Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:49:36 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bác sĩ riêng của Mao  (Đọc 83274 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #10 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2010, 03:20:57 pm »

Chương 3

Bắc Kinh hoang tàn và tiêu điều. Sau tám năm Nhật chiếm đóng và bốn năm nội chiến, phố xá trở nên bẩn thỉu, những bức tường dày bao quanh Thành Nội bị lở từng mảng có chỗ đã bắt đầu sập. Các biển quảng cáo vui mắt và sặc sỡ cũng biến mất khỏi các cửa hiệu và quầy hàng, những quán sách thân thương của tôi ở Lưu Li Chương đóng cửa im ỉm dường như lâu lắm rồi.
Dân tình xem ra nghèo đói, dung nhan không thấy sửa sang gì giống như chính bản thân thành phố. Đàn ông, đàn bà chỉ mặc những chiếc bộ quần áo ghi đá hoặc màu xám thường được khâu bằng tay từ những mảnh bao tải. Mỗi người đều có một đôi giày bằng vải buồm thô màu đen, mọi người trông ai cũng giống ai. Đàn ông xùm xụp mũ chăn cừu còn đàn bà thì tóc cắt ngắn. Tôi mặc quần áo đúng mốt, cà vạt, giày da, đầu tóc chải chuốt kiểu Úc trông giống như người nước ngoài. Lý Liên mặc áo khoác màu sặc sỡ và giầy cao gót. Tóc của cô ta chải thành nếp tuyệt đẹp và nổi bật trong những người khác giống những bông hoa đỏ rực trên cánh đồng lúa mì vàng óng. Tôi rất nhanh chóng phải sắm ngay bộ đồng phục mà mấy ông cộng sản đã khuyên. Nhưng Lý Liên phải đặt may một bộ hợp với người cô ta.
Mẹ tôi thay đổi nhiều. Bà sung sướng khi chúng tôi quay về và cầu khẩn chúng tôi đừng bỏ nhà đi nữa. Tôi hứa ở lại với bà.
Dù nghèo, nhưng khí thế của dân Bắc Kinh sôi nổi. Khắp chốn nơi nơi những khuôn mặt tràn trề hạnh phúc nhìn vào tôi. Bắc Kinh được tự do và dân chúng chân thành chào mừng chính phủ cộng sản mới. Trong thành phố bao trùm bầu không khí thân thiện tưởng vào hạnh phúc tới gần. Chỉ một số ít người thân và họ hàng tôi cho rằng việc tôi trở về là sai lầm.
Anh tôi thu xếp cho tôi gặp Phó Liêm Chương để thảo luận vấn đề công việc của tôi.. Tôi đến nhà Phó. Ông sống trong toà nhà được chia cho Bộ y tế. Toà nhà này nằm ở vùng Quảng Xương phía bắc trung tâm thương mại Vương Phú Thanh. Toà nhà này từng là nơi ở của hoàng tử Mãn Châu, sau đó một tướng Quốc dân đảng chiếm lấy dùng và cuối cùng, Phó Liêm Chương toạ lạc ở đây. Biệt thự này có kiểu cách làm tôi nghĩ tới ngôi nhà của chúng tôi, nhưng nó này rộng hơn, sang trọng và lộng lẫy hơn nhiều. Biệt thự có có 6 phòng tất cả đều quét màu nho xanh. Trong đó bố trí những vườn nhỏ phong cách Trung Quốc truyền thống, có lối đi được lát gạch men.
Khi tôi đến, Phó Liêm Phương nửa ngồi nửa nằm trên trường kỷ làm bằng trúc. Ông dáng người cao, hơi gày. Dưới vầng trán cao, đôi mắt tinh ranh và diễn cảm của ông nhìn tôi. Ông chừng 50 tuổi, hơn tôi tới 26 tuổi. Do tôi còn trẻ nên ông xem có vẻ già hơn.
Khi tôi đến, Phó Liêm Phương cũng chẳng hề đứng dậy, mà chỉ chìa tay cho tôi bắt. Ông lắc lắc tay uể oải một cách xã giao. Do được tâng bốc nên tôi nghĩ mình phải được coi trọng, cho nên tôi đã mất mặt khi tiếp xúc với nhân vật cao cấp như vậy.
- Tôi đã bị ho lao mất mấy năm vì thế tôi không thể nói chuyện lâu với đồng chí được - ông ta nói chặn trước.
Sau đó ông hỏi tôi tỷ mỉ về học hành và nghề nghiệp bác sĩ. Vừa nghĩ ngợi, ông nói tiếp:
- Vấn đề công việc của đồng chí đã được giải quyết. Sáng mai anh có mặt ở Cục theo dõi sức khoẻ.
Chính phủ mới vẫn hoàn toàn chưa thành hình, chức năng quyền lực điều hành tạm thời trao cho Uỷ ban quân quản thuộc đảng cộng sản Trung Quốc. Cục theo dõi sức khoẻ trực thuộc Uỷ ban này.
Tại Cục theo dõi sức khoẻ tôi được tiếp đón nồng nhiệt. Một người cán bộ nói với tôi là ở đây còn thiếu bác sĩ điều trị và kể thêm anh tôi từng là sếp của anh ta.
Thứ trưởng báo cho chúng tôi là đồng chí sẽ trở thành các bộ của Cục chúng tôi - anh ta giải thích - Tất cả chúng tôi ở đây đều hoàn toàn tình nguyện. Lãnh đạo đảm bảo cho chúng tôi mọi thứ cần thiết: nhà cửa, chỗ làm việc quần áo và thậm chí cả giày dép nữa. Vì đồng chí sẽ đảm đương công việc bác sĩ trưởng điều trị, nên đồng chí sẽ nhận khẩu phần hạng hai, cao hơn chút ít so với nhân viên trung bình.
Hệ thống “hoàn toàn tình nguyện” nghĩa là tôi sẽ chẳng được nhận lương. Đảng cộng sản thi hành hai dạng trả công cho viên chức nhà nước. Ai tham gia cách mạng chưa lâu, bắt đầu làm cho đảng thì nhận lương bình thường. những người tham gia cách mạng lâu năm thì được cung cấp toàn phần. Những người tham gia tình nguyện nhận kiểu riêng. Tôi thuộc hạng “tự nguyện đi theo cách mạng”. Dù là tôi là người mới vào nhưng vãn được vinh dự thuộc hạng được nhà nước cho hưởng cung cấp toàn phần.
Nhưng tôi còn băn khoăn. Chi phí gia đình cũng không phải là nhỏ và giờ đây gánh nặng đè lên vai Lý Liên. Tôi còn phải nuôi mẹ, hai bà cô và bố mẹ vợ. Thật ra tôi cũng đã tích luỹ được vàng và đô la Mỹ, nhưng nếu không nhận được lương thì số tiền đó chẳng mấy chốc mà bay.
Chỉ khi gặp đồng chí Lắc tôi nhận được một số hướng dẫn về nhiệm vụ tương lai của mình.
- Đồng chí Lắc sẽ dẫn đồng chí tới chỗ làm việc tại Đại học tổng hợp công nhân - người ta nói cho tôi - bây giờ đồng chí cứ về nhà và thu xếp tất cả đồ dùng cần thiết. Chúng tôi sẽ cấp cho đồng chí thu xếp một tuần lễ tính từ hôm nay. Xe tải sẽ chở đồng chí đến chỗ làm. Đồng chí Lắc sẽ đi cùng đồng chí.
Thời gian gặp chẳng nêu rõ rằng, thậm chí chẳng ai hỏi tôi xem tôi có muốn làm ở chỗ mà họ đưa ra. Tôi đâm ra lúng túng, bởi vì tôi chưa bao giờ nghe đến tên trường Đại học tổng hợp này. Dù là tôi là nhân viên nhận việc ở đó, nhưng tôi rất muốn trường Đại học tổng hợp này phải có gì đó liên quan tới bệnh viện mà tôi mơ ước làm ở đo.
Ngoài ra, tôi hiểu rằng Cục theo dõi sức khoẻ cũng chẳng kiếm được việc cho Lý Liên. Người ta chỉ xếp vợ tôi tạm thời làm ở nhà trẻ cách Bắc Kinh 20 ki lô mét, nơi có viện đào tạo dự bị cho nhân viên y tế. Thật là giận khi khi mà người ta chẳng đánh giá khả năng và trình độ theo ưu điểm này. Chẳng lẽ lại đem so sánh công việc được giao với công việc của vợ tôi ở lãnh sự Anh bên Hồng kông!
Lý Liên và tôi, có thể, ít gặp nhau ở nhà. Và tôi cay đắng nghĩ rằng tại sao mình lại không tặng Dương chiếc đồng hồ.
- Chú về chưa lâu và chưa thể hoàn toàn hiểu cái gì đang xảy ra ở đất nước - anh tôi an ủi - Ở đây không phải người chọn việc mà là việc chọn người. Điều này nghĩa là “phục vụ sự nghiệp của đảng”. Về lương, chú vẫn có thể sử dụng tiền tiết kiệm của mình. Dần dà thì mọi thứ sẽ đâu vào đấy. Kỷ luật đảng không cho phép ai nói khác.
Cơ quan gọi là Đại học tổng hợp công nhân đặt ở Xương Sơn, cách cung điện vua mùa hè vài dặm. Khi cầm quyền, vua Càn Long đã xây nhiều cung điện và nhà thờ. Ở đây có hai chùa phật nổi tiếng - Chùa Nhà thờ Phật ngủ và chùa Thanh Thiên. Mùa thu cây thông màu bạc và cây cối lá màu ngói đỏ tạo ra bức tranh màu sắc không đơn điệu. Đại học tổng hợp công nhân chiếm một khu rộng ở Xương Sơn, chỗ này thường đông người và ồn ào.
Tuy nhiên ở đây cũng có cái hay riêng. Mọi nơi đều được canh gác. Hai quan chức cao cấp của đảng - Vũ Trần Phổ và La Đạo Nhương giới thiệu trường cho tôi. Tại đây nhiều công chức của đảng. Vũ Trần Phổ cho tôi tất cả các thứ cần và cũng trao cho tôi huy hiệu của trường và nhắc tôi phải giữ gìn nó như con ngươi của mình. Ông dặn tôi đừng kể cho ai những gì xảy ra ở đây, bởi vì việc tôi làm là bí mật, mà lúc ấy tôi không hiểu vì lẽ gì.
Chỗ tôi ở nằm trong khu nhà gỗ cổ xem ra không tương xứng với cung vua lộng lẫy. Đó là một túp lều tàn tạ, nền đất và ngói đỏ. Duy nhất trong phòng có một bóng đèn điện tỏa ánh sáng đỏ quạch. Giường nằm là hai miếng ván kê trên hai cái niễng, đệm nằm cũng không thấy. Nước, tất nhiên, cũng không, còn buồng vệ sinh là một cái ngăn con bằng gỗ hở toang toác nằm sau nhà. Tôi phải dùng chăn bông mỏng ghép lại thành đệm để nằm. Sau đó người ta lắp bình nước, khí đốt và chậu rửa, để bắt đầu rửa ráy. Nhận trách nhiệm bác sĩ tôi không thể chung đụng chỗ ở với người khác. Điều kiện ăn ở tồi tệ đến mức khi tới đây chơi Lý Liên không thể thốt lên lời, và chúng tôi gặp nhau chỉ trong những ngày nghỉ ở nhà mẹ tôi, nơi tôi thường về để nghỉ và tắm giặt.
Một nét đặc biệt nữa là đồ ăn. Có hai bữa ăn như trong gia đình nông dân: mười giờ sáng và bốn giờ chiều. Nhưng khác với nông dân hiếm khi được ăn thịt, thì chúng tôi theo khẩu phần hạng hai thịt được cung cấp hàng ngày. Nhà ăn cũng chẳng gì hơn ở nhà tôi, nhưng thức ăn được nấu khéo léo, thậm chí lại còn ngon, và nhà bếp sạch đến ngạc nhiên.
Chỗ làm việc trong bệnh viện còn làm rầu lòng tôi hơn. Đó cũng lại là ngôi nhà nông thôn nền đất chẳng có một tí thiết bị nào cả, trừ vài cái nồi đun và bộ đo huyết áp. Trong số thuốc thang, tôi chỉ thấy aspirin, thuốc ho, và vài thứ chế phẩm chống vi trùng. Khi chẩn bệnh tôi chỉ dùng kinh nghiệm bác sĩ trước đây của mình. Tất cả chỉ mong rằng chẳng bệnh nhân nặng nào chui vào đây.
Dù vậy, nhân viên trong bệnh viện rất lạc quan. Trong biên chế có gần 30 người và họ chờ đợi sự xuất hiện của tôi từ lâu. Gặp tôi họ mừng ra mặt. Tất cả đều rất trẻ, phần lớn trẻ hơn tôi. Ngay cả hai người phụ trách cũng không quá 25 tuổi. Đám nhân viên được chọn từ nông dân, mới chỉ học qua tiểu học. Vì thế họ chỉ làm được công việc sơ cứu - băng vết thương nhỏ và cho uống aspirin khi sốt. Về các bệnh khác và ngay đến hỏi bệnh họ cũng không biết gì cả. “Chúng tôi tin rằng đồng chí sẽ dậy chúng tôi kiến thức y học. Chúng tôi hoàn toàn chưa hiểu biết gì cả” - họ nói thế và rất muốn tôi giảng bài mà không hiểu rằng thật vô nghĩa trong điều kiện học vấn của họ chỉ có như vậy.
Một người bạn cũ đến Bắc Kinh thăm tôi trong ngày nghỉ. Chúng tôi ôn lại kỷ niệm đã qua và trao đổi với nhau về tình hình đất nước. Anh bạn tôi vào đảng từ nhiều năm trước và giờ đang làm việc ở Liên đoàn thanh niên dân chủ, tiền thân của đoàn thanh niên cộng sản Trung Quốc. Tôi kể cho bạn tôi nghe về công việc của mình ở bệnh viện và nhấn mạnh là một cơ quan tương tụ thế tôi chưa từng gặp bao giờ. Anh ta đột nhiên nghiêm mặt nói rằng lãnh đạo của anh ta cho phép anh ta trao đổi cởi mở với tôi và uốn nắn tôi những sai lầm có thể mắc phải. Anh bạn nhận xét rằng tôi vẫn còn hiểu ít về công tác cách mạng và tôi cần ăn nói thận trọng.
Tôi không phủ nhận cái gì đang xảy ra khi đó làm tôi thất vọng, nhưng tôi không thể nào chấp nhận được cái điệu bộ anh ta đóng kịch.
- Tôi là bác sĩ - tôi nói - và khi người bệnh đến, tôi làm tất cả để chữa họ. Thế thì sai ở đâu và ăn nói thận trọng như thế nào?
- Được thôi, bình tĩnh đã - bạn tôi trả lời - Hãy nói nghe xem bạn làm việc ở đâu thế?
Tôi nhắc lại là tôi đang làm việc ở Đại học tổng hợp công nhân và biết rất ít về nó và chỉ chữa người bệnh mà xem ra chẳng thấy có vẻ bệnh nặng gì hết. Tóm lại tôi phí hoài thời gian. Anh bạn tôi cười phá lên, trả lời:
- Bạn nói chưa khi nào nhìn thấy Đại học tổng hợp tương tự như thế phải không? Thế bạn đã để ý tới lính canh hay không? Có bao giờ bạn đặt câu hỏi vì sao công việc của bạn lại bí mật? Này nhé, bạn thân mến của tôi ơi, bạn đang làm việc chẳng phải ở Đại học tổng hợp đâu. Chỗ mà nơi bạn đang làm bây giờ là đầu não của các cơ quan cao cấp đảng cộng sản Trung Quốc, và bệnh viện của bạn phục vụ những người lãnh đạo đảng không những hàng trung cấp mà còn cả hàng cao cấp nữa, họ sống tạm ở đó vì lý do an ninh, bởi vì Bắc Kinh được giải phóng chưa lâu. Vì thế việc của bạn được giữ bí mật. Sau này bạn bạn tự biết điều này và trong lúc này đừng biểu lộ gì về tình trạng bệnh viện. Tạm thời thì nó được trang bị tồi và anh có ít nhiều bệnh nhân, nhưng anh làm việc ở chỗ rất có uy tín và sẽ gặp nhiều người chức vụ cao. Chính vì thế sếp tôi cũng cho phép tôi nói thẳng với bạn.
Khi đó tôi không tiện hỏi sếp bạn tôi tên gì, nhưng sau này tôi vỡ ra rằng ông ta là người cùng phe Giang Thanh tên là Nam Thanh phó bí thư đoàn thanh niên dân chủ, năm 1965 giữ chức bộ trưởng giáo dục.
Tôi trở về tổ quốc mong trở thành nhà phẫu thuật nơ-ron và giúp đất nước trong lĩnh vực y học, nhưng lại bất ngờ rơi vào sào huyệt đảng cộng sản Trung Quốc. Bắc Kinh vừa mới được giải phóng, tuy nhiên nội chiến vẫn còn tiếp diễn, nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa vẫn chưa ra đời chính thức. Trước khi lập chính phủ và chuyển giao quyền lực cho nó, các lãnh tụ cộng sản quyết định nằm lại ở Xương Sơn. Tại đấy có Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Trung Quốc và tất cả các cơ quan trực thuộc, cả Mao Trạch Đông, Lưu Thiếu Kỳ và Chu Đức - ba trong số những nhà lãnh đạo cao cấp đảng cũng sống ở đó. Chỉ có Chu Ân Lai và Nhậm Bích Thế ở chỗ khác.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #11 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2010, 03:21:41 pm »

Bệnh viện nơi tôi làm việc không phải là một phần của Đại học tổng hợp và sau khi thành lập nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa nó thuộc Ban tổ chức Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Trung Quốc so Dương Thượng Côn lãnh đạo, ông này năm 1988 là Chủ tịch cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Ban tổ chức thuộc Ban chấp hành trung ương lo việc an ninh, sinh hoạt, tổ chức hiệu quả hoạt động của các nhà lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc - Mao và cả 4 bí thư cao cấp. Ban tổ chức là cơ quan bí mật nhất và ngay cả nhân viên thậm chí cũng không biết gì về cơ cấu và chức năng của nó. Chỉ có giới chức chóp bu đảng biết mà thôi.
Đầu những năm 50 Ban tổ chức gồm 8 bộ phận trực thuộc:
- Vũ Trần Phổ và La Đạo Nhương phụ trách Ban hành chính-quản trị. Trách nhiệm của nó là cung cấp phương tiện làm việc cho các lãnh tụ đảng, cung cấp đồ ăn, mọi thứ cần thiết, sửa chữa vàxây dựng nhà cửa cho công việc cũng như cho cá nhân, lo xe cộ, phương tiện giao thông và liên lạc và các tiền nong.
- Uông Đông Hưng phụ trách Ban bảo vệ trung ương, sau này ông đồng thời giữ chức thứ trưởng công an mà Đào Thụy Sinh là bộ trưởng, đảm bảo anh ninh và sức khoẻ cho giới lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc. Ngoài phần lo bảo vệ tất cả lãnh tụ đảng, Uông Đông Hưng cũng lo luôn an ninh cho chính Mao và vì thế Uông luôn luôn nằm ngoài tầm kiểm soát. Hệ thống an ninh, thậm chí trong thời ấy, được thanh lọc kỹ càng. Giúp Uông chăm lo sức khoẻ lãnh đạo còn thêm cả Bộ y tế đứng đầu là Phó Liêm Chương. Điều làm tôi hết sức ngạc nhiên, là phục vụ chụp ảnh thậm chí cũng nằm dưới sự kiểm soát của Uông Đông Hưng.
- Diệp Tử Long phụ trách Ban thư ký để lo về tổ chức và tiến hành các buổi hội thảo của đảng và tuyên truyền, ghi văn bản các bài phát biểu, và gửi, nhận bưu kiện, văn thư. Bản thân Diệp Tử Long lại còn là thư ký tin cẩn của Mao. Với tư cách này Diệp phải theo sát để cung cấp cho lãnh tụ tất cả các thứ cần bao gồm thức ăn, tiền nong và vào sổ sách và bảo quản tất cả quà cáp gửi tới Mao. Nói chung người thư ký thường là người phục vụ riêng.
Ban thư ký chính trị, có trách nhiệm cung cấp cho lãnh đạo tất cả các thông tin cần thiết, cũng như các văn bản báo cáo và tài liệu. Năm 1949 phụ trách bộ phận này là Trần Bá Đạt, thư ký chính trị chính của Mao.
Mao cũng có một số thư ký chính trị trong số đó có Giang Thanh vợ ông, Hồ Kiều Mục và Điền Gia Anh. Những nhà lãnh đạo khác cũng có ban thư ký như thế số lượng của nó thay đổi và các bà vợ của chính giới lãnh đạo cũng tham gia ban này.
- Ban bảo mật do Lý Chí Dương và ban cơ yếu do Vương Kha đứng đầu là cơ quan bí mật nhất của Ban tổ chức. Nhiều người trẻ và tài năng làm việc ở đó. Họ phải có trí nhớ tuyệt vời biết cách hoá mã và giải mã các thông tin khác nhau chủ yếu là các bức điện đặc biệt. Bộ mã ấy khác hẳn với bộ mã điện báo chính thức của Trung Quốc và luôn thay đổi để bảo toàn bí mật. Nó dùng để truyền tin bí mật trong nội bộ lãnh đạo và giới quân sự cao cấp. Nhân viên được đào tạo trong một trường đặc biệt ở Trương Dương Kiều, tỉnh Hà Bắc, mỗi nhân viên cơ yếu đều mang một bí số riêng. Họ phải biết bộ khoá mã và cần bảng và dẫn giải tra cứu. Khi lớn tuổi, trí nhớ giảm đi thì họ chuyển sang việc khác.
Ban cơ mật đảm bảo an toàn bí mật khi truyền và nhận thông tin giữa các nhà lãnh đạo đảng và quân đội trong nước. Phần đông cán bộ của cơ quan này xuất thân từ thành phần cơ bản và thường là không được học hành gì cả, thậm chí không biết đọc biết viết. Họ làm công việc giao liên và đưa chỉ thị xuống các tỉnh xa ở Trung Quốc. Người ta đòi hỏi họ không phải là học hành mà là lòng trung thành tuyệt đối về mặt chính trị.
- Ban lưu trữ do Tăng Sơn phụ trách có nhiệm vụ ghi chép các số liệu lưu trữ
- Ban hậu cần vận tải do Đặng Đình Tường phụ trách đảm nhận cung ứng vận tải để cung cấp tất cả các thứ cần thiết cho cơ quan đảng.
Bệnh viện chúng tôi trực thuộc La Đạo Nhương và Phó Liêm Chương, có nhiệm vụ bảo vệ sức khoẻ của tất cả những người làm việc trong cơ quan đảng. Tất cả biên chế Ban tổ chức, từ những nhà lãnh đạo cao cấp đến nhân viên quèn và gia đình họ, đề là bệnh nhân của tôi. Mọi người phần đông là trẻ và khỏe mạnh hiếm khi đến bệnh viện, bệnh thì xoàng nê không cần kiến thức và kinh nghiệm y học. Và dù rằng mơ ước của tôi thành bác sĩ phẫu thuật nơ-ron bị tan thành mây khói, ở Xương Sơn tôi là bác sĩ duy nhất có bằng cấp và quen biết nhiều gương mặt những người lãnh đạo. Tôi còn trẻ và tự trọng, và người ta tâng bốc rằng tôi làm việc bên cạnh lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc. Tôi đều kính trọng và ngưỡng mộ tất cả các bệnh nhân. Những con người này thực hiện cuộc cách mạng và sẵn sàng hy sinh cho tổ quốc của chúng ta. Họ rời gia đình của mình từ thời thanh niên trai trẻ tham gia Trường Chinh, chịu đựng nhiều gian khổ và mất mát. Họ làm nên chiến thắng chói loà đối với bọn bán nước Tưởng Giới Thạch. Hộ cống hiến toàn bộ sinh lực của mình cho sự nghiệp xây dựng một nước Trung Hoa mới, coi thường lợi ích và quyền lợi cá nhân. Trước đó tôi tôi chưa hề gặp những người như thế này và thành tâm kính phục lòng dũng cảm và tin bào tương lai đất nước tôi.
Tôi ở trung tâm Cách mạng Trung Quốc, và sung sướng không những đã trở thành người chứng kiến việc thành lập chính thức nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa, mà còn chúc mừng sự kiện vĩ đại này bên cạnh những lập nên nó.
Đó là ngày 1-10-1949. Tất cả mọi người ở Xương Sơn thức dậy lúc 5 giờ sáng, một buổi sáng tinh sương không khí tươi mát đến ngạc nhiên, để lên đường vào Bắc Kinh được trang hoàng đẹp đẽ trong buổi sáng ngày ấy. Xe tải chở chúng tôi đến quảng trường Thiên An Môn, khi đó chưa tới 7 giờ. Chúng tôi tập hợp đội ngũ ở chiếc cầu đá gần cổng Thiên Bình, cổng này thời cổ là lối vào Cấm Thành. Khi đó quảng trường nhỏ hơn bây giờ, vàở đó nhiều nhà nhỏ tồi trong những năm trước đây dùng cho quan lại chờ gặp hoàng đế. Toà nhà Hội nghị đại biểu toàn Trung Hoa và bảo tàng cách mạng được xây trên quảng trường vào năm 1959, nhân dịp 10 năm thành lập nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Trên quảng trường có nhiều đám đông người - đại diện nông dân, công nhân, trí thức và dân chúng trên khắp đất nước rộng lớn. Tôi thấy rõ lễ đài, trước khi khai mạc đã có nhiều nhà lãnh đạo đất nước. Trước biển người hàng nghìn lá cờ đỏ vẫy tung và Bắc Kinh điêu tàn đổ nát dường như được tiếp máu và hồi sinh. Đám đông người hô lớn: “Cộng hoà nhân dân Trung Hoa muôn năm! Đảng cộng sản Trung Quốc muôn năm!”. Vang lên bài hát cách mạng.
Đám đông người lạc quan cầm biểu ngữ và hát vang tiến vào quảng trường tăng dần. Đúng 10 giờ, Mao Trạch Đông và các nhà lãnh đạo khác xuất hiện trên lễ đài. Trời đất như vỡ tung. Mao là thần tượng của tôi từ anh tôi giải thích cho tôi rằng đây là vị lãnh tụ vĩ đại, cứu tinh của Trung Quốc. Hôm ấy tôi lần đầu tiên thấy Mao. Thậm chí làm việc ở Xương Sơn tôi không thấy ông, dù rằng tôi sống cách không xa dinh thự ông là mấy.
Mao là người cao lớn khoẻ mạnh. Ông tròn 56 tuổi trước đây chưa lâu, nhưng trông ông khá trẻ. Khuôn mặt ông vẻ đôn hậu, dưới mái tóc đen và dây là vầng trán cao. Giọng ông vang lên. Giọng ông âm vang, phong thái toát lên vẻ tự tin và người mạnh mẽ. Ông mặc bộ quân phục như trong ảnh mà mọi người thấy trên sách báo. Chính phủ mới đã được thành lập, và Mao phát biểu với tư thế của Chủ tịch Cộng hoà nhân dân Trung Hoa, đại diện không phải cho đảng, mà cho chính quyền nhà nước. Ông mặc bộ quần áo xám xẫm giống hệt bộ quần áo Tôn Trung Sơn đã mặc (sau này bộ quần áo này gắn liền với Mao), đầu ông đội chiếc mũ công nhân thường đội trong các ngày lễ. Trên lễ đài đứng cạnh ông là những nhân vật đại diện cho những người không đảng phái và tổ chức như để xác nhận sự tồn tại của một mặt trận thống nhất. Bà Tống Khánh Linh đẹp đẽ, vợ goá của Tôn Trung Sơn, người đánh đổ triều đại phong kiến cuối tình và mở cho Trung Quốc con đường mới phát triển.
Trung tâm của sự chú ý, tất nhiên, là Mao, Ông chỉ đạo rất chắc chắn và thậm chí không tỏ vẻ của sự cao ngạo. Tôi nhiều lần thấy Tưởng Giới Thạch, khi hắn còn nắm quyền lực. Tưởng luôn luôn tỏ ra cách hẳn với người khác và thích tỏ được thuộc hạ tâng lên. Mao tỏ ra là khác hẳn.
Mao có sức thu hút như nam châm. Dù rằng bài phát biểu của ông không hề tỏ vẻ giọng quý phái, giọng Hồ Nam của ông cũng không cũng được đón nhận như giọng đáng yêu. Mượt mà và sang sảng giọng ông thôi miên đám công chúng “Nhân dân Trung Quốc đã vùng dậy” - Mao bắt đầu và đám đông cuồng nhiệt đáp lại lời ông bằng tiếng vỗ tay chúc mừng cộng hoà nhân dân Trung Hoa và đảng cộng sản. Tim tôi rung lên vì sung sướng, mắt tôi tràn lệ vì hạnh phúc. Tôi rất tự hào về nước mình tin vào tương lai thịnh vượng của nó. Những năm bị đè đầu cưỡi cổ, ách nô lệ và tủi nhục vĩnh viễn trôi qua. Tôi tin rằng Mao là lãnh tụ vĩ đại của nhân dân Trung Hoa và là người khai sinh ra lịch sử nước Trung Hoa mới. Tôi đứng cách ông chỉ vào bước chân, nhưng tôi cảm thấy sao mà xa thế. Tôi là một bác sĩ quèn, còn ông là lãnh tụ cách mạng vĩ đại. Ngày hôm ấy tôi thậm chí không thể hình dung rằng chỉ một thời gian ngắn sau tôi thành bác sĩ riêng của ông, theo sát ông 22 năm liền và chứng kiến cái chết của ông.



Tháng 12-1949, sau ngày lễ, Mao Trạch Đông đến Moscow, ông ở đấy vài tháng, ký với Stalin Hiệp định hữu nghị và hợp tác giữa Trung Quốc và Liên Xô.
Tháng 2-1950 ông quay về Trung Quốc, và ngay sau đó chuyển từ Xương Sơn về Bắc Kinh(*). Tư dinh của ông là cung điện nằm trên vườn thượng uyển trong Cấm Thành. Các nhà lãnh đạo đảng cộng sản lần lượt chuyển về đây chiếm các ngôi nhà sang trọng của vua trước đây. Ở Xương Sơn chỉ còn lại Ban hành chính quản trị và ban bảo mật tài liệu. Bệnh viện chúng tôi chia làm đôi. Một phần ở Bắc Kinh để chữa các nhà lãnh đạo và phần còn lại nằm lại Xương Sơn do tôi phụ trách.
Nếu không phải ngẫu nhiên, thì đời tôi có thể đã khác.

________________

(*) Ngày 14-2-1950 Stalin và Mao Trạch Đông ký hiệp ước liên minh Xô-Trung. Ngày 17-2-1950 Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai và Hồ Chí Minh rời Moscow bằng tàu hoả, về đến Bắc Kinh 3-3-1950. Ngày 11-3-1950 Hồ Chí Minh rời Bắc Kinh về An Toàn Khu Việt Bắc

« Sửa lần cuối: 05 Tháng Mười, 2010, 03:26:58 pm gửi bởi ngao5 » Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #12 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2010, 03:28:06 pm »

Chương 4

Một quan chức ở Trung Nam Hải bị ốm và chết bởi bệnh sốt xuất huyết não. Tôi được cấp tốc triệu về Bắc Kinh. Được biết vi-rút căn bệnh lạ lùng này được truyền qua muỗi đốt, mà muỗi lại rất nhiều ở Bắc Kinh đặc biệt mùa hè và thu. Vì thế trường hợp sốt xuất huyết não ở đây không phải là hiếm. Các nhà chuyên môn thời kỳ đó khuyên nên theo dõi hội chứng căn bệnh nguy hiểm này phá hoại não người. Giai đoạn đầu của bệnh sốt xuất huyết não có thể bị ngăn lại bằng cách trị bệnh cổ truyền, khi mà mới xuất hiện nó giống như triệu chứng cúm. Tuy nhiên nếu điều trị không kịp thời thì bệnh tiến triển nhanh làm hệ thống tim mạch bị phá huỷ và thậm chí người bệnh còn phát rồ. Trong những trường hợp nặng thì cái chết khó tránh được.
Mùa hè 1950 có mưa nhiều ở Bắc Kinh, thế là muỗi ra như trấu. Khi một nhân viên ở Trung Nam Hải bị sốt xuất huyết não, một bác sĩ trẻ chưa kinh nghiệm coi đó là cúm. Do điều trị không đúng bệnh nhân tử vong. Nhân viên này sống gần biệt thự của Mao, vì thế Dương Thượng Côn và Chu Ân Lai lo lắng về sự nguy hiểm của căn bệnh đe doạ lãnh tụ.
Anh chàng bác sĩ trẻ đó ở bệnh viện Trung Nam Hải bị thải hồi tức khắc. Bệnh viện được cải tổ, trong thành phố người ta tổ chức diệt muỗi quyết liệt. Lãnh đạo quyết định chuyển bộ phận y tế ở Xương Sơn vào Trung Nam Hải. Quyết định này thực tế làm thay đổi tận gốc cuộc đời tôi.
Bệnh viện ở Trung Nam Hải vốn trang bị tồi tàn đã được cấp tốc nâng cấp và hiện đại hoá để trở thành trung tâm chính chữa bệnh cho các nhà lãnh đạo đảng và đất nước. Đồng thời người ta cũng cải tạo lại các ngôi nhà ở Trung Nam Hải. Tại đó có hai hồ lớn chiếm một diện tích rộng: hồ Trung và hồ Nam. Từ đấy mới có tên khu vực này. Khu này được bức tường thành vây quanh giống như Cấm Thành. Bức tường để ngăn người lạ nhìn vào. Sau khi các nhà lãnh đạo cộng sản đến đây ở thì các quán sách cũng biến mất tất cả các quyển sách có kèm bản đồ Cấm Thành. Đội bảo vệ theo sát anh từng bước. Việc ra vào vùng Trung Nam Hải chỉ cho những ai làm việc và sống ở đây, hoặc là khách mời chính thức của nước. Trụ sở Quốc vụ viện cộng hoà nhân dân Trung Hoa, do Chu Ân Lai lãnh đạo nằm ở phía bắc, cạnh hồ Trung. Cùng sống và làm việc với Mao còn có những người bạn chiến đấu của ông - Chu Đức, Lưu Thiếu Kỳ, Chu Ân Lai, Bành Đức Hoài, Đặng Tiểu Bình, Lý Tiên Niệm, Đổng Bích Vũ, Lý Phú Xuân và Trần Nghị. Họ là quan chức cao cấp nhất của đảng, tư dinh của họ là những biệt thự và cung điện Cấm Thành. Cả những nhân viên phục vụ và cả những người làm công tác đảng cũng được sống ở đây. Tôi được chia một căn nhà nhỏ. Về sau tôi chuyển sang căn nhà lớn hơn và đem Lý Liên và thằng con trai Giôn về sống cùng.
Thậm chí ngay trên vùng đất được bảo vệ cẩn mật thế này mà lực lượng an ninh luôn luôn cảnh giác cao độ. Đi từ khu này sang khu kia đều qua kiểm soát nghiêm ngặt. Đi đến đâu cũng bị hỏi chứng minh thư ra vào. Tôi làm việc ở bệnh viện cách tư dinh Mao không xa. Tôi có chứng minh thư ra vào “B”, nhưng với nó tôi có thể đi quanh khu bệnh viện, về nhà và quanh sân nhà minh mà thôi. Lý Liên cũng có chứng minh thư như thế, nhưng không được đi lại nhiều như tôi.
Bệnh viện tôi phụ trách chữa chạy không những người cao cấp, mà còn cả những gia đình và những nhân vật quan trọng sống ở Bắc Kinh. Nhiều chiến sĩ cách mạng tám năm chiến đấu với Nhật và bốn năm với quân đội Quốc dân đảng, giờ đây lập gia đình và vì thế tôi còn phải chữa bệnh cho đám con nhỏ của họ. Gánh nặng công việc đè nặng và tôi không còn thời gian nghỉ ngơi nữa.
Tôi viết đơn xin vào đảng, nhưng nguồn gốc xuất thân của tôi lại thành vấn đề. Dĩ nhiên, tôi được trải qua thử thách. Bố tôi có giữ một chức vụ quan trọng trong chính phủ Quốc dân đảng. Dù Chu Ân Lai mời ông quay về Bắc Kinh, hứa là sẽ bảo vệ ông, nhưng nhiều người liệt bố tôi là “phản cách mạng”. Bố vợ tôi là địa chủ tỉnh An Huy. Trong thời gian cải cách ruộng đất ông bị quy tội “kẻ thù nhân dân”, bị tước không chỉ quyền công dân mà còn cả phương tiện sinh sống. Bây giờ ông phụ thuộc vào sự chu cấp của tôi. Vợ tôi cũng gây cho họ sự nghi ngờ. Trước giải phóng vợ tôi làm việc cho không lực Hoa kỳ và lãnh sự Anh và người ta tung tin rằng vợ tôi bề ngoài vẫn là điệp viên bí mật của hai ông chủ trên. Ngay cả thời trai trẻ của tôi cũng chẳng lấy gì tin cậy.
Trong lý lịch tự thuật, kèm đơn xin vào đảng, tôi viết là sau khi học xong trung học ở Quý Châu, tôi bị Quốc dân đảng gọi đi huấn luyện quân sự ba tháng. Người ta nói là sau lớp huấn luyện tôi sẽ gia nhập Hội phục hưng quốc gia của Quốc dân đảng. Tuy nhiên, khi huấn luyện xong, tôi chẳng bao giờ nghe đến cái tổ chức này và tôi cũng không quan hệ gì với hoạt động của nó thậm chí gián tiếp. Về sau mới hay Hội phục hưng quốc gia là tiền thân của Đoàn thanh niên nhân dân quốc gia, một tổ chức chính trị có liên quan tới Hội áo bồ câu - một trong số tổ chức mật của đảng cộng sản. Các đảng viên cộng sản có nhiệm vụ điều tra lý lịch tôi, không thể tin là tôi không dính líu vào hoạt động của Hội Phục hưng.
Lại phát sinh nghi ngờ trong mối quan hệ trong thời kỳ tập sự sau khi học xong trường y khoa. Đợt thực hành y khoa đầu tiên của tôi bắt đầu với tư cách bác sĩ quân y Quốc dân đảng.
Quan chức của đảng tiếp tục đào bới quá khứ của tôi, và việc cho tôi vào đảng bị hoãn vô thời hạn.
Dù vậy tôi có xu hướng muốn đóng góp vào sự nghiệp cách mạng. Để làm điều này, tôi tình nguyện tham gia vào hàng ngũ những người tích cực giúp cho công cuộc cải cách ruộng đất. Một số lần tôi tham gia “hạ phóng” về nông thôn, ở đó chúng tôi chia lại đất đai và đồ đạc tịch thu ở những gia đình giàu có và chia cho cố nông và nông dân nghèo xơ xác. Thậm chí cuộc cải cách ruộng đất đã tước đi tất cả mọi thứ ở bố vợ tôi, như trước đây tôi vẫn ủng hộ nó. Tất cả những đổi thay này kết liễu sự bóc lột giai cấp nông dân và cải thiện đáng kể đời sống nghèo khó ở thôn quê. Chỉ sau nhiều năm, tôi mới biết thực chất cuộc cải cách man rợ và mất tính người mà những “ông đội, bà đội” tham gia lúc đó. Chẳng bao lâu người ta không cho tôi tham gia cải cách ruộng đất nữa, nói là Trung Nam Hải rất cần nghề bác sĩ của tôi.
Năm 1950 chiến tranh Triều tiên bùng nổ. Tôi ngay lập tức làm đơn tình nguyện. Tôi chưa được tham gia kháng Nhật và nội chiến Quốc-Cộng, và vì thế tôi quyết định giờ đây phải phục vụ đất nước mình. Tôi tin rằng Trung Quốc không thắng cuộc chiến này, có lẽ là vì đối thủ là Mỹ, một nước hùng mạnh bậc nhất thế giới. Tôi theo dõi chặt chẽ tin chiến sự và ngạc nhiên thấy quân đội Trung Quốc giáng cho kẻ thù những thiệt hại như thế nào. Lần đầu tiên sau một thế kỷ, Trung Quốc tỏ ra là chống đối quyết liệt lực lượng xâm lược ngoại quốc hùng mạnh. Tôi giận và căm phẫn người Mỹ đã sử dụng vũ khí vi trùng ở Triều Tiên. Dù rằng cuộc chiến ở Triều Tiên đi vào ngõ cụt, tôi vẫn tự hào vô hạn lòng dũng cảm của đồng bào tôi. Cấp trên không cho tôi vào khu vực chiến sự, lại đánh giá sự quan trọng của công việc tôi ở Trung Nam Hải.
Tôi bồn chồn và uất ức. Người ta không thể cho phép tôi được giúp đỡ cách mạng, lẫn thành bác sĩ phẫu thuật.
Tôi cảm thấy sự xa lánh từ phía bệnh nhân của mình, việc vào đảng vẫn dậm chân tại chỗ như trước đây.
Trong cơn khủng hoảng ấy, lần đầu tiên tôi gặp gia đình Mao. Mao Ngạn Thanh, người con trai 30 tuổi của lãnh tụ được chở vào bệnh viện. Anh ta mắc bệnh tâm thần - không thể ngủ được, suốt đêm đi lại quanh nhà, lẩm bẩm một mình.


Mao có hai con trai - Mao Ngạn Thanh và Mao Ngạn Anh. Hai người này là con của bà vợ Dương Khai Tuệ, bị Quốc dân đảng xử tử năm 1930 vì không chịu bỏ người chồng mình, mặc dù chính Mao trong khi đó nằm cách đấy vài trăm dặm ở Giang Tây, vùng căn cứ địa xô viết và cũng đã cưới bà Hạ Tử Trân. Sau khi mẹ chết, hai người con nhỏ được chuyển về Thượng Hải, ở đó họ đã sống sót một cách lạ lùng. Những ai từng biết Mao Ngạn Thanh đều cho rằng bệnh tâm thần của anh ta do đòn dã man của cảnh sát Thượng Hải. Cả hai người con trai Mao được tìm thấy chỉ sau một số năm, khi trở thành phố Diên An trở thành căn cứ địa của đảng. Mao đã gửi họ sang học ở Liên Xô.

Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #13 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2010, 03:30:20 pm »

Khi bắt đầu chiến tranh Triều Tiên, người con lớn Mao Ngạn Anh ra chiến trường, hy sinh trong cuộc ném bom của Mỹ. Người con út Mao Ngạn Thanh làm phiên dịch ở bộ phận tuyên huấn Ban chấp hành trung ương đảng cộng sản Trung Quốc.




Năm 1953 trong cả nước rộ lên chiến dịch đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và quan liêu trong hàng ngũ đảng cộng sản Trung Quốc. Mao Ngạn Thanh phát hiện rằng một đồng sự đã biển thủ tiền nhuận bút bài báo của mình bằng cách giả mạo chữ ký. Mao Ngạn Thanh giận dữ đánh người đồng sự ấy. Biết tin, Mao nổi giận và chửi bới người con. Có thể, đây là một trong những nguyên nhân bệnh tâm thần của Mao Ngạn Thanh. Tôi không phải chuyên gia trong lĩnh vực thần kinh học, và bệnh viện chúng tôi chỉ tiến hành điều trị phòng ngừa. Tôi cho Mao Ngạn Thanh uống thuốc an thần và tìm cách báo cho gia đình anh ta nên sang chữa ở bệnh viện tâm thần.
Một chiều, khi tôi đang xem bệnh án, cô y tá chạy hớt hơ hớt hải nói là Giang Thanh đang có mặt trong bệnh viện và muốn nói chuyện với tôi về sức khoẻ của Ngạn Thanh.
Giang Thanh đi cùng người nữ vệ sĩ chờ tôi trong phòng khách, cạnh buồng Anh Thanh. Tôi thấy vợ Mao một vài lần, nhưng thoáng qua. Bà ta vào đảng ở Diên An, trước đó bà là diễn viên ở Thượng Hải. Tất nhiên, tôi cho rằng quần áo của bà khác hẳn bộ đồ một màu xám của lãnh tụ, làm mode cho tất cả Trung Quốc, nhưng điều tôi nhìn thấy lại rất gây ấn tượng với tôi. Giang Thanh mặc bộ âu phục thanh lịch. Dưới áo gile là chiếc váy bằng nhung lụa mềm mại. Chân bà đi tất - thời ấy được xem là xa hoa - và đôi ủng da màu đen gót thấp. Mái tóc đen dày. Bà có đôi mắt xẫm quyến rũ và nước da trắng như màu ngà voi. Giang Thanh cao khoảng mét sáu mươi, mảnh mai, phần lưng dài hơn phần dưới. Hồi ấy bà 38 tuổi, con tôi thì 30.
- Xin chào đồng chí, bác sĩ Lý?
Giang Thanh chào tôi lịch sự theo giọng Bắc Kinh, khi tôi ngồi đối diện. Không chờ tôi trả lời, Giang Thanh hỏi luôn:
- Sức khỏe Ngạn Thanh thế nào?
Mặc dù giọng nói rất thanh lịch nhưng phát ra rất lạnh lùng. Người ta kể rằng thời trẻ Giang Thanh là cô gái duyên dáng. Theo tôi Giang Thanh là một phụ nữ đáng yêu nhưng không đẹp. Bà ta có vẻ vừa đoan trang vừa ngạo mạn.
Tôi kể tỷ mỷ tình trạng sức khoẻ của Ngạn Thanh và khuyên nên chuyển anh ta đến bệnh viện tâm thần hoặc trại an dưỡng, bởi vì bệnh viện chúng tôi không thể chữa bệnh tâm thần.
Giang Thanh nghĩ một lúc, sau đó nói là sẽ nói lại điều này cho lãnh tụ.
- Để ông ta quyết - Giang Thanh chấm dứt.
Khi chia tay chúng tôi bắt tay nhau. Ngón tay bà nhỏ nhắn và mềm mại, móng được thợ sửa cầu kỳ. Cám ơn tôi xong, bà đi ra sân đã có ba vệ sĩ chờ bà. Tôi cảm thấy rằng bà ta không tin tôi. Cái nhìn và ngữ điệu dò hỏi đã toát lên vẻ nghi ngờ của bà đối với những lời và hành động chân thật của tôi.
Sau đó bác sĩ tâm thần xác nhận Mao Ngạn Thanh bị điên và người ta gửi anh ta về thành phố nghỉ mát Đại Liên, bắc Trung Quốc. Anh ta sống trong một căn nhà riêng và có cô y tá phục vụ. Họ yêu nhau, nhưng gia đình Mao lại chọn cho anh ta một cô dâu khác, em gái út của cô vợ goá Mao Ngạn Anh. Cô y tá đau khổ trở về Bắc Kinh.
Mùa thu năm 1953, một năm sau cuộc gặp ở bệnh viện, tôi lại chạm trán với Giang Thanh, nhưng ở nhà Hồ Kiều Mục, một trong các thư ký của Mao, phụ trách tuyên huấn. Hồ Kiều Mục kính trọng công việc của tôi, và chúng tôi trở thành bạn của nhau.
Tôi đến nhà Hồ Kiều Mục để chữa cho ông bệnh dị ứng thuốc và lóet dạ dày. Lúc đang khám, thì bỗng nhiên vợ ông, Hồ Hữu, làm việc ở viện hàn lâm khoa học, chạy vào và thông báo rằng Giang Thanh vừa tới. Bà giục chồng:
- Mặc quần áo nhanh lên.
Ông xin lỗi tôi vì phải bỏ dở cuộc khám.
Tôi chạm trán Giang Thanh ngay lối vào. Bà bật lên:
- Bác sĩ Lý ở đây à!
Hồ Kiều Mục giải thích lý do viếng thăm của tôi. Đó là cuộc gặp đã lâu rồi nhưng tôi không quên được giọng lạnh lùng khi bà nói chuyện với tôi.
Phụ trách bệnh viện Trung Nam Hải, tôi coi tất cả bệnh nhân như nhau, không phân biệt địa vị, chức vu của họ. Danh tiếng của tôi tăng lên từng ngày. Nhiều người đã hài lòng khi tôi chữa và một số người thậm chí tin tôi, kểc cho tôi nghe đời tư và chuyện gia đình để tìm lời khuyên trong tình huống phức tạp. Họ tin tôi vì tôi chưa khi nào làm lộ bí mật việc xưng tội của họ.
Cuối năm 1952 tôi được cấp chứng minh thư “A” dành cho nhân viên gương mẫu của bộ máy. Đó là một vinh hạnh lớn.
Sau đó cuối cùng người ta chấp nhận tôi là đảng viên dự bị đảng cộng sản Trung Quốc. Không ai chống tôi cả. Những ai biết tôi, đều nhất trí xác nhận rằng tôi chưa khi nào khoái chính trị cả. Việc thẩm tra lý lịch vào đảng của tôi kéo dài tròn hai năm.
Sau này người ta nhắc lại xuất thân của tôi và những hoạt động chính trị chống đảng cộng sản Trung Quốc, khi đất nước Trung Quốc tiến hành làn sóng thanh lọc và đàn áp. Nhưng tháng 11-1952 tôi đã thề với đảng cống hiến tất cả đời mình cho sự nghiệp của đảng và sẵn sàng chịu đựng hy sinh và thiệt thòi cho đảng. Về chủ nghĩa Mác, tôi chỉ đọc qua “Tuyên ngôn đảng cộng sản” của Mác và hai bài báo của Mao. Ngoài ra, tôi chỉ nhớ một vài bài phát biểu hăng hái của anh tôi và một số khẩu hiệu mác xít đại loại “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.
Nhưng tôi cũng không trở thành người đảng viên chân chính. Phần đông đảng viên sống ở Trung Nam Hải thuộc hạng đặc quyền đặc lợi. Họ tham gia công nhân đã lâu và vào đảng khi còn trẻ. Ngoài ra, tất cả những người này đều tham gia Trường Chinh. Họ xuất thân từ dân nghèo, chưa được học hành và mang nặng thành kiến của nông dân ngu dốt. Nhiều người trong số họ ngưỡng mộ hiểu biết của tôi. Tôi đánh giá cao sự nhiệt tình cách mạng và sự sẵn sàng hy sinh cho lý tưởng cách mạng. Nhưng giữa chúng tôi, như trước đây, cẫn có hố ngăn cách. Họ coi tôi là trí thức, thuộc về tầng lóp bóc lột, và vì thế đâm ra nghi ngờ. Họ áp dụng chính sách “lôi kéo, sử dụng và cải tạo” đối với tôi. Điều mà đảng quý tôi chỉ là kiến thức của tôi trong lĩnh vực y học và kinh nghiệm của một bác sĩ.
Họ được đánh giá đến mức nào trong hành động, tôi biết điều ấy. Chiều 2 tháng 11 năm 1954, Uông Đông Hưng gọi điện cho tôi và mời tôi đến nhà ông.
Uông phụ trách phục vụ bảo vệ trung ương, lo toan bảo vệ an ninh cho giới lãnh đạo đất nước. Ngoài ra, ông còn chỉ huy đội vệ sĩ của Mao. Tôi quen ông trong bệnh viện, khi vợ ông và con nhỏ vài lần tới đó chữa bệnh. Chúng tôi đánh bạn với nhau. Uông là công thần của đảng và tham gia Trường Chinh. Ông gắn cuộc đời của mình với phong trào cộng sản đã hàng chục năm. Uông Đông Hưng gốc gác bần cố nông, khi đó chưa biết lối sống thành phố đã bị cảnh sát bắt giữ khi ông quyết định chữa các thứ cần ngay trên đường phố. Người ta doạ bỏ tù ông, may mà nhờ nhờ khoản hối lộ khá to của ông bố mà Uông thoát khỏi bị tù. Uông chống lại sự bán nước của Quốc dân đảng, và tham gia đảng cộng sản. Ông gặp Mao ở Diên An. Sau năm 1949, người ta bất ngờ đưa ông chức vụ cao, nhưng ông luôn luôn tôn trọng trí thức và đánh giá tôi là bác sĩ nhận bằng cấp phương tây.
Ông không muốn nói chuyện qua điện thoại, nguyên do là ông muốn trực tiếp gặp tôi, nên ông phải yêu cầu gặp riêng. Điều này làm tôi ngạc nhiên, bởi vì trước đó Uông Đông Hưng và tôi luôn cởi mở với nhau.
Chúng tôi gặp nhau ở một phòng rộng ở Trung Nam Hải, ông sống với vợ ở đó. Căn buồng này vừa là phòng làm việc, vừa là phòng khách, vừa là phòng ăn và thậm chí còn là phòng ngủ. Con cái ông sống trong ngôi nhà nhỏ đầu kia toà nhà có bảo mẫu trông nom. Uông Đông Hưng rót trà và bưng một chén cho tôi.
Uông nói:
- Đây là chè Long Thanh năm nay. Thử đi đồng chí! Chè này trồng ở Hàng Châu và được coi là ngon nhất ở Trung Quốc. Khác với rượu vang, chất lượng phụ thuộc vào tuổi, thì chè này có giá trị và hữu ích nhất trong năm thu hoạch nó.
Uông Đông Hưng biết rạch ròi thưởng thức. Tôi uống một ngụm và thấy ngon.
- Tôi có ích như thế nào?
Im lặng một lát, Uông Đông Hưng hỏi tôi:
- Đồng chí biết vì sao trong thời gian dài tôi không điều đồng chí đi chỗ khác?
Tôi trả lời, ngạc nhiên về câu hỏi của ông ta
- Tôi không biết.
- Tôi theo dõi đồng chí một số năm rồi, mọi người ở Trung Nam Hải quý đồng chí. Đồng chí được bệnh nhân đánh giá cao vì không phân biệt địa vị và chức vụ và không khi nào tỏ vẻ lên mặt. Kinh nghiệm và kiến thức y học của đồng chí, thái độ phục vụ và tính không ích kỷ của đồng chí đã làm cho các đồng chí của chúng tôi, bao gồm cả lãnh đạo cao cấp kính phục. Thậm chí chính Mao chủ tịch đã nghe về đồng chí chỉ qua những câu ca ngợi. Bây giờ chúng tôi cố tìm một người vào chỗ bác sĩ riêng Mao, và điều này là nhiệm vụ không đơn giản.
Uông nói tiếp:
- Tôi đã thảo luận với bộ trưởng công an La Thụy Khanh và trưởng ban Ban tổ chức và xếp đồng chí vào công việc này. Về điều này tôi cũng thông báo cả cho thủ tướng Chu Ân Lai. Tất cả đều thống nhất chấp thuận sự lựa chọn của tôi. Hôm qua tôi đã trình tất cả cho Mao, và ông sơ bộ đồng ý. Nhưng trước khi có quyết định dứt khoát, Mao chủ tịch muốn nói chuyện trực tiếp với đồng chí. Đồng chí cần chuẩn bị. Tôi nghĩ rằng Chủ tịch sẽ nhanh chóng gọi ông đến gặp đấy.
Tôi rất bất ngờ tin này. Tôi biết sau cái chết bất ngờ Nhậm Bích Thế năm 1950, tất cả các nhà lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc bắt đầu sử dụng bác sĩ riêng. Tuy nhiên giao tôi việc như thế quả là một trách nhiệm lớn. Từ cửa sổ bệnh viện tôi thường nhìn sang nhà nơi Mao ở. Tôi cho rằng ngôi nhà này là trái tim của Trung Quốc, và nhịp đập Mao - cũng là nhịp đập của của nước Trung Hoa. Tôi thậm chí không thể hình đung một lúc nào đó tôi được ở chỗ thần thánh. Mao đối với tôi là người vĩ đại, như ngôi sao trên trời. Đầu óc tôi bâng khuâng.
Tôi chẳng tự hào gì về công việc này. Thành phần xuất thân của tôi, bị nghi ngờ có liên quan với Quốc dân đảng, bố tôi làm cho chính phủ Quốc dân đảng, lại thêm tin đồn vợ tôi là gián điệp - mọi người không quên điều đó. Lý Liên không là đảng viên và chẳng khi nào có thể vào đảng được. Nhiệm vụ như thế thường trao cho con cái công nhân và nông dân. Quá khứ của tôi luôn luôn theo sát tôi, và người ta cũng không gạch nó đi cho tôi nhờ. Thêm nữa, Mao cũng đã có bác sĩ riêng.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #14 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2010, 03:30:33 pm »

Tôi nhớ lại trường hợp đau buồn trong quá khứ của cụ tôi, từng là thầy thuốc trong hoàng cung thái hậu Từ Hy, sau khi phát hiện bệnh giang mai ở con trai bà - hoàng đế Tường Nghi. Sự đày ải cụ tôi khỏi chức vụ bác sĩ ngự y đã ảnh hưởng tới thế hệ sau, và không ai trong họ chúng tôi có quyền chữa bệnh troing hoàng cung.
Tôi phát biểu sự nguy hiểm của mình cho Uông, và tôi cho là mình không xứng đáng làm công việc này, nhưng Uông cười phá lên, trả lời:
- Đừng lo! Trước khi cho đồng chí vào đảng, chúng tôi nghiên cứu cẩn thận quá khứ của đồng chí và những người thân của đồng chí. Mọi nghi vấn đã được tháo gỡ. La Thụy Khanh, Dương Thượng Côn và thủ tướng Chu Ân Lai không nghi ngờ gì về lòng trung thành của đồng chí, và họ cũng an tâm về quá khứ của đồng chí. Nếu không thế thì đồng chí đã chẳng được tiến cử làm bác sĩ riêng của Mao. Quá khứ cụ tổ đồng chí, thuộc về thời phong kiến. Thời nay khác xưa rồi, và đồng chí nên bỏ tất cả những mặc cảm đó đi.
Tôi hỏi:
- Nhưng Phó Liêm Chương có biết việc này không chứ?
Chính Phó Liêm Chương mời tôi quay về Trung Quốc. Đồng chí ấy xếp việc cho tôi và giờ đây là thứ trưởng Bộ y tế. Bộ này bộ thuộc Quốc vụ viện cộng hoà nhân dân Trung Hoa được thành lập mới đây. Trước đây đồng chí ấy lãnh đạo cục bảo vệ sức khoẻ, lo về công tác bảo vệ sức khoẻ các nhà lãnh đạo cao cấp đất nước. Phó Liêm Chương tự cho mình là bạn thân và là chiến hữu của Mao, đương nhiên, luôn luôn phải quan tâm sức khoẻ của Mao nhiều hơn. Vì thế tôi cho rằng giao việc trong tương lai cần nên thảo luận cả với Phó.
Uông đáp:
- Các đồng chí lãnh đạo cao nhất sẽ quyết định. Dù rằng Phó là thủ trưởng trực tiếp của đồng chí, tôi không nghĩ là chúng tôi nhất thiết phải hỏi đồng chí ấy.
Nhưng tôi linh cảm điều này có gì không ổn trong quan hệ với Phó Liêm Chương.
Tôi nói với Uông:
- Tôi cũng cần nghĩ kỹ đề nghị của đồng chí. Lý do của nó chưa thuyết phục tôi đến cùng. Tôi không cảm thấy mình đang ở Trung Nam Hải, dù rằng về hình thức tôi đã đứng trong hàng ngũ đảng. Lý lịch xuất thân của tôi không khi nào xoá được, và nếu tôi thành bác sĩ riêng của lãnh tụ, thì tôi sẽ luôn nằm dưới sự theo dõi. Nếu lỗi nhỏ người ta nhắc nhở tôi, nếu lỗi to hơn thì lại buộc tội tôi âm mưu chống đảng và lãnh tụ. Tôi sẽ tức khắc bị coi là kẻ thù giai cấp, được xem là trọng tội ở nước Trung Hoa cộng sản.
Uông nói
- Không còn thời gian để đồng chí nghĩ lung tung nữa. Chúng tôi đã quyết định rồi.
Lúc này tôi hiểu rằng mình hết lối thoát.
Tôi tiếp tục nói:
- Nếu tôi đảm nhận trách nhiệm này, thì tôi làm tất cả bào chữa cho lòng tin của đảng nhưng tôi nói trước rằng tôi chưa đạt được trình độ hoàn thiện và tôi muốn người ta tin rằng nếu mắc lỗi thì phạt tôi chứ đừng đổ xuống đầu đồng chí.
Thực tế, Uông Đông Hưng quả là rất liều, khi đưa tôi vào nhiệm vụ này. Nếu tôi mắc lỗi gì đó, thì rõ rằng là Uông cũng phải gánh chịu. Chúng tôi sẽ đi với Uông trong một rọ đến khi Mao chết.
Uông động viên tôi:
- Đừng lo. Dĩ nhiên, đồng chí phải hết sức chú ý và thận trọng, thường xuyên trao đổi với thủ trưởng của mình. Dù vậy quyết định cuối cùng hoàn toàn chưa xong, và đồng chí có thể cân nhắc lợi hại, nhưng chỉ có đồng chí là tự trả lời được. Tất cả chỉ có thế. Tôi nghĩ, đồng chí nên tham khảo ý kiến và tôi không sai khi chọn đồng chí. Bây giờ, đồng chí quay về nhà và chuẩn bị cho cuộc nói chuyện với Mao. Chủ tịch sẽ chấp nhận quyết định cuối cùng. Hãy chờ điện thoại của tôi. Tôi sẽ nói đồng chí thời gian gặp lãnh tụ.
Uông Đông Hưng đưa tôi hồ sơ sức khoẻ Mao và yêu cầu tôi xem trước. Uông cũng nói rằng Mao sớm rời khỏi Bắc Kinh đi nghỉ ở phương nam. Tôi vẫn làm ở bệnh viện và chờ quyết định cuối cùng.
Trong khi chờ đợi, tôi nghe không ít những lời cảnh cáo. Trần Dương Anh, vợ goá Nhậm Bích Thế, một trong số bí thư đảng cộng sản Trung Quốc, nhắc trước tôi rằng công việc sắp tới sẽ chẳng đơn giản chút nào đâu. Sau khi chồng chết, bà sống trong sự thất vọng. Tôi cố an ủi và động viên bà. Bà là người phụ nữ đáng nể, một người vợ chung thuỷ, một người mẹ đáng quý. Sau cuộc gặp này chúng tôi trở thành bạn tốt của nhau.
Cùng với Trần Dương Anh, tôi có mặt trong các cuộc hội nghị đảng, đi Thượng Hải và Hàng Châu. Bà kể cho tôi về sự lập dị và quái đản của Mao cảnh báo tôi rằng cẩn thận trọng khi nói chuyện với Mao. Bà nói:
- Mao có thói nổi xung bất thường, và một sai sót nhỏ của đồng chí có thể làm ông phát khùng. Vợ ông, Giang Thanh, một người độc ác và thô bỉ với người xung quanh, ngoài việc quyến rũ đàn ông. Đừng bị mê hoặc bởi vẻ ngoài của bà ta. Nếu đồng chí rơi vào thảm hoạ, thì không ai trong số những người gần Mao giúp được đồng chí đâu. Hơn thế nữa, bất kỳ lúc nào đồng chí có thể chui vào tù đấy.
Những lời nói thẳng của Trần Dương Anh làm tôi lo lắng. Tôi phục Mao và cho đấy là lý tưởng. Dĩ nhiên, tôi không so sánh ông với ông vua nhưng uy quyền của ông với tôi là không còn bàn cãi nữa. Không ai có thể dũng cảm phê bình ông. Thêm nữa, chính trong những năm này rộ lên chiến dịch đấu tranh chống bọn phản cách mạng, và nếu ai đó nghe được lợi của Trần Dương Anh, người ta có lẽ buộc tội bà âm mưu và phần tử phản cách mạng.
Tôi không bao giờ quên những lời cảnh báo của Trần Dương Anh và năm này qua năm khác tôi tin sự chính xác của bà. Thậm chí bây giờ tôi vẫn còn biết ơn sâu sắc người phụ nữ dũng cảm này vì lòng thiện chí và cởi mở với tôi.
Cuộc đấu tranh với phản cách mạng làm tôi bối rối. Cầm đầu chiến dịch là Uông Đông Hưng, người tiến cử tôi làm bác sĩ của Mao. Người ta vẫn tiếp tục quy tội những bác sĩ riêng của một người lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc vào tội chống đảng. Bắt bớ các bác sĩ tiếp tục một số tuần lễ. Hàng ngày tất cả mọi người ở Trung Nam Hải họp mít tinh kéo dài 4-5 giờ liền để xỉ nhục các đồng nghiệp của tôi, trút xuống đầu những bác sĩ vô tội những lời lăng nhục bẩn thỉu. Tôi choáng váng và căm phẫn. Các bác sĩ đâu có được đối xử ngọt ngào, họ đã phải thực hiện công việc chẳng nhẹ nhàng chút nào. Mỗi người trong số họ phải coi sóc sức khoẻ chỉ cho một người lãnh đạo. Dù cái chết bất ngờ Nhậm Bích Thế, nhưng những người lãnh đạo vẫn còn khoẻ mạnh cơ mà. Kinh nghiệm của bác sĩ cũng chỉ có giới hạn trước bệnh tật. Tất cả họ đều trẻ hơn tôi và mới vào đời. Họ cảm thấy rằng khả năng và kiến thức của họ không được sử dụng hoàn toàn, nghề nghiệp thì mai một, nhưng họ lại không được thực hành ở chỗ khác. Họ không hài lòng là kiến thức và kinh nghiệm của họ chỉ phục vụ cho số ít người được chọn chứ không phải cho tất cả nhân dân, và thế là bị buộc tội chống đảng.
Cuộc tấn công vào các bác sĩ vẫn chưa ngừng lại, những lời buộc tội mới hoàn toàn vô lý đã được thêm vào “tội” của họ. Hứa Đào, bác sĩ của vợ Mao, từng có thời là bác sĩ riêng của Mao trở thành nạn nhân. Người ta buộc tội Hứa Đào không những chống đảng, mà còn tội chế giễu Giang Thanh. Và dù là những lời buộc tội hoàn toàn lố bịch, bản thân Hứa Đào bị doạ trừng trị nặng nề. Các vệ sĩ vợ Mao kể là khi Giang Thanh đề nghị kéo rèm, thì bác sĩ Hứa Đào làm điều đó hơi chậm. Do đó ánh sáng mặt trời thường xuyên chiếu vào mắt Giang Thanh, làm giảm thị lực của bà. Ngoài ra, Hứa Đào còn bị buộc tội chủ ý giảm nhiệt độ phòng của vợ Chủ tịch, và khi bà ta nổi giận thì ông ta chỉ cho bà thấy cái nhiệt kế hỏng đang chỉ mức 25 độ, đó là nhiệt độ mà đồng chí Giang Thanh yêu cầu. Vì tất cả “những lỗi” này, ông bị buộc tội chống đảng. Cuối cùng tất cả các bác sĩ, trừ một người, đã bị thải hồi. Cần phải nói là họ được chuyển về bệnh viện Bắc Kinh và có thể tiếp tục nghề nghiệp y học của mình. Đó là điều mà họ mơ ước.
Trớ trêu thay, Hứa Đào, bị buộc tội nhiều nhất, lại vẫn ở lại là bác sĩ riêng của Giang Thanh
Tôi rất thông cảm cho đồng nghiệp của mình và tin rằng họ không có lỗi. Họ chưa hề là thành viên nhóm chống đảng, nhưng tôi không thể lên tiếng bảo vệ họ được. Giá như ai đó nghe được ý kiến của tôi, thì tôi cũng bị buộc tội chống đảng và sự việc cũng chấm dứt.
Ngày ấy tôi chưa có nhiều kinh nghiệm và còn ngây thơ. Điều này bắt đầu ngay ngay sau khi tôi trở về Bắc Kinh, khi Lý Liên không thể tìm thấy việc làm. Tôi khi đó hiểu rằng giá như tôi tặng Dương chiếc đồng hồ, thì tất cả mọi việc sẽ khác đi và Lý liên chẳng lo gì việc làm.
Năm 1953 bắt đầu chiến dịch chống tham nhũng, lãng phí và quan liêu, đụng chạm tới gia đình tôi. Anh và chị họ tôi bị buộc tội. Họ từng khuyến khích tôi vào đảng, và tôi không nghi ngờ họ vô tội. Nhưng tôi lại phải ngậm miệng, nếu không thì họ cũng buộc tội tôi là kẻ thù của đảng.
Trong khi chưa được vinh dự làm bác sĩ riêng của Mao, tôi đã cảm thấy sự nguy hiểm do là tôi buộc phải làm trái ngược những nguyên tắc sống của mình và truyền thống gia đình. Thông thường trong những trường hợp như thế, tôi phải đứng về một bên, nhưng trong thời gian đấu tố bác sĩ tôi buộc phải đứng ở phía những người buộc tội, bởi vì số phận những người thân của tôi phụ thuộc vào điều đó. Tôi phải lừa dối, nhưng đó là cơ hội duy nhất để giữ được việc làm và trau dồi nghề nghiệp. Tôi cần phải làm điều này, bởi vì thực tế bao hàm cả gia đình tôi.
Tôi không buộc tội đồng nghiệp của tôi tội chống đảng mà chỉ xác nhận rằng họ chẳng có điều gì đáng phàn nàn, và mói về sự chưa vững về nghề nghiệp và sai sót phần nào nghề nghiệp bác sĩ, cái đó họ cần học nhiều để làm việc tốt hơn trong tương lai.
Bốn mươi năm đã trôi qua, và tôi cũng vẫn còn sợ hãi mặc dù tôi đang sống ở Hoa kỳ, một đất nước tự do và dân chủ. Nghĩ lại chặng đường đã qua nếu tôi mọi thứ lặp lại như lúc đầu và những sai lầm được tính trước thì tôi đã bước đi một cách chính xác. Tôi không có sự lựa chọn. Những người thân phụ thuộc vào tôi, nếu bây giờ tôi còn ở lại Trung Quốc làm chứng cho cuộc đàn áp đẫm máu với những người biểu tình trên quảng trường Thiên An Môn 4 tháng sáu năm 1989, hành động được chính quyền và quân đội gõy ra, thì những người thanh niên cũng không dạy được nữa. Thậm chí giờ đây, trong sự phát triển của Trung Quốc, đảng cộng sản vẫn tiếp tục theo dõi những người vô tội và cưỡng bức ý nguyện của toàn thể nhân dân Trung Quốc. Như những năm trước đây, để mà sống được ở Trung Quốc, cần phải giảm bớt lương tâm và lòng tự trọng.
Năm 1954, trong “vụ án bác sĩ” tôi và không biết rằng đồng nghiệp của tôi chỉ là những con tốt đen trong ván cờ tranh chấp quyền lực giữa Uông Đông Hưng và Phó Liêm Chương.
Phó Liêm Chương là thứ trưởng Bộ y tế và đảm nhiệm bảo vệ sức khoẻ cho các lãnh tụ cao cấp. Các bác sĩ riêng cho họ đều được bổ nhiệm theo lời đề nghị của ông ta. Phó Liêm Chương rất khó có cơ hội nói chuyện với Mao và những người lãnh đạo khác, và vì thế ông ta sử dụng các bác sĩ được tiến cử vào mục đích của mình. Họ không những chỉ thông báo cho Phó về tình trạng sức khoẻ của lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc, mà còn kể cho họ về tất cả cái gì thấy và nghe được. Điều này giúp Phó trong cơn bão táp chính trị giữ được vị trí của mình và tránh khỏi chỉ trích và buộc tội. Tất nhiên ông quan tâm hơn cả là quan điểm của Mao.
Uông Đông Hưng, phụ trách an ninh quốc gia và lãnh đạo đảng cộng sản Trung Quốc, nhưng việc bảo vệ sức khoẻ những nhà lãnh đạo cao cấp Trung Quốc cũng là nhiệm vụ của ông ta. Quyền lực của Uông thực tế lớn hơn quyền lực của Phó Liêm Chương. Uông luôn là người có hoài bão chính trị, và ông lại rất gần Mao. Tin tức về hoạt động và phát biểu của các nhà lãnh đạo cao cấp, Uông Đông Hưng nhận được không những từ đám vệ sĩ, mà còn từ các bác sĩ mà Phó Liêm Chương bổ nhiệm. Miếng mồi giành độc quyền nguồn thông tin dẫn cuộc cắn xé giữa hai con hổ.
Cuộc xung đột tới đỉnh điểm sau khi Uông, không hỏi han gì Phó Liêm Chương đã tiến cử tôi vào chức vụ bác sĩ riêng của Mao. Mâu thuẫn ngấm ngầm ban đầu đã biến thành thù địch công khai. Phó Liêm Chương bắn tin để Mao chống sự bổ nhiệm tôi, lôi thành phần và quá khứ của tôi ra. Trả miếng Phó Liêm Chương, Uông Đông Hưng kích động “vụ án bác sĩ”, được tiến hành dưới ngọn cờ đấu tranh với bọn phản cách mạng là hoàn toàn tự nhiên. Kết quả là tất cả các bác sĩ do Phó bổ nhiệm bị thải hồi và Uông Đông Hưng ăn mừng chiến thắng. Chia rẽ trong quan hệ mối quan hệ Phó Liêm Chương và Uông tăng lên, và họ trở thành kẻ thù không đội trời chung.
Chiến dịch chống bác sĩ cũng bẻ gẫy ý chí của trí thức. Không ai hoài nghi rằng ở Trung Quốc không có chút nhân quyền nào cả có thể sống và nói năng. Mỗi người cần phải bưng mắt tuân theo mệnh lệnh của cấp trên. Một sự không bằng lòng nho nhỏ hoặc một lời nói bừa bãi có thể làm cho anh trở thành kẻ thù của đảng và nhân dân. Trên khắp đất nước, đảng cộng sản Trung Quốc tổ chức các cuộc mít tinh phản đối, tại đó khối quần chúng nhân dân phẫn nộ lên án bọn kẻ thù của cách mạng, đảng và nhân dân Trung Quốc. Mỗi người chỉ là một chiếc đinh ốc nhỏ trong cỗ máy quyền lực khổng lồ phức tạp. Một thoáng nhỏ không hài lòng hoặc lệch khỏi các tiêu chuẩn định sẵn đều có thể bị quy tội và bị gửi đi cải tạo.
Tuy nhiên quay lại việc bổ nhiệm tôi. Tôi càng tôn thờ Mao bao nhiêu thì công việc tương lai đe doạ tôi bấy nhiêu. Lý Liên cảnh cáo tôi người ta sẽ không khi nào tha thứ sai lầm của tôi.
Sau năm năm sống ở Trung Quốc vợ tôi đã hoàn toàn gột bỏ ảo tưởng đối với những gì xảy ra trong nước. Vợ tôi lúc nào cũng nhớ tới ông bố địa chủ, và tội gián điệp luôn lơ lửng trên đầu vợ tôi như một như thanh gươm Đamocrát. Trong khi đó vợ tôi hiểu rõ rằng tôi không thể thoát khỏi trách nhiệm nguy hiểm này. Trong những năm chung sống vợ tôi luôn luôn lo sợ cho tính mạng của tôi.
Một vài tháng trôi qua kể từ hôm gặp Uông. Tôi căng thẳng chờ đợi, nhưng không thấy lãnh tụ gọi.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #15 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2010, 03:32:08 pm »

Chương 5

Ngày 25 tháng 4 năm 1955, lúc gần ba giờ, cô y tá trưởng bệnh viện ở Trung Nam Hải với vẻ mặt căng thẳng, bối rối, báo cho tôi biết:
- Nhóm Một vừa gọi điện sang - Cô ta thì thào - Đồng chí hãy đợi ở bể bơi.
“Nhóm Một” là bí danh của Mao và những cộng sự của ông ta. Lúc đó ở Trung Nam Hải có hai bể bơi. Một bể ngoài trời, tất cả mọi người đều được phép sử dụng nó trong mùa hè. Một bể khác ở trong nhà, được xây dựng riêng cho những cán bộ lãnh đạo của đảng. Tuy vậy, dần dần, bể bơi này chỉ có Mao sử dụng và sau này ông thường hay tới đó, đến nỗi người ta phải xây thêm một phòng ngủ, một phòng tiếp khách và một phòng làm việc cho ông ngay tại bể bơi. Năm 1967, khi Cách mạng văn hoá đang diễn ra. Mao đã dọn đến ở hẳn tại ngôi nhà có bể bơi đó cho đến khi ông gần qua đời. Tại đây, ông đã đón tiếp tổng thống Nixon, thủ tướng Tanaca và nhiều chính trị gia nước ngoài khác. Ngay từ năm 1955 chữ “bể bơi” đã luôn gắn liền với Mao. Bây giờ cũng vậy, Chủ tịch đã đích thân ra lệnh cho tôi.
Như thường lệ, hôm đó công việc ở bệnh viện rất bận rộn và một số bệnh nhân đã kiên tâm chờ đợi hàng giờ liền. Tôi có nhiệm vụ phải lo cho họ trước khi tôi đến bể bơi bằng xe đạp. Lý Ẩm Kiều, người đội phó đội vệ sỹ của Mao vội vã đi về phía tôi
- Tại sao đồng chí đến muộn thế? - anh ta hỏi với vẻ đầy lo âu - Đồng chí bắt Chủ tịch Mao phải chờ à?
- Tôi còn phải điều trị cho các bệnh nhân - tôi giải thích - Chủ tịch ốm à? Chủ tịch cần chăm sóc thuốc men không?
- Không, Chủ tịch chỉ muốn nói chuyện với đồng chí.
Lý Ẩm Kiều đưa tôi đến bể bơi. Mao đang nằm trên phản gỗ, say sưa đọc sách. Ông khoác một chiếc áo tắm băng vải bông lên tấm thân trần và quấn một chiếc khăn bông khác ngang hông. Trông ông vẫn nặng nề và to lớn như lần đầu tiên tôi thấy ông trên khán đài ở quảng trường Thiên An Môn. Ông có đôi vai rộng, bụng phệ và sắc mặt hồng hào. Tóc ông luôn đen và dày, trán rộng, da bóng và không có lông tơ. Cặp đùi của ông gầy, hai bàn chân thô luôn xỏ đôi tất màu cà phê. Lý Ẩm Kiều báo tôi đã đến và tôi liền xin lỗi ông vì sự chậm trễ của mình. Mao không hề bực mình. Ông để quyển sách sang bên rồi bảo Lý mang một chiếc ghế đến cho tôi. Những vệ sỹ của Mao thường thi hành ngay lệnh của ông. Cứ bốn người trong số họ cắt nhau túc trực phục vụ Mao hàng giờ.
- Trương Trí Đông chẳng bao giờ ăn đúng giờ, ngủ đúng giờ - Mao giải thích (ông tự liên hệ mình với một quan chức cao cấp trong triều đại nhà Thanh) - Tôi cũng như Trương. Mấy giờ rồi?
- Bây giờ là 4 rưỡi chiều ạ - tôi trả lời.
- Giờ này đối với tôi vẫn còn là bình minh. Đồng chí dậy lúc mấy giờ?
Tôi lúng túng. Vì sau bữa ăn trưa phần lớn người Trung Quốc thường chợp mắt một chút và tôi vẫn chưa hề biết thói quen của Mao, nên tôi không dám chắc là ông muốn biết tôi dậy sau giấc ngủ trưa vào lúc nào hay tôi dậy vào buổi sáng lúc mấy giờ.
- Buổi sáng tôi thường dậy lúc gần 6 giờ - cuối cùng tôi đã nói - và buổi chiều tôi chợp mắt một chút ạ.
- Đồng chí là bác sỹ - Mao vừa cười vừa nói - nên đồng chí mới lưu tâm đến sức khỏe và cuộc sống của đồng chí theo thời gian biểu một cách nghiêm ngặt.
Trong cái nhìn của Mao, ông tỏ ra là người hiểu biết và chắc là nhân ái - bằng điệu bộ của ông nhiều hơn là bằng lời nói. Tôi bị ông chinh phục, vì tôi cảm thấy mình đang đối diện với một người vĩ đại.
Ông hút thuốc lá của Anh, mác “555”. Khi hút, ông dùng thêm tẩu.
- Tống Khánh Linh vợ goá của Tôn Trung Sơn tặng tôi cái tẩu này và khuyên đã khuyên tôi nên dùng tẩu, bên trong có đầu lọc để giảm hàm lượng nicotin. Tôi đã hút thuốc từ nhiều năm nay nhưng tôi luôn tự hỏi, chất nicotin đã gây tác hại như thế nào. Đồng chí có hút thuốc không?
- Tôi có hút, nhưng không nhiều. Buổi tối, sau giờ làm việc tôi thường hút ba hoặc bốn điếu.
- Đồng chí là bác sỹ hút thuốc đầu tiên mà tôi biết.
Ông nói nhiều lần về tẩu thuốc và vừa nhìn tôi vừa cười chế nhạo tinh quái.
- Hút thuốc cũng là phương pháp luyện tập hít thở tốt đúng không?
Tôi không biết ông nói đùa hay nói thật, nên tôi chỉ cười và không nói gì. Mao nhìn tóc tôi, rồi nói:
- Đồng chí chỉ trên 30 tuổi, mà sao tóc đã sớm bạc như tôi thế?
Tôi đáp, tóc tôi bạc trước tuổi là theo gen di truyền.
- Cứ theo tóc mà phán, thì tôi già hơn Chủ tịch nhiều.
Mao cười:
- Đồng chí nịnh tôi chứ gì?
Dần dần tôi đã bạo hơn.
Mao hỏi tôi về việc học hành, về quá trình công tác của tôi và lắng nghe tôi nói.
- Từ khi đi học, đồng chí đã được giáo dục hoàn toàn theo kiểu Mỹ - ông nói - Trong cuộc chiến tranh giải phóng chống Tưởng Giới Thạch và Quốc dân đảng, người Mỹ đã ủng hộ Tưởng. Và ở Triều Tiên họ cũng đã chống lại chúng ta. Mặc dù vậy, tôi vẫn thích những người đã từng học ở các trường của Mỹ và Anh làm việc cho tôi. Tôi cũng rất thích ngoại ngữ. Người ta đã nhiều lần đề nghị tôi học tiếng Nga, nhưng tôi không thích. Tôi thích tiếng Anh hơn. Có lẽ đồng chí có thể giúp được tôi việc này?
Tôi đồng ý.
Mao ngừng nói, rồi nghiêm giọng:
- Mới có 15 tuổi, khi vẫn còn là trẻ con, đồng chí đã gia nhập tổ chức Phục hưng Quốc gia vào năm 1935. Khi đó, đồng chí chưa hề hiểu chính trị là gì. Ngoài ra, đồng chí đã kể những mẩu chuyện về quá khứ của đồng chí. Tôi thấy không có vấn đề gì.
Ông kể cho tôi nghe về Lý Thế Dân, vị hoàng đế lập ra triều đại nhà Đường (618-907), đã từ chối lời can ngăn của quan thượng thư không nên dùng một viên tướng không rõ lai lịch ngay cả khi viên tướng đó ngoan ngoãn tuân lệnh vua. Nhưng viên tướng đó lại có tài năng phi thường và đã phụng sự nhà vua rất tích cực. Chẳng bao lâu nhà vua và viên tướng đó đã cộng tác với nhau rất chặt chẽ
Mao nhìn tôi, nói:
- Đó chính là sự thành thật. Chúng ta cần phải thành thật với nhau. Quan hệ và sự thành thật của chúng ta cần phải trải qua thử thách trong một thời gian dài.
Mao nói tiếp:
- Chúng ta lấy Hứa Thế Hữu làm thí dụ - Ông nhắc đến nhà sư từng là tỉnh đội trưởng tỉnh Nam Kinh - Hứa Thế Hữu nguyên là đồng chí của Trương Quốc Đạo, một trong những người sáng lập ra đảng cộng sản Trung Quốc nhưng đã chạy sang hàng ngũ Quốc dân đảng sau khi cãi vã với Mao. Hứa Thế Hữu không chịu theo Trương Quốc Đạo và giải thích điều đó là do lòng trung thành của ông đối với Mao. Trong đợt chỉnh huấn năm 1942 ở Diên An, nhiều người ngờ vực lòng trung thành của Hữu, vì trước đó đồng chí ấy đã từng làm việc cho Trương Quốc Đạo. Hứa bị phê bình kịch liệt. Đồng chí ấy đã thất vọng và nghĩ đến việc rút quân của mình khỏi Diên An. Khang Sinh muốn bắt và xử bắn đồng chí ấy. Nhưng tôi muốn đích thân nói chuyện với đồng chí ấy. Nhiều người ngại rằng đồng chí ấy có thể làm gì tôi, nhưng tôi không sợ. Khi gặp tôi, đồng chí Hứa đã khóc. Tôi nói, đồng chí ấy đừng khóc nữa và trả lời hai câu hỏi đơn giản của tôi: “Đồng chí tin Trương Quốc Đạo hay tin tôi?” tôi hỏi. “Tất nhiên, tôi tin đồng chí” đồng chí Hứa trả lời. “Đồng chí muốn đi hay ở lại, tôi hỏi tiếp. “Tất nhiên là tôi muốn ở lại” đồng chí ấy đáp. Và tôi nói: “Được, đồng chí hãy ở lại. Đồng chí tiếp tục chỉ huy bộ đội của đồng chí. Thế thôi”. Từ đó, đâu phải Hứa Thế Hữu đã không hoàn thành nhiệm vụ của đồng chí ấy.
Sau khi lo lắng và nản lòng cả năm trời, bỗng nhiên tôi cảm thấy vững tâm. Mao đã gạt bỏ nguồn gốc xuất thân và quá khứ chính trị của tôi. Ông là người lãnh đạo cao nhất và không ai có thể nghi ngờ uy tín của ông.
Một vệ sỹ đến chuẩn bị bữa ăn cho Mao. Chủ tịch mời tôi dùng cơm chung. Nhiều món ăn được chọn cho phù hợp - cá, thịt lợn với ớt thái lát (món ăn mà Mao thích), thịt cừu xào với tỏi tây và một đĩa rau. Trong khi đó các món ăn thường được đảo qua dầu nóng được dưới thêm xì dầu và rắc thêm muối.
Vào giữa những năm 1950, hầu hết mọi người đều phải chịu dựng một cuộc sống nghèo khó, thực phẩm thiếu thốn và dầu ăn trở thành một món ăn xa xỉ. Nhưng tôi lại quen ăn những món nhúng dầu. Vì vậy tôi đã phải cắn răng nhịn.
- Đồng chí không ăn à? - Mao có vẻ trách tôi - Món cá ngon lắm, thịt lợn cũng thế.
- Tôi không đói lắm - tôi cáo từ.
Mãi sau này tôi mới quen với khẩu vị của ông.
- Đây là bữa sáng và bữa trưa của tôi - ông nói - Mỗi ngày tôi ăn hai bữa là đủ. Hình như bây giờ chưa phải là giờ ăn của đồng chí?
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #16 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2010, 03:32:28 pm »

Chúng tôi tiếp tục trò chuyện. Ông muốn biết tôi có luôn quan tâm đến triết học không.
- Khi còn là sinh viên, chưa bao giờ tôi đọc những cuốn sách giáo khoa về nghề y của tôi kỹ lưỡng như tôi mong muốn - tôi đáp - Tôi không có thời gian để đọc những cuốn sách khác. Từ khi trở thành bác sĩ, tôi hoàn toàn dành thời gian cứu bệnh nhân. Vì vậy, đến nay tôi không có điều kiện để đọc sách về triết học. Nhưng tôi cũng đã đọc hai bài của Chủ tịch: “Bàn về thực tiễn” và “Bàn về mâu thuẫn”.
Thực ra, tôi rất thích hai bài này. Mao viết rất hay, dung dị và chính xác. Bài “Bàn về thực tiễn” đã cho tôi thấy, sự hiểu biết đúng đắn chỉ có thể có được từ hành động hơn là từ những lý thuyết suông. Đó là một bài học bổ ích đối với một bác sĩ phẫu thuật tương lai. Bài “Bàn về mâu thuẫn” đã giải thích cho tôi, rằng người ta cần phải tìm hiểu bản chất của vấn đề thay vì tập trung vào hiện tượng bên ngoài của nó.
Mao cười.
- Trong cuộc kháng Nhật (1937-1945) tôi đã đề nghị đưa môn triết học vào Trường đại học chống Nhật ở Diên An. Lúc đó tôi nghĩ, tôi còn đúc kết kinh nghiệm cách mạng của chúng ta, trong đó tôi đã kết hợp lý luận của chủ nghĩa Mác vào thực tế cụ thể ở Trung Quốc. Vì thế tôi đã viết cả hai bài này. Tôi nghĩ, bài “Bàn về thực tiễn” có ý nghĩa hơn bài “Bàn về mâu thuẫn”. Tôi phải viết đề cương bài “Bàn về mâu thuẫn” trong hai tuần, nhưng bài giảng thì chỉ có hai tiếng đồng hồ.
Sau này, nếu đôi khi nhớ lại tôi đã tự hỏi, tại sao trong lần gặp đầu tiên, tôi lại gây ấn tượng tốt cho Mao như vậy, thì tôi lại phải nghĩ đến đoạn trao đổi này. Ngay sau đó ít lâu, tôi trở thành người gần gũi với Mao và với các cộng sự tin cậy nhất của ông, tôi mới biết, hai bài viết này quan trọng đối với Mao như thế nào. Mao coi đó là những bài học cơ sở đưa đến sự phát triển triết học của chủ nghĩa Marx-Lenin - tức là sự áp dụng “chủ nghĩa xã hội trong hoàn cảnh cụ thể của Trung Quốc. Không những Liên Xô đã coi thường bài viết này, mà còn gán cho những bài viết đó có tính chất xét lại. Có tin đồn Stalin đã cử P. F. Yudin, một triết gia mác xít- Lenin nít nổi tiếng sang làm đại sứ Liên Xô ở Trung Quốc. Do vậy, ông ta đã gần gũi với tư tưởng Mao và viết bài về tư tưởng đó. Mao thường gặp Yudin, rồi hai người tranh luận với nhau đến tận đêm khuya. Nhưng Yudin đã cương quyết phủ nhận những quan điểm của Mao, cho đến khi Mao phật lòng. “Có phải thứ triết học nào đã va chạm với Mác và Lenin ở giới hạn của nó?“, đôi khi ông hỏi. “Sự liên hệ với kinh nghiệm cách mạng của Trung Quốc không thể tạo ra những tư tưởng triết học mới sao?”
Tuy nhiên buổi chiều hôm đó tôi vẫn chưa biết tất cả sự việc mà Mao vẫn còn dè dặt.
Ông nói:
- Tôi nghĩ, đồng chí nên đọc vài cuốn sách triết học. Là bác sỹ, điều đó có thể rất bổ ích đối với đồng chí. Tôi vừa mới đọc xong “Phép biện chứng tự nhiên của Ăng ghen. Đồng chí cầm cầm lấy cuốn sách này. Tôi đã từng nghe, ở các trường đại học bên Mỹ người có học vị hàn lâm cao nhất trong khoa học tự nhiên và thần học là tiến sĩ triết học. Rõ ràng, người Mỹ cũng có quan điểm cho rằng, trong tất cả các ngành khoa học, triết học đóng một vai trò đầy ý nghĩa. Tôi đã nắm được điều quan trọng đó để nghiên cứu lịch sử. Nếu không biết gì về lịch sử, chúng ta không thể hiểu được cái gì đang xảy ra trong hiện tại. Và đồng chí cũng nên biết về văn học. Một khi là bác sỹ, thường xuyên giao tiếp với nhiều người, đồng chí chỉ sử dụng những kiến thức y học không thôi, thì đồng chí không còn quan tâm đến những điều khác. Đồng chí sẽ không nói được ngôn ngữ như vậy.
Mao dừng một lát.
- Hôm nay như thế là đủ rồi. Trong tương lai chúng ta sẽ còn có nhiều dịp để thường xuyên trao đổi với nhau.
Khi ra về, ông bất chặt tay tôi.
Hơn bảy giờ tối, tôi rời bể bơi mà trong đầu chất chứa bao suy tư. Cuộc gặp gỡ có quá nhiều bất ngờ. Trước tiên, tôi thấy Mao nằm trên giường và tôi đã làm quen với thói quen ngủ nghê kỳ quặc, lối khôi hài khô khan của ông. Rốt cuộc, ông đã làm cho tôi phát điên lên, khiến tôi nói năng huyên thuyên. Ông là người làm cho người khác sợ hãi, đồng thời ông cũng là người xã giao không ngoan và không sùng bái thần tượng. Sự hồi hộp đã biến mất và tôi cảm thấy yên tâm hơn so với những năm trước đây. Mặc dù giữa chúng tôi vẫn luôn luôn còn hố sâu ngăn cách và tôi chỉ biết rất ít về ông, nhưng tôi chắc rằng, tôi đang đối diện với một nhân vật quan trọng. Tôi rất tự hào vì đã được giao nhiệm vụ đày tin cậy là phục vụ ông. Đó là một dịp may mà tôi không dám mơ đến. Nhưng liệu tôi có hoàn thành nhiệm vụ hay không? Tôi nên chuẩn bị như thế nào đây? Người ta đã trông mong ở tôi điều gì? Tôi lập tức tìm gặp Uông Đông Hưng. Tôi kể cho ông ta nghe về cuộc nói chuyện của chúng tôi. Uông hoan hỷ.
- Đồng chí thấy không? Tôi đã nói ngay với đồng chí là đồng chí sẽ toại nguyện. Đó là sự khởi đầu tốt đẹp. Sau cũng thế!
Chuông điện thoại reo. Vệ sỹ của Mao là Lý Ẩm Kiều gọi điện đến. Tôi đã gây ấn tượng rất tốt đối với Mao và tôi đã vượt qua được thử thách. Mao muốn tôi sẽ là bác sỹ riêng của ông.
- Tôi sẽ báo việc này cho Bộ trưởng công an La Thụy Khanh- Uông nói - Bây giờ đồng chí về nghỉ đi. Và nhớ giữ kín tất cả những gì đã xảy ra ngày hôm nay.
Lý Liên là người duy nhất được tôi kể cho nghe về nhiệm vụ mới của tôi. Cô ấy cũng nghĩ, hẳn tôi phải gây được thiện cảm tốt đẹp rồi. Nếu không thì Mao đã không nói chuyện với tôi lâu như vậy và lại còn mời tôi cùng dùng cơm. Nhưng tôi vẫn còn băn khoăn. Tôi nói:
- Chúng ta sẽ thấy liệu công việc của tôi có thuận lợi như vậy hay không?
Hôm sau Phó Liêm Chương gọi điện cho tôi và mời tôi đến thăm nhà ông ở ngõ Dây Cung. Tôi đạp xe đến nhà ông ta. Lần này, ông đích thân ra tận cửa chào và bất tay tôi:
- Đồng chí kể cho tôi nghe đi Tôi không hề hay biết, tin mới này lại lan nhanh đến như vậy. Phó Liêm Chương lắng nghe tôi kể lại cuộc gặp gỡ giữa tôi và Mao. Câu chuyện thường làm ông phấn khích. Ông rót trà mời tôi, hai lần đi quanh bàn trà nhỏ và lẩm bẩm: “Thật là may mắn”. Cuối cùng ông ta cười và nói với tôi:
- Đồng chí thật may mắn. Lần đầu gặp Mao chủ tịch mà đồng chí đã được nói chuyện với Chủ tịch lâu như vậy. Được lắm!
Tôi cảm thấy Phó Liêm Chương ngạc nhiên ra mặt và có ý ghen tị.
Phó Liêm Chương nói:
- Năm 1934, lúc đó Chủ tịch mắc bệnh sốt rét, nhưng Chủ tịch lại muốn ra mặt trận, nên Chủ tịch đã yêu cầu tôi chạy chữa cho Chủ tịch. Khi đó, tôi đã cho Chủ tịch uống ký ninh. Và thế là Chủ tịch lại ra trận được và giao phó cho tôi chăm sóc vợ Chủ tịch đang có mang, đó là nữ đồng chí Hạ Tử Trân. Tôi đã đỡ đứa con của họ chào đời.
Hai má Phó nóng bừng, khi ông nhớ lại thời kỳ đó. Những hạt mồ hôi lăn trên trán ông. Ông nhấp vài ngụm nước đun sôi. Ông nói ngắn gọn:
- Tôi không những uống trà mà còn dùng bất cứ chất kích thích nào. Sau đó, Chủ tịch đã cứu vớt đời tôi.
Phó nói tiếp và lái câu chuyện sang hướng khác. Lần đó tôi bị buộc tội là thành viên của nhóm chống bôn-sê-vích của Quốc dân đảng và Chủ tịch Mao đã đứng ra bảo vệ tôi. Hồi trẻ, tôi mắc bệnh lao và lần đó Chủ tịch cũng rất tốt với tôi. Trong cuộc Vạn lý trường chinh, khi mọi người khác phải đi bộ, thì Chủ tịch đã để cho tôi cưỡi ngựa. Vì sức khỏe của tôi rất yếu, nên Chủ tịch rất quan tâm, bảo người lo cho tôi mỗi ngày được ăn một con gà. Hồi đó, thịt gà đắt lắm và khó mua nữa, nên mỗi ngày ăn một con gà thì thật là xa hoa không tưởng tượng nổi.
Phó rót thêm trà cho tôi và nói tiếp:
- Tôi đã kể tất cả cho đồng chí nghe, vì tôi muốn đồng chí hiểu Chủ tịch.
Tôi biết quá ít về thời kỳ đầu của đảng cộng sản Trung Quốc và quá khứ của Mao. Vì vậy tới đòi Phó kể tiếp câu chuyện.
- Cái mà đồng chí kể, cho tôi nghe lúc này rất bổ ích đổi với tôi.
Phó cười.
- Chủ tịch mắc chứng mất ngủ. Đầu những nàm 1930, trong thời gian ở Giang Tây, tôi đã phải hoá trang thành thương gia để đến Thượng Hải mua thuốc giảm đau veronal và đường gluco. Tôi đã chỉ dẫn cho Chủ tịch dùng thuốc trước khi đi ngủ. Thuốc đã có hiệu quả và Mao rất sung sướng. Đồng chí thấy đấy, tôi vẫn trung thành với Chủ tịch. Bây gìờ, Chủ tịch và tôi đều già rồi, nhưng tôi không còn sung sức như Chủ tịch.
Phó nhìn tôi chăm chú.
- Việc đồng chí được giao nhiệm vụ có nghĩa là đảng đã tin tưởng đồng chí - ông nói - Đó là một nhiệm vụ vinh quang, nhưng cũng đầy khó khăn.
Bữa ăn được dọn ra. Phó nói:
- Hôm qua, Chủ tịch đã mời đồng chí dùng cơm, nay đến lượt tôi.
Đó chỉ là bữa ăn đạm bạc, ngoài các món khác còn có món gà.
- Hàng ngày tôi thường ăn gà.
Ông gọi người mang rượu vang ra và nâng ly.
- Thường thường tôi không uống rượu vang, nhưng hôm nay là ngoại lệ - ông nói tiếp - Là bác sỹ riêng của Mao chủ tịch, đồng chí cần phải thận trọng. Nếu có điều gì, đồng chí cứ nói với tôi. Tôi sẽ giúp.
Tôi không biết Phó có thể giúp tôi ra sao. Rõ ràng ông chỉ muốn nghe được càng nhiều càng tốt về Mao và về những hoạt động của Mao. Sau đó, Phó ăn một chút thịt gà, rồi đặt đĩa của mình sang bên. Ông nói:
- Mỗi ngày tôi ăn năm bữa, nhưng ăn rất ít. Chủ tịch muốn đồng chí dạy tiếng Anh cho Chủ tịch - Phó nói tiếp - Đấy là một dịp may đề đồng chí kết thân với Chủ tịch. Đồng chí không những phải chăm sóc sức khỏe cho Chủ tịch, mà còn phải làm tất cả những việc mà Chủ tịch đòi hỏi.
Tôi cảm thấy lời khuyên của Phó đã xúc phạm tôi. Tôi đáp lại không đắn đo:
- Một khi tôi làm theo lời khuyên của đồng chí, thì tôi lấy đâu ra thời gian cho chuyên môn của tôi.
Phó nghiêm nghị:
- Đồng chí cần phải nhìn nhận vấn đề như thế này: Chủ tịch uyên bác lắm và đồng chí có thể học hỏi được rất nhiều ở Chủ tịch. Đồng chí là bác sỹ. Nếu đồng chí mở mang kiến thức của mình, đồng chí sẽ thường xuyên có nhiều cơ hội hơn để trao đổi với Chủ tịch. Khi đó đồng chí sẽ hiểu Chủ tịch hơn.
Mao cũng đã khuyên tôi trau dồi, mở mang kiến thức ở nhiều lĩnh vực khác nhau và tới hiểu rằng Phó có lý. Mao vẫn còn trẻ, khỏe và nhiệm vụ của tôi không chỉ kéo dài vài năm để chữa chạy bệnh tật cho ông, mà còn phải lo cho ông luôn luôn khỏe mạnh. Tôi phải làm quen với cá tính, đặc điểm, thói quen của ông và chiếm được lòng tin của ông. Tôi cảm ơn lời khuyên của Phó. Ông ta nắm tay tôi và siết chặt.
- Tuần nào cũng đến tôi nhé.
Ngoài phố, người đông nghịt, không khí ngày lễ tràn ngập. Bắc Kinh đang sửa soạn đón ngày lễ mồng l tháng Năm, những tòa nhà được trang hoàng bằng những tấm biểu ngữ và những lá cờ đỏ rực. Lòng tôi lâng lâng hạnh phúc. Sau khi trỏ về, giấc mơ của tôi tan nhanh như bong bóng xà phòng. Những người cùng thế hệ với tôi - anh em ruột, họ hàng và nhiều bạn bè tôi đã tìm được chỗ đứng của họ trong xã hội mới, cách mạng này. Họ từng là chiến sỹ lão thành, những người đàn ông của những năm 30 ở Diên An, họ là những người cách mạng tiên phong. Sau khi thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, họ đã được thưởng những chức vụ quan trọng. Mặc dù, trong phong trào “Ba chống”, đôi khi họ đà phê bình nhau để bám giữ chức vụ của họ và bây giờ họ được kính trọng như những người thành đạt trong xã hội. Họ là những người lãnh đạo cao cấp làn việc trong các bệnh viện lớn của đất nước và được ton kính.
Ngược lại, sự nghiệp của tôi lại bế tắc. Mặc dù trước đó ít lâu thủ tướng Chu Ân Lai đã thông báo, bệnh viện của tôi ở Trung Nam Hải sẽ sát nhập với bệnh viện đã xây dành cho Hội đồng nhà nước, và thủ tướng sẽ bổ nhiệm tôi làm giám đốc bệnh việc mới này. Nhưng tất cả sự thay đổi cơ cấu là còn đang dang dở. Tôi không hiết tương lai sẽ ra sao. Nhờ trở thành bác sỹ riêng của Mao, bây giờ tôi có thể rời khỏi bệnh viện và thoát khỏi sự tù túng của nó. Khi trở thành bác sỹ riêng của Mao, tôi được nhiều người kính trọng. Mao là người lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc và được hàng triệu người tôn sùng. Nhưng ông sống xa lánh với tất cả mọi người, thậm chí với cả những nhà chính trị thân cận nhất của ông. Ông được bảo vệ rất cẩn mật. Với người thường, ông là nhân vật khó hiểu và khó gần. Ngay những cán bộ cao cấp của đảng cũng không thể trực tiếp gặp ông và chỉ trong những cuộc họp chính thức họ mới có thể gặp mặt ông. Là bác sỹ riêng của Mao, tôi thường xuyên túc trực bên ông, ngày nào tôi cũng chỉ cho ông học tiếng Anh, nói chuyện với ông về triết học và chứng kiến những điều xảy ra xung quanh ông.
Cuộc đời tôi đã thay đổi. Bầu trời mở ra, đất ôm lấy tôi. Tôi không còn là tôi nữa. Ngay sau khi trở về vào năm 1949, tôi đã tìm gặp Phó Liêm Chương. Trong lúc chào hỏi tôi, ông không hề đứng dậy và mặc dù vậy tôi vẫn cảm thấy vinh hạnh được một cán bộ cao cấp như vậy đón tiếp. Bây giờ ông lại mở cửa cho tôi gần như với vẻ nhũn nhặn. Tôi sớm nhận ra rằng, bỗng nhiên nhiều chính trị gia cao cấp đối xử với tôi lễ độ, ân cần và họ cứ muốn gợi chuyện tôi. Tôi không còn là một thầy thuốc bình thường nữa, mà đã là bác sỹ riêng của Mao. Lòng tôi dâng lên niềm hân hoan!
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #17 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2010, 03:33:09 pm »

Chương 6

Chỉ vài ngày sau khi tôi được tiếp kiến Mao lần đầu vào buổi chiều ngày lễ mồng một tháng Năm, một vệ sĩ của Mao đã triệu tôi đến ngay để gặp chủ tịch vào buổi tối.
Tôi vội đến tư dinh của Mao và nhận ra ông ông ta bị ốm. Nhưng tại sao người ta lại gọi tôi muộn như vậy?
Cho tới lúc đó, tôi chưa bao giờ bước chân vào cái tư dinh thâm nghiêm, có vẻ đầy bí ẩn của Mao. Đối với tôi cuộc Vạn lý trường chinh của bản thân tôi, từ một bác sĩ bình thường trở thành một nhân viên Trung tâm của cuộc cách mạng, đã chấm dứt. Tôi nghĩ, từ nay trở đi, tôi sẽ gắn chặt với cái vương quốc thâm cung bí sử này. Một người gác đi vượt lên trên trước tôi.
Hình như Mao thường sống một cuộc sống khổ hạnh và ông là một tấm gương về sự tiết kiệm. Sau khi ông qua đời, cái cửa tư dinh của ông được mở ra thì những đồ dùng cũ kỹ, chiếc áo khoác buổi sáng, chiếc áo bành-tô ông mặc mới xuất hiện trước công chúng là những bằng chứng cho thấy ông đã cự tuyệt sự xa hoa một cách có ý thức. Mao vốn là một nông dân và có sở thích đơn giản. Mao chỉ mặc quần áo khi chẳng đừng, còn hầu như lúc nào ông cũng khoác một chiếc áo choàng và nằm trên giường, để chân trần. Khi cần, ông mặc nhưng bộ quần áo đã sờn, đi đôi giày buộc dây đã mòn đế. Theo quy định, ông chỉ mặc bộ quần áo “kiểu Mao” và đi giày buộc dây khi ông xuất hiện trước đám đông. Thông thường, một trong những vệ sĩ của Mao phải sửa lại giày mới cho ông. Những bức ảnh cho thấy ông ăn mặc tươm tất khi đang làm việc trong văn phòng của ông đều là được bố trí sẵn. Hầu hết công việc, ông đều giải quyết trong phòng ngủ hoàc bên thành bề bơi.
Mặc dù vậy, ông sống như một hoàng đế. Tư dinh của ông năm ở chính giữa khu Trung Nam Hải, ngay trong vườn hoa của triều đình trước đây, hướng về phía Nam, giữa hồ Trung và hồ Nam. Tư dinh này được canh gác cẩn mật nhất thế giới. Khách nước ngoài có cảm giác rằng, những vị trí canh phòng có vũ trang không hề bỏ sót một chi tiết nào. Thực ra, tuy lính gác được bố trí khắp nơi ở Trung Nam hải, nhưng họ kín đáo đến nỗi người ta không nhận ra ngay điều đó. Họ chủ yếu tập trung vào Mao và tư dinh của ông. Vệ sĩ của Mao đồng thời cũng là những người phục vụ ông ta. Họ đều mang súng ngắn, nhưng thực ra họ không cần phải mang vũ khí, vì bên ngoài khu vực trọng yếu đó người ta đã thực hiện những biện pháp an ninh nghiêm ngặt đến nỗi tư dinh của ông kín như cái kén. Bên cạnh những vệ sĩ của Mao thường trấn ở bên ngoài cũng như bên trong tư dinh, còn những “trạm gác ngoại vi” của những nhân viên của Chánh văn phòng an ninh Uông Đông Hưng. Họ cũng đều được vũ trang.
Những người lính có vũ trang của các đơn vị đồn trú trung ương, tuy chính thức dưới quyền của Bộ tổng tham mưu, nhưng thực ra lại thuộc quyền cai quản trực tiếp của Uông Đông Hưng với tư cách là Phó phòng an ninh công cộng, canh gác những khu vực lân cận của Trung Nam Hải. Mao cứ định đi đâu, là ở đó người ta phải lo bảo vệ
Nơi ở của Mao được giữ tuyệt mật. Chỉ có những cán bộ lãnh đạo cao nhất của đảng mới được thông báo nơi ở của ông. Khi ông công khai tới Trung Nam Hải, xe chở ông được đỗ cách biệt với dân chúng, để người ta khỏi nhận ra số xe của ông. Ngoài ra, biển số xe thường xuyên được thay đổi. Ngay sau khi những người cộng sản cướp chính quyền, những biện pháp an ninh một phần được thực hiện theo một phần kiểu của Liên Xô, một phần theo kiểu của thời vua chúa ngày xưa.
Dinh thự của Mao, vốn được xây dựng từ thời Càn Long (1735-1796), vừa là thư viện vừa là nơi ẩn dật của vua. Ngôi nhà này hàng thập kỷ không được giữ gìn cẩn thận và có nguy cơ bị hỏng. Nó vẫn chưa lấy lại được cái vẻ hào nhoáng ngày xưa, vì công việc sửa chữa còn đang dở dang. Khi lần đầu bước vào ngôi nhà đó, tôi có ấn tượng rằng nét hào hoa chính là ở sự giản dị có chủ ý trong nội thất. Nhưng Càn Long vốn là người ưa hiện đại.
Cổng chính dân đến tư dinh của Mao ở phía Nam toà nhà, theo lệ cổ, được sơn màu tươi mát. Tấm bảng gỗ treo trên cổng mang chữ “Vườn thượng uyển”. Tất cả những chữ viết treo trên những lối vào toà nhà đều là bút tự của Càn Long. Những viên ngói trên mái đều có màu xám, chứ không phải vàng suộm? Như trong Cấm Thành, nhưng những toà nhà lại được xây dựng theo cùng một phong cách như nơi ở của vua. Bên trong cổng chính, ở hai bên lối đi là hai căn phòng nhỏ thường có vệ sĩ. Chỉ có những người có chứng minh thư loại “A” mới được phép đi vào toà nhà có tường bao bọc xung quanh đó. Đi qua một cái sân rộng là đến ngay “Phòng trường sinh” mà Mao đã ở trong đó, đã đón tiếp khách nước ngoài và tổ chức lễ tiệc trước khi xây Đại lễ đường nhân dân vào năm 1959. Sau “Phòng trường sinh” là “Phòng giao hòa”, nơi thư viện khá phong phú của Mao đã được chuyển vào, nhưng hầu như thường đóng cửa im ỉm. Những phòng riêng của Mao, được kể là có mùi hoa cúc, ở sân thứ hai có mái che ở trên nối với sân thứ nhất. Dưới bóng những cây thông và những cây trắc bá già đẹp đẽ là những chiếc bàn, những chiếc ghế bằng mây. Mùa hè Mao thường ra đây ngồi, dưới trời lộng. Dinh thự của ông gồm hai toà nhà chính và nhiều công trình phụ. Phòng lớn ông vừa dùng làm phòng ngủ, vừa dùng làm phòng làm việc thì ở toà nhà thứ nhất, cách biệt với phòng ngủ của vợ ông bằng một phòng ăn rộng. Trong tòa nhà thứ hai, đi qua một hành lang nối với phòng ngủ của Giang Thanh là phòng khách của bà ta. Bên cạnh đó là phòng của Diệp Tử Long, chánh thư ký riêng, đồng thời cũng là quản trị cao cấp của Mao, chuyên lo đáp ứng những nhu cầu cá nhân cho hai vợ chồng Chủ tịch.
Trong một toà nhà khác ở phía Tây nơi ở của Diệp Tử Long, thông với “phòng Giao hòa” là nhà bếp. Diệp cũng lo việc ăn uống cho Mao. Việc chế biến thực phẩm tuy theo mẫu của Liên Xô, nhưng lại phỏng theo những phương cách cổ điển của thời vua chúa và được Phòng an ninh của Uông Đông Hưng canh chừng. Ngay sau khi Mao từ Moscow trở về vào đầu năm 1950, Phòng an ninh đã được hai chuyên gia Liên Xô truyền cho những phương pháp chế biến và kiểm tra thực phầm dành cho giới lãnh đạo ở Trung Nam Hải. Một xí nghiệp nông nghiệp - công xã Tụ Sơn - chuyên cung cấp rau, thịt, trứng và gà cho Mao và những chính trị gia cao cấp khác. Những đầu bếp của Mao chỉ cần gửi thực đơn đến phòng cung ứng của Phòng an ninh ở phía bắc Trung Nam Hải, gần công viên Bắc Hải. Phòng cung ứng chuyển tiếp thực đơn đến công xã Tụ Sơn. Từ đó, thực phẩm được chuyển về phòng cung ứng ở công viên Bắc Hải, để người ta khám nghiệm thực phẩm đó trong hai phòng thí nghiệm xem chúng tươi đến mức nào, mức độ dinh dưỡng ra sao và có độc tố không. Sau đó, thức ăn được nếm thử trước khi mang cho Mao thưởng thức. Đối với tất cả các quan chức cao cấp, kể cả ở các tỉnh, người ta đều áp dụng phương pháp tốn kém đó, ngốn không biết bao tiền của của dân. Phòng ngủ của Mao nối với một tòa nhà khác mà ông thường dùng làm văn phòng bằng một hành lang. Tuy nhiên, văn phòng này quanh năm thường khoá trái và chỉ mở cửa khi cần để chụp ảnh. Mao chẳng bao giờ dùng đến nó.
Một tòa nhà khác chắn ngang toà nhà mà Mao và Giang Thanh sống trong đó là nơi Lí Minh, con gái của Mao với Hạ Tử Trân, Lí Nạp, con gái của ông với Giang Thanh và chị của Giang Thanh là Lý Vân Lục đang cư ngụ.
Lý Vân Lục già hơn Giang Thanh vài tuổi, chân bà vẫn bị bó bột. Sau khi mẹ bà qua đời, bà phải nuôi đứa em gái của bà. Về sau bà trở thành tình nhân của một chủ hiệu. Khi giới lãnh đạo chuyển về Trung Nam Hải, Giang Thanh yêu cầu bà cùng với con trai bà về ở với bà ta để giúp đỡ bà ta trong việc dạy dỗ Lí Nạp và Lí Minh. Cả Mao và Giang Thanh đều không quan tâm đến những đứa con của họ. Bọn trẻ được đưa đến ký túc xá. Thậm chí, trong những kỳ nghỉ, họ chỉ gặp chúng trong bữa ăn.
Trong toà nhà thứ tư là văn phòng của các nhân viên y tế và thư ký của Mao cũng như là nơi ở của đứa cháu trai Viên Tân, lúc đó còn đang học trung học.
Ngoài ra, ở đó còn có một bàn bóng bàn, một phòng dùng để cất giữ những quà tặng, quần áo của Mao, nhiều đồ lặt vặt của Giang Thanh. Trong một phòng khác có để những bức tranh của các họa sĩ nổi tiếng như Tề Bạch Thạch và Từ Bắc Hồng tặng Mao. Tuy nhiên, hầu hết những tặng phầm đều là của nước ngoài. Về sau tôi phát hiện ra một hộp xì gà Cuba lớn, bằng gỗ chạm, rất nghệ thuật, do Fidel Castro tặng và một két rượu Brandy lâu năm do Chủ tịch nước Rumania Ceausescu tặng. Vua Iran tặng Mao một hộp đựng thuốc lá chạm vàng và bạc. Diệp Tử Long vừa là người cai quản bếp núc, vừa là người trông coi căn nhà kho đó.
Tư dinh có một cái sân bên trong lớn nhất, nơi có những khóm tre và cây cối luôn luôn xanh tươi, có một vòi phun nước và một dàn nho. Trong sân còn có một vườn rau, cuối những năm 1960, người ta đã xây một hầm ngầm phòng không trong khu vườn này. Giữa năm toà nhà, một lối vào ở phía sau nối với căn phòng của chính phủ. Trước khi Đại lễ đường được xây dựng, các đại sứ thường đến viếng thăm phòng này. Những phòng ngủ của các vệ sĩ của Mao và các y tá của Giang Thanh cũng ở trong tòa nhà này. Ngoài ra, ở đó còn cất chứa thực phẩm của Mao trong những tủ lạnh sản xuất từ những năm 1940 mang nhãn hiệu General Electric cũng như dự trữ những vật dụng hàng ngày và thuốc men
Những phòng của vệ sĩ của Mao, trong đó lịch trình của Mao cũng được lưu tâm, ở phía sau tòa nhà thứ tư. Bất kỳ ai, kể cả những nhân vật thân cận muốn nói chuyện với Mao, trước hết đều phải trình báo đám vệ sĩ này. Từ đó, ngày 30-4-1955, tôi cũng được thông báo là Mao ốm.
Tôi được một vệ sĩ đón.
- Có chuyện gì thế - Tôi hỏi.
- Chủ tịch đã uống hai viên thuốc ngủ, nhưng không tài nào chợp mắt được - Người vệ sĩ trả lời.
- Chủ tịch muốn nói chuyện với đồng chí.
Tôi được đưa vào phòng ngủ của Mao. Đó là căn phòng khá rộng, gần rộng bằng phòng chơi bóng. Đồ gỗ trong phòng được chạm khắc vừa theo lối Tây phương, vừa theo lối Trung Quốc, hiện đại, tiện lợi và trước bốn khung cửa sổ có treo những tấm rèm nặng. Sau này tôi có cảm giác những tấm rèm đó thường được kéo kín mít, đến nỗi người ta không biết ở bên ngoài là ban ngày hay ban đêm.
Mao nằm trong một chiếc giường gỗ rộng, gấp rưỡi chiếc giường đôi bình thường, do một thợ mộc ở Trung Nam Hải đóng riêng cho ông. Trên giường sách vở chất đống và tôi nhận ra một đầu giường cao hơn đầu kia, nơi Mao đang nằm, khoảng mười xăng-ti-mét. Lý Ẩm Kiều nói rằng giường nghiêng là để đảm bảo an toàn cho Mao không bị lăn khỏi giường. Những năm sau này tôi mới biết rằng, chiếc giường nghiêng đó để những cuộc làm tình của Mao có nhiều khoái cảm hơn là để Mao khỏi lăn xuống đất. Cạnh giường là một chiếc bàn lớn, vừa là bàn ăn, vừa là bàn làm việc. Mao thường ăn trong phòng ngủ. Khi đó ông đã sống ly thân với Giang Thanh và hiếm khi họ ăn chung với nhau.
- Tôi chưa ăn bữa tối- Mao nói như để chào tôi - Tôi muốn trao đổi với đồng chí.
Ông khoác một cái áo choàng buổi sáng, để lộ khoảng ngực trần dưới áo. Tay ông cầm một cuốn lịch sử Trung Quốc cũ bọc vải gai. Mao dặt cuốn sách sang một bên và tôi ngồi xuống cạnh giường, nhấm nháp tách trà mà người vệ sĩ mang đến.
- Có gì mới không? - Mao hỏi.
Tôi bối rối. Có gì mới thì khi đọc báo Nhân dân tôi đã biết. Tôi nhận thấy rằng Mao cũng quan tâm đến độc giả của tờ báo.
- Chẳng hạn mấy ngày qua đồng chí đã trò chuyện với những ai? - Mao nói thêm khi nhận thấy sự lúng túng của tôi - Đồng chí đã trao đổi về những vấn đề gì?
“Có gì mới không?”, từ giờ trở đi ngày nào Mao cũng hỏi như vậy và ông cũng nêu câu hỏi đó đối với các cộng sự của ông. Bằng cách đó, Mao đã thu lượm được thông tin và thường xuyên kiểm tra chúng tôi ông mong muốn chúng tôi kể cho ông nghe về những cuộc nói chuyện và công việc của chúng tôi, tạo điều kiện cho chúng tôi phê bình lẫn nhau. Ông thỏa mãn khi khích được một cộng sự này phản ứng với những cộng sự khác. Ông không chịu đựng nổi sự bí mật. Tôi kể cho ông nghe về cuộc nói chuyện của tôi với Phó Liêm Chương. Ông lắng nghe, rồi kể như chính Phó Liêm Chương đã liên hệ với những người cộng sản trong cuộc Vạn lý trường chinh từ tỉnh Giang Tây đến sở chỉ huy mới ỏ tình Thiểm Tây.
- Trong cuộc tranh đấu của chúng ta chống lại đội quân chống cộng của Quốc dân đảng, năm người của gia đình phó Liêm Chương đã bị hành hình theo lệnh của đảng cộng sản, trong đó có con gái và con dượng của đồng chí ấy. Mặc dù là đảng viên, nhưng họ đã bị buộc tội là đã bí mật liên lạc với quân đội chống cộng của Quốc dân đảng.
Từ Phó Liêm Chương, tôi biết rằng, lúc đó ông đã chăm sóc Mao đang mắc bệnh sốt rét.
Mao nói tiếp:
- Dù Phó không còn là đảng viên cộng sản nữa, nhưng tôi đã hỏi đồng chí ấy có muốn tham gia cuộc Vạn lý trường chinh không. Đồng chí ấy đồng ý. Chúng tôi mang ngựa đến cho đồng chí ấy, nhưng đồng chí ấy không thể cưỡi được và đồng chí ấy đã ngã ngựa và suýt chết đuối. Nhưng đồng chí ấy vẫn lên đường đến Thiểm Tây cùng với chúng tôi. Phó Liêm Chương là một con người dẻo dai. Nhưng đồng chí phải nghe tất cả những gì đồng chí ấy đã nói. Đồng chí không nên nói cho đồng chí ấy biết về sức khỏe của tôi. Nếu tôi cảm thấy không dễ chịu, đồng chí hãy nói với tôi về phương pháp điều trị, chứ không phải nói với đồng chí đó. Nếu tôi đồng ý với cách điều trị đó, tôi sẽ không phê bình đồng chí, thậm chí cả khi đồng chí làm sai. Nếu đồng chí không nói với tôi về phương pháp điều trị của đồng chí, tôi sẽ không thừa nhận đồng chí, ngay cả khi phương pháp đó làm cho tôi khỏi bệnh.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #18 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2010, 03:33:39 pm »

Một mặt tôi vui mừng vì không phải khuyên nhủ Phó Liêm Chương, mặt khác tôi cảm thấy băn khoăn, vì Mao muốn tôi cho ông biết phương pháp điều trị. Thực ra tôi có nên trình bày với ông những thay đổi về sinh lý và bệnh lý của cơ thể trong thời kỳ mắc bệnh hay không? Tôi cần phải giải thích và thuyết phục ông dần dần theo cách điều trị của tôi hay không? Tôi có nên giải thích tất cả cho ông bằng ngôn ngữ dễ hiểu nào đó không?
Mao là người bệnh khó tính.
Bữa ăn được dọn ra. Các món ăn lại được nhúng qua dầu. Mao đã 62 tuổi và cân nặng hơn 80 cân, quá béo so với khổ người ông. Sau này, tôi thường góp ý với ông về cách thức ăn uống. Tôi khuyên ông không nên ăn quá nhiều chất béo, nhưng ông không nghe. Thời còn trẻ, ông đã thích ăn thịt lợn mỡ và ông vẫn giữ thói quen này cho đến khi chết. Bây giờ ông mời tôi ăn món dưa đắng với hạt tiêu đỏ.
- Ngon không? - ông hỏi. Mao cười rung cả cổ - Ai cũng nên nếm một ít vị đắng trong đời, nhất là người như đồng chí.
“Chi ku” hoặc có nghĩa ăn món gì có vị đắng, hoặc có nghĩa là cuộc đời phải chịu nhiều trầm luân, khổ ải và tôi không chắc Mao chỉ nói về món ăn thôi, hay ông chơi chữ ám chỉ rằng, ông coi tôi là đồ hèn, là sản phẩm của cuộc sống thượng lưu. Sau này, tôi khẳng định quan điểm của Mao là mỗi người nên nếm cái “vị đắng”, như con gái Lý Minh và Lí Nạp của ông cũng như nhiều nhà lãnh đạo cao cấp của đất nước. Phần lớn cán bộ lãnh đạo cao cấp của đảng đều xuất thân từ nông dân và họ đã chiến đấu hàng chục năm ròng để làm nên thắng lợi của cách mạng. Họ cũng đã nếm trải đủ mùi đắng cay. Ý kiến của Mao cho rằng, quyền chức và cuộc sống xa hoa ở chốn đô hội đã làm cho họ nhụt chí. Theo Mao, nếu không thường xuyên vấp váp, thì các vị lãnh đạo cao cấp đã quên béng nước Trung Hoa rồi. Mao chuyển đề tài. Ông nói, nhân loại chịu ơn Trung Hoa với ba sự việc quan trọng: y học Trung Hoa, cuốn tuyển thuyết Hồng Lâu Mộng của Cao Học Tân và trò chơi Mạt chược.
Mạt chược là một trò chơi giải trí phổ biến, gồm 136 quân giống như quân của trò chơi domino, thường dành cho bốn người chơi. Nhiều người Trung Hoa đã nghiện nó. Nhưng gia đình tôi không thích trò chơi may rủi này. Từ hồi nhỏ, tôi coi Mạt chược và thuốc phiện là hai thứ ung nhọt gặm nhấm xã hội Trung Hoa từ trong ra ngoài. Vì vậy tôi không học chơi cái trò đó. Mao trách tôi
- Bây giờ, đồng chí không nén cười trò chơi Mạt chược. Mỗi người chơi không những phải chú ý đến quân chơi của mình, mà còn phải quan tâm đến tất cả, đến những quân khác trong tổng số 136 quân, để tính toán sao cho có thể thắng được. Nếu đồng chí đã làm chủ được trò chơi, thì đồng chí sẽ hiểu được mối quan hệ giữa quy tắc tương đối và quy tắc tuyệt đối.
Trong hành động, Mạt chược là một trò chơi cô tính chiến lược. Mao không chỉ là một nhà chiến lược quan trọng của Trung Quốc, mà còn là một tay chơi Mạt chược cừ khôi. Tôi nghĩ, tài thao lược của ông bắt nguồn từ những bài học trong cuốn sách Tôn Tử binh pháp rất có giá trị trong thời cổ, từ lịch sử của nước Trung Hoa và từ cuốn tiểu thuyết lịch sử Tam quốc diễn nghĩa. Nhưng Mao không chỉ chơi Mạt chược một cách đơn thuần, mà còn để trau dồi trí tuệ của mình. Như sau này tôi kể lại lệ chơi của ông là bạn chơi phải là những cô gái trẻ đẹp. Khi chơi, tay ông vừa cầm quân, ông vừa buông lời ong bớm ve vãn ác em. Dưới gầm bàn, ông dùng chân cọ cọ vào chân hoặc vào đùi các cô gái.
Mao nói tiếp, cuốn Hồng Lâu Mộng đã mô tả cuộc sống xa hoa và đồi bại của xã hội phong kiến. Cuốn tiểu thuyết đã tóm tắt lịch sử của Trung Hoa trong hai nghìn năm qua. Thật ra, tôi không đọc cuốn truyện đó, nhưng tôi thích nó. Tôi mới xem lướt qua cuốn tiểu thuyết này. Nhưng nó không thề làm cho tôi đọc từ đầu cho đến cuối được, mặc dù đó là cuốn tiểu thuyết lớn của Trung Hoa. Lối mô tả cầu kỳ, rắc rối và cách xây dựng những nhân vật khó tin đến nỗi khi cầm cuốn truyện đọc được vài ba trang, tôi đã thấy chán và gập nó lại. Cuốn tiểu thuyết đã kể về sự suy đồi của gia đình phong lưu Gia Bảo Ngọc và nạn tham nhũng, hối lộ trong xã hội phong kiến đã ăn sâu vào gia đình này. Đối với Mao, cuốn tiểu thuyết này là một tài liệu nghiên cứu về nạn tham nhũng, hối lộ và sự suy đồi của chủ nghĩa phọng kiến Trung Hoa. Nhưng đối với nhiều người Trung Hoa, nó lại là một tấn bi kịch tình yêu của Gia Bảo Ngọc. Gia đình của Gia đã phản đối tình yêu của anh với một cô gái trẻ và cấm anh không được kết hôn với cô. Rút cuộc, Gia Bảo Ngọc đã bỏ nhà, quay lưng lại với xã hội, vì anh đã tìm nơi cửa Phật. Nhưng phản kháng ban đầu của anh là lao vào ăn chơi trác táng. Sau này khi quá quen Mao, tôi quan niệm, Mao gần như là hiện thân của nhân vật Gia Bảo Ngọc. Chính tư dinh của ông, “mảnh vườn của lòng từ bi bác ái” lại là phiên bản khá chính xác của biệt thự gia đình Gia Bảo Ngọc. Mao cũng là một tên cướp. Ông thích lôi kéo, quyến rũ những người đàn bà trẻ và ông có vô số phụ nữ quanh ông. Tuy nhiên, ông khác với nhân vật Gia Bảo Ngọc là ông không quy y, nương mình nơi cửa Phật. Mao đã nhắc tôi ngay khi chúng tôi mới quan hệ với nhau:
- Đồng chí đừng suy tôn tôi, tôi không phải là một ông thánh mà cũng chẳng là nhà sư. Tôi không hề thích thế.
Mao quy cho sự gia tăng dân số ở Trung Quốc là do tác dụng của nền y học Trung Hoa. Mặc dù trong suốt bốn nghìn năm qua, chiến tranh và thiên tai thường xuyên xảy ra ở Trung Quốc, nhưng dân số vẫn táng tới năm trăm triệu người. Hay là nền y học Tây phương trở nên lạc hậu? Nền y học Tây phương đã du nhập vào Trung Quốc mới khoảng một trăm năm nay. Nhưng trước đó hàng nghìn năm con người đã quen dùng dược liệu của Trung Quốc vậy thì tại sao vẫn có người phủ nhận nền y học đó?
Mao đã hỏi tôi biết những gì về y học Trung Hoa. Mặc dù, ông cha tôi là những người từng làm nghề thuốc ở Trung Hoa, nhưng tôi đã được đào tạo nghe y theo khôn mẫu của phương Tây, thành ra tôi không mấy quan tâm đến y học cổ truyền. Tuy nhiên, tôi cũng không nghĩ, Trung Hoa đông dân là do nền y học của nó.
Tôi trả lời ông, tôi đã đọc một vài cuốn sách cổ về y học Trung Hoa, nhưng không thể hiểu, nhất là đoạn nói đến thuyết ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. Tôi không lĩnh hội được lý thuyết này. Mao cười. Ông nói:
- Đúng ra thuyết âm dương và thuyết ngũ hành rất rối rắm. Đồng chí sẽ phải dùng những phương pháp cổ truyền của Trung Hoa để chẩn đoán tình trạng sinh lý và bệnh lý của người bệnh. Quan điểm của tôi là nên kết hợp y học Trung Hoa với Tây y. Những bác sỹ phương Tây giàu kinh nghiệm cân phải tham khảo y học Trung Hoa và những bác sỹ Trung Hoa cũng cần phải nghiên cứu sinh lý học, bệnh lý học, khoa học giải phẫu, dịch tế học và những lĩnh vực tương tự. Đồng chí nên tìm cách giải thích những nguyên tắc y học Trung Hoa dưới ánh sáng của khoa học hiện đại. Những cuốn sách y cổ truyền của Trung Quốc cần được chuyển sang ngôn ngữ hiện đại, được chú giải và cắt nghĩa cho sáng tạo. Như vậy, bằng sự liên hệ giữa y học Trung Hoa và y học phương Tây, có thể tạo ra một nền y học mới. Đó là một tiến bộ quan trọng.
Mao dừng một chút rồi nói:
- Mặc dù tôi ủng hộ, khuyến khích nền y học Trung Hoa, nhưng bản thân tôi lại không tin tưởng nên y học đó lắm. Tôi không dùng thuốc men của Trung Quốc. Đồng chí không cảm thấy kỳ quặc chứ?
Tôi cần phải nói thật với ông, vì ông đã công khai ủng hộ nền y học cổ truyền. Kết thúc cuộc trao đổi đêm hôm đó của chúng tôi, Mao nói:
- Mai là ngày lễ mồng l tháng Năm. Đồng chí cùng đi với tôi đến quảng trường Thiên An Môn và xem buổi lễ tiến hành ra sao. Đó là một sự kiện quan trọng đối với đồng chí.
Ông ta hỏi về dứa con trai cả của tôi.
Tôi đáp:
- Cháu đã 5 tuổi.
Mao đề nghị:
- Đồng chí đưa cháu đi nhé.
Tôi đáp:
- Tôi nghĩ không nên. Tất cả các chính trị gia cao cấp đều ở đấy, chẳng ai đưa con cải theo cả. Nếu cháu mải xem quá, cháu sẽ lạc tôi mất.
Mao cười.
- Thôi được. Đồng chí không cần mang cháu theo. Băy giờ đồng chí về nhà ngủ một chút đi.
Tôi về thì đã ba rưỡi sáng. Thường thường tôi đi ngủ lúc mười giờ tối. Lý Liên đang đợi tôi. Tôi kể cho bà ấy nghe về cuộc trao đổi của tôi và Mao.
- Ông ta khỏe và thực sự ông không cần bác sĩ chăm sóc. Tôi có cảm tưởng, ông coi tôi như là người bạn tâm sự hơn là bác sỹ.
Lý Liên khuyên tôi hãy kiên nhẫn chiều theo ý muốn của Chủ tịch.
- Anh vừa mới bắt đầu làm việc cho Chủ tịch, anh đã gây được ấn tượng tối đối với ông. Bây giờ anh không được hấp tấp.
Đó mới chỉ buổi đầu tiên trong vô số buổi nói chuyện với Mao vào ban đêm. Ông sống rất cô độc. Hiếm khi ông gặp Giang Thanh, ông không có bạn. Tinh thần Diên An, tình đồng chí của những người sống sót sau cuộc Vạn lý trường chinh chỉ là một huyền thoại. Thỉnh thoảng Lưu Thiếu Kỳ hoặc Chu Ân Lai gặp Mao vì lý do chính trị, nhưng sự tiếp xúc cũng chỉ giới hạn trong phạm vi những điều cần bàn đến trong những tài liệu mà họ trao đổi thường xuyên với nhau, hoặc trong những cuộc họp của Ban thường vụ Bộ chính trị. Mao triệu tập những cuộc họp này rất thất hường. Lúc thì ở trong phòng Trường sinh, lúc thì ở ngay những nơi mà ông vừa tới. Ban ngày ông giao du với đám vệ sỹ của ông. Họ là những trai làng thất học. Mao ít khi đàm đạo với họ, thường chỉ tán gẫu với họ về các cô người yêu của họ, thậm chí ông còn làm cố vấn tình yêu cho họ và thỉnh thoảng ông giúp họ viết thư tình. Nhưng về đề tài ông thường quan tâm là lịch sử Trung Hoa và về triết học, thì ông không thể trao đổi với họ được.
Vì thế, Mao coi tôi là người trò chuyện của ông. Ông đề nghị tôi viết những bài về lịch sử và triết học để ông đọc và mỗi tuần ông trao đổi với tôi hàng giờ liền. Khi khó ngủ, có lúc ông đọc sách hay triệu tập một cuộc họp, bất kể vào lúc nào. Nhưng thường thường, ông cho gọi một người nào đó đến để trò chuyện với ông và người đó thường là tôi. Chẳng có gì lạ khi ba giờ sáng lại bị Mao lôi ra khỏi giường. Trước những ngày quốc khánh và mồng l tháng Năm, Mao mất ngủ nặng nếu ông phâi tham gia duyệt binh và chào mừng quần chúng ở quảng trường Thiên An Môn. Mặc dù Lý Liên đã ra sức động viên tôi phải nhẫn nại, nhưng bà đã thấy cô ta lầm khi khi nhận ra rằng tôi chỉ vờ chiều Chủ tịch. Mao là một kẻ độc tài mà chúng tôi phải chiều theo mọi sở thích của ông. Mọi cố gắng thực hiện ý nguyện riêng tư đều không thành.
Logged
ngao5
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 756


« Trả lời #19 vào lúc: 05 Tháng Mười, 2010, 03:34:31 pm »

Chương 7

Sau đêm đầu tiên nói chuyện với Mao, sáng hôm sau là ngày lễ 1-5, lúc 10 giờ tôi phải có mặt ở đội bảo vệ tư dinh Mao. Tôi mang túi thuốc theo người. Uông Đông Hưng đã có mặt ở đó và sau đó Mao chủ tịch xuất hiện. Ông mặc bộ quần áo dạ giống bộ quần áo mà Tôn Trung Sơn mặc, chân đi giày da nâu. Ông vui mừng phấn chấn vì buổi lễ sắp khai mạc và nồng nhiệt chào chúng tôi.
Sau đó một lát bộ trưởng công an La Thụy Khanh đến và chúc mừng Mao. Theo lệnh Mao chúng tôi ngồi vào xe và tiến về quảng trường Thiên An Môn.
Sau khi trở về Trung Quốc vào năm 1949 tôi không đi dự ngày lễ 1-5 hay ngày quốc khánh cộng hoà nhân dân Trung Hoa 1-10, được tiến hành trên quảng trường Thiên An Môn. Tôi coi những ngày đó là niềm sung sướng của tôi. Tôi thích đám đông dân chúng hân hoan, duyệt binh, nhạc, và biển cờ. Tôi nhìn một cách ngưỡng mộ lên lễ đài có các nhà lãnh đạo đảng và nhà nước. Họ cũng thích diễu hành và vẫy chào nhân dân. Ngày lễ này đánh thức trong tôi lòng tự hào dân tộc. Nhưng hôm nay tôi cũng sẽ đứng trên lễ đài trên quảng trường cùng với các nhà lãnh đạo đất nước và cùng với họ quan sát những gì xảy ra bên dưới.
Tôi ngồi xe đầu tiên cạnh La Thụy Khanh. Khi chúng tôi đi đến cổng Thiên Bình thì La Thụy Khanh ra khỏi xe, chạy lại chiếc xe Mao ngồi, và kính cẩn mở cửa xe, nâng tay lãnh tụ. Mao liếc La, tự mình ra khỏi xe và cáu kỉnh nói:
- Hãy nhanh lên, không phải giúp tôi, mà là giúp phó chủ tịch Tống Khánh Linh.
Ngày 1-5 là ngày lễ chính thức, và chính phủ cộng sản luôn giữ giữ chặt khẩu hiệu mặt trận thống nhất liên kết những người cộng sản và phong trào dân chủ và các đảng phái không cộng sản. Người nổi tiếng về lý tưởng thống nhất là người vợ goá của Tôn Trung Sơn, bà Tống Khánh Linh. La Thụy Khanh chạy theo xe bà, nhưng bà đã ra khỏi xe.
Tống Khánh Linh khoảng sáu mươi tuổi, nhưng bà cũng còn đẹp và duyên dáng, cũng như trong ngày quốc khánh cộng hoà nhân dân Trung Hoa, khi tôi thấy bà lần đầu tiên. bà toát lên vẻ đôn hậu và dịu dàng. Đi qua mỗi người bà bắt tay thân mật.
Những người khác được gọi là nhân sĩ dân chủ lại hoàn toàn trái ngược với bà. Bọn họ tất cả tỏ vẻ cao ngạo và kiểu cách. Họ chào một cách uể oải và đi lại chậm chạp. Mao chân thành chào họ, sau đó quay về phía Tống Khánh Linh và lịch sự đi cùng bà vào gian tiếp khách, cạnh cổng Thiên Bình và giúp Tống Khánh Linh lên các bậc thềm đá.
Khi chúng tôi lên đến trên, thì một tràng vỗ tay vang lên chào khách. Tôi không ngờ lại thấy được một gian lớn đến thế. Trong đó có nhiều ghế bành êm ái xếp theo hình giẻ quạt. Khá nhiều thức ăn, đồ uống, hoa qua. Không ngạc nhiên khi các nhà lãnh đạo cao cấp có thể ngồi ở đây 5-6 giờ liền để xem đoàn người diễu hành.
Mao chào khách, sau đó tiến về ban công của lễ đài nhìn xuống quảng trường. Ban công được trang hoàng bằng biểu ngữ và cờ đỏ rực rỡ, và được ngăn với phòng bằng một tấm rèm lớn. Tôi theo Mao lên lễ đài. Với sự ngưỡng mộ, tôi quan sát những cử chỉ chào của ông với nhân dân. Chậm rãi và nghiêm trang, Mao đi dọc lễ đài, gửi lời chào tới tất cả mọi người có mặt ở quảng trường Thiên An Môn rộng lớn. Vẻ mặt của lãnh tụ bình thản, nhưng tôi biết rằng sự tự hào và vui mừng tràn trề lòng ông. Tôi cũng hoàn toàn cảm thấy thế. Quảng trường giống như một biển người rập rờn nhiều màu sắc. Trong đó có thể phân biệt được. Trong đó áo trăng của sinh viên, khăn quàng đỏ của thiếu nhi, biểu ngữ đỏ của đại diện giai cấp công nhân vàtrí thức. Khi Mao xuất hiện trên lễ đài, thì đám đông này chuyển động, cờ hoa vẫy liên tục, và hiện ra một biểu ngữ xếp bằng hàng nghìn con người, ý nghĩa ủng hộ đảng cộng sản, nước Trung Hoa mới và lãnh tụ Mao.
Thị trưởng Bắc Kinh Bành Chân khai khai mạc buổi lễ. Quân nhạc cử quốc ca cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Pháo hoa bắn lên. Quân nhạc tiếp tục chơi “Đông phương hồng”, sau đó “Quốc tế ca” và, cuối cùng, là diễu hành Giải phóng quân Trung Quốc. Buổi lễ bắt đầu.
Đầu tiên diễu binh. Các đại diện cho trinh sát, hải quân và không quân diễu qua quảng trường, rồi xe tăng và pháo binh. Quân nhạc chơi những khúc quân hành. Sau đó, cuộc tuần hành trên Thiên An Môn. Dường như làn sóng người khổng lồ phủ lên là đội ngũ những người lao động, công nhân và sinh viên. Hàng đoàn người cờ hoa, biểu ngữ sặc sỡ. Quần chúng lao động chào mừng những người lãnh đạo đất nước đứng đầu với Mao.
Diễu binh và tuần hành kéo dài vài giờ, nhưng Mao rất xúc động gần như không dời lễ đài, chỉ thỉnh thoảng vào phòng uống nước cho đỡ khát.
Lúc gần kết thúc, hàng nghìn thiếu nhi sơ mi trắng, khăn quàng đỏ lên lễ đài. Chẳng có gì ngạc nhiên khi những người tuần hành tỏ lòng ngưỡng mộ Mao. Hình như người ta đã kiểm tra cẩn thận từng người.
Mao nói:
- Tham dự buổi lễ, đồng chí nhận thấy bài học tuyệt vời chủ nghĩa yêu nước, và sẽ yêu đất nước mình hơn.
Ông nói đúng quá đi rồi. Trong ngày 1-5-1955 lần đầu tiên tôi đứng trên lễ đài cạnh lãnh tụ, nhìn xuống biển người mà lòng cảm thấy niềm tự hào lớn lao về đất nước vĩ đại của mình và sẵn sàng cống hiến cho nó.
Cuộc tuần hành kết thúc khoảng 4 giờ rưỡi, chúng tôi về Trung Nam Hải. Mao nghỉ ở gian khánh tiết, La Thụy Khanh gặp tôi và nhắc là buổi chiều chúng tôi lại tập hợp ở quảng trường Thiên An Môn để tham dự chiêu đãi.
La Thụy Khanh nói với tôi:
- Đồng chí rất mệt phải không, nhưng tôi sẽ chờ tất cả các đồng chí tại đây lúc 6 rưỡi. Đừng chậm đấy!
Tôi quay về nhà mình ở Trung Nam Hải. Vợ và con trong lúc chờ tôi, chơi cờ tướng. Hôm ấy tôi đã hứa với gia đình đi công viên, sau đó rẽ vào thăm mẹ nhưng tất cả kế hoạch bị hỏng.
- Tôi sẽ nói với mẹ tôi gì đây? - Lý Liên than thở.
Vợ con tôi đến chỗ mẹ tôi, tôi nói rằng ngay lúc xong việc, tôi sẽ đến đó luôn. Nhưng nếu tôi không có mặt trước lúc 9 giờ tối, thì họ cứ về nhà. Sau đó tôi quay về phòng làm việc ở tư dinh Mao và tranh thủ ăn bát mỳ. Những người khác cũng đã tới. Các tay thư ký và bảo vệ than phiền là họ thâm chí chưa kịp ăn tối nữa.
Uông Đông Hưng an ủi họ:
- Đừng lo, ở Thiên An Môn đồ ăn thừa cho tất cả mọi người. Chỉ đừng có tụ tập nhau thành cụm quanh bàn thôi, để người ta khỏi xì xào là nhân viên của Mao có nhiệm vụ đặc biệt lại đi phá hỏng cuộc vui dành cho những người lãnh đạo.
Đến 7 giờ, nhưng Mao vẫn chưa thấy đâu. Cuối cùng Uông Đông Hưng giải thích:
- Mao đang sửa râu.
Đến 7 rưỡi, La Thụy Khanh nhắc Uông Đông Hưng nói cho Mao là mọi người đã đến đày đủ cả rồi. Uông Đông Hưng biến vào phòng Mao. Tôi theo gót ông tới đó.
Mao ngồi ở chiếc bàn nhà ăn. Quanh người quấn khăn tắm trắng, tay cầm những tờ giấy mỏng được ghim lại. Mao mải mê đọc chú đọc chẳng hề để ý đến Vương, người phó cạo cao lớn đang xoay người theo Mao để cắt tóc. Người Vương đầm đìa mồ hôi.
Vương - cắt tóc cho Mao từ cuối những năm 30. Tên ông Vương Hoá, ông ngoài 60 tuổi. Khi đảng năm 1942 tiến hành chiến dịch thanh lọc hàng ngũ, Vương bị buộc tội thiếu lòng tin vào đảng. Vụ việc này được đem ra mổ xẻ và người ta tuyên bố là người thợ cạo Vương Hoá nằm trong số những người mưu giết Mao bằng dao cạo.
Sau này Mao cũng kể cho tôi nghe điều này. Mao nghi ngờ về tội trạng của Vương. Chả lẽ ông phó cạo này cắt tóc và cạo râu cho Mao từng ấy năm thậm chí chẳng có lần nào cắt cổ ông ta ư. Nếu như ông phó cạo được trao nhiệm vụ giết Mao, thì ông có thể làm điều này sớm hơn. Mao gọi Vương đến. Ông này quỳ xuống, nước mắt đầm đìa nhận tội rằng định giết lãnh tụ. Mao hỏi:
- Vì sao anh vẫn chưa giết tôi?
Vương trả lời rằng còn chờ quân Quốc dân đảng kéo tới. Mao nói:
- Nhưng nếu họ tới được thì họ giết tôi và chẳng cần gì anh nữa đâu!
Mao bắt Vương phải kể hết sự thật và ông phó cạo nói rằng trong khi hỏi cung người cán bộ điều tra không cho ông ta ngủ mấy hôm liền và bắt ông nhận tội chống Mao. Thế là vụ việc của ông phó cạo bất hạnh được khép lại.
Mao nói:
- Khi tôi tuyên bố về sự thanh lọc, tôi đã nhấn mạnh là cần làm rõ bản chất chứ không phải làm chứng cớ giả để gán cho người vô tội.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM