Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:38:51 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến dịch Biên giới 1950  (Đọc 69357 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« vào lúc: 29 Tháng Năm, 2008, 06:22:28 pm »

Em đang tổng hơp về chiến dịch Biên giới, vừa viết vừa dịch mới thấy tiếng Anh của mình còi quá, đọc thì được xíu xíu nhưng đến khi viết thì cứng hết cả tay.  Shocked Em cứ tương lên đây, nhờ các bác nghiên cứu sửa chữa và dịch hộ ạ.

Thông tin tổng hợp từ
- "Chiến dịch Tấn côngBiên giới 1950"-Phân viện Lịch sử Quân sự - Học viện quân sự cao cấp - 1979
- "BTTM trong KCCP" - Ban tổng kết và biên soạn lịch sử - BTTM - 1991
- "Con đường tử địa" - Henry De Pirrey - bản dịch của Đặng Văn Việt.
- "Đường số 4 rực lửa" - Đặng Văn Việt



Chiến dịch Biên giới


I.   Bối cảnh chung:
II.   Tình hình địa lý khu vực
III.   Tình hình lực lượng quân Pháp
IV.   Tình hình và chuẩn bị của lực lượng Việt Minh tham gia chiến dịch
V.   Diễn biến chiến dịch Biên Giới:
a.   Trận Đông Khê
b.   Diễn biến thừ 21/9 đến 09/10/1950
c.   Diễn biến từ 09/10 đến 14/10/1950
VI.   Kết quả:
VII.   Ý nghĩa:

Chiến dịch Tiến công Biên giới Thu đông 1950 (Lê Hồng Phong I) là một chiến dịch trong Chiến tranh Đông Dương do quân đội Việt Minh thực hiện từ ngày 16 tháng 9 đến 17 tháng 10 năm 1950. Chiến dịch kết thúc với thắng lợi của Việt Minh. Sau chiến dịch này, hình thái chiến trường chung đã thay đổi, quân Pháp mất thế chủ động; với sự trợ giúp của Trung Quốc, Liên Xô và khối XHCN, Việt Minh chuyển từ thế bị bao vây cô lập, từ thế cầm cự chiến lược sang phản công chiến lược.

I.   Bối cảnh chung:
Sang năm 1949, quân Pháp vẫn không thể tiến vào khu vực Việt Bắc, việc kiểm soát đồng bằng Bắc bộ có tiến triển nhưng chậm chạp và đầy bất ổn. Việt Minh dần dần tổ chức lại được bộ máy và lực lượng, bắt đầu tổ chức những trận đánh qui mô chống lại lực lượng Pháp. Ngoài các lực lượng địa phương, Việt Minh đã có hai Đại đoàn 308 và 304, hai trung đoàn mạnh là 174 và 209 để làm lực lượng cơ động. Cũng vào giai đoạn này, tại Trung Quốc, Quân đội Giải phóng Nhân dân đã đẩy lực lượng quân đội của Quốc Dân Đảng ra khỏi lục địa Trung Quốc, áp sát biên giới, báo hiệu một sự khó khăn lớn đối với Pháp ở Đông Dương.
Trước tình hình đó, ngoài việc tăng viện 20 tiểu đoàn Âu – Phi, tổ chức thêm 35 tiểu đoàn quân đội người bản xứ (quân đội của Quốc gia Việt Nam), nước Mỹ bắt đầu nhảy vào cuộc với viện trợ quân sự cho Pháp và Quốc Gia Việt Nam. Tháng 5/1950, tướng Revers (Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp) được phái sang Đông Dương nghiên cứu tình hình và vạch ra kế hoạch mới. Nội dung của kế hoạch là: Tăng viện và dồn quân ra Bắc Bộ để củng cố và mở rộng phạm vi ảnh hưởng ở đồng bằng và trung du, giành lấy kho nhân vật lực quan trọng; tăng cường phòng thủ tứ giác Lạng Sơn – Tiên Yên –Hải Phòng – Hà Nội, phong tỏa biên giới; phát triển quân đội người bản xứ  thực hiện việc rút quân Âu – Phi làm lực lượng cơ động. Giới quân sự Pháp ở chính quốc thông qua “kế hoạch Revers” chủ trương rút từ Cao Bằng tới Na Sầm để tập trung lực lượng củng cố tuyến phòng thủ Lạng Sơn – Tiên Yên – Móng Cái. Tuy nhiên, lực lượng Pháp ở Đông Dương lại chủ trương và thực thi việc tiếp tục kiểm soát toàn tuyến từ Cao Bằng đến Móng Cái (suốt tuyến Đường thuộc địa số 4). Khi tình hình chuyển biến xấu, Pháp ở Đông Dương rút bớt một số vị trí lẻ nhưng vẫn chốt giữ các thị xã, thị trấn Cao Bằng, Đông Khê, Thất Khê, Na Sầm, Đồng Đăng và dọc tuyến Lạng Sơn - Tiên Yên - Móng Cái.
Về phía Việt Minh tích cực thực hành hình thức chiến tranh “Đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung” và trong tháng 2 năm 1950 đã đề ra chủ trương: Gấp rút hoàn thành việc chuẩn bị, giành thắng lợi lớn, làm chuyển biến chiến tranh có lợi, tiêu diệt cho được một phần quan trọng lực lượng địch, thu hẹp vùng kiểm soát của đối phương, tích cực ngăn ngừa và phá những cuộc càn quét, tiến tới giành chủ động về chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ. Để thực hiện chủ trương này, Việt Minh mở chiến dịch Tây Bắc (Lê Hồng Phong I) với trọng điểm là khu vực Lào Cai – Bắc Hà nhưng kết quả hạn chế. Đầu tháng 7/1950, Bộ Tổng tư lệnh của Quân đội Quốc gia Việt Nam (Việt Minh) quyết định chuyển hướng chiến dịch sang Cao Bằng – Lạng Sơn.

II.   Tình hình địa lý khu vực

Khu vực mở chiến dịch thuộc hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn, nằm dọc theo biên giới Việt – Trung. Địa hình rừng núi chiếm 9/10 diện tích đất đai. Quốc lộ 4 (lúc bấy giờ mang tên Đường thuộc địa số 4 – theo cách đặt tên của chính quyền Pháp) nối liền các tuyến đường của Việt Nam sang Trung Quốc như Cao Bằng – Pắc Mường, Đông Khê – Thủy Khẩu, Đồng Đăng – Bằng Tường, v.v.. Hai bên đường số 4 là núi rừng liên tiếp, núi đá tai mèo lẫn núi đất. Rừng phần lớn là rừng cây thấp và cỏ tranh, ít rừng già. Các thị trấn, thị xã như Cao Bằng, Đông Khê, Thất Khê, Na Sầm, Đồng Đăng, Lạng Sơn. Lộc Bình v.v.. là những khu vực tập trung dân cư nằm trên những thung lũng hẹp dọc đường 4, cách nhau 20 đến 30 km. Thời gian mở chiến dịch là cuối mùa mưa, ảnh hưởng nhiều đến việc cơ động và hậu cần.

III.   Tình hình lực lượng quân Pháp
Tổ chức lực lượng Pháp ở Liên khu biên giới gồm:
 



Chú thích: a: tiểu đội; b: trung đội, c: đại đội, d: tiểu đoàn. 1/3 REI: Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 3 Lê dương. 1/21 Tiểu đoàn 1, trung đoàn 21 bộ binh thuộc đia.

Tổng cộng: Quân Pháp có 10 tiểu đoàn Âu Phi, 1 tiểu đoàn và 9 đại đội người Việt Nam; 27 khẩu pháo các loại gồm: 2 khẩu 155mm, 15 khẩu 105mm, 1 khẩu 94mm, 5 khẩu 75mm, 4 khẩu 57mm; 4 đại đội công binh; 4 đại đội cơ giới; 6 máy bay chiến đấu và 2 máy bay trinh sát liên lạc.
Các tiểu đoàn Lê Dương là các đội quân tinh nhuệ, có khả năng đánh phòng ngự tốt. Các tiểu đoàn Tabor lính Ma Rốc có khả năng đánh rừng núi. Lực lượng  Thổ - Nùng cũng được đánh giá là xông xáo và thông thạo chiến trường.
Lực lượng cơ động của Pháp ở biên giới thuộc GTM (Binh đoàn Ma Rốc – Groupement tirailleur Marocain) và do Trung tá Le Page chỉ huy. Tính trên toàn chiến trường Bắc Bộ là 9 tiểu đoàn cơ động/12 tiểu đoàn cơ động Đông Dương/124 tiểu đoàn của quân đội Liên hiệp Pháp. Trên thực tế, Pháp đã điều thêm 2 tiểu đoàn cơ động lên Biên giới là 1BEP (Tiểu đoàn dù lê dương số 1) và 3 BCCP.
Hệ thống đồn bốt của Pháp rất vững chắc, các vị trí đều có lô cốt bê tông cốt sắt kiên cố. Các vị trí này là những mục tiêu khó khăn đối với trình đọvà trang bị của Việt Minh thời bấy giờ. Tuy nhiên, hệ thống này cũng có những điểm yếu. Đó là bố trí thành tuyến độc đạo kéo dài, một số vị trí dễ thành đột xuất, cô lập và hở sườn dễ bị chia cắt; hậu cần, tiếp tế, tải thương đều khó khăn và gần như phụ thuộc hoàn toàn vào không quân; khả năng sử dụng vũ khí khí tài công nghệ cao như xe tăng, máy bay bị hạn chế.

IV.   Tình hình và chuẩn bị của lực lượng Việt Minh tham gia chiến dịch

a. Lãnh đạo chiến dịch là Đảng ủy và Bộ chỉ huy chiến dịch, cách Đông Khê 10 km về phía đông, gồm:
-   Võ Nguyên Giáp, Ủy viên thường vụ TW Đảng – Bí thư – Chỉ huy trưởng kiêm chính ủy mặt trận.
-   Trần Đăng Ninh, Ủy viên thường vụ TW Đảng - Ủy viên
-   Hoàng Văn Thái, Ủy viên TW Đảng - Ủy viên
-   Lê Liêm, Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị - Ủy viên
-   Bùi Quang Tạo, Phó chủ tịch Ủy ban kháng chiến hành chính liên khu Việt Bắc - Ủy viên
Cơ quan chỉ huy chiến dịch gồm:
-   Hoàng Văn Thái, Tổng tham mưu trưởng – Tham mưu trưởng chiến dịch.
-   Phan Phác, quyền Tổng tham mưu phó – Tham mưu phó chiến dịch.
-   Lê Liêm, Phó chủ nhiệm Tổng cục chính trị - Chủ nhiệm phòng chính trị chiến dịch
-   Lê Quang Đạo, phó chủ nhiệm phòng chính trị chiến dịch
-   Trần Đăng Ninh, Chủ nhiệm Tổng cục Cung cấp – Chủ nhiệm phòng cung cấp chiến dịch.
-   Bùi Quang Tạo, phó chủ tịch UBKC hành chính liên khu Việt Bắc – phó chủ nhiệm phòng cung cấp chiến dịch.
b. Lực lượng Việt Minh tham gia chiến dịch gồm có:
Bộ Binh:
-   Đại đoàn 308 gồm 3 trung đoàn bộ binh: 36, 88, 102 và tiểu đoàn 11.
-   2 trung đoàn chủ lực: 174 và 209
-   3 tiểu đoàn độc lập: 426, 428 của Liên khu Việt Bắc; tiểu đoàn 888 của tỉnh Lạng Sơn.
Pháo binh: gồm 4 đại đội sơn pháo, gồm 20 khẩu 70mm và 75mm
Công binh: 5 đại đội.
Quân số các đơn vị là 25.000 người. BCH chiến dịch và cơ quan: 4500 người. Tổng cộng: 29500 người.
Ngoài ra còn có một số đại đội bộ đội địa phương và du kích của hai tỉnh Cao Bằng và Lạng Sơn.
Ngoài việc biên chế đã bước đầu thống nhất, các đơn vị chủ lực Việt Minh (Đại đoàn 308, trung đoàn 174 và 209, trung đào pháo binh 675) được huấn luyện quân sự ở Trung Quốc từ tháng 4 đến tháng 7 năm 1950, có một số tiến bộ về kỹ thuật chiến đấu như kỹ thuật đánh bộc phá, kỹ thuật đánh công kiên và tham vấn của các sỹ quan quân sự cấp cao Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Hoa ở BCH mà đứng đầu là cố vấn Trần Canh (người sau này chỉ huy Chí nguyện quân Trung Quốc tại Triều Tiên). Song song với huấn luyện quân sự, bộ đội đã qua các lớp giáo dục chính trị. Một số mặt hạn chế của Việt Minh là: tư tưởng, cách thức du kích vẫn nặng nề; chưa có kinh nghiệm chiến đấu qui mô lớn với yêu cầu hợp đồng chặt chẽ; tổ chức, biên chế còn cồng kềnh; trình độ tổ chức của chỉ huy chưa đáp ứng được yêu cầu tác chiến của các binh đoàn lớn. Đặc biệt, đây là lần đầu tiên Việt Minh đối diện với bài toán hậu cần qui mô lớn nên tiến hành rất khó khăn.
c. Về hậu cần của Việt Minh trong suốt chiến dịch:
-   Tổng số dân công: 121000 người. Trong đó dân công thường trực là 1750 người và dân công theo đợt là 119950 đợt người.
-   Ô tô: 67 chiếc
-   Xe trâu: 50 chiếc
-   Kết quả vận chuyển: 3100 tấn. Trong đó chuyển bằng ô tô 2250 tấn. Dân công vận chuyển được 850 tấn.
-   Các loại vật phẩm: Lương thực 2250 tấn, vũ khí đạn dược 190 tấn, các loại khác 660 tấn.
d. Ý đồ chiến dịch của Việt Minh:
Ban đầu, quyết tâm sơ bộ của BCH Việt Minh là (31/7/1950):
-   Tập trung ưu thế binh hỏa lực, nhanh chóng tiêu diệt Cao Bằng.
-   Tiếp đó chuyển xuống tiêu diệt Đông Khê, sau tùy tình hình mà định hướng phát triển của chiến dịch
-   Khi đánh Cao Bằng chú ý tiêu diệt quân viện từ Thất Khê – Đông Khê lên.
Sau đó, qua thảo luận Hội nghị Đảng ủy chiến dịch, cùng với sự tham mưu của các cố vấn Trung Quốc, Việt Minh thay đổi quyết tâm (21/8/1950) như sau:
-   Tập trung ưu thế binh hỏa lực tiêu diệt Đông Khê đồng thời tiêu diệt quân ứng chiến đường không và đường bộ.
-   Chuyển xuống Thất Khê, nếu có điều kiện thì tiêu diệt Thất Khê, chưa có điều kiện thì đánh vận động quanh Thất Khê hoặc đánh quân Pháp trên quãng Thất Khê – Đông Khê hay Thất Khê – Lạng Sơn.
-   Sau khi tiêu diệt được Thất Khê, nghỉ 10 đến 15 ngày sẽ lên đánh Cao Bằng. Nếu sau khi Đông Khê bị tiêu diệt, Pháp bỏ Cao Bằng rút chạy về phía nam thì tập trung lực lượng tiêu diệt trên quãng Cao Bằng – Đông Khê
-   Các lực lượng bộ đội địa phương và dân quân du kích tỉnh Lạng Sơn và dọc quốc lộ 4, cùng 1 đại đội của Bộ tổng tham mưu Việt Minh và 2000 dân công hoạt động du kích, phá đường, phục kích, tiêu hao quấy rồi, có điều kiện thì tiêu diệt một bộ phận quân Pháp trên quãng Thất Khê – Lạng Sơn.
-   Thời gian dự kiến là 30 đến 40 ngày, trong đó phải giải quyết nhanh Đông Khê, Thất Khê, tốt nhất là từ 7 đến 10 ngày.
-   14/9/1950 các lực lượng tham gia chiến dịch phải sẵn sàng ở vị trí tập kết.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Năm, 2008, 12:06:56 am gửi bởi _new » Logged
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #1 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2008, 06:23:24 pm »

Mới dịch được một phần, thấy núi cao trước mặt, nản.  Grin

The Border Campaign 1950 (Lê Hồng Phong I Campaign) was a Việt Minh’s campaign in Fist Indochina War. The battles lasted from September 16 to 17 Octorber 1950 and the result was decision victory to Việt Minh. After that, the form of Indochina war was changed, French military lose the initiative in combat; with the Soviet and China P.R supports, Việt Minh to change Isolated and contend strategy into counter-attack strategy.
Logged
altus
Trung tá
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #2 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2008, 06:31:42 pm »

Tôi có ý kiến là trận này bọn Tây đã lập một bài rồi:

http://en.wikipedia.org/wiki/Battle_of_Route_Coloniale_4

Có lẽ ta không nên làm bài mới riêng, mà nghiên cứu bổ sung vào bài đã có thì hơn. Chẳng hạn phần OoB hay cách nhìn của Pháp thì cứ theo bọn nó, mình lo phần mình thôi.
Logged
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #3 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2008, 06:37:56 pm »

Em có đọc qua bản đó, thấy cụt nhủn, và thiếu thông tin quá. Bản cũ nếu bổ sung thì cũng quá bằng viết lại, nên em viết bản này theo đúng kết cấu của các sách tổng kết quân sự,. Nói khách quan, nếu bọn tây trên en.wiki không dùng mà vẫn chơi bản cũ thì ... em hơi thất vọng.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Năm, 2008, 06:47:24 pm gửi bởi _new » Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2008, 07:48:19 pm »

Thay bài mới trên wiki E sợ khó đấy. Nhưng có bài này thì hoàn toàn chưa có gì này: http://en.wikipedia.org/wiki/Battle_of_Dong_Khe

Bài tổng kết kia có gì thì đưa vào wiki V vậy:
http://vi.wikipedia.org/wiki/Chi%E1%BA%BFn_d%E1%BB%8Bch_Bi%C3%AAn_gi%E1%BB%9Bi

Và đừng quên để 1 bản cho topic này Grin
http://www.quansuvn.net/index.php?topic=428.0
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
altus
Trung tá
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #5 vào lúc: 29 Tháng Năm, 2008, 07:59:14 pm »

Tôi nghĩ ta có thể bổ sung nhiều mục, nhiều đoạn, nhưng nên tránh gây ra cảm giác ta bỏ hẳn bài cũ làm bài mới. Chữa trị dần dần thôi, kẻo bệnh nhân chết vì sốc  Cheesy Bác _new cứ làm xong bản tiếng Việt đi. Xong rồi ta sẽ cùng nghiên cứu xem cách "hòa nhập" nào tốt nhất.
Logged
altus
Trung tá
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #6 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2008, 05:47:39 am »

Gửi bác _new bản dịch thô hai mục đầu tiên. Các bác góp ý thêm cho hòan thiện nhé.

===

The Border Campaign

I.   Overview
II.  Terrains
III. French forces
IV. Viet Minh forces
V.  The Battle:
a.   The Battle of Đông Khê
b.   From 21/9 to 09/10/1950
c.   From 09/10 to 14/10/1950
VI.  Outcome
VII.   Aftermath

The Border Campaign 1950 (The Border Offensive Campaign Autumn-Winter 1950, Lê Hồng Phong I) was an offensive campaign conducted by the Viet Minh during the First Indochina War. It lasted from September 16 to October 17, 1950 and ended with a decisive victory for the Viet Minh. Since then, the strategic situation in Indochina has reshaped, with French forces losing the initiative, and the Viet Minh, now supplied with Soviet and Chinese aids, gradually switching from an isolated, defensive strategic standpoint to a strategic counter-attack.

I.  Overview

As late as 1949, French forces were still incapable of penetrating the Việt Bắc region. Their control in the Red River delta had augmented but the situation was nonetheless insecure. The Viet Minh had gradually regained their strength and began organizing larger-scale battles against French forces. Apart from local forces, the Viet Minh now had two infantry divisions, the 308th and 304th, and two strong regiments, 174th and 209th, as their maneuver forces. At the same time, the Chinese PLA, having driven the Kuomintang army out of the mainland China, was now dislocated along the Sino-Indochinese borders, which meant serious troubles to the French in their endeavor in Indochina.

The French responded with reinforcing their troops in Indochina with 20 additional battalions and creating 35 new battalions of indigenous Indochinese (formally as the armed forces of the State of Vietnam). At the same time, the United States became actively involved, starting to send military aids to the French in Indochina.

In May 1950, General Revers, French Chief of Staff, was sent to Indochina to study the situation and to draw a new combat plan. The plan assumed reinforcing the Red River delta with new troops in order to strengthen and to expand zones under French control; to secure important resources there; to augment the defense of the quadrilateral Lạng Sơn – Tiên Yên –Hải Phòng – Hà Nội; to seal off the borders; and to train indigenous troops so that French combat units could be committed to maneuver operations.[citation].
     
The French high command in France had approved the Revers plan, which opted for troops withdrawals from the Cao Bằng – Na Sầm line in favor of a strengthened defense on the Lạng Sơn – Tiên Yên – Móng Cái line. However, the French command in Indochina decided to maintain the entire line along the Route Colonial 4
from Cao Bằng to Móng Cái [citation]. Even when the situation was deteriorating, the French abandoned nothing more than several isolated outposts and continued to hold Cao Bằng, Đông Khê, Thất Khê, Na Sầm, Đồng Đăng and positions along the Lạng Sơn - Tiên Yên - Móng Cái section.

In the meantime, the Viet Minh were actively implementing the “independent companies, coherent battalion” doctrine, and as of February 1950 had set out several objectives: to complete the preparations, to attempt to destruct a significant enemy force and therefore achieve a major military victory which would change the course of war to their advantage, and finally to gain strategic initiative in the Tonkin theater [citation]. Viet Minh’s first attempt toward these objectives, the North-West campaign (Lê Hồng Phong I), which concentrated on the Lào Cai – Bắc Hà area, was inconclusive [citation]. Therefore, beginning July 1950, Viet Minh high command decided to switch the campaign’s focus toward Cao Bằng – Lạng Sơn.

II. Terrain

The campaign’s area of operation stretched across the Cao Bằng and Lạng Sơn provinces, along the Sino-Vietnamese borders, composed in 90 percent of mountainous forests. The Route Coloniale 4 connected the transit points from Vietnam into China, such as Cao Bằng – Pắc Mường, Đông Khê – Thủy Khẩu, Đồng Đăng – Bằng Tường etc. It traversed through mountainous areas with dense forestations. Populated towns like Cao Bằng, Đông Khê, Thất Khê, Na Sầm, Đồng Đăng, Lạng Sơn. Lộc Bình etc. lay in narrow valleys along RC 4 within a distance of 20 to 30km from each other. The campaign took place at the late raining season, which seriously hindered maneuvers and supply operations.
Logged
_new
Thành viên
*
Bài viết: 827



« Trả lời #7 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2008, 10:49:13 pm »

Trận Đông Khê:
Đông Khê là một thung lũng hẹp, với đồi núi thấp bao quanh. Đường số 4 từ Thất Khê lên đến Đông Khê chia làm hai, một đường lên Cao Bằng và một đường đi Tà Lùng. Toàn thị trấn có khoảng 40 nóc nhà với một số dãy nhà lớn như Phủ Thiện, Kỳ Sầu, Nhà thương, Nha cũ. Pháp cho xây một lô cốt cố thủ hai tầng và rào quanh khu vực, mỗi khu lại có hàng rào riêng và chiến hào (có ngầm). Đông Khê có một sân bay nhỏ.

Tình hình quân Pháp ở Đông Khê:
Chỉ huy: Đại úy Allioux, thay thế: đại úy Jaugeon. Đại úy Voltaire, thiếu úy Henry.
Quấn số: Đại đội 5 và đại đội 6 thuộc 2/3 REI, một trung đội lính dõng người Việt, một bộ phận pháo binh, một số dân quân địa phương làm việc cho Pháp. Tổng cộng khoảng 350 người. Ngoài ra, trong khu vực còn có một đội dân phu phục dịch.
Vũ khí:
+ Vũ khí của 2/3 REI gồm: 20 trung liên, 2 cối 81, 4 cối 60, 4 đại liên, 1 đại bác 105, vũ khí cá nhân.
+ Vũ khí của đồn gồm: 1 đại bác 57, 1 đại liên 30, 1 trọng liên, vũ khí cá nhân.
+ Đạn dươc: 3 cơ số cho mỗi loại súng.
Bố phòng:Gồm 02 điểm tựa ở tung thâm và 04 đồn ngoại vi.
+ Khu Đồn to: gồm Đồn to (lô cốt cố thủ 2 tầng) và mỏm Cam Phầy ở phía bắc.
+ Khu Nhà thương: gồm Nhà thương và Nha cũ.
+ Phòng ngự ngoại vi gồm 04 đồn: Khâu Áng, Nà Cúm, Phìa Khóa, Pò Hầu.

Triển khai lực lượng của Việt Minh:
Chỉ huy:
+ Chỉ huy trưởng: Hoàng Văn Thái, tham mưu trưởng chiến dịch.
+ Chính ủy: Lê Liêm, chủ nhiệm chính trị chiến dịch
+ Chỉ huy phó: Lê Trọng Tấn
Sở chỉ huy đặt cách đồn Đông Khê 4km. Trong trận này, Chủ tịch Hồ Chí Minh theo dõi trận đánh tại đài quan sát Nà Lạn (và Chủ tịch có bức ảnh rất nổi tiếng tại đây).
Lực lượng:
+ Trung đoàn 174 (Trung đoàn trưởng Đặng Văn Việt) có phối thuộc tiểu đoàn 11, tiểu đoàn 426 (hai tiểu đoàn này có nhiệm vụ dự bị, bọc sườn), tiểu đoàn pháo binh 253, 1 đại đội bộ binh pháo, 4 khẩu ĐKZ.
+ Trung đoàn 209 (trung đoàn trưởng Lê Trọng Tấn, chính ủy Trần Độ) có phối thuộc tiểu đoàn pháo 178 (4 khẩu), 2 khẩu ĐKZ
+ Tổng cộng về pháo binh, VM có 13 khẩu sơn pháo các cỡ từ 70mm đến 75mm.
Quân số: Vào tháng 7 năm 1950, theo biên chế mỗi trung đoàn chủ lực của VM có khoảng gần 4000 người, mỗi tiểu đoàn có khoảng hơn 800 người. Tính chung, VM đã huy động khoảng 8.000 người để đánh Đông Khê.
Ngoài ra còn có trung đoàn 36 (Đại đoàn 308) (trung đoàn trưởng: Hồng Sơn) là lực lượng dự bị và đồng thời đề phòng quân nảy dù.
Ý định của VM:
Bước 1:Sáng 16/9 (lần đầu tiên VM đánh ban ngày).
+ Trung đoàn 174 có nhiệm vụ tiêu diệt đồn Phìa Khóa và Yên Ngựa.
+ Trung đoàn 209 có nhiệm vụ tiêu diệt đồn Pò Hầu và Pò Đình, khống chế Khâu Áng.
Bước 2:Chiều tối 16/9.
+ Trung đoàn 174 tấn công đồn to.
+ Trung đoàn 209 đánh Phủ Thiện, Ký Sầu, Nha Cũ.

Diễn biến:
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Sáu, 2008, 11:09:08 pm gửi bởi _new » Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #8 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2008, 06:04:42 pm »

Tặng chú _new sơ đồ Chiến dịch Biên giới - 1950: Có thể sử dụng trên wiki mà không lo bị kiện bản quyền Grin

Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
altus
Trung tá
*
Bài viết: 1782



« Trả lời #9 vào lúc: 06 Tháng Sáu, 2008, 06:11:53 pm »

Có thể sử dụng trên wiki mà không lo bị kiện bản quyền Grin

Cảm ơn bác. Tuy nhiên phần lý do vì sao dùng được trên wiki thì ghi thế nào bác? Là tác giả đã đồng ý để bản đồ vào phạm vi công cộng hay là thế nào ạ?

Còn một cái nữa là wiki không cho phép để watermark trong ảnh ạ.  Wink
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Sáu, 2008, 06:15:03 pm gửi bởi altus » Logged
Trang: 1 2 3 4 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM