Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:51:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Tạp văn QĐND  (Đọc 28434 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hoacuc
Thành viên
*
Bài viết: 1597



« Trả lời #10 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2008, 06:44:08 am »

Cuối cùng, xếp thứ bốn thì có người chọn Điêu Thuyền thời Tam Quốc, có người chọn Đát Kỷ thời vua Kiệt.
-----------------------------------

Em thấy đoạn trên có 1 số chỗ không đúng :

+ Bao Tự không phải là vợ của Trụ Vương

+ Trụ vương không phải là vua thời Đông Chu. Trụ vương là vua cuối cùng của nhà Thương.

+ Bao Tự là vợ của Chu U Vương thời Tây Chu, chính vì vụ "tấu hài" lừa chư hầu để đổi lấy nụ cười mỹ nhân mà sau này, khi quân Khuyển Nhung tấn công thật thì đốt lửa chẳng ai thèm đến cứu nữa. Chu U Vương và Bao Tự đều bị giết. Con U Vương là Bình Vương rời đô tới Lạc Dương, bắt đầu nhà Đông Chu.

--------------------------------------------------------------------------

Mình cũng bổ sung thêm: Trụ Vương mới là người mê Đát Kỷ chứ không phải vua Kiệt, vua Kiệt nhà Hạ say đắm nàng Muội Hỷ đến nỗi làm hỏng chính sự và mất nước về tay nhà Chu.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Tám, 2008, 06:47:29 am gửi bởi hoacuc » Logged

Hãy làm cho từng ngày bạn sống trở nên có ý nghĩa. Hãy nâng niu từng phút giây bạn có.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #11 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2008, 10:17:17 am »

Cuối cùng, xếp thứ bốn thì có người chọn Điêu Thuyền thời Tam Quốc, có người chọn Đát Kỷ thời vua Kiệt.
-----------------------------------

Mình cũng bổ sung thêm: Trụ Vương mới là người mê Đát Kỷ chứ không phải vua Kiệt, vua Kiệt nhà Hạ say đắm nàng Muội Hỷ đến nỗi làm hỏng chính sự và mất nước về tay nhà Chu.

Ừ, có hơi sai một chút, nhưng như thế mới là "tạp văn" chứ! Nếu chính xác tuyệt đối đúng thì đã là viết sử, là không phải "tạp văn"  Grin Grin Grin, mà mọi người thấy đấy hồi đó làm gì có "anh tơ nét" để các nàng sử dụng "nickname" là Thần-điêu-hiệp-nữ  Shocked Grin Grin

Trụ vương và vua Kiệt mất nước ngoài lí do mê đắm người đẹp, còn vì quá tàn bạo. Nhưng như phần bổ sung trên thì ai là người mất nước về tay nhà Chu nhỉ?
Logged
Galaxy
Thành viên
*
Bài viết: 196


Hãy sống vì KHÁT VỌNG, để thấy đời mênh mông


« Trả lời #12 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2008, 05:25:51 pm »

Ơ, chính xác phải là thế này chứ ạ :

+ Vua Kiệt nhà Hạ mất nước về tay vua Thành Thang nhà Thương

+ Vua Trụ nhà Thương mất nước về tay vua Võ Vương nhà Chu

===
Nhưng mà em cực lực phản đối việc đổ tội “làm mất nước” cho “người đẹp”.
Mấy ông vua ăn chơi trác táng, làm chính trị kém, đối xử với dân bạo tàn ... mất nước thì lại toàn đổ tội cho người đẹp là không đúng.
Logged

Đây Trường Sa
Kia Hoàng Sa
Quần đảo đứng hiên ngang
Thiên hùng ca ngời sáng
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #13 vào lúc: 16 Tháng Tám, 2008, 06:01:39 pm »

Nhưng mà em cực lực phản đối việc đổ tội “làm mất nước” cho “người đẹp”.
Mấy ông vua ăn chơi trác táng, làm chính trị kém, đối xử với dân bạo tàn ... mất nước thì lại toàn đổ tội cho người đẹp là không đúng.

----------------------------------------------------
 Hờ...hờ, thế cho nên thằng Xồm nó mới gọi chú là "Thiên Hà cô đơn", lấy vợ đi đã rồi hãy bàn chuyện nhá! Grin

 Anh nói chú nghe, như một anh bạn của anh, ra đường thì cũng chả đến nỗi nào, gái đẹp chả dám tính "từng đàn" nhưng đang ngồi uống bia mà thích có người rót cũng chỉ cần một cú alô là có 1, 2 em chân dài, váy ngắn đến rót bia, lau bát (xinh đẹp, đàng hoàng nghe! Grin), đệ tử thì thôi rồi, hô một tiếng là cả trăm thằng từ Nam chí Bắc dạ ran, chạy trối chết! Vậy mà, vợ chú chàng đau bụng, đau đầu, buồn chuyện cơ quan hay đơn giản hơn là bị con mèo nó...lườm Grin là chú chàng sợ run như cầy sấy, một điều vâng dạ, năn nỉ ỉ ôi, pha trò, bắt chước Xuân Bắc,...để hòng mua một cái cười, một cái lườm yêu, một câu mắng yêu của vợ đấy!

 Chú nghĩ vì cái gì? Đơn giản là vì man in love, chú nó ạ Grin

 Lấy ví dụ gần hơn thì cô motthoang nhà ta ngang tàng là thế, phong trần cũng chả kém ai nhưng dính tí tình yêu, tình báo vào là anh em ta được xem xanh, đỏ, tím, vàng loạn cào cào ở đây này! Grin

 Tóm lại, cứ có đàn ông là sẽ có đàn bà để đàn ông bị "bắt nạt", giống như đã có trungsy1 nhất định phải có trungsy2 vậy! Grin
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #14 vào lúc: 17 Tháng Tám, 2008, 09:40:19 am »

Cái này không phải tạp văn của VNQĐ nhưng đọc thấy hay nên để nhờ ở topic của bác chuong:

Người từng gặp 7

Nguyễn Quang Lập

Tản văn

Nhận được cái còm của thằng Nãm, thấy cảm động quá, mới đó đã gần ba chục năm.

Thằng Nãm cùng trung đoàn, cùng sinh hoạt trong đội văn nghệ Trung đoàn với mình, nó viết nhạc khá hay, không hiểu sao bây giờ bỏ nhạc đi làm báo.

Thằng Nãm nói Lập có nhớ thủ trưởng Thu không, viết về ông ấy đi. Trời đất, ai chứ anh Thu đến chết mình không quên.
Anh Thu ở ban tham mưu, đại uý tham mưu phó trung đoàn, mình là trung uý trợ lý kĩ thuật bên ban kĩ thuật, anh em chẳng mấy liên quan, ít khi chuyện trò với nhau. Chỉ nhớ mỗi lần gặp, anh hắng giọng một cái, nói Lập à, rồi đi, mặt khi nào cũng ngước ngước lên trời.
Anh luôn mặc bộ quân phục bạc phếch, gấu quần treo quá mắt cá vài xăng ti, đi đôi dép cao su, mặt ngước ngước như có cái gì trên trời hay lắm, không nhìn không được.

Cứ đi kiểu ngước ngước thế mà không hiểu sao anh nhặt được của rơi lắm thế, 18 lần cả thảy, ít thì một chỉ vàng, nhiều thì 400 ngàn ( bằng 400 triệu bây giờ). Anh nổi tiếng khắp sư đoàn về thành tích được của rơi trả lại.

Thằng Bê cờ lê mê tê lên phòng truyền thống sư đoàn tỉ mẩn cộng số của rơi anh Thu nhặt đựơc trả lại nói hoặc làm được hai nhà lầu, hoặc mua được hai ô tô.

Thằng Bê cờ lê mê tê trắng trẻo đẹp trai, đi đứng thong dong, nói năng nhỏ nhẹ, hễ mở mồm là ông già tao thế này, ông già tao thế kia. Nó nói ông già gửi tao vào quân đội rèn luyện cho cứng cáp thôi, không phải đi quân dịch như chúng mày. Ra quân phát là tao làm phó giám đốc nhà máy điện liền.

Một hôm không nhớ họp hành cái gì, trung đoàn chiêu đãi một sĩ quan một bát bún bò gì heo, đội văn nghệ mỗi người cũng được một bát. Mình bê bát bún bò tới bàn thằng Bê cờ lê mê tê nói đùa: tao được hai bát, một bát sĩ quan, một bát văn nghệ he he.

Ăn xong, mình đang đứng tán phét với mấy em văn nghệ xinh đẹp thì anh Hảo trung đoàn trưởng vẫy vẫy tay nói Lập Lập lại đây. Tưởng anh Hảo gọi đến nói chuyện chơi vui, mình lơng xơng chạy đến, cười cười. Anh Hảo trợn mắt nói đồng chí Lập đứng nghiêm, mình tái mặt rập chân dứng cứng ngắc. Anh Hảo chỉ tay vào mặt mình nói miếng ăn là miếng xấu, đồng chí là sĩ quan ăn uống thế xấu hổ lắm, nói xong thì hầm hầm bỏ đi. Mình đứng trơ chết giấc.

Thì ra không biết thằng nào tâu với anh Hảo mình ăn hai bát. Mâm mình ngồi có thằng Bê cờ lê mê tê và 4 người nữa, chẳng biết nghi ai. Thằng Bê cờ lê mê tê nói thằng cha Hảo tởm, nó ăn cắp xăng dầu trung đoàn cả tấn không ai nói gì, người ta ăn thêm có bát bún mà làm nhục ngươì ta. Mình nói tao ăn hai bát khi nào. Nó nói giả sử mày ăn hai bát thì sao nào, tiêu chuẩn mày được hưởng mà.

Mình thấy nhục quá, không biết tâm sự với ai, mua một bi đông rượu, ra bãi cỏ sau doanh trại ngồi uống một mình, vừa uống vừa khóc.

Anh Thu ra nói anh Hảo biết chúng nó nói bậy rồi, anh muốn xin lỗi em nhưng sợ em đang giận nên nhờ anh ra xin lỗi. Mình nói anh có nói em đâu mà xin lỗi, anh nói thôi đừng giận nữa mà, vào uống rượu với anh.

Mình ngồi uống rượu với anh Thu, anh nói đông nói tây không hề nhắc chuyện vợ con, mình hỏi thăm, anh nói nhà mình cực lắm, thôi quên đi nói chuyện khác cho vui.

Anh nói Lập giỏi thơ, làm giúp anh bài, anh gửi về động viên vợ con. Mình làm một bài dài, anh mừng lắm chép lại gửi vợ ngay, tháng sau nói vợ con anh đọc thơ cảm động lắm, đọc đi đọc lại thuộc lòng. Từ đó anh em thân nhau.

Sau mới biết anh một vợ hai con, một mẹ già đau ốm luôn luôn. Anh toàn mặc đồ cũ vì bao nhiêu quân trang mới phát anh đều bán lấy tiền gửi về cho vợ. Thằng Bê cờ lê mê tê nói lần nào ông Thu được của rơi trả lại, người ta đều hậu tạ, chê không lấy, khổ là vì ngu.

Một hôm mình vừa tắm xong vào, thằng Bê cờ lê mê tê nói sang mà chia buồn vớí ông Thu bạn mày kìa. Mình hỏi sao, nó bảo mất tiền, 500 đồng chứ không ít.

Mình chạy sang phòng anh. Ba bốn người đang đứng ngồi nghe anh kể chuyện. Anh nói anh tiết kiêm cả quí được 500 đồng, bỏ túi sau đi bộ ra bưu điện gửi về cho vợ, gặp người bị tai nạn, anh bế người ta lên xe đi cấp cứu xong thì cái bóp túi sau cũng mất.

Thằng Bê cờ lê mê tê nói đó, ngu chưa, trời cho, chê không lấy, trời ghét trời đòi lại đó.

Đêm đó anh ngồi ôm bi đông rượu ra bãi cỏ sau doanh trại ngồi uống rượu. Anh uống rượu kém, chỉ hơn chén đã say, bây giờ cứ ngồi tu tì tì, sợ lắm. Mình ra ngồi với anh, nói anh ăn ở hiền lành sao rồi trời cũng thương. Anh xua tay nói thôi thôi Lập đừng nói nữa, rồi nôn thốc nôn tháo.

Từ đó anh như người mất hồn, vẫn ăn, vẫn thể dục, vẫn trồng rau, vẫn giao ban nhưng trông anh không còn sinh khí, nói cười gượng gạo. Thằng Bê cờ lê mê tê nói vợ ông Thu viết thư nguyên văn thế này bà con nghe nha: Nếu anh không gửi tiền về thì gửi về ba cái hòm cho mẹ con em, he he sao có người khổ đến thế nhẩy.

Tối thứ 7mình trực ở chỉ huy sở, nửa đêm ngủ gà ngủ gật, bỗng có kẻng báo động, rồi còi nổi liên hồi kì trận bốn phương tám hướng, giật mình choàng tỉnh chẳng biết chuyện gì. Nửa giờ sau thì thấy bốn cảnh vệ áp giải anh Thu đi vào.

Hoá ra anh Thu ăn cắp cái ti vi Nep-tuyn cuả trung đoàn, bị bắt khi anh chưa về tới phố. Sáng sau người ta giải anh đi đâu mất. Chụyên hi hữu xưa nay chưa từng có, cả trung đoàn suốt tháng bàn tán, tuyệt không ai ghét anh, chỉ ngồi chép miệng thương anh thôi.

Cũng tháng đó thằng Bê cờ lê mê tê ra quân, nó nói nó ở gần nhà anh Thu không đầy 2 cây số. Anh Đông trưởng ban kĩ thuật nói thôi anh em ai có nhiêu góp nấy gửi về vợ thằng Thu kẻo tội. Ai cũng góp, mình có nhuận bút hai bài thơ in ở tạp chí Đất Quảng được 60 đồng cũng đưa hết cho thằng Bê cờ lê mê tê.

Bốn năm sau mình cùng thằng Phú ghé qua nhà anh Thu. Anh gầy, đen, râu ria xồm xàm, mới bốn tư tuổi mà y chang ông già sáu mươi.

Thằng Phú nói anh em Ban kĩ thuật có góp tiền lại, gửi thằng Bê cờ lê mê tê đem về cho chị, không biết chị có nhận đựơc không. Anh cười nhẹ lắc đầu.

Anh nói thằng đó đời nào đến nhà anh. Nó làm phó giám đốc nhà máy điện, con gái anh học xong trung cấp điện lực, xin vào chỗ nó làm công nhân mà nó chẳng cho.

Mình nói hồi đó sao anh nghĩ quẫn thế? Anh cười nói cũng tại anh ngu nữa, đi bói thầy nói phải ăn cắp cái gì thì đời mới khá lên được

Nói xong anh ngửa cô cười hậc một tiếng, nói thì cũng coi như xong một đời thôi, có gì đâu.

Nguồn: http://trannhuong.com/index.php?option=com_content&task=view&id=2582&Itemid=52
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
motthoang_hn02
Thành viên
*
Bài viết: 230



« Trả lời #15 vào lúc: 05 Tháng Chín, 2008, 09:36:13 am »

Lấy ví dụ gần hơn thì cô motthoang nhà ta ngang tàng là thế, phong trần cũng chả kém ai nhưng dính tí tình yêu, tình báo vào là anh em ta được xem xanh, đỏ, tím, vàng loạn cào cào ở đây này! Grin

 

Ôi chời, bi chừ mới mò thấy cái đám nài, hông bít còn bao nhiu " uẩn khúc " nữa cơ, chết dở   Grin
Logged

Ngang tàng & bướng bỉnh trước những vấp ngã của cuộc đời, vẫn chưa hết những đam mê nông nổi !
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #16 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2008, 09:48:03 pm »


PHỤ NỮ Ở SÀI GÒN

Một dạo cũng lâu lâu rồi, thỉnh thoảng ở vài công sở phía Bắc, những nơi có đông nhân viên nữ, ví như ngân hàng hay tài chính chẳng hạn, khi phải chọn tiết mục tốp ca để hội diễn văn nghệ ngành, thì họ thường chọn bài “Cô gái Sài Gòn đi tải đạn” của nhạc sĩ Lư Nhất Vũ. Đây là một ca khúc có tiết tấu lạc quan, nhịp điệu vui tươi và cũng đôi phần dễ hát. “Chim kêu (chim kêu) ven rừng suối gọi, ta lên đường nặng trĩu hai vai… Từ ngày đô thị vùng lên, chị em mình đi tải đạn, để các anh đi diệt thù”. Các nữ công chức gốc Hà Nội thường đứng thành một hàng cong cong theo hình bán nguyệt, mặc áo bà ba đen thắt trễ nải khăn rằn và đặc biệt ai đấy đều tô lông mày cho thật đậm. Đại loại, khuôn mặt cố làm sao cho giống nữ diễn viên Ái Vân, người đóng chính vai một nữ biệt động Sài Gòn trong bộ phim Chị Nhung vô cùng khét tiếng của thời ấy. Theo lí luận của ông họa sĩ trang điểm được mời đến từ một đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp nào đó, thì các thiếu nữ đậm chất Nam bộ đa phần đều ngăm ngăm khỏe mạnh, họ hoạt bát phóng khoáng nên lông mày thường rậm. Nghe giải thích thì biết vậy thôi, chứ đúng-sai khó bàn vì lúc đấy nước nhà còn chưa thống nhất, các công chức nữ mỏng manh Hà thành biết đến Nam bộ hoàn toàn một chiều là qua sách báo, phim, ảnh. Có lẽ vì thế, cũng vào những năm đó người ta tin chắc như đinh đóng cột rằng, món bún bò Nam bộ là đúng đặc sản, xuất xứ từ Nam bộ. (Hiện tại hôm nay ở Hà Nội, duy nhất chỉ còn một hàng kha khá đông khách ở phố Hàng Điếu). Nó đơn giản gồm bún tươi trộn nước chấm chua ngọt với thịt bò xào giá đỗ. Chẳng qua nó chỉ là một ẩn ức ẩm thực nhang nhác như mì Quảng hay cao lầu Hội An mà trong thời khó khăn bao cấp nhân một ngày nghỉ xông xênh tem phiếu rồi mấy cô, mấy bà miền Nam tập kết bỗng dưng ngẫu hứng nghĩ ra. Sau ngày giải phóng năm 1975, người Bắc sành ăn vô Nam đông lắm, thế nhưng đi mỏi cả chân khắp lục tỉnh cũng chẳng gặp ở đâu cái món bún bò Nam bộ ấy. Tuy nhiên, qua lông mày mà đoán được gần đúng tính cách đàn bà con gái “phía trỏng” thì cũng đáng kể là nhìn xa tinh tế.

Nhà văn Sơn Nam, một người miệt vườn và sâu xa hiểu Sài Gòn đã viết: “Ta thấy đàn bà khá tháo vát, để lại dấu ấn trong tên chợ, tên kênh rạch. Tại Sài Gòn, ngoài rạch Bà Thuông (Thông), Bà Tiệm, còn chợ Bà Quẹo, Bà Điểm, Bà Hoa còn rạch Bà Nghè. Tra cứu địa bạ đời Minh Mạng, thấy phụ nữ đứng tên bộ điền với tỉ lệ cao so với miền Bắc, miền Trung. Các bà có tài kinh doanh đất đai, khi bất trắc dám dùng đòn gánh, liềm hái đánh nhau với cọp. Từ thời chúa Nguyễn, phụ nữ gần như nắm độc quyền về mua bán sỉ, lẻ rau cải vải bố. Phụ nữ Hóc Môn cứ khuya là rũ nhau gánh rau cải xuống Chợ Rẫy (Chợ Lớn). Đi bộ để phòng cọp, đoàn người cười nói vang rân, có người cầm đuốc đi trước đi sau”. Truyền thống đánh cọp này, ngày nay tại thành phố Hồ Chí Minh, đôi khi người ta vẫn thấy ở những trường trung học có đông nữ sinh. Đoạn phim nữ sinh đánh lộn được nhiều báo mạng đưa lên làm một số phụ huynh đứng đắn không thuộc lịch sử kinh ngạc rùng mình. Như vậy chỉ riêng về chuyện mạnh bạo hoát bát, con gái Hà Nội thua xa con gái Sài Gòn. Với căn chất ấy, ngay từ hồi người Pháp vừa sang thực dân, phụ nữ Sài Gòn đã đi tiên phong vào những nghề mới mẻ Tây phương rất khó như nghề xuất bản, nghề báo. Bà Phạm Thị Bách Vân người Gò Công mở nhà xuất bản “Nữ lưu thư quán”. Bà Nguyễn Đức Nhuận chủ trương tờ “Phụ nữ tân văn”. Về văn chương báo chí cũng nhiều khuôn mặt cực kì điển hình. Bà Sương Nguyệt Ánh (con gái cụ đồ Chiểu) chẳng hạn, sau một chút là bà Tùng Long chẳng hạn. Họ đều là những cây bút tài hoa sắc sảo, làm ngay cả những kẻ sĩ đất Bắc vốn khinh bạc cũng phải âm thầm tâm phục. Nói chung, những phụ nữ đó đã làm nên một phong cách vô cùng độc đáo rất “gái trời Nam”.

Nhân đây cũng xin bàn qua chữ “gái”. Cả về bình thường xã hội lẫn bình thường học thuật thì đây là một từ lành mạnh mang vẻ thuần Việt. Bác Hồ đã nhiều lần khuyên những người sính chữ là đừng quá lạm dụng khi viết “nữ dân quân” hay “tốp ca nữ” mà nên bình dị gọi là “dân quân gái” hoặc “tốp ca gái”. Từ điển giải thích “Gái: người thuộc giống cái và thường còn rất trẻ. Ví như Trai tài Gái sắc”. Trong văn viết ở phía Bắc, chữ “gái” ít được sử dụng vì nó tương đối hoang dã minh bạch, còn ở miền Nam chữ “đàn bà” và “gái” được dùng nhiều hơn và thường ở văn cảnh trìu mến thân thương. Nhà thơ Nam bộ Nguyễn Đình Chiểu có cặp lục bát tuyệt hay: Trai thời trung hiếu làm đầu. Gái thời tiết hạnh làm câu trau mình.

Sài Gòn vốn là đất tụ hội nhiều tinh hoa dữ dội của khắp các vùng miền nước Việt, lịch sử trẻ trung mới chừng hơn 300 năm. Viên ngọc miền Viễn Đông này luôn long lanh sáng, nhờ một phần ở sự phơi phới đầy sức sống của những cô gái.

Trần Hà Quyên
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #17 vào lúc: 15 Tháng Chín, 2008, 10:48:45 pm »


MẤT ĐÁY

Văn xuôi đô thị hiện đại Việt Nam viết về lớp người dưới đáy, ngay từ hồi chập chững khai mở ở thời rực rỡ 30-45 đã có những thành công đáng kinh ngạc. Người ta có thể dễ dàng kể ra những “Ngoại ô” của Nguyễn Đình Lạp (1913-1952), những “Sống mòn” của Nam Cao (1915-1951), và đặc biệt là kiệt tác “Bỉ vỏ” của nhà văn mười bảy tuổi Nguyên Hồng. Đấy là phiến diện chưa tính đến nhiều truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan, nhiều phóng sự của Tam Lang hoặc Vũ Trọng Phụng. Không phải ngẫu nhiên mà văn nhân của chủ nghĩa hiện thực phê phán sống ở đô thị thời ấy thường hay quan tâm đến lớp người dưới đáy. Đại loại có vài lẽ. Thứ nhất là lẽ chủ quan, nhà văn chỉ cảm động khi viết những thứ ở gần mình hoặc giống hệt mình. Hồi xa xưa, quá nửa trong số bọn họ đều là bần hàn thị dân, thậm chí xuất xứ của vài người còn vất vả cư trú ở chính những chỗ tuyệt cùng của đau khổ. Sự chia sẻ nhân văn, sự hiểu biết kiến văn cũng như sự khát khao muốn vượt thoát, làm lòng nhân ái của họ phẫn nộ chua chát không thể không viết. Họ chẳng cần phải đi thực tế, chẳng cần phải dự trại sáng tác, bởi tâm hồn họ luôn rưng rưng đẫm đầy “những điều trông thấy mà đau đớn lòng”. Lẽ thứ hai mang vẻ khách quan hơn. Phàm bất cứ thứ gì đã ở đáy, nhất là đáy của đời sống đô thị, ngoại trừ hiếm hoi của vài ba kết tụ tinh hoa, hầu hết đều có thể thành cặn thành đọng. Ở cái nơi “vừa lừa đảo vừa xót thương” này, con người ta bỗng dưng trở thành phong phú phức tạp mang các giá trị nghịch nhau nhưng đồng nhất. Họ vừa có thể thô bạo hào sảng lại vừa có thể tinh tế ranh ma. Hoặc có lúc tha hóa tụt xuống lưu manh hoặc có lúc thăng hoa vươn lên nghĩa hiệp. Tốt bụng nhân hậu lẫn lộn cùng bạc bẽo dối trá. Với những yếu tính bản năng đặc trưng điển hình như vậy, những người dưới đáy thường lưu giữ được bản lai diện mục vào loại thật nhất của một bộ mặt xã hội trong một thời đoạn nhất định. Tất nhiên với nhà văn, đây chính là quà tặng của Chúa, là một mảnh đất cực kì màu mỡ để họ phát tiết tung hoành cày xới những ấm ức viết của mình. Có lẽ vì thế mà bất kì một nền văn chương đô thị chân chính lành mạnh nào cũng không thể không quan tâm tới lớp người dưới đáy. Và như đương nhiên, cặp tình nhân khét tiếng Tám Bính – Năm Sài Gòn đã sừng sững trở thành một tự hào độc đáo của tiểu thuyết Việt.

Vậy nên có một điều lạ, hơn hai chục năm gần đây, trên văn đàn đô thị ở ta tự nhiên thưa đi, thậm chí vắng hẳn những nhà văn sống ở những thành phố lớn viết về những kẻ khốn nạn ấy. (Những kẻ khốn nạn là chữ của học giả Nguyễn Văn Vĩnh khi ông dịch cuốn Les Misérables của Victor Hugo ra Việt ngữ. Ở thời điểm đó, chữ này được trong trắng hiểu theo nghĩa khốn khóhoạn nạn). Những người dưới đáy chỉ nhếch nhác hiện lên qua lỏng lẻo một vài bộ phim truyền hình hoặc dăm ba phóng sự báo chí có văn mang tính điều tra xã hội học. Những tay lưu manh, những cô gái điếm, các con sen và thằng ở, đám xích lô ba gác của mọi ngóc ngách đường phố đã hoàn toàn biến mất khỏi tiểu thuyết Việt. Văn đàn nồng nặc những nỗi buồn sang trọng, những tình dục ẩm ướt, những “phản tỉnh” vĩ mô. Thỉnh thoảng người ta có viết về “Ô sin” thì cũng chỉ để cười, hoặc giả, để trịch thượng thông cảm. Đơn giản bởi lẽ, người viết luôn nhân văn nhân hậu nhân nghĩa theo tâm thế chủ nhà. Độc giả cố đọc thì cũng mong manh thấy thấp thoáng hình hài “bọn dưới đáy”, nhưng không hề thấy xót xa không hề thấy phức tạp đau đớn, đôi khi lại thấy nhan nhản những xoi mói nông nổi đểu giả. Cố nhiên, do sự phát triển tiến bộ xã hội với hàng loạt thành tựu xây dựng nâng cao con người cả vật chất lẫn tinh thần, càng ngày lớp người dưới đáy ở ta càng mỏng đi, nhưng “đám người nhỏ mọn” (chữ của văn hào vô sản Nga M.Gorki) ví như kẻ cắp chợ Đồng Xuân hay tiếp viên nữ làm mát-xa chẳng hạn thì chẳng bao giờ hết. Hai mươi năm sau đổi mới với nền kinh tế thị trường ồ ạt đô thị hóa, sự phân tầng giàu nghèo đang được các nhà quản lí coi là vấn nạn nóng hổi, thì việc những người dưới đáy bị mất quyền hiện diện trên văn chương quả cũng là một điều day dứt đáng tiếc.

Vài độc giả Hà Nội có tuổi gốc gác nhiều đời cho rằng, tại người viết bây giờ không còn ai ở đáy nữa. Hoặc ở lưng lửng hoặc ở đỉnh. Nhà văn mà là công chức mà là dư dật, thì chỉ quen nhìn cao nhìn xa chứ làm sao mà nhìn thấp nhìn sâu được.

Ý kiến có vẻ nông nổi này, được một số nhà văn trẻ đang sung sức viết về chủ đề tình dục cùng một số lí luận gia mải mê cách tân văn học cho là vừa buồn cười vừa vớ vẩn.

Trần Khôi Việt.
Logged
taisaolainhuvay
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #18 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2008, 10:14:36 am »

Nhưng mà em cực lực phản đối việc đổ tội “làm mất nước” cho “người đẹp”.
Mấy ông vua ăn chơi trác táng, làm chính trị kém, đối xử với dân bạo tàn ... mất nước thì lại toàn đổ tội cho người đẹp là không đúng.

----------------------------------------------------
 Hờ...hờ, thế cho nên thằng Xồm nó mới gọi chú là "Thiên Hà cô đơn", lấy vợ đi đã rồi hãy bàn chuyện nhá! Grin

 Anh nói chú nghe, như một anh bạn của anh, ra đường thì cũng chả đến nỗi nào, gái đẹp chả dám tính "từng đàn" nhưng đang ngồi uống bia mà thích có người rót cũng chỉ cần một cú alô là có 1, 2 em chân dài, váy ngắn đến rót bia, lau bát (xinh đẹp, đàng hoàng nghe! Grin), đệ tử thì thôi rồi, hô một tiếng là cả trăm thằng từ Nam chí Bắc dạ ran, chạy trối chết! Vậy mà, vợ chú chàng đau bụng, đau đầu, buồn chuyện cơ quan hay đơn giản hơn là bị con mèo nó...lườm Grin là chú chàng sợ run như cầy sấy, một điều vâng dạ, năn nỉ ỉ ôi, pha trò, bắt chước Xuân Bắc,...để hòng mua một cái cười, một cái lườm yêu, một câu mắng yêu của vợ đấy!

 Chú nghĩ vì cái gì? Đơn giản là vì man in love, chú nó ạ Grin

 Lấy ví dụ gần hơn thì cô motthoang nhà ta ngang tàng là thế, phong trần cũng chả kém ai nhưng dính tí tình yêu, tình báo vào là anh em ta được xem xanh, đỏ, tím, vàng loạn cào cào ở đây này! Grin

 Tóm lại, cứ có đàn ông là sẽ có đàn bà để đàn ông bị "bắt nạt", giống như đã có trungsy1 nhất định phải có trungsy2 vậy! Grin
hình như anh bạn của bác này họ Trần Roll Eyes Roll Eyes Roll Eyes
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #19 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2008, 08:23:54 pm »


MỘT NỬA Ở ĐÀN BÀ

Trong những gia đình của người Việt, khi một bà mẹ nhân hậu không cần sắc sảo lắm, đôi lúc bị chứng kiến cảnh hai cô con gái dung tục cãi nhau về chuyện tủn mủn tiền nong, thì thường nói “Thôi, im cả đi. Rõ là đồ đàn bà”. Thỉnh thoảng ngoài đường, một vài đàn ông mang vẻ cao đạo trượng phương có thói quen kể lể lèm bèm, cũng hay bị người đời đại loại mắng như vậy. Đương nhiên khi bị coi là “đồ đàn bà”, đám đàn ông sẽ lồng lộn tự ái. Chẳng hiểu ở phụ nữ, câu này có sâu xa làm họ tổn thương hay không. “Đàn bà”, theo từ điển giải thích thì nghĩa nôm na là “Người lớn thuộc nữ giới nói chung”. Nếu đúng thế thì chữ “đàn bà” tuyệt không hề có vẻ xấu. Bởi đơn giản, phía sâu trong của nó luôn tàng ẩn một thiêng liêng người mẹ, một dịu dàng người chị và một tần tảo của người vợ. Không phải ngẫu nhiên mà báo chí ở ta hồi xa xưa quốc ngữ, luôn có hơn một tờ hãnh diện mang măng-sét với tên “Đàn Bà”.

Tuy nhiên, do sự phong phú thăng trầm của tiếng Việt, rất nhiều chữ khi ở một văn cảnh, ngữ cảnh, hoàn cảnh nào đó, nghĩa đã bị ngoặt theo một hướng cheo leo vừa bất thường vừa phi thường. Ví dụ như chữ “người nhà quê” chẳng hạn. Nhiều năm gần đây, cái chữ mộc mạc chân chất ấy hay được bọn người đô thị dùng theo ý không trân trọng, nhất là ở trường hợp một cái hật sự tinh tế văn minh vấp phải một cái cùng cục trì trệ nông thôn bảo thủ. Kẻ viết bài này có một anh bạn nhà văn gốc Quảng Bình, anh là tài năng, hễ cứ đặt bút viết về bất cứ thể loại gì cũng đều thành độc đáo (hiện nay anh đang là một Blogger cực kì hot trên mạng). Anh ra Hà Nội lập nghiệp mới chừng chục năm và đã hơn chục lần mắng những tay Hà Nội gốc là “đồ nhà quê”. Những người ngồi cùng chứng kiến không hề thấy một sự lố bịch một sự hợm hĩnh hay một sự mặc cảm nào cả, mà chỉ thấy một sự chân thành vừa đúng vừa hóm. Một ông nhà quê đặc mà mắng một ông sành sỏi Tràng An là nhà quê thì cũng cảm động chẳng khác gì bà mẹ kể trên mắng hai ái nữ là đàn bà.

Đại thi hào Nguyễn Du từng ngậm ngùi “Đau đớn thay phận đàn bà”. Cuộc đời của một phụ nữ nói chung, do dịch chuyển của tự nhiên mà bỗng thành nhiều khúc. Có khúc là thiếu nữ, có khúc là thiếu phụ rồi có khúc là mẹ của thiếu phụ. (Trong tiểu thuyết Tàu thì các bà mẹ này hay hoành tráng tự xưng là lão nương). Thiếu nữ thì do được nhiều người khác nuôi nên thường hồn nhiên trong trắng nhí nhảnh. Đến thiếu phụ thì đã phải chơm chớm tự nuôi nên đôi chút có xoay xở tính toán phảng phất âu sầu. Đại loại, kể từ khúc thiếu phụ, chất “đàn bà” bắt đầu nảy nở manh nha rồi cùng năm tháng vùn vụt phát triển. Và tới thời “lão nương” thì có cơ tuyệt đối hoàn thành. Nhiều người ham chơi thể thao cho rằng, thiếu nữ thì giống như bóng đá, hầu hết đàn ông đều xúm vào giở cả chân chính kỹ thuật lẫn lắt léo tiểu xảo để tranh giành. Đến thiếu phụ thì giống như bóng bàn, hai bên vất vả tận lực đẩy đi đẩy lại. Còn “lão nương” thì giống hệt chơi gôn, bóng vụt được càng xa càng tốt.

Thật ra ở mức độ nào đó, “đàn bà tính” chính là “nữ tính” được thời gian cô đậm theo chiều hướng có cả tích cực lẫn tiêu cực. Chính vì thế mà đám con gái mới lớn thường bị lừa bán qua biên giới, chứ một khi đã thập thành 28 - 30 tuổi thì toàn chủ động lấy được đại gia. Tuy nhiên, có khôn đến mấy đàn bà cũng chỉ “sâu sắc như cơi đựng trầu” (ca dao Việt). Học giả Phan Kế Bính đã tỉ mỉ liệt kê một số đặc tính rất đàn bà trong cuốn Việt Nam phong tục. “Gian dối, chua ngoa, cay độc, bạc bẽo, hoang toàng, lừa lọc, lẳng lơ, tráo trở, giang hồ, trăng gió, khinh chồng như lợn như gà, rủa con có ngành có ngọn, mắt quằm quặm như diều hâu, mồm toang toác như quạ cái, điêu toa, hớt lẻo, tức tối, ghen tuông, lăng loàn, nghiệt ngã. Lại còn ngu si đần độn, hay ăn làm biếng, ăn chẳng nên đọi nói chẳng nên lời, buôn bán vụng về, nói năng cẩu nhẩu v.v…” (Trang 421 - NXB Văn hóa Thông tin - phần: Tính tình đàn bà). Tất nhiên trước đó cụ Phan cũng cẩn thận điểm xuyết không biết bao nhiêu là tính hay nét đẹp chỉ riêng có ở phụ nữ.

Văn chương của đàn ông, khi bốc đồng a dua theo Kinh Thánh có khẳng định “một nửa đàn ông là đàn bà”. Tuy mồm nói như vậy nhưng trong bụng vẫn ngấn ngầm đó kỵ gia trưởng, coi cái nửa đấy chưa bằng cái nửa của mình. Vậy còn chị em thì sao, liệu cái nửa kia ở phụ nữ có phải là đàn ông. Chưa chắc, hình như cái nửa còn lại đấy vẫn cao quý mang phẩm chất đàn bà.

Trần Khôi Việt
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM