Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:19:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Quán thốt nốt chua E55  (Đọc 196990 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #180 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2012, 11:50:18 am »

 Năm nay có thư mời không bác tribeco?  Grin

  Có chứ. BLL sẽ gửi thư mời bằng đường bưu điện.
  Riêng đối với các CCB chưa đăng ký hội viên vẫn có thể tham dự ( nếu có điều kiện,nên báo trước để tiện việc sắp xếp) và hôm ấy các bác dự lần đầu sẽ được phát phiếu để ghi thông tin cá nhân bổ sung vào danh sách CCB trung đoàn.
  Hiện nay e55 chỉ có khoảng 500 hội viên của các thời kỳ, chủ yếu phía nam, tập trung ở Tp HCM. Con số còn rất khiêm tốn so với lịch sử trung đoàn. Các bác cố liên lạc thông tin đến đồng đội mình càng nhiều càng tốt. Grin.
  @cb479: Khi nào có sẽ PM đến bác nhé  Grin
Logged

như chưa hề cầm súng...
cb479
Thành viên
*
Bài viết: 665



« Trả lời #181 vào lúc: 01 Tháng Năm, 2012, 03:00:36 pm »


  @cb479: Khi nào có sẽ PM đến bác nhé  Grin
Vâng..cám ơn bác nhiều . Bác cho tôi đăng ký với tư cách là lính C6 - D2 - E55 - F5 bác nhé . Tôi rất vui khi được họp mặt cùng đơn vị đầu tiên của mình .
Logged
concopxamcuamiendong
Thành viên
*
Bài viết: 134


cọp lìa rừng, cọp về thành phố


« Trả lời #182 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2012, 11:47:38 pm »

     Gởi anh em d1 e55 hôm nay mình vừa họp mặt anh em ở Long an xong mà các bác trốn ở đâu kg ra trình diện Undecided Undecided Undecided
Logged
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #183 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2012, 09:31:05 am »

                                       TIN BUỒN
     Vô cùng thương tiếc báo tin:
    Ông Phan Minh Châu ( minhchau_d2e551978)
    đã từ trần sau thời gian lâm trọng bệnh vào lúc 3g ngày 24/5/2011.
    Lễ động quan sẽ tiến hành lúc 6g ngày 27/5/2011. an táng tại Củ Chi
    Anh em, đồng đội ghé viếng tại địa chỉ:
        161B/24 Lạc Long Quân P3 Q11 Tp HCM ( đường vào giáo xứ Bình Thới ).
            THÀNH KÍNH PHÂN ƯU




« Sửa lần cuối: 25 Tháng Năm, 2012, 09:49:24 am gửi bởi tribeco » Logged

như chưa hề cầm súng...
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #184 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2012, 09:53:06 am »

                                      TIN BUỒN
     Vô cùng thương tiếc báo tin:
    Ông Phan Minh Châu ( minhchau_d2e551978)
    đã từ trần sau thời gian lâm trọng bệnh vào lúc 3g ngày 24/5/2011.
    Lễ động quan sẽ tiến hành lúc 6g ngày 27/5/2011. an táng tại Củ Chi
    Anh em, đồng đội ghé viếng tại địa chỉ:
        161B/24 Lạc Long Quân P3 Q11 Tp HCM ( đường vào giáo xứ Bình Thới ).
            THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

Xin có lời chia buồn cùng gia đình bác Phan Minh Châu. Mới ngày nào chúng tôi còn gặp nhau trong buổi họp mặt truyền thống CCB sư đoàn 5 tại hội trường Nhà Bảo tàng Miền Đông Nam bộ vậy mà sau cơn bạo bệnh bác ấy lại sớm ra đi! http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php/topic,19720.0.html



Người trong ảnh: 1- H3 Hùng, 2- Đ/c thượng tá trung đoàn trưởng trung đoàn 10 Đặc Công Rừng Sác nguyên CCB e55, 3- minhchau, 4- CCB e55, 5- CCB e55, 6- phumtarop, 7-tribeco
Logged
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #185 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2012, 09:55:42 am »

Xin chia buồn cùng gia đình của bác Châu.
Logged
china
Thành viên
*
Bài viết: 517


« Trả lời #186 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2012, 10:08:44 am »

Chia buồn cùng gia đình anh Châu
Logged
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #187 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2012, 10:30:44 am »

Xin chia buồn cùng gia đình anh Châu
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
SVNMARINESVN
Thành viên
*
Bài viết: 235


KHÔNG ĐỂ MẤT MỘT TẤC ĐẤT CỦA TIỀN NHÂN ĐỂ LẠI


« Trả lời #188 vào lúc: 25 Tháng Năm, 2012, 10:37:29 am »

                                      TIN BUỒN
     Vô cùng thương tiếc báo tin:
    Ông Phan Minh Châu ( minhchau_d2e551978)
    đã từ trần sau thời gian lâm trọng bệnh vào lúc 3g ngày 24/5/2011.
    Lễ động quan sẽ tiến hành lúc 6g ngày 27/5/2011. an táng tại Củ Chi
    Anh em, đồng đội ghé viếng tại địa chỉ:
        161B/24 Lạc Long Quân P3 Q11 Tp HCM ( đường vào giáo xứ Bình Thới ).
            THÀNH KÍNH PHÂN ƯU






Ohh.. Trời.. Xin thành thật chia buồn cùng gia đình Anh châu.. Không  ngờ.. Anh em dự định sẽ gặp nhau họp mặt theo truyền thống như mọi năm..  Vậy mà Anh đã ra đi..
Logged
tribeco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 973



« Trả lời #189 vào lúc: 26 Tháng Năm, 2012, 11:25:36 am »

  
    Giờ này anh Châu đang trong vòng tay gia đình, người thân, bạn bè, đồng đội  chuẩn bị về lòng đất Mẹ.
    Xem và đăng lại một số bài viết của anh trên diễn đàn này như một nén hương tiễn biệt anh...



                          
                     PHAN MINH CHÂU ( 1956 - 2012 )


Bút Ký    
                                 TÔi ĐÃ VÀO ĐOÀN NHƯ THẾ

   Chỉ mới 3 năm sau ngày Miền nam được giải phóng, đất nước được sống trong hòa bình, niềm vui sum hợp chưa trọn vẹn thì cả nước một lần nữa lại có chiến tranh. Cuối năm 1977 tập đoàn diệt chủng Khơ me đỏ đã phát động cuộc chiến tranh xâm lược trên toàn tuyến biên giới Tây Nam của Tổ Quốc. Với những hình thức giết người vô cùng man rợ chỉ có ở thời trung cổ,chúng tàn sát đồng bào ta, những người dân chân chất hiền lành bằng dao, rựa, báng súng, lưỡi lê và cả cán cuốc ... Lệnh động viên được ban hành với lời kêu gọi “ Đất nước lâm nguy, thanh niên làm gì để nguy cứu cho Tổ Quốc “? Đáp lời kêu gọi ấy, hàng ngàn Thanh niên Thành Phố đã viết đơn tình nguyện ra biên giới, và thật đáng khâm phục khi tôi  nhìn thấy  trong những lá huyết thư của nhiều cán bộ Đoàn  có cả những lá huyết thư được các nữ Đoàn viên Thanh niên Cộng sản được viết nên bằng máu của mình. Khí thế của những ngày xuất quân năm ấy đã làm sống lại những năm tháng hào hùng của cuộc đấu tranh chống đế quốc xâm lược giành độc lập - tự do cho dân tộc.
  
   Như tất cả những bạn trẻ khác, tôi giã biệt người thân, nói lời tạm biệt với người vợ trẻ gát lại tình riêng để hòa nhịp với bước chân hành quân của những đoàn quân ra trận. Đó là cuộc chia tay trong một đêm mùa hè  năm 1978.
   Sau hơn 2 tháng chiến đấu ác liệt với sư đoàn 260 của Khơme đỏ, trên tuyến biên giới Kàtum, trung đoàn bí mật xuyên rừng ém quân trong một cánh rừng già phía bên kia biên giới, chờ thời cơ để phối hợp với quân đội cách mạng Kampuchia mở chiến dịch tấn công vào sào huyệt của bè lũ Pôn pốt Iêngxari.
  
   Để bảo đảm cho yếu tố đánh địch bất ngờ, cả trung đoàn tự giác thực hiện nghiêm lệnh “ Đi không dấu, nấu không khói, nói không tiếng “ Thực hiện được nguyên tắc trên quả là một vấn đề cực kỳ khó khăn cho lớp chiến sĩ trẻ như chúng tôi.
  
   Những cơn mưa rừng tầm tả, kéo dài càng làm cho sinh hoạt của người lính thêm vất vã. Suốt mấy tháng trời bọn lính trẻ chúng tôi phải ngũ trong những chiếc hầm ngột ngạt, nền hầm nhầy nhụa bởi nước mưa và lá cây mục, ngày ngày  phải ngâm chân trong bùn loãng khi đứng gác dưới công sự chiến đấu và còn nữa, mưa càng kéo dài thì lũ vắt rừng càng sinh sôi nhanh chóng, chúng hành tội chúng tôi những người lính vốn đã có quá nhiều khó khăn gian khổ trong sinh hoạt và chiến đấu.
  
   Một hôm, khoảng 6 giờ chiều, Huấn trung đội trưởng, phó bí thư chi Đoàn đến kiểm tra chốt tiền tiêu nơi tôi và Đông đảm trách, sau khi thông báo tình hình địch và lưu ý chúng tôi về khả năng trinh sát của địch có thể phát hiện vị trí đóng quân của đơn vị và nếu phát hiện được chắc chắn chúng sẽ sử dụng quân số đông để bao vây, tiêu diệt chúng tôi. Lúc chuẩn bị ra về như chợt nhớ ra điều gì Huấn gọi tôi “ Châu, tôi nhờ cậu việc này, nhưng cậu phải hết sức cẩn thận đấy, sáng nay sang bắt liên lạc với C.6 tôi bỏ quên bản đồ tác chiến của đại đội bên ấy, cậu sang đó mang về để sáng mai kịp triển khai tuần tra trinh sát. Trời đã sắp tối cậu phải vận động khẩn trương mới về kịp ”.  Nhận lệnh của trung đội trưởng tôi hình dung ra quãng đường mình phải đi mà không sao tránh được sự lo lắng. Từ nơi chúng tôi đóng chốt sang C6 khoảng 1.800m, phải vượt qua một con suối lớn nước đang dâng cao và chảy xiết, và trước khi đến được điểm cao Sala nơi C6 đóng quân phải vượt qua một trảng tranh khá rộng, tôi nhớ đại đội trưởng vẫn thường lưu ý cả đơn vị, đây là nơi địch kiểm soát nên chúng thường xuyên mai phục, gài mìn dày đặc. Một mình phải vượt qua quãng đường này lúc trời chập choạng tối thế này quả là đáng sợ vì có quá nhiều nguy hiểm. Song, tôi hiểu mệnh lệnh của chỉ huy ở chiến trường phải được thực hiện vô điều kiện. Huấn nhìn tôi khoác bao xe đạn vào người hỏi : Cậu đi được không ? bật khoá an toàn kéo cơ bẩm lên đạn khẩu tiểu liên AK tôi đáp gọn :” Được “, rồi phóng mình chạy nhanh về phía con suối. Mới đi khoảng 100m Huấn đuổi theo gọi tôi trở lại và nói: ” Sáng mai sang lấy chắc vẫn còn kịp ... “
   Chiến dịch giải phóng PhnomPênh đã được triển khai đến mọi chiến sĩ, tất cả nôn nao chờ đợi giờ phút xuất quân đánh đòn quyết định vào hang ổ cuối cùng của chế độ diệt chủng.
  
   Ngày N tháng 11 năm 1978, được xe tăng, máy bay và pháo các loại yểm trợ tất cả các cánh quân đồng loạt nổ súng tấn công cứ điểm sư đoàn 260 của Pôn pốt tại cánh rừng cao su Sanul trên quốc lộ 13 nốái liền biên giới Lộc Ninh của ta với Tỉnh CROCHE, mở màn chiến dịch mùa khô năm 1978. Chỉ sau 4 giờ giao tranh chúng tôi đã làm chủ toàn bộ căn cứ địch. 17 giờ chiều, sau khi các đơn vị đã triển khai xong đội hình và hoàn thành việc đào công sự chiến đấu Chi Đoàn Đại đội 8 đã tổ chức “ Lễ kết nạp Đoàn viên mới “ Nơi tổ chức lễ là nơi diễn ra trận đánh của đại đội cách đây vài giờ, những người dự lễ kết nạp vẫn còn nguyên trên người bộ chiến y đã sờn rách nhiều chổ, lấm lem bùn đất, giữa cảnh xơ xác, gãy đổ của cây rừng. Lá cờ tổ quốc đỏ thắm được treo lên cây bằng lăng to nhất, trên lá cờ đỏ sao vàng chiếc huy hiệu Đoàn được thay cho cờ Đoàn. Tôi đứng nghiêm với chiếc chân phải đau buốt bởi một thanh tre sắt nhọn xuyên vào lòng bàn chân lúc tôi phóng người xung phong vượt qua hàng tre bao bọc quanh Phum. Phút tưởng niệm sao thiêng liêng đến thế, tôi nhìn thấy trên những khuôn mặt bê bết mồ hôi và khói súng của đồng đội đứng quanh đây một nổi niềm về sự mất mát của đơn vị sau trận đánh. Mới ngày hôm qua đây thôi cả trung đội còn đọc thư của gia đình cho nhau nghe, rồi vẽ ra bao điều mơ ước cho ngày giải phóng, để  dân tộc Kampuchia thoát khỏi họa diệt chủng, để mỗi người được trở về quê mẹ, về với những người thân yêu đang chờ đón chúng tôi. Vậy mà ... giờ đây trên những chiếc võng lặng lẽ kia, đồng đội tôi những thằng bạn vui nhộn và ngịch ngợm lại nằm đó lặng yên, không một lời chúc mừng cho giây phút tôi trở thành Đoàn viên Đoàn Thanh Niên Cộng Sản Hồ Chí Minh. Hoàng, Sơn, Trọng, Thanh, Tuấn. Họ là những chàng trai trẻ trung, hồn nhiên, sống sôi nổi với những ước mơ, họ là đồng đội của tôi, đã cùng tôi chia sẻ biết bao buồn vui đời lính. Tôi quên sao được đồng đội của tôi, những người đã mang vác ba lô súng đạn của tôi và mang cả tôi trên vai lúc tôi bị cơn sốt rét rừng quật ngã. Tôi đâu quên Hoàng và Sơn đã lặn lội đi mấy cây số trong rừng tìm thịt tươi cho tôi bồi dưỡng sau cơn sốt rét. Tôi trách họ sao không chờ tôi cùng trở về quê hương để được sống trong vòng tay đầy ắp yêu thương của những người mẹ đang mõi mắt mong con, như chúng tôi đã hẹn trước ngày nổ súng.
  
   Tôi đã vào Đoàn như thế ! Một kỷ niệm đẹp của những năm tháng được sống trọn vẹn với lý tưởng của tuổi trẻ. Khoảnh khắc đầu tiên của ngày vào Đoàn đến giờ vẫn hằn sâu trong ký ức tôi, người Đoàn viên đã trưởng thành trong gian khổ của cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ Quốc, góp phần mình cho sự hồi sinh của dân tộc Kampuchia.
   Mãi đến sau này khi tôi đã trở thành một cán bộ của Đảng gặp lại Huấn ở Tây Ninh trong lần về thăm đơn vị cũ. Huấn hỏi tôi :” Cậu nhớ lần tôi nhờ cậu đi lấy bản đồ ở Sala không ?”  tôi khẽ gật đầu, Huấn nói :” Chi Đoàn giao tôi giúp đở và thử thách cậu và lần đó tôi đã hiểu cậu qua hành động quả quyết, dũng cảm của một người lính.” Chúng tôi xiết chặt tay nhau lòng tràn ngập niềm vui chen lẫn tự hào.      
            
                     Tây Ninh, tháng 3 năm 1990
                            Phan Minh Châu

      Nguồn :   Mình là lình e55 (e732)

« Sửa lần cuối: 26 Tháng Năm, 2012, 11:36:04 am gửi bởi tribeco » Logged

như chưa hề cầm súng...
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM