Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Tư, 2024, 12:30:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Đồng dao thời chiến tranh  (Đọc 31718 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #30 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2008, 02:57:38 pm »

-- Đúng vậy. Nhưng rồi sao? - Đại đội trưởng thờ ơ hỏi.

-- Chẳng sao cả! - Đại đội phó ngập ngừng - Tôi nghĩ, trên đời này, mọi thịnh-suy, tiến-thoái, mạnh-yếu, hên-xui, thắng-bại, sống-chết,
dường như đã được thiên cơ ấn định các mã số và được cài đặt một cách bí hiểm, giống như vũ trụ vậy...

Đại đội trưởng hứng một ít nước mưa vào chén cơm đang ăn dở, rồi lùa hết vào trong miệng, nhai dập dạp, hỏi:

-- Theo ông thì mã số của con người được thiên cơ cài đặt ở đâu?

-- ở các vân tay! - Ba Trần trả lời không cần suy nghĩ - Chính hình vẽ trên các vân tay là mã số bí hiểm được thiên cơ cài đặt nơi con
người từ lúc hình thành trong bụng mẹ. Không một ai trên đời này có vân tay giống nhau, cho dù anh em sinh đôi đi chăng nữa. Mỗi
người một kiểu, một cách, một cuộc đời, một số phận khác nhau, mà không phụ thuộc nhiều lắm vào giờ sinh, tháng đẻ.

-- Từ lúc nào, đằng ấy nghĩ ra điều này thế? - Đại đội trưởng hỏi.

-- Chẳng rõ. Bỗng dưng tôi nghĩ thế!

Đại đội trưởng hứng nước mưa rửa chén, rồi hỏi:

-- Ông có nghĩ rằng các số phận cũng có lúc thay đổi?

-- Thay đổi. Đương nhiên, nếu như những số phận tu sửa hạnh kiểm, hoặc có những việc làm gây thiện cảm với người đời, thì số phận
nghiễm nhiên sẽ được cải thiện. Đức năng thắng số. Tổ tiên chẳng đã dạy chúng ta như vậy sao?

Sau một hồi vật vã, cơn mưa tạnh hẳn. Bầu trời xanh dần lên. Cảnh vật trở nên trong vắt, kỳ lạ. Vầng mặt trời cuối ngày lại lóe sáng,
trút bỏ những tia nắng yếu ớt, đuối sức xuống cánh rừng.

Từ dưới mái tăng, mọi người tỏa ra, thu dọn nồi niêu, chiến dĩa, chuẩn bị hành quân.

Trước khi đi, đại đội trưởng đưa các chiến sĩ ra viếng mộ hai đồng đội. Nhìn những người lính trẻ măng lặng lẽ cúi đầu, đại đội trưởng
cảm thấy chạnh lòng. Anh băn khoăn tự hỏi: liệu rồi những trận đánh sắp tới, ai sẽ là người tiếp tục nằm xuống đây?

Sẩm tối, đoàn quân bắt đầu lên đường. Theo yêu cầu của đại đội trưởng, mọi người phải đi giày của địch, để khỏi tốn thời gian xóa dấu
vết trên đường. Ba Trần đi đầu đoàn quân. Họ vượt qua kênh Ngang, rồi cắt chéo về hướng kênh Kim Quy. Sau gần hai giờ hành quân,
đại đội phó mới tới điểm tạm dừng. Tại đây, sau khi nghỉ ngơi cho lại sức, đơn vị chia làm hai tốp. Tốp một do Ba Trần và chính trị viên
phó Lê Đình Thực chỉ huy. Họ có nhiệm vụ trinh sát toàn bộ khu A, rộng chừng hơn bốn cây số vuông, giới hạn bởi con kênh Kim
Quy - Xẻo Rô và Cô Ba. Tốp hai do đại đội trưởng trực tiếp lãnh đạo, nghiên cứu khu B - Khu vực quan trọng, nằm ở phía bên trái khu
A, nếu lấy kênh Kim Quy làm ranh giới.

Chờ cho tốp của Ba Trần đi được chừng năm phút, đại đội trưởng mới cho phân đội hành quân. Đi đầu đội hình là Nguyễn Văn Thắng,
tiếp đến là trung đội trưởng Nguyễn Thế Quang, Phan Lâm, Bùi Đoàn. Hai người đi sau cùng là anh và y sĩ Thảo. Mọi người đi được
chừng hơn mười phút đồng hồ thì đụng một cánh rừng tràm non, cây bị đốn ngang, bẻ gập xuống, cao ngang ngực, bên dưới có chông
và mìn. Đây là một loại hàng rào phản xung phong khá hiệu quả. Kiểu bố trí hàng rào tự nhiên loại này, nguyên là của bộ đội miền
Đông. Rất có thể bọn chiêu hồi đã cung cấp kinh nghiệm này cho địch và chúng đã tận dụng sáng kiến tuyệt vời này để chống lại các
anh, những người sản sinh ra nó.

Đại đội trưởng rướn người quan sát, nhưng anh không nhìn thấy gì cả, ngoại trừ sương trắng và những ánh đèn mờ ảo ở phía xa.

Đại đội trưởng ngồi xuống, lấy cây đèn bấm, rọi sát xuống mặt đất, xem xét, rồi kêu Thắng lại, hỏi nhỏ:

-- Lính trinh sát, trước khi vượt qua hàng rào của địch, phải làm gì?

Thắng hoàn toàn bất ngờ trước câu hỏi của cấp trên. Sau vài giây lúng túng, anh nói như một đứa trẻ trả bài:

-- Thưa, phải kiểm tra kỹ xem có mìn thì gỡ, có hầm chông, phải đánh dấu. Đi trong rừng phải cò cây, qua ngã ba phải rấp lối. Sinh
mệnh người lính là vô cùng quan trọng, nên phải hết sức cẩn thận, tránh cẩu thả, chủ quan...

-- Rất tốt! - Đại đội trưởng nói - Bây giờ, cậu hãy thực hành đi. Tôi nhắc lại, phải tuyệt đối cẩn thận, rõ chưa?

-- Thưa, rõ!

-- Rõ thì làm đi!

Đại đội trưởng không thể ngờ rằng hàng rào phản xung phong của địch lại được thực hiện cẩn thận và chu đáo đến như thế. Để vượt
qua được nó, đơn vị phải mất tới hai giờ đồng hồ. Nhưng nếu chỉ có cây rừng cưa nửa chừng rồi bẻ gập xuống, thì đơn vị không phải
tốn nhiều thời gian như thế. Đằng này, ngoài chông sắt cắm xiên, bọn địch còn cài nhiều loại mìn sát thương xen kẽ, làm cho việc tháo
gỡ mất rất nhiều thời gian.

Phải thừa nhận rằng Thắng là một chiến sĩ có nhiều kinh nghiệm trong việc gỡ mìn. Anh ta đã khóa mõm được hơn sáu mươi trái mìn
các loại, mở ra một lối mòn an toàn, rộng rãi, giúp cho phân đội yên tâm bò qua.

Tiếp với hàng rào phản xung phong là khoảng trống rộng, đầy cỏ, dẫn ra con đường đá đỏ, nội hạt, rất ít người qua lại. Tới đây, mọi
người có thể nhìn thấy ánh điện sáng trưng, trải dài theo kênh xáng Xẻo Rô, suốt từ kênh Cô Ba tới kênh Ba Đồ. Gió liu riu thổi. Thỉnh
thoảng, cánh đồng cỏ lại rùng mình đung đưa, phát ra những tiếng động, nghe như tiếng thở dài.

Đại đội trưởng cho bộ đội dừng chân trong giây lát, rồi cắt thẳng về hướng tây nam. Đi được chừng non nửa cây số, họ lại đụng hàng
rào đơn, tiếp đến là hàng rào bùng nhùng, bao bọc xung quanh căn cứ. Đại đội trưởng thở dài, cho bộ đội dừng lại, rồi bước tới xem
xét. Sau ít phút bàn bạc với Quang và Thắng, anh quyết định cho cắt hàng rào, tiền nhập vào khu vực ngã tư, đoạn giao nhau giữa kênh
Kim Quy và kênh xáng Xẻo Rô.

Theo chỉ đạo của trung đoàn, hướng đột kích chính sẽ là khu vực này - Căn cứ hỗn hợp thứ Mười Một - Kẻ địch gọi là chi khu Hiếu
Lễ.

4

Phải mất tới ba đêm liền, đại đội trưởng mới đưa được phân đội vượt qua những lớp hàng rào dày đặc, tiếp cận khoảng trống xạ giới,
rộng chừng hai trăm mét. Khoảng xạ giới này, trước đó đầy cỏ, đã được đốt trụi vào mùa khô, hiện tại cỏ non đã bắt đầu mọc lại. Đại
đội trưởng nằm xuống sát mặt đất, quan sát. Anh nhìn thấy phía sau khoảng trống trước mặt là một tuyến công sự, dày đặc những ổ đề
kháng trồi sụt, nhấp nhô. Cứ vài mét, bọn địch lại dựng lên cái chòi nhỏ cho hai, ba người ở. Tuyệt nhiên, đại đội trưởng không hề
nghe thấy một tiếng động nào, dù là rất nhỏ, phát ra từ tuyến bố phòng ấy.

Sau khi quan sát một cách tường tận, đại đội trưởng nhận thấy ở phía bên phải anh, nối liền giữa tuyến công sự là một con đường rộng,
dẫn tới khu nhà lớn ở phía sau, có khả năng là một cái kho quân dụng. Muốn lọt được vào bên trong căn cứ của địch, phân đội chỉ có
thể đột nhập từ con đường ấy. Để kiểm tra độ chính xác của mình, đại đội trưởng khẽ hỏi Nguyễn Thế Quang:

-- Ông nhìn lại xem, có đúng bên tay phải ta là một con đường ăn thông ra khu nhà cao phía sau không?

-- Đúng thế! - Quang gật đầu xác nhận.

Đại đội trưởng yên lòng, cho đơn vị tiếp tục bò lên. Con đường không xa như đại đội trưởng nghĩ. Nó cách các anh lối chừng một trăm
rưởi mét là cùng. Vào tới con đường, mọi người men theo bóng tối dưới những bụi trâm ổi, tiến vào một khoảng sân rộng, dùng làm bãi
để xe. Hiện tại, trong sân chỉ có tám chiếc, phần lớn bị hỏng. Giáp với bãi để xe là đống lốp cao su, thùng phuy rỗng và vài cái xi tẹc.
Bên cạnh hai cây me lớn là một dãy nhà kho dài, cửa đóng kín, nửa chìm nửa nổi. Thật khó có thể xác định được một cách chính xác
trong kho có những gì. Đại đội trưởng yêu cầu mọi người tỏa rộng ra, tìm kiếm sở chỉ huy, bãi xe tăng, bến tàu và trận địa pháo. Anh
cũng căn dặn mọi người phải có mặt lại tại đây vào lúc ba giờ đúng, để kịp rút ra ngoài. Theo đồng hồ của anh thì mọi người còn được
khoảng hai giờ ở căn cứ địch.

Khi mọi người đi hết, đại đội trưởng mới lần theo những khoảng tối được tạo bởi địa hình, tiếp cận khu nhà tường, có ánh đèn mà anh
nghi là trại lính. So với những căn cứ đại đội trưởng đã từng nghiên cứu, thì đây là một căn cứ hỗn hợp rất mạnh, được tổ chức phòng
ngự chu đáo, có chiều sâu. Nối liền giữa các khu với nhau là những con đường ngoắt ngoéo, có hàng rào kẽm gai bao bọc.

Từ một khoảng trống, được hỗ trợ bởi ánh đèn, đại đội trưởng nhìn khắp căn cứ. Anh bỗng rùng mình, cảm thấy như đang lọt vào giữa
mê hồn trận. Với ngần ấy người, các anh thật khó có thể nắm được một cách toàn diện cách bố trí lực lượng địch ở đây. Nghĩ như thế,
đại đội trưởng vẫn cố tìm cách thực hiện công việc một cách vẹn toàn. Anh nhanh chóng lần đến khu trại lính. Có một điều anh cảm
thấy khác lạ là đèn trong nhà vẫn sáng, nhưng xung quanh lại không được quét dọn sạch sẽ. Đại đội trưởng không tin rằng quân địch
lại ở đơn sơ như thế. Anh lén đến bên cửa sổ, nhìn vào trông và bỗng chưng hửng khi nhận ra rằng nhà không hề có người ở. Đại đội
trưởng kiểm tra tới ba bốn căn, nhưng tuyệt nhiên, anh không thấy bất kỳ bóng dáng một tên lính nào. Mẹ kiếp. Chúng nó mò đi đâu
nhỉ? Đại đội trưởng chửi thầm. Chẳng lẽ chúng đã điều bọn lính ở đây đi ứng cứu một nơi nào đó bí mật tới mức mà cấp trên không
hay biết gì ư? Suy nghĩ một hồi, đại đội trưởng đi vòng về phía nhà vệ sinh, cách trại lính vài chục mét. Nhà vệ sinh không có mùi phân
người mới, chứng tỏ bọn địch bày trò bật điện sáng, để đánh lừa đối phương. Nếu đúng như anh suy nghĩ thì lực lượng của chúng hiện
ở đâu?

Trưa hôm qua, tại căn cứ tạm dừng, Ba Trần và chính trị viên phó Lê Đình Thực đã cảnh giác với anh rằng bọn địch ở khu A, chỗ họ
điều nghiên, thay đổi chỗ ở liên tục. Chúng thường để vài ba tên lính gác ngồi trong chốt, còn đại bộ phận thì lỉnh ra một chỗ nào đó,
nằm im mai phục.

Ba Trần cũng hé mở cho anh biết là có khả năng bọn địch đánh hơi thấy lực lượng của ta đang di chuyển tới khu vực này, nên tăng
cường cảnh giới. Ba Trần cho biết là anh cũng đã phát hiện ra dấu giày của địch lần theo hướng trinh sát của họ. Bởi vậy, trước khi tới
hàng rào, Ba Trần đã cho bộ đội đi giật lùi, nhằm đánh lạc hướng chúng. Đó là một sáng kiến thông minh, nhưng chỉ có thể lừa được
những tên địch ngu đần, còn đối với những kẻ ranh mãnh thì không thể. Bọn này chỉ cần xem kỹ mũi giày có bâm sâu xuống đất hay
không là phát hiện ra ngay mặt trái của vấn đề.

Nếu đặt nhận xét của Ba Trần bên cạnh hiện tượng bọn địch không ngủ tại khu gia binh, kết hợp với việc đụng địch mới đây lại với
nhau, thì rất có khả năng kẻ địch đã lờ mờ nhận thấy lực lượng ta đang nhòm ngó đến căn cứ này. Do vậy, việc chúng đề phòng, không
lấy gì làm lạ.

Thây kệ chúng mày, đại đội trưởng nghĩ, chúng mày muốn cảnh giác thế nào thì mặc xác, nhưng khi chúng tao đã mò vào được đến
đây thì cứ liệu hồn. Hiện tại, tạm thời chúng mày đã thắng, nhưng về lâu dài, cứ đợi xem.

Ngẫm nghĩ một lúc, đại đội trưởng nhổm dậy, nghiêng người lách qua khoảng tối, được tạo bởi những hàng rào tôn, tiếp cận khu dân
cư. Tại đây, bọn địch bố trí người ở xa hẳn khu trại lính, sát mé kênh. Đó là những ngôi nhà liền vách, thấp lè tè, lợp lá hoặc lợp tôn, có
cầu vươn ra dòng nước. Ngay sát chân cầu là xuồng ghe neo đậu dày đặc. ở tách hẳn khu dân cư chừng một trăm mét, có một nhà máy
xay xát gạo, với những đống trấu to như những quả đồi.

Vào giờ này, các gia đình đều đã đóng cửa, ngủ yên, chỉ còn ánh đèn màu đỏ nhấp nháy, hắt ra từ những bàn thờ.

Bên kia bờ kênh, nơi đèn điện sáng trưng là dinh quận Hiếu Lễ. Qua ánh sáng điện, đại đội trưởng nhìn thấy cột cờ dựng ở trước sân,
bên cạnh là một sân bay trực thăng dã chiến. Tại đấy, có năm chiếc trực thăng chờ s1/2n, có thể cất cánh bất cứ lúc nào. Vào đúng lúc
đại đội trưởng đang định quay đi, tại sân bay dã chiến, bọn địch chạy rầm rập. Nửa phút sau, anh nghe thấy tiếng trực thăng khởi động
máy. Đồng thời, đèn pha bật sáng rực trời. Không gian bị khuấy động bởi tiếng động cơ phành phạch, rền rĩ. Ba chiếc trực thăng lần
lượt bốc mình lên khỏi mặt đất, lao đầu về phía U Minh Hạ. Tiếng máy bay chưa dứt hẳn, đại đội trưởng đã nghe thấy tiếng còi tàu rú
lên một hồi dài. Đại đội trưởng cho rằng đó không phải là còi báo động mà là lời chào, báo hiệu cập bến của một đoàn tàu tuần tiễu
nào đó. Có tới cả phút sau, anh mới nhìn thấy ba chiếc tàu loại PCF, từ hướng An Biên chạy tới. Chiếc đi đầu bật đèn pha sáng trưng,
còn những chiếc đi sau thì bật đèn xi nhan, xin vào bến.

Khi chiếc PCF đi đầu cua vòng trở lại, qua ánh đèn pha, đại đội trưởng nhìn thấy ở phía bên tay trái anh, tách khỏi khu dân cư một
khoảng cách khó xác định, là những đống đất mới được đào, trông thoáng qua, giống như tuyến công sự phòng thủ. Rất có thể đó là
cụm phòng ngự lớn của địch.

Gần tới giờ quy định, đại đội trưởng vội quay về điểm hẹn. Vài phút sau, trung đội trưởng Nguyễn Thế Quang cũng có mặt. Anh ta
thông báo với anh là đã tìm thấy bãi xe thiết giáp gồm mười xe M113 và M118. Số xe này đều đặt âm dưới đất. Như vậy, khu đất mới
đào mà đại đội trưởng vừa nhìn thấy trước đó, chính là bãi để xe này.

Trung đội trưởng còn cho biết thêm là ở xa hơn bãi xe một chút, dọc theo kênh Ba Đồ là tuyến công sự bố phòng của địch nhiều tầng,
nhiều lớp. Trên con đường dọc theo kênh, còn một kho xăng dầu, tiếp tế cho cảng và một kho đạn nhỏ có nhiều lớp hàng rào bao bọc.
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #31 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2008, 02:58:07 pm »

-- Tốt rồi! - Đại đội trưởng nói. Anh giơ tay về phía ánh sáng, xem giờ. Đã ba giờ kém mười lăm phút. Như vậy là chỉ còn khoảng mười
lăm phút nữa, các anh phải rời khỏi căn cứ địch.

-- Ông có thấy thằng Lâm và thằng Thảo đâu không? - Đại đội trưởng khẽ hỏi.

-- Thằng Lâm? Tôi không thấy! - Trung đội trưởng nói - Tôi chỉ gặp thằng Thắng, thằng Thảo và thằng Đoàn. Tôi thấy chúng xuất hiện
ở khu trận địa pháo.

Ngay sau khi anh vừa nói, thì Thảo và Bùi Đoàn đã băng qua bãi xe của địch hướng tới điểm hẹn. Hơn một phút sau, Thắng cũng về
tới. Anh ta báo với đại đội trưởng là đã xác định được cơ quan chỉ huy của địch. Để chứng minh cho lời nói của mình, anh ta đưa ra
một lá thư của tướng Nguyễn Vĩnh Nghi gởi đại tá Lãm, chỉ huy trưởng.

Đã lố giờ hành quân tới hơn mười phút đồng hồ, nhưng Phan Lâm vẫn chưa về tới. Điều này cũng có nghĩa là anh ta đã gặp rắc rối,
chưa rút lui được. Việc thiếu vắng Lâm làm cho đại đội trưởng bứt rứt trong lòng. Nếu cứ chờ anh ta về tới rồi mới rút đi, rất có thể sẽ
đẩy đơn vị lâm vào thế kẹt. Đại đôi trưởng nóng ruột, trao tấm bản đồ cho Nguyễn Thế Quang và cho mọi người ra trước. Còn anh ở
lại, chờ Phan Lâm rồi sẽ ra sau.

5

Cuối cùng thì Phan Lâm cũng đã ra tới. Anh ta ra chậm so với thời gian quy định gần một tiếng đồng hồ. Thật ra, những trường hợp
như thế này không có gì là ghê gớm, cá biệt, đối với những người lính trinh sát, nếu như vào lúc ấy, không có tiếng súng nổ vang, từ
phía bên kia kênh Kim Quy vọng lại. Thoạt đầu, đại đội trưởng nghĩ rằng đó chỉ là những loạt súng ngẫu nhiên, do đội tuần tiễu của
địch, trên đường tuần tra, nghi ngờ, bắn thị uy vào một nơi nào đó. Nhưng đến khi cả súng cối, súng phóng hỏa tiễn cùng nổ dồn dập,
quyết liệt, thì đại đội trưởng không thể bình tâm được nữa. Rất có khả năng phân đội trinh sát hướng khu A do Ba Trần và phó chính trị
viên đại đội chỉ huy, trên đường rút ra ngoài bị lộ và quân địch đang dùng hỏa lực bắn lại họ.

Tại khu B, nơi đại đội trưởng và Phan Lâm đang mắc kẹt, bọn địch cũng bắt đầu báo động. Tiếng còi tàu đồng loạt hú lên, hoảng loạn.
Từ những tuyến phòng ngự, hỏa châu véo véo vọt lên, sáng rực cả bầu trời. Bọn lính bố phòng lố nhố, xuất hiện đầy chiến hào. Từ dưới
bến tàu, một đơn vị thủy quân lục chiến của địch ôm súng, chạy rầm rập lên bờ, tỏa ra chiếm các lô cốt, công sự trên những giao lộ
trong căn cứ. Tiếng chúng gọi nhau vang lên trong máy bộ đàm.

Cho đến lúc này, đại đội trưởng không còn một cơ hội nào rút lui được nữa. Anh cùng Phan Lâm nằm bẹp trong đống vỏ xe, thùng đạn
trên sân. Tình cảnh trớ trêu làm cho ruột gan anh co thắt, rối bời. Đại đội trưởng nằm im, bất động. Nỗi lo phải nằm lại căn cứ địch cứ
lớn dần trong anh, gần như không cưỡng lại được. Trong lúc đang hoang mang, lo lắng, bất chợt, anh nghe thấy tiếng "cạch" do súng
đạn va vào nhau vang lên từ một chỗ nào đó, rất gần. Đại đội trưởng giật thót người, ngó quanh. Anh chợt nhận ra hai tên lính thủy
quân, không biết từ đâu tới, ngồi ngay trên chiếc thùng đạn, phía sau lưng anh. Đại đội trưởng cảm thấy mất bình tĩnh. Hai đầu gối anh
run lên. "Mẹ kiếp! Có thế mà cũng hoảng hốt". Đại đội trưởng rủa thầm. Anh thận trọng xoay người, đưa khẩu AK báng gập về phía
hai tên địch, s1/2n sàng nhả đạn, nếu như bất chợt, chúng phát hiện ra anh. Sau đó, anh sẽ cùng Phan Lâm chiếm lấy kho đạn, tử thủ.
Anh tin rằng kẻ địch không dám bắn vào kho đạn. Chúng thừa biết điều gì sẽ xảy ra nếu mấy chục tấn đạn dược kia phát nổ tức thì.

Sau đợt bắn phá dữ dội xảy ra, không gian yên tĩnh trở lại. Bọn lính thủy quân lục chiến lục tục rời bỏ công sự, lũ lượt kéo nhau về bến
tàu.

-- Về thôi, hai thằng pêđê. Tụi mày còn ngồi làm chi vậy? - Tiếng một tên lính cất lên.

-- Tụi bay về trước đi! tụi tao phải gác cho tới sáng lựng!

Nghe bọn lính nói chuyện với nhau, đại đội trưởng thấy chột dạ. Nếu hai tên lính mả mẹ này cứ ngồi lỳ ở đây cho đến sáng, thì sẽ rất
nguy hiểm cho tính mạng của Phan Lâm và anh. Đại đội trưởng rất muốn thoát khỏi sự kiểm soát của hai tên lính gác này, chạy về phía
khu dân cư, nhưng lúc này, khó có thể thực hiện được. Với khoảng cách quá gần, chỉ cần động đậy là chúng sẽ phát hiện ra ngay.

Thời gian vẫn nặng nề trôi. Kim đồng hồ chỉ năm giờ kém mười lăm phút. Như vậy là các anh đã mắc kẹt ở đây mất hơn một tiếng
đồng hồ. Chẳng còn mấy thời gian nữa là trời sẽ sáng. Đợi đến lúc đó, thì dù có muốn, các anh cũng sẽ không thể nào thoát được.

Đại đội trưởng đã tính đến chuyện mạng đổi mạng, nhưng anh không muốn. Anh không thể chết vào lúc này, lúc mà anh vẫn có cơ
may sống sót. Hơn nữa, anh cũng không muốn để Phan Lâm phải chết cùng với anh. Cuộc sống chính là điều quan trọng bậc nhất mà
anh phải giữ gìn. Điều này không chỉ liên quan tới anh, tới Lâm mà còn liên quan đối với mẹ và người yêu của anh nữa.

Trong lúc đại đội trưởng còn đang nghĩ cách tìm lối ra thì Phan Lâm ngó anh lom lom. Trong cặp mắt của cậu ta ánh lên cái nhìn vừa
ân hận, vừa tuyệt vọng. Đột nhiên, đại đội trưởng nghĩ đến việc phải thủ tiêu hai tên lính gác mà không được xảy ra tiếng động. Nghĩ
thế, anh ra hiệu cho Phan Lâm biết là phải làm gì. Cậu ta gật đầu chấp nhận.

Tức thì, cả hai người đứng bật dậy, dùng súng phang vào gáy hai tên địch. Sự việc diễn ra nhanh đến mức chính đại đội trưởng cũng
không sao hiểu nổi. Sau hai tiếng "bụp, bụp" chắc nịch, gọn lỏn, hai tên lính ngã gục xuống đất. Đại đội trưởng rùng mình. Anh xách
súng cùng Phan Lâm chạy như bay về phía khu dân cư, cách họ lối chừng ba trăm mét.

Đại đội trưởng áng chừng chạy được hơn hai trăm mét, thì bọn địch ở phía tay trái anh phát hiện, bắn theo. Nhưng anh vẫn cứ chạy.
Khoảng cách giữa anh và ngôi nhà đầu tiên trong khu dân cư còn chừng không đầy năm mươi mét, thì anh bị trúng đạn. Anh cảm thấy
có một vật gì đó nóng rát, chui rất ngọt vào phía ngực bên phải, gần với vai, làm anh sựng người lại trong giây lát, rồi loạng choạng
chạy tiếp. Được vài bước, anh dừng lại, khoác khẩu súng lên cổ, Phan Lâm nhào tới, đỡ lấy anh.

-- Mày chạy đi. Chạy ngay đi, khi còn có thời gian. Để mặc tao! - Đại đội trưởng nói một cách khó nhọc.

Phan Lâm không nỡ bỏ đại đội trưởng ở lại một mình. Anh ta cố gắng dìu chỉ huy chạy tiếp. Bọn địch từ các nơi ập đến rất nhanh.
Phan Lâm ném liền hai quả lựu đạn về phía chúng, rồi kéo anh đứng lên, nhưng đại đội trưởng xua tay, giận dữ:

-- Chạy đi! Thằng điên!

Phan Lâm nhìn thủ trưởng trong giây lát rồi giương súng bắn vài loạt về phía địch. Sau đó, anh lẩn vào trong khoảng tối và mất hút
dưới dòng kênh. Còn lại một mình, đại đội trưởng cũng ráng sức chạy được vào những ngôi nhà gần nhất. Anh đã lần ra được chỗ cây
cầu rửa, bắc ra kênh, rồi nhảy xuống nước.

Trong khoảng thời gian ấy, anh chỉ loáng thoáng nghe thấy tiếng súng nổ, tiếng la hét, tiếng gầm của tàu địch chạy về phía anh.

6

Đại đôi trưởng Lê Sỹ Quý thức dậy vào lúc trời đã về chiều. ánh nắng muộn màng, thoi thóp xuyên qua kẽ lá, rọi thẳng vào mặt, làm
anh nheo mắt lại. Đại đội trưởng ngơ ngác, nhìn quanh, thấy mình đang nằm trong bụi móp đầy gai, kín mít, sát kênh xáng Xẻo Rô.
Quần áo, da thịt anh bám đầy sình đất, váng nước. Vết thương nơi ngực anh sưng to, ri rỉ máu. Anh thấy mình không khác gì một cái
xác chết trôi. Đại đội trưởng nằm im, nhắm mắt lại. Anh cố hình dung ra tất cả những gì đã xảy ra, sau khi anh nhảy xuống dòng kênh,
lúc đó, nước ròng rất mạnh. Và, cái khối nước ấy đã đẩy anh đi. Không. Không hẳn chỉ có thế, đại đội trưởng xác định lại. Lúc đó, anh
vẫn còn khoác khẩu súng ở cổ, dùng cánh tay khỏe mạnh còn lại, cố sức bơi đi. Anh nhớ là mình cũng đã đội trên đầu một dề cỏ, đề
phòng bọn địch lùng sục có thể nhìn thấy. Anh nhớ tiếng chúng la hét, chạy rầm rập trên bờ. Rồi thì chúng kéo xuồng, tìm kiếm. Anh
nhớ đến ánh đèn pin đan chéo nhau, loang loáng trên mặt nước, tìm bắt anh. Rồi sau đó, sự kiện diễn ra thế nào thì anh lại không nhớ
được. Hình như lúc đó, anh đã bị dòng nước cuốn đi trong trạng thái nửa mê, nửa tỉnh. Cho đến khi anh cảm giác một cách rõ ràng là
có một vật nào đó níu kéo, giữ anh lại. Nhưng nó là vật gì thì anh lại không nhớ. Có một điều anh không thể nào tin được là vì sao anh
lại không chết? Tại sao kẻ thù tìm kiếm anh như thế, mà không bắt được anh? Chẳng lẽ chúng mù cả hay sao mà không nhìn thấy anh,
trong khi anh nằm gần như tênh hênh thế này?

Đại đội trưởng ráng sức nhớ lại. Anh cố gắng nối những sự kiện rời rạc lại với nhau, để tìm ra một câu giải đáp có thể chấp nhận được,
nhưng vô vọng. Nhưng anh vẫn không tìn rằng sự việc lại chỉ diễn ra đơn giản như vậy. Hình như còn có một cái gì đó bí hiểm đã từng
xảy ra, mà anh không thể nào hiểu nổi. Thôi thì mặc xác cho những điều bí hiểm, đại đội trưởng tự nhủ. Vấn đề quan trọng nhất là anh
vẫn còn sống, vẫn tồn tại một cách thần kỳ.

Trời sẩm tối. Dòng kênh trở nên xám ngắt như chì. Đại đội trưởng cựa quậy, cố nhấc thân hình ra khỏi bãi sình nhão nhoét, nhưng
không được. Anh thấy như chính bùn đất đang níu kéo, giữ rịt anh lại. Anh phải tốn rất nhiều sức lực mới bò được lên gần bờ. Đến lúc
này, anh mới thật sự cảm thấy đau đớn. Vết thương nơi ngực có thể đang gây chảy máu trong, làm cho cánh tay anh tê dại, giống như
một miếng thịt thừa. Đã thế, lại còn đói và rét nữa. Mà cũng phải thôi. Suốt từ đêm qua đến giờ, anh đã ăn một miếng nào vào bụng
đâu, lại còn phải ngâm mình hàng chục giờ đồng hồ trong nước nữa.

Đại đội trưởng nhìn quanh. Anh cảm thấy thiếu một cái gì đó. Phải rồi. Khẩu súng, anh nghĩ. Người lính mà không có súng thì như
người không có tay. Nhưng súng ở đâu? Nó đã rơi chỗ nào? Đại đội trưởng cố nhớ một lần nữa. Sau cùng, tuy không có vẻ chắc chắn
lắm, nhưng anh cũng quyết định lội xuống chỗ bụi móp, tìm kiếm. Một lần nữa, đại đội trưởng đã gặp may. Anh mò được khẩu súng ở
ngay dưới gốc cây móp xù xì. Sung sướng đến tột đỉnh, đại đội trưởng trườn xuống dòng nước, rửa khẩu súng và giũ bớt bùn đất trên
người. Xong, anh ráng bò lên bờ, rồi nằm vật xuống vệ cỏ, hoàn toàn kiệt sức. Chưa lúc nào đại đội trưởng thấy mình yếu nhanh đến
thế. Dường như tất cả sức lực đã lặng lẽ rời khỏi anh, đến mức, anh không thể nào gượng dậy nổi.

Hãy ráng lên, Lê Sỹ Quý, đại đội trưởng tự động viên mình. Ráng lên. Nếu như mày nằm lại, thì sẽ không thể nào đứng lên được nữa.
Nào hãy dồn sức đi. Chống khẩu súng xuống đất làm điểm tựa mà đứng dậy. Ráng lên. Ráng một chút xíu nữa. Có thế chứ!

Cuối cùng, đại đội trưởng cũng đã đứng lên được. Nhưng hai đầu gối anh run lẩy bẩy. Mồ hôi trên trán túa ra. Đại đội trưởng cắn răng,
tha theo khẩu súng, đi từng bước một. Nhưng đi đâu? Anh tự hỏi. Trong căn cứ rộng lớn này, chỗ nào mà chẳng có quân địch? Có lẽ
phải mò về khu dân cư. Đại đội trưởng nghĩ thế. Nếu gặp được người tốt cưu mang, thì anh sẽ sống. Còn nếu như không gặp may thì
anh cũng chỉ như một người lính chết giữa chiến trường.

Đại đội trưởng khoác dây súng vào cổ, tay ôm vai, run rẩy bước đi theo sự phó thác của số mệnh. Anh đi như là một biện pháp cần
thiết để khẳng định là anh vẫn còn tồn tại.

Hóa ra đại đội trưởng đã bị dòng nước đẩy cách xa khu dân cư tới hai cây số. Với sức lực hiện tại của anh, để tới được đó, không phải
dễ dàng gì. Nhưng đến khu dân cư vào giờ này, còn quá sớm. Không khéo, anh lại tự dẫn thân vào trúng miệng hùm. Tốt nhất là anh
cần phải kiếm một bụi cây nào đó, nằm lại, đến nửa đêm rồi tính. Suy xét mãi, cuối cùng, đại đội trưởng tìm đến một bụi trâm ổi, mọc
um tùm cạnh bức tường đổ, ngồi xuống, thư thả duỗi chân ra, đặt khẩu súng bên cạnh, rồi nằm xuống. Đến lúc này, vết thương trên
người mới thực sự gây trở ngại cho anh. Đại đội trưởng lên cơn sốt. Hai hàm răng đập vào nhau lập cập. Anh rên lên khe khẽ, hai mắt
ríu lại. Anh tự dặn mình là không được thiếp đi. Nếu không tỉnh táo, rất có thể anh nằm lại đây cho đến sáng bảnh mắt và rơi vào tay
quân tuần tiễu. Dù đã tự cảnh cáo, nhưng đại đội trưởng cũng không cưỡng lại được sức lực của mình. Anh không biết mình đã thiếp đi
trong thời gian bao lâu, đến khi tỉnh dậy, anh bỗng giật mình hoảng hốt. Theo thói quen, anh giơ tay xem đồng hồ và chợt nhận ra nó
không còn trên tay anh nữa. Đại đội trưởng nhìn lên trời, ước tính là đã quá nửa đêm. Thế là vẫn còn may. Anh nghĩ, rồi ráng đứng lên,
bước tiếp. Khi anh tiến đến gần nhà xay xát lúa thì hoàn toàn kiệt sức. Anh lảo đảo ngã vật xuống bên cạnh đống trấu to như ngọn đồi
nằm sát cạnh nhà.

Nghe thấy tiếng động, có lẽ là do khẩu súng phát ra, từ trong nhà, một người đàn ông xuất hiện, bước ra ngoài. Ông ta ngó quanh,
nhưng không nhìn thấy đại đội trưởng lúc đó nằm khuất trong bóng tối. Đại đội trưởng cho rằng đây là thời cơ tốt nhất để anh có thể
cất lời:

-- Ông ơi! Cứu tôi với! - Đại đội trưởng nói một cách yếu ớt.

Người đàn ông giật mình, hoảng hốt nhìn anh, miệng ú ớ:

-- Việt cộng!

-- Vâng, tôi là Việt cộng! - Đại đội trưởng xác nhận - Tôi bị thương!

Người đàn ông lập cập quỳ xuống, vái anh như tế sao:

-- Tôi van ông. Mời ông đi đi cho. Ông đừng gây họa cho gia đình tôi.

-- Ông hiểu cho tôi! - Đại đội trưởng rên rỉ - Tôi bị thương, không thể đi được nữa.

Ông già nhìn về phía dinh quận trưởng, nằm ở bên kia dòng kênh, rồi nhìn quanh khu vực một lần nữa.

-- Nếu ông không đi, tôi sẽ gọi lính! - Ông già đe dọa.

Cơ sự đã xảy ra như thế này, đại đội trưởng không còn cách xử trí nào tốt hơn được nữa. Anh nằm im, không động đậy. Anh hy vọng
là ông già sẽ cứu anh. Nhưng nếu ông ta làm đúng như lời nói, thì đây cũng là một dịp may cuối cùng để anh có thể diệt thêm một hai
tên địch, rồi cùng chết. Anh đâu phải gắng sức đến đây để tặng không cho chúng sinh mệnh của mình.

Người đàn ông đứng im một lúc như thể đang suy nghĩ. Sau cùng, ông ta ngó quanh một lần nữa, khi thấy hoàn toàn yên tâm, mới tiến
tới, đỡ anh dậy, rồi đưa anh vào nghỉ trong kho cám.

7

Đại đội trưởng tỉnh dậy vào lúc rạng sáng, sau một cơn sốt triền miên, kéo dài tưởng như vô tận. Cho đến lúc này, lúc anh cảm thấy có
phần tỉnh táo, cơn sốt vẫn cứ hoành hành, không chịu buông tha anh. Toàn thân anh nóng hổi như than hồng. Chạm tay vào chỗ nào
cũng thấy nóng hầm hập.

ít nhất là đã hơn mười ngày nay, đại đội trưởng luôn ở trong tình trạng sốt cao, hôn mê liên tục. Mặc dù đã được Ba Quảng, con dâu
góa của ông Tư Xay Xát - Người đã cứu sống anh - rửa kỹ vết thương, băng bó chu đáo và được điều trị bằng thuốc kháng sinh liều
cao, nhưng vẫn bị nhiễm trùng, sưng to, làm cho dải băng thiết lại, gây nên cảm giác nhức nhối, thốn đến tận đỉnh đầu.
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #32 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2008, 02:59:06 pm »

Đại đội trưởng nhận thấy rõ nơi tận cùng vết thương, chỗ viên đạn bị mắc kẹt, thịt da đã bắt đầu thối rữa, bay ra một mùi hôi rất khó
chịu. Hình như bên dưới lớp da kia, ấu trùng đang sinh sôi, lớn dậy và đang chui sâu vào lồng ngực của anh. Tất cả những điều này
báo hiệu một tình thế chẳng mấy tốt lành về cuộc sống của anh.

Khuya hôm trước, Ba Quảng rọi đèn cầy, xuống hầm, thay băng cho anh, đã phải bịt miệng bằng chiếc khăn rằn, rồi dùng quạt xua
mùi hôi nồng nặc ra ngoài. Tuy vậy, thỉnh thoảng chị vẫn phải đứng lên, thò đầu ra ngoài hầm, hít thở không khí trong lành, rồi mới
tiếp tục được công việc. Chị đã đổ gần hết lọ cồn vào trong vết thương, rồi ngồi chờ đợi. Một lát sau, những con bọ trắng phau, nung
núc bò ra ngoài, rơi từng đống xuống tờ báo đặt phía dưới lưng anh. Khi lũ ấu trừng đã bò hết ra ngoài, Ba Quảng gom chúng lại, rồi
đổ tiếp dầu mù u trộn lẫn mật ong vào trong vết thương, băng lại.

-- Chị Ba ơi, - Đại đội trưởng nói - Chị nói với ông già, đêm nay, cho tôi ra ở ngoài đống trấu được không? ở hầm này, có chuyện gì
không may xảy ra, thì nguy hiểm cho gia đình quá.

-- Ba tôi đã tính chuyện đưa anh ra ngoải từ mấy bữa trước lựng, chỉ hiềm một nỗi, lính bố dữ quá, nên chưa thực hiện được! - Ba
Quảng nói - Cực chẳng đã, anh phải ở lại đây, thì cũng đừng ngại. Biết đâu, anh chẳng phải là người được Đức Bồ Tát cử tới để thử
thách sự giác ngộ của ba con tôi.

Đại đội trưởng nằm im một hồi lâu rồi nói:

-- Tôi tin rằng vết thương có một cái gì đó không ổn, chị Ba ạ. Rất có khả năng tôi đang bị hoại thư.

-- Không sao đâu, anh cứ yên tâm đi! - Ba Quảng đặt lòng bàn tay vào trán anh, nói - Xức dầu, uống thuốc đầy đủ, anh sẽ khỏe thôi
mà. Anh đừng có nôn nóng.

Câu nói của Ba Quảng dường như chỉ là để động viên anh, thay vì nói rõ sự thật. Giờ đây, khi đã tỉnh lại rồi, đại đội trưởng linh cảm
thấy tình hình ngày một thêm tồi tệ. Chưa lúc nào anh nhìn thấy mình suy sụp như thế. Toàn thân anh chỉ còn da bọc xương. Anh có
thể nhìn rõ hình dáng từng khúc xương nơi cánh tay, cẳng chân của anh. Anh không hiểu vì sao mình lại sút nhanh đến thế?

Nhưng đại đội trưởng không quan tâm đến điều đó nữa. Anh chỉ muốn biết điều gì đang xảy ra ở phía trên đầu anh. Hàng ngày, vào
giờ này, anh có thể nghe thấy tiếng chân người đi lại trên mặt đất, tiếng ghe máy ầm ào, tiếng pháo địch bắn chi viện, hoặc tiếng trực
thăng cất cánh, nhưng tuyệt nhiên, bữa nay, tất cả đều im bặt, tắt lặng, như thể không còn sự hiện hữu của con người.

Đại đội trưởng cảm thấy trong lòng trống vắng, nặng trĩu cô đơn. Anh không sao có thể tự giải thích được hiện tượng bất thường này.
Anh quờ tay vào trong ngách hầm, nơi đặt đồ ăn thức uống và bắt gặp một nắm cơm to, vài lát thịt kho, một ly sữa đã nguội. Rất có thể
ông già và Ba Quảng đã đi đâu từ rất sớm, không kịp nói với anh. Hoặc giả, họ định nói, nhưng lúc đó, anh đang sốt mê man thì sao?
Nhưng mọi người đi đâu? Cả dân làng xung quanh nữa? Chẳng lẽ, họ bị bắt tất cả rồi sao? Đại đội trưởng nghĩ ngợi một hồi, rồi tự phủ
định tất cả. Anh tin rằng mọi người ở đây đã bị đưa đi làm một việc gì đó rất bí mật, mà bản thân họ cũng không được biết. Đại đội
trưởng quờ tay tìm khẩu AK, đặt dưới lớp trấu, bên tay phải anh. ý thức muốn tìm hiểu sự việc đã thúc đẩy anh tìm cách ngồi dậy,
nhưng không được. Toàn thân anh đau đớn, rã rời. ý thức về cá nhân chợt lóe sáng trong đầu anh. Một lần nữa, anh dồn sức, đạp chân
vào thành hầm, dùng cánh tay khỏe mạnh còn lại nâng mình lên, nhưng sức lực cạn kiệt đã không cho anh làm được cái điều anh mong
muốn. Dường như sự sống ở trong anh ngày một trở nên mỏng manh và đang có dấu hiệu lụi tàn. Một cảm giác cam chịu, cay đắng,
xuất hiện ở đâu đó trong sâu thẳm lòng anh. Nó cứ đeo bám anh dai dẳng, không rời.

Đại đội trưởng nghĩ rằng có khả năng anh bị đói, nên sức lực mới trở nên tồi tệ như vậy. Nếu anh uống hết ly sữa kia và ăn được nửa
nắm cơm, thì chắc chắn sức khỏe của anh sẽ được cải thiện. Nghĩ thế, anh với tay lấy ly sữa. Khốn thay, đến ngay những ngón tay
cũng không cử động theo sự điều khiển của anh. Anh đã phải dùng cả cánh tay bị thương để hỗ trợ, mới nâng được ly sữa lên miệng.
Đại đội trưởng ráng sức, uống một mạch cho hết ly sữa,rồi bắt đầu tính chuyện ăn cơm. Anh ăn một cách uể oải, nhưng đầy vẻ kiên
nhẫn. Phải mất cả nửa tiếng đồng hồ, anh mới ăn được non nửa nắm cơm. Với số lượng thức ăn có được trong người, đại đội trưởng
thấy sức lực tăng lên rõ rệt. Anh đã tự ngồi dậy, kéo theo khẩu AK, bò ra tới cửa hầm. Vừa bò, vừa thở, vừa nghỉ, cuối cùng, đại đội
trưởng cũng đã đẩy được mấy bao cám xếp chồng lên nhau, ngoi lên khỏi mặt đất.

Một luồng gió mát bất thần ập đến làm anh sây xẩm mặt mày. Anh vội túm lấy cây cột, nhắm mắt lại cho khỏi chóng mặt. Sau vài phút
nghỉ ngơi, thức ăn trong bụng anh lại bắt đầu dở quẻ, cuộn ngược trở ra, không thể nào kìm chế được. Đại dội trưởng nôn thốc nôn
tháo, nôn ra cả mật xanh mật vàng. Anh nôn đến mức mệt lả, nước mắt đầm đìa. Lẽ đời, ăn được vào trong bụng, nếu yên, thì có thêm
sức lực, nhược bằng phải nôn ra, thì còn mệt hơn cả lúc chưa ăn nữa. Nhưng cũng nhờ có chút thức ăn ấy mà anh đã lên được khỏi căn
hầm, nhìn thấy được một phần trời và đất.

Còn bây giờ, anh lại thấy sức lực của mình suy kiệt hơn lúc nào hết.

Lần đầu tiên trong đời, đại đội trưởng ý thức về cái chết. Không bao lâu nữa, sự sống sẽ chia lìa anh, không một loại thần dược nào có
thể cứu sống anh được. Anh nhận ra rằng anh không thể nào đi qua hết cuộc chiến tranh. Rồi đây, anh sẽ chết trong căn nhà này - Chết
một cách lặng lẽ. Không một đồng đội nào biết để xác minh về cái chết của anh. Sau khi cái chết đến rồi, mặt trời cũng sẽ tắt, mọi thứ
trước mắt anh sẽ phai nhạt, lụi tàn. Thế là hết!

Đại đội trưởng cắn môi, nước mắt ứa ra. Vào lúc này đây, lúc đại đội trưởng trở nên tuyệt vọng, đáng buông xuôi nhất, thì phẩm chất
người lính lại không cho anh cái quyền được yên nghỉ. Nó thôi thúc anh phải làm một điều gì đó có thể được, cho đến chừng nào số
phận gọi tên anh. Đại đội trưởng chợt nghĩ đến việc làm nổ kho đạn, nơi anh và Phan Lâm đã từng trốn, trong cái đêm rủi ro vừa rồi,
nhưng ngay sau đó, anh thấy ý nghĩ của mình thật viển vông. Khoảng cách từ đây đến kho đạn dài gần cả cây số, giữa ban ngày ban
mặt, cho dù còn đủ sức lực đi nữa, thì kẻ địch cũng không cho phép anh bén mảng tới gần, nhất là vào lúc này. Mặt khác, anh cũng
không có được lấy một trái thủ pháo dùng để kích nổ, thì làm sao có thể đánh được kho đạn? Tốt nhất, anh nghĩ, là hãy bò ra khỏi căn
nhà, với khẩu súng trong tay, anh có thể sẽ làm được một cái gì đó cần thiết, mà không gây phương hại đến những người đã từng đùm
bọc, cưu mang anh.

Đại đội trưởng thực hiện ý định của mình một cách kiên trì, không nản. Anh khoác chéo khẩu súng trên vai, bò qua khỏi khoảng trống
của tấm liếp, hướng tới khoảnh đất rộng phía trước mặt. Ra khỏi căn nhà, đại đội trưởng mới thấy là ngay cả ý định vừa rồi của anh
cũng khó thể thực hiện được. Với sức khỏe rã rời như hiện nay, anh không thể làm được điều gì khác, ngoài việc ban cho quân thù sinh
mạng của mình. Thà rằng anh khoác cả khẩu súng vào cổ, bò ra bờ kênh, rồi lăn tòm xuống dòng nước mà chết, xem ra còn có lợi hơn
là để cho quân thù hí hửng vì đã bắn hạ được anh.

Một lần nữa, cơn đau lại bắt đầu nổi lên, làm cho đại đội trưởng co rúm người lại. Anh cảm nhận một cách lờ mờ rằng toàn thân anh
đang co giật liên hồi. Mỗi lần như thế, anh lại thấy má mình chà lên mặt đất rát bỏng. Đại đội trưởng không biết là mình co giật trong
bao lâu, nhưng tới khi định thần được, thì ánh sáng đã chan hòa trên mặt đất. Lần này, anh thấy mình đang nằm ngay sát bờ kênh, bên
cạnh là cây trâm đầy quả. Rất có thể, do cơn co giật mà anh đã lăn đến đây rồi bị cây trâm giữ lại.

Trong lúc đại đội trưởng còn đang trong trạng thái mông lung thì có tiếng máy bay từ phía xa vọng tới. Ngay sau đó, anh nghe thấy
tiếng trống khua vang từ phía dinh quận trưởng, bên kia dòng kênh, cách anh khoảng hai trăm mét. Với một khoảng trống không che
khuất, đại đội trưởng ráng vịn vào cây trâm đứng lên, xem điều gì đang xảy ra. Anh đã nhìn thấy một đám đông, tới mấy ngàn người,
tay cầm cờ, đang vẫy chào ai đó. Cho đến lúc này thì đại đội trưởng hiểu rằng bọn địch đã huy động dân đi từ sớm, tụ tập ở trước dinh
quận kia, là để làm trò tung hô này.

Chiếc máy bay trực thăng từ từ hạ xuống bãi đáp. Từ trong khoang máy bay, một người đàn ông tầm thước, vận complet trắng, bước
xuống, theo sau là vài quan chức ăn vận sang trọng. Bọn phóng viên ùa ra, quay phim chụp ảnh. Tiếng hô khẩu hiệu vang lên. Nghe
thấy tiếng hô vang dội, đại đội trưởng giật mình kinh ngạc. Kẻ vận bộ complet trắng đang giơ tay chào đoàn người, nhanh nhẹn bước
lên bục cao phía trên kia, chẳng là ai khác, mà chính là Nguyễn Văn Thiệu, gã tay sai mẫn cán, hung hăng nhất của chế độ Sài Gòn.

Phải chăng đây chính là sự sắp đặt thần bí của tạo hóa, giúp cho anh có được một cơ hội, mà cả đời có khi chỉ gặp được một lần. Đại
đội trưởng run lên vì xúc động. Anh cố giữ chặt lấy chạc cây trâm, đề phòng bị ngã xuống dòng nước, rồi dùng cánh tay bị thương kéo
khẩu súng về phía trước. Sau khi cảm thấy yên tâm, anh đẩy khóa an toàn trở về nấc liên thanh, nheo mắt ngắm. Khốn thay, hình ảnh
của Nguyễn Văn Thiệu cứ nhòe nhoẹt trước mắt anh. Đại đội trưởng ngừng thở mấy lần, chuẩn bị xiết cò thì nòng súng trở nên chao
đảo, không thể nào giữ vững được nữa.

Đúng lúc ấy, cơn đau trong anh lại bắt đầu nổi lên. Lần này, dữ dằn hơn. Nhưng đại đội trưởng không cho phép mình được ngã vào
thời điểm có một không hai này. Anh cắn răng vào một cành cây đến bật máu, kềm nén cơn đau. Cuộc đời trớ trêu đến thế là cùng. Tại
sao cơn đau lại nổi lên vào đúng lúc này để cản trở anh? Đại đội trưởng vẫn ráng sức chịu đựng. Hai đầu gối anh bắt đầu run lên từng
chặp. Anh nhận thấy sức lực trong anh đã tụt đến giới hạn rồi, không còn khả năng vực dậy được nữa.

Đừng bi quan, đại đội trưởng, trung úy Lê Sỹ Quý ạ. Ráng kiên nhẫn một chút nữa, chỉ cần vài giây đồng hồ, đủ để mi đưa cái tên tổng
thống khốn kiếp kia vào đúng trong tầm ngắm để lẩy cò, rồi sau đó, ra sao cũng được. Đại đội trưởng tự nhủ mình.

ở bên kia dòng kênh, tiếng loa phóng thanh vẫn vang lên: "Thưa quý ông, quý bà, thưa toàn thể nhân dân và các chiến sĩ, thay mặt
chính phủ Việt Nam cộng hòa, tôi long trọng thông báo cho nhân dân cả nước biết rằng, cho đến ngày hôm nay, mồng một tháng sáu,
năm một ngàn chín trăm bảy mươi mốt, ngày lịch sử trọng đại, quân đội đồng minh cùng với quân lực hùng mạnh của chúng ta đã quét
sạch cộng quân ra khỏi vùng này. Hiện nay, chúng chỉ còn một trăm tên ở U Minh Thượng và cũng khoảng ngần ấy ở U Minh Hạ.
Quân lực của chúng ta sẽ tiếp tục truy quét, cho tới khi chúng trở về vùng quên lãng trong trí nhớ của chúng ta. Thay mặt chính phủ, tôi
tuyên bố thành lập chi khu Hiếu Nghĩa".

Sự huênh hoang của Nguyễn Văn Thiệu truyền đi qua loa phóng thanh bỗng dưng trở thành một liều thuốc kích thích đại đội trưởng.
Anh nâng súng lên và lấy điểm ngắm. Cho tới khi khẩu súng của anh rung lên, nhả đến viên đạn cuối cùng, thì cũng là lúc anh không
còn có thể làm được điều gì hơn nữa. Cả anh và khẩu súng đều rơi xuống dòng kênh.

Trong cái khoảnh khắc cuối cùng ấy, anh chỉ kịp mong rằng mẹ và người yêu hãy thông cảm cho anh - Rằng, anh không phải là người
không nghĩ đến họ, mà là anh không có được cái may mắn sống sót cho đến cái ngày đất nước hòa bình - Rằng, họ cứ yên tâm về
phẩm chất người lính của anh. Anh đã sống, đã chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, hiểu theo đúng nghĩa của từ này.


Chương 9


Chuẩn úy Phan Lâm cúi đầu bước đi trên con đường đất đỏ ngầu bụi, dẫn tới căn cứ thứ Mười Một, nằm ở phía hữu ngạn kênh Xẻo
Rô. Cùng đi với anh còn có Năm Thi, vợ mới cưới và bà Bùi Thị Son, người Bắc, mới từ làng Hiền Lương vào thăm con dâu, cô Trương
Gia Lương Tâm và hai đứa cháu nội sinh đôi, An Viễn và An Phú.

Ngay từ khi mới bước lên bến đò, chuẩn úy bỗng thấy trong lòng dâng lên niềm xúc cảm bồi hồi, khó tả. Kể từ cái đêm định mệnh ấy,
tính đến nay đã tròn sáu năm, nhưng những gì đã từng xảy ra ở đây, thì chuẩn úy không thể nào quên được. Nó đã khắc vào trong lòng
anh như một con dấu nung đỏ.

Làm sao chuẩn úy có thể quên được cặp mắt đau đớn của đại đội trưởng, lúc hai người bị kẹt lại trong căn cứ. Lúc đó, họ đều có chung
một tâm trạng rối bời, tâm trạng của những kẻ sa cơ, mất hết cơ may thoát ra ngoài căn cứ địch. Thế nhưng, ngay lúc ấy, lúc mà anh
cảm thấy tuyệt vọng, thì đại đội trưởng đã ra hiệu cho anh, dùng súng phang vào đầu hai tên lính gác mà chạy. Nhờ có sự khôn ngoan
đó, nên các anh mới chạy kịp về khu dân cư, nằm ở sát dòng kênh. Nhưng tại sao lại chạy về hướng đó thì chuẩn úy không biết được.
Sau này, nghĩ lại, chuẩn úy mới có nhận xét, họ chỉ có thể thoát được nếu chạy về nơi có nhân dân.

Ngay sau khi nhảy xuống dưới dòng kênh, lợi dụng ghe thuyền và những vật che khuất, chuẩn úy đã thoát chết và hai ngày sau, anh có
mặt tại đơn vị. Trong chuyến đi trinh sát lần ấy, đơn vị bị tổn thất nặng nề. Hướng khu A, đại đội phó Ba Trần hy sinh. Phó chính trị
viên Lê Đình Thực bị thương nặng, về tới đơn vị thì chết, chiến sĩ Tạ Ngọc Lỡi hy sinh. Hướng khu B, đại đội trưởng Lê Sỹ Quý cũng
không trở lại.

Cứ nghĩ đến những gì đã xảy ra trong ngày hôm ấy, chuẩn úy Phan Lâm lại buồn rầu. Anh luôn có mặc cảm là do mình ra chậm mà
đại đội trưởng phải chết. Nếu như bữa đó, anh không đi lạc, lại không bị bọn lính tuần tra cản trở tại khu vực kho xăng, thì anh cũng sẽ
đến điểm hẹn đúng giờ. Khốn thay, chiến tranh là như thế! Những tình huống cứ liên tục xảy ra, không ai có thể lường trước được.

Chuẩn úy đưa mọi người đến trước khoảng sân rộng đầy cỏ, ngổn ngang những đống tro, nguyên xưa kia là bãi để xe và là nơi trút bỏ
những phương tiện không còn khả năng sử dụng. Kho đạn đồ sộ, kiên cố là thế, nay đã bị lột hết mái tôn, trơ ra những khoảng tường
hoen ố. Hàng rào xung quanh căn cứ cũng đã được thu dọn, tuy còn nham nhở. Đây đó, vẫn còn những thùng bộng han rỉ, những
đống dây kẽm gai bị đốt cháy đỏ quạch, bên cạnh là những đoạn giao thông hào sụt lở, do người đào bới, tìm kiếm cọc sắt, phế liệu
gây ra. Chuẩn úy lặng người trong giây lát. Một lần nữa, hình ảnh của quá khứ lại hiện về, làm cho anh không kềm lòng được, nước
mắt cứ thế trào ra.
Logged
trachvandung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 747



« Trả lời #33 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2008, 02:59:35 pm »

-- Nội ơi! Chú Lâm khóc kìa, nội! - An Viễn giật mạnh tay bà Son, nói.

-- An Viễn! Từ sớm đến giờ, con lí lắc quá đấy! - Bảy Tâm rầy con, rồi bước tới gần chỗ Phan Lâm đang đứng.

Phan Lâm dùng cườm tay lau nước mắt nói:

-- Bữa ấy, tôi và anh Quý nằm tại chỗ này. Sau khi đánh gục hai tên lính gác, chúng tôi chạy về khu dân cư ở phía dưới kia.

Bảy Tâm cắn môi, nhìn xuống mặt đất, nơi cô đang đứng. Cô luôn cảm thấy tất cả những gì có liên quan đến đại đội trưởng đều trở
thành những kỷ niệm quý báu của cô. Cô luôn tin rằng khoảng thời gian cô được sống gần anh là khoảng thời gian đẹp nhất, đáng giá
nhất. Nó đáng giá ngàn vạn lần so với những gì mà cô đã làm được cho bản thân mình. Đã có lần người ta đem cô ra kiểm điểm gay gắt
về mối quan hệ tình cảm, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng giữa đại đội trưởng và cô, nhưng cô không lấy đó làm buồn, bởi cô muốn sinh
cho người yêu của mình một đứa con và cô đã làm được. Sau khi nghe tin anh chết, cô đã khóc suốt mấy ngày. Cô khóc vi mất anh,
thương anh. Bù lại, cô đã được an ủi phần nào vì sinh ra cho anh không phải một, mà là hai đứa con trai cùng một lúc, hai bản sao tuyệt
đẹp của cuộc đời anh. Đối với cô, đây mới là điều đáng giá nhất. Bằng tình yêu của mình, cô đã làm cho nòi giống của anh tồn tại.

-- Chúng ta phải đi tới nữa, mẹ ạ! - Bảy Tâm nói khẽ - May ra ở dưới, có thể biết được thêm tin tức của chồng con.

Bà Son gật đầu, dắt An Viễn và An Phú đi theo mọi người tới khu dân cư nằm ở sát mé kênh. Lúc còn ở ngoài Bắc, sau khi nhận được
giấy báo tử của con trai, bà đã ngã lăn xuống đất. Dân làng kéo đến đầy nhà, thăm nom, an ủi. Nỗi đau mất con đã làm cho bà cấm
khẩu cả tháng. Bà lang thang như một bóng ma. Bà kêu gào trời đất, đay nghiến cỏ cây, coi mọi thứ như là những ác nhân giết hại con
bà. Hai năm sau, sắp đến ngày hòa bình, bà lại nhận được tin đứa con trai thứ hai, con riêng của người chồng sau, thượng sĩ Nguyễn
Minh Thắng hy sinh tại mặt trận Thừa Thiên, bà không còn muốn sống nữa. Trong mắt bà, trời không còn là trời nữa. Bà không thể tin
rằng sự nghiệt ngã cứ giáng xuống đầu bà, xuống dòng họ của chồng bà. Bà cũng không tin rằng tất cả những người thân yêu nhất đều
bỏ bà ra đi. Làm sao bà có thể tin vào đấng tối thượng, khi mà ngài đã nhẫn tâm lột sạch của bà những chỗ dựa và niềm an ủi tinh thần.
Đúng lúc bà có dự định tìm đường về thế giới bên kia để sống với những người thân của mình, thì nhận được thư của đại úy Phan
Vĩnh, rồi đến thư của chuẩn úy Phan Lâm báo cho bà biết là bà còn một đứa con dâu và hai cháu nội ở miền Nam. Thoạt đầu, bà vẫn
còn bán tín, bán nghi, nhưng đến khi nhận được thư của Bảy Tâm cùng với ảnh của hai đứa cháu kháu khỉnh, giống con trai bà như
đúc, bà mới tin đó là sự thật. Bà cầm lá thư và tấm ảnh reo hò, chạy đi khắp làng, nước mắt giàn giụa. Bà đã lên cơn điên. Nhưng đó là
cơn điên của hạnh phúc, cơn điên của một người đàn bà hẩm hiu, tuyệt vọng, tìm được niềm an ủi cho phần hồn. Trong thâm tâm, bà
vô cùng biết ơn và coi người con dâu miền Nam mà bà chưa biết mặt như là đấng Bồ Tát đã cải tạo số mệnh cho bà. Chính người con
gái miền Nam ấy giũp cho gia đình bà không bao giờ tuyệt tự.

Vào năm hòa bình thứ hai, bà nhận được thư của Bảy Tâm báo rằng cô sẽ đưa các con ra Bắc nhận mặt bà nội, họ hàng, rồi đón bà vào
miền Nam ở, nhưng vì tàu xe quá khó khăn, nên chưa thể đi được. Vì thương con, thương cháu, bà quyết định vào Nam một mình. Bà
đã xa rời quê hương, đến sống với con, cháu ở một phương trời mới, nơi làm cho cuộc đời của bà trở nên có ý nghĩa.

So với những gì nhìn thấy trong đêm tối cách đây sáu năm, khu dân cư hiện thời có quá nhiều đổi khác, đến mức, chuẩn úy Phan Lâm
không nhận ra nơi anh đã từng nhảy xuống nước nữa. Tất cả những gì tồn tại trong trí nhớ của anh thì hiện lên rõ mồn một, còn hình
ảnh thực tế lại phủ nhận tất cả. Đơn giản chỉ là sự thay đổi của thời gian.

Chuẩn úy đã gặp, hỏi chuyện nhiều người, nhưng phần lớn, họ mới đến ở sau ngày toàn thắng, nên không ai biết chuyện gì về đại đội
trưởng Lê Sỹ Quý cả. Cũng phải thôi. Sau hòa bình, những gia đình bị bắt buộc phải vào sống ở đây, ngoại trừ số vượt biên, còn lại đều
trở về quê hương bản quán của họ.

Với một tâm trạng chán nản, não nề, mọi người kéo nhau vào một quán nước ven đường nghỉ cho đỡ mệt. Chủ quán là một phụ nữ đẫy
đà, đón khách bằng nụ cười thường trực trên môi. Bà ta nhanh nhẹn pha nước, đem ra cho khách. Chờ mọi người uống nước xong
xuôi, Bảy Tâm kéo chủ quán ra sau nhà, hỏi:

-- Chế à, cách đây khoảng sáu năm, có một anh bộ đôi bị thương, chạy vào khu vực này, sau đó, nghe nói ảnh đã mất ở tại đây, chế có
biết chuyện đó không?

-- Tôi ở đây cũng đã lâu, nhưng không nghe thấy ai bị thương, bị bắt, hoặc bị chết ở đây cả. - Bà chủ quán thành thật trả lời. Ngừng
một lát như thể để kiểm tra lại trí nhớ của mình, bà nói tiếp - Chị nên tới chỗ nhà máy chà gạo hỏi xem, may ra họ biết. Nghe nói ở
đẳng có nuôi giấu Việt cộng đấy!

Mặc dù không tin tưởng vào những câu chuyện nơi đầu đường, quán trọ, nhưng Bảy Tâm vẫn bấu víu vào đó để tự an ủi mình. Cô
không muốn mất đi niềm hy vọng tìm được một chút ít tin tức, hoặc hài cốt người thân yêu nhất của cô. Cô nói với mọi người cứ ngồi
lại uống nước, rồi lững thững đi về phía nhà máy chà gạo, cách quán nước khoảng gần một trăm mét.

Bữa nay, cơ sở chà gạo nghỉ việc để sửa chữa máy móc, chỉ còn một mình Ba Quảng, con dâu của ông chủ ở nhà, dọn dẹp.

Đó là một phụ nữ khoảng hơn ba mươi tuổi, vẻ mặt hiền lành, cam chịu, sống lủi thủi với cái bóng của mình. Chị vấn chiếc khăn rằn
màu đen, giống như mọi người phụ nữ ở miền Tây.

-- à... Không. - Bảy Tâm nói một cách rụt rè - Tôi tới đây, xin gặp chế, hỏi chuyện một chút xíu, được không?

-- Gặp tôi? - Ba Quảng sửng sốt nhìn người khách lạ, hỏi lại - Có chuyện chi vậy?

Bảy Tâm đau đáu nhìn chị chủ, hỏi chuyện, nhưng trong lòng không mấy hy vọng biết được tin tức cụ thể từ người phụ nữ này.

-- Chế à, nghe nói cách đây sáu năm, chế đã nuôi giấu một anh lính của chúng tôi bị thương, đúng không?

-- Ai nói với chế vậy? - Ba Quảng chùi đôi tay lấm lem vào chiếc quần trắng phau vì bụi cám, hỏi.

-- Nghe mấy người ở đẳng. - Bảy Tâm chỉ tay về phía quán nước, nói.

-- Chế muốn biết chuyện ấy để làm gì? - Ba Quảng băn khoăn hỏi lại.

-- ảnh là chồng tôi! - Cố gắng lắm, Bảy Tâm mới thốt được ra những lời này - ảnh là đại đội trưởng trinh sát!

Ba Quảng chau mày, nghĩ ngợi. Một lát sau, chị hỏi, giọng run run:

-- ảnh người Bắc mà?

-- Dạ, đúng! ảnh là người Bắc! - Bảy Tâm xác định - ảnh cao chừng một mét bảy mươi, ốm người.

-- Tôi nhớ rồi! - Ba Quảng vừa suy nghĩ, vừa nói - ảnh bị thương vào ngực bên phải. Tên là Bảy Tâm!

-- Đúng rồi! Trời ạ! - Bảy Tâm sung sướng reo lên - Thực ra, tên ảnh không phải vậy. Bảy Tâm là tên tôi. Vậy ra, chế là người đã cứu
ảnh sao?

-- Không. Người trực tiếp cứu ảnh là ba chồng tôi. ổng đưa ảnh từ đâu về, tôi không rõ. Tôi chỉ biết rằng lúc đó, người ảnh ướt sũng.
Vết thương ở ngực bên phải rất nặng, vẫn còn ri rỉ máu. ở đây, tôi chỉ giúp ảnh băng bó, điều trị vết thương.

-- Và ảnh đã được cứu sống, phải không chế? - Bảy Tâm háo hức muốn biết chuyện.

-- Không, ảnh chết rồi! - Ba Quảng bồi hồi nhớ lại - Bữa đó là ngày mấy âm, tôi không nhớ rõ, nhưng đúng là ngày mùng một tháng
sáu dương lịch, ngày ông già tôi thường cúng cơm ảnh, chúng tôi bị huy động sang bên kia kênh, đón ông Thiệu về thành lập chi khu.
Lúc chúng tôi ra đi, ảnh vẫn đang lên cơn sốt, nằm liệt trong hầm, nên không nói gì được với ảnh, chỉ để đồ ăn thức uống lại. Vào
khoảng mười giờ sáng, tôi nghĩ thế, chợt có một loạt súng dài, từ bên này, chỗ cây trâm kia, bắn về phía khán đài, làm cho một người
đứng cạnh ông Thiệu bị thương. Ngay sau đó, lính ập đến, lùng sục, nhưng không tìm thấy ảnh, ngoại trừ khẩu súng hết đạn, rơi xuống
dưới kênh. Mấy ngày sau, tôi và ông già kiếm cớ chèo xuồng đi dọc theo kênh tìm xác ảnh, nhưng không thấy. Tôi nghĩ, khi bắn hết
đạn, ảnh mệt quá, đã rơi xuống dòng kênh, rồi bị nước ròng cuốn ra biển.

Bảy Tâm đứng chết lặng. Nước mắt cô lã chã rơi. Thế là sau bao thời gian tìm kiếm, cô đã biết được tin tức chính xác của chồng. Cô
bước về phía bờ kênh, cứ nhìn mãi gốc cây tràm mà khóc. Cô thầm gọi hồn anh, nói với anh những nỗi đau bấy lâu nay chứa chất trong
lòng. Cô cầu xin anh hãy tha lỗi cho cô, vì sao từ hòa bình đến nay, đã hai năm trôi qua, cô mới cất công tìm kiếm tin tức của anh. Cô
cũng thầm báo với anh rằng người mẹ mà anh yêu quý, hiện đang sống với ba mẹ con cô. Cô tin rằng với trái tim yêu anh thiết tha của
mình, từ cõi bên kia, anh nghe thấy tất cả, thậm chí, còn hiểu được tất cả những gì sâu kín nhất hiện ra trong tâm linh của cô.

Buổi chiều hôm ấy, vào lúc hoàng hôn, người dân quận Hiếu Lễ nhìn thấy một chiếc xuồng chở người, trong số đó có một nhà sư, từ
phía nhà máy chà gạo, bơi ra giữa dòng, rồi dừng lại làm lễ cầu siêu cho người quá cố: đại đội trưởng trinh sát trung úy Lê Sỹ Quý.
Nhang đèn được thắp lên, cháy phập phồng.

Sau khi đọc kinh cầu hồn cho người đã khuất, mọi người đem tiền âm phủ ra đốt, rồi rải bánh trái xuống dòng kênh. Ngồi bên mẹ
chồng và hai đứa con trai, Bảy Tâm mím môi, khóc lặng lẽ. Cô nhìn về phía hạ nguồn, lòng trở nên hồi hộp, khó tả. Gió liu riu thổi.
Trong một thời khắc không rõ ràng, Bảy Tâm linh cảm thấy người yêu đang hiện về. Anh đứng ngay trước mũi xuồng, tay ôm vai, hết
nhìn cô, lại nhìn mẹ rồi nhìn bạn bè, đồng đội. Đôi mắt anh nhìn thật lâu vào hai đứa con mang dòng máu của anh. Anh cứ nhìn mãi,
mặt buồn rười rượi, môi mấp máy mà không nói thành lời.

-- An Phú, An Viễn, các con lạy ba đi! Ba về rồi kìa! - Bảy Tâm hoảng hốt, thốt lên như đang mê sảng.

-- Ba ở đâu hả mẹ? - An Viễn ngơ ngác hỏi.

-- Ba đứng ở ngay trước mũi xuồng ấy! - Bà Son cất lời - Con cứ nhìn kỹ đi, sẽ thấy ba con.

Thằng bé cứ nhìn mãi xuống dòng kênh, rồi ngửng lên, ngơ ngác nhìn mọi người.

-- Mình thả thuyền được chưa nội? - An Phú háo hức, hỏi.

-- Được rồi! Mấy con thả đi!

Những chiếc thuyền giấy, được thắp nến, từ đôi bàn tay nhỏ xíu trượt xuống dòng kênh. Gió thổi và nước lớn đẩy những con thuyền
giấy, mang theo ánh lửa, trôi về phía thượng nguồn, nơi khởi đầu của những dòng chảy. Tiếng hát của hai đứa trẻ đồng thanh cất lên,
loang dài trên dòng kênh giá lạnh.

Những con thuyền
Hãy trôi đi
Về với ba
Nói với ba
ở cõi người
Có thằng Viễn
Có thằng Phú
Thương nhớ ba
Ôm cột khóc.

Những con thuyền
Hãy trôi đi,
Về Âm phủ
Nói với chú
Nói với ba
Người đi xa
Xin đừng lạnh
Người đi xa
Xin đừng đau
Những người sống
Lòng vẫn nhớ
Những người sống
Càng thương nhau
Những con thuyền
Hãy trôi đi
Hãy mang đi...

Thành phố Hồ Chí Minh, 27/7/1998.



Logged
Trang: « 1 2 3 4   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM