Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 03:47:32 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Ngả ba Phum Chùa.  (Đọc 61453 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tranphu341
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2432


« Trả lời #130 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2011, 09:30:25 am »

                 Chào bạn vinh21 . Bạn đã diễn tả đã kể về nỗi khổ và những hy sinh của người lính trong những đợt truy quét Pot thật là đúng ,thật ấn tượng . Các nước khác như Nga , Mỹ vv cũng đi truy quét đối phương nhưng họ được máy bạy lên thẳng và cơ giới hỗ trợ nhiều . Và hơn hết là trang thiết bị, lương thực , thực phẩm rất dồi dào . Chứ ko cơm cục ,cá khô ,muối trắng như mình . Nhĩ lại hồi đó cảnh ấy mà vẫn còn sợ . Embarrassed Embarrassed Embarrassed
                          Chúc bạn luôn vui khỏe !
                         
Logged
dungtrinhsatd1
Thành viên
*
Bài viết: 210


« Trả lời #131 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2012, 08:57:52 pm »

Ở bất kỳ hướng nào, đơn vị nào? Trong chiến tranh BGTN. Mỗi người lính đã đi qua chiến tranh, đều có những kỹ niệm chiến trường khó quên, với bản thân và đơn vị họ.Nhưng cái chung ít ai đề cập đến, đó là nỗi cực khổ của người lính thời ấy. Vinh 21 đề cập về vấn đề này, và xin được chia sẻ ở những cựu chiến binh ngày đó, vì so với hiểm nguy phải hằng giờ hằng ngày đối mặt. Người lính còn âm thầm chịu đựng nỗi khổ sở, trên từng bước đường hành quân, trên từng giờ bám chốt, đói, khát, thiếu thốn, khổ sở, nỗi nhớ nhà!Chiến tranh đâu chỉ là những trận đánh?, là chiến thắng hào hùng! còn biết bao cực khổ, thể xác ,tinh thần, đẩy con người đến giới hạn vô cùng không tưởng nổi! Ai đã từng đi qua cuộc chiến thời đó, mới cảm nhận được những điều này!. Tất cả, đều có sự đóng góp hy sinh của từng mỗi con người nhỏ bé bình thường, mà trước khi khoác lên vai cây súng, họ chưa từng nghĩ mình là như thế! 
  Chào bạn Vinh 21 ,Đọc qua bài này của bạn tôi thấy rất giống như chổ tôi vậy ,nhưng các bạn có ăn cơm vắt chưa ,1 phần cơm 2 phần bắp đỏ chưa ,đến trưa thì cục cơm cứng ngắt ăn không nỗi ,nhưng ráng mà ăn chứ không ăn thì sức đâu mà chiến đấu ,nhưng muối hầm không đủ để ăn cục cơm đó nữa ,huống hồ có gì để ăn ,chúng tôi có mặt trên đất Kampuchia từ tháng 10-1978 trứoc khi giải phóng gần 3 tháng .
  Ngày đó rất cực khổ đôi giày mới phát có 2 ngày thì rớt toàn bộ đế ra chỉ còn lớp vải phía trên ,phải mang dép râu và bọc lớp vải giày xuống để gai khỏi đâm vào chân . Lúc đó không biết bộ phận quân nhu nhận của các nhà máy như thế nào mà toàn bộ chiến trường phát quân tư trang trong chiến đấu đều hỏng hết .
Logged

_Nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất
_có thức đêm mới biết đêm dài
dathao
Thành viên
*
Bài viết: 746


« Trả lời #132 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2012, 09:39:30 pm »

Chào bạn dungtrinhsatd1.
Như vậy tôi và bạn cùng tham gia chiến đấu ở biên giới Tây Nam vào tháng 10/78 nhưng khác địa bàn.Tôi ở hướng Lôc Ninh đi qua K.Còn bạn lại ở hướng Quân Khu 5.
Chổ đv tôi ,khi lên biên giới là bắt đầu ăn cơm trắng ,không còn ăn độn nửa.Khi hành quân tham gia chiến dịch mà không biết chắc có thời gian cho anh nuôi nấu cơm thì đv cho anh nuôi nấu cơm sẳn để vắt cơm cho ae mang theo.Cơm bên trong có rắc muối mè được chúng tôi gói trong một cái khăn mùi xoa.Cột ngang hông suốt trên đường hành quân.Mà lộ 7 thì như các bạn biết đó,đất đỏ bazan.Khi tới nơi mở gói cơm vắt ra ăn,bụi thấm vào bên trong đỏ cả cục cơm vắt y như là xôi gấc.Nhưng không vì thế mà mất ngon,chúng tôi đứa nào cũng vẫn ăn ngon lành.Có lẻ do sức trẻ và đói nên cái gì cũng ngon chăng?
Còn về quân trang thì đv tôi được phát quần áo và giầy tốt lắm!quần áo không biết là vải gì ?Dầy và chắc .Còn giầy thì đúng là giầy TQ.Đế rất bền,vải giầy cũng bền.Dù trong thời gian đó chúng tôi đi bộ rất nhiều,kể cả đi rừng.Không bao giờ giầy được khô vì do lội suối và đi dưới những ruộng nước hai bên đường dò mìn.Vậy mà cho đến cuối năm 79 đôi giầy đó vẫn còn xài được.Mặc dù cũng khá là te tua.
Có lẻ mổi nơi ,mổi đợt bộ đội ta được cấp phát quân trang mổi kiểu khác nhau...!
Logged
dungtrinhsatd1
Thành viên
*
Bài viết: 210


« Trả lời #133 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2012, 07:10:16 am »

  Ngày ấy tôi TNPT năm 1977 năm 1978 là đi bộ đội ngay ,ở Khu 5 không như miền nam có gạo trắng muối mè là quá sang rồi ! bạn có biết thứ bắp đỏ tây nguyên nó cứng như đá vậy ,nuôi quân nấu bếp hoàng cầm vừ sống vừa bay mùi khói ,thời kỳ chưa giải phóng chúng tôi toàn sống ở đướ hầm mới chưa đầy 3 tháng đã xin đổi xẻng để đào hầm lấn đất ,vì giữa mình và Pốt chỉ cách nhau khoảng chưa đầy 100mets ,đồng đội chúng mình đã ngã xuống rất nhiều ở quân khu đông bắc Kampuchia ,đơn vị mình 3 tháng bổ sung 2 lần quân là bạn đã hiểu rồi !
  Sau khi đánh chiếm quân khu đông bắc lực lượng địch dồn về Tây nam ,chính vì vậy quân Pốt ở hướng này rất đông nên Bộ quốc phòng lệnh khu 5 điều cả sư đoàn tăng cường cho Khu 7 ở hướng Xiêm riệp và Battambang giáp giới Thái lan và ở đay chỉ có Sư 5 của quân khu 7 trụ thôi ,và sư 309 quân khu 5 tăng cường nhưng rất vất vả ,vì các bạn đã dồn lực lượng Pốt về ở hướng này ,cả năm 79 cho đến năm 80 vẫn còn đánh dài dài .....
Logged

_Nơi nguy hiểm nhất là nơi an toàn nhất
_có thức đêm mới biết đêm dài
vetran
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1145


Một thời để nhớ.


WWW
« Trả lời #134 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2012, 08:35:34 am »

Chào bác Vinh 21. Tôi là Anh Thơ  Đọc bài của bác, biết bác đóng quân ở Komponcham nên tôi mượn nick của người yêu xưa xin được hỏi :Hồi đó đơn vị bác là quân của F 7, F9 binh đoàn Cửu Long hay của QK 7, ngày ấy bác có biết một đơn vị là trạm 17 thuộc binh trạm vận tải 179 thuộc cục vận tải tổng cục hậu cần không. Tôi ở đó đấy. nhưng đến  năm 1982 tôi được điều động về binh trạm bộ ở Phnompenh. trong thời gian tôi ở đó với nhiệm vụ làm công tác quân y nhận trung chuyển thương bệnh binh về tuyến sau, cũng chỉ xảy ra vài vụ tập kích nho nhỏ. Ngày ấy còn trẻ nên hiểu biết không nhiều nhưng có một lần bị bệnh suýt chết phải đi cấp cứu ở quân y viện 7D - QK7.Đầu năm mới chúc bác và gia đình mạnh giỏi, tôi sẽ theo dõi bài viết của bác và anh em trong VMH.
Logged

Công cha như núi Thái Sơn, nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM