Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:07:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhà Trần và các cuộc Kháng chiến chống Quân xâm lược Nguyên Mông  (Đọc 181294 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
dinh_van_thanh
Thành viên
*
Bài viết: 42


« Trả lời #40 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2008, 11:52:01 pm »

Thấy nói Mông Cổ giỏi bắn cung thì cho rằng ra trận toàn cung. Kim chi giỏi Teacundo thì ra trận toàn tay không. Nhật bủn giòi Karate thì ra trận cũng toàn đấm.

Không lạc đề

Thật ra, ấn tượng lớn nhất của các nạn nhan quân Mông Cổ là cảnh đoàn người trông hết sức man rợ, đội cái mũ Táctar lông lá, vung mã tấu xông vào trận, thét Ura h.h  rùng rợn.

Có một trận đánh quan trọng mà người Mông Cổ dùng cung tên là vũ khí quan trọng, nhưng cũng không vì thế mà cũng bắn được như súng máy và trở thành vũ khí chính. Đấy là trận đánh của Truật Xích tấn công liên quân Ba Lan-Đức. Liên Quân sợ tài mã tấu của quân Mông Cổ, nên bận giáp trụ kín người ngựa, chuyển sang dùng giáo dài như khi thách đấu. Quân Mông Cổ phát hiện ra nhược điểm của kiểu này, dùng mã tấu không dược, nhưng quân Ba Lan-Đức nặng nề di chuyển chậm. Vậy nên Mông Cổ giữ khoảng cách an toàn 50 mét và nã tên vào chân ngựa. Cái dở của Liên Quân là dàn hàng ngang Giáp kỵ mà không hề có vu hồi kỳ binh, nên chỉ sau vài loạt bắn là Liên Quân thành bộ binh. Đến đây thì quân Mông Cổ xông vào vung mã tấu chém giết.


« Sửa lần cuối: 18 Tháng Năm, 2008, 12:04:13 am gửi bởi Tunguska » Logged
Lancer
Thành viên

Bài viết: 2



« Trả lời #41 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2008, 11:55:44 pm »

Các bác cãi nhau kinh quá, xin góp 1 bài viết khác của Nguyễn Duy Chính.
Vó ngựa và cánh cung: http://thuvien-ebook.com/forums/attachment.php?s=9218ee6fb32aab70c4aae7a39400ae98&attachmentid=4208&d=1183872430
Logged
Cuong Vu
Thành viên
*
Bài viết: 30


« Trả lời #42 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2008, 05:34:13 pm »

Trích dẫn
Cung Mông Cổ là cung kỵ binh, cung nhẹ, bắn tên nhẹ, tần gần. Thông thường, họ nã tên chỉ ở tầm 50 mét. Loại cung chiến Nhật Bản có kích thước lớn, bắn tên nặng, có thể xuyên qua người, thực chất Samurai chính là Long Binh. Loại nỏ công thành thì đầy cái đã bốt.
Phong tục kỵ binh vẫn tồn tại cho đến thời súng, súng kỵ binh là cạc bin, nhỏ nhẹ hơn súng trường thường.

Đây là công trình dưới sự hoảng tưởng của ông. Với tầm bắn chính xác đến hơn 500m, tại sao chỉ bắn với cự li 50. Cũng như các lần trước, ông không dẫn ra nguồn của ông, mà chỉ toàn nói vô chứng cứ. Thật không có gì hay bằng việc "đập" và "dập" những kẻ như ông.

Trường cung Nhật Bản không sao có thể so sánh với cung của người du much bắc Trung Hoa và trường cung Châu Âu. Người Nhật Bản là những cung thủ giỏi, nhưng cây cung của họ không tốt như ông tưởng tượng rồi vẽ ra. Với sức bắn của các loại cung có liên quan, tôi xếp hạng chúng như sau:

Cung Mông Cổ: 300 Joules
Trường cung Châu Âu và Anh Quốc: 230-245 Joules
Trường cung Nhật Bản: 174-190 Joules
(Theo Gabriel và Hermann)
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Năm, 2008, 06:39:07 pm gửi bởi Cuong Vu » Logged
Cuong Vu
Thành viên
*
Bài viết: 30


« Trả lời #43 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2008, 05:48:56 pm »

Trích dẫn
Thấy nói Mông Cổ giỏi bắn cung thì cho rằng ra trận toàn cung. Kim chi giỏi Teacundo thì ra trận toàn tay không. Nhật bủn giòi Karate thì ra trận cũng toàn đấm.

Ở đâu trong những post của tôi ông thấy tôi nói toàn trận đánh sử dụng cung. Tại sao ông không làm chút bài nhà là download cuộc thảo luận này bằng Internet Explorer dưới dạng .mht và làm chút bài nhà là đọc kĩ lại các luận điểm của tôi. Thế sẽ tốt hơn là ngồi đây nói văng mạng.

Trích dẫn
Có một trận đánh quan trọng mà người Mông Cổ dùng cung tên là vũ khí quan trọng, nhưng cũng không vì thế mà cũng bắn được như súng máy và trở thành vũ khí chính. Đấy là trận đánh của Truật Xích tấn công liên quân Ba Lan-Đức. Liên Quân sợ tài mã tấu của quân Mông Cổ, nên bận giáp trụ kín người ngựa, chuyển sang dùng giáo dài như khi thách đấu. Quân Mông Cổ phát hiện ra nhược điểm của kiểu này, dùng mã tấu không dược, nhưng quân Ba Lan-Đức nặng nề di chuyển chậm. Vậy nên Mông Cổ giữ khoảng cách an toàn 50 mét và nã tên vào chân ngựa. Cái dở của Liên Quân là dàn hàng ngang Giáp kỵ mà không hề có vu hồi kỳ binh, nên chỉ sau vài loạt bắn là Liên Quân thành bộ binh. Đến đây thì quân Mông Cổ xông vào vung mã tấu chém giết.

Tôi nói lại một lần nữa, và nhớ cho kĩ trước khi post tiếp. Tôi chưa hề nói cung bắn hơn súng máy, vì vậy, ngừng ngay việc ném vào đây những thứ không liên quan và mang tinh chất phóng đại, hoang tưởng và đầy chất vu khống. Cung Mông Cổ sát thương cao vì khả năng chính xác và sức công phá mạnh. Việc tên của người Mông Cổ được thiết kế không có gì khác hơn so với các dân tộc khác như người Jurchen và người Khitans. Vì vậy, chất liệu làm tên là không hoàn toàn quan trọng. Các di vật được khai thác trong các ngôi mộ gần Samakand, Ulan Bato và Karakorum cho thấy vũ khí của người Mông Cổ dùng chính vẫn là cung tên.

dinh_van_thanh, tôi cho rằng ông không hề đọc nghệ thuật chiến trân Trung Hoa, Trung Á, nhưng nay, ông hình như cũng không hiểu gì về Châu Âu luôn. Trận đánh ở Châu Âu tiêu biểu nhất mà ông mô tả là trận đánh Mohi (hay Muhi - Battle of Mohi) hay còn gọi là trận đánh tại sông Sajo, giữa một bên là Hungary dẫn đầu bởi vị vua Bela đệ tứ (Bela IV) cùng với các hiệp sĩ đền thần (Knight Templar) và bên kia là hỗn hợp quân Mongol-Kipchaps-Tartars, dưới sự chỉ huy của Khan Batu và vị tướng lừng danh Sobotai (hay Subodei). Ông đã pha tạp thêm trò bắn tên vào chân ngựa, một chi tiết hoang đường không hề được ghi trong sử sách. Việc quân Hungary và quân Templar thất bại không phải do cung thủ Mông Cổ trước hết, mà do sự bất đồng giữa vị vua xứ Hungary này và vị Khan Cumans, người đã từng bị đánh bại trước đó không lâu trong chiến dịch sông Kalka. Vị Khan bị ám sát, công với sự thiếu hảo chí giữa các bên tham chiến là nguyên nhân dẫn đến cuôc thất bại đẫm máu này. Có khá nhiều các vị tước công mang theo binh lính để hội quân với vua Bela IV nhưng đã hoặc là không kịp dự trận đánh vì ở xa (Hungary khá trắc trở về địa hình dõ dãy Carpathia) hoặc là bị các nhóm quân Mông Cổ đi tuần phát hiện rồi tiêu diệt.

Việc ông cho rằng người Mông Cổ đánh thắng như bởn cũng là hoàn toàn sai và thiển cận.. Hãy đọc đoạn trích này:

Trích dẫn
1. It is very unlikely that the Mongols wanted to attack at night (horse archers avoid night battles), but they wanted to cross the river to be able to attack the Hungarian camp at dawn. When Kálmán and Ugrin arrived they found the Tartars unprepared and in the middle of crossing the river. They successfully forced them into pitched battle and achieved a great victory at the bridge. The Mongols were totally unprepared for the crossbowmen who inflicted considerable losses on the Mongol forces, especially due to the size of the bridge, which was a minimum of 200 meters long.

Tạm dịch như sau: Khả năng tất công vào ban đêm là khó có thể, bở lẽ kị cung tránh các trận đánh vào ban đêm [một điều khá khó chịu, và đã diễn ra ở Đại Việt]. Họ [người Mông Cổ] muốn băng qua sông để có thể đánh úp vào trại quân Hungary vào hoàng hôn. Khi Kalman và Urgin đến, họ thấy ngườ Tartars chưa chuẩn bị vào đoạn giữa cầu [chưa mặc giáp và cài tên mà đã băng qua cầu]. Họ vì vậy mà đã ép quân Mông Cổ vào một trận địa thoải dốc (vì cây cầu cong như hình cung) và giành chiến thắng. Người Mông Cổ không hề chuẩn cho việc bị tấn công bằng nỏ, khiến quân số bị thiệt hại nặng nề, đặc biệt là do kích thước của cây cầu, với khoảng tối thiểu chỉ có 200 met dài [vì cây cầu ngắn và hẹp, khoảng cách giữa mỗi người là hết sức hẹp. Vì vậy, khi người Hungary dùng nỏ như mưa, quân Tartars-Mông Cổ tất nhiên là bị thiệt hại nhiều.]

Và đây là lí do để bị thua [tôi thấy hơi uổng]:

Trích dẫn
2. . The Hungarians left some soldiers to guard the bridge and returned to the camp, unaware that the main Mongol army was still there. When they arrived at the camp around 2 a.m., they celebrated their victory.

Tạm dịch: Người Hungary để lại một số lính để canh phòng cây cầu rồi quay lại doanh trại, không biết rằng quân tổng lực Mông Cổ vẫn còn ở đây [bờ bên kia sông Sarjo]. Họ đến doanh trại vào lúc 2 giờ sáng và ăn mừng chíên thắng.

Ông có thể thấy rồi đấy, người Hungary thất bại vì ngộ nhận, chứ không phải hoàn toàn là do họ không tinh việc chiến trân. Vì ông không đọc sử, mà vẫn kêu la, nên ông cũng không nhận ra luôn một điều quan trọng là tổ tiên người Hungary là người Magyars, một bộ tộc ở Trung Á, cũng sử dụng cung tên và chiến thuật hệt như quân Mông Cổ.

Đó là chưa kể tổng số quân của Hungary là từ 60,000 - 88000 có thể xê xích lên 90,000. Vậy mà thương vong cùng lắm là 10,000. (Genghis Khan's Greatest General: Subotai the Valiant. University of Oklahoma Press) Nếu chém kiểu như ông nói, nội 5000 quân liệu đã đủ chưa không biết.

Cỏn về vụ tên vào chân ngựa, như đã nói trên, là hoang đường và vô căn cứ. Với sức mạnh 300 Joules, người Mông Cổ đủ sức xuyên thủng lớp giáp của người Châu Âu. Ông cũng không phân biệt được rằng vào thế kỷ thứ mười ba, giáp trụ châu Âu không phải được đúc thành từng tấm như những kị sĩ Gothic (Plate Armour), vốn chỉ thịnh hành dần từ thế kỉ thứ 15 đến nửa đầu thế kỉ thứ 17, mà là những giáp có dạng khoen (Mail hoặc Chain Mail hay Mail Hauberk cho phần thân và Mail Aventail - tiếng Pháp Aventail có nghĩa là dạng hình quoạt - để bảo vệ đầu, cổ và một phần tư phần ngực.

Các luận điểm mơ hồ của tất cả các quí ngài tham dự toạ đàm hôm qua, hôm nay đã được đem ra ánh sáng. Thái độ phi sử học, phi khảo cổ học, báng bổ và coi thường việc sưu tầm và nghiên cứu sử liệu (primary source) và sách sử (secondary source) mà ông và các bạn của ông đã làm chỉ khiến cho người ta thấy rõ ràng là các ông không hề nghiên cứu sử học ngày nào, nhưng vẫn thích bắt chẹt người khác. Những thái độ như vậy là nhảm (lame), vô căn cứ (baseless), phản khoa học (pseudo-scientific) và nghèo nàn (poor).
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Năm, 2008, 06:36:58 pm gửi bởi Cuong Vu » Logged
Cuong Vu
Thành viên
*
Bài viết: 30


« Trả lời #44 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2008, 06:03:52 pm »

Trích dẫn
Các bác cãi nhau kinh quá, xin góp 1 bài viết khác của Nguyễn Duy Chính.
Vó ngựa và cánh cung

Lancer, nếu bạn muốn tìm kiếm tài liệu về sử học, cho một người Việt Nam, tôi khuyến khích bạn đọc các sách của nhà xuất bản Osprey Publisher. Tuy rằng bộ sách này không hoàn toàn chính xác, và đã bị bàn cãi rất nhiều giữa các học giả Sử Học Quân Sự quốc tế, nhưng cũng đủ để có một số kiến thức nhất định về chuyên đề này.

Đa số các tiêu đề của nhà xuất bản này nằm dưới dạng pdf, được scan lên rồi bỏ vào torrent. Bạn chỉ cần download chương trình torrent, rồi lên google gỏ vào "Osprey (Publisher) torrent".

Download thứ này thường khá nặng. Bên Việt Nam, theo tôi biết, thì có thể phải mất mấy ngày, thậm chí một tuần lễ. Nhưng chất lượng không tồi đâu.
Logged
ChienV
Đại tá
*
Bài viết: 453


« Trả lời #45 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2008, 07:02:02 pm »

Trích dẫn
Một cái hòn đã ném tay nặng nửa kg, xa 30 mét, có sơ tốc 17m/s, động năng đầu đạn, 75 jun. Nhưng không bao giờ nó là một viên đạn cả.

Sai, đạn đạo (trajectory) chỉ dùng để chỉ các vật thể bay khi có sức xoáy quanh trục của vật thế. Không có kiến thức mà vẫn la. Súng sỡ dĩ có thể mạnh như vậy bởi vì rãnh xoắn từ nóng súng. Tôi rất thích xem ông còn có thể ba láp tới mức nào.



Cái này thì bác Cuong Vu sai rồi. Đây là kiến thức vật lý cơ bản, tất cả mọi vật bay cong hay thẳng, xóay hay không thì đều có động năng là 1 số jun nào đó, theo công thức mv2. Các đạn bắn từ nòng trơn như súng kíp, súng cổ không rãnh xoắn, hay M79, nó không xóay lẽ nào nó không mang năng lượng!

Dù sao, giả thiết tên có tầm bắn đến hơn 300m em thấy phi lý lắm, giả sử có 1 ai đó bắn được xa thế thì cũng chả thể trúng đích được, vì tên có tốc độ chậm, thân lớn nên bị giảm tốc nhiều, độ đồng nhất của thân tên không cho phép nó chụm như đạn bắn từ nòng súng được. Tên bắn hơn 100m chắc để hù nhau là chính thôi bác!
Cung nỏ hiện đại, với sự đồng nhất của cả cánh cung và tên theo tiêu chuẩn công nghiệp, thiết kế tên bằng phần mềm, giá đỡ và hệ ngắm chuẩn chỉ, người bắn khỏe hơn xưa rất nhiều, mà bác xem thử bắn chính xác được bao xa.

Súng mạnh nhờ năng lượng thuốc súng, không phải nhờ nòng xoắn. Nòng xoắn chỉ để súng chính xác hơn thôi!
Logged
Cuong Vu
Thành viên
*
Bài viết: 30


« Trả lời #46 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2008, 07:16:52 pm »

Trích dẫn
Cái này thì bác Cuong Vu sai rồi. Đây là kiến thức vật lý cơ bản, tất cả mọi vật bay cong hay thẳng, xóay hay không thì đều có động năng là 1 số jun nào đó, theo công thức mv2. Các đạn bắn từ nòng trơn như súng kíp, súng cổ không rãnh xoắn, hay M79, nó không xóay lẽ nào nó không mang năng lượng!

Dù sao, giả thiết tên có tầm bắn đến hơn 300m em thấy phi lý lắm, giả sử có 1 ai đó bắn được xa thế thì cũng chả thể trúng đích được, vì tên có tốc độ chậm, thân lớn nên bị giảm tốc nhiều, độ đồng nhất của thân tên không cho phép nó chụm như đạn bắn từ nòng súng được. Tên bắn hơn 100m chắc để hù nhau là chính thôi bác!
Cung nỏ hiện đại, với sự đồng nhất của cả cánh cung và tên theo tiêu chuẩn công nghiệp, thiết kế tên bằng phần mềm, giá đỡ và hệ ngắm chuẩn chỉ, người bắn khỏe hơn xưa rất nhiều, mà bác xem thử bắn chính xác được bao xa.

Wikipedia trích từ cuốn The Art of Archery như sau:

Trích dẫn
The Mongolian tradition of archery is attested by an inscription on a stone stele that was found near Nerchinsk in Siberia: "While Genghis Khan was holding an assembly of Mongolian dignitaries, after his conquest of Sartaul (East Turkestan), Yesüngge (the son of Genghis Khan's brother) shot a target at 335 alds (536 m)."

Có hàng tá thứ phi lý hơn nhiều xung quanh đây đấy thôi.

Đây là số liệu của Richard A Grabriel. Khái niệm về trajectory cho Lịch Sử Quân Sự về cung tên, vẫn thường được dịch ra là đạn đạo được trình bày vào năm 1971 ở:

Saunders, J. J. (1971). The History of the Mongol Conquests, Routledge & Kegan Paul Ltd

Các công thức tính toán tỉ mỉ của Saunders bao gồm vận tốc trung bình cho các khoảng khác nhau trên cùng một quãng đường. Tính toán cũng trình bày sức gió cản, độ lệch chuẩn và góc lệch.

Phần còn lại đều đã được dẫn.

Trích dẫn
Súng mạnh nhờ năng lượng thuốc súng, không phải nhờ nòng xoắn. Nòng xoắn chỉ để súng chính xác hơn thôi!

Không đúng! Nhưng thôi, chủ đề này đã được xem như không nằm trong phạm vi, có thể mở một thread mới riêng về nó.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Năm, 2008, 07:24:36 pm gửi bởi Cuong Vu » Logged
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #47 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2008, 07:26:23 pm »

Trận đánh ở Châu Âu tiêu biểu nhất mà ông mô tả là trận đánh Mohi (hay Muhi - Battle of Mohi) hay còn gọi là trận đánh tại sông Sajo, giữa một bên là Hungary dẫn đầu bởi vị vua Bela đệ tứ (Bela IV) cùng với các hiệp sĩ đền thần (Knight Templar) và bên kia là hỗn hợp quân Mongol-Kipchaps-Tartars, dưới sự chỉ huy của Khan Batu và vị tướng lừng danh Sobotai (hay Subodei). Ông đã pha tạp thêm trò bắn tên vào chân ngựa, một chi tiết hoang đường không hề được ghi trong sử sách. Việc quân Hungary và quân Templar thất bại không phải do cung thủ Mông Cổ trước hết, mà do sự bất đồng giữa vị vua xứ Hungary này và vị Khan Cumans, người đã từng bị đánh bại trước đó không lâu trong chiến dịch sông Kalka. Vị Khan bị ám sát, công với sự thiếu hảo chí giữa các bên tham chiến là nguyên nhân dẫn đến cuôc thất bại đẫm máu này. Có khá nhiều các vị tước công mang theo binh lính để hội quân với vua Bela IV nhưng đã hoặc là không kịp dự trận đánh vì ở xa (Hungary khá trắc trở về địa hình dõ dãy Carpathia) hoặc là bị các nhóm quân Mông Cổ đi tuần phát hiện rồi tiêu diệt

Chuyện bắn tên vào ngựa hình như là ở trận Liegnitz (?) thì phải. Kỵ binh Ba Lan mắc mưu đuổi theo quân MC, bộ binh tụt lại phía sau bị mũi vu hồi của MC tiêu diệt. Đám kỵ binh thì bị bắn ngã ngựa và bị kỵ binh MC dùng thương tiêu diệt.

Cái này đọc lâu quá rồi nên có thể nhớ không chính xác.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Cuong Vu
Thành viên
*
Bài viết: 30


« Trả lời #48 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2008, 07:33:48 pm »

Trích dẫn
Chuyện bắn tên vào ngựa hình như là ở trận Liegnitz (?) thì phải. Kỵ binh Ba Lan mắc mưu đuổi theo quân MC, bộ binh tụt lại phía sau bị mũi vu hồi của MC tiêu diệt. Đám kỵ binh thì bị bắn ngã ngựa và bị kỵ binh MC dùng thương tiêu diệt.

Cái này đọc lâu quá rồi nên có thể nhớ không chính xác.

Xin cẩn thận với thông tin lệch lạc trên kia. Không trong số các trận chiến tại Châu Âu sử dụng kỉ thuật này. Giáp ngựa ở Châu Âu chẳng qua là một tấm vải bạt màu trắng hay màu khác phủ lên mà thôi. Việc bắn vào chân ngựa không phải ở Ba Lan, Đông Đức như cái ông dinh_van_thanh trên kia gieo rắc, mà khi Mông Cổ đánh nhau với đế chế Hồi Giáo hùng mạnh Khwarazm. Vì lẽ ở Trung Quốc và Hồi Giáo, ngựa được bảo vệ bởi giáp da khâu từ những miếng nhỏ, gọi là lamellar armour. Đôi khi có thể được làm bằng sắt nữa.
Logged
dinh_van_thanh
Thành viên
*
Bài viết: 42


« Trả lời #49 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2008, 08:50:52 pm »

Cảnh cáo dinh_van_thanh vì tội spam!


Ở châu Âu có một loại ngựa gỗ để trẻ em chơi giáp kỵ, đó là con ngựa đẽo gỗ, để giả làm ngựa thịt. Trên ngựa gỗ phủ vải, để giả làm giáp. Trẻ em rất thích chơi.

Giáp Kỵ là trang bị hạng nặng nhất của kỵ binh châu Âu, thường chỉ Quý Tộc giầu có mới đủ, thường thấy trong các cuộc đấu tay đôi dựng lại, xem phim đầy. Khi ra trận, cả giáp kỵ và giáp bộ đều cầm thương dài, chống xung phong. Ngựa bọc giáp kín phần phía trước. Mũ ngựa bằng sắt, chỉ hở mắt, dưới cổ có yếm sắt và yếm da, hay bên chân trước cũng có sắt, phía sau thì chỉ phủ da lên mông ngựa.

Chàng Cường Vũ quen chơi ngựa gỗ, miêu tả giáp kỵ giống ngựa gỗ phủ vải.
« Sửa lần cuối: 18 Tháng Năm, 2008, 09:30:40 pm gửi bởi Tunguska » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM