Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 07:56:25 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhà Trần và các cuộc Kháng chiến chống Quân xâm lược Nguyên Mông  (Đọc 181425 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
binhdc
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #60 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2009, 05:44:33 pm »

Nhà Trần theo tôi là một triều đại vĩ đại nhất trong lịch sử dân tộc. Những ngày đầu xuân vừa rồi tôi chắc các bác trong diễn đàn cũng đi lễ nhiều và phần lớn các nơi đến là những nơi có liên quan đến nhà Trần, ví dụ như: Đền Trần, Đền Bảo Lộc (Nam Định), Yên Tử, Yên Phụ, Cửa Ông, Kiếp Bạc ...
Đây là chủ đề hay mong bác chủ Topic tiếp tục công việc. Nhưng theo tôi bác phải làm lại từ đầu - bắt đầu từ cuộc kháng chiến chống Nguyên lần thứ nhất (1258) gắn với tên tuổi của Trần Thủ Độ, Trần Thánh Tông. Sau đó sẽ tiếp tục các cuộc kháng chiến sau như thế sẽ hệ thống hơn.
Trong bài viết các bác có thể mở rộng thêm các kiến thức và thông tin về thân thế, sự nghiệp của các tướng lĩnh tham gia.
Mong bác chủ Topic sớm tiếp tục lại.
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #61 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2009, 07:54:04 am »

Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông của Vua tôi và quân dân Đại Việt thời Trần quả là rất hào hùng. Còn bao chuyện trong và sau cuộc chiến chưa thấy được nhắc đến. Sự thực về cái chết của Hoài Văn Hầu, số phận An Tư Công chúa?

Lại nữa, tôi từng đọc ở đâu đó (xin lỗi quên mất) rằng: Khi nhà Trần mất vào tay nhà Hồ (胡氏, 1400-1407) rồi đất nước rơi vào ách đô hộ nhà Minh (1414-1417), con cháu nhà Trần phải mai danh ẩn tích, thay họ, đổi tên. Trong đó có nhiều chi phái đổi sang họ Đặng 鄧. Chính Tổng Bí thư Trường Chinh (Đặng Xuân Khu, 1907-1988) vốn dòng dõi họ Trần bởi ông là hậu duệ đời thứ 11 tại làng Hành Thiện, Xuân Hồng, Xuân Trường, Nam Định với cụ Tổ là Hưng Trí Vương Trần Quốc Hiền (興智王 陳国迒, con thứ Tư của Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo-linh hồn của chiến chống quân Nguyên). Không rõ sự thực thế nào?
Logged

lonesome
Moderator
*
Bài viết: 1244


« Trả lời #62 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2009, 09:15:19 am »

Lại nữa, tôi từng đọc ở đâu đó (xin lỗi quên mất) rằng: Khi nhà Trần mất vào tay nhà Hồ (胡氏, 1400-1407) rồi đất nước rơi vào ách đô hộ nhà Minh (1414-1417), con cháu nhà Trần phải mai danh ẩn tích, thay họ, đổi tên. Trong đó có nhiều chi phái đổi sang họ Đặng 鄧. Chính Tổng Bí thư Trường Chinh (Đặng Xuân Khu, 1907-1988) vốn dòng dõi họ Trần bởi ông là hậu duệ đời thứ 11 tại làng Hành Thiện, Xuân Hồng, Xuân Trường, Nam Định với cụ Tổ là Hưng Trí Vương Trần Quốc Hiền (興智王 陳国迒, con thứ Tư của Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo-linh hồn của chiến chống quân Nguyên). Không rõ sự thực thế nào?

http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20090329004013AAhNaHT
Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #63 vào lúc: 03 Tháng Mười Một, 2009, 04:33:47 pm »

Lại nữa, tôi từng đọc ở đâu đó (xin lỗi quên mất) rằng: Khi nhà Trần mất vào tay nhà Hồ (胡氏, 1400-1407) rồi đất nước rơi vào ách đô hộ nhà Minh (1414-1417), con cháu nhà Trần phải mai danh ẩn tích, thay họ, đổi tên. Trong đó có nhiều chi phái đổi sang họ Đặng 鄧. Chính Tổng Bí thư Trường Chinh (Đặng Xuân Khu, 1907-1988) vốn dòng dõi họ Trần bởi ông là hậu duệ đời thứ 11 tại làng Hành Thiện, Xuân Hồng, Xuân Trường, Nam Định với cụ Tổ là Hưng Trí Vương Trần Quốc Hiền (興智王 陳国迒, con thứ Tư của Quốc công Tiết chế Trần Hưng Đạo-linh hồn của chiến chống quân Nguyên). Không rõ sự thực thế nào?

http://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20090329004013AAhNaHT
Cia nầy lại là "tôi trả lời tui" !
Logged

thapbut
Thành viên
*
Bài viết: 158


WWW
« Trả lời #64 vào lúc: 18 Tháng Mười Một, 2009, 05:12:11 am »

Đọc Cáo bình Ngô có câu:
Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới
Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào.
Thế trận xuất kỳ, lấy yếu chống mạnh
Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều


Nhưng thời khởi nghĩa Lam Sơn, chúng tôi thấy chưa nêu rõ vị tướng nào làm tốt việc tướng sĩ ấm tình cha con.
Được biết thời Trần có đội quân được mệnh danh "Phụ tử chi binh", người lãnh đạo đội quân đó là Phạm Ngũ Lão (1255-1320). Quan hệ tướng sĩ như thế đã giúp đội quân đó bách chiến bách thắng. Ông có nhiều chiến công và được ban nhiều "huy chương" (5 lần):

Trong cuộc kháng chiến  chống Nguyên lần II, ông tham gia trận Chương Dương bất hủ, anh dũng đánh bại quân Nguyên. Quân tướng giặc cứ nghe đến tên đoàn quân do Điện Tiền Phạm Ngũ Lão chỉ huy là vội vàng bỏ chạy. Cuộc kháng chiến chống Nguyên lần III, ông được giao đánh chặn giặc xâm lược đang rút chạy ra khỏi ải Nội Bàng. Trận này ông đã chỉ huy quân đánh tan tác hàng chục vạn quân Nguyên, chém và bắn chết nhiều danh tướng của giặc. Thoát Hoan chạy thoát không dám quay đầu nhìn lại và từ bỏ luôn giấc mộng xâm lược nước ta.

Sau đó ông còn tham gia dẹp giặc Ai Lao vào các năm 1294, 1297, 1301. Trước khi mất hai năm, ông còn tham gia dẹp giặc Chiêm Thành vào năm 1318. Với các công trạng hiển hách, ông được vua ban nhiều vật quý thời bấy giờ như hổ phù, phi ngư phù... Ông mất năm 1320, thọ 66 tuổi.
 

Văn võ song toàn, ông đã làm nhiều bài thơ hay. Trong đó có bài thơ lập chí bất tử: (thơ chữ Hán dịch lời Việt)

Múa giáo non sông trải mấy thâu

Ba quân khí mạnh nuốt trôi trâu

Công danh nam tử còn vương nợ

Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu.

Theo cuốn "Danh Nhân Đất Việt",  NXB thanh niên, 1995

Khi ông mất nhà vua cho nghỉ chầu 5 ngày (có tài liệu viết 3 ngày), một ân điển như việc để quốc tang ngày nay.
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Mười Một, 2009, 01:49:41 am gửi bởi thapbut » Logged
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #65 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2009, 11:00:54 pm »

Khi nói đến thời Trần, nhiều người thường nhắc đến “Hào khí Đông A” với lời chú giải là chữ Trần chiết tự ra gồm chữ Đông và chữ A. Nhưng tôi thấy là nó (陳) gồm chữ Đông (東) và bộ Ấp (阝) , còn chữ A (阿) có bộ ấp khác chứ. Hay có cách giải thích nào chính xác hơn?
Logged

menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #66 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2010, 05:07:47 am »

http://www.baolaocai.vn/Index.asp?tabid=10&CategoriesID=189&NewsID=33486
Tôi đã cố lục tìm mà chưa thấy tài liệu nào viết Đức Trần Hưng Đạo đã lên tận Lào Cai chỉ huy việc phòng thủ của Đại Việt. Ai có thông tin chỉ giùm.
Logged

macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #67 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2010, 02:25:33 pm »

Năm 1257, khi U-ry-ang-kha-đai đánh chiếm xong Đại Lý, có sai sứ giả theo đường Vân Nam vào Đại Việt qua Lào Cai, dụ hàng vua Trần Thái Tông, nhưng triều đình ta không hề run sợ, đã chuẩn bị kháng chiến. Tháng 9, có chiếu "lệnh tả hữu tướng quân đem quân thủy bộ ra ngăn giữ biên giới, theo sự tiết chế của Quốc Tuấn". Phòng thủ biên giới ở đây chắc phải là ở phía Lào Cai, chứ không phải ở phía Lạng Sơn.

Lễ hội ở đền Thượng, Lào Cai trong bài trích của bác menthuong chắc là dựa vào sự kiện lịch sử trên.

Nhưng ta cũng chưa chắc chắn Trần Quốc Tuấn đã kịp đem quân lên biên giới Lào Cai chưa, bởi tháng 12 quân Nguyên xâm nhập Đại Việt, xuống tận Bình Lệ Nguyên ở Vĩnh Phúc mới đụng trận đầu với quân ta do Thái Tông chỉ huy. Nếu có quân của Trần Quốc Tuấn ở biên giớí thì sao không thấy sử ta lẫn sử Trung Quốc ghi chép trận đánh nào trước đó. Hoặc giả Trần Quốc Tuấn đã đem quân lên tuần tiễu ở biên giới phía Lào Cai (Lúc đó gọi chung miền đất dọc Hữu Ngạn sông Hồng từ Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ là trại Quy Hóa) rồi đã về Thăng Long trước tháng 12 chăng?

Còn một việc nữa: Tháng 7 năm trước (1256), Vũ Thành Vương Doãn (anh của Trần Quốc Tuấn) vừa trốn sang Tống bị bắt về, lại còn mối hiếm khích của Yên Sinh Vương Trần Liễu, mà Thái Tông vẫn không ngại trao việc phòng thủ biên giới quan trọng cho Trần Quốc Tuấn phụ trách, thì cũng phải khen là Thái Tông biết nhìn người đấy.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Ba, 2010, 07:37:52 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
menthuong
Thành viên
*
Bài viết: 411


Nhất tướng công thành vạn cốt khô


« Trả lời #68 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2010, 05:21:52 pm »

Cám ơn bác macbupda@. Đây là ảnh Sân khấu Lễ hội:

Cây đa ngay lối vào Đền mà một hướng dẫn viên nói là được mọc từ cây gậy của Quốc công Tiết chế khi người thị sát vùng này chống xuống đây !

Đền Thượng:


« Sửa lần cuối: 01 Tháng Ba, 2010, 05:51:06 pm gửi bởi menthuong » Logged

macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #69 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2010, 07:40:04 pm »

Xin hỏi bác menthuong: Bác có biết đền Thượng ở Lào Cai xây từ bao giờ không ạ? Và lễ hội đền Thượng bắt đầu tổ chức từ bao giờ?

@ bác menthuong: Hình như bác đã có con cái lớn cả rồi, vậy xin coi cháu như bậc cháu thôi (cháu 25 tuổi).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM