Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 04:06:59 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Penalty Strike - Hồi ký của 1 đại đội trưởng trừng giới Hồng quân 1943 - 1945  (Đọc 63803 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Paul the Octopus
Thành viên
*
Bài viết: 537


St. Paul


« vào lúc: 02 Tháng Mười, 2010, 05:31:25 pm »

Sách do bác maseo bên TTVNOL (nick trên quansuvn.net là ma) dịch.


HỒI KÝ CỦA ALEXANDER V. PYL''CYN

Biên tập: Artem Drabkin
Phiên dịch: Bair Irincheev
Xuất bản bởi Helion & Company Ltd. năm 2006

Cho tất cả các sĩ quan và chỉ huy shtrafnik của Tiểu đoàn 8 Trừng giới / Phương diện quân Belorussia 1, những người đã dẫn dắt Tiểu đoàn qua những nẻo đường chiến tranh để đến được Berlin.


1
BẮT ĐẦU


Tôi sinh năm 1923 trong 1 gia đình công nhân xe lửa vùng Viễn Đông nước Nga. Căn nhà của gia đình nằm rất gần đường ray khiến mỗi khi có đoàn tàu chạy qua nó lại rung lên bần bật như thể bản thân căn nhà cũng sẵn sàng tham gia 1 chuyến đi dài. Cả gia đình đều quá quen thuộc với đường sắt và những tiếng động nên khi chuyển tới 1 căn nhà khác xa đường ray, chúng tôi mãi vẫn ko quen được với sự tĩnh mịch, nó giống như 1 cái gì đó phản tự nhiên với chúng tôi. Cha tôi, Vasily Vasilievich Pylcyn, sinh năm 1881, là người vùng Kostroma. Vì 1 số lý do, gặp vấn đề với cảnh sát hay 1 cuộc hôn nhân đổ vỡ nào đó, ông đã trốn chạy đến Viễn Đông. Ông nói về chuyện này rất mù mờ và chỉ khi bị bắt buộc, nhưng thực tế là ông đã đổi cả tên họ. Tôi tin tên thật của ông là Smirnov và từng là 1 người có học. Chúng tôi có cả 1 thư viện lớn văn học cổ điển Nga trong nhà. Nếu tôi nhớ chính xác, ông là quản đốc của đám công nhân đường sắt và sau này là xưởng trưởng. Ông cực kỳ khéo tay, đóng được những đồ gỗ phức tạp, giỏi việc cắt gọt kim loại, mọi loại thùng chậu gỗ kể cả dùng để muối rau củ ông đều tự làm lấy. Ông rất nghiêm khắc trong cuộc sống gia đình khiến chúng tôi phát sợ mỗi khi nhìn thấy ông, mặc dù ông ko bao giờ đánh.

Tuy là người có vị trí xã hội, nhất là trong các tổ chức dân quân tự vệ như Osoaviakhim chẳng hạn, nhưng ông ko bao giờ vào Đảng. Năm 1938, cha tôi bị bắt vì thiếu trách nhiệm trong việc sửa chữa 1 đoạn đường ray dẫn tới 1 tai nạn tàu khách và bị tuyên án 3 năm tù. 1 bản án được mọi người cho là công bằng. Ông mãn hạn ngay trước khi Cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại bùng nổ. Cha tôi có thói quen kỳ lạ là nói 1 mình rất to. 1 lần ông nói oang oang "Hitler cho thấy hắn là kẻ thông minh hơn tất cả các nhà lãnh đạo thiên tài của chúng ta", và gọi các nhà lãnh đạo ví dụ như Stalin là "thằng Nga say". Ai đó đã nghe được điều này và báo cho nhà chức trách, hồi đó có hàng đống tay chỉ điểm, hay còn gọi là "chim gõ kiến". Cha tôi bị bắt lần nữa, cũng như nhiều người khác, ông bị đưa từ Viễn Đông đến 1 nơi xa xôi phía Bắc nào đó, hay như ông là Siberia và mất tại đó.

Mẹ tôi, Maria Danilovna, trẻ hơn cha tôi 20 tuổi. Bà là con 1 gia đình công nhân đường sắt bình thường, 1 gia đình người Siberia, gốc Nga thuần chủng, như cách người ta gọi ngày đó là chaldon Danila Leontievich Karelin. Hồi đó từ chaldon cũng có ý nghĩa như cheldon ở Viễn Đông và được 1 số người giải thích giống kiểu từ chelovek''s Dona - người sông Đông, tức là người Cossack sông Đông. Mãi sau này tôi mới biết chaldon thực ra là "người Siberia gốc Nga thuần chủng" để phân biệt với di dân từ các vùng phụ cận nước Nga tới.

Bà ngoại tôi tên là Ekaterina Ivanovna, tên thời con gái là Smertina, đến từ vùng Khakassia. Ông ngoại tôi kể đã "bắt cóc" bà từ 1 làng ngoại ô Khakassia. Ông bà ngoại tôi là người mù chữ mặc dù bà ngoại đếm tiền rất chuẩn thậm chí ko cần nhìn. Mẹ tôi cũng mù chữ nhưng rất lắm mồm và mê tín. Tôi đã dạy bà đọc và viết khi vào lớp 1 mặc dù tôi đã biết đọc từ lúc 4 hay 5 tuổi. Tôi đã nài nỉ bà đến likbez, 1 lớp xoá mù chữ, và tôi là "giám thị" của bà. Mẹ tôi học môn tập đọc rất tốt, bà đã có thể đọc, chậm nhưng vững, và viết mặc dù thỉnh thoảng cũng sai. Tuy nhiên bà ko có nhiều thời gian cũng như kiên nhẫn để học nhiều hơn. Dù sao mức biết đọc biết viết cũng là đủ để bà học lấy 1 nghề, bà trở thành người trực tổng đài tín hiệu đường sắt ga Kimkan khi chiến tranh bùng nổ và phụ nữ phải thay thế đàn ông trong mọi công việc. Bà vẫn tiếp tục làm việc ở vị trí này nhiều năm sau chiến tranh.
Logged

IN PAUL WE TRUST
Paul the Octopus
Thành viên
*
Bài viết: 537


St. Paul


« Trả lời #1 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2010, 05:31:30 pm »

Trước chiến tranh gia đình tôi ko giàu có gì, tôi nghĩ chẳng có gia đình nào giàu có nổi vào thời gian đó. Nhưng chúng tôi đã sống sót qua nạn đói bi thảm năm 1933 mà ko mất thành viên nào trong gia đình, phần lớn là nhờ rừng taiga đã cung cấp cho chúng tôi thức ăn. Cha tôi cũng là 1 thợ săn chuyên nghiệp và thú chơi của ông cũng đồng thời nuôi sống chúng tôi, chỉ đến mùa đông thì mới thực sự có khó khăn. Cha tôi thường đi vào rừng taiga mỗi ngày nghỉ và trở về với vài con thỏ hay sóc, đôi khi cả gà lôi. Nhờ vậy, chúng tôi được nuôi dưỡng tốt, thích nhất là thịt sóc, chúng thật ngon. Thêm nữa cha tôi còn biết chế biến những bộ da thỏ và sóc để đổi lấy bột mì và đường. Trong dịp nghỉ lễ mùa thu cha tôi cũng hay vào rừng kiếm hạt thông Siberia, mang về nhà hàng bao đầy và ép ra thứ dầu hảo hạng bằng 1 máy ép tự chế.

Mẹ tôi dùng những gì còn lại sau khi ép để làm ra "sữa thông Siberia" bằng cách đun sôi nó trong nước. Bà cũng thường cho thêm hạt thông vào bột mì làm bánh. Mẹ tôi có thể nướng bánh chỉ với 1 lượng bột nhỏ, trộn với lúa mạch đen hồi đó có thể mua được ở cửa hàng và bột yến mạch. Thứ bánh mì này có màu đen thui hoặc nâu nhưng đã cứu được chúng tôi qua nạn đói. Truyền thống thu thập rau quả rừng và nấm cũng góp phần cứu chúng tôi. Các thứ rau quả muối hoặc mứt phơi khô giúp chúng tôi qua cơn đói và bệnh thiếu vitamin C phổ biến ở vùng Viễn Đông thời đó. Ngay từ nhỏ chúng tôi đã được dạy hái nấm, kiếm quả rừng và biết cách phân biệt chúng. Ko có nhiều loại quả rừng ở Viễn Đông ngoại trừ giống "táo Tầu" như chúng tôi vẫn gọi, người ta đùa là chúng được bán theo đơn vị "cốc" thay vì kg vì chúng quá nhỏ, ngoài ra còn dâu rừng, quả kim ngân và nho dại.

Cha tôi và ông ngoại biết cách làm lờ, họ bắt cá ở con sông nước lạnh và chảy siết gần đó ko phải bằng dây câu mà bằng lờ. Thỉnh thoảng họ mang về những con cá nhỏ đẹp như cá cảnh. Mùa cá hồi đẻ họ mang về những con cá hồi chửa tướng, giống cá hồi Siberia có thể nặng tới 6 - 8kg! Đương nhiên lúc này chúng tôi thu được hàng đống trứng cá đỏ, mặc dù thứ này lúc nào cũng bán đầy ở cửa hàng. Tất tật các thứ hải sản đều được nấu nướng hoặc hun khói, muối hoặc phơi khô để dành cho mùa đông. Mọi thứ đều chỉ dùng để ăn. Những thức ăn đủ loại đó đã giúp chúng tôi sống sót qua mùa đông dài lạnh lẽo, tạo nên sự dẻo dai cho những người Siberia chúng tôi. Có lẽ đó cũng là lý do khiến dân Siberia sống tốt hơn qua những năm đói kém so với dân sống ở trung tâm nước Nga hay dân Ukraina.

Cha mẹ tôi sinh được 7 đứa con nhưng 3 đứa ko nuôi được, hồi đó thế là rất bình thường. 4 đứa còn lại sống được đến khi chiến tranh bùng nổ là 2 anh trai, cô em gái và tôi. Cha tôi ko bao giờ kể về tổ tiên họ hàng nên tôi cũng ko biết ai ngoài ông ngoại Danila và bà ngoại Kate. Hồi đó người ta cũng ít khi lập gia phả về những người họ hàng. Bạn chẳng bao giờ cần biết nếu bạn ko muốn phát hiện điều gì đó ko hay cho bạn và gia đình! Tuy vậy tôi biết họ hàng bên ngoại rất rõ, các con cháu gia đình Karelin sống gần chúng tôi. Đầu tiên là anh của mẹ tôi, Petr Danilovich, cũng là xưởng trưởng và là Đảng viên. 1 cách hoàn toàn bất ngờ, ông bác rơi vào cuộc bắt bớ loạn xạ năm 1937 và biến mất trong vùng đất vô tận Siberia hay Cực Bắc, để lại bà vợ ốm yếu và 5 đứa trẻ. Mấy người anh em họ này đã lớn lên, đi học và sống sót qua chiến tranh, nhiều người còn sống đến nay.

Phải đến bây giờ, sau 70 năm tôi mới bắt đầu hiểu ra ko thể có quá nhiều "phản động" và "kẻ thù của nhân dân" như thế được. Tuy nhiên tôi phải thừa nhận rằng vào thời đó việc truy tìm "kẻ thù của nhân dân", việc bắt bớ, mặc dù chưa có các phương tiện truyền thông điện tử, đã thu hút nhiều người kể cả đám trẻ con chúng tôi. Tôi nhớ hồi tôi học lớp 2 hay 3 gì đó chúng tôi đã lùng tìm 1 chữ ký tắt bí mật "VKP(b)!" trên bìa vở và trong những bức tranh của Vasnetsov in trong sách giáo khoa, nếu ko tìm thấy thầy giáo còn mắng là tìm chưa kỹ. Những vụ bắt bớ bất ngờ với những người quen biết ví dụ bác tôi, 1 người có lẽ hoàn toàn vô tội, được xem là "sai sót nhỏ" trong nỗ lực "bắt những tên phản động, gián điệp và tất cả các loại kẻ thù của nhân dân" trong 1 đất nước khổng lồ rộng lớn. Câu nói "Bạn ko thể có món trứng rán nếu ko đập vỡ trứng" được nhấn mạnh nhiều lần trên truyền thông thời đó. Điều khó tin là cùng với chiến dịch truy lùng "kẻ thù" đó, hệ thống truyền thông cũng quảng bá lòng yêu nước và lý tưởng CS cho ko chỉ thanh niên mà tất cả toàn thể nhân dân. Bạn chỉ cần nhắc lại những bộ phim và bài hát yêu nước thời ấy, tất cả chúng đều làm ta thêm yêu Tổ quốc, và với tinh thần yêu nước cao độ đó chúng ta đã bước vào cuộc chiến "thần thánh" chống phát xít Đức.

Cuộc thanh trừng dù đã lấy đi 1 thành viên gia đình nhưng đã ko mở rộng ra những người liên quan. Có lẽ điều đó chỉ xảy ra ở vùng Viễn Đông nước Nga này. Em gái mẹ tôi, Klavdia Danilovna, sinh năm 1915 vẫn tiếp tục làm điện tín viên, 1 người khi đó gần như chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của trạm điện tín, dù rằng anh trai đã bị bắt. Cô tôi lấy 1 kỹ sư, Vasily Alekseevich Baranov, ra mặt trận từ những ngày đầu tiên của cuộc chiến và trở thành sĩ quan KGB sau chiến tranh. Chú ấy làm sĩ quan KGB tại Riga (Latvia) cho đến tận lúc mất năm 1970. Vợ chồng chú có 1 người con là em họ tôi, Stanislav, sinh năm 1938, cậu ta đã tốt nghiệp Học viện Biên phòng và trở thành 1 sĩ quan tốt. Trước ngày Liên Xô sụp đổ, cậu ấy bị đưa vào danh sách "phù thuỷ đỏ" ở Latvia và do các hành động kỳ thị của chính quyền Latvia, cậu ấy phải rời Cộng hoà Latvia chạy về Nga.
Logged

IN PAUL WE TRUST
Paul the Octopus
Thành viên
*
Bài viết: 537


St. Paul


« Trả lời #2 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2010, 05:31:48 pm »

Như đã nói, tôi có 2 người anh. Tôi giống lạ lùng với người anh sinh năm 1918, đến mức làm bạn bè lẫn lộn. 2 chúng tôi đều giống mẹ và ông ngoại Danila. Ivan có nhiều tài lẻ, anh có thể chơi tất cả các loại nhạc cụ kể cả harmonica và đặc biệt giỏi vẽ. Anh cũng rất giỏi toán, ngay sau khi tốt nghiệp cấp 3 anh đã được mời về dạy toán ở trường làng tôi, trường này dạy học sinh đến lớp 7. Năm 1937 anh đi lính nghĩa vụ trong lực lượng phòng vệ bờ biển thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, tại đó anh dạy toán cho những lính thuỷ còn ít học còn bản thân anh được nhận vào 1 khoá đào tạo điện đài viên. Năm 1942 anh được gửi ra mặt trận và hy sinh tháng 9/1943 khi đang chiến đấu tại Tập đoàn quân 5 Xung kích, Phương diện quân Nam. "Trung sĩ Cận vệ Ivan Vasilievich Pylcyn đã trung thành với lời thề của mình, thể hiện chủ nghĩa anh hùng và lòng dũng cảm, anh đã ngã xuống trong 1 trận đánh vì Tổ quốc XHCN ngày 18/9/1943". Đó là bức công thư mà gia đình tôi nhận được cùng giấy báo tử của anh.

Anh thứ 2 Viktor lớn hơn tôi 3 tuổi, chẳng có tài năng gì đặc biệt. Thứ duy nhất anh thừa hưởng từ cha tôi là thói quen nói rất to, đặc biệt là khi nói mơ, và phong thái mô phạm. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, anh làm trợ lý trưởng ga trong 1 năm rồi đi lính nghĩa vụ năm 1939, phục vụ trong 1 lữ đoàn đổ bộ đường ko ở Viễn Đông. Ngay sau khi chiến tranh bùng nổ, lữ đoàn của anh được chuyển tới Ukraina, tại đó anh phải đối mặt với những đòn tấn công phủ đầu chết chóc của cỗ máy quân sự Đức và trải qua giai đoạn rút lui đau đớn. Anh bị thương khi đang bảo vệ Bắc Caucasus, sau đó tham chiến ở Stalingrad và mất tích tại đó tháng 12/1942.

Em gái tôi Antonina Vasilievna sinh năm 1927, hiện sống tại St Petersburg, trước đây là Leningrad. Thực sự là việc cha và bác ruột bị bắt trong thời kỳ Stalin lãnh đạo đã ko ngăn cản việc cô ấy được bầu vào Soviet của làng. Sau đó em tôi chuyển tới Leningrad làm nhân viên cơ yếu cho 1 phòng tuyển quân. Việc cha bị bắt cũng ko ảnh hưởng đến việc tôi vào Đảng, từ 1 lính Hồng quân bình thường tôi đã lên dần tới cấp đại tá. Vì thế cả 2 anh em tôi đều thấy rằng câu nói "con ko phải chịu trách nhiệm về những việc làm của cha" là đúng. Tuy nhiên tôi nghĩ mỗi người có 1 số phận khác nhau và việc liên quan tới những người bị bắt có thể vẫn tiếp tục tác động đến cuộc đời ai đó.

Tôi học ở trường làng đến khi tốt nghiệp lớp 7, tại đó tôi đã được kết nạp vào Đoàn Thanh niên Komsomol. Lên lớp 8 tôi học ở trường do ngành đường sắt mở ở Obluch''e, 1 thị trấn gần đó, đó chính là lúc cha tôi bị bắt. Anh cả đã bị gọi nhập ngũ, vì vậy mẹ tôi ko thể chu cấp cho tôi ăn học chỉ với tiền lương ít ỏi của anh 2 Viktor. Thế là tôi quyết định viết 1 bức thư cho Dân uỷ phụ trách ngành đường sắt L. M. Kaganovitch, trong thư tôi kể hết những khó khăn của gia đình khi để tôi đi học. Tôi cũng viết rằng cha tôi đang thi hành hình phạt tù vì tội bất cẩn. Ngay sau đó tôi, 1 cậu học sinh, đã nhận được 1 bức quốc thư trong đó cho biết lệnh của Dân uỷ chi trả mọi khoản tiền học và tiền phòng ở ký túc xá của tôi khi học trung học và cho đến cả đại học. Tôi cũng nhận được vé xe lửa miễn phí đi và đến bất kỳ trường nào. Tôi vẫn còn nhớ rõ cái chữ ký độc đáo ở đầu bức công thư, "L. Kaganovitch", với 1 chữ L rất to viết tắt chữ Lazar. Nhờ vậy tôi được trả tiền cho 3 năm học.

Logged

IN PAUL WE TRUST
Paul the Octopus
Thành viên
*
Bài viết: 537


St. Paul


« Trả lời #3 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2010, 05:31:59 pm »

Như tôi biết sau này, chồng cô Klavdia Danilovna của tôi còn có 1 hành động liều lĩnh hơn khi còn nhỏ. Khi học hết lớp 6, chú ấy ko được đi học nữa vì gia đình quá nghèo, thế là chú ấy, 1 đứa trẻ 14 tuổi sống ở 1 ngôi làng bị Chúa lãng quên vùng Yaroslavl, đã tự mình đến Moscow. Chú ấy đã gặp được Nadezhda Konstantinovna Krupskaya, vợ goá của Lenin, lúc này là Phó Dân uỷ phụ trách Giáo dục Liên Xô, kết quả là Dân uỷ phụ trách Giáo dục ra lệnh: "Chấp thuận cho Vasily Baranov vào lớp 7". Sau đó chú theo học 1 trường dạy nghề, thật khó tin là hồi đó rất nhiều vụ việc đã được giải quyết theo cách kiểu như vậy.

Đương nhiên việc lo cho lũ trẻ là quan trọng nhất. Tôi và em gái cùng 5 người anh em họ con ông bác đã bị bắt được 2 bà mẹ nuôi dưỡng, cả 2 đều đã mất chồng. Có lẽ ký ức về họ ko có gì đặc biệt, những người phụ nữ Nga chăm chỉ mãi mãi được trân trọng.

Ko giống như ở trường làng, ở trường trung học đường sắt Obluch''e hàng ngày chúng tôi phải tham gia các hoạt động quốc phòng sau giờ học. Thực tế đó là 1 tổ chức tốt, huấn luyện quân sự cho học sinh. Chúng tôi ko có giáo viên quân sự mà có các trung sĩ đến từ các đơn vị quân đội đóng trong thành phố. Họ đến thăm chúng tôi theo định kỳ và dạy tất cả các khoa mục quân sự. Đám trẻ trai gái đều háo hức tham gia các khoá học đó. 1 số đứa quan tâm đến câu lạc bộ hàng ko, tại đó chúng được học lái máy bay và nhảy dù, nhờ vậy chúng có cơ hội theo học Học viện Ko quân ngay sau khi tốt nghiệp lớp 9.

Tổ chức quân sự trong trường học bao gồm các trung đội, tương đương các lớp, và đại đội, tức là cả khối lớp. Ví dụ 3 lớp 10 hợp thành 1 đại đội, tập hợp tất cả 3 khối 8, 9 và 10 của trường lại chúng tôi có 1 "tiểu đoàn chiến sĩ nhỏ". Đứa giỏi nhất mỗi lớp sẽ là trung đội trưởng, đứa mẫn cán nhất trong số đó sẽ được chỉ định làm đại đội trưởng, đứa lớn tuổi nhất trong khối 10 sẽ là tiểu đoàn trưởng. Khi tôi được bầu làm Bí thư Đoàn trường hồi lớp 9, cấp bậc của tôi trở thành "Chính uỷ tiểu đoàn". Thông thường, bí thư chi Đoàn Komsomol các lớp sẽ là các Ctrị viên đại đội. Chúng tôi thực thi trách nhiệm "chiến sĩ nhỏ" 1 cách hết sức nghiêm túc! Chúng tôi thậm chí còn đính cầu vai vào áo sơmi và áo khoác, với các sao vạch làm bằng thiếc, và rất tự hào về chúng. Kiểu định danh cũng tương tự: "Đồng chí Chính uỷ tiểu đoàn trẻ tuổi!" Ở trường tôi, từ đứa bé nhất trở đi đều tôn trọng và ủng hộ các lực lượng vũ trang. Có cả những lớp huấn luyện kỹ năng chỉ huy. Tôi phải nhắc lại là các kinh nghiệm "chiến sĩ nhỏ" đó, theo đánh giá cảm tính của tôi khi đi nghĩa vụ lúc chiến tranh bùng nổ, là rất thiết yếu!

Tôi tốt nghiệp lớp 10 năm 1941, 2 ngày trước hôm 22/6, ngày tai hoạ đối với toàn thể đất nước tôi. Ngay sau lễ tốt nghiệp chúng tôi tới trung tâm của vùng, thị trấn Bira, để nộp đơn xin vào các học viện quân sự. Hồi đó đám thanh niên Soviet đều mê cuồng Học viện Ko quân, ko có thì Học viện Xe tăng và Pháo binh, ko có thì các học viện khác. Tôi chọn Viện nghiên cứu quân sự Novosibirsk, khoa kỹ sư đường sắt vì truyền thống gia đình và để thể hiện lòng biết ơn với Dân uỷ phụ trách ngành Đường sắt đã cho tôi đi học miễn phí. Dù sao đó cũng là 1 viện nghiên cứu quân sự. Nhưng rồi tất cả dự định và mơ ước của chúng tôi đã tan tành khi nghe tin chiến tranh bùng nổ chính tại Bira, đây là nơi chúng tôi được nghe giọng nói của Molotov. Tin chiến tranh thình lình vang lên vào 7h tối ở Viễn Đông chỗ tôi, cùng lúc với Moscow, nhưng ở đó lúc này mới là buổi trưa. Ngay lập tức, như thể có 1 sự chỉ huy, 1 hàng người dài đã xuất hiện trước phòng tuyển quân. Thật là 1 đêm chủ nhật hạnh phúc và thảnh thơi! Tất cả đàn ông đều xếp hàng đăng lính. Sự ngạo mạn của bọn Nazi đã đi quá xa, và chúng tôi đều muốn cho chúng biết chúng tôi sẵn sàng đập lại. "1 chút máu sẽ đổ trên đất đai của kẻ thù, và cuối cùng chúng ta sẽ đập tan quân địch (*)".

Trong 2 ngày, đám thanh niên mới tốt nghiệp trung học chúng tôi ko nghe được thông tin gì về những lá đơn xin học từ các học viện quân sự. Tôi đã nhanh chóng đổi ý và viết 1 lá đơn mới xin vào Học viện Xe tăng. Sau đó chúng tôi được trả lời là tất cả các học viện quân sự đều đã hết chỗ và chúng tôi được gọi nhập ngũ như lính dự bị động viên bình thường. Chúng tôi được cho 2 ngày để chuẩn bị hành lý, thế là chúng tôi nhanh chóng quay về đóng gói tư trang. Sau 1 cuộc chia tay ngắn ngủi cùng gia đình, những chuyến tàu quân sự đã nhanh chóng đưa chúng tôi tới các vùng khác nhau thuộc Viễn Đông.

Tôi lên 1 chuyến tàu với nhiều bạn cùng trường, đoàn tàu chạy về hướng tây và niềm vui của chúng tôi ko tồn tại lâu, mới 2 ngày sau chúng tôi đã dừng lại tại Belogorsk, thị trấn chỉ cách chỗ chúng tôi ở có 300km, tại đây chúng tôi trở thành tân binh Trung đoàn 5 Bộ binh Dự bị của Tập đoàn quân 2 Cờ Đỏ thuộc Quân khu Viễn Đông. Quân khu đã được đổi tên là Phương diện quân nhưng cái tên này vẫn chưa thực sự được sử dụng. Trung đoàn mới thành lập vội vã này còn chưa có đủ chỉ huy trong khi các đoàn tàu vẫn đổ tới vô số tân binh.

Chỉ huy đại đội tôi là chính uỷ tập sự Nikolai Vasilievich Tarasov. Tôi nhớ rõ vị chỉ huy đầu tiên trong cuộc đời binh nghiệp này. Anh ta cao dong dỏng và hơi yếu ớt nhưng có 1 vẻ rất điềm tĩnh trong đôi mắt mệt mỏi. Mới chỉ có 2 "khối vuông" trên cầu vai, anh ta đã chỉ huy 1 đại đội hơn 500 người. Binh lính thuộc đủ mọi lứa tuổi, chưa từng được huấn luyện quân sự và nhiều người mù chữ, họ là những người được động viên ngay trong ngày đầu tiên, hầu hết đến từ những làng nhỏ hẻo lánh sâu trong rừng taiga. Tarasov, đại đội trưởng đầu tiên của tôi, lập tức tách những người đã tốt nghiệp từ cấp 2 trở lên ra, và chỉ với 1 cái liếc qua anh ta có thể bổ nhiệm ai đó tạm thời làm trung đội trưởng hay tiểu đội trưởng, tôi được chỉ định là trung đội trưởng. Rồi khi đám người hỗn loạn đã dần dần trở thành 1 đơn vị quân đội có tổ chức, ngày thứ 2 đại đội trưởng đưa tất cả chúng tôi tới 1 banya (nhà tắm hơi), gọi vậy nhưng thực ra bên trong chỉ có hàng dãy vòi sen. Tại đây chúng tôi được cắt tóc, sau đó là kỳ cọ, và nhận quân phục. Chúng tôi nhét mình vào những "ủng quá to, mũ quá rộng, che kín cả mắt". Chúng tôi trở nên giống nhau đến mức có thể ko nhận ra được cả bạn mình chứ đừng nói là biết ai ở trung đội nào.

Đại đội càng lúc càng có vẻ nhà binh hơn. Chúng tôi được đưa tới 1 khu trại dựng bằng lều bạt cách canteen 3km. Mọi con đường đều dẫn tới canteen, chính uỷ tập sự Tarasov của chúng tôi khích lệ mọi người bằng các nghi thức và những bước đi theo kiểu duyệt binh. Trong khi đó đám "trung đội trưởng" chúng tôi cố hết sức giúp đỡ anh ta, trổ hết học vấn và kỹ năng. Đại đội trưởng, kỳ lạ thay, cũng tổ chức được cả việc chuẩn bị cho lễ tuyên thệ và nói chuyện riêng với nhiều người trong chúng tôi. Tôi cảm thấy khâm phục vì anh ta đã có đủ thời gian và nhiệt tình làm những việc đó! Nikolai Vasilievich Tarasov còn là 1 chỉ huy thực sự mẫu mực, 1 chính uỷ với nghĩa tốt đẹp nhất của từ này. Tôi xin nhắc lại anh ta và những quyết định của anh ta đã tạo nên nhiều quãng thời gian tốt đẹp trong cuộc đời tôi.

(*) 1 đoạn trong bài hành khúc phổ biến những năm 30 "Nếu mai có chiến tranh".
Logged

IN PAUL WE TRUST
Paul the Octopus
Thành viên
*
Bài viết: 537


St. Paul


« Trả lời #4 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2010, 05:32:09 pm »

Chúng tôi được ngủ khoảng 5 - 6h/ngày, Ctrị viên thì còn ít hơn. Tuy nhiên vài ngày sau thì có 1 trung uý và 1 thiếu uý vừa tái ngũ từ lực lượng dự bị động viên tới. Mỗi người tiếp nhận 1 nửa đại đội. Tôi ko nhớ họ của 2 vị chỉ huy mới nhưng cả 2 đều tháo vát, bề ngoài chắc nịch và là những người rất vui tính, người này gọi người kia là "Trung tướng" và "Thiếu tướng".

Vài ngày sau nữa chúng tôi được đưa tới bãi tập bắn và tất cả những ai hoàn thành các bài tập với súng trường đều được làm lễ tuyên thệ ngay. Buổi lễ tuy ko long trọng lắm nhưng tôi vẫn nhớ từng chi tiết nhỏ. Chúng tôi thề trung thành với Tổ quốc, với Liên Bang CHXHCN Soviet. Đó là 1 ngày đặc biệt trong đời tôi, trước đây tôi chưa từng thề thốt vì bất kỳ chính phủ hay quốc gia nào, chỉ biết có Chúa. Vậy mà cả 40 năm đời binh nghiệp tôi đã phụng sự chỉ dưới lời thề quân đội duy nhất này.

Chúng tôi làm quen dần với việc tình trạng căng thẳng thường xuyên và các khoá huấn luyện. Sau khoảng 1 tháng, đại đội tôi đã gần như 1 tổ chức quân đội sẵn sàng làm nhiệm vụ. Có lẽ các chỉ huy - Ctrị viên cũng phải tự hào vì cái đám đông ô hợp chúng tôi đã có thể bước đều trên đường phố. Đại đội trưởng tạm thời tức trung uý của chúng tôi khích lệ mọi người bằng những câu đùa thô lỗ: "Ngẩng đầu, hếch mũi lên! Nhìn vào đám con gái đang ngắm các cậu ấy! Nụ cười của đám gái đó ko làm dạng 2 chân các cậu ra được đâu, nhưng chắc họ đang nghĩ đến chuyện đó đấy!" Những câu đùa bao giờ cũng được việc!

Thời gian trôi qua, đại đội tôi được phân vào các trung đoàn và sư đoàn của "Tập đoàn quân Viễn Đông, chỗ dựa vững chắc" như chúng tôi vẫn hát trong bài hành khúc. Chúng tôi cảm thấy tiếc vì phải chia tay với đại đội trưởng, người đã trở thành 1 người cha thật sự của đại đội. Đó là 1 tấm gương về sự tận tuỵ, 1 sĩ quan Ctrị thực sự. Tôi chắc chắn Ctrị viên đã trải qua 1 quãng thời gian khó khăn với chúng tôi, đã bỏ ra nhiều tinh thần, thời gian và hy vọng cho đơn vị này, đã chia sẻ với mỗi người chúng tôi 1 phần con tim anh.

Số phận đưa đẩy tôi vào trung đội trinh sát Trung đoàn 198 Bộ binh / Sư 12 Bộ binh / Tập đoàn quân 2 Cờ Đỏ / Phương diện quân Viễn Đông, đóng tại Blagoveshensk trên sông Amur. Viên chỉ huy quan trọng nhất với tôi tại đó là trung đội phó, Trung sĩ Zamyatin. Tôi nhận hình phạt kỷ luật đầu tiên là từ anh ta, "1 khiển trách cá nhân". Nó diễn ra như thế này: Vì tôi rất cao nên trong các bài thể dục buổi sáng, hầu hết là chạy, tôi thường vượt lên trước mọi người kể cả những binh sĩ lớn tuổi trong trung đội. Khi trung sĩ ra lệnh "bước dài" tôi càng chạy những bước dài hơn bằng đôi chân rất dài của mình và chạy nhanh hơn nữa. Vậy là cánh già trong trung đội nói móc "ở đây cậu sẽ có đủ chỗ để chạy, đừng chạy quá nhanh". Tất nhiên là tôi sẽ phải chạy chậm lại nhưng sau vài lần va chạm như vậy trung đội đã cho trung đội dừng lại, lệnh cho tôi bước khỏi hàng và ra 1 tuyên bố "khiển trách cá nhân", sau đó ko còn ra lệnh nào nữa. Tôi cảm thấy hết sức bị xúc phạm, tôi có thể chạy nhanh hơn, vậy mà lại ko được. Tôi ko viết thư về nhà kể về lời khiển trách này mà giữ nỗi hổ thẹn cho riêng mình, cố gạt nó đi trong 1 thời gian dài nhưng nó vẫn bám riết lấy tôi cho đến 1 hôm có cuộc hành quân vũ trang 30km và tôi giúp 1 người lính hoàn toàn kiệt sức. Tôi sách súng hộ và thực sự là lôi anh ta về đến đích. Trung sĩ khen ngợi tôi vì đã thể hiện tinh thần giúp đỡ đồng đội và thông báo xoá án khiển trách. Tôi thấy thật hạnh phúc!

Tôi ít khi gặp trung đội trưởng, trung uý Zolotov, thực tế trung đội do Zamyatin điều hành. Tôi ko nhớ tí nào về trung đoàn trưởng của mình nhưng còn nhớ sư trưởng, 1 sĩ quan lùn mập người Gruzia, tướng Chanchibadze, cuối chiến tranh là chỉ huy Tập đoàn quân 2 Cận vệ. Sự tháo vát và khắt khe của ông đã dạy cho chúng tôi nhiều điều. Xét 1 cách toàn diện, những môn "khoa học để giành chiến thắng" đã lấy đi nhiều mồ hôi của chúng tôi. Áo khoác gimnastyorka (thể thao) của lính đều thấm đẫm mồ hôi đến mức có thể dựng đứng trên sàn nhà mà ko đổ! Tôi đã từng gặp vấn đề với khớp đầu gối và gia đình đã chữa chạy cả bằng thuốc bác sĩ cho lẫn thuốc do bà ngoại tự bào chế mà ko xong. Vậy mà sau khoá huấn luyện căn bệnh này đã hoàn toàn biến mất và ko bao giờ tái phát. Môi trường quân đội quả có thể chữa lành nhiều loại bệnh cả thể chất lẫn tinh thần.

Việc huấn luyện quân sự tại Phương diện quân Viễn Đông cực kỳ căng thẳng. Tôi đoán ko lầm thì khoa mục chính là hành quân, ko cần biết là kiểu hành quân gì. Nó được dùng để thay thế cho các bài huấn luyện thể lực và nhiều loại bài tập kỹ năng chiến đấu khác. Trước hết là hành quân vũ trang với tất cả các đơn vị trinh sát trong sư đoàn, bao gồm cả đại đội trinh sát sư đoàn. Đó là 1 cuộc hành quân 60km băng đồng, những ai từng sống ở Viễn Đông đều hiểu thế nghĩa là gì. Rừng taiga bao phủ kín suốt dọc đường! Nên nhớ ngoài mang theo súng trường hay súng máy, mỗi người lính còn phải mang balô hay túi dết nặng tối thiểu 30kg. Cuộc hành quân trở nên cực kỳ gian khổ, đặc biệt với những lính mới nhập ngũ như chúng tôi. Đó là 1 ngày nóng nực tháng 8 nhưng trung đội tôi là đơn vị đầu tiên hoàn thành bài tập, ko chỉ hành quân mà còn trong tiếng hát quân hành! Khi đã hoàn toàn kiệt sức, chỉ muốn ngã lăn ra vào những km cuối cùng, chúng tôi bắt đầu hát! Với giọng ngắc ngứ, hoàn toàn ko đúng giai điệu gì hết, chúng tôi đã hát! Càng ngày càng to hơn và vui vẻ hơn, bước chân mỗi lúc 1 đều đặn và mạnh mẽ hơn. Bài hành khúc đã mang lại cả sức mạnh lẫn tinh thần! Nếu tôi nhớ ko nhầm chúng tôi đã hát bài hành khúc của Tập đoàn quân Viễn Đông: "Tập đoàn quân Viễn Đông, chỗ dựa vững chắc".

Sư trưởng đang chờ đợi những người lính trinh sát ở cuối đường cũng hoà vào lời ca và trung đội tôi về đích với hàng quân thẳng tắp và đầu ngẩng cao! Sư trưởng cho trung đội dừng, phát biểu cảm ơn những người lính bằng chất giọng Gruzia đặc trưng: "Tôi thưởng cho trung đội 1 đôi ủng mới!" Tôi phải nói rằng lúc đó hầu hết ủng của chúng tôi đều đã rách te tua. Cánh già trong trung đội cho rằng chúng thể nào cũng được thay nhưng chiến tranh đã thay đổi tất cả, tất cả ủng của chúng tôi đều đã quá đát rất xa. Vì vậy "1 đôi ủng mới" có ý nghĩa đặc biệt trong việc giải quyết vấn đề này. Trung đội trưởng, trung uý Zolotov, lúc này mới thể hiện quyền hạn ko thể bàn cãi của mình là giao đôi ủng mới cho người có đôi ủng thảm hại nhất trung đội. Chiếc ủng cũ được sử dụng làm vật liệu để sửa chữa vá víu những đôi ủng còn có thể sửa được. Thật tốt là rất nhiều chiếc ủng nhờ đó đã được vá!

Tôi phục vụ tại trung đội trinh sát cho đến ngày 1/1/1942. Đúng ngày đầu năm mới tôi bất ngờ bị gọi đi gác lá cờ của trung đoàn. Đến đêm, nhanh đến mức thậm chí ko cho tôi cơ hội kịp lau súng, tôi vẫn còn rất tiếc vì chuyện đó, họ gửi tôi tới Học viện Bộ binh Vladivostok 2. Đây là 1 sáng kiến của tổ chức Đoàn Thanh niên Komsomol địa phương. Đầu tiên tôi sung sướng vì được đến Vladivostok, thành phố mà tôi đã từng nghe nói đến nhiều và là ước mơ thời thơ ấu của tôi. Thế nhưng hoá ra Học viện lại nằm ở thành phố Komsomolsk trên sông Amur.

Tôi học tại đây trong 6 tháng. Đó là 6 tháng căng thẳng, tập trung học tập các khiến thức và kỹ năng chiến đấu. Tôi xin nhắc lại đó là 6 tháng mùa đông nhưng tôi vẫn cảm thấy vô cùng ấm áp tại Học viện. Tôi nhớ tất cả các giáo viên với lòng biết ơn sâu sắc, đầu tiên là thượng sĩ đại đội Khasmutdinov. Trung đội trưởng của đám sĩ quan tập sự chúng tôi là trung uý Lilichkin, 1 người rất trẻ, đại đội trưởng là đại uý Litvinov, 1 người cực kỳ tao nhã. Họ đều tỏ ra miễn nhiễm ko ngờ với điều kiện khí hậu cận Bắc cực ở vùng này. Tôi cũng xin nhắc lại với lòng kính trọng các đồng đội của mình, đặc biệt là người bạn giường bên cạnh Nikolai Pahtusov, ca sĩ đại đội Andrey Lobkis, người có thể hát ngay cả trong những ngày băng giá nhất, và anh bạn cận thị lúc nào cũng buồn ngủ Sergey Vetchinkin. Họ cũng như nhiều người khác đã giúp tôi vượt qua những giai đoạn khó khăn nhưng tôi chưa từng gặp lại 1 ai. Tôi ko thể ko kể lại 1 số chi tiết trong quãng đời tại Học viện và những giáo viên tại đó.

Học viện đặt tại 1 vùng ngoại ô tên là Mylki cách sông Amur ko xa. Lịch học cực kỳ căng thẳng. Bài tập buổi sáng bắt đầu 2h trước bữa sáng, thường là các bài tập thể dục hoặc tập sử dụng lưỡi lê, đó là bài tập hàng ngày. Chúng tôi ko được nghỉ ngày nào trừ phi đêm trước đã tập hành quân vũ trang. Trong trường hợp đó chúng tôi sẽ nhận được thức ăn khô cho bữa sáng, thường là cá hộp hoặc cháo thịt đặc đóng hộp, cứ 2 người 1 hộp. Bữa sáng trong canteen thường gồm gồm bột mì nướng (ta hay gọi là bánh nắp hầm - Maseo), cháo yến mạch hay kiều mạch, 1 miếng bánh mì phết bơ và trà đường. Chúng tôi tập thể lực nặng khiến ko 1 loại thực phẩm giàu calori nào đáp ứng đủ. Trước bữa trưa chúng tôi luyện tập ngoài trời, trong điều kiện nhiệt độ tháng 1 và 2 đôi khi xuống dưới âm 30 độ C. Sau bữa trưa thì trời đã bắt đầu tối, chúng tôi học 2 - 3h trong lớp những môn bao gồm vẽ và đọc bản đồ, lý thuyết đạn đạo, vũ khí nhẹ, công binh, tín hiệu và truyền tin, v.v... Sau đó chúng tôi làm bài tập hoặc tự học. Hàng đêm trước bữa tối chúng tôi còn phải tập luyện hoặc trượt tuyết 1 - 2h. May mắn thay tuyến đường trượt tuyết dẫn tới gần 1 tiệm tạp hoá, chủ cửa hàng luôn mở muộn để dành cho chúng tôi. Tuy nhiên ko may là kho của cửa hàng chỉ có mỗi thịt cua đóng hộp, những hộp cua xếp kín các kệ và cửa kính, 1 hộp nhỏ giá chỉ 50 kopek nên chúng tôi thường mua loại này, đó là khẩu phần tăng cường của chúng tôi. Chúng tôi ăn nó ngay khi về đến trại hoặc giữ lại cho bữa sáng hôm sau, trộn vào với cháo. Đó là 1 sự phối hợp hoàn hảo, món ăn thật là ngon!

Bữa trưa rất giàu calori. Giai đoạn đầu chúng tôi có cháo ngũ cốc đặc hoặc súp mì sợi, ko thì súp bắp cải với thịt, thêm vitamin bổ sung trông giống những bụi tầm xuân khô giúp ngăn ngừa bệnh thiếu vitamin. Giai đoạn sau chúng tôi được ăn ko hạn chế cháo hoặc mì sợi với thịt, dưa muối kiểu Siberi và cá hồi. Điều đó cho thấy Viễn Đông là nơi giàu hải sản! Tuy nhiên ở đây người ta dạy chúng tôi để đi chiến đấu chứ ko phải diễu binh, vì vậy mặc dù khẩu phần ăn rất tốt và giàu dinh dưỡng nhưng cái lạnh dưới ko khủng khiếp cùng khối lượng vận động khổng lồ đã rút cạn số calori đó. Chỉ những người phục vụ trong nhà bếp mới có thể được ăn nhiều như mong muốn, đó có lẽ là lý do người ta nghĩ ra 1 hình phạt bổ sung là cấm được phục vụ trong bếp. Công việc duy nhất của những người bị hình phạt này là cọ nhà xí dành cho lính!
Logged

IN PAUL WE TRUST
Paul the Octopus
Thành viên
*
Bài viết: 537


St. Paul


« Trả lời #5 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2010, 05:32:18 pm »

Cảm giác đói thường trực khiến chúng tôi luôn nhớ tới những ký ức quê hương ngọt ngào với những món ăn thơm ngon mà các bà các mẹ làm trước chiến tranh. Chúng tôi thường trao đổi về chúng trong những lúc nghỉ chia nhau điếu thuốc. Người bạn gần gũi nhất của tôi ở Học viện, Nikolai Pahtusov, đến từ Nikolaevsk trên sông Amur, cậu ta thực sự thích kể 1 cách hùng hồn về mẹ mình, về món ngỗng tuyệt hảo bà nấu trong những dịp lễ lớn. Cậu ta thậm chí còn sửng cồ với các học viên khác khi họ cứ cắt ngang câu chuyện bằng cách xin cậu ta ngừng lời: "Đừng làm tôi đói thêm!"

Tôi còn nhớ rất rõ giáo viên môn bản đồ. Thầy mới chỉ là thiếu uý, tên là Elman, 1 sĩ quan người Estonia được gọi nhập ngũ từ lực lượng dự bị động viên. Thầy dạy chúng tôi xác định phương hướng bằng cách xem sao, cách xác định tuần trăng và xác định thời điểm trăng tròn hay bắt đầu có trăng với sai số chỉ 1 ngày. Tôi đã biết tất cả các bí quyết này từ khi còn nhỏ, ông ngoại Danila đã dạy tôi, nhưng chỉ tại Học viện tôi mới biết được lời giải thích khoa học cho chúng nhờ thầy giáo bản đồ. Đó quả là 1 người thú vị và hiểu biết. Thầy biết cách khắc sâu những kiến thức cần thiết vào đầu chúng tôi, đó chính là điều người ta nóng lòng chờ đợi ở lớp học này. Thầy tổ chức những buổi thực hành thiên văn, thầy thị phạm cách làm rồi cho từng nhóm tìm con đường ngắn nhất hoặc con đường thuận lợi nhất, nhóm nào thắng sẽ được thưởng khi thì là 1 gói thuốc lá mahorka, khi thì là 1 chai nước hoa Eau de cologne. Đó là những phần thưởng giá trị vào lúc đó, chúng tôi hút bất kỳ loại thuốc lá nào vớ được, ai mà chả muốn được thở hít thứ khói thơm tho ngọt ngào sau những buổi tập thể lực đến kiệt sức cơ chứ! Theo quy định của quân nhu, các học viên trường quân sự ko được phát thuốc lá trong khi phần lớn đều nghiện thuốc.

Có 1 trại tù cạnh học viện bao bọc bằng rào gỗ. Các tù nhân có thuốc lá và thường bán cho chúng tôi, 60 rúp 1 bao, bằng đúng 1 tháng lương học viên! Chúng tôi đưa tiền cho họ qua các lỗ hàng rào và nhận lại bao thuốc nhưng các tù nhân cũng rất hay lừa đảo đám trai trẻ chúng tôi. Trong bao thuốc có khi chỉ là 1 nhúm mahorka, còn lại là mùn cưa, lá thông khô và thậm chí là cứt ngựa khô! 1 gói bưu phẩm chứa đầy thuốc lá gửi từ nhà là 1 lễ hội thực sự với toàn thể học viên. 10 - 12 người truyền tay nhau hút 1 điếu! Đó là lý do vì sao 1 gói mahorka là món quà quý giá thưởng cho sự "chuyên cần" của chúng tôi.

Tôi sẽ mãi mãi nhớ tới thầy dạy pháo binh và vũ khí cá nhân, đại uý Babkin. Thầy là 1 người cực kỳ nhộn, ko bao giờ cho ai có cơ hội ngủ gật trong giờ học. Nếu ai đó buồn ngủ sau 1 buổi học ngoài trời trong băng giá, thầy sẽ kể 1 câu chuyện vui khiến cả trung đội hoặc đại đội nổ tung trong những tràng cười, và thế là cơn buồn ngủ biến mất. Thầy cũng sắp xếp những cuộc thi tháo lắp súng trường bán tự động Tokarev (SVT). Nó có 1 số khác biệt so với súng trường tiêu chuẩn Mosin Nagant, trung liên Degtyarev (RPD), súng trường tự động Simonov (AVS) và các loại vũ khí khác. Giờ tôi ko thể nhớ nổi tất cả các loại súng nữa.

Tôi đã trải qua 6 tháng tại Học viện, từ ngày đầu tiên của năm 1942 đến tháng 7/1942, và tốt nghiệp loại ưu, có nghĩa là hoàn thành xuất sắc mọi khoa mục. Tôi được phong cấp trung uý cùng 17 học viên tốt nghiệp loại ưu khác. Đó là cấp hàm đầu tiên của tôi. Trong hơn 100 học viên chỉ có khoảng 70 người hoàn thành các khoa mục, họ được tốt nghiệp hạng "tốt" và "đạt", những người trượt bài tốt nghiệp chỉ được làm trung sĩ.

Chúng tôi nhận chứng minh thư chỉ huy, sau này gọi là chứng minh thư sĩ quan, và trang bị. Mỗi người được 1 thắt lưng có dây đeo qua vai bằng da, túi đựng bản đồ, bao cho loại súng ngắn ổ quay Nagant, súng này sẽ chỉ được phát tại đơn vị. Chúng tôi diện áo len gimnastyorka đồng phục mới cứng với cầu vai mới và 2 quân hàm có gắn kubari tức "khối vuông". Họ phát cho chúng tôi quần có viền mầu quả mâm xôi, mũ lưỡi trai với băng mũ cũng màu quả mâm xôi và thậm chí cả 1 đôi ủng da dài. Chúng tôi đi lại với tất cả những thứ quân phục mới tinh đó 1 cách hết sức tự hào, lắng nghe tiếng lạo xạo phát ra từ dây lưng và đôi ủng mới. Tuy nhiên, niềm vui của chúng tôi ko kéo dài! Hầu hết các thiếu uý và trung sĩ được gửi ra mặt trận, trong khi tất cả các trung uý được gửi tới các đơn vị tại Viễn Đông. 1 nhóm nhỏ sĩ quan mới tốt nghiệp trong đó có tôi được chỉ định làm trung đội trưởng trong Lữ đoàn Bộ binh Độc lập 29 dưới quyền đại tá Suin.
Logged

IN PAUL WE TRUST
Paul the Octopus
Thành viên
*
Bài viết: 537


St. Paul


« Trả lời #6 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2010, 05:32:32 pm »

Ngay từ ngày đầu tiên nhận trung đội, tôi cũng như mọi trung úy mới nhậm chức đều bắt đầu bằng việc viết đơn xin chuyển tới các tập đoàn quân đang chiến đấu ở mặt trận phía tây. Các tiểu đoàn thuộc lữ đoàn tôi đóng tại hồ Hanka trên biên giới với Mãn Châu, nơi đang bị quân Nhật chiếm đóng. Lữ đoàn trưởng tập hợp tất cả chúng tôi lại và chứng minh 1 cách bình thản nhưng lôi cuốn rằng Phương diện quân Viễn Đông "nhàn rỗi" của chúng tôi có thể rất nhanh chóng và bất ngờ chuyển sang tình trạng chiến đấu cao!

Mùa đông đến, mặc dù chúng tôi đóng tại phía nam vùng đất Viễn Đông Liên Xô nhưng băng giá cũng rất ghê gớm, những cơn gió mạnh ko dứt khiến cuộc sống trở nên rất ko thoải mái. Trong các cuộc hành quân bằng ván trượt chiếm rất nhiều thời gian, chúng tôi được phát ko chỉ mũ lót len chỉ hở 1 lỗ cho mắt và mồm mà cả túi bọc dương vật để giúp nó ko bị cóng! Cuối năm 1942, khi cuộc tấn công của quân Đức vào Stalingrad bị chặn đứng và nguy cơ quân Nhật tấn công đã giảm bớt, mỗi tiểu đoàn lấy 1 đại đội bổ sung cho mặt trận. Họ được đưa lên tàu hoả chạy về phía tây vào những ngày đầu tiên của tháng 1/1943.

Sau này tôi được biết chúng tôi được chia ra tạo thành bộ khung cho quân đội Nam Tư, tiếp đó là các sư đoàn mới thành lập của Woisko Polsko (Quân đội Ba Lan - Maseo), và Lữ đoàn Tiệp Khắc dưới quyền Ludvig Svoboda. Đoàn tàu của chúng tôi thực sự đã "phóng như bay" tới Zima. Những đầu máy hơi nước đã phải thay thế nhanh chóng và ko đủ thời gian để nhận thức ăn nóng từ bếp trung đoàn mặc dù nó nằm ngay trên tàu. Chúng tôi thậm chí ko kịp nhận 1 xô nước nóng tại ga. Tuy nhiên tại ga Zima chúng tôi bất ngờ dừng lại. Chúng tôi đứng chân tại đó mà ko làm gì cả gần 1 tuần, hình như các đơn vị người Nam Tư chưa thành lập xong. Sau đó chúng tôi lại được đưa đi tiếp với tốc độ rùa bò, mất cả tháng để tới Ufa, thủ phủ của Bashkiria. Vượt qua Ufa, chúng tôi bị tống xuống ở ga Alkino trong đêm.

Chúng tôi trở thành bộ khung của Trung đoàn 59 Bộ binh Dự bị, Lữ 12 Bộ binh Dự bị thuộc Quân khu Nam Ural. Công việc chủ yếu của trung đoàn là huấn luyện tân binh, phần lớn họ đều đã có tuổi và đến từ các nước cộng hoà Hồi giáo thuộc Liên Xô. Chúng tôi dạy họ các kỹ năng chiến đấu cơ bản, tổ chức họ thành các đại đội dự bị cho Phương diện quân. Cũng giống như các sĩ quan khác, việc này tốn nhiều thời gian của tôi, suốt 9 tháng trời tôi phải viết các loại báo cáo và đơn từ gửi Phương diện quân. Chính tại đây tôi được vào Đảng và số phận đã mang tới cho tôi 1 cô gái sơ tán từ Leningrad. 1 năm sau, tại mặt trận, cô đã trở thành vợ tôi trong suốt phần đời còn lại.

Chúng tôi được nuôi dưỡng theo "Voentorg" (hệ thống cấp phát theo tem phiếu dành cho quân đội - Maseo). Thực đơn bao gồm chủ yếu là súp bắp cải muối chua, hình như muối từ tận 2 năm trước! Bữa chính cũng vẫn là thứ bắp cải này hầm nước lã! Chúng tôi ko được nhận chút thịt nào, thay vào đó là cá trích thứ phẩm đỏ quạch, chắc cũng được muối từ nhiều năm trước. Chúng tôi nghe nhiều lời đồn đại hài hước rằng thứ thực phẩm này đã được lựa chọn nhằm làm tăng lòng yêu nước cho các sĩ quan, họ sẽ muốn ra mặt trận để được ăn uống tốt hơn! Tôi còn nhớ mấy sĩ quan đã kể 1 câu chuyện cười rằng các nhân viên cung tiêu trong hệ thống Voentorg đã góp tiền để sản xuất 1 chiếc máy bay gửi cho mặt trận nhưng các phi công đều từ chối bay vì trên món quà có hàng chữ "Voentorg", cánh phi công nói nó sẽ bị đạn "bạn" bắn hạ ngay tắp lự! Cái này chắc cũng giống các nhân viên cung tiêu nông trang tập thể. Tất cả đám sĩ quan chúng tôi đều mong mỏi đến lượt được phục vụ trong nhà ăn của lính. Lính tráng được cho ăn hoàn toàn khác với súp, mì sợi hoặc cháo kiều mạch với thịt, đại khái thế. Nhờ vậy chúng tôi có thể được ăn uống đầy đủ 1 lần sau mỗi 2 tuần!

Đến tầm tháng 8 hay đầu tháng 9 gì đó, 1 trong vô số đơn xin của tôi đã có tác dụng. Cùng 1 nhóm nhỏ sĩ quan khác, tôi được gửi tới IORR, trung đoàn sĩ quan dự bị độc lập trực thuộc Quân khu, và sau đó được gửi tới trung đoàn tương tự của Phương diện quân Belorussia. Chúng tôi nhận nhiệm vụ trong Trung đoàn 27 IORR, gác 1 số khu vực quan trọng có khả năng bị quân địch tấn công. Nhưng đây vẫn ko phải là tuyến đầu, nơi tất cả chúng tôi đều khát khao có mặt.

1 ngày đầu tháng 12/1943, tôi được triệu đến cho 1 sĩ quan tham mưu cấp trung đoàn phỏng vấn, đó là 1 đại uý. Mặc dù trong phòng rất ấm áp nhưng viên đại uý vẫn mặc nguyên áo khoác da cừu và cài thắt lưng nghiêm chỉnh như thể sẵn sàng rời khỏi đây bất kỳ giây phút nào. Gương mặt anh ta đen sạm vì nắng gió và tôi bất thần nhận ra tai phải của anh đã cụt. Viên đại uý xem kỹ bản lý lịch sơ sài của tôi, sau đó hỏi vài câu về gia đình, về Học viện và tình hình sức khoẻ của tôi. Bất thần đại uý nói: "Rất tốt! Anh sẽ gia nhập Tiểu đoàn Trừng giới của chúng tôi, trung uý ạh!" Tôi líu cả lưỡi vì shock và hỏi lại: "Nhưng tại sao ạh?" Ngay lập tức ký ức về người cha phải ngồi tù 3 năm trước chiến tranh chạy qua óc tôi như 1 luồng điện, 1 lỗi cẩu thả dẫn tới 1 tai nạn đường sắt, và sau đó ông còn bị tống vào trại dành cho những kẻ nghi ngờ phản quốc hồi đầu chiến tranh. Tất nhiên mọi người đều biết câu châm ngôn: "Con ko phải chịu trách nhiệm cho cha" nhưng tôi ko thể tìm ra lời giải thích nào khác cho việc bị tống vào Tiểu đoàn Trừng giới.

Nhưng đại uý đã trả lời: "Hỏi sai rồi, trung uý! Ko phải tại sao, mà là nhằm mục đích gì. Anh sẽ chỉ huy các shtrafnik (*) và giúp họ chuộc lại lỗi lầm đối với Tổ quốc. Anh sẽ cần cả kiến thức lẫn sức chịu đựng. Anh có 30 phút để chuẩn bị đồ đạc!" Như người ta thường nói: "1 gã trai chỉ cần cài lại thắt lưng là đã chuẩn bị xong đồ đạc", 1 nhóm nhỏ sĩ quan đã đứng sẵn sàng chờ viên đại uý vài phút sau đó. Thì ra anh ta là tham mưu trưởng Tiểu đoàn Trừng giới Độc lập 8, đại uý Vasily Afanasievich Lozovoi. Tôi đã bắt đầu cuộc đời lính tuyến đầu với anh vào năm 1943. 25 năm sau chiến tranh, tôi gặp lại anh trong 1 khoá học dành cho sĩ quan cao cấp Quân khu Kiev, khi đó tôi đã là đại tá và anh cũng là đại tá, tôi nhận ra anh chính nhờ cái tai phải bị cụt.

Tháng 12/1943, lúc này tiểu đoàn đang bị thiếu hụt nặng nề cả sĩ quan cơ hữu lẫn shtrafnik, vì vậy họ lấy 18 sĩ quan trung và đại uý chúng tôi vào để thay thế cho những chỗ khuyết. Phần lớn họ là các frontovik (lính tuyến đầu) đầy kinh nghiệm quay lại mặt trận từ bệnh viện, tôi là sĩ quan "thò lò mũi xanh" duy nhất trong số đó. Tuy ngạc nhiên nhưng tôi cũng tự hào vì được chọn vào 1 nhóm toàn các sĩ quan frontovik dày dạn trận mạc.

(*) Shtrafnik là cách gọi phổ biến dành cho những sĩ quan và binh lính phải thụ án trong các tiểu đoàn quân phạm (Shtrafnoi battalion - Tiểu đoàn trừng giới, hay shtrafbat trong tiếng Nga).
Logged

IN PAUL WE TRUST
Paul the Octopus
Thành viên
*
Bài viết: 537


St. Paul


« Trả lời #7 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2010, 05:32:57 pm »

1h sau chúng tôi đã sẵn sàng trên xe tải, bật đèn gầm phóng ra tiền tuyến. Ai nấy đều nhìn rõ tuyến đầu rung chuyển trong ánh lửa đạn pháo, những loạt đạn vạch đường đủ màu và những quả pháo sáng lơ lửng trên bầu trời. Tiểu đoàn 8 Độc lập Trừng giới (dành cho sĩ quan) đang bố trí phòng thủ dưới hoả lực Đức bắn tới từ khắp xung quanh. Họ vẫn chưa biết gì về chúng tôi, nhưng chúng tôi đã trở nên rất gần gũi với họ. Tôi có biết đôi điều về các tiểu đoàn trừng giới nhưng chắc chắn là ít hơn những người cùng đi. Dù sao tôi cũng biết Mệnh lệnh 227 nổi tiếng của Dân uỷ Bộ Quốc phòng. Tuy nhiên tình trạng thực tế khác xa những gì tôi tưởng tượng! Thật ko may, tôi ko hề có các bảng biểu thống kê tổ chức cũng như trang bị của tiểu đoàn, và thống kê này khác xa những gì bạn có thể tưởng tượng ra.

Tham mưu trưởng kỳ cựu của tiểu đoàn là thiếu tướng F. A. Kiselev, ông đã phục vụ trong tiểu đoàn ngay từ ngày đầu thành lập cho đến tận khi nó bị giải tán sau chiến tranh. Ông có kể lại về cấu trúc tiểu đoàn trong hồi ký của mình. Tiểu đoàn gồm các binh sĩ cơ hữu và tạm thời trong đó binh sĩ tạm thời là những người bị đưa vào để chuộc tội hoặc lỗi thi hành sai nhiệm vụ, tức là các shtrafnik. Tình cờ tôi được biết tại 1 số tiểu đoàn trừng giới người ta vẫn gọi các shtrafnik theo cấp bậc cũ, chỉ thêm vào từ "trừng giới", thí dụ "thiếu tá trừng giới" hay "binh nhì trừng giới" v.v... Tôi ko biết quy định này do ai đưa ra nhưng ở tiểu đoàn tôi điều đó ko được áp dụng. Thực tế các sĩ quan cơ hữu ko muốn gây căng thẳng bằng cách gọi binh sĩ với chữ shtrafnik đứng trước, vì vậy chúng tôi gọi tất cả các binh sĩ tạm thời trong tiểu đoàn là "binh sĩ tạm thời". Ngược lại họ gọi chúng tôi theo cấp bậc thông thường, ví dụ "đồng chí đại uý".

Tướng Kiselev viết trong hồi ký: "Các binh sĩ cơ hữu của tiểu đoàn là các sĩ quan tham mưu, đại đội trưởng, trung đội trưởng, Ctrị viên, thượng sĩ cho các đơn vị nhỏ, pháo binh, hậu cần, anh nuôi, quân lương và 1 số vị trí khác. Tiểu đoàn gồm ban tham mưu, 3 đại đội súng trường, 1 đại đội tiểu liên, 1 đại đội súng máy, 1 đại đội cối, 1 đại đội súng trường chống tăng, 1 trung đội quân cảnh, 1 trung đội hậu cần và 1 trung đội truyền tin." Ngoài ra tôi biết tiểu đoàn còn 1 trung đội quân y với 1 trạm phẫu cấp tiểu đoàn. Đương nhiên còn có cả đại diện Smersh (Smert'' Shpionam - Cái chết cho bọn gián điệp), đó là 1 bộ phận đặc biệt.

Bạn chiến đấu của tôi, Petr Zagumennikov, cũng kể giống tôi trong cuốn hồi ký của anh về những ngày đầu của tiểu đoàn. Anh viết rằng ban đầu tại mỗi đại đội hay trung đội đều có cả chỉ huy lẫn Ctrị viên, hay Politruk. Bản thân Petr sau khi tốt nghiệp trung uý đã được đề nghị gia nhập tiểu đoàn sau 1 đợt trị thương với tư cách Ctrị viên trung đội khi còn rất trẻ, chưa đầy 19 tuổi. Petr ko đồng ý, vừa may quy định phải có Ctrị viên ở cấp trung và đại đội được bãi bỏ. Thực tế ý tưởng ban đầu phải có quá nhiều sĩ quan ở mỗi cấp như vậy sẽ khiến cho ko thể chỉ huy các shtrafnik, những người có thể vốn đã là đại tá và chỉ bị tạm thời giáng chức. Người ta nhận ra nó ko thực tế và thế là mỗi đại đội chỉ còn 1 chỉ huy phó, ko có Ctrị viên. Mỗi trung đội có 2 chỉ huy phó lấy từ các shtrafnik. Tuy nhiên việc giảm 1 số lượng lớn Ctrị viên như vậy khiến ban tham mưu tiểu đoàn có rất nhiều sĩ quan Ctrị. Tuy nhiên đó là biên chế tiểu đoàn sau khi đã thay đổi dựa trên kinh nghiệm từ những trận đánh mà tôi có tham gia.

Vì tôi chỉ gia nhập tiểu đoàn vào cuối năm 1943 nên tôi sẽ kể về giai đoạn trước đó theo lời kể của 2 sĩ quan khác. Bạn chiến đấu Petr Zagumennikov, người đã là sĩ quan cơ hữu của tiểu đoàn từ ngày đầu thành lập, và 1 cựu shtrafnik, thiếu tá Semen Basov, binh sĩ tạm thời đầu tiên bị đưa vào tiểu đoàn và tham chiến ngay từ trận đầu.

Tiểu đoàn Trừng giới Độc lập 8 (dành cho sĩ quan) của Phương diện quân Trung tâm thành lập cuối tháng 4/1943 tại làng Zmievka, cách Orel ko xa. Các binh sĩ cơ hữu hầu hết là các sĩ quan đã kinh qua trận Stalingrad. Biên chế và trang bị của tiểu đoàn thực ra tương đương với 1 trung đoàn bộ binh bình thường. Tiểu đoàn trưởng (kombat) mang quân hàm đại tá, dưới có 2 phó, 1 tham mưu trưởng và 1 chính uỷ, tất cả đều mang hàm trung tá, và chỉ huy hậu cần. Tham mưu trưởng có 4 phó, G1, G2, G3 và G4, tất cả đều là thiếu tá. Mỗi đại đội có từ 200 người trở lên, trông ko khác gì 1 tiểu đoàn bộ binh bình thường. Vì vậy về mặt số lượng 1 tiểu đoàn trừng giới rất giống với 1 trung đoàn bộ binh thường. Cấp bậc của đại đội trưởng là thiếu tá và trung đội trưởng là đại uý.

Tháng 7/1943 khi trận Kursk nổ ra, tiểu đoàn đã được biên chế đầy đủ và bố trí phòng thủ tại khu vực Ponyri - Maloarkhangelskoe trong vùng trách nhiệm của Sư 7 Bộ Binh Lithuania. Tại đây đã diễn ra cuộc thử lửa đầu tiên của tiểu đoàn. Sau những trận đánh cực kỳ dữ dội và giằng co, tiểu đoàn đã giữ vững được vị trí. Sau đó họ phản công chọc thủng tuyến phòng ngự địch và tiến về hướng Trosna. Những trận đánh đầu tiên này đã chứng minh khả năng khắc phục khó khăn vô song của binh sĩ, cho thấy khả năng của tiểu đoàn có thể đảm nhiệm 1 mũi phản công quyết định của chiến dịch, và sau đó là thẳng tiến bất chấp thương vong nặng nề. Sau trận Kursk, tiểu đoàn tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ khác. Họ đã vượt qua những trận đánh ác liệt nhất tại khu vực Kursk, tại bắc Ukraina, trong đó có trận Putivl, và tiếp theo là tiến tới sông Dnepr và vùng ngoại ô Chernigov. Chỉ sau ngần ấy trận đánh tiểu đoàn mới được nghỉ và bổ sung quân số tại làng Dobryanka. Sau khi nhận quân bổ sung, tiểu đoàn được đưa tới đầu cầu Loev trên sông Sozh thuộc đất Belorussia với nhiệm vụ mở rộng đầu cầu. Hoàn thành nhiệm vụ này, giải phóng xong thị trấn Loev, Tiểu đoàn Trừng giới lại tham gia các cuộc tấn công về hướng Gomel.

Lúc này Phương diện quân Trung tâm đã đổi tên thành Phương diện quân Belorussia. Tiểu đoàn trở thành 1 bộ phận của Tập đoàn quân 48 do tướng P. L. Romanenko chỉ huy. Tiểu đoàn đánh mở đường tới thị trấn Rechitsa, góp phần hợp vây thành công Gomel. Sau khi Gomel được giải phóng ngày 26/11/1943, tiểu đoàn đã duyệt binh xuyên qua thành phố, tới làng Pervomaiskoe thuộc tỉnh Zhlobin và bố trí phòng thủ tại các vị trí trên bờ trái sông Dnepr. Vài ngày sau, quân Soviet mở cuộc tấn công sau 2h pháo kích. Tiểu đoàn đã tiến được 4 - 5km nhưng các đơn vị bạn 2 bên ko tiến được khiến tiểu đoàn bị hở sườn. Quân Đức ngay lập tức tận dụng cơ hội và cắt rời tiểu đoàn bằng 1 cuộc tấn công 2 mũi kiểu càng cua. Để phá vỡ vòng vây tiểu đoàn đã chịu tổn thất nặng nề và bị đẩy trở lại vị trí phòng thủ ban đầu. Đây chính là lúc tôi đến với tiểu đoàn trong 1 nhóm gồm 18 sĩ quan từ lực lượng dự bị Phương diện quân. Chỉ có 3 sĩ quan trong số này sống sót đến ngày chiến tranh kết thúc là Michael Goldstein, Ivan Matvienko và tôi. Đúng như lời bài hát: "Chỉ còn 3 người đứng vững trong số 18 chàng trai ..."

Đến tiểu đoàn, tôi nhận 1 trung đội mặc dù sau này mới biết tôi được chỉ định làm đại đội trưởng theo lệnh của Phương diện quân. Khi biết điều này tôi cảm thấy ngạc nhiên vì ko hiểu mình sẽ trở thành loại đại đội trưởng gì khi chưa từng chỉ huy 1 trung đội trong chiến đấu? Sai lầm này đã được tiểu đoàn chỉnh sửa chính xác. Kombat (*) gửi cho tôi 1 bức thư hỏi tôi có muốn chỉ huy 1 trung đội trinh sát ko. Đó là lần đầu tiên tôi được trò chuyện với trung tá Osipov, tôi ngạc nhiên vì lòng tốt sự chăm lo như 1 người cha của ông đối với tôi. Tôi rất sung sướng nhận lời đề nghị. Tôi từng là trung đội trưởng trinh sát ở Phương diện quân Viễn Đông, tức là nhiệm vụ này cũng khá gần gũi với tôi! Tôi xin nói thêm đây chính là lý do tại sao Kombat đề nghị tôi nhận nhiệm vụ này. Việc bố trí trái mệnh lệnh cấp trên này được chính thức hoá bằng 1 tờ lệnh của tướng Rokossovski, chỉ huy Phương diện quân, vào cuối tháng 3 mãi sau đó. Thực tế chỉ huy Phương diện quân ko có thời giờ kiểm tra những thứ ít quan trọng như vậy.

Tiếp đó, vào cuối tháng 12, trong những ngày đầu tiên tôi chỉ huy trung đội, tôi nhận ra mình chưa hiểu tất cả những đặc thù của tiểu đoàn trừng giới và mối quan hệ giữa các shtrafnik với các sĩ quan. Điều duy nhất tôi chú ý là các sĩ quan kỳ cựu gọi cả sĩ quan cơ hữu lẫn shtrafnik bằng cùng 1 đại từ nhân xưng "anh". Điều đó khiến ko ai phải khó chịu, ngược lại cách xưng hô ko chính thức này khiến mọi người trở nên gần gũi và ko tạo ra sự phân biệt giữa các shtrafnik và các sĩ quan. Phần lớn các shtrafnik trước khi bị đưa vào tiểu đoàn trừng giới đều có cấp bậc cao, họ cũng lớn tuổi hơn chúng tôi nhiều. Các shtrafnik thường có cấp bậc trước đây là thiếu tá hoặc trung tá, tuy nhiên tôi chưa từng nghe là có đại tá nào phục vụ trong tiểu đoàn tôi như 1 shtrafnik.

Tôi đã 1 phen kinh ngạc vì sự cố đầu tiên trong những ngày đầu ở Tiểu đoàn Trừng giới. 1 shtrafnik tới bếp dã chiến dưới đường hào thì 1 shtrafnik khác nhìn thấy và chạy tới gặp, shtrafnik thứ 2 vừa từ sở chỉ huy tiểu đoàn về sau khi bàn giao 1 số tài liệu từ tuyến đầu. Đây là cuộc trò chuyện giữa họ với nhau: Người ở bếp nói với người vừa từ ban tham mưu về: "Tôi có 1 cái đồng hồ vàng của Đức rất xịn, anh có muốn nó ko?" - "Ý anh muốn nói là chúng ta trao đổi ko toan tính?" - "Ko, tôi sẽ giơ tay lên để anh bắn vào ở khoảng cách độ 5 - 6m, ko xa hơn vì như vậy có thế trượt, cũng ko gần hơn vì sẽ để lại vết thuốc súng trên vết thương." - "OK! Nhưng trước tiên cho tôi xem cái đồng hồ đã." Khi người muốn bị thương giơ cánh tay có đeo cái đồng hồ vàng lên, người thứ 2 ra lệnh: "Giờ thì mày giơ nốt tay kia lên, đồ khốn! Cao nữa lên! Tao sẽ cho mày biết ko phải ai trong đám khốn nạn này cũng như mày!" Sau đó shtrafnik thứ 2 giải người kia lên sở chỉ huy tiểu đoàn như 1 tên tội phạm. Tiểu đoàn trưởng thu cái đồng hồ rồi đưa cho 1 cảnh vệ còn tay shtrafnik muốn giả bộ bị địch bắn bị thương thì bị đưa ra toà án binh. Tôi ko biết điều gì xảy ra với hắn, nhưng điều đó ko quan trọng, điều quan trọng nhất trong câu chuyện này là mối quan hệ giữa các shtrafnik với nhau. Vấn đề ko phải cấp bậc trước đây của họ là gì hay việc họ bắt 1 người khác hoặc 1 frontovik, điều cốt yếu là thái độ của bản thân các shtrafnik với những kẻ xảo trá thối tha. Ko có nhiều shtrafnik như vậy, nhưng thỉnh thoảng chúng ta vẫn đi qua mặt họ mà ko biết.

(*) Kombat - cách gọi tắt của Hồng quân cho từ "komandir bataliona" (tiểu đoàn trưởng).
Logged

IN PAUL WE TRUST
Paul the Octopus
Thành viên
*
Bài viết: 537


St. Paul


« Trả lời #8 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2010, 05:33:18 pm »

2
ROGACHEV VÀ KINH NGHIỆM CHIẾN TRƯỜNG ĐẦU TIÊN


Ngay từ hồi ấy và cho đến tận giờ, chúng tôi vẫn nghĩ Tiểu đoàn 8 Độc lập Trừng giới đã đóng vai trò quan trọng trong việc giải phóng vùng Rogachev, khu vực Gomel thuộc Belorussia. Vấn đề nằm ở chỗ hàng loạt cố gắng của chúng tôi trong các cuộc tấn công nhằm chọc thủng các cứ điểm kiên cố trên tuyến phòng thủ Đức ở sông Dnepr và sông Druit, hay phá vỡ đầu cầu Rogachev trên sông Dnepr, tất cả đều thất bại. Kẻ địch hiểu rằng mất Belorussia có nghĩa là mở ra con đường ngắn nhất đến các nước Baltic cùng hàng loạt hậu quả khác tiếp theo. Vì vậy quân Đức liên tục tăng quân và gia cố sức phòng thủ của khu vực này. Belorussia cũng là con đường ngắn nhất tiến vào Ba Lan và Đông Phổ, điều này cũng cực kỳ quan trọng. Đó là lý do tiểu đoàn tôi được đưa tới để tham gia vào việc phá huỷ đầu cầu Rogachev và đánh chiếm nó.

Trước trận đánh, tiểu đoàn tôi được nghỉ và nhận bổ sung tại làng Maiskoe Buda thuộc tỉnh Koshelev. Có rất nhiều người mới tới, trong đó ko chỉ có các sĩ quan frontovik phạm tội mà cả các cựu sĩ quan Hồng quân đã buông súng trốn vào dân chứ ko chịu tham gia du kích khi lọt vào các vòng vây hồi năm 1941. Chúng tôi thậm chí còn nghĩ ra 1 tên lóng dành cho họ: "những người bị vây". Ngoài ra còn 1 số cựu sĩ quan Hồng quân mới được giải thoát khỏi các trại tập trung và ko qua được cuộc thẩm vấn của các đặc vụ Smersh. Các Polizei (cảnh sát người địa phương tại các vùng tạm chiếm - Maseo) và những kẻ hợp tác với địch khác ko được đưa vào tiểu đoàn tôi, chúng có 1 số phận khác.

Có rất nhiều tài liệu của giới sử gia ngày nay viết rằng tất cả tù binh Soviet sau khi được giải thoát lại bị đưa vào các trại tập trung Soviet theo lệnh của Stalin, rằng tất các tù binh đó đều bị coi là "kẻ thù của nhân dân". Thực tế là Tiểu đoàn Trừng giới của tôi cũng được bổ sung 1 số sĩ quan dạng này tuy nhiên những tài liệu đó viết hơi quá. Lệnh chỉ nói rằng các các cựu sĩ quan tù binh đã "ko giữ được mình" và hợp tác với địch mới bị đưa vào các tiểu đoàn trừng giới. Tuy nhiên họ ko bị đưa vào các tiểu đoàn trừng giới theo bản án của toà án binh mà theo nghị quyết của 1 ban gồm những người có phận sự xem xét các trường hợp này, các ban này được thành lập và giao trách nhiệm theo Mệnh lệnh 270 ngày 16/8/1941 của Stavka. Mệnh lệnh này ghi rõ: "Hành vi đầu hàng địch ngang với tội phản quốc". Vấn đề là các ban này ko quan tâm xem ai là người chủ động đầu hàng quân Đức, ai bị bắt làm tù binh do bị thương hay lâm vào các hoàn cảnh bi thảm khác. Nếu nhóm đầu xứng đáng bị trừng phạt vì tội phản quốc và làm trái lời tuyên thệ thì nhóm sau lại ko làm gì có lỗi với đất nước. Tôi nghĩ thật bất công khi coi tất cả các cựu tù binh là kẻ phản quốc, nhưng đó là thực tế đã xảy ra. Tôi xin nhắc lại là các ban nói trên ko có đủ thời gian để xem xét từng trường hợp đối với mọi tù binh được giải thoát. Ngoài ra thực tế là các tiểu đoàn và đại đội trừng giới chỉ mới được thành lập trong các năm 1942 - 1943, chúng rất cần người mà chẳng toà án binh nào có thể xử nhiều sĩ quan đến mức đủ cho các tiểu đoàn trừng giới. Vì vậy người ta phải sử dụng các ban đặc biệt này để đẩy nhanh quá trình hoàn thiện quân số cho các đơn vị trừng giới "theo lệnh của Dân uỷ Bộ Quốc phòng, Đồng chí Stalin". Tất nhiên, họ ko quan tâm đến các số phận khác nhau của các tù binh. Nhìn bề ngoài thì việc làm của các ban này là "có lợi" cho quân đội, nó giúp giải quyết tình hình thiếu quân số cho các đơn vị trừng giới thời điểm đó. Tuy nhiên cái từ "có lợi" ấy chỉ là 1 thủ đoạn, rất nhiều chuyện bất công đã được thực hiện nhân danh "có lợi".

Bên cạnh đó, 1 số sĩ quan lại bị tống vào các tiểu đoàn trừng giới ko phải theo bản án của toà quân sự hay nghị quyết của các ban mà đơn giản chỉ bởi lệnh của chỉ huy quân đoàn hay tập đoàn quân. Tiểu đoàn tôi có rất nhiều cựu tù binh bị đưa vào theo nghị quyết của các ban và theo lệnh của chỉ huy các cấp. Theo tôi, trong 1 số trường hợp, lệnh của các vị chỉ huy cấp cao có lẽ là công bằng. Tình hình của chúng tôi lúc đó cũng đang cần bổ sung khẩn cấp sau khi tiểu đoàn bị thiệt hại nặng nề trong trận đánh ác liệt tại Zhlobin. Chúng tôi nhận được quân bổ sung nhiều ko kém gì 1 trung đoàn bộ binh. Mỗi trung đội có tới 50 người, các đại đội có khi lên tới 300 người, toàn tiểu đoàn đôi lúc có tới 850 "tay lê" như cách chúng tôi thường gọi. Tiểu đoàn tôi đông gấp 3 lần 1 tiểu đoàn bộ binh thường trong Hồng quân.

Chiến dịch Rogachev - Zhlobin của Phương diện quân Belorussia diễn ra từ ngày 21 đến ngày 26/2/1944, đúng như tất cả các sách vở chính thức về cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại đã viết. Tuy nhiên với chúng tôi chiến dịch bắt đầu sớm hơn. Đêm 17/2 toàn tiểu đoàn bất thần bị đánh thức và lập tức di chuyển, chỉ để lại các đơn vị hậu cần, hỗ trợ và vài cảnh vệ ở lại làng Maiskoe. Suốt đêm chúng tôi hành quân được khoảng 25km về hướng mặt trận. Sáng sớm chúng tôi tập trung trong 1 cánh rừng ngay sát tuyến đầu, tại đây người ta bắt đầu phát áo nguỵ trang mùa đông màu trắng và thức ăn khô. Sau đó 1 đội đặc nhiệm công binh chiến đấu và 1 trung đội súng phun lửa tới. Đến trưa chúng tôi đã sẵn sàng chiến đấu nhưng ko biết nhiệm vụ là gì. Tiểu đoàn nhanh chóng dàn đội hình, thì ra còn có cả 1 đơn vị lớn nữa đi cùng nhưng họ chỉ có quân số bằng 1/4 chúng tôi, họ cũng mặc đồ nguỵ trang đi tuyết và thậm chí có cả ván trượt. Sau đó chúng tôi được biết đó là 1 tiểu đoàn trượt tuyết. Các tiểu đoàn có quân số thật khác nhau. Chỉ mãi sau này tôi mới biết tiểu đoàn mình những ngày đó lớn đến mức nào.

Logged

IN PAUL WE TRUST
Paul the Octopus
Thành viên
*
Bài viết: 537


St. Paul


« Trả lời #9 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2010, 05:33:26 pm »

1 lúc sau, 1 nhóm "ông lớn" đến xem xét đội hình của chúng tôi trên những chiếc jeep Willy. Họ đều mang quân hàm cấp tướng hoặc đại tá. Thì ra đó là chỉ huy Tập đoàn quân 3, trung tướng Gorbatov, điều đó có nghĩa là chúng tôi đã được thiên chuyển từ Tập đoàn quân 48 của tướng P. L. Romanenko sang Tập đoàn quân 3 của Gorbatov. Đó là 1 viên tướng cao và oai vệ, ông nói chuyện ngắn gọn với chúng tôi nhưng với 1 vẻ rất chu đáo, ko giống cách các tướng lĩnh thường nói. Ông nói bằng giọng nhẹ nhàng như thể cha nói với con. Tôi để ý thấy ông tựa vào 1 cây gậy gỗ lớn có nhiều mấu và nghĩ có lẽ ông mới vừa trở lại sau khi bị thương. Chỉ sau này tôi mới nghe được huyền thoại về vị tướng "vinh quang" Alexander Vasilievich Gorbatov đã "dạy dỗ những thằng ngu" bằng chính cây gậy này. Bằng những lời nói ngắn gọn đầy cảm xúc, viên tướng cho biết chúng tôi được giao 1 nhiệm vụ bất thường khó khăn nhưng quan trọng. Chúng tôi phải xuyên qua chiến tuyến địch, khuyấy đảo hệ thống thông tin của chúng, ông cũng nói ông hy vọng chúng tôi sẽ hoàn thành nhiệm vụ 1 cách vẻ vang. Nhiệm vụ này, ông nói, sẽ chứng tỏ sự thật rằng công tác chỉ huy của Phương diện quân và Tập đoàn quân là có trong những tiểu đoàn như tiểu đoàn tôi. Ông cũng thông báo từ ngày 17/2, Phương diện quân Belorussia của chúng tôi đã được đổi tên thành Phương diện quân Belorussia 1. Ông hứa nếu nhiệm vụ được hoàn thành tốt, tất cả các shtrafnik đã chứng tỏ được khả năng vượt qua nghịch cảnh, ko quản ngại máu xương sẽ được trả tự do, ko phải tiếp tục ở trong tiểu đoàn trừng giới nữa mà sẽ được trở về cấp bậc cũ, những người xứng đáng thậm chí sẽ còn được tặng thưởng huân huy chương.

Chi tiết về nhiệm vụ được kombat (tiểu đoàn trưởng) đại tá Arkadi Aleksandrovich Osipov giải thích cho chúng tôi. Nhiệm vụ là bí mật tiềm nhập qua tuyến phòng ngự địch trong đêm 18 rạng ngày 19/2. Chúng tôi sẽ tránh đụng độ với địch mà lao thẳng về phía hậu tuyến của chúng, tới vùng ngoại vi phía tây Rogachev. Tại đó, kết hợp với tiểu đoàn trượt tuyết, chúng tôi sẽ cố gắng đánh chiếm thị trấn, giữ nó cho đến khi lực lượng chính của Tập đoàn quân tới. Chúng tôi có 72h để hoàn thành nhiệm vụ, được phát đạn dược và đồ ăn khô đủ cho ngần ấy thời gian bao gồm thịt hộp, bánh mì khô và đường. Số đồ ăn khô này ko nhiều và cũng ko bổ béo lắm, đặc biệt là khi chúng tôi sẽ phải di chuyển trên những con đường phủ tuyết dày. Trung đội trinh sát của tôi được lệnh dẫn đầu. Chúng tôi nghĩ tiểu đoàn trượt tuyết sẽ có 1 khoảng thời gian dễ dàng hơn so với chúng tôi! Tuy nhiên, tôi ko cảm thấy khó chịu lắm với tình trạng tuyết dày đặc, trại lính mùa đông của Học viện vùng Viễn Đông vẫn còn tươi mới trong tâm trí tôi.

Nhớ lại hồi đó, đầu tháng 2/1942, các học viên Học viện Bộ binh tại Komsomolsk trên sông Amur đã phải trải qua 18 ngày trong trại dã chiến. Lúc đó tuyết "ngập đến ngang bi của bạn" như thầy giáo dạy pháo binh và vũ khí cá nhân, đại uý Babkin, thường nói. Nhiệt độ xuống dưới âm 35 độ C. Chúng tôi hành quân 50 - 60km trong rừng taiga, chân quấn xà cạp và đi ủng, trong ba lô mang theo những đôi ủng dạ nữa để tiếp tế cho các đơn vị khác. Tới trại, chúng tôi dựng những căn lều lớn bằng cây thông Sibêri hoặc cây linh sam, mỗi lều dành cho 1 trung đội. Chúng tôi được cho phép đốt những đống lửa nhỏ trong lều để giữ ấm, đặc biệt là vào ban đêm. Chúng tôi bỏ ủng da vào ba lô và đi ủng dạ. Vấn đề là đống lửa chỉ giúp làm ấm cho 5 - 7 người, số còn lại đều lạnh cóng, vì vậy nhờ sự mắt nhắm mắt mở của trung đội trưởng, 1 người vừa tốt nghiệp Học viện Bộ binh Khabarovsk, chúng tôi đã thêm vào đống lửa mỗi lúc 1 nhiều củi cho đến khi cả căn lều bất thần bốc cháy. Tro và tuyết tan là tất cả những gì còn lại từ căn lều của chúng tôi. Trung đội trưởng bị khiển trách nặng còn chúng tôi bị cấm dựng 1 căn lều khác. Chúng tôi đành phải tìm cách giữ ấm bản thân trong lều của các trung đội khác nếu kiếm được 1 chỗ trong đó.

Ban ngày thì chúng tôi ko có thời gian để rét. Chúng tôi liên tục "đẩy lui các cuộc xung phong của địch", hoặc tấn công ồ ạt các quả đồi, hoặc hành quân đường dài bằng ván trượt, hoặc hành quân bộ qua vùng tuyết phủ dày, v.v... Khi 18 ngày dài dằng dặc đó kết thúc, chúng tôi được lệnh quấn xà cạp và đi ủng da trở lại. Lúc lôi những chiếc ủng ra khỏi balô, chúng tôi nhận thấy chúng đã đóng băng cứng đơ vì bị ướt do ngấm tuyết khi chúng tôi hành quân đến trại. Chúng tôi lại phải đốt lửa đun cho tan băng, tôi đã hơ ủng quá gần ngọn lửa khiến nó bị co lại và ko làm sao cho nó trở lại kích cỡ ban đầu được. Những ngón chân to tướng lạnh cóng của tôi đã bị nhồi cứng trong cái ủng đó suốt đoạn đường về, da nứt nẻ mặc dù chưa đến nỗi chảy máu. Ban y tế Học viện đang cần thêm 1 số y tá, thế là tôi được miễn phải mang bất kỳ loại giày ủng nào, điều đó cũng có nghĩa là được miễn tham gia mọi khoá học ngoài trời. Tuy nhiên tất cả những thứ được miễn đó tôi đều phải hoàn thành cho đủ khoá học tại Học viện.
Logged

IN PAUL WE TRUST
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM