Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 10:35:46 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử Liên Xô trên ảnh  (Đọc 78368 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #10 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 09:40:41 am »


Đất đai Xu-dơ-đan sau cuộc xâm lược của Bạt Đô.
(Tranh nhỏ trong sách sử).



Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #11 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 09:46:42 am »



Làm ruộng (Tranh thế kỷ 15).


Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #12 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 09:48:11 am »

***

Giữa hai thế kỷ 15 và 16, các nước Tây Âu bước vào thời kỳ phát kiến lớn về địa lý, hoạt động cải lương và thiết lập chế độ quân chủ chuyên quyền. Nước Nga cũng bước vào thời kỳ chuyển biến lớn này. Tất nhiên, đây chưa phải là việc chuyển sang chế độ tư bản, bước quá độ này còn là viễn cảnh xa xăm. Đất nước dứng trước một vấn đề khác: tiến theo con đường phát triển kinh tế địa chủ - quý tộc và tăng cường sự trói buộc nông dân vào chủ đất hay là, ngược lại, giảm bớt lệ thuộc của quần chúng lao động ở thanh thị lẫn nông thôn vào giai cấp phong kiến và phát triển nền kinh tế nhỏ tự do.

Sau khi các vùng đất Nốp-go-rốt được sáp nhập vào đất đai của đại chúa Mát-xcơ-va, một đội quân lớn quý tộc và bản thân đẳng cấp quý tộc bắt đầu hình thành: đất đai tịch thu của các chúa Nốp-go-rốt được đem chia cho hơn hai nghìn gia đình quý tộc địa phương của quốc gia Mát-xcơ-va. Năm 1497, một thể lệ được ẩn định để bảo vệ lợi ích của tầng lớp quý tộc: người nông dân chỉ được phép thay đổi chủ đất trong vòng một tuần trước và một tuần sau ngày 26-11, tức ngày I-u-ri-ép, nếu như họ đã trả hết nợ cho chủ đất cũ. Đó là biện pháp trực tiếp trói chặt người nông dân vào chủ đất, dẫn tới sự phát triển luật nông nô (chế độ nông nô) ở nước Nga.

Đồng thời, trong nước còn có một số ruộng tư điền nữa, tức là những mảnh ruộng của người nông dân, và quá trình tách nghề thủ công khỏi nghề trồng trọt cũng bắt đầu. Do đó xuất hiện hạng người đặc biệt được gọi là “thương nhân”, tức là những nông dân giàu làm nghề thủ công và những người đi buôn. Đó là cơ sở thực tế để tiếp tục phát triển nền kinh tế hàng hóa nhỏ gắn bó với thị trường và không dung hòa với chế độ nông nô.

Nền kinh tế địa chủ quý tộc gắn liền với chế độ nông nô ngày càng hưng thịnh.

I-va Va-xi-li-ê-vích Grô-do-nưi, tức là đại chúa I-van IV, người đầu tiên tự phong là sa hoàng nước Nga (năm 1547), đã tăng cường vai trò của các cơ quan chính quyền trung ương (các bộ) và bắt đầu triệu tập đều đặn các hội nghị lãnh chúa. Địa diện của tầng lớp quý tộc và thương nhân ở thủ đô cũng như các hạt tham gia các hội nghị này cùng với viện đu-ma chúa, các thượng thư đứng đầu bộ và những người lãnh đạo nhà thờ. Chế độ nhà nước như thế được gọi là chế độ quân chủ đại diện quý tộc.

Dưới thời I-van IV, nghề in sách ở nước Nga bắt đầu xuất hiện: ngày 1-4-1564, tu sĩ I-van Phê-đô-rốp ở Mát-xcơ-va đã in cuốn sách Nga đầu tiên “Sứ đồ”.


"Sứ đồ" là cuốn sách đầu tiên ở nước Nga,
do I-van Phê đo-rốp in (năm 1564).
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Chín, 2010, 09:59:45 am gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #13 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 09:49:49 am »

Dưới thời sa hoàng I-van Va-xi-li-ê-vích, Ca-dan bị thu phục (năm 1552), A-xtơ-ra-khan sáp nhập vào nước Nga (năm 1556) và dòng Vôn-ga từ đầu nguồn chảy ra biển lại nằm trong nước Nga. Nước Nga cũng đã có điều kiện mở rộng đất đai tới vùng U-ran và vùng Xi-bi-ri rộng lớn khi đó hầu như không có bóng người (trong thế kỷ 17, một vùng rộng hơn 13 triệu ki-lô-mét vuông chỉ có gần 236 nghìn người, tính trung bình cứ 40-50 ki-lô-mét vuông mới có 1 người. Hai năm sau, nhằm mục đích bảo vệ đường biên giới phía tây, luôn luôn bị kỵ binh Phổ đe dọa, cũng như phát triển thương mại với các nước châu Âu, sa hoàng bắt đầu đem quân đánh chiếm vùng biển Ban-tích và trong giai đoạn đầu đã đánh bại hoàn toàn quân Li-vô. Nhưng sau đó sa hoàng bị thua và nước Nga lại mất lối ra biển Ban-tích.

Thời gian đó, I-van IV cũng đã thành lập chế độ “thái ấp” (năm 1565)(1). Sa hoàng dựa vào quân đội để gây các vụ khủng bố đẫm máu, dùng mọi nhục hình thời trung cổ Nga để hành hạ và giết những người bị coi là “phản nghịch” và “gian tà”.


Chế độ thái ấp đã dẫn tới việc thủ tiêu các dòng họ lãnh chúa địa phương không chịu khuất phục chế độ quân chủ tập trung và tăng cường uy lực của tầng lớp quý tộc; chính tầng lớp địa chủ phong kiến nhỏ này đã phục vụ trong quân đội và được sa hoàng I-van Grô-dơ-nưi trả ơn bằng cách cấp đất tước đoạt của các chúa địa phương. Đất đai của các quý tộc địa phương bắt đầu được gọi là điền trang và chế chủ điền trang trở thành các địa chủ. Họ được cấp đất đai và cả nông dân sống trên đất đai đó. Những nông dân này phải làm việc không công cho chủ đất.

Năm 1581, nhằm mục đích củng cổ quyền lực của quý tộc đối với nông dân, sa hoàng I-van IV đã ra lệnh cấm nông dân không được quyền đổichủ. Ngày I-u-ri-ép tượng trưng cho ngày người nông dân được phép đổi chủ đã bị bãi bỏ như thế. Do đó, cuối thế kỷ 16 cũng đã xuất hiện một câu tục ngữ nói lên nông nỗi đắng cay của người nông dân Nga “Ngày I-u-ri-ép mà bà chẳng được phép”. Sau đó ít lâu (năm 1597), việc nông dân đổi chủ bị cấm chỉ hoàn toàn và sa hoàng còn ra lệnh truy lùng những nông dân đổi chủ. Theo lệnh này, tất cả các nông dân bỏ trốn chủ đất trong vòng năm năm trước đây đều phải mang theo gia đình và tài sản trở về với chủ.

Như vậy là việc hình thành chế độ quân chủ chuyên chế ở nước Nga đã đi đôi với việc củng cố chế độ nông nô.


(1) I-van Grô-dơ-nưi đã chia vương quốc Mát-xcơ-va làm hai phần; một phần giao cho các chúa địa phương, phần kia coi là thái ấp, ngoài sa hoàng ra, không ai có quyền động đến. Tại các “thái ấp”, các chúa địa phương bị trấn áp và dồn đi nơi khác. Ruộng đất đó trở thành tài sản của sa hoàng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #14 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 09:51:49 am »



I-van IV (Groo-dơ-nưi). Tượng điêu khắc
của nhà nhân loại học xô viết Mi-kha-in Ghê-ra-xi-mốp


Đền Va-xi-li Bla-gien-nưi ở Mát-xcơ-va. Xây dựng trong
những năm 1555-1560. Các nhà kiến trúc Bác-ma và Pô-xtơ-ních
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Chín, 2010, 03:59:13 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #15 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 09:52:25 am »


Các gian nhà thờ của A-véc-ki Ki-ri-lốp. Thế kỷ 17.


Dấu ấn của "Hội đồng toàn quốc" nắm quyền lực tối cao
trong nước trong những năm 1611-1612.


Dấu ấn lớn của Nhà nước. Cuối thế kỷ 17.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Chín, 2010, 04:02:22 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #16 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 09:53:44 am »

Triều đại Ri-u-ri-cô-vích mở đầu từ các lãnh chúa Ki-ép đầu tiên và kết thúc sau khi sa hoàng Phê-đo I-va-nô-vích, con vua I-van IV, qua đời. Bô-rít Gô-đu-nốp, anh của hoàng hậu, lên ngôi thay em rể. Sa hoàng Bô-rít vẫn theo đuổi đường lối trước đây của sa hoàng I-van IV và dựa vào các tầng lớp quý tộc. Các lãnh chúa địa phương đã bất bình về việc Bô-rít lên làm sa hoàng. Những năm 1601-1602, ở trên vùng đất U-cra-i-na bị Ba Lam chiếm giữ có một người mạo nhận là hoàng tử Đmi-tơ-ri, con trai sa hoàng I-van IV, dường như tình cờ thoát khỏi vụ mưu sát ở U-glít-sơ(1). Kẻ mạo danh này đã cầu cứu vua Ba Lan. Sau khi tập hợp dược một đạo quân nhỏ từ những người cô-dắc và đại diện giới quý tộc Ba Lan, hoàng tử mạo danh đưa quân đi đánh Mát-xcơ-va. Tháng 6-1605, sa hoàng Bô-rít Gô-đu-nốp chết đột ngột. Lớp đại quý tộc liền lợi dụng kẻ mạo danh này để lật đổ chính quyền của dòng họ Gô-đu-nốp. Hoàng tử giả Đmi-tơ-ri lên ngôi và thi hành chính sách làm cho nhân dân bất bình. Tầng lớp đại quý tộc lại xúi giục nhân dân Mát-xcơ-va nổi dậy chống kẻ mạo danh và giúp Va-xi-li Sui-xki là một người thuộc dòng họ hoàng triều lên ngôi. Sa hoàng mới Va-xi-li Sui-xki bắt đầu thi hành chính sách có lợi cho giới đại quý tộc. Dưới thời sa hoàng Va-xi-li, chế độ nông nô càng trở nên hà khắc hơn và do đó đã làm nổ ra cuộc chiến tranh nông dân.

Không phải ngẫu nhiên mà các biên khu phía nam quốc gia Nga lại trở thành lò lửa của cuộc khởi nghĩa nông dân: đầu thế kỷ 17, vùng này tập trung khá đông nông dân và thợ thủ công chạy trốn chúa đất mà khi đó người ta gọi là những người cô-dắc. Dưới quyền chỉ huy của I-van Bô-lốt-ni-cốp, một nông dân cô-dắc, nghĩa quân đã chiếm Cô-lôm-na và vây hãm thành Mát-xcơ-va. Nhưng ít âu sau đã lộ rõ những yếu điểm chung của tất cả các cuộc khởi nghĩa nông dân tự phát. Đó là: nghĩa quân không có tổ chức thống nhất và vẫn tin mù quáng vào “tấm lòng tốt” của sa hoàng. Nông dân không hiểu rằng cuộc sống bất hạnh của họ không phải do người cầm quyền tốt hay xấu, mà bắt nguồn từ chế độ chuyên chế và chế độ nông nô là hệ thống xã hội thù địch với họ.

Quân đội sa hoàng đã buộc nghĩa quân của Bô-lốt-ni-cốp phải lùi tới Ca-lu-ga, rồi sau đó tới Tu-la. Sau bốn tháng bị vây hãm, nghĩa quân hạ vũ khí đầu hàng. Mặc dù sa hoàng Va-xi-li Sui-xki khi dụ hàng đã hứa tha tội chết cho những người cầm đầu nghĩa quân, thủ lĩnh nông dân Bô-lốt-ni-cốp vẫn bị y ra lệnh chọc thủng hai mắt và vứt xuống lỗ khoét trên mặt sông đóng băng.



(1) Hoàng tử Đmi-tơ-ri chết ở U-glít-sơ ngày 15-5-1591 khi mới lên 9 tuổi. Có nhiều truyền thuyết về chuyện đó. Có lẽ đây là chuyện ám hại do Bô-rít Gô-đu-nốp chủ mưu để tìm cách cướp ngôi.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Chín, 2010, 06:28:25 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #17 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 09:54:18 am »

Thời gian đó, ở U-cra-i-na còn có một kẻ mạo danh nữa: hoàng tử Đmi-tơ-ri thứ hai. Y cũng dựa vào quân đội Ba Lan. Tháng 6-1608, hoàng tử giả này đem quân vây hãm Mát-xcơ-va. Hành động cướp bóc và tàn ác của quân lính vây hãm đã làm cho nhân dân hết sức căm phẫn. Nhưng lo sợ làn sóng công phẫn của nhân dân sẽ quật lại cả hoàng triều, sa hoàng Va-xi-li vội cầu cứu người Thụy Điển. Nước này liền nhận giúp để lấy cớ can thiệp vào công việc nội bộ của người Nga. Các giới cầm quyền nước Ba Lan cũng tiến hành cuộc can thiệp trực tiếp chống nước Nga. Mùa thu năm 1960, quân đội Ba Lan vây hãm thành Xmô-len-xcơ, còn quân Thụy Điển cũng tiến tới thành phố Mát-xcơ-va đang bị hoàng tử giả vây hãm. Kẻ mạo danh phải bỏ chạy từ Tu-si-nô (phía tây Mát-xcơ-va) về Ca-lu-ga và bị đồng bọn giết ở đây.

Tháng 3-1610, Mát-xcơ-va được giải vây. Nhưng tháng 6 năm đó,quân đội Ba Lan lại từ Xmô-len-xcơ kéo tới và đánh bại quân Mát-xcơ-va kéo ra chặn đường. Trước tình hình này, các đại quý tộc đã chống lại Va-xi-li Sui-xki là người được họ đặt lên ngôi. Sa hoàng Va-xi-li bị truất ngôi và, tháng 8-1610, hoàng tử Ba Lan Vla-đi-xláp lên cầm quyền nước Nga. Một tháng sau, các đại quý tộc Nga trao nộp Mát-xcơ-va cho người Ba Lan.

Thời kỳ đen tối bắt đầu. Quân đội Ba Lan chiếm đóng thủ đô Nga, các thành phố vùng Trung Na và miền tây đất nước. Quân đội Thụy Điểm chiếm vùng Nốp-go-rốt, vây hãm Pơ-xcốp. Chính trong tình hình đó, quần chúng nhân dân đã nổi dậy.

Prô-cô-pi Lia-pu-nốp, người đứng đầu giới quý tộc Ri-a-dan, đã thành lập đội dân binh đầu tiên. Các đội vũ trang của người cô dắc và nông dân liền đi theo ông. Tháng 3-1611, Li-a-pu-nốp vây hãm thành Mát-xcơ-va. Nhưng mùa hè năm đó, các đơn vị dân binh có thành phần xã hội phức tạp đã chống lại nhau. Li-a-pu-nốp bị giết, dân binh tan rã. Mùa thu năm 1611, theo lời kêu gọi của Cu-dơ-ma Mi-nin, một trưởng hạt ở vùng Hạ Nốp-go-rốt, đội dân binh thứ hai được thành lập. Chúa Đmi-tri Po-gia-rơ-xki, một vị tướng có kinh nghiệm, đứng ra chỉ huy đội dân binh này. Trong trận đánh ác liệt kéo dài hai ngày gần Mát-xcơ-va, các đội dân binh đã thắng quân tiếp viện Ba Lan được gửi tới để giải vây Mát-xcơ-va. Tình hình Ba Lan trong vòng vây càng trở nên tuyệt vọng: này 27-10-1612, lính Ba Lan hạ vũ khí đầu hàng.


Cờ chúa Đmi-tơ-ri Po-gia-rơ-xki.


Thanh kiếm tặng chúa Đmi-tơ-ri Po-gia-rơ-xki
do có công giải phóng Mát-xcơ-va.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Chín, 2010, 04:05:57 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #18 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 09:55:22 am »

Mát-xcơ-va được giải phóng. Tháng 2-1612, hội nghị các chúa đã họp bầu sa hoàng. Người đượ bầu là Mi-khain Rô-ma-nốp, một đại diện của tầng lớp quý tộc cũ ở mát-xcơ-va. Còn nhân dân vùng Nốp-go-rốt bị chiếm đóng đã nổi dậy chống quân đội Thụy Điển. Chính phủ Thụy Điểm buộc phải đàm phán với Mát-xcơ-va. Theo hòa ước năm 1617, vùng đất Nốp-go-rốt được giao trả nước Nga, nhưng vùng vịnh Phần Lan, lối ra biển Ba-tích duy nhất của nước Nga, vẫn nằm trong tay quân Thụy Điển. Năm sau, mưu toan chiếm lại Mát-xcơ-va bị thất bại, các giới cầm quyền Ba Lan cũng phải kí hòa ước với nước Nga. Nhưng Ba Lan vẫn chiếm đóng vùng đất Xmô-len-xcơ.

Nhân dân Nga đã bảo vệ được chủ quyền độc lập. Trong khi đó, phong trào nhân dân chống bọn chiếm đóng Ba Lan và đòi sáp nhập voàn ước Nga đã lan rộng ở U-cra-i-na và Bê-lô-ru-xi-a. Phong trào ở U-cra-i-na do thống tướng Boóc-đan Khơ-men-nin-xki cầm đầu. Quốc gia Nga đã ủng hộ ông: hội nghị các chúa năm 1653 đã tuyên chiến với Ba Lan. Ngày 8-1-1964, đại diện của các tầng lớp nhân dân U-cra-i-na họp hội nghị ở Pê-rê-i-a-xláp và tuyên bố xin nhập quốc tịch Nga. Cuộc đấu tranh đòi sáp nhập đã kết thúc, nhưng chiến tranh với Ba lan còn kéo dài thêm 13 năm nữa. Theo hòa ước năm 1667, vùng Xmô-len-xcơ được trả lại cho quốc gia Nga. Vùng tả ngạn U-cra-i-na và Ki-ép được sáp nhập vào nước Nga, nhưng vùng hữu ngạn U-cra-i-na và đất đai Bê-lô-ru-xi-a vẫn nằm trong thành phần Rê-tu Pô-xpô-li-ta, một quốc gia xuất hiện vào nửa cuối thế kỷ 17 do kết quả hợp nhất hai nước Ba Lan và Lít-va.


Thống đốc Boóc-đan Khơ-men-nin-xki
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Chín, 2010, 04:03:19 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Moderator
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #19 vào lúc: 30 Tháng Chín, 2010, 09:56:00 am »

Sau khi sa hoàng Mi-kha-in Rô-ma-nốp lên ngôi, chính quyền Nhà nước được khôi phục là một chế độ quân chủ đại diện quý tộc có viện đu-ma của các đại quý tộc và các hội nghị lãnh chúa. Nhưng dưới thời sa hoàng thứ hai A-lếch-xây Mikhai-lô-vích thuộc triều đại Rô-ma-nốp, bộ máy tập quyền được tiếp tục phát triển và củng cố: ngày nay có tới 50 bộ chuyên trách. Sau năm 1653, các hội nghị chúa cũng ngừng hoạt động. Đó là thời gian chuyển từ chế độ quân chủ đại diện quý tộc sang chế độ quân chủ chuyên chế. Các vị trí kinh tế và chính trị của tầng lớp quý tộc được củng cố bằng việc tiếp tục tăng cường chế độ nông nô. Theo luật nông nô năm 1649, nông dân thuộc quyền sở hữu của địa chủ từ khi sinh ra đời cho tới khi chết; địa chỏ có thể bắt nông nô bỏ vợ con, “bán buôn” hoặc “bán lẻ” nông nô, đổi nông nô lấy một con chó săn hoặc đánh bằng roi vọt; nông nô bỏ trốn bị truy lùng suốt đời và địa chủ có quyền giết nông nô.

Việc đàn áp nông nô đã dẫn tới các cuộc chiến tranh nông dân mới.

Cầmđầu cuộc chiến tranh nông dân lân thứ hai (1667-1671) là Xtê-pan Ra-din, một nông dân cô-dắc vùng sông Đôn. Năm 1670, cuộc khởi nghĩa nông dân này thu được những thắng lợi lớn nhất: Ra-din tiến từ sông Đon tới sông Vôn-ga, lần lượt chiếm Txa-rít-xưn, A-xtơ-ra-kha, Xa-ra-tôn, Xa-ma-ra và các thành phố khắc nằm dọc trên bờ sông Vôn-ga. Nhưng tới mùa xuân năm 1671, những lò lửa chính của cuộc khởi nghĩa bị quân chính phủ dập tắt. Xtê-pan-ra-din bị bắt và đưa về Mát-xcơ-va hành hình.



Chân dung Xtê-pan Ra-din

Côn-đra-ti Bu-la-vin, người cô-dắc, cầm đầu cuộc chiến tranh nông dân lần thứ ba (1707-1708) lan rộng hầu khắp vùng đông-nam nước Nga. Ngay 7-7-1708, ông bị bọn phản động thuộc tầng lớp cô-dắc giàu giết hại. Nhưng cuộc khởi nghĩa vẫn lan rộng. Thậm chí sau khi trung tâm chính của cuộc khởi nghĩa là vùng sông Đôn bị đàn áp, các cuộc nổi dậy của nông dân vẫn tiếp diễn ít nhất là hai năm nữa, cho tới năm 1710.

Các cuộc chiến tranh nông dân là kết quả của ách áp bức nông dân ngày càng khắc nghiệt. Nhưng lạ thay, chúng lại dẫn tới việc mở rộng và củng cố thêm nền chuyên chế của tầng lớp quý tộc. Vào thế kỷ 18, khi cuộc cách mạng tư sản ở Pháp giành được thắng lợi, chế độ quân chủ độc đoán của bọn quý tộc và quan chức ở Nga lại được củng cố hoàn toàn. Chế độ này hưng thịnh nhất dưới thời Pi-ốt đại đế và sa hoàng Ê-ca-tơ-ri-na II.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười, 2010, 08:57:53 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM