Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 02:04:12 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vận tải quân sự chiến trường K  (Đọc 311328 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #580 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2011, 05:06:04 am »

Xin chào Quân! Xin chúc toàn gia năm mới Nhâm Thìn, phát triển mọi mặt như Long thăng, may mắn hạnh phúc và phát đạt . Có gì mới, thông báo kịp thời nhé. Bây giờ tụi mịnh định cư tại quận 7. Vẫn nghề y, có lẽ cho đến chết.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #581 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2011, 11:24:46 am »

Anh Hưng ơi! Có dịp nào vào lữ đoàn 972 anh hỏi giùm xem tiêu chuẩn nhận cái em (chiến công hạng ba) như thế nào, Vệ ở K gần năm năm đấy, không biết đủ chuẩn chưa, nếu có thì nó trốn nơi mô. Bây giờ mà được nhận thì hay đấy chứ. Anh và vợ chồng Vị hoặc còn ai 685 gần dưới ấy xắp xếp lên nhà ở quận 7 chơi nhé, Vệ Thơ mời chân thành đấy, Nếu lên báo trước để trên này báo cho Đoan và mấy anh quen. Chào anh.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #582 vào lúc: 25 Tháng Mười Hai, 2011, 04:17:27 pm »

CHUYỆN CON NGỰA CỦA TRUNG ĐOÀN BỘ: Không biết từ đâu, khi nào lại xuất hiện một chú bạch mã loại lai ngựa bình nguyên to cao, bụng thon, bờm đứng, lông mịn và có xoáy ở mông. Thường ngày chú chàng tha thẩn tìm cỏ cây trong khuôn viên đơn vị rộng hàng hecta, nhưng đặc biệt trước khu nhà của B5 nơi ở của các Koongtop srây có một vạt cỏ mỡ xanh mướt. Thế là bạch mã đóng đô ở đó. Ngặt nỗi sau khi ăn uống no say mà lại không phải lao động, chú ta tha thẩn với tâm hồn phấn khích và tự do để ra một hình ảnh rất bản năng vốn có của đồng loại gây phản cảm làm cho các chiến sĩ nữ không giám đi qua để ra triền sông tười rau mỗi chiều. Tính sao đây? Theo sáng kiến của phó chủ nhiệm hậu cần là bắt ngựa ta lao động cho giảm bớt thời gian "nhàn cư vi bất thiện". Và một buổi sáng, nhiệm vụ được giao cho hạ sĩ Thanh, đóng ách cho ngựa kéo một rơmooc chở mười vỏ thùng phuy xuống tiểu đoàn 479 khu sân sân vận động Olempic lấy nước về cho B5 nấu ăn và chăn nuôi vì các ống dẫn nước trong khu vực trung đoàn bộ bị vỡ hết do cũ quá, hơn nữa ở xa nhà máy nước nên đơn vị thiếu nước trầm trọng vào mùa khô. Lần đi, xe không tải rất êm đẹp và mát trời, chàng xà ích ngắm nhìn trời đất, huýt sáo một bản dân ca. Nhưng lúc về, nắng lên cao với sức lực chàng trai mười tám tuổi sung sức và cái đầu bắt nóng, khi đi qua khu hậu cần thấy mấy đồng đội nữ đứng túm tụm theo dõi thán phục thì tính Ngựa trong chàng xà ích cũng phát tác, đồng thời để biểu diễn thêm cho hoành tráng.  Khánh vừa la hét vừa vung roi quất vào mông bạch mã bắt chạy mau. Bản thân ngựa, quen ăn chơi, không quen lao động, mà hôm nay bị "ép người quá đáng" nên xảy ra (Phi Mã). Chỗ nào không phi, cứ nhằm thẳng vào chợ bờ sông đang giờ cao điểm. Các bác cứ tưởng tượng  ra tiếng la hét thất thanh, âm thanh đổ vỡ của đồ đạc hàng hóa và sau vó chiến mã là chiến trường tung tóe của khu vực bán đồ gốm, bán thực phẩm tươi sống và đồ thủ công mỹ nghệ. Kết quả, đơn vị phải điều đình bồi thường. Thật họa vô đơn chí - Lợi bất cập hại.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
hungnguyen0360
Thành viên
*
Bài viết: 218


« Trả lời #583 vào lúc: 26 Tháng Mười Hai, 2011, 04:14:25 am »

Anh Hưng ơi! Có dịp nào vào lữ đoàn 972 anh hỏi giùm xem tiêu chuẩn nhận cái em (chiến công hạng ba) như thế nào, Vệ ở K gần năm năm đấy, không biết đủ chuẩn chưa, nếu có thì nó trốn nơi mô. Bây giờ mà được nhận thì hay đấy chứ. Anh và vợ chồng Vị hoặc còn ai 685 gần dưới ấy xắp xếp lên nhà ở quận 7 chơi nhé, Vệ Thơ mời chân thành đấy, Nếu lên báo trước để trên này báo cho Đoan và mấy anh quen. Chào anh.
  Trong CVT các đơn vị phục vụ CT K thì 685,33,684 thì tôi thấy thời gian đề nghị HC cũng như nhau cả thôi.Có lẽ ban CT 684 làm danh sách đề nghị bị thiếu trường hợp của bác, hoặc bị thất lạc như trường hợp của bác Vị phải lấy giấy chứng nhận của đơn vị ra Tỉnh đội Đồng nai làm lại,cũng lấy được cái HCCC hạng nhất bác ạ.
   Thế nào cũng có dịp tôi rủ Vị ghé thăm gđ,tôi thì dễ nhưng Vị xắp xếp thời gian hơi khó.Mấy bữa trước TCCT tổ chức TRI ÂN LIỆT SĨ ở nhà hát Bến thành Tôi rủ Vị đi sớm ghé thăm anh em mình, Vị nhất trí rồi mà đến giờ chót lại thay đổi chỉ có tôi,Đoan,Phượng đi dự cùng anh em Lữ 972.
   Tối qua bác Vinh lữ phó 972 rủ nhậu về xỉn quá ngủ một phát đến 2h30 mới dậy nổi,cũng hên là gặp được nhân chứng sống vụ hơn 100 xe bị PP đốt ở Tà keo cuối năm 79 nhưng ham nhậu chưa hỏi được kĩ,mai hỏi lại làm một bài kết thúc topic luôn rồi chỉ ngồi đọc không viết nữa.
   Tôi cũng đọc mấy topic của bác theo tôi thì những địa danh bên K cái nào mình xài tiếng Việt được thì xài luôn tiếng Việt như Công pông chi năng,Công pông thơm,Xiêm riệp....chắc anh em VMH cũng biết cả và cũng không ai bắt bẻ gì đâu.Cái sân vận động bác nói không phải là sân olimpic mà là sân Stattra hồi ấy gọi như vậy vì nó nằm cạnh chợ stattra còn sân olimpic nằm gần chợ Olimpic cơ.
    Những thông tin bác Quân hỏi tôi chưa nắm được khi nào hỏi được tôi thông tin cho bác.
   
Logged

Ngoảnh mặt nhìn về nơi xa ấy
một khoảng đời thơ lúc tuổi xanh
bạn bè thủa ấy giờ đâu cả
tiếng thơm danh toại đã ai thành
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #584 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2011, 05:57:51 am »

CUYỆN KHÔNG THỂ QUÊN: Ngày ấy, tôi phụ trách công tác theo dõi điều trị của quân y tuyến. Một hôm trung sĩ Đông, quân y C14 xe tải, hớt hải chạy lên quân y trung đoàn báo: Anh Vệ ơi! bé nụ nó tự tử. Tôi hơi hoảng nhưng quan sát vẻ mặt thất thần của Đông, tôi lấy lại bình tĩnh (dù chỉ là vẻ ngoài) rồi cùng Đông chạy xuống đại đội. Tại hiện trường, ngoài sân, Đại đội trưởng Chi và anh em đứng lố nhố bàn tán với vẻ mặt lo âu. Trong phòng ngủ nữ, Nụ thiếp lịm trên giường, mắt ngấn lệ, Vân lăng xăng hoảng hốt. Trên giường, dưới đất hàng chục vỉ thuốc an  thần Sedusen đã lột hết thuốc, một số viên trần còn vung vãi ra ngoài. Tôi ngắt véo da, tát vào mặt, ấn huyệt (nhân trung) cũng không hấy Nụ phản ứng gì. Khám toàn bộ thì không thấy có dấu hiệu rối loạn chức năng sinh lý cơ quan nội tạng, các dấu hiệu sinh tồn rất tốt. Tôi quyết định đánh bài ngửa. Tôi nói: Đông ơi, lấy cho anh chậu nước thật sôi vào đây, miệng nói nhưng tôi nháy mắt để Đông lấy nước lạnh. Xung quanh, anh em trố mắt thắc mắc: Không biết ông quân y trung đoàn giở cái trò gì?
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Hai, 2011, 05:31:00 pm gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #585 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2011, 06:15:39 am »

 Tôi để chậu nước sát mình Nụ và nói: Anh Chi ơi! có lẽ Nụ nó ngộ độc nặng quá rồi, bây giờ nhúng tay nó vào nước sôi này mà không tỉnh thì chắc đi tong luôn. Miệng nói, tay tôi cầm tay Nụ kéo về phía chậu nước. Dù mắt vẫn nhắm chặt nhưng tay cô nàng cưỡng lại (dù yếu ớt). Lúc này tôi suýt bật cười nhưng cố nín và không muốn làm cho Nụ mắc cỡ nên tôi ra y lệnh: Đồng chí Đông, tiêm cho (nạn nhân) một ống Amynazin (là thuốc chống sốc, còn gây ngủ mạnh hơn Seduxen). Đông hoảng thật sự và cãi lại nhưng tôi nhấn mạnh: Đồng chí thi hành y lệnh. Tiếp đó tôi yêu cầu các đồng chí khác giải tán cho nạn nhân nghỉ, Và rồi bốn tiếng sau mũi tiêm, Nụ tỉnh lại, khi xuống nhà ăn ăn tối, gặp tôi, cô nàng bẽn nẽn xấu hổ. Còn ban chỉ huy đại đội thì nói: Chúng tôi chịu ông đấy!
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #586 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2011, 06:37:21 am »

Thưa quí vị, sau đó tìm hiểu về sự cố vừa rồi do xuất phát từ những nguyên nhân sau: Trong Nụ tiềm ẩn sẵn chứng tâm lý bất thường của phụ nữ trẻ (Histeria). Tối hôm trước bị người yêu lạnh nhạt, cộng thêm bị thủ trưởng đơn vị nhắc nhở nên Nụ biểu diễn trò tự tử này cho hả cơn tự ái. Tuy nhiên lúc đầu là dàn cảnh, chỉ uống một hai viên thuốc, còn lại chắc nàng vứt đâu đó, nhưng cứ đà diễn biến tâm lý ấy, Nụ chìm vào trầm cảm và xuất hiện cơn Hiteria thật, làm cho chỉ huy và quân y C14 một phen mệt mỏi. Nhưng nếu người xung quanh thiếu bình tĩnh và quá chú ý quan tâm thì có thể tình trạng của BN xấu đi thật, mà ngược lại phải cứng rắn, thậm chí dùng lời lẽ khiếm nhã tác động thì mới lôi cô nàng ra khỏi vai biểu diễn. cũng qua trường hợp này, tôi có kinh nghiệm hơn trong xử lý những trường hợp tương tự sau này đối với việc cáo bệnh của chị em. Có khi giận dỗi gì.. báo bệnh và nằm vùi. Thủ trưởng đơn vị nhắc nhở về trang phục, báo bệnh, bỏ ăn. Thậm chí cả một tập thể nữ quân nhân tự nhiên khóc cười như phát rồ cùng một lúc thì các anh chị phải tính làm sao? Mình cương là hỏng! Bí quyết rất đơn giản là "dĩ độc trị độc) thì sẽ giải quyết được vấn đề, không cần nhà chuyên môn hoặc thuốc men, mà điều này chính các thủ trưởng quản lý lính gái cũng chưa chú ý. Xin quí vị cho ý kiến...
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #587 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2011, 06:52:17 am »

Anh Hưng ơi! Có dịp nào vào lữ đoàn 972 anh hỏi giùm xem tiêu chuẩn nhận cái em (chiến công hạng ba) như thế nào, Vệ ở K gần năm năm đấy, không biết đủ chuẩn chưa, nếu có thì nó trốn nơi mô. Bây giờ mà được nhận thì hay đấy chứ. Anh và vợ chồng Vị hoặc còn ai 685 gần dưới ấy xắp xếp lên nhà ở quận 7 chơi nhé, Vệ Thơ mời chân thành đấy, Nếu lên báo trước để trên này báo cho Đoan và mấy anh quen. Chào anh.
Ok , tôi sẽ sửa bài theo ý kiến bác. Hồi đó tôi cũng không để ý cái sân vận động đó, anh em B5 hay gọi sân bóng 479, chợ 479(có lẽ gần tiểu đoàn 479). Bác và vợ chồng Vị cố gắng xắp xếp ngày chủ nhật lên trên này, cũng còn mấy anh chị em 685 nữa họp mặt cho vui. Hôm nào rảnh, bác kể cho tôi và anh em nghe cái vụ nổ lựu đạn và có phải Côn bị tai nạn trong vụ này không? Xin chào bác, hẹn gặp lại.
    
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười Hai, 2011, 07:06:19 am gửi bởi vetran » Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #588 vào lúc: 28 Tháng Mười Hai, 2011, 06:20:29 pm »

ANH THƠ viết tiếp:Thời gian công tác tại trung đoàn bộ 685. Tôi nhận thấy, trong ban chỉ huy, mỗi người một phong thái, một tính cách khác nhau, nhưng tôi nhớ rất nhiều, người thủ trưởng liêm khiết, tận tụy, không hề nghĩ gì cho riêng mình ở cuộc sống riêng tư. Trong chỉ huy, lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ thì cứng rắn, kiên quyết, nhưng cũng rất đỗi thấu hiểu tâm lý tình cảm và diễn biến bức xúc tư tưởng của thuộc cấp. Đại tá Huỳnh Cao Sơn. Có những buổi sáng, tôi đi khắp các phòng ban kiểm tra tình hình sức khỏe cán bộ chiến sĩ trong đơn vị. Tới phòng thủ trưởng thì thấy mớ chăn mỏng manh nhăn nheo nhỏ xíu rung bần bật giữa giường. Thủ trưởng sốt suốt đêm mà không muốn làm phiền quân y, trong khi đó cận vụ là hạ sĩ Mậu thì đang tuổi ăn tuổi ngủ, cũng chẳng chú ý gì. Đã nắm chắc căn bệnh sốt rét trở lại dày vò cái thân thể teo tóp của Ông theo định kỳ mỗi tháng nên việc điều trị cắt cơn không có gì phức tạp, nhưng Ông kiên quyết không chấp nhận lới khuyên của quân y là cần đi viện điều trị, buộc tôi phải báo cáo trung úy Tiến trưởng ban hành chính can thiệp thì Ông viện lý do "tình hình bảo đảm hậu cần cho mặt trận diễn biến phức tạp khôn lường" Thủ trưởng không thể vắng mặt lúc này. Tôi báo các chị nuôi quân nấu bát cháo nhiều thịt bồi dưỡng cho ông khỏe, Ông cũng không đồng ý, thâm chí Ông cũng rất ít để Mậu phải đưa cơm về phòng mà thường xuyên tự mình xuống bếp ăn tập thể ăn chung với các sĩ quan khác. Giờ đây Ông đã trở thành người thiên cổ. Cháu xin kính cẩn nghiêng mình trước vong linh chú...
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #589 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2011, 06:46:56 pm »

 Ý kiến của Vetran: Thật vậy! Anh thơ nhận xét về chính ủy Huỳnh Cao sơn chính xác. Mấy năm sau, khi tôi được điều động về Việt Nam công tác, tại trung đoàn 684 - Tân Cảng. Một buổi đang kiểm tra công tác an toàn lao động tại  khu vực cần cẩu trên sân cảng thì thấy dáng Ông xiêu vẹo trên cầu cảng vì hôm nay gió Nam rất lớn. Nhìn bóng thủ trưởng cũ xộc xệch trong bộ quân phục cấp tá cứng queo với cái áo nửa trong nửa ngoài quần vì thân thể gầy gò không tạo được dáng bệ vệ chững chạc như các thủ trưởng khác. Nhìn ông mà tôi cảm thấy ái ngại, cũng là lúc Ông nhận ra tôi. Tay bắt mặt mừng sau ba năm tôi xa thủ trưởng, lát sau tôi được thủ trưởng cho biết: Vừa qua ở quê, bọn đạo Chích đột nhập vét sạch số tiền trợ cấp hưu trí lần đầu của Ông nên không có tiền sửa lại căn nhà trước mùa giông gió miền Trung. Nay thủ trưởng cục vận tải cấp cho Ông ba trăm cân thép sử nhà, và hôm nay Ông xuống cảng để nhận rồi gửi tàu thủy về cảng Đà Nẵng ( Ngày đó trong đầu tôi thắc mắc. Một đại tá, được cấp vài tạ thép, mà sao không cấp cho Ông ở một kho nào đó ở miền Trung, hoặc cấp tiền để về ngoài ầy mua thép?) nhưng hôm nay  con tàu của đoàn Hồng Hà loay hoay từ sáng đến giờ vẫn không cập cảng được do gió lớn thổi thẳng từ phía cảng ra sông Sài Gòn, mà thời đó quân cảng không có tàu lai giắt. Làm thủ tục nhận hàng xong tôi hối thủ trưởng cứ về, chuyện gửi hàng để dưới cảng chúng tôi lo. Nhưng đúng như người đời nói"Cũng một phận người, nhưng sướng, khổ nó có số" vì ông không chịu để phiền lụy đến chiến sĩ. Và tiếp tục ngồi chờ tàu cặp cảng.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM