Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 10:44:15 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh  (Đọc 78369 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #20 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2010, 08:59:04 pm »

***

Pi-ốt đại đế là nhà cải lương lớn nhất trong lịch sử nước Nga. Dưới thời Pi-ốt đại đế, nhiều việc đã được thực hiện theo sáng kiến và dưới sự kiểm tra của ông. Đó là: thành lập quân đội thường trực và hải quân; phát triển công nghiệp đúc sắt và đúc đồng ở vùng U-ran; các cuộc cải cách văn tự và lịch; phát hành tờ báo đầu tiên ở nước Nga; thành lập Viện hàn lâm khoa học; mở hàng loạt trường chuyên nghiệp; thám hiểm các vùng biển Bắc, Xi-bi-ri và Viễn Đông.


Bên phải: sách giáo khoa in bằng kiểu chữ mới (dân sự) năm 1708,
bên trái - sách "vỡ lòng" do Pi-ốt đại đế sửa chữa.


Tòa nhà Viện hàn lâm khoa học ở Pê-téc-bua. Phần giữa đặt
viện bảo tàng nga đầu tiên ("Phòng bảo dị vật").

Thắng lợi lừng lẫy của quân đội Nga trong cuộc chiến tranh miền Bắc kéo dài hơn 20 năm cũng là công lao của Pi-ốt đại đế. Kết quả của cuộc chiến tranh này là nước Nga vĩnh viễn có mặt trên vùng bờ biển Ban-tích. Sau thắng lợi này, Viện hành pháp tấn phong Pi-ốt làm hoàng đế nước Nga (năm 1721). Để chứng thực rằng từ nay nước Nga sẽ không rời khỏi vùng biển Ban-tích, Pi-ốt đại đế đã dựng thành phố mới tại cửa sông Nê-va, đặt tên là thành phố Xanh Pê-téc-bua và rời thủ đô nước Nga tới đó.


Pê-téc-bua, thủ đô nước Nga dưới thời Pi-ốt đại đế.


Pi-ốt đại đế
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #21 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2010, 09:05:32 pm »

Pi-ốt đại đế đã kiên quyết tiến hành các cuộc cải cách hành chính. Ông thành lập Viện hành pháp là cơ quan quyền lực tối cao; bãi bỏ các bộ cũ và thành lập 12 bộ mới để quản lý các này quan trọng nhất trong nước. Đất nước được chia thành 8 tỉnh (sau đó thành 11 tỉnh), đứng đầu là tỉnh trưởng do Pi-ốt đại đế chỉ định.

Nhưng thực chất xã hội của nhà nước nước Nga vẫn không thay đổi, bởi vì các cuộc cải cách của Pi-ốt đại đế dựa trên cơ sở tăng cường ách áp bức nông nô. Nền đại công nghiệp xuất hiện dưới thời Pi-ốt đại đế cũng được xây dựng trên những cơ sở đó: năm 1721, những người không thuộc tầng lớp quý tộc được phép mua nông dân và đưa họ vào làm việc trong các xưởng thợ và nhà máy, nhưng những nông dân này không thuộc sở hữu của chủ xưởng mà là tài sản nhà máy. Xuất hiện một hạng nông nô mới được gọi là “thợ”.

Nữ hoàng Ê-ca-tê-ri-na II tự nhận là người thừa kế sự nghiệp của Pi-ốt đại đế và dựng một đài tượng lớn để kỷ niệm Pi-ốt đại đế ở Xanh Pê-téc-bua. Tác giả đài tượng này là họa sĩ điêu khắc Pha-cô-ne.


"Kỵ sĩ đồng". Tượng Pi-ốt đại đế ở Pê-téc bua.
Khánh thành năm 1782. Họa sĩ điêu khắc Ê-chiên Phan-cô-ne

Dưới thời nữ hoàng Ê-ca-tê-ri-na II, nước Nga đã thu lại các vùng đất đai Bê-lo-ru-xi-a, Hữu ngạn U-cra-i-na, Cuốc-lan-đi-a, Lít-va và miền tây Vô-lưn. Trong lĩnh vực khoa học Và nghệ thuật cũng đã thu được những thành tựu lớn: Mi-kha-in Lô-mô-nô-xốp, một trong những nhà bác học bách khoa lớn nhất của nước Nga, đã hoàn thành các công trình kiệt xuất, nhà thơ Ga-vri-in Đéc-gia-vin có những tác phẩm tuyệt tác.


Mi-kha-in Lôô-nô-xốp (1711-1765),
nhà bác học lớn, họa sĩ và thi sĩ Nga.


Ga-vri-la Đéc-gia-vin (1743-1816), nàh thơ
rất nổi tiếng của nước Nga.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #22 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2010, 09:08:16 pm »

Nữ hoàng còn thích tự nhận là địa chủ vùng Ca-dan. Dưới thời Ê-ca-tê-ri-na II, địa chủ được cấp phát hơn 850000 nông dân. Địa chủ có quyết bắt nông nô phải lao động khổ sai, còn nông nô bị cấm không được kêu ca về sự hà khắc của chủ nô và nếu làm trái sẽ bị trừng trị nghiêm khắc. Luật nông nô đã phổ biến cả ở U-cra-i-na.

Nhằm tiếp tục củng cố chế độ độc tài quý tộc, đất đai trong nước đã được chia thành 50 tỉnh. Tất cả các cơ quan và quân đội trong tỉnh thuộc dưới quyền một viên thống đốc do nữ hoàng chỉ định. Tầng lớp quý tộc có tất cả quyền hạn và lợi lộc đã hình thành vào cuối thế kỷ. Nói riêng, quý tộc phục vụ trong quân đội và cơ quan nhà nước theo chế độ tình nguyện. Như vậy là từ một đẳng cấp “phục vụ”, quý tộc biến thành gia cấp ăn bám có nhiều đặc quyền.

Bề ngoài, chế độ quân chủ chuyên quyền dưới thời Ê-ca-tê-ri-na II là một tòa nhà vững chắc hơn bao giờ hết. Nhưng chính thời gian đó lại chứng kiến cuộc chiến tranh nông dân lần thứ tư. Đó là cuộc khởi nghĩa nông dân lớn không riêng ở nước Nga, mà cả ở châu Âu thời bấy giờ. Cuộc chiến tranh này kéo dài gần hai năm. Cầm đầu những người cô-dắc, nông dân nghèo, công nhân vùng U-ran, các dân tộc bị trị vùng Pô-vôn-gie và Pri-u-ran là thủ lĩnh nông dân Ê-mê-li-an Pu-ga-tsốp. Ông có đội nghĩa binh đông tới 30 nghìn người. Ngọn lửa khởi nghĩa trùm lên một vùng rộng lớn. Trong những lời kêu gọi nhân dân, Pu-ga-tsốp đã tuyên bố mọi người từ nay “vĩnh viễn được tự do và hô hào nông dân đánh đổ bọn địa chủ. Triều đình phải huy động rất nhiêu quân lính mới ngăn nổi cuộc tiến quân của Pu-ga-tsốp tới Mát-xcơ-va. Sau đó các đội nghĩa quan bị thua. Do vụ phản bội, người cầm đầu khởi nghĩa bị bắt và nhốt vào cũi gỗ đưa về Mát-xcơ-va. Sau khi phải chịu đựng những nhục hình hết sức dã man, Pu-ga-tsốp bị hành hình.


chân dung Ê-mê-li-an Pu-ga-tsốp vẽ trên
chân dhân dung nữ hoàng Ê-ca-tê-ri-na II.


Nhưng trong nước cũng bắt đầu xuất hiện phong trào đòi bãi bỏ chế độ nông nô. Những nhà khai sáng Nga trong thế kỷ 18 (I-a-cốp Cô-den-xki, Xê-mi-on Đê-xnít-ki, Ni-cô-lai Nô-vi-cốp) đã coi việc phổ biến kiến thức là con đường đấu tranh chính chống chế độ nông nô. Việc hình thành tư tưởng cách mạng chống chế độ nông nô gắn liền với tên tuổi A-lếch-xan-đrơ Ra-di-sép. Sau khi đọc cuốn “Du ký từ Pê-téc-bua tới Mát-xcơ-va” của A. Ra-đi-sép, trong đó roàng tác giả đòi thủ tiêu chế độ nông nô, nữ hoàng Ê-ca-tê-ri-na II đã gọi ông là “kẻ nghịch phản xấu hơn là Pu-ga-tsốp”.


A-lếch-xan-đrơ Ra-đi-sép (1749-1802), nhà tư tưởng
và nhà văn truyền bá tư tưởng cách magj ở nước Nga.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #23 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2010, 09:13:21 pm »

***

Cách mạng tư sản Pháp cuối thế kỷ 18 đã nổ ra dưới các hiệu vĩ đại kêu gọi tự do, bình đẳng và bác ái. Những tư tưởng này cũng chịu ảnh hưởng rõ rệ tới phong trào đòi bãi bỏ chế độ nông nô ở Nga. Nhưng chẳng bao lâu mọi người thấy rõ tính chất hạn chế của tư tưởng cách mạng tư sản. Năm 1812, quân đội Na-pô-lê-ôn tràn vào nước Nga. Trước đó ít lâu, Na-pô-lê-ôn trở thành hoàng đế nước Pháp và ấp ủ tham vọng thôn tính lãnh thổ các nước khác, vì giai cấp tư sản Pháp cần tới các thuộc địa. Chính vì vậy mà cuộc chiến tranh chống Na-pô-lê-ôn đối với nước Nga là chiến tranh giải phóng.

Năm 1812, không chỉ quân đội Nga do thống chế lừng danh Mi-kha-in Cu-tu-dốp dẫn đầu, mà cả nhân dân Nga với tinh thần anh dũng, quật cường trở thành thần thoại vì lòng yêu Tổ quốc vô biên đã đứng ra chống quân đội Na-pô-lê-ôn. Ngay trong giai đoạn đầu chiến tranh, khi quân đội Nga buộc phải lùi sâu vào hậu phương, quân đội Pháp đã chứng kiến lòng căm thù giặc ngoại xâm dâng cao của nhân dân. Trận đánh Mát-xcơ-va diễn ra cực kỳ khốc liệt. 58000 binh lính pháp đã bỏ xác trên cánh đồng Bô-rô-đi-nô (cách mát-xcơ-va 100 ki-lô-mét về phía tây). Còn khi Na-pô-lê-ôn bắt đầu rút chạy khỏi Mát-xcơ-va, quân Nga chuyển sang phản công địch. Theo diễn tả của đại văn hào Nga Lép Tôn-xtôi, “chiếc gậy chiến tranh của nhân dân” đã vung cao với sức mạnh kinh hồn và sát khí đằng đằng. Sau trận huyết trên bờ sông Bê-rê-đi-na, “đại quân Pháp” thực tế đã bị tiêu diệt hoàn toàn.


Thống chế Mi-kha-in Cu-tu-dốp (1745-1813), tổng tư lệnh
quân đội Nga trong Chiến tranh giữ nước năm 1812.


Ghê-ra-xim Cu-rin (1777-1850), nông nô Nga, người tổ chức và chỉ huy đội du kích
hoạt động trong vùng hậu phương của quân đội Na-pô-lê-ôn.


Sơ đồ trận địa ở Bô-rô-đi-nô đã được Cu-tu-dốp duyệt.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #24 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2010, 09:15:13 pm »

Chiến tranh giải phóng kết thúc, chế độ nông nô ở Nga tăng cường thêm. Nhưng chế độ nông nô tàn bạo đã tới giờ cáo chung:đầu thế kỷ 19 là thời kỳ khủng hoảng của chế độ phong kiến-nông nô Nga.

Một là, cuộc khủng hoảng đó thể hiện rõ trong việc nước Nga ngày càng lạc hậu so với các nước phát triển chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu. Trong thế kỷ 18, nước Nga còn đứng đấu về sản xuất gang. Đầu thế kỷ 19, ngành luyện kim nước Anh đã vượt nước Nga, và sản lượng gang năm 1860 của nước Anh nhiều gấp hơn 12 lần so với nước Nga. Đường sắt giữa Pê-téc-bua và Mát-xcơ-va bắt đầu hoạt động từ năm 1851 và tới năm 1861 nước Nga mới có gần 1 nghìn rưởi ki-lô-mét đường ray, trong khi đó mạng lưới đường dắt ở Anh dài hơn 15 nghìn ki-lô-mét, còn ở Đức - 10 nghìn ki-lô-mét.


Tàu lửa bắt đầu rời Mát-xcơ-va đi
Pê-téc-bua năm 1851. (Tranh dân gian).

Hai là, khủng hoảng của chế độ phong kiến nông nô Nga thể hiện qua các cuộc nổi dậy của nông dân cũng như các vụ binh biến ngày càng nhiều làm cho chế độ chuyên chế đặc biệt lo sợ.

Ba là, cuộc khủng hoảng này thể hiện trong việc phổ biến mạnh mẽ tư tưởng chống chế độ nông nô và chống Sa hoàng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #25 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2010, 09:17:16 pm »

Tháng 12-1825, cuộc nổi dậy đầu tiên chống chế độ sa hoàng đã nổ ra ở nước Nga. Những người càm đầu cuộc nổi dậy là các sĩ quan quý tộc có đầu óc tiến bộ. Trong lịch sử, họ được gọi là “những người tháng Chạp”.

Hội viên các hội kín (những hội lớn nhất là hội miền Nam ở U-cra-i-na và hội miền Bắc ở Pê-téc-bua) đã chuẩn bị cuộc nổi dậy tháng Cháp. Họ chủ trương dùng đảo chính quân sự để bãi bỏ chế độ nông nô và thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. Cái chết của sa hoàng A-lếch-xan-đrơ I đã thúc đẩy nhanh cuộc nổi dậy này. Theo kế hoạch của hội miền Bắc, các trung đoàn làm binh biến được giao nhiệm vụ chiếm dinh thự của sa hoàng là Cung điện mùa đông, chiếm pháo đài Pê-tơ-rô-páp-lốp và bao vây Viện hành pháp, buộc viện này phải công bố bản “Tuyên ngôn gửi nhân dân Nga”. Văn kiện này công bố việc thủ tiêu chế độ chuyên quyền và luật nông nô. Sáng 14-12, có tới 3 nghìn binh sĩ nổi dậy tiến ra quảng trường Vê-nát. Nhưng vì những người lãnh đạo thiếu kiên quyết, binh sĩ nổi dậy đã do dự và không chuyển sang hành động tích cực, Sa hoàng Ni-cô-lai I mới lên ngôi đã kịp đưa quân lính trung thành với chế độ chuyên quyền tới bao vây quảng trường, sau đó dùng đạn nghém bắn vào các đơn vị làm binh biến, 5 người thuộc phái tháng Chạp - Pa-ven Pa-xten, Côn-đra-ti Rư-lê-ép, Xéc-gây Mu-ra-vi-ốp-A-pô-xtôn, Mi-kha-in Be-xtu-giép-Ri-u-min và Pi-ốt Ca-khốp-xki bị kết án tử hình và xử giảo trong pháo đài Pê-tơ-rô-páp-lốp, hơn 100 người khác bị đày tới miền Đông Xi-bi-ri hoặc đưa vào lính tham gia cuộc chiến tranh chống các dân tộc vùng núi Cáp-ca-dơ hồi bấy giờ.


"Khởi nghĩa 14-12-1825. Pê-téc-bua, quảng trường Xê-nát".
Tranh của họa sĩ K. Côn-man. Những năm 30 thế kỷ 19.


Khó đánh giá hết ý nghĩa của cuộc nổi dậy tháng Chạp. Những người tháng Chạp đã đánh thức cả một thế hệ, như nhà văn và nhà cách mạng Nga A-lếch-xan-đrơ Ghéc-xen nói.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #26 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2010, 09:22:46 pm »

Một phong trào xã hội bắt đầu dâng cao trong nước. Dẫn đầu phong trào này là nền văn học Nga được nhà thơ thiên tài A-lếch-xan-đrơ Pu-skin và đông đảo các nhà văn và nhà thơ cự phách rọi sáng thêm. Nửa đầu thế kỷ 19, nước Nga có thơ của Mi-kha-in Léc-môn-tốp, truyện và kịch của Ni-cô-lai Gô-gôn, những tác phẩm phê bình văn học và chính luận của Vít-xa-ri-ôn Bê-lin-xki. Sau đó vang lên tiếng chuông cách mạng của báo “Quả chuông”, tờ báo do A-lếch-xa-đrơ- Ghéc-xen phát hành bí mật ở Luân Đôn. Những lời cổ vũ mạnh mẽ của Ni-cô-lai Tséc-nư-sép-xki trên các trang tạp chí “Người đương thời” của Nê-ra-xốp đã hòa làm một với tiếng chuông đó. Chúng báo tin các nhà cách mạng dân chủ đang bước vào con đường đấu tranh, bởi vì họ thấy rõ chỉ có cuộc cách mạng nhân dân mới mở ra con đường giải phóng đất nước và do đó đã bỏ ra nhiều sức lực để chuẩn bị cuộc cách mạng này.


A-lếch-xan-đrơ Pu-skin, thiên tài của nền văn học Nga.
Chân dung, tác phẩm của O-re-xtơ Ki-pren-xki.


Ni-cô-lai Gô-gôn, nhà văn và nhà viết kịch lớn.


A-lếch-xa-đrơ- Ghéc-xen, nhà cách mạng dân chủ nhà văn và nhà bác học.


Vít-xa-ri-ôn Bê-lin-xki, nhà cách mạng dân chủ, nhà phê bình văn học.

Trong nước đã xuất hiện tình huống cách mạng. Chế độ sa hoàng mưu toan tăng cường ảnh hưởng tới vùng Ban-căng đã làm nổ ra cuộc chiến tranh Crưm với Anh và Pháp. Cuộc chiến tranh nay cho thấy rõ tình trạng lạc hậu thê thảm của nước Nga hồi đó. Để ngăn ngừa phong trào cách mạng dâng cao, chính phủ sa hoàng buộc phải thực hiện một số cải cách tư sản. Cuộc cải cách chính là tuyên bố ngày 19-2-1861 về việc bãi bỏ luật nông nô. Từ đó, lịch sử nước Nga bắt đầu giai đoạn mới: đất nước bước vào thời kỳ tư bản chủ nghĩa.

Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #27 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2010, 09:23:54 pm »


Sa hoàng Pa-ven I. Tượng bán thân,
tác phẩm của Phê-đốt Su-bin.


Xa-ra - Elê-ô-no-ra Phéc-no. Tranh chân dung
do I-van Vi-snhi-a-cốp vẽ. Khoảng năm 1750.


"Chúa xuất hiện trước nhân dân"
Tranh của A-lếch-xan-đrơ I-va-nốp (1837-1757).
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười, 2010, 09:34:35 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #28 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2010, 09:24:31 pm »


Nhà Pa-scốp ở Mát-xcơ-va Những năm 80 thế kỷ 18. Kiến trúc sư Va-xi-li Ba-gie-nốp.
Ngày nay là một trong những tòa nhà Thư viện Lê-nin.


"Thuần dưỡng ngựa". Một trong những chi tiết thuộc nhóm tượng
điêu khắc gtrên cầu A-nít-xcốp (Pê-téc-bua). Tác phẩm của Pi-ốt Clốt-tơ.


Nhà thờ lớn Ca-dan ở Pê-téc-tua.
Kiến trúc sư An-đrây Vô-rô-ni-khin.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười, 2010, 09:31:56 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #29 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2010, 09:25:23 pm »


Mi-kha-in Glin-ca, người mở đầu nền âm nhạc cổ điển Nga.


Phê-đo Vôn-cốp (1729-1763), nghệ sĩ sân khấu Nga. Nhà hát chuyên nghiệp Nga đầu tiên
được thành lập năm 1765 từ gánh hát nghiệp dư của ông ở I-a-rô-xláp.


Ni-cô-lai Lô-ba-tsép-xki, nhà toàn học lỗi lạc.


A-lếch-xan-đrơ Gri-bô-ê-đốp, nhà thơ và nhà soạn kịch.
Tranh vẽ của A. Pu-skin.


Côn-xtan-tin U-sin-xki, người sáng lập khoa học sư phạm Nga.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM