Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:43:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhà Trần và các cuộc Kháng chiến chống Quân xâm lược Nguyên Mông  (Đọc 181288 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #110 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2017, 09:55:34 pm »

Bài ký chuông Thông Thánh quán ở Bạch Hạc

Xét sách Triệu công ký(1) có nói rằng: trong khoảng niên hiệu Vĩnh Huy (650 - 655) đời Đường, Nguyễn Thường Minh(2) làm Đô đốc Phong Châu, thấy đất đai nghìn dặm, có núi sông làm đai vạt, bèn xây Thông Thánh Quán ở Bạch Hạc, đặt tượng Tam Thanh(3), lấy làm kỳ vĩ. Lại mở thêm hai nhà giải vũ trước sau, địch đô tượng thần giữ quán. Nhưng chưa biết ai là linh thiêng, bèn thắp hương khấn rằng: “Thần đất ở này nếu có thể hiển linh thì xin hãy sớm hiện hình dạng ra cho tôi biết để tô tượng. Đêm đến, nằm mộng thấy hai dị nhân, diện mạo ngang tàng, đều dẫn tùy tòng chen mắng lẫn nhau, đến chỗ Thường Minh, tranh nhau ở trước quán. Thường Minh hỏi: “Các vị tên là gì”. Một người xưng là Thổ Lệnh, một người xưng là Thạch Khanh. Thường Minh nói: “Xin thi tài nghệ, người nào thắng thì được ở trước”. Thạch Khanh nhảy một bước sang bên kia sông, bỗng thấy Thổ Lệnh đứng trước bên này sông. Thế là Thổ Lệnh được ở đây. Đó tức là vị thần mà nay được sắc phong làm Vũ phụ trung dực uy hiển vương. Từ đời Đường đến nay, đã hơn nghìn trăm năm, đất kiệt thần thiêng, cầu đảo báo ứng, xưa nay vẫn như thế.

Cho đến đời vua thứ hai triều Trần là hoàng đế Thái Tông, khoảng năm Bính Tý (1276), trị nước thái bình, bốn phương hướng hóa, bây giờ có đạo sĩ Hứa Tông Đạo(4) ở lý Hải Đàn, hương Thái Bình, huyện Phúc Thanh, Phúc Châu, lộ Kiến Phúc nước Đại Tống cùng lưu phái, cao hứng theo thuyền đế phương Nam. Bấy giờ Chiêu Văn Vương, con thứ sáu của Hoàng đế Thái Tông, nay là Nhập nội kiểm hiệu Thái úy Bình chương sự, Thanh Hóa phủ lộ Đô nguyên soái, được ban túi kim ngư (cá vàng), tước Thượng trụ quốc Khai Quốc vương (tức Trần Nhật Duật), có lòng quan hoài đến đạo lớn, tính vốn quý trọng người Tống, nên đã lưu Tông Đạo ở môn tướng, mong xiển dương Đạo giáo. Cuối năm Giáp Thân (1284), giặc Bắc đến xâm lược. Bấy giờ Khai Quốc vương trấn thủ các châu lộ Tuyên Quang, cùng Hứa Tông Đạo vào ngày thượng nguyên (tức rằm tháng giêng) năm Ất Dậu (tức ngày 20 tháng 2 năm 1285), ở sông Bạch Hạc, cắt tóc thề nguyện với thần linh đem hết lòng trung để báo ơn vua. Rồi suất lĩnh tả hữu, một mình một ngựa tiến lên trước, mới qua vùng người Man Lão, quân Thát đến sau, trong vòng tám khắc, hai bên không gặp nhau. Vương thẳng đến trước mặt vua, chầu hầu phò giá, lại suất tập quân sĩ, chém được đầu Toa Đô(5). Vào trung tuần tháng trọng hạ (tức tháng 5), quân Thát thua tan, đều là nhờ phúc ấm của thần vương.

Sau đó vài năm, Khai Quốc vương nhiều lần tu sửa hoàng lục, Hứa Tông Đạo chú việc thừa hành, thường dâng thẻ(6) ở đỉnh núi Tản Viên, tiến long bích ở vực thiên Bạch Hạc, trình bày việc đi qua dưới đền, thấy cung quán dần dần xiêu đổ, lại thiếu chuông lớn để sớm hôm thức tỉnh người mê, lòng những muốn đúc chung dựng quán nhưng sức chưa đủ.

Sau đó có trưởng Công chúa Thiên Thụy(7) họ Trần, trưởng hoàng cơ của vua thứ ba là hoàng đế Thánh Tông, chưởng quản dân hương Bạch Hạc, đã xuất của cải, mua gỗ lạt, trùng tu như mới.

Từ sau khi trưởng Công chúa Thiên Thụy qua đời, hương dân ruộng đất ở đây đều thuộc quyền chưởng quán của trưởng Công chúa Thiên Chân(8), trưởng hoàng cơ của vua thứ năm là hoàng đế Anh Tông. Công chúa thu thuế nhẹ, giảm lao dịch, giúp người nghèo khổ, yêu kẻ cô quả, sinh linh cả một hương, không ai không bái dạ ân đức. Nào hay người nhà trời xuống thần thế, không chịu ở lâu, năm hai mươi tuổi có gia đình, vì có thai mà bị bận.

Bấy giờ Hứa Tông Đạo kính vâng chiếu mệnh, thay mình cầu cúng, chữa chạy trăm phương, nhưng vẫn không thoát khỏi đại nạn, mới hay việc thăng trầm khó đoán, sự siêu độ vô nhân. Sau đó Thái thượng hoàng Thái hậu của hoàng đế Anh Tông, lấy vàng bạc đã chia cho trưởng Công chúa Thiên Chân đem bố thí hết, cúng dàng cho cung Thái Thanh năm mươi lạng vàng sống.

Nào ngờ cuối xuân năm Canh Thìn (1320), Hoàng đế Anh Tông ngự xe mây lên tiên. Bấy giờ Hứa Tông Đạo đang xây dựng cung Thái Thanh, công việc chưa xong, lòng đau đớn biết dựa vào đâu, nghĩ khó báo ơn vua, lòng muốn tu thiện quả.

Mùa xuân năm Tân Dậu (1321), Hứa Tông Đạo đúc quả chuông lớn ở cung Thái Thanh, lại đội ơn Thái thượng hoàng Thái hậu ủy cho đường chủ là Công chúa Bảo Vân họ Trần, lấy phần của trưởng Công chúa Thiên Chan là ba mươi ba lạng bạc, tính thành tiền năm trăm quan, thân trao cho Hứa Tông Đạo cúng dàng vào duyên ty dể làm quả phúc cho tiền trình của trưởng Công chúa Thiên Chân. Lại gặp lúc Văn Huệ vương (tức Trần Quang Triều) ở phủ đệ Gia Lâm thay trưởng Công chúa Thiên Chân, bố thí cho kẻ cô quả bần cùng và các chùa quán, lại cúng dàng cho cung Thái Thanh vàng bạc tính thành tiền là hai trăm quan.

Nay Hứa Tông Đạo nhiều lần đội ơn được cúng dâng nên muốn mở rộng ân đức ấy, trừ khoản trợ duyên cho cung Thái Thanh ra, lại lấy phần trưởng Công chúa Thiên Chân đã bố thí thu mua đồng thiếc, xin nhập nội kiểm hiệu Thái ủy Khai Quốc vương làm chru minh, đến cột đá (mất 4 chữ) đúc một quả chuông lớn cúng dàng (mất 5 chữ) để báo đức dày của (trưởng công) chúa (Thiên Thụy), để đền ơn sâu của (trưởng công) chúa (Thiên Chân). Những nguyện (mất 4 chữ) tăng thêm quả phúc, nối mãi cành vàng. Cúi vì trưởng Công chúa Thiên Chân họ Trần, nhờ công đức đúc chuông này, để tẩy trừ ngũ lậu sắc thân, siêu thoát lên tịnh giới Tam Thanh.

Vì trưởng Công chúa Thiên Thụy họ Trần chứng cho nhân lành dựng quán trước kia và tiêu trừ nghiệp cấu vô biên sau khi chết. Lại vì trước đền đại đạo pháp môn thấu vương, cầu cho hương khói (mất 4 chữ) phù hộ cho mọi người trong cả nước. Kính chúc Kim thượng hoàng đế thánh thọ vô cương, nền phúc (mất 3 chữ). Chúc cho Khai Quốc vương Trần lòng thiện bền vững, tuổi thọ dài lâu, để lũ Hứa Tông Đạo và trất cả chúng sinh đều được tắm gội phúc ấm.

Ngày (mất 2 chữ) năm Đại Hán Khánh thứ tám (1321) đời vua thứ sáu triều Trần nước Hoàng Việt.

Súng Chân uy nghi Hứa Tông Đạo kính cẩn ghi.

Chú thích

(1) Triệu Công kí, tức sách Giao Châu kí, do Đô hộ Giao Châu thời đường là Triệu Xương và Tiết độ sứ Tăng Cửu soạn, nhưng đã bị thất lạc

(2) Nguyễn Thường Minh tức Lý Thường Minh do nhà Trần dổi họ Lý thành họ Nguyễn.

(3) Tam Thanh ba pho tượng quán Đạo giáo tức Ngọc Thanh, Thái Thanh và Thượng Thanh, tương tự Tam thế ở chùa Phật.

(4) Hứa Tông đạo là đạo sĩ thời Tống, người tỉnh Phúc Kiến, vì tránh quân Tống mà đến phía Nam cư trú, dựng quán Tam Thanh, soạn bìa minh chuông này.

(5) Toa Đô: Nguyên soái quân Nguyên, tháng 3 năm Thiệu Bảo thứ 7 (1285) nhận mệnh mang 50 vạn quân qua đường Vân Nam đánh xuống phía Nam, đến thẳng Chiêm Thành, nhưng sau bị bại trận ở Tây Kết.

(6) Thẻ: nguyên văn là giản, tức các thẻ tre có ghi chữ.

(7) Thiên Thụy công chúa: con gái trưởng vua Trần Thánh Tông, được gả cho con trai Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn là Hưng Vũ vương Trần Quốc Hiến.

(8) Thiên Chân công chúa: là con gái của Anh Tông Hoàng đế và Thuận Thánh Hoàng hậu.


Trong phần chú thích về Toa Đô của bản dịch từ sách "Văn bia thời Trần" có nội dung chưa chính xác nhưng em vẫn giữ nguyên khi giới thiệu lại.

Trong nguyên văn của bài minh cũng có phần chưa ổn. Ở đoạn "Tự Đường chí kim, thiên bách dư tải" (自唐至今,千百餘載), dịch là "Từ đời Đường đến nay, đã hơn nghìn trăm năm" là đúng. Nhưng từ thời Đường (618-907) đến thời điểm soạn bài minh (1321) chỉ khoảng 700 năm. Vì vậy em nghi chữ là chữ "thất" (bảy) đã khắc nhầm thành chữ "thiên" (tức nghìn).
(Xem các chữ từ thứ 12 đên 19 ở cột 10 tính từ phải qua trái ở ảnh chụp bản dập mặt 1 chuông trong bài tiếp theo)
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Hai, 2017, 10:25:02 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #111 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2017, 10:02:26 pm »



Thác bản chuông Bạch Hạc (mặt 1)



Thác bản chuông Bạch Hạc (mặt 2)



Thác bản chuông Bạch Hạc (mặt 3)



Thác bản chuông Bạch Hạc (mặt 4)
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Hai, 2017, 10:09:45 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #112 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2017, 08:08:58 pm »

Tiếp tục việc mày mò các văn bia thời Trần đã được tác giả Hà Văn Tấn - Phạm Thị Tâm tham khảo khi viết cuốn Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII, em xin giới thiệu bia công chúa Phụng Dương.

Tổng hợp từ 4 nguồn chính:
Nguồn 1: sách "Văn bia thời Trần" của Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, xuất bản năm 2016. Quan trọng nhất là có ảnh chụp bản dập văn bia. Ảnh chụp lại từ sách, lại là bản dập nên chất lượng cũng chưa tốt, còn nhều chỗ chữ khó đọc, nhưng hãy tạm dùng.
Nguồn 2: Từ trang web của thư viện trường Đại học An Giang:
http://lib.agu.edu.vn/gsdl/library?e=d-00000-00---off-0thovan--00-0--0-10-0---0---0prompt-10---4-------0-1l--11-vi-50---20-about---00-0-1-00-0-0-11-1-0utfZz-8-00&a=d&cl=CL1.7&d=HASH0465661ff3f7c1d2bb14c2.2.fc
Nguồn 3: Văn bia thời Lý Trần  - Sưu tầm phiên âm dịch thuật chú giải: Lâm Giang – Phạm Văn Thắm – Phạm Thị Thoa. Tải từ địa chỉ: http://123doc.org/document/3458662-van-bia-thoi-ly-tran.htm
Nguồn 4: 越南碑銘中漢文典故的應用 (Việt Nam bi minh trung Hán văn điển cố đích ứng dụng - Ứng dụng điển cố Hán văn trong văn bia Việt Nam), địa chỉ: http://ir.lib.cyut.edu.tw:8080/bitstream/310901800/9203/1/%E8%B6%8A%E5%8D%97%E7%A2%91%E9%8A%98%E4%B8%AD...

Theo bản điện tử báo Nam Định, bia hiện còn ở thôn Cao Đài, xã Mỹ Thành huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Tấm bia cao 1,2m, rộng 70cm, dầy 16cm được dựng trên lưng rùa đá, mặt trước đục kín chữ, xung quanh trang trí các họa tiết: cúc dây, sen dẹo.

Theo sách Thơ văn Lý Trần, Viện Văn học, tập II, quyển Thượng, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 1989; tấm bia này được khắc lại vào năm Minh Mệnh thứ 3 (1822). Trên ảnh chụp bản dập không thấy có ghi năm khắc lại.

Thực ra, bản dịch văn bia thì đã được giới thiệu ở nhiều trang trên mạng, nhưng chưa có bản text chữ Hán ở trang tiếng Việt, mà chỉ có ở trang tiếng Trung. Còn có trang tiếng Việt (ví dụ như nguồn 2) có giới thiệu bản chữ Hán nhưng lại dạng ảnh, không phải dạng text không tiện trong việc search trên google và cũng có vài chỗ chư chính xác. Do đó nên em tổng hợp lại từ 4 nguồn trên và giới thiệu cả phần text chữ Hán, phiên âm và bản dịch.

« Sửa lần cuối: 18 Tháng Hai, 2017, 09:25:40 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #113 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2017, 08:31:30 pm »

Do bản dập chụp lại có nhiều chỗ chữ mờ, nên nhiều chữ còn nghi ngờ, để trong dấu ngoặc đơn () kèm dấu hỏi chấm (?). Chữ nào có màu đỏ tức là tuy đọc được từ bản dập, nhưng nghi ngờ về tính chính xác, có khả năng là chữ khác cũng đặt trong dấu ngoặc đơn liền sau.

奉陽公主神道碑(銘?)并(序?)
PHỤNG DƯƠNG CÔNG CHÚA THẦN ĐẠO BI LỮ (MINH?) TÍNH TỰ (TỰ?)
(LỜI TỰA VÀ BÀI MINH VĂN BIA
THÀN ĐẠO CÔNG CHÚA PHỤNG DƯƠNG)

氏;姓也;名也………,,奉陽公主壽命也,………相國太師皇(考?)也;慧真(夫?)人慈妣也.幼年宗嘉淑明,太宗皇帝愛之,義為子.未(幾?)………上相太師,詔賜王姬車服.此公主良配也.
Phiên âm: Thị, tính dã; [mỗ] danh dã. Phụng Dương công chúa thọ mệnh dã. [Mỗ] Tướng quốc thái sư hoàng giả (khảo) dã; Tuệ Chân khứ (phu?) nhân từ tỉ dã. Ấu niên tông gia thục minh, Thái Tông hoàng đế ái chi, nghĩa vi tử. Vị (cơ?) [mỗ] Thượng tướng Thái sư, chiếu tứ vương cơ xa phục. Thử công chúa lương phối dã.
Dịch: Công chúa họ [mỗ], tên là [mỗ], tên được ban là Phụng Dương. Cha là tướng quốc Thái sư [mỗ], mẹ là phu nhân Tuệ Chân. Khi còn bé, công chúa được khen là hiền hậu và thông minh, vua Thái Tông yêu quý, nuôi làm con. Không bao lâu gả cho Thượng tướng Thái sư, vua xuống chiếu ban cho xe và quần áo theo như con gái vua. Đó là nghi thức khi công chúa đi lấy chồng.

時………太師有嬖,與公主少不諧,………相國慧真(御?)之,將奪其志,公主不可,曰:
Phiên âm: Thời [mỗ] Thái sư hữu bế, dữ công chúa thiểu bất hài. [mỗ] Tướng quốc Tuệ Chân (ngự) chi, tương đoạt kỳ chí. Công  chúa bất khả, viết:
Dịch: Bấy giờ Thái sư [mỗ] có một người thiếp yêu nên đối với công chúa không đằm thắm. Tướng quốc [mỗ] và phu nhân Tuệ Chân ngăn cản, định không cho Thái sư làm theo ý mình, công chúa cho là không nên, thưa với cha mẹ:

妾辱(已歸于太師?),諧不諧,命也.父母之命固不可遁,其奈長則從夫之義何? 相國慧真乃止.此公主貞節也.
Phiên âm: Thiếp nhục (dĩ quy vu Thái sư?), hài bất hài, mệnh dã. Phụ mẫu chi mệnh cố bất khả độn, kỳ nại trưởng tắc tòng phu chi nghĩa hà? Tướng quốc Tuệ Chân nãi chỉ. Thử công chúa trinh tiết dã.
Dịch: Con (đã về làm vợ Thái sư?), được hòa hợp hay không là do mệnh mà thôi. Ý của cha mẹ, con cái cố nhiên không được cưỡng lại, nhưng còn cái nghĩa "lớn phải theo chồng" thì làm thế nào? Tướng quốc và phu nhân Tuệ Chân nghe vậy, bèn thôi. Đó là lòng trinh tiết của công chúa.
Chú thích: Đoạn “dĩ quy vu Thái sư”, trên bia khắc để trống, trong các sách Văn bia thời Lý – Trần đều bổ sung vào, nhưng không thấy nêu rõ dẫn nguồn từ đâu.

事夫以敬順;待媵以寬恕.一(婢?)一妾或遭………太師譴怒者,曲折微觧,毋令見聲色,雖老列婦,弗如也.至於………太師銓品朝廷人物,自非壼内事者,未嘗以(褻?)近擅為極重.此公主賢德也.
Phiên âm: Sự phu dĩ kính thuận; đãi dắng dĩ khoan thứ. Nhất (tì?), nhất thiếp, hoặc tao [mỗ] Thái sư khiển nộ, khúc chiết vi giải, vô linh hiện thanh sắc, tuy lão liệt phụ, phất như dã. Chí ư [mỗ] Thái sư thuyên phẩm triều đình nhân vật, tự phi khổn nội sự giả, vị thường dĩ suy (tiết?) cận thiện vi cực trọng, Thử công chúa hiền đức dã.
Dịch: Công chúa thờ chồng một lòng kính thuận, đối với thứ thiếp của chồng một lòng khoan thứ. nếu có người nào làm cho Thái sư [mỗ] giận la mắng, thì công chúa lấy lời lẽ nhẹ nhàng giảng giải, khiến cho họ không phàn nàn oán hận. Công chúa cư xử như thế, các bậc liệt phụ thời xưa cũng không hơn được. Đến việc Thái sư [mỗ] lựa chọn, khen thưởng các nhân vật trong triều đình, công chúa tự coi đó không phải là phận sự của đàn bà, nên chưa từng vì cớ gần gũi mà tự tiện xen vào những việc quan trọng. Đó là đức tốt của công chúa.

相國太師有疾,親侍湯藥,(左?)湌右粥衣不觧帶,卧不安席者朞年.此公主侍親疾也.
Phiên âm: Tướng quốc Thái sư hữu tật, thân thị thang dược; vưu (tả?) xan hữu chúc; y bất giải đới, ngọa bất an tịch giả cơ niên. Thử công chúa thị thân tật dã.
Dịch: Tướng quốc Thái sư ốm, công chúa chăm lo thuốc thang, phụng dưỡng cơm cháo, suốt một năm trời, đến nỗi áo chẳng kịp cởi, nằm không yên giấc. Đó là cách công chúa hầu hạ cha khi đau yếu.

相國太師薨,斬衰盡哀,毁性幾滅;國人之見無不掩涕.此公主居喪禮也.
Phiên âm: Tướng quốc Thái sư hoăng, trảm thôi tận ai, hủy tính cơ diệt; quốc nhân kiến chi, vô bất yểm thế. Thử công chúa cư tang lễ dã.
Dịch: Tướng quốc Thái sư mất, công chúa để tang hết lễ, xót thương đau đớn đến hầu như muốn chết, người trong nước trông thấy, không ai cầm được nước mắt. Đó là công chúa giữ lễ cư tang.

慧真嫠居二(十?)餘年,晨夕侍側,問安視膳,罔有少怠.設遇一訶一責,則(匍?)匐伏罪,不敢以榮貴而自高自大.此公主事親孝也
Phiên âm: Tuệ Chân ly cư nhị đấu (thập?) dư niên, thần tịch thị trắc, vấn an thị thiện, võng hữu thiểu đãi. Thiết ngộ nhất kha nhất trách, tắc chế (bồ?) bặc phục tội, bất cảm dĩ vinh quý nhi tự cao tự đại. Thử công chúa sự thân hiếu dã.
Dịch: Phu nhân Tuệ Chân ở góa hơn hai mươi năm, công chúa sớm hôm vấn an, đích thân hầu hạ cơm nước, không chút trễ nải. gặp khi phu nhân có điều gì quở trách, công chúa khúm núm nhận lỗi, không dám tự coi mình cao sang mà ra vẻ. Đó là công chúa thờ mẹ một lòng hiếu thảo.

逮慧真薨,公主欒心柴骨,亦有聞.父母所遺產業,皆散諸昆弟,一毫不取,但傾家貲財,施僧供佛,食飢衣寒,用資二天冥福。此公主慎終追遠也.
Phiên âm: Đãi Tuệ Chân hoăng, công chúa loan tâm sài cốt, diệc hữu văn. Phụ mẫu sở di sản nghiệp, giai tán chư côn đệ, nhất hào bất thủ, đãn khuynh gia xi tài, thí tăng cúng phật, tự cơ ý hàn, dụng tư nhị thiên minh phúc. Thử công chúa thận chung truy viễn dã.
Dịch: Khi phu nhân Tuệ Chân mất, công chúa héo hon gầy guộc, ai mấy cũng khen. Sản nghiệp của cha mẹ để lại, công chúa chia đều cho anh em, còn mình không một chút tơ hào. Lại dốc cả gia sản để bố thí cho sư và cúng Phật; kẻ đói thì cho ăn, kẻ rét thì cho mặc. Đem của cải cầu phúc cho cha mẹ, đó là việc công chúa chu đáo với việc sau, nhớ ơn những người trước.
Chú thích: Loan tâm: Thi Kinh 詩經, (Cối phong 檜風, Tố quan 素冠): “Thứ kiến tố quan hề, Cức nhân loan loan hề, Lao tâm đoàn đoàn hề” (庶見素冠兮, 棘人欒欒兮, 勞心慱慱兮) Mong được thấy cái mũ trắng (của người mãn tang đội), Người có tang gầy yếu hề, Lòng ta lao khổ ưu sầu.

………太師身都相位,日勞萬機,不遑家事,一一委付,區處長幼,整頓貲產,凡所施為,如出一意.此公主治家法也.
Phiên âm: [Mỗ] Thái sư thân đô tướng vị, nhật lao vạn cơ, bất hoàng gia sự, nhất nhất ủy phó, khu xử trưởng ấu, chỉnh đốn xi sản, phàm sở thi vi, như xuất nhất ý. Thử công chúa trị gia pháp dã.
Dịch: Thái sư [mỗ] ở cương vị tướng quốc, hằng ngày rất bận, chẳng có thì giờ đoái hoài đến việc nhà, ông ủy thác cho công chú khu xử với kẻ già, người trẻ, trông nom sắp xếp tài sản. Mọi việc công chúa làm không điều gì không vừa ý Thái sư. Đó là cách thức công chúa trông nom cai quản việc nhà.

針線助補袞,鹽梅資調羹。內助之道尤多,殊非尋常兒女之比.此公主相成道也.
Phiên âm: Châm tuyến trị bổ cổn, diêm mai tư điều canh, nội trợ chi đạo vưu đa, thù phi tầm thường nhi nữ chi tỷ. Thử công chúa tướng thành đạo dã.
Dịch: Việc kim chỉ vá may, muối mơ nấu nướng, tài nội trợ của công chúa càng giỏi, người đàn bà tầm thường không thể nào sánh được. Đó là công chúa thành thạo việc nội trợ.
Chú thích:
Bổ cổn: Kinh thi có câu: “Cổn chức hữu khuyết, Duy Trọng sơn Phủ bổ chi" 袞職有闕,惟仲山甫補之 (Ý nói Vua có điều nhầm lẫn, chỉ có Sơn Trọng Phủ là người tấu thôi)
Diêm mai: gốc từ sách Thượng thư (尚書): vua Vũ Đinh nhà Thương cầu được Phó Duyệt ở đất Phó Nghiêm, tôn ông làm tướng, cho ở bên cạnh. Vũ Đinh nói với Phó Duyệt: Nhĩ duy huấn vu trẫm chí. Nhược tác tửu lê, nhĩ duy cúc nghiệt. Nhược tác hòa canh, nhĩ duy diêm ma (Nhà ngươi phải dạy dỗ cho chí ta được suốt mọi việc. Nếu có nấu rượu ngọt, nhà ngươi là men rượu. Nếu có làm việc nêm canh, nhà ngươi là muối là mơ). ở đây chỉ vai trò của kẻ sĩ giúp vua sửa sang việc nước, cũng ví như chất chua của mai trong khi nấu canh vậy)


其馭婢使,不大聲以色;設有竊盜,則隨便追之,不忍露其醜惡.此公主仁心也.
Phiên âm: Kỳ ngự tỳ sử, bất đại thanh dĩ sắc; thiết hữu thiết đạo, tắc tùy tiện truy chi, bất nhẫn lộ kỳ xú ác. Thử công chúa nhân tâm dã.
Dịch: Đối với nô tỳ, công chúa không to tiếng, chỉ sai bảo bằng nét mặt. Nếu kẻ nào lỡ lấy trộm vật gì, công chúa chỉ tùy tiện truy hỏi mà không nỡ để lộ điều xấu xa của chúng. Đó là lòng nhân từ của công chúa.

平居暇日,小小臧獲,每如勞問,不曾以箠撻為事.故有過惡者,咸自懾服。此公主用心寬恕也.
Phiên âm: Bình cư hạ nhật, tiểu tiểu tang hoạch, mỗi như lạo vấn, bất tằng dĩ chủy thát vi sự. Cố hữu quá ác giả, hàm tự nhiếp phục. Thử công chúa dụng tâm khoan thứ dã.
Dịch: Ngày thường, những khi rỗi rãi, đối với đám tù nô, công chú thường thăm hỏi, an ủi, chưa từng dùng roi vọt, cho nên những kẻ xấu cũng cảm phục. Đó là lòng khoan thứ của công chúa.

年少歸于相門,身營多事,未暇學問.歲晚,尤愛佛書.雖隻言片字不能細致,然大覺之心,粗有識者,其有為小教所不拘滯.此公主通於心性也.
Phiên âm: Niên thiếu quy vu tướng môn, thân doanh đa sự, vị hạ học vấn. Tuế vãn, vưu ái phật thư, tuy chích ngôn phiến tự bất năng câu trí, nhiên đại giác chi tâm, thô hữu thức giả, kỳ hữu vi tiểu giáo sở bất câu trệ. Thử công chúa thông ư tâm tính dã.
Dịch: Công chúa về làm dâu nhà tướng từ tuổi còn nhỏ, công việc bận rộn, chưa từng có lúc rảnh rang để học hỏi. Đến khi về già, công chúa đặt biệt thích đọc sách nhà Phật. Tuy chưa hiểu cặn kẽ từng câu từng chữ, nhưng nét đại quát về cái tâm "đại giác" cũng đã hiểu được, ngoài ra những giới luật lặt vặt thì không câu nệ. Đó là công chúa đã thông về tâm và tính vậy.

甲申冬,北虜南寇,………太師上船避賊.夜半舟中失火。時,………太師睡寢,公主疑是賊來,微警,授之以牌,且以身蔽。古之馮婦,蔑以加此。此公主明於義勇也。
Phiên âm: Giáp Thân đông, Bắc lỗ Nam khấu, [mỗ] Thái sư thướng thuyền tị tặc. Dạ bán chu trung thất hỏa, thời [mỗ] Thái sư thụy tẩm, công chúa nghi thị tặc lai, vi cảnh, thụ chi dĩ bài; thả dĩ thân tế. Cổ chi Phùng Phụ miệt dĩ gia thử. Thử công chúa minh ư nghĩa dũng dã.
Dịch: Mùa đông năm Giáp thân (1284), giặc Bắc (Nguyên) sang cướp nước Nam, Thái sư [mỗ] xuống thuyền lánh giặc. Nửa đêm có chiếc thuyền bốc cháy, lúc đó Thái sư [mỗ] đang ngủ, công chúa tưởng giặc đến, khẽ đánh thức Thái sư dậy, đưa cho ngài chiếc mộc rồi lấy thân mình che cho chồng. Lòng dũng cảm như vậy, Phùng Phụ đời xưa cũng không hơn được. Đó là công chúa hiểu biết việc nghĩa và chí dũng cảm.
Chú thích:
Phùng Phụ: Sách Mạnh Tử (孟子), thiên Tận tâm hạ (盡心下): 晉人有馮婦者,善搏虎.卒為善士.則之野.有眾逐虎.虎負嵎.莫之敢攖;望見馮婦,趨而迎之;馮婦攘臂下車.眾皆悅之,其為士者笑之 (Tấn nhân hữu Phùng Phụ giả, thiện bác hổ. Tốt vi thiện sĩ. Tắc chi dã, hữu chúng trục hổ. Hổ phụ ngung. Mạc chi cảm anh; vọng kiến Phùng Phụ, xu nhi nghênh chi. Phùng Phụ nhương tý, há xa. Chúng giai duyệt chi. Kỳ vi sĩ giả tiếu chi). Dịch nghĩa: Người nước Tấn có Phùng Phụ, giỏi bắt hổ. Chung cuộc ông trở nên kẻ sĩ tốt lành. Khi đi đến vùng hoang dã, có đám người đuổi theo hổ. Con hổ ẩn vào góc núi. Chẳng ai dám đến gần; trông xa thấy Phùng Phụ, họ bước tới đón tiếp. Phùng Phụ xăn tay, xuống xe. Đám người đều vui mừng. Hành vi ấy làm cho kẻ sĩ chê cười.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Hai, 2017, 09:12:04 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #114 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2017, 08:57:00 pm »

天資慈愛,一視嫡庶.有小善者則稱揚於,………太師之前,有小惡者,則提耳微誨.掩惡揚善,有古君子之風。此公主心無妒忌也。
Phiên âm: Thiên tư từ ái, nhất thị đích thứ, hữu tiểu thiện giả tắc xưng dương ư [mỗ] Thái sư chi tiền; hữu tiểu ác giả, tắc đề nhĩ vi hối. Yểm ác dương thiện, hữu cổ quân tử chi phong. Thử công chúa tâm vô đố kỵ dã.
Dịch: Công chúa vốn có lòng nhân từ bát ái, không phân biệt con vợ lẽ vợ cả, hễ ai làm được điều gì tốt, dù nhỏ cũng khen trước mặt Thái sư [mỗ], ai làm điều gì xấu, dù nhỏ cũng rỉ tai răn dạy. Giấu che việc xấu, nêu khen việc hay, công chúa đã có phong cách của bậc quân tử thời xưa. Đó là công chúa lòng không ghen ghét.

撫字婣族,大小靡遺.其有不才者,寧以財物予之,不敢尸諸重職.此公主心無私謁也.
Phiên âm: Phủ tự nhân tộc, đại tiểu mị di; kỳ hữu bất tài giả, ninh dĩ tài vật dữ chi, bất cảm thi chư trọng chức. Thử công chúa tâm vô tư yết dã.
Dịch: Công chúa đối với việc nâng đỡ những người trong họ, từ việc lớn đến việc nhỏ đều không để sót. Với những người bất tài, thà ban cho của cải, chứ không dám giao cho trọng trách. Đó là công chúa tấm lòng không riêng tư.
Chú thích: Phủ tự (撫字): ý nói nuôi dạy thành người. Sách Hậu Hán thư (後漢書), Liệt nữ truyện - Trình Văn Củ thê (列女傳‧程文矩妻): Trình Văn Củ thê giả,đồng quận Lý Pháp chi tỉ dã, tự mục khương. Hữu nhị nam, nhi tiền thê tứ tử… tứ tử dĩ mẫu phi sở sanh, tăng hủy nhật tích, nhi mục khương từ ái ôn nhân, phủ tự ích long, y thực tư cung, giai kiêm bội sở sanh (程文矩妻者,同郡李法之姊 也, 字穆姜。有二男, 而前妻四子,… 四子以母非所生,憎毀日積,而穆姜慈愛溫仁,撫字益隆,衣食資供,皆兼倍所生) đại ý vợ thứ Trần Văn Củ sinh được hai con; còn người vợ trước có bốn con. Người vợ thứ không ghét bỏ, nuôi dạy bốn người con không phải do mình sinh ra càng nhân từ yêu thương, đồ ăn thức mặc chăm lo cho còn hơn so với con đẻ.
Chữ thi (trong đoạn “bất cảm thi chư trọng chưc”) không phải có nghĩa là xác, mà có nghĩa là giao chức trách, giao việc quan (theo sách Nhĩ nhã 爾雅, phần Thích hỗ 釋詁)

病篤不問子孫,唯以愛夫為念.………太師遺書手中,言來生之日,願為夫婦如初. 此公主純於愛敬也.
Phiên âm: Bệnh đốc bất vấn tử tôn, duy dĩ ái phu vi niệm. [Mỗ]Thái sư di thư thủ trung, ngôn lai sinh chi nhật, nguyện vi phu phụ như sơ. Thử Công chúa thuần ư ái kính dã.
Dịch: Khi ốm nặng, công chúa không hỏi gì đến con cháu, chỉ một lòng yêu thương, lo nghĩ đến chồng. Thái sư [mỗ] viết thư đặt vào tay công chúa nói: “Kiếp sau xin được làm chồng vợ như xưa”. Đó là công chúa một lòng trong tình yêu đối với Thái sư vậy.

子七人:長早亡,追悼不能自已.乃義關內侯國兮(公)以代之。此公主之義子也.次文肅王道載,文可以裨時政,武可以撜國亂,娶靖國大王女寶姿公主.次武肅王道[],尚.………聖宗皇帝第四女寶真公主.長女瓊輝公主,諱瑞[][],兩適人,俱不諧.次瓊姿公主,諱瑞柔,歸于檢校太尉.次瓊寶公主,諱瑞魚,適靖國大王長子仁國王。次瓊態公主,諱瑞玆,繼歸於檢校太尉.瓊輝、瓊姿、武肅皆先亡。孫十三,男七女六.真慈公主諱[][],適判首上位武寧侯之子沼,餘皆尚幼。此公主之嫡孫子也.
Phiên âm: Tử thất nhân: Trưởng tảo vong, truy điệu bất năng tự kỷ. Nãi nghĩa Quan nội hầu quốc hề (công) dĩ đại chi. Thử Công chúa chi nghĩa tử dã. Thứ Văn Túc vương Đạo Tái, văn khả dĩ tỳ thời chính, vũ khả dĩ chửng quốc loạn, thú Tĩnh Quốc đại vương nữ Bảo Tư công chúa. Thứ Vũ Túc vương Đạo………, thượng……… Thánh Tông hoàng đế đệ tứ nữ Bảo Chân công chúa. Trưởng nữ Quỳnh Huy công chúa, huý Thuỵ [] [], lưỡng thích nhân, câu bất hài. Thứ Quỳnh Tư công chúa, huý Thuỵ Nhu, quy vu Kiểm hiệu Thái uý. Thứ Quỳnh Bảo công chúa, huý Thuỵ Ngư, thích Tĩnh Quốc đại vương trưởng tử Nhân Quốc vương. Thứ Quỳnh Thái công chúa, huý Thuỵ Tư, kế quy vu Kiểm hiệu Thái uý. Quỳnh Huy, Quỳnh Tư, Vũ Túc giai tiên vong. Tôn thập tam, nam thất nữ lục. Chân Từ công chúa huý……… [], thích Phán thủ thượng vị Vũ Ninh hầu chi tử Chiểu. Dư giai thượng ấu. Thử Công chúa chi đích tôn tử dã.
Dịch: Công chúa được bảy người con. Con trưởng mất sớm, công chúa thương xót khôn nguôi, bèn nuôi quan nội hầu quốc công thay con. Đó là con nuôi công chúa. Người thứ hai là Văn túc vương Đạo Tái. Vương là người tài văn có thể giúp cho chính sự đương thời, tài võ có thể dẹp yên loạn nước, lấy con gái Tĩnh quốc đại vương, là công chúa Bảo Tư. Thứ nữa là Vũ túc vương Đạo [], lấy công chúa Bảo Chân, con gái thứ tư vua Thánh Tông. Con gái lớn là công chúa Quỳnh Huy húy là Thụy [] [], hai lần gã chồng đều không hòa hợp. Con gái thứ công chúa Quỳnh Tư, húy là Thụy Nhu, gả cho Kiểm hiệu thái úy. Thứ nữa là công chúa Quỳnh Bảo, húy là Thụy Ân, lấy con trưởng Tĩnh quốc đại vương là Nhân quốc vương. Thưa nữa là công chúa Quỳnh Thái, húy là Thụy Tư, làm vợ kế Kiểm hiệu thái úy. Quỳnh Huy, Quỳnh Tư, Vũ Túc đều mất sớm. cháu có mười ba người, bảy trai, sáu gái. Công chúa Chân Tử, húy là……… [], lấy con trai Phán thủ thượng vị Vũ ninh hầu tên là Chiểu. Ngoài ra đều còn nhỏ. Đó là tất cả con, cháu ngành đích của công chúa.
Chú thích Chửng (): cứu vớt. Sách Hoài Nam Tử (淮南子) - Tề tục huấn (齊俗訓): Tử lộ chửng nịch nhi thụ ngưu tạ (子路撜溺而受牛謝) tức là Tử Lộ cứu người chết đuối, được nhận một con bò tạ ơn. Theo sách Liễu Phàm tứ huấn, Tử Lộ là học trò của Khổng Tử, ông nhìn thấy có người rơi xuống nước, rất nhanh sẽ bị chết đuối, ông liền cứu người đó lên. Người đó đối với ông vô cùng cảm kích, tặng ông một con bò, Tử Lộ liền nhận lấy; Tử Lộ không cự tuyệt. Khổng Tử nghe được rất hoan hỉ, nói rằng: “Từ nay về sau, nước Lỗ sẽ có rất nhiều cứu những người chết đuối”. Tại sao? Vì nhận được sự báo đáp của người.

甲子二百八十二,公主所享年也.重興辛卯三月二十二日,薨之年月日也.天長府獨立村,公主所葬也.興隆元年四月十一日,葬之年月日也.主公主之喪,而請銘以葬者,文肅王也;論次其所得於 上相太師,而為之銘者,少保黎拱垣也。
Phiên âm: Giáp tý nhị bách bát thập nhị, Công chúa sở hưởng niên dã. Trùng Hưng Tân Mão, tam nguyệt nhị thập nhị nhật, hoăng chi niên nguyệt nhật dã. Thiên Trường phủ, Độc Lập thôn, Công chúa sở táng dã. Hưng Long nguyên niên, tứ nguyệt thập nhất nhật, táng chi niên nguyệt nhật dã. Chủ Công chúa chi tang, nhi thỉnh minh dĩ táng giả, Văn Túc vương dã. Luận thứ kỳ sở đắc ư Thượng tướng đại sư, nhi vi chi minh giả, Thiếu bảo Lê Củng Viên dã.
Dịch: Công chúa thọ được 282 ngày Giáp Tý. Ngày 22 tháng Ba năm Tân Mão,  niên hiệu Trùng Hưng, công chúa mất, táng tại thôn Độc Lập, Phủ Thiên Trường. Ngày táng là 11 tháng Tư niên hiệu Hưng Long năm đầu. Người chủ tang công chúa đến xin bài minh để táng là Văn túc vương. Người bàn luận với thái sư về những điều hay điều tốt của công chúa để viết bài minh là Thiếu bảo Lê Củng Viên.
Chú thích: 282 ngày Giáp Tý là khoảng 47 năm, năm mất của Công chúa là năm Tân Mão niên hiệu Trùng Hưng tức năm dương lịch 1291, suy ra công chúa sinh khoảng năm 1244, phù hợp với thông tin từ trang wikipedia.

銘曰:
Phiên âm:Minh viết:
Bài minh rằng:

            為善必福兮人之常程,
            謂(仁?)必壽兮天胡不靈;
            生有賢行兮歿有令名,
            嬪于相門兮世襲厥聲;
            村名獨立兮高處是塋,
            文非韓君兮忝為之銘.

Phiên âm:      
            Vi thiện tất phúc hề nhân chi thường trình,
            Vị nhân tất thọ hề thiên hồ bất linh?
            Sinh hữu hiền hạnh hề một hữu linh danh,
            Tần vu tướng môn hề thế tập quyết thanh.
            Thôn danh Độc Lập hề cao xứ thị oanh,
            Văn phi Hàn quân hề thiểm vi chi minh.
Dịch:      
            Làm thiện tất được phúc chư, là điều thường tình,
            Nói nhân tất được thọ chừ, trời đâu chẳng linh.
            Sống có nết na chừ chết được lưu danh,
            Làm vợ cửa tướng chứ đời đời khen mình.
            Nơi thôn Độc Lập chừ xứ cao mồ xanh,
            Không phải hàn quân chừ, lạm viết bài minh.

翰林侍講阮士廉書
Phiên âm:Hàn lâm Thị giảng Nguyễn Sỹ Liêm thư.
Dịch: Hàn lâm thị giảng NGUYỄN SĨ LIÊM viết.

翰林校書郎戴冕、周善眾鐫
Phiên âm:Hàn lâm Hiệu thư lang đới miện Chu Thiện Chúng tuyên.
Dịch: Hàn lâm hiệu thư lang Đới miện CHU THIỆN CHÚNG khắc.

金紫光祿大夫少保兼知檢定天下訟狀司黎拱垣撰
Phiên âm:Kim tử quang lộc đại phu, Thiếu bảo kiêm tri kiểm định thiên hạ tụng trạng ty Lê Củng Viên soạn.


興隆元年癸巳四月十二日
Phiên âm:Hưng Long nguyên niên Quý Tỵ tứ nguyệt thập nhị nhật
Dịch: Ngày 12 tháng Tư năm Quý Tỵ niên hiệu Hưng Long năm đầu,

義夫四朝元老平章軍國重事立
Phiên âm:Nghĩa phu tứ triều Nguyên lão bình chương quân quốc trọng sự lập.
Dịch: Chồng là Nguyên lão bốn triều, Bình chương quân quốc trọng sư, lập bia.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #115 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2017, 09:58:22 pm »

Bàn thêm về thân thế của công chúa Phụng Dương. Hiện nhiều trang trên mạng và cả sách in cho rằng công chúa là con gái của Thái sư Trần Thủ Độ. Thực ra trên văn bia chỉ nêu cha bà là Tướng quốc Thái sư. Trần Thủ Độ là Thái sư của Trần Thái Tông, nhưng chưa rõ ông có được phong Tướng quốc hay không. Theo nguồn 4 tổng hợp (Việt Nam bi minh trung Hán văn điển cố đích ứng dụng), có nêu nghi vấn rằng nếu bà là con gái của Trần Thủ Độ (chú họ của Trần Thái Tông), thì là đường muội (em) của vua Trần Thái Tông, nhà vua sẽ không nhận bà là con gái nuôi nội dung như trong bia.

Có số ít nguồn cho rằng bà là con gái của Tướng quốc Thái úy Trần Nhật Hiệu (em của Trần Thái Tông), ví dụ ở địa chỉ này: https://sites.google.com/site/ngovui1936/youtubecom-1/cong-chua-phung-duong-phu-nhan-thai-su-tran-quang-khai-con-ai

Giả thiết này không mâu thuẫn với các chi tiết trong cuộc đời Công chúa Phụng Dương.

Công chúa sinh năm 1244, mất năm 1291, mất trước chồng.

Khi bia lập xong vào năm Hưng Long nguyên niên (1293), chồng bà là Thượng tướng Thái sư (Trần Quang Khải) còn sống.

Trần Quang Khải sinh năm 1241, mất năm 1294.

Trần Nhật Hiệu mất năm Thiệu Long thứ 11 (1268), thọ 44 tuổi, tức sinh khoảng năm 1254 hoặc 1255.

Phu nhân Tuệ Chân, mẹ của công chúa ở góa khoảng hơn 20 năm, và mất trước công chúa tức là mất khoảng từ năm 1288 đến 1290.

Còn Trần Thủ Độ mất năm Thiệu Long thứ 7 (1264), thọ 71 tuổi, tức sinh khoảng năm 1193 hoặc 1194. Nếu Phụng Dương công chúa (sinh năm 1244) là con gái của Trần Nhật Hiệu (khi đó khoảng 24 tuổi) thì hợp lí hơn Trần Thủ Độ (năm 1244 đã khoảng 50 tuổi). Ngoài ra, theo như văn bia, bà còn có em, nên khả năng cha bà là Trần Nhật Hiệu càng lớn hơn so với là Trần Thủ Độ.

Con bà và Trần Quang Khải có hai người lấy con của Tĩnh Quốc Đại Vương Trần Quốc Khang, là anh em ngang hàng với Trần Quang Khải. Vậy nếu bà là con của Trần Nhật Hiệu (em Thái Tông), lấy Trần Quang Khải (con Thái Tông), tức là lấy người ngang hàng cũng hợp logic hơn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Cuong Vu
Thành viên
*
Bài viết: 30


« Trả lời #116 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2017, 08:02:43 am »

Tôi đã dịch gần hết Nguyên Sử, An Nam Truyện Quyển 129 kèm theo chú thích từ nhiều sách chữ Hán khác và các tài liệu nghiên cứu Việt Nam và nước ngoài:

http://dammenghiencuulichsu.blogspot.com

Do thời gian dịch đã gần 3 năm mà công tác dịch thuật ngày càng nhiều nên có lẽ tôi sẽ không thể update được trong tương lai gần.

Bản dịch còn thiếu phần chú dẫn chi tiết cho trận Bạch Đằng, đó là vì tôi chưa bên nên sắp xếp như thế nào để người đọc không bị rối. Đa số nội dung không nằm trong An Nam Truyện mà ở các liệt truyện khác.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM