn SG-82 tức là không có chữ "P/П-противотанковая- Chống tăng) có nghĩa là súng phóng lựu không còn bị bó buộc là súng chống tăng.

cùng với cỡ đạn 82mm, súng phóng lựu SPG-82/SG-82 phát triển cải tiến thành SPG-122 tức là súng phóng lựu có cỡ nòng 122mm, sau này khi hoàn thiện được đổi tên là SG-122.

SG-122 có trọng lượng 44kg, tầm bắn thẳng 200m, đạn thuộc chủng xuyên lõm, động cơ phản lực, trọng lượng đạn 6,5kg khả năng xuyên giáp tới 300mm.

Nếu đem 2 loại súng phóng lựu SG-82 và SG-122 so với các loại pháo mặt đất có cỡ nòng tương tự thì SG-82 và SG-122 nhẹ và cơ động hơn rất nhiều. Khả năng, xác xuất tiêu diệt mục tiêu của súng phóng lựu và pháo mặt đất cùng cỡ nòng là tương đương, nhưng tầm bắn xa tất nhiên pháo mặt đất sẽ hơn hẳn súng phóng lựu.

Trên thực tế SPG-122 hay SG-122 không được sản xuất, nó được xếp vào là phương án vũ khí dự chữ Quốc gia.


Sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc, các nước 1 thời từng là đồng minh thì nay là lưỡng cực phân tranh. Sự phát triển mau chóng của các sư đoàn cơ giới bọc thép của đối phương đòi hỏi Liên Xô phải tiếp tục phát triển các loại súng chống tăng.

Trên cơ sở súng phóng lựu SG-82 và SG-122, phòng thiết kế dưới sự lãnh đạo của Б.И. Шавырина. đã cải tiến thành súng phóng lựu chống tăng không giật. Năm 1954 súng phóng lựu chống tăng không giật được tiếp nhận trang bị và nhận mã hiệu B-10(82mm) và B-11(107mm).

B-10 có thể tác chiến trên bánh xe hoặc khi cần tăng trần bắn cho súng B-10 được gá trên giá 3 chân. Súng được lắp kính ngắm cho phép ngắm bắn trực tiếp, đạn B-10 thuộc chủng xuyên lõm và phá mảnh có trọng lượng 3,89kg.

Súng phóng lựu không giật B-11 không khác mấy về thiết kế so với B-10, nòng súng được đặt trên bánh xe và trên giá đỡ. B-11 có cơ cấu điểm hỏa khá phức tạp, khóa qui lát có 2 họng xả khí thuốc súng. B-11 sử dụng 2 loại đạn :

-Để chống các loại mục tiêu bọc thép B-11 sử dụng đạn xuyên lõm.
-Để tiêu diệt sinh lực  cũng như công sự hầm hào cùng ổ hỏa lực đối phương, B-11 sử dụng đạn nổ phân mảnh trọng lượng đạn 8,5kg tầm bắn có thể đạt cự li 6,5km.


Thông số kỹ thuật B-11:

Tên gọi (mã hiệu):   B-11/Б-11
Thuộc chủng lọai súng phóng lựu không giật.
Cỡ nòng, мм:   107
Trọng lượng ở trạng thái chiến đấu, кg:   305
Sơ tốc đầu nòng của quả đạn, м/s:   400 (đạn xuyên lõm),
375 (đạn nổ phân mảnh)
Tốc độ bắn viên/phút:   5-6
Trọng lượng quả đạn xuyên lõm, кg:   7,5
Tầm bắn tối đa, м:   6650







B-10.




B-11



Súng phóng lựu chống tăng không giật B-10  được Trung quốc sản xuất mang tên Type-65.







Type-65.

Cuối năm 1970, Trung quốc cải tiến nâng cấp Type-65 lên thành Type-78.





« Sửa lần cuối: 15 Tháng Mười Một, 2010, 11:31:00 pm gửi bởi longtrec » Logged
ngoduythiet
Thành viên
*
Bài viết: 168



« Trả lời #247 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2010, 06:23:32 pm »

Cái này bắn khiếp lắm ông nào mà không cẩn thận với cái tai thì bắn xong vài loạt là hết nghe đồng đội bên cạnh tán phét luôn luôn. Shocked
Logged

Vì đất nước ta ra đi xây đời hạnh phúc cho mai sau thỏa lòng mong ước của Bác Hồ đêm ngày hằng mong.
longtrec
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1941



« Trả lời #248 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2010, 03:19:52 pm »

Hỏa lực cấp D ngoài DKZ các loại còn có súng cối 81mm ta thu của Mỹ sau chiến thắng 1975 và cối 82 đo Liên Xô và Trung Quốc sản xuất và viện chợ cho ta. Do súng cối đã có nhiều bài viết trươc đó và thông tin tương đối giống nhau nên tôi không dịch bài mà chỉ copy về để các đàn anh CCB cùng các bạn tham khảo.





Cối 81mm M1 là súng cối chủ lực của quân đội Mỹ trong WWII. Được chế tạo dựa trên mẫu súng cối 81mm Brandt của Pháp. Được quân đôi Mỹ trang bị đến cấp tiểu đoàn và sử dụng suốt WWII, CT Triều Tiên, CT Việt Nam.

Trong Kháng chiến chống Pháp. QDND Việt Nam thu được khá nhiều loại cối 81mm cuả Pháp và trang bị đến cấp tiểu đoàn, trung đoàn.

Trong CT Việt Nam, mặc dù đến năm 1960, quân đội ta đã thống nhất tiêu chuẩn hoá cối 82mm thay cho cối 81mm nhưng do điều kiện viện trợ khó khăn và nhu cầu hoả lực trên chiến trường ,quân GP miền Nam và đặc công vẫn sử dụng khá rộng rãi loại cối 81mm thu được cuả Mỹ và VNCH trong chiến đấu, pháo kích căn cứ địch song song với cối 82mm được viện trợ từ miền Bắc.



Cối M29 là loai cối 81mm do Hoa Kỳ sản xuất thay thế loại cối 81mm M1 cũ và được sử dụng khoảng cuối những năm 1950. Cối M29 được cải tiến tầm bắn xa hơn , bàn đế súng hình tròn (thay vì hình chữ nhật như cối M1) giúp súng có thể xoay nhiều hướng bắn dễ dàng hơn. Cối M29 được quân đội Mỹ và VNCH sử dụng phổ biến trong CT Việt Nam và quân GP miền Nam cũng sử dụng những khẩu cối chiến lợi phẩm lấy được để chiến đấu chống lại quân đội Mỹ và VNCH.

Những loại cối 81mm sau này đều được tồn kho do Quân đội ND Việt Nam tiêu chuẩn hoá cỡ nòng 82mm cuả Liên Xô.



Súng cối 82mm kiểu 1937 do LX sản xuất dựa trên súng cối 81mm kiểu 1935 Brandt của Pháp, trang bị cho cấp tiểu đoàn, được Hồng Quân Liên Xô sử dụng trong WWII. Súng cối M1937 cũng được trang bị cho quân đội của nhiều nước XHCN. Quân GPND Trung Hoa và quân đội Bắc Triều Tiên cũng sử dụng loại cối này trong chiến tranh Triều Tiên.

Năm 1950 QĐNDVN được TQ viện trợ cối M1937, trang bị làm súng cối tiêu chuẩn trong các đại đoàn chủ lực. Trong kháng chiến chống Mỹ, cối 82mm là cối tiêu chuẩn của QDND Việt Nam. Với tầm bắn xa gần 3100m, cối 82mm là loại vũ khí pháo kích lý tưởng của các đơn vị BB Việt Nam . Cối được cấu tạo gồm nòng súng trơn, 1 bàn đế hình tròn, giá đỡ 2 chân với hệ thống đinh vít điều chỉnh góc bắn.



Trong kháng chiến chống Mỹ và sau này là 2 cuộc chiến tranh biên giới tây nam và phía bắc , người lính BB Việt Nam đã bắn súng cối 81,82mm bằng cách bắn ứng dụng, trong các cuộc tập kích chớp nhoáng. Do bàn đế của cối 81,82mm có trọng lượng lớn, do tính chất trận đánh , mà người lính BB bắn cối 81mm, 82mm bằng cách bắn ứng dụng có nghĩa là bắn không cần bàn đế và kính ngắm quang học.
Logged
tankt90s
Thành viên
*
Bài viết: 106



« Trả lời #249 vào lúc: 16 Tháng Mười Một, 2010, 07:22:53 pm »

Hình hư rồi bác ơi,sửa hình rồi xóa bài em  Grin
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM