Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 10:34:03 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đông Dương hấp hối  (Đọc 67711 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #10 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2010, 10:33:40 pm »


***

Cái chết của tướng De Lattre đã mở ra một giai đoạn mới của cuộc chiến, giai đoạn thể hiện tình hình sa sút dần dần trên mọi lĩnh vực. Quyền lực về chính trị - quân sự một lần nữa bị tách rời: ông Letourneau, Tổng trưởng phụ trách các Quốc gia Liên kết, giữ chức Cao ủy; tướng Salan làm Tổng tư lệnh quân đội.

Trong vùng châu thổ, nơi mọi thứ đều phải hy sinh để phục vụ việc phòng thủ, quân đội chúng ta đứng trước một hoàn cảnh ngày càng khó khăn. Họ phải chiến đấu chống lại một lực lượng bộ binh vô cùng linh hoạt, ẩn náu ngay trên lãnh thổ của chúng ta, được trang bị ngày càng tốt hơn, ngày càng tinh nhuệ hơn. Lực lượng cơ động của ta thì ngày một bị thu nhỏ về quân số. Lực lượng “cắm tại chỗ” bị tập trung vào những cứ điểm được xây dựng chỉ đủ để chống lại quân du kích trang bị kém, và khó có khả năng cầm cự lại một địch thủ được trang bị nhiều về súng bazooka và đại bác không giật. Tiếp nữa là sự sa sút ngày càng nghiêm trọng hơn về tinh thần, tư tưởng thụ động lan truyền hằng ngày trong quân lính, do những mặc cảm về sự thua kém làm cho họ ngày càng ít thực hiện những cuộc tuần tiễu hơn vào ban đêm chung quanh nơi đóng quân của họ. Sự việc này đã tạo điều kiện cho đối phương có được một sân trống - nhất là vào ban đêm - họ hoàn toàn làm chủ. Những cuộc hành quân “tảo thanh” liên tục và đầy thất vọng không giải quyết được tình hình xấu đi này.

Trên tất cả những vùng lãnh thổ khác, các diễn biến cho dù không bi thảm như trên, nhưng cũng tương tự như vậy. Khắp nơi Việt Minh đã xâm nhập vào, phát triển theo vết dầu loang. Chỉ có ở Nam Bộ và một vài vùng ở Trung Bộ, là có một sự cải thiện tương đối.

Tuy nhiên, Binh đoàn Tác chiến của Việt Minh đã đạt tới quân số 6 sư đoàn (lúc bấy giờ phía Quân đội Nhân dân Việt Nam gọi là đại đoàn - ND), chưa hề chứng tỏ sức mạnh từ khi kết thúc trận đánh Hòa Bình. Bộ Chỉ huy Pháp luôn luôn nghĩ rằng họ đang chuẩn bị cho một cuộc tiến công về phía vùng châu thổ.

Mùa thu năm 1952, ở vùng Thái Nguyên, Binh đoàn này xuất đầu lộ diện. Bất ngờ vào giữa tháng 10, một cuộc tiến công ồ ạt vào căn cứ Nghĩa Lộ1 (tình báo của ta không kịp phát hiện) mở màn cho các hành động quân sự quyết liệt theo một hướng mới: thượng lưu sông Mê Kông. Sau khi chiếm Nghĩa Lộ, phần lớn lực lượng Việt Minh (sư đoàn 308, 312 và 316) xuyên thủng một chiến tuyến nhỏ mà chúng ta định dựng lên dọc theo sông Đà, chia quân đội chúng ta làm đôi, đẩy lui một nhóm chạy về Lai Châu, nhóm kia chạy về Nà Sản. Lực lượng của chúng ta tổn thất và mệt mỏi, tập trung về quanh các sân bay, để có thể được tiếp tế và nhận thêm viện quân. Các cứ điểm được xây dựng một cách vội vã.

Cuối tháng 11, lực lượng Việt Minh tập trung quanh Nà Sản, mở cuộc tiến công. Sau một trận đánh 4 ngày (29 tháng 11 đến 2 tháng 12), họ chịu nhiều tổn thất, ước tính khoảng 7000 người bị loại khỏi vòng chiến, đã không chiếm được cứ điểm này. Chiến thắng ở thế phòng thủ này đã giúp chúng ta có được ba tháng nghỉ ngơi.

Vào cuối tháng ba, binh đoàn chiến đấu của Việt Minh lại hướng về Luang Prabang. Họ chiếm được Sầm Nưa, và lực lượng trấn giữ, do rút lui quá trễ, một phần lớn đã bị bắt làm tù binh, hoặc bị tiêu diệt khi rút chạy. May mắn là do không chuẩn bị đủ trang thiết bị tiếp tế và mùa mưa gần kề, nên Bộ Chỉ huy Việt Minh không thể đẩy xa cuộc tiến công đến cùng. Họ dừng lại vào cuối tháng tư ngay trước những trận địa vừa được gấp rút dựng lên ở Luang Prabang, cánh đồng Chum. Không mạo hiểm tiến công tiếp nên họ rút Binh đoàn Tác chiến về vùng tập kết tại châu thổ.

Họ không tới được sông Mêkông, nhưng đã tới rất gần, thiết lập được những bàn đạp tạo cho họ những ưu thế chiến lược quyết định cho các chiến dịch sau.

Việc này cũng cho thấy, dù thế nào đi nữa, vùng đồng bằng sông Hồng không còn là “cái chốt cửa của vùng Đông Nam Á”, vì nó có thể bị vặn một cách dễ dàng2.

Vượt ra khỏi khuôn khổ của nước Việt Nam, chiến tranh đã chuyển qua giai đoạn “chiến tranh Đông Dương”. Sự thay đổi này đã làm cho chúng ta hoàn toàn bị bất ngờ.

Chúng ta chưa tiên liệu một cách nghiêm túc, trước tháng 10 năm 1952 (thời điểm khởi đầu của cuộc tiến công vào vùng dân tộc Thái và Thượng Lào), là Việt Minh có thể một ngày nào đó mở những cuộc tiến công lớn như vậy bên ngoài vùng châu thổ sông Hồng. Do đó, đã không có một sự chuẩn bị nào trong tất cả các lĩnh vực để đối phó như các trang thiết bị tiếp hậu cần, hệ thống đường xá và sân bay) cũng như không có bất cứ một biện pháp phòng ngừa nào. Đặc biệt là không có một sự chuẩn bị nào để có thể ngăn chặn bất cứ một hành động lớn của đối phương, trước khi nó trở nên nguy hiểm trong vùng từ Đà Nẵng đến Vũng Rô.

Sự chuyển biến này của cuộc chiến đã có những tác động trên trường quốc tế. Nước Xiêm cảm thấy bị đe dọa trầm trọng và sẵn sàng kêu gọi sự trợ giúp của Liên Hiệp Quốc. Chúng ta đã can ngăn họ làm điều này, có thể đây là một sự sai lầm. Tại vì lời kêu cứu có thể đặt hai phía: một bên là Liên Xô và Trung Quốc, còn bên kia là Mỹ và Anh trước những trách nhiệm của họ, có thể mang lại một giải pháp cho vấn đề Đông Dương, hoặc ít nhất là ngăn cản tái tiếp tục cuộc tiến công của họ vào Lào năm sau.

Trong việc tổ chức các lực lượng, đây là một giai đoạn đình trệ tiếp theo sau những gì mà thống chế De Lattre đã thực hiện. Quân số và số lượng các đơn vị quân Viễn chinh đã giảm sút3. Các lực lượng Quân đội Liên hiệp tăng đáng kể nhưng chỉ ở những quy mô nhỏ. Nếu tổng số quân của chúng ta đã tăng đôi chút kể từ khi thống chế De Lattre ra đi4, thì sự gia tăng đó lại phải trả giá bằng một sự sút giảm về chất lượng, do sự giảm sút tỷ lệ số khung lính Pháp so với tổng thể5.

Cuối cùng và đây là điều nghiêm trọng nhất - các lực lượng cơ động của chúng ta đã không có sự thay đổi6, làm cho Binh đoàn Tác chiến của ta ngày càng yếu kém so với Binh đoàn Tác chiến đối phương.

Chỉ mặt hậu cần, những tiến bộ đáng kể mới được thực hiện. Một sự kiện hàng đầu đã xảy ra, có khả năng tạo được ảnh hưởng rất lớn cho cuộc chiến về sau. Dưới sức ép của những thất bại tại Trung Quốc và nhất là tại Triều Tiên, nước Mỹ sau năm năm chậm trễ đã ý thức được sự bành trướng của Chủ nghĩa Cộng sản trong vùng Đông Nam Á. Nhận thức này khiến họ phải thay đổi quan điểm. Cuộc “chiến tranh thuộc địa” vô đạo được họ biến thành một thánh chiến chống lại Chủ nghĩa Cộng sản. Sau nhiều năm mong muốn chúng ta thua trận, họ đã quyết định giúp chúng ta về mặt tài chính và trang thiết bị, tạo điều kiện cho việc hiện đại hóa quân đội Viễn chinh, nhất là việc tăng cường các lực lượng Quân đội Liên hiệp Pháp.

Bên cạnh những điểm thuận lợi kể trên, viện trợ của Mỹ lại tạo ra rất nhiều điểm yếu rất nghiêm trọng.

Đầu tiên là nó đưa quân đội ta đi vào tình trạng nặng nề. Được nhận miễn phí các trang thiết bị chỉ thích hợp với chiến tranh quy ước, chúng ta đã vin vào cớ đó để tiết kiệm ngân sách và không chịu nghiên cứu để có được những thứ thích hợp với cuộc chiến tranh linh hoạt, nhiều biến dạng ở Đông Dương.

Nhưng mối hiểm họa lớn nhất của viện trợ Mỹ là chính trị. Nếu chúng ta không có được sự cam kết chính thức, thì nguồn viện trợ này sẽ tạo điều kiện cho Mỹ can thiệp ngày càng sâu vào công việc của chúng ta. Ảnh hưởng của Mỹ lên các Quốc gia Liên kết sẽ dần dần thay thế ảnh hưởng của chúng ta. Chúng ta đã phải đối mặt với tình thế ngược đời: chấp nhận viện trợ của Mỹ, chúng ta chắc chắn sẽ mất Đông Dương, cho dù chúng ta có chiến thắng. Đây là bi kịch của đường lối chính trị của chúng ta.
_____________________________________
1. Một cuộc hành quân đánh vào phía sau quân Việt Minh được thực hiện xuất phát từ vùng đồng bằng, hướng về nút giao thông Yên Bái (cuộc hành quân “Lorraine”). Nó phá hủy được một vài kho dự trữ, nhưng không gây được một ảnh hưởng gì đến cục diện tổng thể của chiến trường. Chúng ta cuối cùng bị bắt buộc phải rút lui trong những điều kiện hết sức khó khăn mà không đạt được mục tiêu đề ra.
2. Việt Minh đã có kế hoạch xây dựng một con đường chiến lược đi ngang qua Yên Bái và Sầm Nưa, tiến đến sông Mêkông qua Paksane.
3. Tổng tư lệnh quân đội Pháp đã phải chịu sức ép của Chính phủ giảm quân số lực lượng Viễn chinh từ 190.000 người xuống còn 174.000 người.
4. Sự gia tăng quân số của các đơn vị Liên hiệp và các đơn vị bổ sung tạm thời cao hơn sự cắt giảm của lực lượng Viễn chinh.
5. Hậu quả của việc chuyển các lực lượng Viễn chinh sang các lực lượng quân đội Liên hiệp.
6. Trong khoảng thời gian giữa nhiệm kỳ của thống chế De Lattre và thời điểm tôi đến nhận công tác, số lượng các binh đội cơ động không có gì thay đổi.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #11 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2010, 10:35:34 pm »


BẢN TỔNG KẾT TÌNH HÌNH VÀO THÁNG 5 NĂM 1953

Trên đây là hình ảnh của quá khứ, mà tôi phải nhận lãnh như một di sản hết sức nặng nề. Sau đây là bản tổng kết về tình hình Đông Dương vào thời điểm tôi nhận quyền chỉ huy.

Đây không phải là một việc dễ dàng. Sau bảy năm chiến tranh, rất nhiều vấn đề làm cho bản tổng kết này đen tối, cả quân sự cũng như chính trị. Có những quan điểm đã được khẳng định - dù đúng hay sai - mà người ta tìm cách bênh vực bằng mọi giá, những trách nhiệm mà người ta muốn che giấu, những quyền lợi đủ loại, hợp pháp hay không hợp pháp mà người ta muốn duy trì.

Bầu không khí ở Pháp

Những dữ liệu đầu tiên của bản tổng kết này phải được tìm ở Paris. “Không khí” ở Pháp là một yếu tố rất quan trọng, ít nhất là cũng ngang bằng với những gì tôi thấy được tại chỗ.

Về mặt tinh thần, bầu không khí thật là khủng khiếp: bên cạnh sự chống đối thường xuyên của Đảng Cộng sản Pháp, đã thể hiện công khai từ khi chiến tranh mới bắt đầu, không khí còn bị đầu độc bởi “vụ án tướng lĩnh”, tiếp đó đến vụ “buôn lậu tiền Đông Dương” đang gây ầm ĩ trong dư luận.

Không khí chính trị nói chung là sự thờ ơ. Những thảo luận lớn ở Nghị viện về tình hình Đông Dương chỉ diễn ra với khoảng từ 50 đến 100 dân biểu. Một số ít nhà hoạt động chính trị còn quan tâm đến chiến tranh không phải vì hệ quả của nó đối với các cuộc tuyển cử, thì lại mơ hồ hoàn toàn về mục đích của cuộc chiến tranh đang tiến hành ở Viễn Đông. Không khí bao trùm là một sự bi quan do sự thiếu ý chí, tư tưởng chủ bại có hệ thống, và nhất là do sự quan tâm đến tình hình chính trị ở Chính quốc hơn là sự đánh giá chính xác về các vấn đề ở Đông Dương. Những việc diễn ra ở Đông Dương rất ít được biết đến, thậm chí bị hiểu sai ở Paris. Những bản báo cáo của các đoàn công tác Quốc hội, dù rất nhiều, nhưng cũng chỉ xoay quanh những điểm chung chung hoặc nhắc lại toàn những chuyện xoi mói.

Các vị chỉ huy quân sự hàng đầu biết rõ tình hình thực tế nhưng đối với họ, chiến tranh Đông Dương là một trở ngại cho việc tái tổ chức lại quân đội Pháp ở châu Âu. Đây là một gánh nặng họ mong muốn gạt bỏ càng nhanh càng tốt.

Đối với tất cả “những nhà lãnh đạo” chính trị và quân sự này - những người lãnh đạo đất nước qua bảy năm chiến tranh nhưng vẫn không biết cách huy động toàn lực cho cuộc chiến mà cũng chẳng biết làm cách nào để đưa đất nước thoát ra - đã xem Đông Dương như là một vấn đề cần phải thanh lý. Họ xem nó là một “ngõ cụt”, một “tổ ong”, một “mớ bòng bong”. Họ muốn “đi ra khỏi nó”, nhưng chưa thống nhất với nhau về chính sách, cũng như chiến lược để có thể đi đến sự kết thúc này.

Một số người thống nhất việc kéo dài chiến tranh thêm một thời gian ngắn nữa để thực hiện cố gắng cuối cùng và có giới hạn, nếu sự giải quyết đó không quá tệ hại. Một số người khác nghĩ rằng nên tiến hành ngay lập tức và làm thế nào cũng được.

Khuynh hướng thứ hai này đang còn là một thiểu số - ít nhất là theo bề ngoài - nhưng không lâu sau đó, nó sẽ lại chiếm ưu thế. Vài tuần sau, thất bại trong cuộc bỏ phiếu tín nhiệm ông Mendès France đã thể hiện điều đó. Ông là người được phái “hòa bình bằng bất cứ giá nào” tin cậy1.

Khuynh hướng này tương ứng với một trào lưu tư tưởng ngầm mà không một chính phủ nào tìm cách sửa đổi. Chiến tranh Đông Dương không phải là chiến tranh của quốc gia. Đó là một công việc xa xôi, do một đạo quân nhà nghề tiến hành, trong khi đất nước không hiểu được ý nghĩa, cũng không dự vào.

Tôi phải nhìn nhận như nhiều người đã nói rằng, nếu ở Đông Dương tôi gặp những khó khăn nghiêm trọng, thì tôi sẽ không thể dựa vào, trong mọi trường hợp, một hậu phương vững chắc ở Pháp.
______________________________________
1. Số lượng đại biểu quốc hội được xem như ủng hộ một nền hoà bình với bất cứ giá nào là 301/627.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #12 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2010, 10:39:40 pm »

Tình hình chính trị ở Đông Dương

Đây là tình hình tôi nhận thấy khi đến Đông Dương. Tôi chỉ phân ra hai mặt chính trị và quân sự để đễ trình bày, còn trên thực tế chúng có quan hệ mật thiết với nhau.

***

Về mặt chính trị, Việt Minh là một Nhà nước có thực lực. Quyền lực trực tiếp của họ, trên thực tế trải rộng hơn một nửa nước Việt Nam. Họ còn có thêm một loại quyền hành trong bóng tối đối với những vùng do ta kiểm soát, vô hiệu hóa quyền lực của chúng ta, tạo điều kiện cho họ có được nguồn hậu cần bổ sung rất là quan trọng. Họ thu thuế, chiêu mộ quân lính, rút được một phần lớn gạo, muối, vải vóc mà họ cần; họ tìm mua được những chiếc xe đạp sẽ giúp họ rất nhiều trong hệ thống tiếp tế, hậu cần, các loại dược phẩm cần thiết cho công tác y tế, pin điện họ dùng để khởi động ngòi nổ mìn giết chết quân lính của chúng ta.

Tại Lào và Campuchia, các lực lượng ủng hộ Việt Minh kiểm soát những vùng lãnh thổ rộng lớn, ảnh hưởng trong nước của họ đủ mạnh để gây khó khăn cho các chính phủ ủng hộ chúng ta.

Sức mạnh to lớn của Việt Minh nằm trong sức mạnh huyền thoại của dòng giống người Việt, lòng yêu nước và nhất là ý thức xã hội mà họ đã xây dựng được. Họ vừa dựa vào công tác tư tưởng - một kiểu “nhồi sọ” rất hiệu quả của cộng sản, vừa biết cách làm một số người phải khiếp sợ họ1.

Áp đụng nguyên lý của Lénine: “Khi chiến tranh không thể tránh được, thì phải huy động tất cả sức mạnh của quốc gia”, chính phủ Việt Minh đưa cuộc chiến vào tất cả các lĩnh. vực chính trị, tư tưởng, kinh tế, xã hội và quân sự - tạo ra một động lực hết sức mạnh mẽ. Trung thành với lý thuyết của Mao Trạch Đông, đã nói ngay từ năm 1934: “Không có nhân dân thì chúng ta sẽ không là gì cả”. Họ đã tiến hành chiến tranh tổng lực, chiến tranh của toàn dân, không chỉ là của riêng quân đội. Quân đội ở trong nhân dân, như một câu ngạn ngữ đã nói: “Quân với dân như cá với nước” hay “Chỗ nào có một người lính chiến đấu, thì nơi đó phải có mười người dân ủng hộ”.

***

Bức tranh về phía chúng ta hoàn toàn khác. Chưa bao giờ chúng ta có được một sự liên tục về mặt nhân sự. Từ 17 năm qua, đối đầu với một nhà lãnh đạo chính trị duy nhất là ông Hồ Chí Minh và một nhà lãnh đạo quân sự duy nhất - Đại tướng Giáp là 19 chính phủ kế tiếp, cùng với 5 nhà lãnh đạo chính trị ở Đông Dương2 (ông Dejean là người thứ 6) và sáu tư lệnh quân đội3 (tôi là người thứ 7).

Chúng ta cũng chưa bao giờ có được một đường lối chính trị nhất quán. Nói cho chính xác, chúng ta chẳng hề có đường lối nào. Trở lại Đông Dương, sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, mà không ý thức được những thay đổi đã xảy ra trong thời gian chúng ta vắng mặt, lúc ban đầu ta đã tìm cách tái lập nếu không muốn nói là chế độ thuộc địa, thì ít nhất cũng là một cái gì đó gần như vậy mà chúng ta chưa xác định rõ ràng. Ý đồ đó, không đếm xỉa gì đến thực tế, đã sớm bị phá vỡ trước những khó khăn về chính trị và quân sự, và trước thái độ “chống chế độ thực dân” của người Mỹ.

Vì thế chúng ta đã chuyển sang một khái niệm với một công thức quyến rũ: “Độc lập của các Quốc gia Liên kết trong khuôn khổ khối Liên hiệp Pháp”. Nhưng đây mới chỉ là một công thức thôi. Nó bao gồm những khái niệm rất mơ hồ và khác nhau hoàn toàn, tùy theo mức độ nhấn mạnh của các Quốc gia Liên kết vào nền độc lập của họ hoặc là vào sự liên hệ của họ trong khối Liên hiệp Pháp.

Đối với một số người, sự thật duy nhất được chấp nhận phải là nền độc lập. Liên hiệp Pháp chỉ là một cái nhãn để che dậy sự ra đi của chúng ta, tạo điều kiện cho sự ra đi trong danh dự nước Pháp. Đây là quan điểm của tất cả những người Việt Nam quốc gia đã không đi theo Việt Minh vì họ không phải là cộng sản, nhưng họ cũng không chịu về với phe ta, hoặc ít nhất là họ chỉ về với phe ta nếu quân đội chúng ta có cơ may giành thắng lợi. Và cũng là quan điểm của rất nhiều người Việt Nam, về mặt chính thức họ đứng về phía chúng ta, nhưng lại mong rằng khi chiến tranh chấm dứt, chúng ta phải ra đi. Đó cũng còn là quan điểm của những người lãnh đạo Lào và Campuchia lúc bấy giờ. Và cuối cùng đó là quan điểm của người Mỹ. Người Mỹ cũng không từ bỏ một dịp nào để biểu lộ sự đồng tình của họ đối với các Quốc gia Liên kết và làm cho những quốc gia này tin rằng một khi đòi hỏi vượt quá sự nhượng bộ của người Pháp thì họ sẽ có sự hỗ trợ từ người Mỹ.

Quan điểm còn lại tập hợp tất cả nhưng người muốn Pháp phải ở lại Đông Dương và khối Liên hiệp Pháp là một thực thể vững chắc. Quan điểm này đưa đến việc giới hạn nền độc lập của các Quốc gia Liên kết. Những người ủng hộ nó, trước hết là những người Pháp, cho rằng mọi cố gắng, hy sinh của chúng ta không thể dẫn đến một sự ra đi hoàn toàn. Ngoài ra còn một số người của các Quốc gia Liên kết được đào tạo ở các trường học và quen với thực tế về quyền lực, quản lý của ta. Theo những người này thì quốc gia của họ không có khả năng tồn tại một mình, nếu không có sự giúp đỡ của một cường quốc; họ mong muốn rằng cường quốc đó vẫn là nước Pháp, nước đã có mối quan hệ với họ từ một thế kỷ nay, qua đó đã hình thành một nền văn hóa chung.

Giữa hai quan điểm nói trên, nước Pháp chưa bao giờ chọn lựa cho mình một quan điểm nào. Xuất phát từ khái niệm quyền lực độc đoán và tập trung của khối Liên hiệp Pháp, rất gần với quan điểm “thực dân” xa xưa. Quan điểm này, dưới sức ép của các diễn biến, chỉ được biến đổi sang một quan điểm linh hoạt hơn mà bản tuyên ngôn ngày 3 tháng 7 năm 19534 đã thể hiện. Thực ra bản tuyên ngôn này mang tính lý thuyết nhiều hơn là thực tế, vì nó chỉ nêu lên những nguyên tắc, khi đi vào thực tế còn rất nhiều khó khăn phải giải quyết.
_________________________________________
1. Người ta ước lượng 12 trên tổng số 20 triệu người Việt Nam sống dưới sự kiểm soát của Việt Minh.
2. Đô đốc D’Argenlieu, ông Bolaêrt, ông Pignon, tướng De Lattre, ông Letourneau.
3. Tướng Leclerc, tướng Valluy, tướng Blaizot, tướng Carpentier, tướng De Lattre, tướng Raoul Salan.
4. Ngày 3 tháng 7 năm 1953, Tổng thống Pháp Laniel đã gỉn “một tuyên bố long trọng” đến các đại diện của ba Quốc gia Liên kết tại Paris. Nước Pháp thông báo ý muốn “trả hết nền độc lập và chủ quyền” cùng những thẩm quyền mà nước Pháp còn giữ cho họ. Nước Pháp mời họ, cũng nhằm mục đích này, tham gia vào những cuộc thương lượng trên các lĩnh vực kinh tế, tài chính, pháp lý, quân sự và kinh tế.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #13 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2010, 10:41:39 pm »


***

Một điểm yếu khác về thế đứng chính trị của chúng ta xuất phát từ sự chia rẽ ngay trong phe chúng ta, trên mọi lĩnh vực.

Chia rẽ ngay trong nội bộ từng Quốc gia Liên kết. Nước Việt Nam là một tập hợp những vùng đất, những đảng phái, những dân tộc, những đạo giáo và bè phái, không gắn chặt với nhau bởi một tinh thần thật sự quốc gia. Nước Lào chỉ là một thực thể chính trị mới, không thật đoàn kết với nhau, và bên trong những phe nhóm chống lại Việt Minh lại có những nhóm thù địch nhau. Ở Campuchia, những lãnh chúa phong kiến - thực chất là tướng cướp hơn là lãnh chúa - đã vô hiệu hóa quyền lực hoàng gia.

Tiếp đến là sự bất đồng giữa quyền lợi của những người Pháp, muốn đặt một số giới hạn cho sự độc lập của các Quốc gia Liên kết, với nguyện vọng của những nhà nước này muốn được độc lập hoàn toàn.

Cuối cùng là khác nhau về quan điểm giữa chúng ta với những nhà bảo trợ người Mỹ; họ hỗ trợ chúng ta vì ta đang nắm một khu vực chủ yếu trong kế hoạch của họ: hòng ngăn chặn Chủ nghĩa Cộng sản ở vùng Đông Nam Á, nhưng họ lại không ủng hộ việc duy trì các nước Việt Nam, Lào và Campuchia trong khối Liên hiệp Pháp, mà họ xem đây vừa là một tàn dư của “chế độ thực dân” vừa là một trở ngại cho ý đồ của họ.

Đối đầu với một đối thủ hoàn toàn thống nhất về mặt chính trị, năng động và kiên quyết bằng mọi cách đạt những mục đích rõ ràng, là một mặt trận không thống nhất của chúng ta cùng những hướng đi không rõ ràng, thậm chí còn mâu thuẫn lẫn nhau, hoàn toàn không có một sự kiên định nào cả. Như một sĩ quan đã viết trong bản báo cáo: “Chúng ta dựa vào tất cả những gì đang chết dần đi: tập quán cũ, người già yếu, trong khi Việt Minh hoạt động dựa trên cơ sở những gì đang được sản sinh và lớn mạnh: khát vọng, đam mê với những con người ở tuổi thanh xuân”.

***

Lối sống khác nhau của giới lãnh đạo của hai phe đã thể hiện rất rõ tình trạng này.

Về phía Việt Minh, một thủ đô bí mật ở một nơi nào đó trong rừng rậm vùng Tây Bắc Hà Nội, gần với biên giới Trung Quốc, chỉ là vài cái chòi lá được canh giữ hết sức cẩn mật, được di chuyển liên tục để tránh bị phát hiện và không quân ta ném bom. Trong cái “thủ đô” ấy, một bộ máy nhà nước chỉ gồm có vài chục người, sống một cuộc sống khắc khổ của những tu sĩ, cuộc sống năng động và bí mật của một Tổng hành dinh trong chiến tranh.

Còn về phía chúng ta, là một thành phố to lớn, đông đúc khách thập phương qua lại, với những sòng bạc, công việc kinh doanh, hối lộ và những thủ đoạn chính trị lộ liễu; những cuộc tiếp tân xa hoa, những buổi tiệc với rượu xâm banh, với phụ nữ mặc quần áo dạ hội; một ngoại giao đoàn rực rỡ nhưng rảnh rỗi; những chuyến tham quan liên tục, du lịch có, làm ăn tư lợi có của những nhà ngoại giao, những ngài Bộ trưởng, đại biểu Quốc hội từ các nước, có phu nhân đi kèm; cùng một giới báo chí thảo luận rôm rả tất cả mọi vấn đề và làm lộ tất cả các bí mật.

Một bên là Việt Minh đang thực sự tiến hành chiến tranh. Còn một bên là quân đội của chúng ta đang đơn độc trong những trận đánh đẫm máu và khốc liệt, trong khi đó chung quanh nó lại diễn ra một cuộc sống nhàn hạ, vô lo của thời bình.

Sau một cuộc viếng thăm Đông Dương, vào tháng 5 năm 1953, đối thủ đã từng thất cử chức Tổng thống Mỹ của đại tướng Eisenhower, ông Adlai Stevenson, mô tả sự hỗn tạp trong hàng ngũ của chúng ta như sau: “Tôi có nghe nói một vài nhà kinh doanh Pháp cho rằng họ có được những món lợi nhuận kếch sù đến nỗi họ chỉ mong chiến tranh kéo dài; sự lo ngại về một cuộc can thiệp của Trung Quốc đã làm đóng băng ước muốn đi đến thắng lợi cho cuộc chiến tranh này; ở Paris cũng như ở Sài Gòn nhiều người Việt Nam đang rất lo lắng về việc duy trì tàn tích của chủ nghĩa Thực dân Pháp hơn là về mối hiểm nguy của đế quốc Cộng sản; vấn đề uy tín quốc gia và quyền lợi thương mại cho tương lai đã ngăn cản giới cầm quyền Pháp tiến hành những biện pháp để trấn an Việt Nam; căn bệnh không hoàn toàn nằm tại Sài Gòn, nơi tiếng nói của vùng châu Á được kêu gào một cách mạnh mẽ và khẩn thiết, mà là tại Paris xa xôi, với các chính phủ thiếu kiên định và đang quan tâm nhiều đến Châu Phi”.

Bức tranh trên chưa thật đầy đủ vì chưa ám chỉ tới mớ lý sự “bát nháo” do các đồng hương ông Stevenson đưa ra cho các nước liên kết bằng giọng lưỡi mị dân “chống đế quốc”, với thái độ ngạo mạn muốn áp đặt quan điểm của họ về những vấn đề họ gần như chẳng hiểu chút gì, cộng với thói vô liêm sỉ quen thuộc của họ: “Hãy biến khỏi đó để bọn tao nhảy vào”.

Ông Stevenson kết thúc bằng một câu đầy sâu sắc: “Có lúc tôi tự hỏi, liệu người Mỹ có thể chấp nhận chiến đấu và chết trong những điều kiện như thế được bao lâu”.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #14 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2010, 09:57:07 pm »

Tình hình quân sự

Tình hình quân sự sau bảy năm chiến tranh đã chịu ảnh hưởng bởi các điều kiện địa lý, sắc tộc ở chiến trường Đông Dương và những diễn biến chính trị tôi vừa mô tả ở trên.

***

Hình thái qua đó cuộc chiến tranh đã diễn ra có các đặc tính mà những người không tham dự không thể tưởng tượng nổi. Nó không giống với bất cứ một cuộc chiến tranh nào khác, chắc chắn là không giống với những cuộc chiến tranh ở châu Phi và Triều Tiên mà các sĩ quan trong những Bộ Tham mưu lớn của Pháp và Mỹ đã nghiên cứu. Quá nhiều người trong số họ đã có những nhận định về Đông Dương trong khi trên thực tế họ không hiểu gì cả, họ đã góp phần tạo ra các chính sách về quân sự không chính xác của Paris và Washington. Cho nên cũng không phải là vô ích nếu chúng ta nhắc lại ở đây.

“Chiến tranh không giới tuyến”, hoàn toàn khác những cuộc chiến tranh cổ điển, chiến tranh Đông Dương là một cuộc chiến tranh mà không một trường quân sự nào, theo sự hiểu biết của tôi, đã nghiên cứu nghiêm túc. Cuộc chiến tranh này chỉ có đôi nét giống một cuộc chiến tranh có sự phối hợp giữa quân du kích được sự hỗ trợ của quần chúng nhân dân với những chiến dịch do quân đội chính quy tiến hành: chiến tranh Tây Ban Nha, chiến tranh Mêhicô, chiến tranh của những người Nam Tư nổi dậy chống những kẻ chiếm đóng Đức và Ý trong chiến tranh thế giới lần thứ hai1.

Trong những vùng núi của Việt Nam, Lào và Campuchia thưa thớt dân cư, rừng rậm che kín, một hệ thống giao thông rất nhỏ, tồi tàn, đã chứng kiến một dạng chiến tranh quy mô nhỏ. Các trận đánh được thực hiện bởi các nhóm nhỏ được trang bị đơn giản, dưới hình thức những trận đột kích vào những điểm đóng quân nhạy cảm của ta, hoặc dưới hình thức phục kích chống lại các đơn vị của ta. Những đơn vị này tác chiến giống như các lực lượng cảnh sát hơn là các lực lượng chính quy. Dân chúng ở đấy ít có ý thức về khái niệm quốc gia, thường là không thân thiện với Việt Minh, sẵn sàng ngả theo chúng ta nếu họ thấy được bảo vệ. Trong những vùng này, phải nói là mọi chuyện đã xảy ra có thể được gọi là công tác bình định, chứ không phải là những chiến dịch quân sự, các hoạt động chính trị thường đi trước hành động quân sự.

Trái lại, trong các vùng châu thổ sông Hồng và sông Cửu Long, cũng như trong các vùng đồng bằng Duyên hải Trung Bộ, một cuộc chiến tranh thật sự đang diễn ra. Dân cư sống chen chúc trong những điều kiện khốn khổ, rất dễ tiếp thu ý thức hệ của Chủ nghĩa Cộng sản. Nơi đây tạo điều kiện cho hai địch thủ có được những mục tiêu khác nhau. Việt Minh cần nhu cầu về gạo, nhân lực và tiền bạc rất lớn mà chỉ có đồng bằng mới cung cấp được. Về phía chúng ta, cần phải đảm bảo an toàn cho các cảng và căn cứ của mình, và duy trì quyền lực của những chính phủ quốc gia liên kết với chúng ta đối với những vùng rất có lợi này cho họ.

Nhưng ngay cả trong những vùng này, nơi xảy ra các chiến dịch quân sự thật sự, cũng không phải là những trận đánh theo kiểu chiến tranh cổ điển. Ta đã muốn áp đặt cho Việt Minh cách đánh này, mà chúng ta nghĩ là mình có ưu thế hơn. Song Việt Minh lại không áp dụng nó. Hành động của họ, dù rất là quan trọng, luôn luôn giữ được đặc tính linh hoạt cơ động và kín đáo của chiến tranh du kích. Họ cho rằng họ mới hoàn toàn có ưu thế hơn ta. Những đội quân nhẹ, kiên định, chấp nhận gian khổ, sống bằng cá khô và gạo, có ưu thế vượt trội hẳn những đội quân đông hơn rất nhiều, được trang bị hiện đại, không thể thiếu tiện nghi tối thiểu về vệ sinh y tế - cũng có nghĩa là rất nặng nề. Ưu thế về nhân sự là quân lính được tuyển ngay tại chỗ, rất rành địa hình chiến đấu, được dân chúng che chở vượt hẳn lính châu Âu, Bắc Phi hoặc châu Phi, hoàn toàn lạc lõng với địa hình.

Hai mặt trên của cuộc chiến tranh đã buộc chúng ta phải tập trung trong vùng đồng bằng các đội quân tinh nhuệ. Việc bảo vệ những vùng rừng núi mênh mông được giao lại cho các đơn vị hạng hai (người Thái, Lào, Mọi và Cao Miên). Chúng ta bắt buộc phải tổ chức lại các phương tiện và trang bị cho quân đội của ta một cách chuyên biệt phù hợp với việc tiến hành chiến tranh ở vùng đồng bằng. Nhưng lại không tự hỏi: liệu một ngày kia có thể sử dụng những đơn vị này vào chiến đấu trên chiến trường rừng núi không. Chính vì thế nên từ mùa thu năm 1952, chúng ta đã gặp những khó khăn không thể vượt qua khi Bộ Chỉ huy Việt Minh từ chối đưa Binh đoàn chiến đấu của họ, có khả năng tác chiến trên mọi địa hình, vào vùng châu thổ sông Hồng để tiến vào các vùng có người Thái, Thượng - Trung Lào và Tây Nguyên.

Ngoài việc áp đặt hình thức chiến tranh, Việt Minh còn áp đặt chiến lược của họ cho chúng ta.

Việt Minh có một kế hoạch chung trong việc tiến hành chiến tranh trên các lĩnh vực chính trị và tâm lý để giành chiến thắng bằng cách vừa khai thác những mối quan hệ quốc tế vừa làm sói mòn tinh thần của chúng ta song song với những chiến thắng về quân sự. Họ không hề giữ bí mật về kế hoạch này. Tướng Giáp đã trình bày từ năm 1950 trong kế hoạch tường trình trước các nhà lãnh đạo Việt Minh. Và ông đã thực hiện kế hoạch này một cách hết sức kiên định.

Trong giai đoạn đầu, Việt Minh chỉ tiến hành những hành động nhỏ có tính địa phương, nhằm mục đích thu vũ khí, cầm chân các lực lượng của ta bằng cách quấy nhiễu, giành dân.

Giai đoạn thứ hai là mở màn của một cuộc “chiến tranh bề mặt” và bắt đầu từ năm 1952 là những chiến dịch vận động quy mô lớn.

Giai đoạn thứ ba đã được tiên liệu là một cuộc tổng tiến công, với mục đích giải phóng toàn bộ Đông Dương bao gồm cả Lào và Campuchia. Việc thực hiện giai đoạn này tùy thuộc vào ba yếu tố: đạt được ưu thế trên mặt trận quân sự, các điều kiện quốc tế thuận lợi và khủng hoảng nội bộ của đối phương. Bộ Chỉ huy Việt Minh dự tính vào khoảng năm 1955 hoặc 1956, sẽ hội đủ những điều kiện nói trên.
_______________________________________
1. Cuộc chiến tranh này không có một sự tương tự nào - dù người ta có nói nhiều tới - những cuộc hành quân cảnh sát ở Malaysia mà người Anh đã tiến hành với một ưu thế áp đảo về quân số, chống lại một đối thủ không có sự hỗ trợ mạnh mẽ của dân chúng.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #15 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2010, 09:59:57 pm »


***

Tương ứng với chiến lược trên là một kế hoạch tổ chức quân đội, hình thành một bộ máy quân sự linh hoạt, hỏa lực mạnh, đặc biệt là phù hợp với tình hình của đất nước.

Được hình thành theo nguyên tắc của Chủ nghĩa Cộng sản, khác hẳn với nguyên tắc của phương Tây, quân đội Việt Minh, như cách nói thường dùng, là được tổ chức theo hình một kim tự tháp, mà nền tảng được gây dựng sâu từ trong lòng quần chúng và đất nước.

Ở tầng dưới cùng là nông dân - đàn ông, đàn bà, con gái được huy động làm dân công, tải đạn dược, đào hầm chiến đấu, cung cấp thông tin.

Khi đã làm tốt công tác được giao, họ được nâng cấp một bậc: nông dân trở thành du kích. Anh ta chỉ được trang bị vài trái lựu đạn hoặc một khẩu súng cũ. Không rời khỏi làng xóm của mình, không mặc đồng phục, ban ngày làm ruộng, ban đêm đào đường, đặt mìn, tấn công những chốt đơn lẻ. Mỗi làng, tùy theo tính quan trọng của nó, có một nhóm hay một trung đội, đôi lúc nhiều trung đội du kích.

Bên trên các đơn vị du kích và cũng được tuyển mộ từ môi trường này, là những đơn vị địa phương, ngày càng tinh nhuệ và trang bị tốt hơn; tạo thành yếu tố vững chắc cho quân đội Việt Minh, chấp nhận giao tranh những trận quyết định khi cần thiết, nhưng chủ yếu chuyên thực hiện những cuộc tiến công tại địa phương, họ tiến hành thường xuyên dưới hình thức những trận tập kích đêm rất dữ dội. Họ được tập hợp thành đại đội, tiểu đoàn, và đôi khi thành trung đoàn. Quy mô tổ chức và hoạt động của các đơn vị này là thước đo quyền kiểm soát của Việt Minh ở từng vùng.

Đỉnh kim tự tháp là những đơn vị chính quy, được tổ chức thành Binh đoàn Tác chiến (Corps de Bataille), ngày càng được trang bị tốt hơn về vũ khí, trang thiết bị do Trung Quốc cung cấp, vừa giữ được tính linh hoạt, cơ động, vừa đạt dần những tính chất của một quân đội hiện đại và ngay từ bây giờ - như là họ đã chứng tỏ trong chiến dịch 1952-1953 - họ đã có khả năng tiến hành trên khắp chiến trường Đông Dương những chiến dịch tiến công lớn.

Binh đoàn Tác chiến này gồm bảy sư đoàn bộ binh chính quy1, cộng thêm nhiều trung đoàn độc lập, với quân số tương đương chín sư đoàn. Thêm vào đó là một “sư đoàn nặng”, gồm pháo binh, công binh và phòng không đang được hình thành, tạo cho Việt Minh một sức mạnh rất lớn mà từ đó đến giờ, họ vẫn chưa có.

Quân đội Việt Minh năng động vì còn rất trẻ. Họ có sức chịu đụng vì được tuyển mộ từ tầng lớp nông dân đã sinh sống trong những hoàn cảnh vật chất hết sức nghiệt ngã. Họ rất kiên quyết vì được giáo dục chính trị kèm với huấn luyện quân sự, tạo cho họ có một niềm tin vững chắc về ý thức hệ và một lòng căm thù quyết liệt đối với địch thủ. Họ sống với dân chúng, được dân chúng hỗ trợ, đồng thời cũng ép buộc dân đi đến cùng trong cuộc chiến.
______________________________________
1. Các sư đoàn 304-308-312-316-320-325 và một lực lượng tương đương một sư đoàn trong vùng Pháp không kiểm soát được từ Đà Nẵng đến Vũng Rô.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #16 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2010, 10:06:11 pm »


***

Về phía chúng ta, chính phủ đã không có một kế hoạch tổng thể nào để tiến hành chiến tranh, từ đấy những kế hoạch của vị chỉ huy quân đội kế tiếp nhau không thể nào có được tính liên tục trong các chiến dịch quân sự cũng như trong việc tổ chức lại quân đội.

Hậu quả của bảy năm làm việc rời rạc ấy thật là thảm hại. Ở Phía bắc đèo Ngang, chúng ta “kiểm soát” vùng châu thổ Bắc Bộ - nếu có thể dùng từ này để mô tả tình trạng hỗn độn mà tôi sẽ mô tả rõ thêm ở phần sau - nhưng một cuộc tiến công dữ dội có thể diễn ra trong một thời gian ngắn. Chúng ta kiểm soát vùng “Duyên hải” cho đến tận Móng Cái, ngay phía sau “ải Nam Quan” ta vẫn còn kiểm soát được ở vùng Trung du, sau những thất bại trên chiến trường 1952-1953, chúng ta chỉ còn trấn giữ những căn cứ Nà Sản và Lai Châu, nhưng luôn luôn nằm trong tầm theo dõi rất sát của Việt Minh. Vùng Thượng Lào bị đe dọa một cách nặng nề sau khi Việt Minh chiếm Điện Biên Phủ1 và Sầm Nưa. Toàn bộ phần còn lại do các nhóm phản loạn chiếm giữ, chúng ta chỉ kiểm soát được vùng chung quanh Luang Prabang, Vien Tiane, vùng cánh đồng Chum và Paksane. Dự kiến là quân đội địch có thể tràn đến vùng thượng sông Mêkông trong một thời gian ngắn mà không cần phải lâm chiến nếu chúng không phản ứng quyết liệt, nhanh chóng.

Ở phía nam đèo Ngang, chúng ta kiểm soát trên lý thuyết toàn bộ vùng này, nhưng Việt Minh lại kiểm soát những “vệt” quan trọng, từ đó họ có thể bành trướng ảnh hưởng của họ, đồng thời tổ chức những cơ sở ban đầu cho những cuộc tiến công sau này. Có những điểm như thế ở trung Trung Bộ và thậm chí ở Nam Bộ, trong đó vùng cực nam (bên kia sông Bassac và bán đảo Cà Mau) hoàn toàn nằm trong tay của Việt Minh. Vùng rộng lớn nhất được họ đặt tên là Liên khu V2 kéo dài gần hết phần phía nam Trung Bộ từ vùng Vũng Rô cho đến vùng phía nam Đà Nẵng. 30.000 ngàn vũ trang, trong đó có 18.000 quân chính quy, hoặc quân địa phương tinh nhuệ, tạo thành một mối đe dọa thường xuyên, chúng ta biết rằng chúng có khả năng trong một thời gian ngắn phát triển ra tất cả miền Trung và Nam Đông Dương. Có lẽ đây là hiểm họa lớn nhất vì chỉ trong thời gian khoảng vài tháng sắp tới, sẽ có khả năng lay chuyển tất cả tình hình chúng ta ở Đông Dương.

Trong những vùng chúng ta kiểm soát trên lý thuyết, các đơn vị địa phương, thậm chí chính quy Việt Minh hỗ trợ và tiếp sức cho quân du kích tại chỗ, tạo nên sự bất an thường xuyên phía sau lưng chúng ta. Quân số thường xuyên của đối phương có mặt trong những vùng do ta kiểm soát lên đến khoảng 60.000 người ở Bắc Bộ, 25.000 người ở Trung Bộ, 40.000 người ở Nam Bộ, 6.000 người ở Lào và 8.000 người ở Campuchia.

Tình hình này bắt buộc chúng ta phải “giữ chân tại chỗ” các lực lượng của chúng ta, tại vô số đồn bót, để bảo vệ các giao lộ, đường sắt, công trình, kho quân sự, sân bay và những “điểm nhạy cảm” khác đủ loại - chưa kể đến các thành phố, nơi dân chúng không thể bị bỏ rơi mà không có sự bảo vệ, và chúng ta cũng không thể quên vòng đai bảo vệ vùng châu thổ sông Hồng.

Một bộ phận khác của những đơn vị chúng ta phải được dự trữ sẵn sàng cho những cuộc can thiệp ở cấp địa phương, trong đó dễ nhận thấy nhất là các hoạt động đảm bảo việc tiếp tế và giao liên giữa các đơn vị đóng chốt, cũng như để giải vây cho họ trong trường hợp bị tấn công.

Hậu quả từ tình hình này là chúng ta bị mất đi đáng kể các lực lượng chiến đấu cơ động trong khi đối phương không phải bỏ ra một lực lượng tương đương nào để đối đầu. Ví dụ, để bảo vệ một đoạn đường từ 20 km đến 40 km tùy theo đặc điểm từng vùng, chúng ta phải bố trí một tiểu đoàn, một khẩu đội pháo binh, trong khi đó để duy trì sự bất ổn định, cũng trên đoạn đường này, Việt Minh chỉ cần một hai trung đội.

Tại vùng châu thổ sông Hồng, tình hình “mục ruỗng” nghiêm trọng nhất. Mức độ và phạm vi của nó cực kỳ lớn.

Tại Bộ Tham mưu của ta ở Hà Nội, có một bản đồ nơi đóng quân của đối phương. Màu trắng là những nơi chúng ta làm chủ hoàn toàn, không chiếm tới một phần tư của bản đồ, gồm các thành phố, vùng lân cận, các trục giao lộ và một số vùng ở phía nam và Tây Bắc3. Màu hồng là vùng ta tranh chấp với Việt Minh: chỉ một phần tư cho đến một phần ba. Cuối cùng màu đỏ là những nơi Việt Minh làm chủ hoàn toàn. Màu đỏ chiếm hơn phân nửa bản đồ4. Tài liệu này được trình bày cho những khách đến thăm dưới một cái tên châm biếm là “bản đồ bệnh giang mai” - còn với những người đứng đắn hơn đó là bản đồ bệnh sởi.

Dù thế nào đi nữa bản đồ này cũng cho thấy rõ tình hình ngược đời là, tại vùng châu thổ sông Hồng, nơi thực hiện ý muốn tuyệt vọng của mình là làm chủ vùng đất này, chúng ta đã cắm chốt một phần lớn lực lượng - tương đương với 5 sư đoàn được phân bố vào trên 1.000 điểm5 - nhưng đó lại là căn cứ chính của địch quân. Trên tổng số 7000 làng, thì có hơn 5000 làng là hoàn toàn hoặc là một phần nằm dưới sự kiểm soát của Việt Minh. Chính nơi đây đã cung cấp cho họ một phần lớn cán bộ chính trị và quân sự, bộ đội, gạo, và đủ các loại mặt hàng hậu cần.

______________________________________
1. Điện Biên Phủ nằm trên lãnh thổ Việt Nam, nhưng chỉ cách biên giới Lào vài km. Cứ điểm kiểm soát ngỏ đất Lào.
2. Liên khu là từ mà Việt Minh dùng để gọi các “ quân khu” của họ, đồng thời còn là những ranh giới để quản lý về mặt chính trị.
3. Ở phía nam là giáo xứ Phát Diệm; ở Tây Bắc là tỉnh Sơn Tây và một phần lớn tỉnh Hà Đông.
4. Vùng Thái Bình, Hưng Yên, Ninh Giang và một phần lớn các vùng Phủ Lý, Nam Định, Hà Đông và Bùi Chu.
5. Vào ngày 1.1.1953, tại đồng bằng Bắc Bộ có 917 đồn trong đó 80 đồn hiện đại, 25 đồn hiện đại hóa và 810 đồn cũ kỹ. Quân số các lực lượng đóng chốt vượt qua 100.000 người.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #17 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2010, 11:03:07 pm »


Sự “mục ruỗng” của chúng ta ở đồng bằng Bắc Bộ là ví dụ tiêu biểu cho tất cả tình hình trên khắp Đông Dương ở những mức độ khác nhau. Đó là một vết thương lớn, là cơn ác mộng đối với các Bộ Tham mưu và binh lính dưới quyền.

Tổng cộng những đơn vị phải đóng chốt cố định hoặc cơ động hạn chế đã chiếm hết chín phần mười quân số của ta. Đối đầu với một lực lượng Việt Minh gồm khoảng 350.000 đến 400.000 quân1, hầu hết không bị một hạn chế nào trong sự cơ động, chúng ta có gần 500.000 quân2 nhưng hầu hết đều phải chôn chân tại chỗ, chỉ khoảng một phần tư quân số là có thể cơ động chiến thuật, chỉ một phần mười có thể cơ động chiến lược. Đối đầu với chín sư đoàn của Binh đoàn Tác chiến Việt Minh, chúng ta chỉ có một lực lượng tương đương ba sư đoàn (bảy tập đoàn cơ động và tám tiểu đoàn nhảy dù) 3.

Tình hình này khiến chúng ta chỉ có được những hoạt động rất hạn chế, trong khi khả năng của địch quân thì vô cùng to lớn.

Để các lực lượng Việt Minh đi trước trong việc thành lập Binh đoàn Tác chiến là một trong những thiệt hại lớn nhất của ta. Mọi người đều phải nhìn nhận đây là trách nhiệm của Bộ Chỉ huy tối cao đã phạm sai lầm, một ngày nào đó sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng về sau.

Khi tác chiến, các lực lượng của chúng ta có thể tạo được một ưu thế về mặt hỏa lực nhờ vào không quân, pháo binh và xe tăng - nhưng sức mạnh này lại phải trả giá bằng sự thiếu linh hoạt. Thiết bị của chúng ta quá nặng nề, không phù hợp lắm với chiến trường. Rất nhiều xe tăng có trọng tải quá lớn, dây xích lại quá hẹp, không thể vượt qua được hầu hết các cây cầu, thường bị sa lầy trên đồng ruộng. Các xe lội nước được thiết kế để vượt qua vài trăm thước trên các bãi biển chứ không phải để vượt hàng chục cây số đường mòn lầy lội và đồng ruộng. Pháo binh thì không có khả năng tác chiến xa các trục đường lộ. Tầm tác chiến của máy bay lại quá ngắn và không được mang nhiều bom. Chúng còn đòi hỏi những cơ sở hạ tầng nặng nề.

Thực tế là chúng ta sử dụng “đồ thừa của Mỹ” được sản xuất để phục vụ cho một hình thức chiến tranh khác. Chưa bao giờ chúng ta “nghĩ” đến những loại chiến cụ phù hợp với một cuộc chiến tranh rất đặc thù là chiến tranh Đông Dương. Và chưa bao giờ chúng ta có đủ kinh phí để sản xuất chúng hoặc thích ứng hóa những sản phẩm công nghiệp quân sự của chúng ta hay của Mỹ cho cuộc chiến tranh này.

Về bộ binh, sau một thời gian dài vượt trội bộ binh Việt Minh, nay lại trở nên yếu kém hơn thấy rõ. Có nhiều lý do giải thích cho sự thụt lùi này. Bộ binh ta gặp khó khăn trong việc thích ứng với môi trường địa lý cũng như xã hội và ít được tập luyện.

Bộ binh cũng phải trả giá cho việc thiếu cán bộ khung, thiếu về số lượng4, và thay đổi luôn theo những đợt “luân phiên” tai hại5 mà Bộ Tham mưu của quân đội trong vòng 7 năm đã không có được một phương thuốc nào để khắc phục.

Những khó khăn từ các đợt luân phiên này đã tạo ra sự già đi trong các khung chỉ huy6 cùng một sự suy giảm về chất lượng, do có những sĩ quan mới nhận nhiệm vụ không nắm được kinh nghiệm chỉ huy, những sĩ quan trù bị ít được huấn luyện7, và những sĩ quan từ các quân chủng khác tạm thời chuyển sang bộ binh8.

Về trang thiết bị, chúng ta cũng để bị Việt Minh bắt kịp một cách nhanh chóng. Các tiểu đoàn chính quy Việt Minh liên tục được trang bị trên cơ sở vũ khí tự động nhẹ - rất hiệu quả trong những trận đánh cận chiến mà họ luôn luôn tìm cách thực hiện - hơn hẳn vũ khí của chúng ta, đã không có được cải tiến nào trong nhiều năm qua.

Hơn nữa, tỷ lệ lính bản xứ đã gia tăng quá nhiều trong các lực lượng của ta, không phải do họ không có khả năng chiến đấu tốt, họ rất thích ứng với môi trường địa lý và từng chứng tỏ khả năng chiến đấu tốt khi ở trong hàng ngũ của đối phương, nhưng khi trong hàng ngũ ta, tinh thần họ lại trở nên yếu kém, biến họ thành những chiến binh hạng hai, trừ một số đơn vị có giàn chỉ huy Pháp chắc chắn.

Những đơn vị Lê Dương, Bắc Phi, châu Phi vẫn giữ được truyền thống chiến đấu của họ - trong giới hạn cho phép của sự thiếu thốn về khung chỉ huy và huấn luyện.

Những binh lính người Pháp chiến đấu một cách can đảm, thậm chí anh hùng khi cần thiết, vì danh dự màu cờ của một đội quân chuyên nghiệp, nhưng họ lại không có cảm nhận đang chiến đấu vì Đất nước của họ. Tinh thần của họ rất vững.

Cộng thêm với tất cả những sự khó khăn ấy là sự quá tải do thiếu nghỉ ngơi. Quân số các đơn vị của ta quá ít, không cho phép nghỉ ngơi thay phiên giữa các đơn vị.

Những khó khăn này làm mất đi ưu thế của bộ binh, gồm nhiều binh chủng đang phải nhận gánh những trọng trách nặng nề nhất của cuộc chiến đấu. Và điều này đã làm cho họ mất đi sự tự tin vào khả năng chiến đấu, khiến họ thường xuyên kêu gọi không đúng lúc sự chi viện của xe tăng, pháo binh, và không quân, làm họ ngại loại chiến tranh cơ động (guerre de movement), tìm cách lui về thế thủ trong các vị trí được tổ chức sẵn.
______________________________________
1. Lực lượng Việt Minh gồm khoảng 125.000 quân chính quy, 75.000 quân địa phương và 150.000 quân du kích (dân quân du kích). Những con số này đã được “Phòng Nhì” của ta chấp nhận vào tháng 3 năm 1953. Theo thông tin về sau, có vẻ như những con số này thấp hơn con số thực tế, nhất là về các lực lượng địa phương và du kích.
    Lực lượng các Quân đội Liên hiệp đã gia tăng nhiều trong thời kỳ tôi nắm quyền chỉ huy, nhưng một phần quan trọng trong lực lượng này là những đơn vị được tuyển mộ nhưng chưa được huấn luyện đầy đủ. Cho đến năm 1955, những lực lượng được tăng thêm mới hoạt động được.

2. Quân số của lực lượng trên bộ, không quân, hải quân tại Đông Dương gồm ước chừng như sau:
    a. Lực lượng Viễn chinh gồm: Trên bộ: 175.000 quân chính quy (54.000 lính Pháp; 30.000 lính Bắc Phi; 18.000 lính Châu Phi; 20.000 lính Lê dương; 53.000 lính bản xứ) và 55.000 lính thuộc các lực lượng bổ sung. Lực lượng hải quân: 5.000 người. Lực lượng không quân: 10.000 người.
    b. Các lực lượng quân đội Liên hiệp gồm: Quân đội Việt Nam: 150.000 chính quy và 50.000 bổ sung - Quân đội Lào, Campuchia: 10.000 người.

3. Chúng ta có thể kể thêm một số các đơn vị thiết giáp và thủy bộ (troupes amphibies), nhưng các đơn vị này trên thực tế luôn dính chặt với một vùng nào đó (châu thổ sông Hồng, đồng bằng Trung Bộ, Nam Bộ). Chúng chỉ được xem như trực thuộc Binh đoàn Tác chiến khi nào tham gia vào các chiến dịch trong vùng. Nếu tính thêm số quân này thì chúng ta mới có thể cho rằng Bình đoàn Tác chiến của chúng ta chỉ bằng khoảng giữa phân nửa và một phần ba của Binh đoàn Tác chiến Việt Minh.
4. Số nhân sự khung trung bình cho các tiểu đoàn bộ binh không vượt quá 10 đến 12 sĩ quan và 40 hạ sĩ quan. Số lượng nhân sự cần thiết là phải gấp đôi.
5. Việc luân phiên để nhằm mục đích thay thế các sĩ quan, hạ sĩ quan và binh sĩ khi họ mãn hạn thời gian phục vụ. Việc này tạo ra tình trạng xáo trộn thường xuyên của khung chỉ huy lẫn binh lính.
6. Tuổi trung bình để mãn hạn phục vụ vào năm 1954 là: 31 tuổi cho cấp bậc thiếu úy, 35 tuổi cho cấp bậc trung úy, 38 tuổi cho cấp bậc đại úy và thiếu tá là 43 tuổi.
7. Một số sĩ quan trù bị tình nguyện phục vụ ở Đông Dương trong thời gian tập sự. Họ là những điển hình đẹp nhất về tinh thần phục vụ - nhưng do sự thiếu huấn luyện của các lực lượng trù bị của quân đội Pháp - nên họ gặp rất nhiều khó khăn để thích ứng và thiếu khả năng chỉ huy.
8. Do thiếu người nên phải áp dụng biện pháp này để các sĩ quan bộ binh khỏi phải quay trở lại chiến trường quá sớm để thay phiên cho đồng đội.
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #18 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2010, 11:04:02 pm »


***

Nói chung, sau bảy năm chiến tranh, sự tương quan lực lượng về các phương tiện chiến đấu giữa ta và địch trở nên rõ ràng bất lợi cho ta. Trong một Bản ghi nhớ gửi cho Chính phủ, vài ngày sau khi tôi nắm quyền chỉ huy, tôi nhận định sơ lược về tình hình quân sự như sau: “ Sự phân tán và kém cơ động của những đơn vị ta chỉ cho phép Bộ Chỉ huy có khả năng tác chiến hết sức hạn chế. Chúng ta không có một Binh đoàn Tác chiến đối đầu với Binh đoàn Tác chiến của Việt Minh. Các lực lượng tổng trù bị đã không được quan tâm đúng mức, bị hạn chế đến độ mọi kế hoạch chiến lược với một quy mô nhất định nào đó đều không thể tiến hành được trong hoàn cảnh hiện tại”.

Các đơn vị của chúng ta đã mất khả năng cơ động và tinh thần tiến công, là vì họ đã trở nên quá tồi (médiocre). Nhưng đây không phải là do lỗi của họ cũng như của cấp chỉ huy. Lý do của sự suy sụp nói trên là do đường lối chính trị của Chính phủ.

Cán bộ chỉ huy và quân số nói chung bị thiếu hụt, yếu kém là do những người lãnh đạo chính trị của chúng ta đã không biết sắp xếp cho Đông Dương một sự phân bổ hợp lý các lực lượng quân đội Pháp, không nâng các lực lượng lên đúng tầm của những nhiệm vụ quân sự mà nước Pháp đã chấp nhận thực hiện.

Công tác huấn luyện không đầy đủ là do thời gian huấn luyện quá ngắn, phương tiện không dồi dào, công tác tổ chức thì cổ hủ. Sở dĩ có tất cả những việc này là do các Chính phủ của chúng ta đã không đòi hỏi ở đất nước những cố gắng cần thiết.

Các phương tiện chiến tranh không phù hợp là vì những nhà chính trị này muốn tiến hành chiến tranh với giá rẻ, bằng cách trang bị cho quân đội chỉ toàn là đồ thừa của Mỹ, được cung cấp miễn phí cho chúng ta.

Và cuối cùng, tinh thần của quân đội ta thiếu nhiệt tình là do nước Pháp đã không thể giải thích được cho binh lính tại sao họ phải chết tại Việt Nam.

Tình hình rất đáng lo ngại ở Đông Dương không phải do thiếu thốn và bất lực của các sĩ quan chỉ huy tại chỗ mà là hậu quả của tình trạng: Paris không có đường lối quân sự để chỉ đạo cuộc chiến này. Đường lối quân sự phản ánh đường lối chính trị nhưng ngay cả đường lối chính trị Paris cũng không hề có!
Logged
chuongxedap
Đại tá
*
Bài viết: 13138



« Trả lời #19 vào lúc: 08 Tháng Mười, 2010, 11:07:04 pm »


Những khó khăn tạo ra từ Trung Quốc

Tình hình còn trở nên đáng lo ngại hơn, nếu xem xét thêm một khó khăn rất nặng nề: sự can thiệp của Trung Quốc - một hiểm họa treo lơ lửng trên đầu Đông Dương từ khi Chủ nghĩa cộng Sản tiến sát tới biên giới của vùng đất này.

Sự can thiệp này có thể xảy ra bất cứ lúc nào và dưới tất cả những hình thức khác nhau: gia tăng viện trợ các trang thiết bị cho Việt Minh, can thiệp bằng không quân, hỗ trợ cho Việt Minh dưới dạng quân tình nguyện, hoặc thậm chí núp dưới bóng quân đội Việt Minh.

Mọi sự can thiệp nói trên đặt chúng ta trước một mối nguy hiểm chết người. Vì phải tiết kiệm do những lý do eo hẹp về ngân sách, Bộ Chỉ huy đã phải bắt buộc - để khỏi phải bảo quản những trang thiết bị không được sử dụng tại Đông Dương - chấp nhận đánh cược: chấp nhận tình huống đối đầu với ta là một đối phương không có máy bay chiến đấu, xe tăng, súng cao xạ, pháo binh hiện đại với đạn dược đầy đủ. Việc chấp nhận “cuộc chơi” này giúp chúng ta bỏ qua chi phí dành cho các cơ sở hạ tầng ra-đa, không quân hiện đại, cùng với những sân bay theo yêu cầu hiện đại, súng cao xạ và súng chống tăng. Do đó chúng ta đã tiết kiệm được một khoản chi phí rất quan trọng1, nhưng lại sống trong một sự yên tâm dối trá và lo sợ một sự thức tỉnh khủng khiếp.

Các nguồn tiếp tế đối phương đã tiến đến tận cửa ngõ Bắc Bộ trong khi sự chi viện của ta - dù từ Pháp hay Mỹ - lại xa đến hàng chục ngàn km; đối phương có thể đánh tan chúng ta trước khi ta kịp đối phó.


Sự thiếu bảo mật

Một sự bất lợi khác đáng lo ngại không kém một cuộc tấn công bất ngờ của Trung Quốc là lĩnh vực thông tin tình báo.

Cũng như tất cả những chế độ Cộng sản khác, chế độ Việt Minh được bao phủ bởi một sự bí mật tuyệt đối mà các “Phòng nhì” của chúng ta chỉ có khả năng xuyên thủng một cách rất hạn chế. Các tin tức tình báo ở cấp thấp cũng khó có thể có được vì tính chất khép kín của dân chúng, không có thiện cảm với chúng ta hoặc xa lánh chúng ta vì sợ bị trả thù2. Chúng ta không biết được gì về những ý định lâu dài của Bộ Chỉ huy tối cao của đối phương. Những quyết định của họ được giữ bí mật tuyệt đối. Không có một tin tức gì đến được với chúng ta, đặc biệt là những cuộc mặc cả với Trung Quốc, về sự trợ giúp của cường quốc này đối với Việt Minh: nó có thể gia tăng một cách bất ngờ hoặc là thay đổi về bản chất, ta không thể nào biết được. Loại thông tin chúng ta có thể biết được nhanh chóng là thông tin ở cấp trung gian, đó là những cuộc chuyển quân ở cấp trung đoàn, sư đoàn; chúng ta cũng phát hiện kịp thời nguồn tiếp tế lớn đến từ Trung Quốc - nhưng chỉ khi nào chúng đã vào tới lãnh thổ Bắc Bộ.

Tình hình này có thể giúp cho chúng ta tránh được những đòn chiến thuật bất ngờ, nhưng chúng ta không làm gì được nếu có một quả đấm chiến lược bất ngờ giáng xuống.

Việt Minh ngược lại, gần như là biết được tất cả mọi động tác của chúng ta. Có rất nhiều lý do cho sự rò rỉ này.

Trước hết, Việt Minh tiến hành chiến tranh trên đất nước của họ, được sự ủng hộ của dân chúng. Trong khi chúng ta rất khó tìm được những người cung cấp tin tức trong dân chúng, thì họ lại có vô vàn người hợp tác với họ, chúng ta bị theo dõi thường xuyên và ở khắp nơi.

Cơ cấu hình thể các đơn vị quân đội của chúng ta cũng bất lợi so với Việt Minh. Lực lượng của Việt Minh sống trong rừng rậm hoặc đồng ruộng, linh hoạt, không để lại một dấu vết để ta có thể nhận biết, thường không mặc đồng phục. Còn lực lượng của chúng ta với các đoàn xe tải, trang thiết bị nặng, phù hiệu rõ ràng, nơi đóng quân công khai, giúp cho đối phương theo dõi được dễ dàng. Chúng ta không thể giấu họ sự di chuyển của quân đội, số lượng quân, và những khả năng thật sự của mình. Do đó việc thực hiện những cuộc đột kích chiến thuật bất ngờ là việc rất khó thực hiện.

Phải chăng ít nhất chúng ta cũng thực hiện được những đòn chiến lược bất ngờ là những đòn dựa vào sự bí mật của công tác chuẩn bị hơn là khi đi vào giai đoạn thực hiện? Cũng không thể làm được, vì trong lĩnh vực này chúng ta cũng ở trong tư thế rất bất lợi. Sự chi viện về nhân lực và trang thiết bị của ta đã bị phát hiện trước khi chúng đến Đông Dương. Mọi ý định bị lộ ngay khi được phổ biến - điều không thể tránh được trong quá trình chuẩn bị - ngoài phạm vi hẹp của cấp vạch kế hoạch hành quân. Thậm chí trong một vài trường hợp, Việt Minh đã nắm được tin tức về những cuộc hành quân ngay khi đang còn trong giai đoạn dự kiến, nhất là nếu chúng ta bất cẩn thông báo cho Paris.
_______________________________________
1. Để giúp Đông Dương sẵn đàng đối phó với một cuộc can thiệp bất ngờ của Trung Quốc, dưới bất cứ một hình thức nào, chờ đợi các đội quân chi viện đầu tiên đến từ Pháp hay Mỹ, ta phải chi phí cho các trang thiết bị trị giá hơn một trăm tỷ franc (cơ sở hạ tầng cho không quân, hệ thống ra-đa...), một sự tăng quân chi viện khoảng 30.000 người (trong đó có nhiều sĩ quan khung lẫn chuyên viên kỹ thuật), một sự gia tăng về chi phí quân sự lên đến vài chục tỷ franc mỗi năm.
2. Về điểm này, sự thiếu vắng một bộ phận những sĩ quan chuyên trách, tương tự như bộ phận chuyên trách những vấn đề bản xứ ở Bắc Phi, đã được nhận thấy rõ và có ảnh hưởng rất nặng nề.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM