Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 10:17:43 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh  (Đọc 78367 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #30 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2010, 09:31:23 pm »

CHỦ NGHĨA TƯ BẢN



Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #31 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2010, 09:31:52 pm »

Thời kỳ phát triển tư bản chủ nghĩa ở nước Nga (1861-19170 chia thành hai giai đoạn. Bốn mươi năm đầu là thời gian hình thành hệ thống sản xuất đại công nghiệp. Sản lượng công nghiệp đã tăng hơn 7 lần, đồng thời tỷ trọng các ngành công nghiệp nặng chiếm 30 phần trăm. Nước Nga đã xấp xỉ ngang bằng nước Pháp trong các ngành khai thác nhiên liệu khoáng, đúc gang, sản xuất thép và chế tạo máy (trước hết là ngành chế tạo các phương tiện vận tải. Ở nước Nga cũng đã hình thành hệ thống tín dụng. Các ngân hàng cổ phần lớn là cơ sở của hệ thống tín dụng. Các ngân hàng cổ phần lớn là cơ sở của hệ thống này: năm 1875 có 39 ngân hàng, năm 1900 - 43 ngân hàng.

Đầu thế kỷ 20, các công ty độc quyền xuất hiện. Tới năm 1914, hệ thống các hãng độc quyền công nghiệp và ngân hàng gắn bó với nhau được hình thành. Cũng như các nước khác ở châu Âu và châu Mỹ, nước Nga bước vào thời kỳ tư bản chủ nghĩa độc quyền. Nhưng khác với các nước tư bản “hàng đầu” và trước hết là Anh, các cuộc cải tổ mang tính chất dân chủ tư sản vẫn chưa hết thúc ở Nga. Chế độ ruộng đất mang tính chất nửa nông nô. Cơ sở của chế độ này vẫn là chế độ chiếm hữu ruộng đất của địa chủ, nửa phong kiến như trước. Chế độ sa hoàng chuyên quyền cũng là tàn tích trực tiếp của thời kỳ trung cổ.

Vấn đề dân tộc thuộc địa đặc trưng cho mối liên kết phức tạp của các mâu thuẫn. Các biên khu miền tây nước Nga tuy cũng có trình độ phát triển không thua kém những vùng đất đai Nga cổ xưa, nhưng là đất đai của các dân tộc bị trị. Các biên khu miền đông - Xi-bi-ri, Ca-dắc-xtan, Trung Á, vùng Cáp-ca-dơ chính và Ngoại Cáp-ca-dơ là các thuộc địa. Dân cư các địa phương này chủ yếu là những người nơi khác đến và người Nga chiếm tỷ lệ lớn (85 phần trăm ở Xi-bi-ri và 40 phần trăm ở Ca-dắc-xtan). Các thủ đoạn bóc lột tư bản chủ nghĩa và phong kiến được áp dụng giống nhau đối với dân sở tại và những người Nga di cư tới. Điều đó cũng xác định vận mệnh giống nhau ở các nhón người lao động chính và hình thành phong trào giải phóng thống nhất, chống chủ nghĩa thực dân, do giai cấp vô sản Nga dẫn đầu.

Khác với thuộc địa của các nước đế quốc khác, các thuộc địa của Nga nằm sát biên giới mẫu quốc, cùng với mẫu quốc tạo thành một quốc gia thống nhất. Điều đó làm cho phong trào giải phóng dân tộc dễ dàng hòa làm một với phong trào đấu tranh toàn Nga chống chế độ sa hoàng của chủ nghĩa đế quốc.

Tuyệt đại đa số nhân dân đã quan tâm tới những biến đổi sâu sắc của chế độ kinh tế và chính trị.

Sau khi bãi bỏ luật nông nô, phong trào giải phóng ở Nga bước vào thời kỳ cách mạng dân chủ tư sản, hay là thời kỳ đấu tranh của các tầng lớp phi quý tộc (các tầng lớp phi quý tộc bao gồm thương gia, tiểu tư sản, lớp thày tu bên dưới và nông dân). Các nhà cách mạng phi quý tộc mong muốn giúp đỡ nhân dân bước vào con đường dẫn tới cuộc sống công bằng, hạnh phúc đuộc gọi là những người dân túy.

Họ coi nông dân là nhân vật chủ yếu trong cuộc đấu tranh giải phóng và công xã nông dân tồn tại ở nước Nga từ thời cổ xưa, trong đó mọi người cùng giải quyết vấn đề sử dụng ruông đất và có trách nhiệm trước những người cầm quyền về việc kịp thời nộp thuế và làm lao dịch là đặc điểm của đời sống nhân dân, coi đó là sự phân phối quan hệ xã hội chủ nghĩa. Những người dân túy tin rằng chỉ cần khắc phục những trở ngại căn bản của sự phát triển tự do của công xã, tức là thủ tiêu chế độ chuyên quyền và địa chủ, thủ tiêu chủ nghĩa tư bản đã phá vỡ công xã, là trong nước sẽ thiết lập chủ nghĩa xã hội, một xã hội công bằng.

Những người dân túy cũng đã đề nghị chương trình đó với nông dân.

Năm 1877, một cuộc vận động tích cực và “chớp nhoáng” kêu gọi phải khởi nghĩa ngay tức khắc để chống chế độ chuyên quyền và địa chủ đã được tiến hành trong 37 tỉnh nước Nga thuộc phần châu Âu. Nhưng quần chúng nông dân vẫn thờ ơ với những lời kêu gọi đó. Cảnh sát sa hoàng đã tung 4 nghìn người vào cơ quan mật vụ theo dõi hoạt động của những người dân túy.

Cuộc sống đã bắt buộc những người dân túy phải thay đổi tính chất hoạt động của mình. Năm 1876, hội bí mật “Ruộng đất và tự do” (trong số những người tổ chức có A-lếch-xa-đrơ Mi-khai-lốp, Ghê-oóc-ghi Plê-kha-nốp, Xô-phi-a Pê-rốp-xcai-a) được thành lập ở Pê-téc-bua. Hội tổ chức hàng loạt chi nhánh để tiến hành hoạt động tuyên truyền đều đặn nhằm mục đích chuẩn bị dần cuộc đấu tranh cách mạng của nông dân. Nhưng sách lược này cũng chẳng đem lại kết quả. Các nhà cách mạng bắt đầu bất đồng ý kiến với nhau, hội “Rộng đất và tự do” tách thành hai tổ chức riêng rẽ “chia đều các ruộng đất” và “Dân ý” (năm 1879). Những người tham gia tổ chức “Chia đều các ruộng đất” do Plê-kha-nốp dẫn đầu vẫn tiếp tục nông dân trong một thời gian nữa. Phái Dân ý dựa vào các thủ đoạn khủng bố để đấu tranh chống chính phủ sa hoàng tin rằng sau khi ám sát được sa hoàng, nhân dân sẽ nổi dậy làm cách mạng.

Ban chấp hành của hội “Dân ý” đã tổ chức 8 vụ mưu sát sa hoàng A-lếch-xa-đrơ II, nhưng không thành công. Cuối cùng, ngày 1-3-1881, sa hoàng bị giết trong một vụ ám sát bằng bom. Người làm nổ quả bom này là I-go-na-ti Gri-nê-vít-xki cũng chết.

Trái với những điều mong đợi của phái Dân ý, vụ ám sát đã không dẫn tới các cuộc nổi dậy chống chính phủ. Trong thư gửi sa hoàng mới A-lếc-xan-đrơ III, những người dân ý hứa sẽ chấm dứt hoạt động khủng bố, nếu sa hoàng ra lệnh đại ân xá và triệu tập các đại diện của nhân dân Nga để xét lại các hình thức hiện hành của đời sống xã hội và nhà nước. A-lếch-xan-đ-rơ III đã đáp lại bằng khủng bố trắng. Chẳng bao lâu đa số các ủy viên Ban chấp hành hội “Dân ý” bị bắt. Ngày 3-4-1881, những người lãnh đạo và những người tham gia ám sát A-lếch-xan-đrơ II là Xô-phi-a Pê-rốp-xcai-a, An-đrây Giê-li-a-bốp, Ni-cô-lai Ki-ban-tsích, Ti-mô-phây Mi-kai-lốp và Ni-cô-lai Rư-xa-cốp bị xử giảo. Bản Tuyên ngôn của sa hoàng đã khẳng định tính chất không thay đổi của chế độ quân chủ chuyên chế. Đất nước bước vào một thời kỳ phản động chính trị tàn nhẫn nhất.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #32 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2010, 09:32:37 pm »


Tòa xử nhưgnx người phái 1 tháng Ba
tổ chức ám sát sa hoàng A-lếch-xan-đrơ II




"Người tuyên truyền bị bắt".
Tranh của I-li-a Rê-pin.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #33 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2010, 09:33:32 pm »

***

Cuộc đấu tranh của công nhân Nga đã đưa phong trào giải phóng đất nước ra khỏi bế tắc do những người bạn dân gây ra.

Từ cuối thế kỷ 19, giai cấp vô sản Nga đã hình thành. Trong vòng 35 năm, từ 1865 đến 1900, dân số nước Nga đã tăng gấp rưỡi, còn số người vô sản tăng  hơn 3 lần: năm 1865 trong các ngành công nghiệp gia công, mỏ và ngành đường sắt có hơn 700 nghìn người lao động, cuối những năm 70 - hơn 1 triệu, đầu thế kỷ 20 - hơn 2 triệu. Trong nửa cuối thập kỷ 70, công nhân đã thành lập các tổ chức chính trị đầu tiên: Hội liên hiệp công nhân miền bắc Nga (ở Pê-téc-bua) và Hội liên hiệp công nhân miền nam Nga (ở Ô-đét-xa).


Những người tổ chức và tham gia "Hội liên hiệp công nhân miền nam Nga":
Ép-ghê-ni Da-xláp-xki, I-an Rư-bít-xki,
Phê-đo Cráp-tsen-cô, Mi-kha-in Xcơ-ve-ri


Những người tổ chức và tham gia "Hội liên hiệp công nhân miền bắc Nga":
Xtê-pan Khan-tu-rin, Vích-to Ốp-no-rơ-xki,
Đmi-tơ-ri Xmi-rơ-nốp, An-be Pê-téc-xơn.


Cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống chủ xưởng mỗi năm một mạnh và có tổ chức hơn. Những năm 60, đấu tranh của công nhân phần lớn thể hiện qua các vụ phản kháng, tức là ít nhiều mang tính chất phản đối rộng rãi nhưng không bãi công. Từ những năm 70, các cuộc đấu tranh của công nhân tăng thêm và chủ yếu là bãi công: công nhân đưa ra những yêu sách với chủ xưởng và ngừng việc. Ví dụ, trong cuộc bãi công năm 1885 ở thành phố Ô-rê-khô-vô - D-e-vô (tỉnh Vla-đi-mia), 11 nghìn thợ dệt đã đòi phải ấn định chế độ kiểm tra của nhà nước đối với mức tiền lương, điều kiện thuê mướn thợ và mức tiền phạt mà chủ xưởng hồi đó kiếm đủ mọi cớ để khấu tiền lương của thợ, tức là cứ mỗi rúp bị rút bớt từ 30 đến 50 cô-pếch. Chính phủ buộc phải nhân nhượng, và công công bố những luật lệ tương ứng.

Do kết quả đấu tranh của giai cấp vô sản, trong nước, bắt đầu hình thành luật lao động. Tới nửa đầu thập kỷ 90, bãi công được tổ chức cùng một lúc trong vài ba xí nghiệp và hình thức này giữ vị trí nổi bật trong phong trào công nhân. Xuất hiện những điều kiện để phát triển phong trào công nhân rộng rãi. Các đại diện xuất sắc của giới trí thức Nga đã rời bỏ chủ nghĩa xã hội nông dân của những người “bạn dân” để đến với chủ nghĩa xã hội của giai  cấp vô sản do Các Mác và Phri-đrích Ăng-ghen thành lập.

Năm 1980, tránh sự truy lùng của cảnh sát, Plê-kha-nốp và những người khác trong nhóm “Chia đều ruộng đất” (Pa-ven Ác-xen-rốt, Vê-ra Da-xu-lích, Lếp Đây-sơ, Va-xi-li I-gơ-na-tốp) đã rời ra nước ngoài. Hai năm sau, tác phẩm mang tính cương lĩnh của Các Mác và Phri-đrích Ăng-ghen “Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản” do Plê-kha-nốp dịch ra tiếng Nga đã được phát hành (bản gốc tiếng Đức được công bố năm 1848). Plê-kha-nốp và các đồng chí của ông đã thành lập nhóm mới “Giải phóng lao động” (năm 1983). Nhóm này tuyên bố công khai rằng họ hoàn toàn đoạn tuyệt với các trào lưu tự do vô chính phủ cũ. Nhóm “Giải phóng lao động” coi nhiệm vụ chính của mình là phê phán các học thuyết dân túy và phổ biến tư tưởng chủ nghĩa xã hội khoa học.


Tác phẩm "Tư bản" của Các Mác
in lần đầu tiên bằng tiếng Nga, 1812


Ghê-oóc-ghi Plê-kha-nốp

Chủ nghĩa Mác tách thành một trào lưu tư tưởng độc lập trong xã hội Nga. Tiếp theo sau nhóm “Giải phóng lao động”, các tổ nhóm mác-xít xuất hiện ở Pê-téc-bua, Ca-dan và nhiều thành phố khác. Những tổ nhóm này bắt đầu hoạt động tuyên truyền trong các nhóm công nhân tương đối nhỏ. Nhóm mác-xít của Mi-kha-in Bru-xnhép (thành lập năm 1889) đã tổ chức cuộc biểu tình công nhân đầu tiên ở Nga và tổ chức kỷ niệm ngày 1-5 đầu tiên của công nhân Pê-téc-bua (năm 1891).

Nhờ có hoạt động của nhóm “Giải phóng lao động”, các cơ sở của thế giới quan dân chủ xã hội được xây dựng ở Nga.

Nhưng đó chỉ là những cơ sở. Còn việc ứng dụng chủ nghĩa Mác vào thực tiễn nước Nga và phát triển chủ nghĩa Mác trong điều kiện thời đại lịch sử mới thuộc về Lê-nin thiên tài.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười, 2010, 09:56:13 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #34 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2010, 09:41:14 pm »

***

Lê-nin là bí danh hoạt động cách mạng của Vla-đi-mia I-lích U-li-a-nốp. Người sinh ngày 22-4-1870. Cụ thân sinh ra Người là nhà hoạt động nổi tiếng trong ngành giáo dục nhân dân. Anh cả A-lếch-xan--rơ của Người đi theo con đường của phái “Dân ý”: năm 1887 do tham gia mưu sát sa hoàng A-lếch-xan-đrơ bị xử giảo trong pháo đài Sli-ven-bua. Tháng 12 năm đó, do tổ chức cuộc đấu tranh của sinh viên, Vla-đi-mia U-li-a-nốp bị đuổi ra khỏi trường đại học tổng hợp Ca-dan. Người thanh niên U-li-a-nốp trở thành hội viên của nhóm mác-xít ở Ca-dan. Nghiên cứu chủ nghĩa Mác, Vla-đi-mia U-li-a-nốp cố tìm giải đáp cho những vấn đề cấp bách của cuộc sống.


Gia đình U-li-a-nốp: những người đứng (từ trái sang phải) là Ôn-ga, A-lếch-xan-đrơ, An-na;
những người nồi là bà Ma-ri-a A-ếch-xan-đrốp-na và con gái Ma-ri-a, Đmi-tơ-ri,
ông I-li-a Ni-cô-lai-ê-vích, Vla-đi-mia.

Lê-nin tốt nghiệp đại học hàm thụ (khoa luật học) ở Pê-téc bua. Năm 1893, Người tới thành phố này và xuất hiện trong nhóm dân chủ - xã hội của sinh viên trường đại học công nghệ. Khi đó Người đã là một người bảo vệ chủ nghĩa xã hội Mác. Cũng thời gian này, Người tiếp xúc với những người dẫn đầu phong trào công nhân Pê-téc-bua là Va-xi-li Sen-gu-nốp, I-van Ba-bu-skin, Bô-rít Di-nô-vi-ép và được họ giới thiệu với một số nhóm công nhân mác-xít. Năm 1894, cuốn sách in thạch đầu tiên của Lê-nin “những người “bạn dân” là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ xã hội ra sao?” đã xuất hiện để vạch trần thực chất phản nhân dân của phái dân túy. Năm 1895, tác phẩm lớn tiếp tục tác phẩm đầu là “Nội dung kinh tế của chủ nghĩa dân túy và sự phê phán của ông Xtơ-ru-vê về nội dung đó trong cuốn sách của ông ta”. Cũng năm đó, Lê-nin đã cùng với các đồng chí của mình trong nhóm mác-xít thành lập “Hội liên hiệp đấu tranh để giải phóng giai cấp công nhân” ở Pê-téc-bua, tổ chức dân chủ - xã hội đầu tiên ở Nga có ban lãnh đạo trung tâm với sự phân công rõ các trách nhiệm của đảng và kỷ luật chặt chẽ. Tổ chức này đã trực tiếp lãnh đạo phong trào công nhân ở thủ đô. Từ hình thức tuyên truyền chủ nghĩa Mác trong các nhóm, “Hội liên hiệp đấu tranh để giải phóng giai cấp công nhân” đã chuyển sang hình thức vận động rộng rãi trong giai cấp vô sản Pê-téc-bua. Lý luận xã hội chủ nghĩa xã hội khoa học đã được phổ biến một cách dễ hiểu trong quần chúng. Từ đó bắt đầu thời kỳ vô sản tham gia phong trào giải phóng ở Nga. Giai cấp công nhân trở thành lực lượng chủ chốt của cuộc đấu tranh cách mạng thay cho tầng lớp trí thức phi quý tộc.

Như vậy là Vla-đi-mia U-li-a-nốp - Lê-nin đã bắt đầu sự nghiệp cách mạng bằng cách liên kết trực tiếp hoạt động lý luận, tổ chức và chính trị thực tiễn.

Đoạn đầu của con đường đó rất ngắn: đêm mồng 8 rạng ngày 9-12-1895, Lê-nin và những người lãnh đạo khác của “Hội liên hiệp đấu tranh để giải phóng giai cấp công nhân” đã bị bắt. Người bị giam cách ly hơn 14 tháng trong nhà giam trước khi bị đưa ra tòa xử án đày tới làng Su-sen-xcôi-e ở miền Đông Xi-bi-ri. Nhưng Lê-nin đã không rời bỏ con đường chọn lựa. Người trở thành lãnh tụ được công nhận của các nhà mác-xít Nga, lãnh tụ của giai cấp vô sản Nga.


Những người lãnh đạo "Hội liên hiệp đấu tanh để giải phóng giai cấp công nhân".
Vla-đi-mia U-li-a-nốp (Lê-nin) ngồi (người thứ ba, tính từ phía bên trái).

Người đi đến với công nhân và những người dân chủ - xã hội Nga bằng hành lý gì? Cuốn “Những người “bạn dân” là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ- xã hội ra sao?” kết thúc bằng câu dưới đây: “Người công nhân Nga đứng đầu, tất cả các phần tử dân chủ, sẽ đạp đổ được chủ nghĩa chuyên chế và đưa giai cấp vô sản Nga (sát cánh với giai cấp vô sản trong tất cả các nước) đi vào con đường trực tiếp đấu tranh chính trị công khai để tiến tới thắng lợi của cách mạng cộng sản chủ nghĩa”.

Lê-nin đã tiến tsát tới kết luận trở thành phát kiến vĩ đị của chủ nghĩa Mác cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20. Đó là: trong thời đại lịch sử mới, các động lực cách mạng dân chủ tư sản ở một nước có giai cấp vô sản sẽ không giống như trước đây. Theo tư tưởng Lê-nin, không phải giai cấp tư sản, mà là giai cấp vô sản sẽ có nhiệm vụ đoàn kết khững người vô sản sẽ có nhiệm vụ đoàn kết những người lao động và quần chúng bị bóc lột lại, dẫn họ vào con đường đấu tranh chống chủ nghĩa chuyên chế. Cuộc cách mạng đang chín muồi ở Nga, về nội dung là một cuộc cách mạng dân chủ tư sản, nhưng về phương tiện đấu tranh là cách mạng vô sản, sẽ vượt ra ngoài khuôn khổ của cuộc cách mạng tư sản thông thường, sẽ bắt đầu chuyển hóa thành cách mạng xã hội chủ nghĩa.

Kết luận này sẽ được Lê-nin nêu lên hoàn toàn dứt khoát vào những năm sau đó, tức là vào thời gian cách mạng Nga lần thứ nhất (1905-1907), rồi sẽ tiếp đến kết luận nữa về khả năng thắng lợi của cách mạng vô sản thoạt đầu trong một nước riêng biệt (năm 1915). Nhưng cơ sở cho những kết luận đó cũng đã hình thành trong thiên cuối cùng của cuốn “Những người “bạn dân” là thế nào và họ đấu tranh chống những người dân chủ - xã hội ra sao?”. Cũng trong các tác phẩm đầu tiên của mình, Lê-nin đã tiên báo các cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới, cách mạng nhân dân trong thời đại đế quốc chủ nghĩa.

Ngày nay, gần 90 năm sau ngày xuất hiện các tác phẩm này, những luận điểm và kết luận của Lê-nin dường như là điều hiển nhiên, nhưng vào giữa hai thế kỷ 19 và 20 không phải tất cả mọi người đều chấp nhận chúng. Việc công nhận và không công nhận các luận điểm về vai trò chủ đạo của giai cấp vô sản trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản, về nông dân là đồng minh của giai cấp vô sản, về tính chất phản cách mạng của giai cấp tư sản tự do đã chia những người dân chủ - xã hội Nga thành hai phái: những người bôn-sê-vích ủng hộ và theo Lê-nin và những người men-sê-vích do Plê-kha-nốp và Mác-tốp dẫn đầu. Sự phân liệt như thế đã xuất hiện ngay từ đầu thế kỷ 20, trong thời kỳ hoạt động của báo “Tia lửa” do Lê-nin sáng lập để chuẩn bị điều kiện đoàn kết những người dân chủ - xã hội Nga thành một chính đảng thống nhất. Sự phân liệt này đã diễn ra vào những năm 1903, trong Đại hội lần thứ hai Đảng Công nhân Dân chủ Xã hội Nga. Từ đó bắt đầu lịch sử chủ nghĩa bôn-sê-vích như một trào lưu tư tưởng xã hội độc lập và như một chính đảng. Sự phát triển của quá trình cách mạng ở Nga, trước hết là kinh nghiệm của ba cuộc cách mạng Nga, đã xác nhận những kết luận của Lê-nin và làm phong phú thêm những kết luận đó.


Số đầu tiên báo "Tia lửa' do Vla-đi-mia U-li-a-nốp sáng lập đã đóng vai trò quan trọng
trong việc đoàn kết các lực lượng cách mạng Nga và thành lập Đảng Công nhân Dân chủ Xã hội Nga".
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười, 2010, 09:46:47 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #35 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2010, 09:42:33 pm »

***

Chiến tranh Nga - Nhật đã làm cho cuộc cách mạng dân chủ tư sản lần thứ nhất ở nước Nga tiến nhanh hơn. Nhật Bản gây ra cuộc chiến tranh này: ngày 26-1-1904, hạm đội Nhật bất ngờ tấn công hạm đội Nga ở cảng Lữ Thuận. Nhưng chiến tranh này đối với hai bên - Nga và Nhật - là cuộc chiến tranh đế quốc, nhằm chiếm vùng Mãn Châu Lý.

Binh lính và thủy thủ Nga không hoan nghênh cuộc chiến tranh này, nhưng họ đã chiến đấu kiên cường, thể hiện chủ nghĩa anh hùng và sức chịu đựng bền bỉ trong các trận trên đất liền cũng như trên mặt biển. Quân Nhật tổ chức bốn đợt tấn công cảng Lữ Thuận vào tháng 8, tháng 9, tháng 10 và tháng 11-1904, chiến sự nhỏ hơn diễn ra hàng ngày. Mặc dù các chiến sĩ bảo vệ cảng đã chiến đấu dũng cảm nhưng ngày 20-12-1904, sau 157 ngày bị vây hãm, phe đầu hàng chủ nghĩa đã nộp pháo đài cho Nhật. Nửa năm sau, lần đọ sức cuối cùng của chế độ sa hoàng trong cuộc chiến tranh này cũng bị thua nốt: ngày 14-5-1905, trong eo biển Triểu Tiên gần đảo Txu-xi-ma, hải quân Nhật đã tiêu diệt hạm đội Nga được phái tử biển Ban-tích tới vùng Viễn Đông. Ngày 23-8-1905, một hòa ước được ký ở Pốt-xmút (nước Mỹ). Theo hòa ước này, nước Nga bị mất cảng Lữ Thuận, miền nam đảo Xa-kha-lin và công nhận những quyền lợi ưu tiên của Nhật ở Triều Tiên.


Chiến tranh đã cho thấy rõ tính chất thối rữa của chế độ sa hoàng, bốc trần thực chất phản nhân dân của nó. Tuyệt đại bộ phận nhân dân đã hết sức chán ghét chế độ này. Nhưng họ vẫn còn tin vào đức độ nhân từ của sa hoàng. Nhưng Ni-cô-lai II đã gây vụ đổ máy ngày 9-1-1905. Y ra lệnh nổ súng vào đoàn biểu tình của công nhân Pê-téc-bua không có vũ khí trong tay và chỉ muốn trao bản kiến nghị đòi cơm ăn áo ấm cho nhà vua. Làn sóng công phẫn lan khắp đất nước. Cách mạng nổ ra. Cuộc cách mạng này trở thành sự kiện lớn không những trong lịch sử nước Nga mà cả trong lịch sử thế giới. Tất nhiên, nội dung của cuộc cách mạng này là dân chủ tư sản, nhưng phương tiện đấu tranh mang tính chất vô sản và quần chúng tham gia cách mạng là vô sản và nửa vô sản. Đáng chú ý là phong trào bãi công năm 1905 đã thu hút được ba triệu người tham gia. Còn đấu tranh bãi công trong những năm đó có những đặc điểm như: một mặt, yêu sách kinh tế được liên kết với yêu sách chính trị, cho nên đã lôi kéo ngay được tất cả các tầng lớp vô sản từ tiên tiến nhất đến lạc hậu nhất, tham gia phong trào; mặt khác, bãi công chuyển thành cuộc nỏi dậy chống chế độ sa hoàng.


Ngày 9-1-1905. Quân đội sa hoàng nổ súng bắn đoàn biểu tình của công nhân trên quảng trường
Cung điện mùa Đông. "Ngày chủ nhật đẫm máu" đó mở đầu cuộc cách mạng Nga lần thứ nhất.

Trong cuộc cách mạng này đã xuất hiện các Xô viết đại biểu công nhân, tức là chính quyền nhân dân chân chính kiểu mới, tiền thân của cơ quan quyền lực nhà nước ngày nay ở Liên Xô. Thoạt đầu, các Xô viết được thành lập để lãnh đạo các cuộc bãi công, sau đó trở thành các cơ quan lãnh đạo cuộc khởi nghĩa vũ trang. Xô viết đại biểu công nhân đầu tiên do thợ dệt thành phố I-va-nôvô - Vô-dơ-nê-xen-xcơ thành lập. Tới cuối năm 1905, gần 70 Xô-viết đã xuất hiện trong các thành phố của đế chế Nga.

« Sửa lần cuối: 06 Tháng Mười, 2010, 09:48:00 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #36 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2010, 09:48:43 pm »

Trong  cuộc cách mạng Nga lần thứ nhất đã hình thành liên minh của giai cấp  công nhân với các lực lượng dân chủ cách mạng trong nước, trước hết là với nông dân của nhiều dân tộc. Quân đội là chỗ dựa của chính quyền chuyên chế cũng đã làm binh biến.

Tháng 6-1905, thủy thủ trên thiết giáp hạm “Pô-tem-kin” đã làm binh biến. Đó là cuộc đấu tranh đầu tiên của quân đội và hải quân. Tháng 11-1905, một cuộc  binh biến lớn của thủy thủ và binh lính nổ ra ở Xê-va-xtô-pôn. Xô viết đại biểu công nhân, thủy thủ và binh lính đã lãnh đạo phong trào.


Từ cuộc cách mạng,Đảng do Lê-nin lãnh đạo đã ra sức giáo dục và đoàn kết quần chúng công nhân, biến họ thành đội ngũ tiên tiến đấu tranh cho quyền lợi của toàn thể nhân dân. Trong những năm cách mạng 1905-1907 hoạt động của Đảng có quy mô rộng lớn chưa từng thấy: 40 tờ báo và tạp chí không hợp pháp lẫn hợp pháp của những người bôn-sê-vích đã được phát hành; từ tháng 4-1904 đến tháng 5-1907, truyền đơn và các cuốn sách mỏng đã được phát hành tổng cộng hơn 3 triệu bản.

Đường lối trước sau như một của những người bôn-sê-vích nhằm đoàn kết toàn bộ phong trào dân chủ cách mạng trong quá trình đấu tranh cách mạng trực tiếp có ý nghĩa to lớn đối với việc bảo đảm thống nhất hành động của tất cả các lực lượng dân chủ. Những sự kiện mùa thu năm 1905 là kết quả đặc biệt nổi bật của đường lối này.

Những ngày đầu tháng 10, công nhân đầu mối đường sắt Mát-xcơ-va bãi công; ngày 12-10, đầu mối đường sắt Pê-téc-bua ngừng hoạt động. Phong trào bãi công lan nhanh chóng khắp đất nước. Gần 1 triệu rưởi công nhân, 200 nghìn viên chức các cơ quan nhà nước, xí nghiệp thương mại và ngành giao thông trong thành phố, sinh viện, học sinh trung học đã tham gia các cuộc bãi công, bãi thị. Tình hình hết sức nguy kịch và chính phủ sa hoàng đã phải nhượng bộ: ngày 17-10, sa hoàng ký bản tuyên ngôn hứa thành lập viện Đu-ma lập pháp (nghị viện) và không một đạo luật nào sẽ có hiệu lực nếu không được viện Đu-ma thông qua.


"Bãi thị". Tranh của Ni-côlai Ca-xát-kin.

Sau khi sa hoàng công bố bản tuyên ngôn, giai cấp tư sản tự do bắt đầu ngả sang hàng ngũ bọn phản cách mạng. Trong nước xuất hiện các đảng của tư sản và địa chủ: dân chủ lập hiến (ca-đét), “Liên minh 17 tháng Mười (những người tháng Mười), v.v. Tay chân của sa hoàng Ni-cô-lai II huy động các lực lượng trung thành với chế độ, thành lập tổ chức “Trăm đen” để đàn áp các nhà cách mạng. Trong vòng 2-3 tuần, hơn 10 nghìn người bị giết và bị thương trong 100 thành phố. “Tự do” vừa mới được ban bố nhuốm máu của các công nhân “tự do”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #37 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2010, 09:50:16 pm »



Đám tang Ni-cô-lai Bau-man, một trong những người lãnh đạo
các đảng viên bôn-sê-vích Mát-xcơ-va bị bọn Trăm đen giết ngày 18-10.


Ni-cô-lai Bau-man.

Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #38 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2010, 09:50:52 pm »

Chế độ sa hoàng gây ra cuộc nội chiến. Công nhân đã đáp lại sự thách thức đó. Thọ mỏ vùng Đôn-bát cầm vũ khí nổi dậy. Khởi nghĩa ở thành phố Rô-xtốp trên sông Đôn kéo dài 8 ngày: ở Nô-vô-rô-xi-xcơ - hai tuần. Công nhân nhà máy Xoóc-mô-vô (gần Ni-giơ-ni Nốp-go-rốt, nay là thành phố Goóc-ki), vùng U-ran, các thành phố Cra-xnô-ác-xcơ, Tai-ta đã chiến đấu trên các chướng lũy đường phố.

Ở Mát-xcơ-va, cuộc tổng bãi công chính trị mở đầu ngày 7-12-1905 theo lời kêu gọi của Thành ủy Mát-xcơ-va Đảng Công nhân dân chủ xã hội Nga và Xô viết đại biểu công nhân Mát-xcơ-va đã biến thành cuộc khởi nghĩa. Chướng lũy xuất hiện tại khắp nơi trong thành phố. Khu Pre-xnhi-a, khu phố tập trung nhiều người vô sản nhất ở Mát-xcơ-va, là trung tâm của cuộc khởi nghĩa. Các đội công nhân vũ trang đã ngăn chặn cuộc tấn công của quân đội chính quy. Các đơn vị cận vệ của sa hoàng không chiếm nổi khu Pre-xhi-a. Chúng bao vây những người khởi nghĩa và nổ súng đại bác. Lực lượng hai bên chênh lệch nhau và theo quyết nghị của Xô viết Mát-xcơ-va ngày 19-12, công nhân chấm dứt cuộc đấu tranh vũ trang.


Tháng 12-1905. Chiến lũy trên đường phố Mát-xcơ-va.

Khởi nghĩa Mát-xcơ-va là đỉnh tột cùng của cách mạng Nga lần thứ nhất. Sau khi cuộc khởi nghĩa này thất bại, cường độ đấu tranh bắt đầu giảm sút. Nhưng giai cấp vô sản Nga đã không hạ vũ khí ngay. Đấu tranh cách mạng tiếp diễn tới giữa năm 1907.

Các trận đấu cách mạng 1905-1907 đã soi sáng cho giai cấp vô sản và các đồng minh của giai cấp đó, đã bộc lộ đầy đủ và rõ nét những khả năng trên thực tế của các giai cấp và các nhóm xã hội khác nhau tới mức sau 10 năm, năm 1917, khi tình huống như thế lập lại, phe dân chủ cách mạng đã bắt đầu ngay từ những khâu cuối cùng của cuộc cách mạng Nga lần thứ nhất, là khởi nghĩa vũ trang và thành lập các Xô viết.

Cách mạng Nga đã đẩy mạnh các cuộc đấu tranh của công nhân và nông dân trong nhiều nước phương Tây, gây cao trào giải phóng dân tộc của nhân dân các thuộc địa phương Đông. Tất cả những sự kiện đó đã làm cho hệ thống tư bản chủ nghĩa thế giới bắt đầu rạn nứt và tiến tới gần cuộc tổng khủng hoảng.

Những năm đó đã cho thấy rõ trung tâm phong trào cách mạng thế giới đầu thế kỷ 20 không chỉ chuyển dịch vào nước Nga, mà còn hoàn toàn khác các trung tâm tồn tại trước đó ở châu Âu. Các  trung tâm trước đó do giai cấp tư sản lãnh đạo, còn trung tâm ở Nga thuọc dưới sự lãnh đạo của giai cấp vô sản. Giai cấp tư sản trở thành lực lượng phản cách mạng trên vũ đài thế giới; ngược lại, giai cấp vô sản ngay sau khi xuất hiện, đã tỏ rõ là một lực lượng quốc tế, là người chiến sĩ trước sau như một đấu tranh chống mọi hình thức áp bức ở bất kỳ nơi nào trên thế giới.

Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #39 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2010, 09:53:49 pm »

Sau khi cuộc cách mạng bị đàn áp, trong nước bắt đầu thời kỳ phản động. Thời kỳ này được gọi theo tên của thủ tướng nước Nga khi đó là Xtô-lư-phi. Chế độ sa hoàng đã trút mọi căm thù lên đầu giai cấp công nhân và đội tiên phong của giai cấp là Đảng bôn-sê-vích. Nhưng nước Nga không còn giống như trước năm 1905 nữa. Chế độ sa hoàng không thể quay trở lại những trật tự trước đây, do đó bằng mệnh lệnh từ trên đưa xuống, bằng con đường phản cách mạng đã mưu toan “giải quyết” những nhiệm vụ do cuộc cách mạng đề ra. Mặt ngoài rạn nứt của tòa nhà quốc gia được trát lớp vôi vữa mới, cơ quan lập hiến chẳng có chút quyền hành nào tự viện Đu-ma Nhà nước thứ III của tư sản địa chủ được thành lập để thay thế các viện Đu-ma I và II đã bị chế độ sa hoàng giải tán trong những năm cách mạng.

Cách mạng đã đòi tịch thu ruộng đất của địa chủ, còn chế độ sa hoàng bắt đầu tiến hành cải cách chế độ ruộng đất ở Nga, cố gắng không động chạm tới ruộng đất của địa chủ, nuôi dưỡng ở nông thôn một giai cấp bảo thủ có ruộng đất riêng là bọn cu-lắc, tổ chức di dân hàng loạt tới những vùng đất phía đông dãy U-ran. Nhưng âm mưu chia rẽ nông thôn đã bị thất bại. Chính sách di dân cũng không thu được kết quả.


Như vậy là chế độ sa hoàng đã không cô lập nổi một mâu thuẫn nào trong số những mâu thuẫn đã làm nổ ra cuộc cách mạng lớn trong những năm 1905-1907. Cuộc khủng hoảng mới, như Lê-nin nhấn mạnh, là điều không tránh khỏi. Sau những sự kiện thê thảm ở vùng mỏ vàng sông Lê-na ở Xi-bi-ri (ngày 4-4-1912, binh lính sa hoàng đã nổ súng bắn những công nhân bãi công ở đây), khắp đất nước lại lan rộng làn sóng bãi công và mít tinh phản đối. Gần 300 nghìn người vô sản đã tham gia các cuộc đấu tranh phản kháng trong tháng 4, chỉ riêng ngày 1-5 đã nổ ra hơn 1 nghìn cuộc bãi công trong 50 tỉnh nước Nga.


Những nạn nhân của vụ đàn áp đẫm máu ở mỏ vàng Lê-na.

Mùa thu, nhân vụ xử tử 17 thủy thủ hạm Hắc hải bị buộc tội chuẩn bị cuộc khởi nghĩa vũ trang, các cuộc bãi công, biểu tình và mít tinh phản đối đã nổ ra với hơn 250 nghìn công nhân tham gia.

Bắt đầu cao trào cách mạng mới, và cũng như năm 1905, động lực chính của nó là giai cấp vô sản Nga, còn phương tiện đấu tranh chính là bãi công rộng rãi. Phong trào này không chỉ là lập lại kinh nghiệm trước đây, mà phát triển thêm, mang tính chất tự giác và có tổ chức hơn. Tư tưởng của Lê-nin ngày càng đi sâu vào quần chúng.

Tới mùa hè năm 1914, các cuộc bãi công cách mạng đã có quy mô lớn hơn năm 1905. Cuộc cách mạng mới rõ ràng đang đến và chỉ chậm lại vài năm vì khi đó đã nổ ra cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất.


Cuộc chiến tranh này chỉ kìm lại chứ không ngăn nổi cách mạng xã hội chủ nghĩa toàn thắng đến sau đó. Và hoàn toàn không phải ngẫu nhiên mà nước Nga đã trở thành quê hương của cách mạng xã hội chủ nghĩa.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM