Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 01:39:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhà Trần và các cuộc Kháng chiến chống Quân xâm lược Nguyên Mông  (Đọc 181412 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
tieungoctu
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #10 vào lúc: 29 Tháng Mười, 2007, 10:20:07 am »

Theo tôi, lực lượng quân Nguyên tham gia xâm lược lần 2 là 50 vạn quân là hoàn toàn có thể. Trước đó, khi đánh Nam Tống, người Mông Cổ cũng đã từng huy động vài chục vạn quân đánh thành Tương Dương và Thành Đô ( Tứ Xuyên ), sau khi chiếm được Nam Tống và Đại Lý thì chiêu mộ thêm lính địa phương, đông 50 vạn là chuyện thường.
TRong lịch sử chiến tranh Trung Hoa, việc huy động tới 50 vạn quân choảng nhau là chuyện có từ thời Chiến Quốc rồi, thậm chí từ đầu nhà Chu ( hội quân ở Mạnh Tân diệt Trụ ).
Còn quân Đại Việt thì lình chính quy giỏi lắm thì được 20 vạn, nhưng đây là kháng chiến toàn dân, huy động trai tráng cả nước ra trận thì có khi còn đông hơn quân nguyên ấy chứ ( tất nhiên là trang bị và huấn luyện kém hơn hẳn ).
Logged
10con3
Thành viên
*
Bài viết: 586



« Trả lời #11 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2007, 05:20:43 pm »

Có mấy chỗ đáng tham khảo

Đại Việt vs Nguyên Mông.
http://dactrung.net/phorum/tm.aspx?m=305751

VN thắng Nguyên Mông
http://www.viethoc.org/phorum/read.php?10,29527
Logged

Mãi mãi đi theo Đảng và Bác Hồ vĩ đại
tuoithantien
Thành viên
*
Bài viết: 14



« Trả lời #12 vào lúc: 10 Tháng Mười Một, 2007, 09:32:16 pm »

Theo tài liệu
Hà Văn Tân, Phạm Thị Tâm, Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII, NXB Khoa Học Xã Hội, 1975, in lần thứ 4

Thì số lượng quân Mông Cổ trong 3 lần xâm lược như sau:

Lần 1: 3 vạn

Lần 2:
+ Mũi vượt biển đánh Chiêm Thành: 5 nghìn, sau tăng viện thêm 1 vạn 5 nghìn quân. Tuy nhiên, cánh quân tiếp viện đã không hợp được với cánh quân của Toa Đô. Trên đường quay lại phía bắc để tìm cánh quân Toa Đô, toán quân tăng viện bị tan vỡ do gặp bão.
+ Mũi tấn công Đại Việt: 50 vạn

Lần 3: khoảng 10 vạn

Có vẻ như nhà Trần không hẳn đập nhau với quân Mông-Nguyên xịn. Em thấy may ra có lần đầu thì còn hàng xịn chứ những lần sau, đa số toàn quân Tống được chiêu mộ. Như thế thì, vẫn là Đại Việt đập nhau với thiên triều Trung Quốc.
Logged

Ai muốn mạnh khoẻ thì phải tập thể thao!
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #13 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2007, 02:49:16 pm »

 Các bác tìm đọc bộ Việt sử toàn thư của tác giả Phạm Văn Sơn có nói khá rõ và thật về cuộc chiến của quân và dân nhà Trần.
 Em có bộ này, bác nào muốn đọc em gửi cho, khỏi mất công đi đao loát.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Mười Một, 2007, 02:57:35 pm gửi bởi daibangden » Logged
daibangden
Moderator
*
Bài viết: 14469


Чёрный Орёл


« Trả lời #14 vào lúc: 29 Tháng Mười Một, 2007, 04:07:34 pm »

 Việc Binh Chế và Lực Lượng Quân Đội Đời Trần Sơ
Nhà Trần để lại trong sử sách chẳng những của nước nhà mà của Thế giới nữa, một
chiến công vô cùng oanh liệt đầu thế kỷ thứ 13, vậy tổ chức quân sự của Trần triều thế
nào ta cần phải tìm hiểu rõ rệt.
Theo Toàn Thư quyển 5, Cương Mục quyển 6, tháng ba năm Kỷ Hợi (1245) có việc
tuyển trai tráng làm binh lính chia làm ba hạng: thượng, trung, hạ. Tháng hai năm Bính
Ngọ (1246) chọn người cho vào quân Tứ Thiên, quân Tứ Thánh, quân Tứ Thần, các
quân này đều là Túc vệ binh gồm quân Thiên thuộc, quânThánh đức và quân Thần
sách. Chữ Tứ (4) chắc là mỗi quân chia ra 4 vệ. Vệ là thế nào sử cũ không chép rõ.
Tháng hai năm Tân Sửu (1247) triều đình lấy người khỏe mạnh và biết võ nghệ sung
vào Thượng đô túc vệ.
Tại các lộ Thiên Trường (nay là phủ Xuân Trường thuộc Nam Định, quê hương họ
Trần) và Long Hưng có lập quân Nội thiên thuộc, quân Thiên Cương, quân Chương
Thánh, quân Củng thần. Các lộ Hồng (nay là Hải Dương), Khoái (Hưng Yên) có lập
quân Tả Thánh đức và Hữu Thánh đức bằng trai tráng địa phương. Các lộ Trường Yên
(nay thuộc Ninh Bình) Kiến Xương (nay thuộc Thái Bình), đặt làm quân Thánh Đức,
quân Thần Sách. Còn thì sung làm quân Cấm Vệ chia ra ba bậc nhập vào đội trạo nhi
(thủy quân).
Tháng hai năm Tân Dậu (1261) có việc tuyển binh ở các lộ. Người khỏe cho làm lính,
còn thì sung vào làm sắc dịch ở các sảnh, viên, cục và làm đội tuyển phong ở các lộ,
phủ, huyện (Cương mục quyển 7, tờ 1b).
Tháng tám, năm Đinh Mão (1267) quân lính chia ra như sau:
Quân có 30 Đô. Mỗi Đô có 80 người tuyển trong họ tông thất lấy người hiểu binh
pháp, võ nghệ chỉ huy.
Lại có quân Tứ Xương là những lính chuyên canh gác bốn cửa thành thay đổi nhau.
Thứ quân này đối với các quân trên kia không quan hệ bằng.
Các ngạch quân chia làm thân quân, du quân và vương hầu gia đồng.
Thân quân có: 1) Thánh dực đô. 2) Thần dực đô. 3) Long dực đô. 4) Hổ dực đô. 5)
Phụng nha quan chức lang. (Từ đây trở lên đều có tả hữu có nghĩa là bốn Đô và mỗI
Lang đều có tả hữu. Ví dụ: Tả thánh dực đô, hữu thánh dực đô v.v...)
Du quân có: 1) Thiết lâm đô. 2) Thiết hạm đô. 3) Hùng hổ đô. 4) Vũ an đô.
Vương hầu gia đồng có: 1) Toàn hầu đô. 2) Dược đông đô. 3) Sơn liêu đô v.v...
Số lượng quân nhà Trần lúc thường không có tới 10 vạn, nhưng khoảng niên hiệu
Thiệu Bảo (1279-1284) vì có cuộc chiến tranh tự vệ nên quân số lên tới hai mươi vạn
166 Việt Sử Toàn Thư
(200000). Đây là số quân động viên ở các lộ Đông, Nam. Quân Thanh Nghệ chưa hề
tuyển dụng đến.35
Binh phục thời bấy giờ thế nào không thấy sử chép chỉ biết rằng quân sĩ đương thời
đều có đội nón, căn cứ vào đạo quân của Trần Khánh Dư ở Vân Đồn có đội nón Ma lôi.
Đáng chú ý một điều là trong thời nhà Trần các vương hầu được phép mộ dân gian
làm lính nên năm Quý Mùi (1283) các vương Quốc Hiến, Quốc Tảng ... đã huy động các
dân Bằng Hà (thuộc tỉnh Hải Dương), Na Sầm (thuộc Lạng Sơn), An Sinh, Long Nhãn
(đời Lê đổi là Phượng Nhãn) đến họp ở Vạn Kiếp.
Đứng đầu bộ chỉ huy là "Tiết chế" cũng chức như Tổng tư lệnh ngày này, toàn quyền
điều động thủy lục chư quân. Cấp tướng chỉ huy các Quân và Đô phải là người trong họ
Trần và tinh thông võ nghệm chiến lược. Các tướng quân thì có Phiêu kỵ tướng quân là
chức riêng phong cho các hoàng tử.
Kỷ luật rất nghiêm: Kẻ nào đào ngũ sẽ phải chặt ngón chân. Nếu tái phạm kẻ đó sẽ
bị voi giày.
Về tuế bổng chỉ có quân túc vệ được hưởng, còn quân các đạo khác thì khi yên ổn
chia phiên về làm ruộng cho đỡ tốn công quỹ.

 Trích trong Việt sử toàn thư - Nguyễn Văn Sơn.
Logged
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #15 vào lúc: 29 Tháng Mười Hai, 2007, 10:50:48 pm »

Dã Tượng và Yết Kiêu có thật hay không?Và Tướng Nguyễn Chế Nghĩa cũng thấy ít dược nhắc đến
Logged
seahawk1
Thành viên
*
Bài viết: 33



« Trả lời #16 vào lúc: 03 Tháng Giêng, 2008, 10:36:49 pm »

Có cái khổ là Việt Nam không còn sử liệu gốc về thời Trần. Tư liệu duy nhất do một người Việt đương thời viết còn lưu lại được là cuốn "An Nam chí lược" của tay Việt gian Lê Tắc, nên văn phong chắc chắn ủng hộ thiên triều, khó lòng khách quan, nhưng dù sao cũng là nguồn thông tin của người mắt thấy tai nghe cuộc chiến. Ngay cả Đại Việt sử ký hay các bộ sử sau này đều chỉ là bản "tiền biên" tức là thu thập sử liệu cũ, mà sử liệu chính thống thời Lý Trần hầu như bị tiêu hủy hết trong giai đoạn thuộc Minh (nghe hơi nồi chõ là đâu đó trên trái đất phía bắc nước ta vẫn còn bản gốc các bộ sử này, nhưng người Việt nam ko sờ tay để mắt vào được), thành ra lịch sử VN trước thế kỷ 15 có khá ít tư liệu trực tiếp đáng tin cậy do chính người Việt viết ra. Các cụ lại thích làm thơ hơn viết hồi ký như phương tây nên tư liệu lại càng hiếm. Chân dung các tướng lĩnh thời Trần, nhất là những người xuất thân không từ quý tộc như Yết Kiêu, Dã Tượng chân thực đến đâu có lẽ chẳng bao giờ rõ được, nhưng có lẽ đây là những thuộc hạ có thật của Trần Hưng Đạo, hay chí ít cũng được huyền thoại hóa từ những người có thật. Nguyễn Chế Nghĩa tớ chỉ thấy nhắc tới trong kháng chiến lần 3, ông này đã giết chết một tướng Nguyên (xin lỗi các bác là tớ quên tên tay này rồi). Và tên của ông cũng được đặt cho một con phố mini ở Hà Nội.
Logged
Ngocvancu
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 580



« Trả lời #17 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2008, 04:05:52 pm »

Không cứ gì ở HN ở SG trong Q.5 cũng có 1 con đường nhỏ lấy tên Yết Kiêu từ trước 1975
Logged
vuachientruong
Thành viên
*
Bài viết: 9


Bạc đầu ngọn sóng cuốn anh hùng


« Trả lời #18 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2008, 06:40:05 pm »

Sử ghi thế chứ bây giờ thống kê còn sai nữa là ngày xưa, chắc 500 nghìn quân không đúng đâu. Nhưng cứ thắng Nguyên là oách rồi, Tống - Kim to thế nó còn nghiền chết cơ mà.
Logged
seahawk1
Thành viên
*
Bài viết: 33



« Trả lời #19 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2008, 02:13:19 pm »

Các bác tìm đọc bộ Việt sử toàn thư của tác giả Phạm Văn Sơn có nói khá rõ và thật về cuộc chiến của quân và dân nhà Trần.
 Em có bộ này, bác nào muốn đọc em gửi cho, khỏi mất công đi đao loát.

Bác gửi cho tớ nhé, địa chỉ seahawk1897@gmail.com. Cảm ơn bác nhiều.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM