Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Tư, 2024, 07:33:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vận tải quân sự chiến trường K  (Đọc 311453 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
sapaco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 847


« Trả lời #210 vào lúc: 28 Tháng Mười Một, 2010, 08:33:44 am »

xin chào các bác, xem topic này nhiều nhưng ngại ngùng chưa dám hỏi, sẵn nghe các bác trao đổi việc Ăng ko, mình thấy thế này, Ăng ko là kỳ quan thế giới, do đó giờ mà vào tham quan là tốn hết 20 đô, vé được chụp hình mình in vào vé, có giá trị trong ngày, vé nhiều ngày thì khác, đi tham quan quần thể di tích Ăng ko phải bảo quãn vé cho tốt, nếu làm mất hay để hình bị lem không nhìn rỏ mặt là quay lại mua vé khác ( cảnh sát du lịch xét vé khi đi thăm ) Ăng ko đúng toàn đá là đá nhưng nhiều điều thú vị lắm, bây giờ đi campuchia cần nhất là passport, không tốn làm visa đâu ( lúc trước là 25 đô ) vé xe đi từ TP.HCM - nông phênh: 200.000 đ, tới nông phênh muốn đi đâu thì đi, giá phòng ở Nông phênh, siêm rệp phòng đôi máy lạnh nước nóng 15 đô/ngày ( 12 giờ trưa hôm nay - 12 giờ trưa ngày mai ) ngũ ở gues hour rẻ hơn nhiều, an ninh ở campuchia tốt, nhất là ở tỉnh siêm rệp, ae F 5 còn về tận trận địa phuôn mê lai, kvao... mà không có bị gì dâu, các bác nếu đi được thì cùng ae F5 tháng 12 này đi ( 16 hay 17/12/2010 đi đó ) thân chào các bác
Logged
hungnguyen0360
Thành viên
*
Bài viết: 218


« Trả lời #211 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2010, 01:16:48 am »

xin chào các bác, xem topic này nhiều nhưng ngại ngùng chưa dám hỏi, sẵn nghe các bác trao đổi việc Ăng ko, mình thấy thế này, Ăng ko là kỳ quan thế giới, do đó giờ mà vào tham quan là tốn hết 20 đô, vé được chụp hình mình in vào vé, có giá trị trong ngày, vé nhiều ngày thì khác, đi tham quan quần thể di tích Ăng ko phải bảo quãn vé cho tốt, nếu làm mất hay để hình bị lem không nhìn rỏ mặt là quay lại mua vé khác ( cảnh sát du lịch xét vé khi đi thăm ) Ăng ko đúng toàn đá là đá nhưng nhiều điều thú vị lắm, bây giờ đi campuchia cần nhất là passport, không tốn làm visa đâu ( lúc trước là 25 đô ) vé xe đi từ TP.HCM - nông phênh: 200.000 đ, tới nông phênh muốn đi đâu thì đi, giá phòng ở Nông phênh, siêm rệp phòng đôi máy lạnh nước nóng 15 đô/ngày ( 12 giờ trưa hôm nay - 12 giờ trưa ngày mai ) ngũ ở gues hour rẻ hơn nhiều, an ninh ở campuchia tốt, nhất là ở tỉnh siêm rệp, ae F 5 còn về tận trận địa phuôn mê lai, kvao... mà không có bị gì dâu, các bác nếu đi được thì cùng ae F5 tháng 12 này đi ( 16 hay 17/12/2010 đi đó ) thân chào các bác
Cảm ơn bác,chúng tôi cũng có ý định tổ chức đi thăm K 1 chuyến cho anh em trong C nhưng chưa thống nhất được thời gian mặc dù ai cũng háo hức.Hầu như những điểm đến du lịch thì anh em cũng đã biết cả trừ có prech vihia là chưa đến được,nhưng ai cũng muốn đi một vòng thăm lại những cung đường cũ những bà con quen biết ở các tỉnh bên K.Nhớ lần bị kẹt đường do mưa lũ hết gạo ăn,một gia đình người dân đã cho lúa vào cối giã thành gạo cho chúng tôi có gạo ăn,hay mấy ông chủ quán ăn dọc đường nếu không có quan hệ tốt thì hàng ngàn chuyến vận chuyển của chúng tôi liệu có an toàn ?
 Lúc đầu đi công tác tôi cứ nghĩ nó mà đầu độc anh em lái xe và khách thì không biết hậu quả thế nào nên cứ đến chỗ nghỉ là tôi chui vào bếp,vòng qua vòng lại hay đứng nói chuyện với mấy người phục vụ,lâu dần thành quen.Anh em lái xe quan hệ với dân cũng nhiều nhưng chủ yếu là ở Phnompenh và các thành phố Battambang, xiemriep...tôi còn rất thân với cụ sư già chùa Xiêm riệp,vì chốt của đơn vị có thời gian nằm ở chùa này. chẳng biết bây giờ cụ còn sống hay đã mất .
Logged

Ngoảnh mặt nhìn về nơi xa ấy
một khoảng đời thơ lúc tuổi xanh
bạn bè thủa ấy giờ đâu cả
tiếng thơm danh toại đã ai thành
sapaco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 847


« Trả lời #212 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2010, 12:25:33 pm »

bây giờ khác xưa lắm rồi, nông phênh cũng không ngoài chuyện thay đổi đâu các bác, siêm rệp thì khác xưa rất nhiều nhất là khu vực chợ đêm, dọc lộ 6 bây giờ có những phum có điện ( điện ở ampuchia mắc lắm, nhà chỉ dùng đèn 0.6, ti vi, tủ lạnh cũng thuộc dạng hiếm ở nông thôn ) các bác cứ đi rồi sẽ thấy và biết đất nước campuchia bây giờ, đi đi các bác, nhớ phải có passpore nhe 9 để khỏi phải gặp phiền phức ấy mà )chúc các bác có chuyến đi vui vẽ và tràn ngập tình yêu thương
Logged
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #213 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2010, 07:07:26 pm »

Tiếng là lính Vận tải ,mùa khô nào cũng sang K nhưng tôi chưa vào Angco vát chỉ biết nó nằm ở xiêm riệp,

Anh em bảo nó toàn bằng đá,trong chẳng có cái gì.Tôi cứ nghĩ có nhiều tượng như ở chùa của mình vậy chứ.

  *****************88
  Rất đúng ! ANGKOR VAT , ANGKOR THUM chỉ toàn bằng đá , trong chẳng có cái gì !
Nhưng đấy là nhìn theo cách thông thường , như khi ta vào Chùa Vietnam thôi .

  TOÀN BẰNG ĐÁ : Nhưng là đá CÓ HỒN  ,  bác Thợ máy ạ .
 Bác cố sang K và vào đó đi , chỉ 1 lần thôi rồi bác sẽ hiểu :
   " Ta kính cẩn nghiêng mình , nơi bậc thềm xưa ... đá vỡ ,
                         Dấu u huyền huyễn hoặc thuở vàng son ... "
 Chỉ mới nhìn 1 bậc thềm đá xưa , đã vỡ  mà còn choáng váng đến vậy .
Nhìn cả ngôi đền đồ sộ hoành tráng còn gần như nguyên vẹn này , chắc chắn bác cũng như tôi và như bao người khác lần đầu , sẽ phải sững sờ không dám tin vào mắt mình nữa kia :
 Qui mô quá to lớn , Kiến trúc quá độc đáo , Kiểu dáng quá hoàn hảo , Tỷ lệ cao thấp ngang dọc quá cân đối , Phối cảnh không gian công trình quá hài hòa , Kết cấu quá hợp lý , Sức bền vật liệu bảo đảm ổn định công trình quá tuyệt vời . Thi công xây dựng kiểu công trường thủ công  quá , quá tài tình
 Ngôn ngữ kiến trúc ẩn  tạo ấn tuọng tinh thần linh thiêng quá hiệu quả ( ở giữa những khối kiến trúc huyền bí này , nó khiến bạn thấy sợ . )
Nghệ thuật điêu khắc đá quá tuyệt đỉnh , Ngôn ngữ biểu cảm tổng thể các tác phẩm quá phong phú , đa dạng cuộc sống sinh hoạt lao động đời thường của người Khomer cổ , đủ mặt  dân dã , học giả , sư sãi , vua quan , nghệ sĩ vũ nữ , thánh thần ...
 Hơn 800 tượng vũ nữ Apsara không bức nào giống bức nào .
Nàng nào cũng ngực trần kiêu sa , vòng tay uốn lượn điệu đà , vẻ mặt đắm say ma mị mà thánh thiện, vẫn mỗi nàng 1 kiểu dáng khác nhau .
 Cày ruộng , cấy lúa , đánh cá dệt vải , bán mua , ma chay cưới xin , lễ lạt , hội hè đình đám ...
 Nhà vua cưỡi voi đi trận , giữa 3 quân tháp tùng , uy nghi hào khí lẫy lừng ,nhưng liền kề bên cạnh lại có bức chạm khắc hình vài cô gái trẻ váy áo hớ hênh , tít mắt cười cợt , giằng kéo ve vuốt , trêu ghẹo nhà sư đang thiền ...
Rất nhân văn , rất đời thường , và rất nhiều ẩn ý , khát khao ước vọng của người nghệ sĩ tài ba thầm nhắn gửi lại mai sau , hiện hữu đời đời trên tác phẩm
 Chạm lèo , chạm thông , chạm buông ... của nghệ thuật điêu khắc gỗ  sập gụ , tủ chè , hoành phi câu đối ...VN  , mức độ cầu kỳ chắc cũng chỉ như điêu khắc đá ở đấy thôi
 Phào đơn , phào kép , phào cong , phào lồi , phào trong , phào ngoài . Chỉ buông , chỉ nổi , chỉ chìm ... để trang trí cho các ngôi nhà đại gia thừa tiền , đang xây hiện nay , chắc chắn chưa thể cầu kỳ bằng 1 phần  trần , mái  Angkor dẫu đã quá xa  hơn cả nghìn năm có lẻ ấy ...  CHỈ TOÀN BẰNG ĐÁ , không dùng bất cứ vật liệu gì khác .

 Không thể tin được người xưa chỉ bằng đôi bàn tay trần có thể làm nổi 1 điều kỳ vĩ quá sức tưởng tượng như thế . Đấy là cảm giác của tất cả mọi chủng tộc người hiện đại ngày nay khi 1 lần ghé bước tới đây : ANGKOR của 1000 năm trước .
 Mỗi khối đá xây đền nặng 5 - 7 tấn vuông vức như 1 viên gạch khổng lồ , được khai thác đẽo gọt , mang về ANGKOR từ một nơi cách xa chừng 4 -5 chục km
  Ngay người Khomer cũng chỉ tin là nhờ thần thánh giúp làm :
Trên núi Hồng còn dấu chân Phải , và trên núi Ba khèn trước cổng Tây đền còn dấu chân Trái của Thần để lại từ ngày xây cất công trình tới nay .
 Hai nơi này cách nhau chỉ có ... gần 40 km mà thôi !
 Vâng ! Chỉ có người khổng lồ , mỗi bước chân 40km mới có thể làm được điều ấy Hai vết bàn chân là 1 thông điệp bằng đá .
Người xưa đã tiên lượng và đánh giá đúng sự vĩ đại ngoài tưởng tượng của công trình cho cả ngàn năm sau nữa , nên đã tạc 2 dấu chân này để lại và khoa truyền cho  sự huyền bí linh thiêng  thêm dày đặc hơn nữa cho Đền .( như Hồ Hoàn Kiếm của mình vậy thôi )
 Con cháu Khomer sẽ còn nhớ ơn , kính nể và tự hào về tổ tiên mình giòng giống mình mãi mãi , trong bóng phủ của đền tháp  ANGKOR huy hoàng này .

 Tạo nên huyền thoại song hành cùng chân sử của lịch sử , là cách mà nhiều đấng Quân vuơng của các tộc người cổ xưa đã làm  để củng cố , khẳng định quyền uy và danh tiếng muôn đời cháu con !
  Ấy là bản sắc và lòng tự hào dân tộc không gì có thể pha trộn và đồng hóa .

          Nhưng ... !
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười Một, 2010, 09:52:27 pm gửi bởi svailo » Logged
TrầnĐìnhHải
Thành viên
*
Bài viết: 6


« Trả lời #214 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2010, 08:26:57 pm »

 Ấy là bản sắc và lòng tự hào dân tộc không gì có thể pha trộn và đồng hóa .
[/quote]
Cảm ơn bài viết của bác Svailo. Tuy nhiên cháu thiển ý nghĩa rằng khi nói về sự huy hoàng của Angco vat thì cùng cần nói đến tác đông tiêu cực của nó đối với dân tộc K. Gánh nặng xây dựng đền đài này đã làm suy kiệt sức dân K thời bấy giờ. Cùng với suy thoái bên trong do gánh nặng tiêu tốn của cải, sức dân mà siêu dự án này gây ra là nạn ngoại xâm từ xứ Siem. Hệ quả là sự tồn vong của đất nước và dân tộc K như thế nào trong gần 1000 năm tiếp theo thì các bác đã rõ. Nhìn người mà ngẫm ta, "khoan thư sức dân để làm kế sâu rễ bền gốc", ta phải tri ân bậc thánh nhân của mình.
Logged
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #215 vào lúc: 30 Tháng Mười Một, 2010, 09:17:55 pm »

  Hoan hô Trần Đình Hải !
 Bạn đã đọc được điều mình đã viết :
 KHOAN THƯ SỨC DÂN ĐỂ LÀM KẾ SÂU RỄ BỀN GỐC  !
     Trong mấy bài về Angkor ở topic BẰNG C NGOẠI NGỮ CỦA LÍNH mình đã than :
... Của cải và sức dân , đâu có như lá rừng nước biển , mà phung phí quá nhiều vào đền đài lăng tẩm quá hoành tráng thế để làm gì , không lường hậu quả về sau ? ...
 ... Một dân tộc đã có 1 nền văn minh vàng son đến vậy , mà sao suy tàn đến bạo tàn liên tiếp qua bao thế hệ vậy  là sao ?
 
  Nhưng dẫu sao đó vẫn là 1 di sản đáng giá để lại cho nhân loại
 Như núi xuơng , sông máu  VẠN LÝ TRUÒNG THÀNH  Trung hoa ... phải không bạn ? .
  Chưa chừng - biết đâu : Khiêm tốn hơn chút chút , vài năm nữa Đường tàu siêu tốc HANOI _ SAIGON  #1700 km ,dài nhất thế giới , rồi cũng để đời như ANGKOR !

  ( Để bài viết về ANGKOR ở trên được trọn vẹn hơn , mình xin chua thêm vào cuối bài thêm chỉ 1 chữ : " Nhưng ... ! " )
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Mười Một, 2010, 09:27:54 pm gửi bởi svailo » Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #216 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2010, 01:14:22 am »


Tiếng là lính Vận tải ,mùa khô nào cũng sang K nhưng tôi chưa vào Angco vát chỉ biết nó nằm ở xiêm riệp,

Anh em bảo nó toàn bằng đá,trong chẳng có cái gì.Tôi cứ nghĩ có nhiều tượng như ở chùa của mình vậy chứ.

  *****************88
... không gian công trình quá hài hòa , Kết cấu quá hợp lý , Sức bền vật liệu bảo đảm ổn định công trình quá tuyệt vời . Thi công xây dựng kiểu công trường thủ công  quá , quá tài tình
 Ngôn ngữ kiến trúc ẩn  tạo ấn tuọng tinh thần linh thiêng quá hiệu quả ( ở giữa những khối kiến trúc huyền bí này , nó khiến bạn thấy sợ . )
...
Phục bác Svailơ này luôn.  Chắc bác Svailơ có chuyên ngành ngang dọc gì với kiến trúc xây dựng hay sao mà dùng chữ quá chuẩn quá độc vậy? Nhứt là mấy chữ nhắc tới 2 bộ môn "kinh dị" nhất của ngành: cơ học kết cấu & sức bền vật liệu  Grin?

Quả thật Angkor rất vĩ đại về mặt nghệ thuật tạo hình, chẳng những là niềm hãnh diện cho riêng dân tộc Khmer mà còn là cho cả các dân tộc phương Đông, Angkor đã khiến phương Tây bớt ngẩng cao đầu khi chỉ biết nhìn lên ca ngợi nền nghệ thuật Phục Hưng thế kỷ thứ 17-18, trong khi Angkor đã xây dựng từ thế kỷ thứ 10! Yta cũng đồng ý chuyện đổ tội cho những phí phạm trong xây dựng đền đài Angkor đã làm suy yếu vương quốc Khmer. Ngoài chuyện phung phí ra, theo 1 nhà nghiên cứu Úc cho biết Angkor là một phản thí dụ về môi trường: hệ thống đền đài Angkor đã làm thay đổi đột ngột môi trường sống ở khu vực trù phú đó, làm cho môi trường trở thành khắc nghiệt hơn, hệ thống dẫn nước thiếu hiệu quả khiến thiếu nước ảnh hưởng trầm trọng cho nông nghiệp, dẫn tới thiếu lương thực, mà thực túc binh cường, thiếu ăn mà còn phung phí xây lâu đài thì không trách tại sao bị các lân bang thôn tính. Các bác từng đóng quân ở khu vực này thì biết, đất đai ở vùng này khô cằn và kém màu mỡ hơn khu vực phía Nam biển Hồ.  Trong hồi ký của bác trungs1 khi lật cánh qua Bắc Biển Hồ cũng có lần so sánh thổ nhưỡng vùng Kampông Thơm và Kampong Ch'năng và Puốt Sát.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Hai, 2010, 02:08:14 am gửi bởi yta262 » Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
dksaigon
Thành viên
*
Bài viết: 1027


« Trả lời #217 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2010, 03:10:31 pm »

theo 1 nhà nghiên cứu Úc cho biết Angkor là một phản thí dụ về môi trường: hệ thống đền đài Angkor đã làm thay đổi đột ngột môi trường sống ở khu vực trù phú đó, làm cho môi trường trở thành khắc nghiệt hơn, hệ thống dẫn nước thiếu hiệu quả khiến thiếu nước ảnh hưởng trầm trọng cho nông nghiệp

Ý kiến này rất đáng lưu ý, tuy rằng mình thấy các cánh đồng từ Batdombong qua Siemriep bát ngát chân trời một màu xanh của lúa đến cuối mùa mưa ( tháng 11 ) vẫn còn nước ! Nhìn chung thì cả xứ sở KPC đến nay cũng hầu hết chỉ làm lúa một vụ và hệ thống thuỷ nông cũng được dân KPC chú ý xây dựng và ta thấy đất nước này cũng rất nhiều ao hồ có vẻ là nhân tạo từ xa xưa?

Về ý kiến việc xây dựng đền đài Angkor làm suy kiệt đế quốc Khmer, có thể cũng là một nguyên nhân nhưng chưa hẳn hoàn toàn! Cũng có quốc gia đâu có xây dựng đền đài to lớn gì mà cũng bị diệt vong như Phù Nam...! Cheesy và cũng có quốc gia như Ai cập cũng xây dựng Kim tự tháp đâu kém gì Angkor nhưng cũng đâu có...tàn tạ, nhược tiểu gì quá đáng?  Roll Eyes Thời kỳ xây dựng Angkor là thời kỳ cực thịnh của đế quốc Khmer thì có lẽ sức người thì chủ yếu là nô lệ của các nước khác và của cải chiếm đoạt được để xây dựng đền đài... chứ chưa hẳn chỉ toàn bộ tài lực của Khmer?
Đế quốc Nguyên Mông còn to rộng hơn cả Khmer mà hình như không có đền đài hoành tráng gì nhiều? mà cuối cùng chỉ còn lại như ngày nay!
Khmer cũng vậy từng có lãnh thổ rộng lớn, vậy thì do đâu?... có lẽ câu trả lời dễ hiểu là, với dân số chỉ khoảng vài triệu người lúc đó bằng vũ lực có lúc đã đánh chiếm đất đai, bành trướng lãnh thổ rộng lớn từ Á sang Âu như Mông cổ nhưng cuối cùng không giữ được ! là lẽ tự nhiên, phải đạo thôi! Lãnh thổ hiện nay của Mông cổ và của KPC cũng không quá nhỏ nếu không muốn nói là còn... rộng chán so với dân số chủng tộc của các quốc gia này ! Cheesy và điều đó có khi lại tốt đối với con dân nước họ, xưng hùng xưng bá để phải luôn xung đột, chiến tranh hoặc cứ phải luôn đối đầu với xung đột, chiến tranh mà quá sức mình thì chưa hẳn đã là hạnh phúc !  Roll Eyes
Logged
svailo
Thành viên
*
Bài viết: 1129



« Trả lời #218 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2010, 10:10:34 pm »

 Oh !  Cám ơn Yta262 . Mình viết đại vậy mà hổng dè lại được khen là " Quá độc , Quá chuẩn "  hà hà !
  Cám ơn dksaigon , o_kun Trần Đình Hải đã cùng đồng cảm   luận ANGKOR

 Thực tình ! Mình gửi bài vào topic Vận tải chiến trường K , cốt dụ khị cho bác Thợ máy , máu lên mà đi Angkor 1 chuyến . Chứ để bác ấy mãi ôm khái niệm : " Nó chỉ toàn bằng đá , bên trong chẳng có cái gì " . Thì chắc bác ấy sẽ chẳng còn muốn đi K nữa .

   Các bác " luận ANGKOR " quá hay .
Mình hoàn toàn bất ngờ và rất thú vị  với những vấn đề như thế ấy !
 
 Nhưng quả thật , với địa hình lòng chảo sẵn có ,rất dốc từ Biển Hồ qua Angkor lên tới biên giới Thái ( như miệng chảo ) thì việc trị thủy , bảo đảm ổn định nguồn nước cho cấy trồng và sinh hoạt của 1 triệu cư dân Kinh thành lúc đó quả là quá sức đối với các bộ óc dù đã vĩ đại của quốc vuơng Surijavacman 2 và các cận thần . Họ đã làm BARAI tây ( 4 x 8 km ) và BARAI đông ( 8 x 15 km ) để tích thủy dự trữ , chủ động nguồn nước , nhưng không thành công như việc xây Đền . Chứng cớ là BARAI đông đã bị bồi lấp , tắc nghẽn dòng chảy và biến mất từ rất lâu rồi . Hiện nay khó  còn tìm thấy dấu vết .
 BARAI tây , tuy vẫn còn vì được cải tạo khắc phục liên tục qua nhiều đời , nhưng cũng đã bị bồi lắng nông cạn dần và hẹp lại rất nhiều , tổng lượng nước dự trữ còn không đáng bao nhiêu so với nguyên thủy .

 Xây dựng 1 công trình nhân tạo dù vĩ đại đến đâu cũng vẫn có thể hoàn thành trọn vẹn được . Nhưng chế ngự thiên nhiên thì sức người luôn luôn có giới hạn . Cố tình PHẢN BỘI các qui luật sinh tồn bất biến của tự nhiên vốn được hình thành và ổn định qua hàng tỷ tỷ năm tuổi vũ trụ thì  phải trả giá .
Tự nhiên nổi giận , con người chỉ còn như con ong cái kiến mong manh .
 Khai thác tài nguyên lòng đất , Phá rừng trồng cấy , Đắp đập ngăn sông ...
bất chấp tất cả , chỉ nhằm mối lợi trước mắt , đã gây nên nhiều thảm cảnh cho nhiều quốc gia , trong đó có cả VN .
 Hình bóng tàn phai của đế quốc Angkor oai hùng xưa , còn đó !
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #219 vào lúc: 01 Tháng Mười Hai, 2010, 11:00:24 pm »

 Khai thác tài nguyên lòng đất , Phá rừng trồng cấy , Đắp đập ngăn sông ...
bất chấp tất cả , chỉ nhằm mối lợi trước mắt , đã gây nên nhiều thảm cảnh cho nhiều quốc gia , trong đó có cả VN .
 Hình bóng tàn phai của đế quốc Angkor oai hùng xưa , còn đó !

Bác svailo viết hay lắm! Xem bác viết mà tôi rúng động tâm can. Hình như kẻ sĩ nào cũng đều luống ngậm ngùi khi trông việc xưa mà ngẫm việc nay Undecided

Thiên nhiên đã ưu đãi cho Campuchia và cả Việt Nam ta cái Biển Hồ để chứa nước mùa mưa và chiết lại nước cho đồng bằng sông Cửu Long vào mùa khô. Biển Hồ ngày nay chắc cũng đã cạn bớt, trong khi đó nước đầu nguồn sông Mê-kông đang bị ngăn dòng. Tôi ở Bến Tre nơi hưởng 4 nhánh sông của Mê-kông chảy qua là sông Tiền, sông Ba Lai, sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên cảm nhận rõ mùa khô mỗi năm mỗi khốc liệt, do dòng chảy từ thượng nguồn về yếu nên tình hình xâm nhập mặn mỗi năm một sớm. Có lẽ đó là một trong những lý do khiến dân Bến Tre nghèo: Đó là thiếu nước ngọt mùa khô

Đó chỉ là mới nói về tác hại của các đập thủy điện trên sông Lan Thương thôi. Ngoài ra còn các hiểm họa từ thiên nhiên, từ sự tác động của con người không phải chỉ từ đó!

Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM