Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:28:57 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhà Trần và các cuộc Kháng chiến chống Quân xâm lược Nguyên Mông  (Đọc 181290 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
jasmine2011
Thành viên
*
Bài viết: 170


« Trả lời #100 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2012, 06:56:49 am »

Nhưng điều làm em dằn vặt nhất vẫn là chuyện tay Trần Kiện đầu hàng. Nguyên một sư đoàn chiêu hồi Toa Đô, mà là chiêu hồi cái đạo quân đã thất bại nhục nhã ở trong Nam. Núi rừng Thanh Hóa thiếu gì chỗ cho chúng mày đánh địch? Tại sao hèn thế?
Logged
spirou
Thành viên
*
Bài viết: 44


Genpei


« Trả lời #101 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2012, 08:46:26 am »

Nhưng điều làm em dằn vặt nhất vẫn là chuyện tay Trần Kiện đầu hàng. Nguyên một sư đoàn chiêu hồi Toa Đô, mà là chiêu hồi cái đạo quân đã thất bại nhục nhã ở trong Nam. Núi rừng Thanh Hóa thiếu gì chỗ cho chúng mày đánh địch? Tại sao hèn thế?
Hèn thì không dám chắc, nhưng " thù" thì đúng hơn. Kiện là con Trần Doãn, cháu nội An Sinh. Vậy có thể liên quan đến mối rắc rối: Thái Tông- An Sinh. Trần Doãn từng bỏ chạy sang Tống rồi bị trả lại. Như vậy Kiện vẫn còn ấm ức trong lòng.

Ngoài ra Trần Kiện còn có mâu thuẫn với Trần Đức Việp là em Nhân Tông.
Logged
jasmine2011
Thành viên
*
Bài viết: 170


« Trả lời #102 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2012, 01:28:16 pm »

Thì ra là thế, mình tìm hiểu còn ít quá.
Tối qua,em đã ngồi nói chuyện với thầy Vũ Văn Quân ở ĐHKH XH và NV, cũng ra kha khá thứ hay. Có vài bài nghiên cứu trên Chi hội lịch sử của trường,bác nào rỗi có thể vào đọc.
http://khoalichsu.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=285:internet&catid=25:bai-vit&Itemid=33
Logged
hoangphi
Thành viên
*
Bài viết: 7


« Trả lời #103 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2012, 09:46:19 pm »

việc quân trong cuộc kháng chiến thứ hai chắc các bạn cũng đã rõ mình xin nói thêm về phần Ngoại Giao trước và sau đó.....

Tháng 4 năm 1279, khu mật viện Nguyên xin Hốt Tất Liệt cho quân đi đánh Đại Việt. Nhưng y mới diệt xong Nam Tống, còn phải lo ổn định tình hình Trung Quốc nên còn tính ép thêm vua Trần về ngoại giao.

Y ra lệnh sứ Đại Việt là Trịnh Đình Toán rồi sai Sài Thung và binh bộ thượng thư Lương Tằng sang Đại Việt truyền đạt lệnh của Hốt Tất Liệt: “Nếu quả thật không tự vào ra mắt được thì lấy vàng thay thân, hai hạt châu thay mắt, thêm vào đó lấy hiền sĩ, phương kỷ, con trai, con gái, thợ thuyền, mỗi loại hai người để thay cho sĩ nhân. Nếu không thì hãy tự sửa thành trì mà đợi xét xử” .

Lời đe doạ không làm vua Trần nao núng, Hốt Tất Liệt bèn tính kế khác: cách chức vua Trần, phong Trần Di Ái làm An Nam quốc vương và cho 1.000 quân hộ tống về nước. Hốt Tất Liệt hy vọng phương án này tốt hơn là gây một cuộc chiến tranh mới. Nhưng đội quân hộ tống bị quân Trần đánh tan, Trần Di Ái trốn về nước, kế hoạch này thất bại.
................................
Đến gần Vạn Kiếp, Thoát Hoan thấy quân Đại Việt tập trung đông liền dừng lại và cho đóng chiến thuyền giao tướng Ô Mã Nhi (Omar) thống lĩnh, trên đường tiến quân, Ô Mã Nhi nhặt được thư của vua Trần gửi cho Thoát Hoan và phó tướng Aric khuya nói:

“Chiếu trước nói là “lệnh cho quân ta không vào nước người” thế mà nay lấy cớ nước Chiêm Thành đã thần phục lại phản, đem đại quân qua nước tôi, tàn hại trăm họ, đó là việc làm của thái tử sai lầm chứ không phải nước tôi sai lầm, xin đừng làm khác với chiếu trước, rút lui đại quân”…

Aric khuya giao cho Nguyễn Vân Hàn, sứ ta đã bị nhà Nguyên giữ, một bức thơ dụ dỗ vua Trần ra lệnh rút quân, mở đường, khuyên bảo trăm họ ai nấy cứ làm ăn sinh sống, quân ta đi qua không mảy may xâm phạm. Thế tử (tức vua Trần - TG) hãy ra đón Trấn Nam vương cùng bàn việc quân, nếu không đại quân sẽ dừng lại An Nam, mở phủ”.
,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Thoát Hoan, Aric Khuya và Ô Mã Nhi tiến về Gia Lâm và Đông Bộ Đầu (Bến ngang phố Hàng Than, Hà Nội hiện nay) rồi dừng lại ở đó. Đích thân vua Trần chỉ huy trận này. Ngày 17 tháng 2 vua Trần cử Khắc Chung sang trại ô Mã Nhi đưa thư vờ cầu hoà để điều tra tình hình địch.

Ô Mã Nhi hỏi:

- Tại sao vua Trần đã sai lính khắc chữ “Sát Thái ‘ vào tay?

Đỗ Khắc Chung trả lời:

- Chó nhà cắn người không phải là chủ nó, vì lòng trung phẫn mà họ thích vào, quốc vương không biết việc đó. Lại hỏi :

- Đại quân từ xa đến, nước ngươi tại sao không quay đầu đến tương kiến, lại còn chống mệnh. Bọ ngựa dám chống xe, liệu sẽ thế nào?

Đáp:

- Hiền tướng không thi hành chính sách của Hàn Tín bình nước Yên, đóng quân ở đầu biên giới, trước hết đưa thư nếu không thông hiểu thì mới có lỗi. Nay lại bức bách nước tôi, người ta nói thú cùng thì chống lại, chim cùng thì mổ lại, huống chi là người .

Ô Mã Nhi nói:

- Đại quân mượn đường để đánh Chiêm Thành, quốc vương nên đến hội kiến thì trong nước vẫn được yên ổn, một chút gì cũng không phạm đến.  Nếu cứ mê muội thì chỉ trong chốc lát, núi sông sẽ thành đất bằng.

Đỗ Khắc Chung ngủ đêm trong trại Mông Cổ, sáng^hôm sau mới về. Sau khi Đỗ Khắc Chung đi rồi, Ô Mã Nhi nói:

- Người này ở vào thế bị uy hiếp mà lời lẽ tự nhiên, không hạ chủ là Chích, không nịnh ta là Nghiêu, chỉ nói: “Chó nhà cắn người”, giỏi ứng đối, có thể nói là không nhục mệnh vua. Nước này có những người như thế, chưa dễ chiếm được.
,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,
Liền sau khi Thoát Hoan rút quân về nước, vua Trần cử trung đại phu Trần Khắc Dựng, tòng nghĩa lang Nguyễn Mạnh Thông đi sứ mang biểu dâng vua Nguyên. Tờ biểu lời lẽ mềm dẻo, không đả kích thiên triều, đổ lỗi cho Aric Khuya và nêu chính sách nhân đạo của ta đối với tù binh Nguyên.
Trong biểu vua Nguyên đe doạ:

“Khanh thử nghĩ, trốn tránh ở xứ lãnh ngoại, không nghĩ đến nỗi hoạ kinh qua, chi bằng đến sân chầu mà phục mệnh thì được sủng ái và về nước một cách vinh dự, trong hai điều ấy khanh hãy chọn lấy một điều để xét điều nào là hơn. Nếu khanh không nghĩ nhầm thì quan hệ đến sự tồn vong của cả xứ khanh” 1.

Vua Trần vẫn từ chối sang chầu và cử các đại phu Đàm Minh, Chu Anh Chung đi cùng bọn Lưu Đình Trực, Lý Tơ Diễn mang chiếu sang Nguyên. Vua Trần tích cực chuẩn bị về quân sự. Hưng Đạo vương Trần Quốc Tuấn được cử làm tổng chỉ huy. Việc tập luyện của quân ta được đẩy mạnh. 
,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,,

Tóm lại.... từ cuộc kháng chiến thứ nhất đến thứ 2 là cách nhau 25 năm....cũng đủ biết tài năng ngoại giao của ta lúc bấy giờ thế nào.......Nhà Nguyên trước khi đánh Đại Việt cũng phải chọn ngày "lành" mà xuất quân đấy...
Logged
phamtrantuan
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #104 vào lúc: 11 Tháng Bảy, 2012, 12:46:10 pm »

http://lichsuvn.info/forum/showthread.php?t=24592

Bác nào có nhu cầu nghiên cứu thì có thể tham khảo cuốn này của bác HÀ Văn Tấn.Có thể nói cách nghiên cứu của ông rất chuyên nghiệp,nghiên cứu sử liệu Đông Tây Kim Cổ,phản biện cứ gọi là quên chết.Rất nhiều điều mới mẻ về cuộc kháng chiến trong cuốn sách này.

Yevon diễn đàn lịch sử Việt Nam có nhiều recommend cho cuốn sách này.

Trích dẫn
toàn bộ tài liệu về 3 cuộc kháng chiến chống MC thì đọc 3 lần kháng chiến chống Nguyên Mông của Hà Văn Tấn ấy
- Yevon

Trích dẫn
nghiên cứu thời này thì phải coi cuốn " 3 lần kháng chiến chống Nguyên Mông" của Hà Văn Tấn, đã tham khảo Nguyên sử, các văn bia từ TQ với VN, chứ Tây thì hiểu chiến dịch này được bao nhiêu mà đọc?
- yevon

Trích dẫn
Một số người khác tôi cũng thích như Hà Văn Tấn-Phạm Thị Tâm tác giả cuốn sách "Cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông thế kỷ XIII".GS Hà Văn Tấn cũng viết nhiều cuốn sách có uy tín khác.Các vị khác cũng có đọc qua nhiều nhưng không thấy đọng lại gì về bản sắc của tác giả.


Trích dẫn
Nên nhớ những cuốn sách giá trị nhất như "Lý Thường Kiệt & Lịch Sử Ngoại giao và tông giáo triều Lý" hay " 3 lần kháng chiến chống Nguyên - Mông" toàn nhờ đi thực địa từ TQ sang VN, gom cả sách sử của Trung Đông về đọc thì toàn là 4 cụ kia làm thôi. Ngay cả chuyện phát hiện ra giặc Ngưu Hống, Cử Long thực chất là người Thái, thờ rắn ( Ngưu Hống = rắn hổ mang; Cử Long = C'Long = rắn ngóc đầu) thì cũng là bác Hà Văn Tấn.


-yevon-
Logged
xaydungtoquoc
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #105 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2013, 06:17:20 pm »

Kháng chiến chống nguyên mông là một trong những cuộc đấu tranh quân sự mà cháu "kết" nhất ở thời kì phong kiến thịnh vượng của nước ta (thời lý - trần). Cháu xin được mở lại nghi vấn về quân số của cánh quân Toa Đô.
Theo lý luận cá nhân của cháu thì quân số đạo quân này chắc chắn không thể thấp hơn hoặc bằng 5000 được vì những lý do như sau
- Nếu Toa Đô chỉ mang có 5000 quân thì tức là những binh sĩ đó phải là những thành phần cực kỳ tinh nhuệ, thì mới có thể liên tiếp đẩy lùi Trần Quang Khải về phía bắc, tạp thế gọng kìm. Tuy nhiên, những thành phần cực kỳ tinh nhuệ trong quân đội nhà Nguyên thì chỉ có những kỵ binh Mông Cổ chính gốc, mà trong tác chiến thủy quân thì không bao giờ có ai mang ngựa lên thuyền để đi dài ngày vì lí do an toàn trên tàu, với lại những người mạnh nhất thì chắc chắn sẽ được biên chế ở bộ phận chủ lực để đạt được sức cơ động tối đa (nếu đi với quân yếu thì sẽ bị chặn liên tục, không đến kịp được mặt trận). Từ đó suy ra thì quân Toa Đô là quân Hán. Như vậy thì sẽ cần một lực lượng quân đông hơn để áp đảo được quân Đại Việt về sức mạnh quân sự.
- Toa Đô phải mang ít nhất là 100 thuyền trở lên. Nếu xét số lượng thuyền tối thiểu là 100 thì mỗi thuyền chỉ chở có 50 người. Như thế thì chỉ đủ để chèo thuyền. Nếu bị bất ngờ tập kích thì khả năng sống sót gần như là không có.
Mong các bác góp thêm ý kiến.
Logged
jasmine2011
Thành viên
*
Bài viết: 170


« Trả lời #106 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2013, 02:40:42 pm »

Cũng khó nói lắm bạn à
ở mặt trận này, chúng ta tung vào 2 vạn quân, chưa kể 2 vạn quân chủ lực của Chăm Pa.
nếu Toa Đô mang theo ít quân, sẽ không thể đánh lại quân ta được. Mà khí hậu miền Trung bạn biết quá rồi!
còn nếu mang nhiều quân, thì vấn đề lương thực sẽ rất khó giải quyết.

Kịch bản mà mình đưa ra: Đó là Toa Đô mang sang 1 vạn quân! lực lượng ta tiến hành chặn đánh, bao vây từng bước để diệt địch. Thì bất ngờ, Trần Kiện tung quân đánh úp từ đằng sau lưng! với 1 vạn quân Trần Kiện đánh ép từ mặt sau, chính lực lượng của thái sư Trần Quang Khải mới đang bị vây, đó là nguyên nhân khiến chúng ta bị mất thế trận và phải rút lui!
Logged
star
Thành viên
*
Bài viết: 127


Paracel Islands & Spratly Islands Of VIETNAM


« Trả lời #107 vào lúc: 31 Tháng Mười Hai, 2013, 10:59:09 pm »

Về chiến thuật của tướng giặc Ngột Lương Hợp Thai trong trận Bình Lệ Nguyên (1258)

Ngột Lương Hợp Thai dặn tướng tiên phong Triệt Triệt Đô:

“Quân ngươi khi đã qua sông, đừng đánh chúng vội, chúng tất đến chống lại quân ta. Phò mã theo sau cắt hậu quân của chúng, ngươi rình cướp lấy thuyền. Quân man nếu tan vỡ chạy ra sông không có thuyền tất bị ta bắt”.
(Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII
Hà Văn Tấn, Phạm Thị Tâm, NXB Khoa Học Xã Hội, 1975)


I. Mở đầu.

Năm 1251, Mông Kha (Mông-ke), con Đà Lôi (Tô-lui), cháu Thành Cát Tư Hãn, được tôn lên làm Đại Hãn Mông Cổ. Tiếp tục công cuộc chinh phạt từ các thế hệ trước, một trong những mục tiêu trước tiên của Mông Kha là tiêu diệt Nam Tống. Để chuẩn bị cho quá trình chinh phạt, từ năm 1252, Hốt Tất Liệt (Qubilai) (em trai Mông Kha) cùng với viên tướng Ngột Lương Hợp Thai (U-ry-ang-kha-đai) được lệnh tiến đánh vùng tây nam của Nam Tống, khi đó là nước Đại Lý. Năm 1253, kinh đô của Đại Lý bị đánh chiếm, sau đó Hốt Tất Liệt quay về bắc, còn Ngột Lương Hợp Thai tiếp tục quá trình chinh phạt. Năm 1254, vua Đại Lý là Đoàn Hưng Trí bị bắt và đầu hàng. Cho đến năm 1256 thì toàn bộ vùng Vân Nam ngày nay bị quân Mông Cổ bình định và cai trị.

Năm 1257, Mông Kha bắt đầu phát động chiến dịch tiêu diệt Nam Tống. Ngột Lương Hợp Thai được lệnh đánh chiếm Đại Việt để từ đó đánh ngược lên vào châu Ung (Nam Ninh), châu Quế (Quế Lâm). Ngột Lương Hợp Thai đã sử dụng hơn hai vạn rưởi quân, bao gồm kị binh Mông Cổ và hàng binh Đại Lý. Trước khi tiến quân vào Đại Việt, một số tên sứ giả đã được phái đi chiêu dụ. Tuy nhiên, nhà Trần đã không chịu khuất phục trước kẻ thù khổng lồ đang làm mưa làm gió trên khắp lục địa Á – Âu, quyết tâm bảo vệ nền tự chủ với hào khí Đông A quật cường. Các viên sứ giả xấc xược đều bị bắt giam, vua tôi nhà Trần sẵn sàng kế hoạch kháng chiến.

Chiêu dụ bất thành, Ngột Lương Hợp Thai theo trục sông Thao ồ ạt tiến quân xuống phía nam. Ngày 12 tháng chạp năm Đinh Tị (17/01/1258), tức năm Nguyên Phong thứ bảy, Ngột Lương Hợp Thai tiến đến vùng Bình Lệ Nguyên (Vĩnh Phúc), thấy quân chủ lực của nhà Trần đã dàn sẵn trên một cánh đồng cao, bên bờ nam một nhánh sông Cà Lồ, quân Mông Cổ đã dừng lại bên bờ bắc. Trận chiến đầu tiên giữa quân chủ lực nhà Trần và quân Mông Cổ chuẩn bị bắt đầu.

Ngột Lương Hợp Thai chia quân làm 3 đội, tiên phong do viên tướng Triệt Triệt Đô (Trê-trếch-đu) chỉ huy, Ngột Lương Hợp Thai thống lĩnh trung quân, còn hậu quân giao cho phò mã Hoài Đô (Khai-đu) và con y là A-Truật (A-ju). Ngột Lương Hợp Thai đã vạch kế hoạch cho Triệt Triệt Đô như sau:

"Quân ngươi khi đã qua sông, đừng đánh chúng vội, chúng tất đến chống lại quân ta. Phò mã theo sau cắt hậu quân của chúng, ngươi rình cướp lấy thuyền. Quân man nếu tan vỡ chạy ra sông không có thuyền tất bị ta bắt".

Vào những năm cuối cấp 2, khi lần đầu  tiên đọc đoạn trích này trong cuốn "Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII", tôi cảm thấy đoạn này khá khó hiểu, nguyên nhân chủ yếu là do không rõ vị trí đóng quân và vai trò của thủy binh nhà Trần. Sau này, đọc thêm một số tài liệu khác viết về trận Bình Lệ Nguyên, tôi đều không tìm được cách lí giải rõ ràng. Gần đây, đọc cuốn "Quân thủy trong lịch sử chống ngoại xâm" (Nguyễn Việt chủ biên, NXB Quân Đội Nhân Dân, 1983) do bạn ùi số hóa trong mục "Cha ông ta đánh giặc" của diễn đàn, tôi đã tìm được bản đồ minh họa địa thế vùng Bình Lệ Nguyên, và đặc biệt trong đó có xác định rõ vị trí đóng quân của thủy quân nhà Trần. Tuy nhiên, trong cuốn sách này các tác giả chủ yếu tập trung vào việc phân tích vai trò của quân thủy mà không đi sâu chi tiết vào diễn biến của toàn bộ trận đánh. Dù không trực tiếp tìm thấy câu trả lời cho thắc mắc của mình, tôi cũng rất cảm ơn nhóm tác giả về tấm bản đồ, vì dựa vào đó, tôi đã rút ra được một cách diễn giải khá hợp lý cho đoạn trích trên, cũng có nghĩa là hiểu rõ hơn về chiến thuật mà Ngột Lương Hợp Thai dự định sử dụng để phá thế trận của quân Trần.

Tất nhiên, đây cũng chỉ là quan điểm của cá nhân tôi, tôi không dám chắc là những gì mình nghĩ là đúng, nhưng ít ra là tôi cảm thấy cách lí giải của mình khá là rõ ràng, và có sự tương quan, phù hợp giữa địa thế chiến trường và thế trận của hai bên.  

II. Lý giải chiến thuật của Ngột Lương Hợp Thai




Hình vẽ phía trên bao gồm 4 phần, bắt đầu từ Hình 1 là Bản đồ vùng Bình Lệ Nguyên tôi chép lại từ chương 7 cuốn "Quân thủy trong lịch sử chống ngoại xâm". Trên bản đồ gốc còn có cả minh họa quá trình tiến lui của quân hai bên, nhưng tôi chỉ chép lại phần địa thế chiến trường và vị trí đóng quân hai bên trước trận đánh. Trong các hình 2, 3, 4 tôi sẽ minh họa và diễn giải một "trận đánh tưởng tượng" mà tôi cho rằng đó chính là ý đồ chiến thuật của Ngột Lương Hợp Thai:

Hình 2: Triệt Triệt Đô dẫn quân tiên phong sang sông ở phần hạ lưu, ứng với sườn phía đông của quân ta (khu vực Cự Thôn trên bản đồ), nhưng không tấn công mà tìm mọi cách khiêu khích, nghi binh, quấy nhiễu, … dụ cho đại quân nhà Trần đến đánh. Nếu quân Trần mắc mưu địch thì thế trận sẽ chuyển từ thế phòng ngự mặt bắc sang chiều di chuyển từ tây sang đông.
 
Hình 3: Đại quân nhà Trần bị “kéo dài ra”, di chuyển theo trục tây – đông. Trung quân của giặc do Ngột Lương Hợp Thai chỉ huy sẽ ồ ạt vượt sông theo chiều từ bắc xuống nam, tấn công tạt sườn khi quân Trần đang vận động. Nếu điều này xảy ra, với sức cơ động và thiện chiến của kị binh, quân Mông Cổ có thể dễ dàng chia cắt quân Trần ra thành nhiều cụm nhỏ để bao vây, tiêu diệt.

Lúc này cánh quân của ta đóng ở rìa phía tây sẽ trở thành hậu quân. Hậu quân của ta vận động theo chiều tây - đông chi viện cho trung quân thì bị hậu quân của địch do Hoài Đô và A Truật chỉ huy vượt sông tiến sang ngăn chặn.

Hình 4: Cánh tiên phong của Triệt Triệt Đô không chú trọng giao chiến với đại quân nhà Trần mà chờ thời cơ tiến thẳng xuống bến Lãnh Mỹ cướp chiến thuyền, nếu không cướp được thuyền thì ít ra cũng đánh đuổi quân giữ thuyền và chặn đường rút của quân chủ lực ta.

Nếu toàn bộ diễn biến trận đánh như trên thì việc Ngột Lương Hợp Thai trong một trận đánh tan quân chủ lực nhà Trần tại Bình Lệ Nguyên là hoàn toàn có thể.

Cũng xin lưu ý lại rằng toàn bộ phần trên đây là tôi muốn dựng lại mưu đồ chiến thuật của viên tướng Ngột Lương Hợp Thai dựa trên câu nói của y với viên tướng tiên phong và tấm bản đồ vùng Bình Lệ Nguyên với các vị trí đóng quân của hai bên trước khi khai chiến. Tôi không hề áp đặt ý kiến chủ quan của mình theo kiểu: quân ta phải đánh thế này, quân địch phải đánh thế kia (đánh trận bằng bàn phím).

III. Diễn biến thực tế
Thay vì thực hiện đúng như chiến thuật của Ngột Lương Hợp Thai, viên tướng hiếu chiến Triệt Triệt Đô đã tiến công ngay vào thế trận của ta sau khi sang sông. Thế trận của ta không bị "kéo dãn" ra theo hướng tây - đông mà vẫn tụ lại một chỗ. Các toán quân Mông Cổ phía sau tiếp tục vượt sông tấn công trực tiếp vào thế trận của ta.

Do thế trận của ta không loạn, nên cánh quân của Triệt Triệt Đô cũng không thể nào chớp nhoáng tấn công thẳng xuống bến Lãnh Mỹ như dự kiến. Tôi cũng chưa tìm được đoạn nào trong các sách sử ghi là quân Mông Cổ có giao chiến với quân giữ thuyền ở bến Lãnh Mỹ, chúng chỉ đuổi đến bến sau khi vua Trần Thái Tông đã lên thuyền.

Tuy nhiên, thế trận của ta vẫn bị lấn dần, và thật sự là quân Mông Cổ đã thắng trong trận chiến đối đầu này. Nhận thấy tình thế bất lợi, Lê Tần đã khuyên vua Trần Thái Tông rút lui để bảo toàn lực lượng. Mặc dù đã có những lúc cấp bách, có thể nói là suýt bị đuổi kịp, nhưng về cơ bản đó là sự rút lui bài bản bằng thuyền, với những cánh quân ngăn chặn, đoạn hậu, như đã liệu trước.

Giặc tuy thắng một trận nhưng không tiêu diệt được chủ lực và bộ chỉ huy của ta. Mặc dù vẫn phải tạm rời khỏi Thăng Long lui về Thiên Mạc, nhưng khi thời cơ đến thì quân ta đã phản công chiến lược, bắt đầu bằng trận thắng ở Đông Bộ Đầu và sau đó truy kích đuổi toàn bộ quân giặc ra khỏi bờ cõi, kết thúc thắng lợi cuộc Kháng chiến chống quân Nguyên Mông lần thứ nhất.

IV. Kết luận
Tôi không phải là một người tìm hiểu về lịch sử một cách chuyên nghiệp, đây chỉ là một sở thích cá nhân. Đôi khi đọc sách thấy có những gì còn chưa được thỏa đáng thì cũng lưu tâm, để ý và cũng tự mày mò tìm hiểu thêm nhằm tìm ra thêm những cách lí giải hoặc kết luận của riêng mình. Những điều suy luận phía trên của tôi cũng chỉ là việc đặt lại chữ "nếu" cho lịch sử:

"Chiến thuật của Ngột Lương Hợp Thai trong trận Bình Lệ Nguyên nếu được triệt để thi hành (và nếu quân Trần mắc bẫy khiêu khích) thì hoàn toàn có thể phá vỡ thế trận, đồng thời ngăn chặn sự rút lui bằng đường thủy của quân Trần. Chính sai lầm hiếu thắng của Triệt Triệt Đô đã dẫn đến việc quân Mông Cổ tuy thắng trận nhưng không đạt được mục tiêu chiến lược hàng đầu là nhanh chóng đánh tiêu diệt và bắt hàng vua Trần."

Nhưng lịch sử thì không có chữ nếu. Diễn biến thực sự của trận Bình Lệ Nguyên đã được ghi lại rõ ràng trong sách sử: viên tướng giặc Ngột Lương Hợp Thai đã không thu được thắng lợi chiến lược như dự kiến ban đầu. Thất bại một trận nhưng không nản lòng, vua tôi nhà Trần tiếp tục sát cánh cùng quân dân cả nước chiến đấu và đạt được thắng lợi cuối cùng, để hậu thế sau này còn mãi nhớ ghi về một chiến công hào hùng của cha ông trong trang sử hàng ngàn năm dựng nước – giữ nước:

"Người lính già đầu bạc,
Kể mãi chuyện Nguyên Phong"

(Xuân Nhật Yết Chiêu Lăng, Trần Nhân Tông)
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Giêng, 2014, 04:12:44 pm gửi bởi star » Logged

Những việc ta làm, thành - bại ngày hôm nay,
Sẽ có sử sách ngày mai ghi chép lại.
Dân tộc ta còn mãi là nhờ lòng cương quyết,
Mấy ngàn năm oanh liệt chống quân thù.
(Câu Thơ Yên Ngựa)
tieuthienvuong
Thành viên
*
Bài viết: 40


« Trả lời #108 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2014, 02:46:27 pm »

Nhưng điều làm em dằn vặt nhất vẫn là chuyện tay Trần Kiện đầu hàng. Nguyên một sư đoàn chiêu hồi Toa Đô, mà là chiêu hồi cái đạo quân đã thất bại nhục nhã ở trong Nam. Núi rừng Thanh Hóa thiếu gì chỗ cho chúng mày đánh địch? Tại sao hèn thế?
Hèn thì không dám chắc, nhưng " thù" thì đúng hơn. Kiện là con Trần Doãn, cháu nội An Sinh. Vậy có thể liên quan đến mối rắc rối: Thái Tông- An Sinh. Trần Doãn từng bỏ chạy sang Tống rồi bị trả lại. Như vậy Kiện vẫn còn ấm ức trong lòng.

Ngoài ra Trần Kiện còn có mâu thuẫn với Trần Đức Việp là em Nhân Tông.

Mình thấy nhiều tài liệu sử ghi rằng Chương Hiến hầu Trần Kiện là con của Tĩnh Quốc Vương Trần Quốc Khang chứ ko phải là con của Trần Doãn. Còn việc Kiện ra đầu hàng là chính xác, nhưng dẫn bao nhiêu quân ra đầu hàng thì ko ghi rõ, và trong sử cũng k ghi là quân Nguyên tổ chức dc 1 đạo ngụy quân nào ở Đại Việt. Trên đường chạy sang TQ, Kiện đã bị danh tướng Nguyễn Địa Lô bắn chết
Logged
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #109 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2017, 09:47:39 pm »

Các bác nào có hứng thú với chủ đề này hẳn nếu không đọc hết thì cũng có biết tác phẩm tiêu biểu của tác giả Hà Văn Tấn - Phạm Thị Tâm: "Cuộc kháng chiến chống xâm lược Nguyên Mông thế kỷ XIII". Trong tác phẩm này, các tác giả có nêu lên vấn đề thiếu thống của các nguồn sử liệu khi nghiên cứu, và cố gắng bổ sung bằng việc tìm tòi trong các bi kí, minh văn thời Trần. Trong số các bi kí, minh văn đó có bài minh trên quả chuông Thông Thánh quán Bạch Hạc năm 1321.

Em xin giới thiệu rõ hơn toàn bộ nội dung bài minh đó ở đây.

Phần text chữ Hán và phần phiên âm (chữ màu xanh) lấy nguồn từ trang thivien.net

Phần giới thiệu thông tin về chuông, bản dịch và phần ảnh chụp bản dập lấy từ sách "Văn bia thời Trần" của Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, xuất bản năm 2016.

Chuông quán Bạch Hạc Thông quán thuộc xã Bạch Hạc, huyện Bạch Hạc, tỉnh Phú Thọ, đúc vào niên hiệu Đại Khánh thứ 6 thời Trần (1319). Chuông hiện không còn, chỉ có thác bản do EFEO làm trước năm 1945, kí hiệu thác bản 49997-50001 và 13955-13958 tại Viên Nghiên cứu Hán Nôm (Có hai quả chuông được đúc mới treo tại quán Bạch Hạc).

Theo bản dập thì chuông này có cấu trúc đẹp. Thân chuông cao 0,60m, chưa kể ở phía dưới, chiều ngang thân chuông là 0,35. Với cấu tạo này, chuông Bạch Hạc gần giống những quả chuông thời Trần khác. Bụng chuông có nhỏ dần về óc chuông, được chia ra làm 8 vạt ngăn cách nhau bằng những đường gờ dọc và ngang. Bốn vạt trên của chuông, có một bài minh dài, gồm hơn 1.000 chữ khắc chìm, ghi chép về việc đúc chuông ở Thông Thánh quán tại Bạch Hạc (Bạch Hạc Thông thánh quán chung ký) và ghi lại lịch sử những người Bắc quốc lánh nạn và cuộc đấu tranh chống Nguyên của họ bên cạnh những người Việt Nam.

Bài minh này do Hứa Tông Đạo – một tín đồ Đạo giáo, nguyên quán tại huyện Fuqing thuộc tỉnh Phúc Kiến soạn. Ông đã quyết định rời bỏ đất nước của mình bị quân Nguyên xâm chiếm cùng những người khác lánh đến Việt Nam để sinh sống. Năm 1285, sau khi cùng người Việt Nam đẩy lùi quân xâm lược Mông Cổ, Hứa Tông Đạo lại tiếp tục hành đọa. Ông kể lại, tại sao sau này ông có ý muốn tu sửa lại Thông Thánh quán vốn được xây dựng từ thời Vĩnh Huy nhà Đường (650-655) để thờ phụng “Tam Thanh” sau khi đã đổ nát; tại sao ông nghĩ tới việc đặt ở đó một quả chuông, và cuối cùng ông đã nhận được sự cúng tiến về tài chính cuản hững người trong hoàng gia như thế nào.


白鶴通聖觀鐘記

桉趙公記云:唐永徽中,以阮常明為峰州都督,睹其土地千里,江山襟帶,於白鶴外建通聖觀,置三清像以為奇偉。別開前後二【广莫】,擬塑護觀神像,未辨孰靈,焚香祝曰:此間神祇,苟能顯靈者,早現形狀吾知塑樣。夜夢兩箇異人,面貌層稜,並擁徒屬相呵相凌,趍常明爭居觀前。

常明問之:汝名字為誰?一稱土令,一稱石卿。常明曰:請試,孰藝勝者,前居。石卿跳躑一步到那邊江,忽然已見土令以那邊江住。石卿再跳一步復這邊江,已見土令先這邊住。於是土令得焉。即今敕封武輔忠翊威顯王是也。

自唐至今,千百餘載。其地傑神靈,祈禱報應,古今一也。

向者,陳朝第二帝太宗皇帝,丙子年間,治道太平,四方向化。時有大宋國,福建路福州福清縣太平鄉海壇里道士許宗道,同流附舶乘興入南。

時太宗皇帝第六子昭文王,今入內檢校太尉平章事,清化府路都元帥,賜金魚袋,上柱國開國王,心懷大道,性重宋人,相留宗道於門墻,期以闡揚於道教。

甲申冬季,北寇來侵!時開國王鎮守宣光諸路,同許宗道曾於乙酉上元,在白鶴江剪髮立誓與神為盟盡以心忠其報君上。遂率左右,單騎前趍。纔歷蠻獠韃軍後至,八刻之內,彼此不逢。直至御前朝侍駕右率集軍士斬馘唆都。

仲夏中旬,韃軍敗散,皆托神王之福蔭也。

自後數載,開國王屢修黃籙,許宗道主行,數投簡於傘圓山頂,進龍璧於白鶴靈淵。啟白道前經由祠下,見其宮觀漸已傾頹,兼乏洪鐘晨昏警悟,心欲鑄造,力所未能。

後有天瑞長公主陳迺第三帝聖宗皇帝長皇姬也,掌管白鶴鄉民,曾出已財買置梓料重造一新。自天瑞長公主身薨之後,其鄉民,地土盡屬第五帝英宗皇帝長皇姬天真長公主之所管。薄稅減役,恤苦愛民,一鄉之生靈,莫不拜其恩矣。

奈何天人下世,不肯久延,二十有家,因胎遇疾。彼時許宗道恭詔命代為祈禳,救治百端,難逃大限。昇沉莫測,超度無因。

此後英宗皇帝太上皇太后以天真長公主己分金銀,盡皆布施,就供養太清宮生金五十兩。

不其庚申春暮,英宗皇帝雲駕已僊!時許宗道架造太清宮,梓工未畢。情痛何依,思難報於君天,念欲修其善果。

辛酉春,許宗道鑄造太清宮洪鐘,再蒙太上皇太后委付堂主寶雲公主陳,取天真長公主己銀三十三兩,計錢五百緡,親受許宗道供養緣司為天真長公主前程之福果也。

又遇嘉林弟文惠王代為天真長公主布施孤貧及諸寺觀。再供養太清宮金銀計錢二百緡。

今許宗道累蒙供養欲廣其恩,除已助緣太清宮外,再以天真長公主分所施之資,收買銅錫,投請入內檢校太尉開國王主盟,就石棟.......鑄造洪鐘一口供養.......于以報.......之厚德,于以酬.......主之深恩。然願.......增崇福果,廣衍金枝。伏為天真長公主陳,伏此鑄鐘功德,滌除五漏之色身。超測三清之淨戒。仍為天瑞長公主陳證向時造觀之良因,銷歿後無邊之業垢。再為大道法門神王祠下祈.....之香火,保扶合國之人員。仰祝今上皇帝聖壽無疆,福基.....。冀開國王陳善心永固,晚壽增延。許宗道等及一切有情俱霑福蔭。

峕皇越陳朝第六帝大慶
.......
許宗道謹誌


Bạch Hạc Thông Thánh quán chung ký

Án Triệu công ký vân: Đường Vĩnh Huy trung, dĩ Nguyễn Thường Minh vi Phong Châu đô đốc, đổ kỳ thổ địa thiên lý, giang sơn khâm đới, ư Bạch Hạc ngoại kiến Thông Thánh quán, trí tam thanh tượng dĩ vi kỳ vĩ. Biệt khai tiền hậu nhị mạc, nghĩ tố hộ quán thần tượng, vị biện thục linh, phần hương chúc viết: "Thử gian thần kỳ, cẩu năng hiển linh giả, tảo hiện hình trạng ngô tri tố dạng". Dạ mộng lưỡng cá dị nhân, diện mạo tằng lăng, tịnh ủng đồ thuộc tương a tương lăng, xu Thường Minh tranh cư quán tiền.

Thường Minh vấn chi: "Nhữ danh, tự vi thuỳ?" Nhất xưng Thổ Lệnh, nhất xưng Thạch Khanh. Thường Minh viết: "Thỉnh thí, thục nghệ thắng giả, tiền cư." Thạch Khanh khiêu trịch nhất bộ đáo ná biên giang, hốt nhiên dĩ kiến Thổ Lệnh dĩ ná biên giang trú. Thạch Khanh tái khiêu nhất bộ phục giá biên giang, dĩ kiến Thổ Lệnh tiên giá biên trú. Ư thị, Thổ Lệnh đắc yên. Tức kim sắc phong Vũ phụ trung dực uy hiển vương thị dã.

Tự Đường chí kim, thiên bách dư tải. Kỳ địa kiệt thần linh, kỳ đảo báo ứng, cổ kim nhất dã.

Hướng giả, Trần triều đệ nhị đế Thái Tông hoàng đế, Bính Tý niên gian, trị đạo thái bình, tứ phương hướng hoá. Thời hữu đại Tống quốc, Phúc Kiến lộ, Phúc Châu, Phúc Thanh huyện, Thái Bình hương, Hải Đàn lý, đạo sĩ Hứa Tông Đạo, đồng lưu phụ bách thừa hứng nhập Nam.

Thời Thái Tông hoàng đế đệ lục tử Chiêu Văn vương, kim Nhập nội kiểm hiệu thái uý bình chương sự, Thanh Hoá phủ lộ đô nguyên suý, tứ kim ngư đại, Thượng trụ quốc khai quốc vương, tâm hoài đại đạo, tính trọng Tống nhân, tương lưu Tông Đạo ư môn tường, kỳ dĩ xiển dương ư đạo giáo.

Giáp Thân đông quý, Bắc khấu lai xâm! Thời Khai Quốc vương trấn thủ Tuyên Quang chư lộ, đồng Hứa Tông Đạo tằng ư Ất Dậu thượng nguyên, tại Bạch Hạc giang tiễn phát lập thệ dữ thần vi minh tận dĩ tâm trung kỳ báo quân thượng. Toại suất tả hữu, đơn kỵ tiền xu. Tài lịch Man Lão Thát quân hậu chí, bát khắc chi nội, bỉ thử bất phùng. Trực chí ngự tiền triều thị giá hữu, suất tập quân sĩ trảm quắc Toa Đô.

Trọng hạ trung tuần, Thát quân bại tán, giai thác thần vương chi phúc ấm dã.

Tự hậu sổ tải, Khai Quốc vương lũ tu hoàng lục, Hứa Tông Đạo chủ hành, sác đầu giản ư Tản Viên sơn đỉnh, tiến long bích ư Bạch Hạc linh uyên. Khải bạch: đạo tiền kinh do từ hạ, kiến kỳ cung quán tiệm dĩ khuynh đồi, kiêm phạp hồng chung thần hôn cảnh ngộ, tâm dục chú tạo, lực sở vị năng.

Hậu hữu Thiên Thuỵ trưởng công chúa Trần, nãi đệ tam đế Thánh Tông hoàng đế trưởng hoàng cơ dã, chưởng quản Bạch Hạc hương dân, tằng xuất kỳ tài mãi trí tử liệu trùng tạo nhất tân. Tự Thiên Thuỵ trưởng công chúa thần hoăng chi hậu, kỳ hương dân, địa thổ tận thuộc đệ ngũ đế Anh Tông hoàng đế trưởng hoàng cơ Thiên Chân trưởng công chúa chi sở quản. Bạc thuế giảm dịch, tuất khổ ái dân, nhất hương chi sinh linh, mạc bất bái kỳ ân hĩ.

Nại hà thiên nhân hạ thế, bất khẳng cửu diên, nhị thập hữu gia, nhân thai ngộ tật. Bỉ thời Hứa Tông Đạo, cung phụng chiếu mệnh đại vi kỳ nhương, cứu trị bách đoan, nan đào đại hạn. Thăng trầm mạc trắc, siêu độ vô nhân.

Thử hậu Anh Tông hoàng đế thái thượng hoàng thái hậu dĩ Thiên Chân trưởng công chúa kỷ phần kim ngân, tận giai bố thí, tựu cung dưỡng Thái Thanh cung sinh kim ngũ thập lượng.

Bất kỳ Canh Thân xuân mộ, Anh Tông hoàng đế vân giá dĩ tiên! Thời Hứa Tông Đạo giá tạo Thái Thanh cung, tử công vị tất. Tình thống hà y, tư nan báo ư quân thiên, niệm dục tu kỳ thiện quả.

Tân Dậu xuân, Hứa Tông Đạo chú tạo Thái Thanh cung hồng chung, tái mông Thái thượng hoàng Thái hậu uỷ phó đường chủ Bảo Vân công chúa Trần, thủ Thiên Chân trưởng công chúa kỷ ngân tam thập tam lượng kế tiền ngũ bách mân, thân thụ Hứa Tông Đạo cung dưỡng duyên ty vi Thiên Châu trưởng công chúa tiền trình chi phúc quả dã.

Hựu ngộ Gia Lâm đệ Văn Huệ vương đại vi Thiên Chân trưởng công chúa bố thí cô bần cập chư tự quán. Tái cung dưỡng Thái Thanh cung kim ngân kế tiền nhị bách mân.

Kim Hứa Tông Đạo luỹ mông cung dưỡng dục quảng kỳ ân: trừ dĩ trợ duyên Thái Thanh cung ngoại, tái dĩ Thiên Chân trưởng công chúa phần sở thí chi tư, thu mại đồng tích, đầu thỉnh Nhập nội kiểm hiệu thái uý Khai Quốc vương chủ minh, tựu thạch đống ....... chú tạo hồng chung nhất khẩu cung dưỡng ....... vu dĩ báo ....... chi hậu đức, vu dĩ thù ....... chủ chi thâm ân. Nhiên nguyện ....... tăng sùng phúc quả, quảng diễn kim chi. Phục vị Thiên Chân trưởng công chúa Trần, phục thử trú chung công đức, địch trừ ngũ lậu chi sắc thân. Siêu trắc tam thanh chi tịnh giới. Nhưng vị Thiên Thuỵ trưởng công chúa Trần chứng hướng thời tạo quán chi lương nhân, tiêu một hậu vô biên chi nghiệp cấu. Tái vị đại đạo pháp môn thần vương từ hạ kỳ ..... chi hương hoả, bảo phù hợp quốc chi nhân viên. Ngưỡng chúc kim thượng hoàng đế thánh thọ vô cương, phúc cơ...... Ký Khai Quốc vương Trần thiện tâm vĩnh cố, vãn thọ tăng diên. Hứa Tông Đạo đẳng cập nhất thiết hữu tình câu triêm phúc ấm.

Thời Hoàng Việt Trần triều đệ lục đế Đại Khánh
.......
Hứa Tông Đạo cẩn chỉ
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Hai, 2017, 10:11:12 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM