Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:50:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc tháo chạy tán loạn  (Đọc 78644 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #10 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2010, 11:29:33 pm »

Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn 1967-1973 Elsworth Bunker, người tiền nhiệm của Martin

Mặc dù ông chống lại sự dính líu của Mỹ ở Thái Lan, Martin không thấy khó chịu khi phải ủng hộ sự can thiệp quá sâu của Mỹ ở Việt Nam. Năm 1974, ông trình bày trước quốc hội: "Khi tôi được bổ nhiệm sang Bangkok, tôi tưởng rằng, thỉnh thoảng người ta hỏi tôi,"có nên để Việt Nam sụp đổ không. Vì tôi không đủ tầm cỡ để phân tích cho mình, tôi trá lời rằng để như thế không có lợi cho Hoa kỳ. Tôi đã nghĩ và vẫn nghĩ thế: Nếu có thể tránh được và không phải trả giá đắt thì tốt. Chính sách tốt nhất là, nếu vì quyền lợi của chúng ta, chúng ta không muốn một hình thức xâm lược mới thì chỉ nên viện trợ quân sự, có thể có một số cán bộ khung, không nên đưa hắn lực lượng của chúng ta vào.
Martin góp phần vào cuộc đấu tranh chống cộng sản mới ra đời ở Đông Dương bằng cách thuyết phục người Thái Lan, giữa những năm 60, cho lực lượng Hoa Kỳ thuê những căn cứ không quân lớn nhất của họ để Mỹ ném bom những con đường tiếp tế của cộng sản ở Lào, Campuchia và Việt Nam. Mặc dù, công khai ông đã chối không có những hiệp định này, nhưng trên thực tế, phần lớn những phi vụ Mỹ đi ném bom ở đường mòn Hồ Chí Minh, miền Nam Lào đều xuất phát từ những căn cứ "mượn” của Thái Lan.
Glen, người con nuôi của Martin bị giết ở vùng Tây Nguyên, miền Nam Việt Nam khi ông làm việc ở Bangkok được ba năm.  Từ đó tính tình và ý kiến của viên đại sứ có vẻ thay đổi. Ông mất cả một ít khoan nhượng của mình đối với công việc bàn giấy quan liêu. Năm 1967, trong khi ông không ngừng cố gắng ngăn cản việc quân Mỹ vào Thái Lan, ông đã thố lộ sự thiếu kiên nhẫn của mình với bộ trưởng ngoại giao. Trong một bức điện đặc biệt hỗn xược, ông yêu cầu Dean Rusk phải ủng hộ ông. Sau này Martin kể lại: tôi bị mất chức ở Bangkok vì có những ý kiến không đúng với phép tắc lễ nghi.
 Kỷ luật ấy, tuy nhiên, không kết thúc đời hoạt động của viên đại sứ cáu kỉnh. Một năm sau, người bạn thân của ông, Richard Nixon, trúng cử vào Nhà Trắng, khôi phục địa vị cho ông và bổ ông đi làm đại sứ ở Rome, để đền đáp sự kính phục trước kia. Trong lịch sử của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ đây là một trong những vụ khôi phục địa vị chính trị nổi tiếng.
Trong ba năm Ở Italia, Martin xử sự rõ ràng là một đại sứ của một nước lớn. Ông chọn những người giúp việc tận tụy và điều khiển sứ quán với một bàn tay thép. Ông không để có một trách cứ nào đối với bản thân cũng như đối với Bộ Ngoại giao. Cũng như ở Bangkok ông khám phá thấy chung quanh ông, có một kẻ thù. Lần này, không phải là quân đội Mỹ, mà là chi nhánh CIA ở Italia. Tự khẳng định rằng mình là một nhân viên tình báo còn giỏi hơn tất cả nhân viên tình báo của CIA gộp lại, Martin quyết định kiểm tra lấy và trực tiếp giữ bí mật những gì do Hoa Thịnh Đốn giao để điều khiển chính sách của Italia.
Trước khi hết nhiệm kỳ ở Rome, Martin đã đạt được thắng lợi chính trị vang dội. Trước cuộc bầu cử vào Thượng nghị viện nước này năm 1972, ông cung cấp cho đảng Dân chú thiên chúa giáo hàng nghìn đô la, nhờ đó đảng này đã chiếm ưu thế so với những người cộng sản. Một thắng lợi tạm thời, vì những người cộng sản tiếp tục dành được cử tri, nhưng thắng lợi trên tạo một giá trị tượng trưng cho Martin. Ông có thể rời Rome một cách hồ  hởi. Ông đã đánh bại cuộc tiến công của cộng sản ở một trong những nước đồng minh rất gần gũi của Hoa Kỳ.
Martin định nghỉ hắn sau khi ở Rome về. Ông đã mua một trang trại ởToscane, như ông cho biết sau này với một vẻ hài hước nặng nề, - định ở đó để viết một cuốn sách và ghép một cành Ô liu với một cây đỗ tùng, nhờ đó có ngay một thứ rượu Martin  không cần pha. Nhưng đầu mùa Hè năm 1972, Kissinger đề nghị ông nhận một chức vụ mới, đặc biệt phức tạp mà một nhà ngoại giao kỳ cựu, William Sullivan, đáng lẽ thay Bunker ở Sài Gòn, đã từ chối. Martin có bằng lòng nhận chức vụ này không.
Martin kể lại: "Mặc dù tôi thích châu Á, và ở đấy tôi có nhiều bạn nhưng tôi đã mất tám tháng để suy nghĩ: "Không ta không đi. Tôi không hề tưởng đến những gì sẽ xảy ra. Nhưng khi những nhà chức trách cao cấp nhất của nước Mỹ nói rằng: "Tôi nghĩ ở Bộ Ngoại giao, người ta nhận những chức vụ khó cũng như những chức vụ dễ. Anh sẽ phải trả lời: Thưa vâng, đó là việc chúng tôi thường làm. Rồi anh sẽ tìm cách giải thích cho vợ anh biết việc  anh đi Sài Gòn chứ không phải về trang trại ở Toscane. Martin cuối cùng đã trả lời Kissinger rằng ông ta bằng lòng nhậm chức trong một năm, chứ không hơn.
Bà Dorothy Martin đã chống lại quyết định ấy cho đến phút cuối cùng. Bà ta đã mất một đứa con ở Việt Nam và có một ác cảm tự nhiên đối với nước này. Bà hiểu rằng chồng bà sẽ chẳng lợi lộc gì, khi nhậm chức ở đấy vì ông ta phải bảo vệ một chính sách mà hầu hết người Mỹ đã phản đối.
Lần đầu tiên lúc tôi gặp Graham Martin, ông đang cúi xuống một cái bàn rộng, dài trong phòng nhận tin của tùy viên quân sự ở căn cứ không quân Tân Sơn Nhất. Mặc một bộ quần áo kẻ sọc, lưng gù, tóc xám, mặt nhăn nheo và cắt tóc giống một bức tượng bằng gỗ, nói không ngoa, ông tựa như hình ảnh viên đại sứ Hollywood. ông nói về sự cam kết, sự cần thiết phải làm việc, với  những từ nghe vui tai sau sáu tháng ngừng bắn mà chưa có kết quả gì mới. Tôi chú ý đến cái nhìn của ông, xám xịt và lạnh lùng như đá. Đối với những người có đâu óc tưởng tượng nhất trong chúng tôi, ông ta giống một con rắn sẵn sàng mổ.
Lúc nào không ra mắt, không đứng làm đại diện thì Martin là một con người bình thản, khiếm tôn, gần như thẹn thò. ông ta có dáng đi và tư cách của người miền Nam (nước Mỹ) hồi xưa, rất quyến rũ đối với phụ nữ. Tướng John Murray, tùy viên quân sự một hôm nói rằng: "Thật là một con người làm mê hoặc lòng người. Vợ tôi cho rằng không có một người nào khác đáng mê bằng ông ta. Nhưng cái bề ngoài ấy dấu kín ý chí thép của một người không có gì làm cho xúc động. Những nhân viên đã làm việc lâu với ông vẫn nhớ, với lòng cảm phục, cái ngày khủng khiếp mà ông ta biết tin người con là Glen bị chết. Hai ông bà đang chuẩn bị đến dự một cuộc tiếp kiến của vua Thái Lan. Những báo cáo đầu tiên thu nhỏ vấn đề: "Vâng, Glen bị thương, nhưng không nặng lắm". Đến khi biết rõ sự thật, ông chịu đựng, không nói một lời nào với vợ. Ông đưa vợ đến dự cuộc tiếp kiến và xử sự đúng, với sự thận trọng và tư cách mà người ta chờ đợi ở một viên đại sứ Hoa Kỳ.
Về hình thức, Martin có vóc người mảnh và cao. Ông ta còn chịu hậu quả của một tai nạn xe hơi, chỉ hơi quay đầu được từ trái sang phải. Bệnh tật ấy hạn chế hoạt động của ông ở Việt Nam. Ông không thể đi thăm nội địa nước này để tự mình tìm hiểu tình hình. Thực tế, chỉ có một lần, ông ra khỏi Sài Gòn.
Mặc dù ở ẩn dật, Martin không chịu ngồi rỗi. Hút thuốc nặng, mất ngủ liên miên, ông làm việc dẻo dai, cho tới khuya, ở phòng riêng trong sứ quán, đọc những bản báo cáo tin tức và tình báo.
Một chị thư ký bực mình về cách làm việc đơn độc ấy. Một  hôm, nửa đùa nửa thật, chị ta so sánh ông với đức chúa trời: "Tôi biết có ông ấy đấy, nhưng tôi chẳng trông thấy ông ấy!". Câu nói đùa ấy, cũng như nhiều câu khác, không đúng đối với Martin. Ông ta độc lập và có uy quyền, nhưng đối với các nhân viên phục vụ, còn dễ gần hơn nhiều so với Bunker và những vị đại sứ trước.
Thỉnh thoảng ông ta cũng nghỉ ngơi, đi xem chiếu phim. Buổi tối, sau bữa ăn, ông lên phòng khách, những người lính gác chiếu cho ông xem những phim ảnh Mỹ mới nhất mà sứ quán Sài Gòn nhận được trước tiên. Tôi còn nhớ được xem phim cùng ông vào một buổi tối năm thứ hai ông ở Việt Nam. Lúc ấy ông đang phải chống chọi với quốc hội và báo chí.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Chín, 2010, 03:19:25 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #11 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2010, 11:34:37 pm »

Graham Martin, đại sứ Mỹ cuối cùng tại Sài Gòn, 1973-1975

Chúng tôi xem phim Những ngày cuối cùng của Hitler và thấy cảnh đứng túc trực bên linh cữu của tên trùm quốc xã trong căn hầm ở Berlin. Sau cuốn phim thứ nhất, khi đèn bật sáng, Martin đã nhìn tôi thở dài: "Anh biết đấy, tôi bắt đầu hiểu cái đồ chó chết ấy phải bối rối thế nào". Ông rời ghế đi lên phòng làm việc nghiên cứu những hồ sơ tình báo.
Còn như nhân cách của Martin, nó giống như một cái kính trăm màu hiện ra một lúc, không một màu nào phản ảnh đúng. Một hôm, ông nói trước một ủy ban của quốc hội rằng nghệ thuật đạo diễn là một phần của vốn kiến thức ngoại giao. Trong trường hợp đó, ông thực chất là nhà ngoại giao, người diễn viên xuất sắc có thể đóng vai bất cứ người nào trong chúng tôi. Nhưng nghệ thuật ấy đã làm ông phải trả giá đắt vì ở ông, không có gì hoàn toàn thật, hoặc hoàn toàn giả. Với thời gian, ông trở thành bất lực để phân biệt giữa việc đạo diễn và sự thật. Ông tưởng rằng có thể bóp méo sự thật theo quan điểm của mình. Ông đã thất bại trên cả hai mặt.
Một đồng nghiệp nói: "Lúc đầu, ông giống một nhân vật lãng mạn đi chinh phục. Nếu anh có một chút lãng mạn, anh rất có khả năng làm như ông ta". Nhiều người khác đánh giá thấp hơn  tính thay đổi của ông. Một người cộng tác với ông nói: "ông ta có đủ mọi thói xấu đã làm hại những vị đại sứ ở Việt Nam. Một người khác nói: "ông bẩm sinh là một người hay lật đổ. Nói chung, hay đánh lừa, hay làm cái việc bí mật. Định trị anh, ông ta tìm nhược điểm của anh như một con cá mập tìm mồi. Thí dụ lúc ông tức giận, tiếng nói của ông trở nên thì thầm khó nghe. Mục đích của ông làm cho anh phái thật chú ý. Một bận giám đốc CIA ở Rome đã phải đeo máy nghe. Cứ chỉ đó buộc Martin phải nói to. Đối với những sĩ quan quân đội Mỹ ở Sài Gòn, thoạt tiên, Martin hình như hợp với họ. Một người ở Lầu Năm Góc nói: "Sau B.52, ông là nhân vật ưu tú, một người khác khẳng định: ông là một người Mỹ siêu ái quốc, bất chấp người Việt Nam. Chỉ có Hoa Kỳ là đáng kể. Và nếu ông có thể hành động theo ý mình, tôi chắc là cờ Mỹ sẽ không còn những ngôi sao nữa, mà chỉ có một con rắn ngửng đầu lên với những dòng chú thích: "Đừng dẫm lên tôi".
Tướng Murray, đã từng phục vụ cả ông Bunker lẫn ông Whitehouse, cho rằng không một ai trong hai ông này có thể bén gót chân ông Martin: đó là một con ác điểu!
Một hôm, tướng Murray nói với tôi: "Khi Martin đến Sài Gòn, ông ta không hề hỏi tôi về tình hình tài chính hay tình hình ăn, ở, tinh thần quân đội hay cái gì gì đó thuộc loại này. Cái ông muốn biết là chúng ta có sắp ném bom những căn cứ cộng sản ở dọc biên giới Campuchia không? Tướng Murray giải thích rằng máy bay B.52 không được ném bom ở đấy vì có nhiều thường dân. Tướng Murray và tướng John Vogt chỉ huy không quân, đều nhắc cho ông đại sứ mới biết rằng Lầu Năm Góc vẫn chưa bỏ lệnh ấy. Nhưng Martin trả lời: tôi sẽ xin phép cho các anh ném bom". Tướng Murray nói rõ hơn. Vogt nhìn tôi, tôi nhìn Vogt. Hai chúng tôi đều nghĩ rằng gã này là một đồ tồi! Nhưng, anh biết không, Martin đã xin được phép ném bom 30 ngày trước khi có lệnh thôi bắn phá Campuchia.
Nhưng khi chúng tôi cho máy bay đến các mục tiêu, đôi khi chúng tôi cũng bảo phi công chừa ra một số khu vực. Thí dụ, tôi còn nhớ một cái làng nhỏ có xưởng vũ khí. Martin hỏi tôi sao không ném bom xuống đấy, tôi trả lời: ở đấy có nhiều dân lành. Chúng tôi tập trung ném bom xuống mục tiêu quân sự Martin trả lời tôi: Anh nói với Vogt rằng tôi không cần biết ở đó có dân thường hay không. Tôi nói lại với Vogt, Vogt bảo tôi: có lẽ ông ta bất chấp tất cả!
Theo một ý nghĩa khác, Martin đúng là Nhà Trắng của Nixon được kéo dài thêm. Cũng như tổng thống, ông ta là một người cực kỳ chống cộng, có một niềm tin gần như của tín đồ tôn giáo. Một anh bạn nói: "ông ta coi cộng sản là người xấu xa nhất. Việt Nam là một chiến trường tâm lý.
Tuy nhiên, quan điểm của Martin không phải chỉ do thành kiến mà có. Cũng như Kissinger, ông nhìn cuộc chiến tranh Việt Nam trong tình hình chung của thế giới, tách riêng ra, nó là một nhân tố quan trọng của sự cân bằng trên trái đất, và nhất là, là một yếu tố quan trọng của nền an ninh Hoa Kỳ. Martin giải thích trước nhiều ủy ban của quốc hội: tôi kiên quyết khẳng định rằng chúng ta phải chấm dứt mau chóng sự cam kết của Mỹ ở Việt Nam. Nhưng cách làm của chúng ta vô cùng quan trọng. Tôi nghĩ rằng mục đích của chúng ta phải là rút ra, và để lại một Việt Nam mạnh về kinh tế, đủ sức tự vệ về quân sự, có quyền tự do để lựa chọn chính phủ và những người thủ lĩnh của mình, đủ khả năng đi đến một sự dàn xếp với kẻ thù ở miền Bắc. Tôi nghĩ rằng nếu chúng ta hoàn thành tốt việc này thì sẽ gây ảnh hưởng lớn về hình ảnh nước Mỹ, về ý chí của Hoa Kỳ và về lời bảo đảm của Hoa Thịnh Đốn với Bắc Kinh.
Martin không những kính phục nhà ngoại giao Kissinger mà còn coi trọng bản thân Kissinger nữa. Ít nhất cho đến khi Việt Nam sụp đổ. Một hôm, ông ta kể một chuyện chứng tỏ sự thân  thiện mà ông tưởng có giữa hai người, Kissinger và ông ta cùng ở trong phòng rửa mặt dành cho quan chức cao cấp trên tầng thượng Bộ Ngoại giao. Martin nói nhỏ qua vai Kissinger: ông là một thần kỳ.. Kissinger trả lời ngay: ông Graham ạ, ông cũng là một thần kỳ theo kiểu cách của ông.
Theo một trong những người cộng tác gần gũi với Kissinger thì Martin chỉ là một dụng cụ có ích cho bộ trưởng ngoại giao, "một con rệp" dùng để làm những việc bần thỉu, một ống thu lôi để hứng lấy những lời công kích đáng lẽ là chĩa vào Kissinger và Nhà Trắng. Mặt khác, chính sách của Kissinger đòi hỏi những sở trường mà viên dại sứ phải có. Nói cho đúng, đó không phải là một chính sách, theo ý nghĩa thật sự của từ này, mà chỉ là bề ngoài của chính sách. Hoa Kỳ phải quì gối mà bỏ Việt Nam nhưng phải làm sao gây được ấn tượng là Hoa Kỳ đàng hoàng rút khỏi nơi đây. Muốn thế, phải có một thầy phù thủy và có nghệ thuật đạo diễn. Martin là bậc thầy trong vấn đề này. Hơn thế, một trong những mục tiêu của Kissinger là đảm bảo sự vừng chắc cho Thiệu đồng thời vẫn làm cho hắn phụ thuộc vào Mỹ, do đó, Kissinger càng cần có ở Sài Gòn, một con người hiểu biết và đủ sức mạnh để điều khiển người Nam Việt Nam. Martin đã chứng tỏ có những khả năng ấy.
Lập tức, Martin hoạt động theo hướng của Kissinger. ông ta dùng mánh khóe mua chuộc, đánh lừa làm cho quốc hội ủng hộ Thiệu, khôi phục tín nhiệm của người Mỹ đối với Thiệu. ông tiến công ngay những người thuộc phe đối lập có lợi cho tuyên truyền của Hà Nội vì ông cho đấy là trở ngại duy nhất cho những mục tiêu của ông. Những người này đã làm suy yếu ý chí của người Pháp trong cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất. Martin nghĩ rằng họ đang làm như thế đối với những người Mỹ còn lại. Báo động với Quốc hội và dư luận người Mỹ, tiếp tay bộ máy tuyên truyền của Hà Nội. Theo Martin, sự nguy biến không chỉ do  việc tuyên truyền của Hà Nội mà còn do một âm mưu lật đổ thật sự của một hệ thống những người thuộc phái tà và có cảm tình trên khắp thế giới đang giúp Hà Nội vì những nguyên nhân riêng. Một hôm, Martin tuyên bố với một nhóm người Mỹ mới đến: Tôi đã theo dõi những sự kiện xẩy ra ở Đông Dương một phần tư thế kỷ nay, chưa bao giờ tôi hoảng về hiệu quả, sức mạnh và sự hoàn bị về kỹ thuật của bộ máy tuyên truyền của Hà Nội. Thật có một không hai trong lịch sứ.
Martin khẳng định rằng những nhóm hòa bình khác nhau ở Hoa Kỳ phục vụ trực tiếp cho việc lật đổ lớn ấy. Người ta giục ông chứng minh mối quan hệ trực tiếp giữa những nhóm hòa bình với những tổ chức cộng sản ở nước ngoài. Ơ Sài Gòn, CIA phí công vô ích tìm chứng cứ trong hồ sơ không có gì cả. Nhưng Martin vẫn giữ nguyên ý kiến của mình và cam đoan rằng có một mối quan hệ tư tưởng giữa những người hòa bình và những người cộng sản, họ đều có ý muốn chung là đánh đổ chế độ Sài Gòn. ông kết tội cả giới báo chí Mỹ đã tham gia tích cực vào âm mưu ấy. Mấy tuần sau khi Sài Gòn thất thủ, ông viết trên tờ báo Times rằng những đồng nghiệp cũ của ông, những người viết báo, phải chịu trách nhiệm một phần về những sự chia rẽ ở Hoa Kỳ đã làm cho nước này co mình lại trong mấy năm qua.
Vụ đổ vỡ Watergate làm cho ông càng củng cố thêm ý kiến là giới báo chí vừa độc ác, vừa có nhiều ảnh hưởng. Đối với những đồng nghiệp ở bộ ngoại giao, ông cho rằng họ chỉ là những người nhút nhát đáng xấu hổ. Trước khi đi Sài Gòn, Martin còn nhận định là không có một ai ở Hoa Thịnh Đơn biết giữ bí mật. Do đó, vừa đến sứ quán, ông ta đã ra lệnh hạn chế việc phổ biến tin bí mật có thể làm hại "khách hàng mới của ông. Mọi tin tức về người Nam Việt Nam phạm sai lầm đều được xếp ngay vào hồ sơ tối mật để hạn chế việc gửi sang Hoa Thịnh Đốn. Đôi khi, ông chỉ nói là cấm phổ biến, rất đơn giản. ông cũng đòi những bản báo cáo của sứ quán phải rõ ràng, ngắn gọn, để sau nay dễ loại bỏ những phần không có lợi. Thí dụ muốn thành lập một hồ sơ về một nhân vật Nam Việt Nam tham nhũng, phải có nguồn tin thật chính xác. Nhân vật càng ở cấp cao, nguồn tin càng phải thật chính xác. Do đó, Hoa Thịnh Đốn ít khi biết được những việc lạm dụng của giới lân cận Thiệu. Martin củng cố ngăn ngừa việc làm cố chấp của các nhân viên trước đây đã từng làm hại đến sự nghiệp của Hoa Kỳ. Trong một bức điện, ông nói rõ rằng; yêu cầu mỗi người trong sứ quán và những bạn đồng nghiệp ở Hoa Thịnh Đốn, không nên quá để tâm vào những nhận xét về tư cách các nhà chính trị Nam Việt Nam. Theo ông, phải chấp nhận cái xã hội này với mọi thói xấu của nó. Ít lâu sau, trong một thông báo gửi Hoa Thịnh Đốn, ông đã viết nhẹ đi rất nhiều về những tội lỗi của giới cầm quyền và chỉ huy quân đội Nam Việt Nam. Ông viết: mức độ tham nhũng phổ biến ở Nam Việt Nam cũng gần giống như mức độ tham nhũng ở bang Massachusetts và thành phố Boston trong những thập kỷ của đầu thế kỷ này. Chúng tôi đã đối phó, nhưng không thể chấm dứt sớm được. Sự lạc quan của Martin, quan điểm riêng của ông trở thành quan điểm nổi bật của sứ quán. Đại sứ biết Việt Nam rất ít. Một mình làm việc trong phòng, ông dành hàng giờ để nghiên cứu những tập hồ sơ rồi rút ra kết luận của mình. Trừ tổng thốngThiệu, ông gặp một vài lần vào cuối tháng, còn ông ít đến thămnhững người Nam Việt Nam. Một người bạn ông nói: Graham cóvẻ coi những người Nam Việt Nam như những con tốt trên bàn cờ.
Một hôm, ông nói với tôi: "Tôi là một người theo Jefferson. Chúng ta phải đối xử với người Việt Nam như Jefferson đã dạy chúng ta cách đối xử với đồng bào. Xen vào công việc của họ càng ít càng tốt Nhưng sau khi Sài Gòn thất thủ, ông đã thổ lộ với một đồng nghiệp ở bộ ngoại giao: Chưa bao giờ ông tin người Nam Việt Nam cả, làm như họ thua trận là họ đã phản lại ông.
Martin triệt để lợi dụng sự tín nhiệm của tổng thống Nixon để tỏ rõ quyền lực. Ông từ chối chưa đi Sài Gòn vội chừng nào mà Nhà Trắng chưa dành cho một máy bay riêng. Trong những buổi họp hoặc thảo luận với nhân viên, ông không ngừng nhắc lại rằng cấp trên duy nhất của ông là Kissinger. Do đó, khi đón tiếp vị bộ trưởng ngoại giao, ông ta để ông này ngồi bên trái mình.
Việc bất chấp phép tắc lễ nghi đã nhanh chóng gây nên nhiều cuộc xung đột với giới ngoại giao và quân sự. Trước và khi đến Sài Gòn, ông đã bất hòa với đô đốc Noel Gayler, tổng chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương. Ông cho rằng lão già ở biển này chưa thật kính trọng ông. Tướng Murray cũng có vấn đề phép tắc lễ nghi với Martin. Mỗi tháng một lần, tướng Murray tổ chức một buổi họp ngắn với các quan chức cao cấp của sứ quán và một buổi họp với nhân viên CIA. Murray nói lại với tôi: "Martin chỉ đến dự phiên họp đầu tiên, sau đó không đến nữa.
Một người cộng tác với tôi cho biết lý do là vì trong khi tôi làm chủ tọa buổi họp, tôi lại mời Martin ngồi bên phải tôi. Tôi nói với Francis: trời ơi, lần sau tôi sẽ mời ông ta ngồi lên ngai vàng. Nhưng Martin không đến dự nữa!
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Chín, 2010, 03:21:58 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #12 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2010, 11:35:36 pm »

Martin chú trọng đến phép tắc lễ nghi chủ yếu vì chiến thuật. Ông ta đang có một đồng minh lúc nào cũng lo lắng và cần được sứcmạnh và uy tín của Hoa Kỳ che chở. Vì viện trợ tài chính và quân sự ngày càng giảm nhiều, nên Martin muốn tỏ rõ sự ủng hộ của nước mình, không có cách nào khác là nêu bật oai quyền riêng.
Bản thân sứ quán cũng cần có một thủ trường vững vàng và không khoan nhượng. Khi Martin đến, vẫn còn 9.000 viên chức Mỹ ở Việt Nam. Làm thế nào để điều khiển một khối nhân viên đông và hỗn tạp như vậy, nếu không phải là ý chí và uy tín!
Trong tất cả các bộ phận của sứ quán, bộ phận khó điều khiển nhất là Phái bộ quân sự (Lầu Năm Góc phương Đông trước kia), với 400 nhân viên quân sự, 50 cựu sĩ quan quân đội Hoa Kỳ và 2500 viên chức dân sự Mỹ làm hợp đồng. Mùa Hè năm 1973, Nhà Trắng định giảm số nhân viên ở đây xuống mức thấp nhất. Nhưng mặc dù có ngưng bắn, Martin đã phản đối kịch liệt ý kiến này. Ông cho rằng văn phòng của tùy viên quân sự rất cần cho sự sống còn của chế độ Sài Gòn và cơ quan thông tin của nó sẽ bổ sung và đối chiếu với cơ quan tình báo CIA. Ông cũng cho rằng phái bộ quân sự rất cần đối với ông để kiểm tra người Nam Việt Nam. Tuy chắc chắn là sẽ điều khiển được Thiệu và bộ sậu của hắn. Nhưng ông vẫn cho rằng nhà binh thường kính trọng nhà lính nên ông đề nghị với tướng Murray và bộ tham mưu của tướng này nắm chặt giới quân sự Nam Việt Nam.
Dưới sự chỉ đạo của Martin, phái bộ quân sự giữ nguyên sức nặng của nó, ít nhất là trong 18 tháng đầu sau khi ngưng bắn. Đại sứ cũng nghĩ đến quyền lợi bản thân và quyền lợi của bọn tay chân người Nam Việt Nam. Nhưng việc đó chỉ đem lại hậu quả tai hại. Do sự phụ thuộc quá nhiều của sĩ quan bộ chỉ huy tối cao Nam Việt Nam vào các cơ quan của tướng Murray nên quân đội Nam Việt Nam không thể có một sáng kiến nào, ngay dù chỉ là một sự cảnh giác đơn giản. Trong những tuần đầu Ở Việt Nam, Martin dành nhiều thời gian tìm hiểu Murray. Những khó khăn ông gặp phải ởThái Lan với tướng Stillwell làm ông nghi ngờ các tướng lĩnh.
Về mặt nghiệp vụ, Murray có vẻ là người tinh thông. Anh ta có vóc nhỏ bé, khô khan nhưng ham làm việc như viên đại sứ.Trong nhiệm kỳ trước ở Việt Nam, Murray đã chứng tỏ là người có tài. Một hạ cấp của ông cho ông là người sử dụng giỏi vũ khí nặng, chuyên gia về nghệ thuật cung cấp, trong một thời gian kỷ lục có thể tiếp tế đủ vũ khí đạn dược của Mỹ vốn đã thiếu, cho một đơn vị Nam Việt Nam cũng thiếu. Đó là đặc tính cần thiết, đối với đại sứ, vì sự sống còn của chế độ Sài Gòn tùy thuộc vào làn sóng tiếp viện không ngừng từ Hoa Kỳ sang.
Nhưng do tình hình nên tướng Murray chưa phải là người lý tưởng của đại sứ. Một cộng tác viên của đại sứ nhận định: tướng Murray không phải là một con người kiên trì. Chịu lắng nghe người khác, tinh thông nghiệp vụ, uyên bác. Bậc thầy trong nghệ thuật trình bày có hình ảnh nhưng thiếu kiên trì. Do đó, Martin không tin ông ta lắm nhưng đã làm ngơ trước khuyết điểm đó để sử dụng mặt ưu điểm vào một công việc đang cần. Để cho tùy viên quân sự khỏi quên rằng chính Martin mới là thủ trưởng nên đại sứ đã dùng mọi mánh khóe ông ta sàng lọc được ở Bangkok. Sau khi đến Sài Gòn ít lâu, ông cử một trong những cộng tác viên trung thành đến làm việc ở Bộ tổng tham mưu tại Tân Sơn Nhất để theo dõi tướng Murray. Sau này, Murray nói: "Martin cho rằng tôi viết nhiều báo cáo mà không cho ông biết. Martin luôn luôn làm cho người này chống lại người kia, để không một ai có thể đủ uy quyền về một vấn đề nào. Ông ta chỉ nói chuyện riêng với tôi, không có vấn đề gì khác. Không khi nào tôi biết được chuyện gì đã xảy ra ở sứ quán trừ việc tôi báo cáo với Martin điều ông ta nói với tôi.
Giữa cơ quan của Murray và cơ quan CIA, hai tổ chức trụ cột của sứ quán, Martin mau chóng phân công rõ ràng để cơ quan này không giẫm chân lên cơ quan kia.
Để kiểm tra Murray tốt hơn, đại sứ tuyển nhiều người trung thành ngay trong giới thân cận viên tướng này. Một trong những người ấy là viên sĩ quan tình báo đại tá Bill Legro, sau trở thành người chỉ huy mọi hoạt động của cơ quan. Từ bộ binh đến, đã chiến đấu ở Việt Nam, Legro là một người bình tĩnh, kín đáo. Trước hết đó là một người lính tốt, tôn trọng kỷ luật, thi hành kỷ cương chu đáo. Dần dần, Martin dành được lòng tin của Legro và sử dụng anh ta để gây ảnh hướng, điều khiển cả Phái bộ quân sự.
Chỉ huy tình báo Legro cững là người lý tưởng để chống lại CIA. Khi quan điểm của CIA khác xa quan điểm cưa đại sứ, bao giờ Legro cũng theo ngay quan điểm của đại sứ và gửi báo cáo về Hoa Thịnh Đốn theo tinh thần ấy. Nhận định tình hình của Legro cũng giống như nhận định của đại sứ. Là cựu chiến binh, Legro biết rõ khả năng của người Bắc Việt Nam. Do đó, anh ta có xu hướng công nhận và còn đánh giá cao sức mạnh của họ. Những điều phân tích của anh đã ủng hộ mạnh mẽ những đơn vị xin viện trợ quân sự bổ sung của Martin trình lên Quốc hội. Mấy tuần sau khi Martin đến Sài Gòn, Legro đã dự đoán cuộc tiến công ồ ạt của quân đội Bắc Việt Nam trong những tháng sắp tới. Việc đó làm cho Martin hết sức vui lòng.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #13 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2010, 11:36:38 pm »

Ngoài những diều phân tích của Legro, Martin còn đòi Phái bộ quân sự phải có một màng lưới tình báo dân sự ở khắp trong nước để cung cấp tin tức về quân đội Nam Việt Nam. Màng lưới này do đại tá Ai Weidhas chỉ huy, chỉ được Lầu Năm Góc ủng hộ và phần lớn dẫm chân lên công việc của CIA. Đó đúng là mục đích của Maltin. Nhiệm vụ của Weidhas cũng như của Legro là làm trái với giám đốc CIA.
Martin đào tạo nhân viên dân sự, nhằm những mục đích tương tự như đào tạo nhân viên ở Phái bộ quân sự. Ông ta không muốn chung quanh mình có người có thể nói trái ý ông hoặc cản trở ông. Những người dưới quyền phải là Martin con, nhất là những tùy viên hay cố vấn.
George Jacobson, 62 tuổi, một người còn lại của ê kíp Bunker, đã phục vụ ông hết sức trung thành. Là quan chức đã làm việc dưới bốn thời đại sứ khác nhau ở Việt Nam, "Jake" là máy nhớ của sứ quán. Trong 15 năm trước ở Sài Gòn, ông đã góp công sức vào việc thực hiện chương trình bình định. Ông quen biết hầu hết người Việt Nam quan trọng trong chính phủ.
Martin cử ông ta làm người giúp việc, hoạt động thực tế. Với một ê kíp nhỏ. Ông chịu trách nhiệm về những nhà canh nông ở rải rác khắp nước này. Không phải là một chức vụ quan trọng vì ông cùng chịu trách nhiệm với 4 lãnh sứ quán ở ngoài Sài Gòn – nhưng ông đã tỏ ra rất có ích cho đại sứ. Bao giờ ông cũng theo lệnh của Martin, bao giờ cũng phải cúi đầu trước ý kiến của Martin.
Trong nhiều buổi họp với các nhân viên hoặc nghe báo cáo, tôi quan sát Jacobson: ông ngồi yên lặng, lắng nghe không chút phản ứng, đại sứ nói một cách ngây thơ về nền an ninh đã được khôi phục ở đồng bằng. Chuyên gia về bình định, Jacobson biết rõ tình hình ấy. Nhưng sau này, ông phải trả giá đắt vì tiếp tục làm việc dưới quyền Martin.
Một nhân viên kỳ cựu ở Việt Nam, Josiah Bennett cũng được Martin che chở. Đó là một người mảnh như sợi chỉ, đã tỏ ra dũng cảm trong cuộc tiến công năm 1968 của cộng sản, hồi anh ta làm cố vấn ở tỉnh. Một số người biết anh cho rằng đại sứ không thích anh lắm, nhưng họ quên rằng Martin rất chú trọng đến quyền lợi riêng. Khi những người cộng sản chiếm được Trung Quốc cuối những năm 40, Bennett là một viên chức trẻ của bộ ngoại giao ở Trùng Khánh. Hoàn cảnh đó tạo cho anh trở thành người chống cộng kịch liệt. Không những Martin đánh giá cao thái độ ấy mà còn định khai thác tối đa khả năng của Bennett. Ông ta cho anh làm cố vấn chính trị, tức là người thứ ba trong bộ tham mưu của ông và ông ủy quyền cho anh duyệt lại nội dung và hình thức những báo cáo của sứ quán. Trong 18 tháng tiếp theo, Bennett làm tròn nhiệm vụ đúng như yêu cầu của Martin. Anh dành phần lớn thì giờ để sắp xếp lại những bản báo cáo về tội ác, đưa cho Martin gửi cho một số đại biểu quốc hội và cất giữ ở bộ ngoại giao, nơi ra chỉ thị cho chính phủ Nam Việt Nam. Anh cũng hiểu nhanh ý định của đại sứ. Đầu năm 1974, một viên chức ngoại giao trẻ định xin phép gửi về một bản báo cáo tố cáo tệ tham nhũng trongchính phủ Thiệu, Bennett phản đối vì, như anh viết trong lời giải thích: "Tôi không biết Hoa Thinh Đốn sẽ làm gì với tài liệu ấy, nhưng nó có thể rơi vào tay nhà báo Jack Anderson, ông này có thể cho đăng ngay không cần biết hậu quả".
Cơ quan khó điều khiển nhất sứ quán chắc chắn là cơ quan chịu trách nhiệm về báo chí, “hắc thú” của Martin. Sở thông tin Hoa Kỳ (USIS) đã cử nhân viên của mình sang Sài Gòn. Thủ trưởng cơ quan này là Alan Carter, không phải là người của Martin và hơn thế, không đồng ý với nhận định xấu xa về giới báo chí của đại sứ.
Vui vẻ không nói nửa miệng, khác với Martin, Carter tán thành việc tiếp xúc thật thà và trực tiếp với các báo và phản đối việc coi báo chí là kẻ thù. Nhanh chóng anh bị bỏ rơi, không được dự các buổi họp nội bộ do đại sứ chủ tọa, không được xem các điện gửi đến. Còn đại sứ thì ra lệnh tất cả các câu hỏi của giới báo chí, đều phải đưa cho John Hogan, một nhân viên kỳ cựu dưới thời đại sứ Bunker. Hogan được giữ lại làm việc vì đã tâng bốc những ý kiến của Martin. Chính Hogan - nghề chính là viết những bài hát - được giao nhiệm vụ thảo những bài đả kích cay độc của đại sứ chống giới báo chí.
Trong tất cả các nhân viên ở sứ quán, người nguy hiểm nhất đối với Martin là Tom Polgar, thủ trưởng của tôi. Ông có những nguồn tin độc lập và điều khiển một cơ quan mạnh và tự trị, không có gì để phải sợ bản thân đại sứ. Ông cho rằng chi nhánh CIA đã cung cấp những tin tức rất có lợi cho Martin và chính Martin nợ Polgar chứ không phải ngược lại.
Tuy vậy, trong các nhân viên cao cấp ở sứ quán, chính Polgar lại là người tỏ ra kính trọng và phục Martin nhất. Ông có những lập luận như đại sứ, cũng chống cộng và ham thích việc nghiên cứu, phân tích tin tức. Mặc dù hai người có nhiều điểm không giống nhau và có khi chống đối nhau nhưng cuối cùng, hai người trở thành hai con ngựa của một cỗ xe, rất hợp nhau.
Nhận xét đầu tiên của tôi đôi với Polgar vẫn còn in trong trí nhớ: Về hình thức, ông không phải là người có thể làm lu mờ tiếng tăm của đại sứ: bé, lùn, có dáng đi của một người bán thịt với những cánh tay lực lưỡng, ông giống như một đứa bé lớn quá khổ chứ không phải là "người giúp việc riêng cho đại sứ" như chức vụ của ông. (Tôi đã viết như thế trong cuốn sổ tay sau khi tôi gặp ông). Mặt tròn, xoa kem, mũi dày, đeo kính gọng to, vuông, tóc thưa dựng đứng trên vành tai như những cái gai. Khi vào phòng làm việc của ông, cái đầu tiên phải chú ý là cái bàn bằng gỗ sến rất rộng kê ở đầu gian, giống như một con rùa đang mơ màng.
Ở phòng này có đủ đồ đạc đành cho các vị thủ trưởng, một ghế xô pha, mấy ghế tựa kê rải rác. Trên tường, có một bức tranh đáng chú ý. Đó là bức phác họa một Việt cộng đâm ngọn giáo vào một con voi trong khi có một Việt cộng khác đang giơ cao một cái búa lớn định đập nát đầu con thú. Dưới bức tranh, có chú thích: "Cuộc tiến công cuối cùng của Việt cộng: pháo binh nặng". Một tượng trưng về sự châm biếm của Polgar.
Nhân vật kỳ cựu này không bao giờ tiếp cộng tác viên của mình ở cửa phòng làm việc. Người ta nói với tôi, thỉnh thoảng, có một người quan trọng đến thăm, ông lẳng lặng đi vào phòng, giơ tay ra, không nói một lời. Đối với chúng tôi, cuộc đón tiếp được qui định như một cuộc vũ ba lê và làm cho chúng tôi phải hiểu thứ bậc trên dưới. Thoạt tiên, vào phòng đợi, chờ mỏi mắt. Ở đây, có hai thư ký luôn luôn chế nhạo sự sốt ruột của chúng tôi. Sau đó mới được vào gặp thủ trưởng. Nhưng phải đứng khúm núm, cách xa bàn giấy, giống như một con rùa. Lão ta đang chúi đầu vào nghiên cứu một hồ sơ cực kỳ mỏng. Lão ngẩng mặt lên, nhìn anh bằng một ánh mắt ngờ vực. Lưng ghế tựa bao phủ lên vai tròn của lão như những cánh chim bằng da. Sau một lúc chờ đợi - buổi tiếp nào cũng diễn ra như thế - lão thở một cái lấy tay xoa mũi rồi lên giọng: "Ông muốn gì?". Những tiếng ấy được nói với giọng người Trung Âu (bắt chước đúng giọng nói của Kissinger) nhằm vào anh như một lời trách móc. Anh cố giải thích. Lão cắt lời anh: "Ồ, phải, tôi biết rồi, ồ, phải, tôi có nhớ”. Rồi lại ngừng. Mắt nhìn đăm đăm vào tập hồ sơ, lại thở, lại xoa mũi. Sau cùng lão đứng dậy. Mắt nhìn vào tập giấy cầm trong tay, lão đến chiếc ghế dài. Ngồi chắc chắn đâu đấy rồi lão mới ra hiệu cho anh ngồi xuống một ghế tựa thẳng đứng. Cuộc nói chuyện bắt đầu.
Tom Polgar sinh Ở Hunggari, trong những năm 20, gốc nông dân. Như nhiều người đồng hương của lão, lão thích ruộng đất. Nhưng vì là người Do Thái và nói giọng lơ lớ nên khi thấy bóng nước Đức của Hitler bắt đầu tỏa sang phía Đông, lão quyết định xây dựng tương lai ở nơi khác. Đầu những năm 30, trốn sang phương Tây và đi Mỹ. Trong những chuyến đi này, lão bập bẹ học nhiều thứ tiếng nhưng không thành thạo một thứ tiếng nào và không giấu được giọng Hunggari. Nhưng trong chiến tranh thế giới thứ hai, quân đội Mỹ tuyển tình báo viên, đã đồng ý chấp nhận Polgar vì nói được nhiều thứ tiếng. Nhập ngũ rồi, lão được đổi đến cơ quan tình báo Office of Strategic Service, được đào tạo để trở thành một nhân viên phản gián, được thả dù xuống sau hàng ngũ quân Đức, trong túi chỉ có một tấm thẻ đảng viên Đảng Nadi để tự vệ.
Sau chiến tranh, nhờ trẻ và hăng, Polgar leo rất nhanh trên bậc thang cấp bậc của cục tình báo Trung ương Mỹ CIA lúc ấy đang phát triển. Nhờ biết nhiều thứ tiếng, rất nhanh, lão được bổ nhiệm là người phó chính cho tướng Lucian Truscett, một vị anh hùng của chiến tranh thế giới thứ hai, trong những năm đầu của thập kỷ 50, trở thành giám đốc CIA ở Cộng hòa Liên bang Đức. Đây là một chi nhánh rất quan trọng, có tới 1000 nhân viên. Làm việc với Truscett, Polgar trổ hết tài năng tổ chức và nhờ đó, đã thành đạt một cách vẻ vang. Sau nhiệm kỳ ở Cộng hòa Liên bang Đức, lão nhận nhiều chức vụ khác, ở đâu cũng được cấp trên chú ý. Cuối những năm 60, Polgar được làm giám đốc CIA Ở Achentina. Ờ đây lão gặp một bước ngoặt tàn nhẫn và không ngờ. Một bọn người Mỹ ăn cướp máy bay, hạ cánh xuống sân bay Buenos Aires để lấy dầu. Người ta đề nghị Polgar thuyết phục chúng thả những con tin. Polgar kể lại với tôi việc ấy như sau: "Rất đơn giản. Những kẻ cướp máy bay bắt đầu nóng nực vì ở trong ấy không có máy điều hòa không khí. Tôi cho đem côca côla đến, trong đó tôi đã bỏ thuốc mê. Chúng uống xong, nằm lăn ra, thế là tôi lên máy bay, tước hết súng". Trước nhiều bạn đồng nghiệp và thủ trưởng, Polgar được coi là một anh hùng. Ít lâu sau, người ta cử lão đến một trong những nơi quan trọng và khó khăn nhất của CIA, đó là trùm CIA ở SàiGòn. Trước đó, lão chưa hề bước chân đến châu Á.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #14 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2010, 11:37:39 pm »

Do giọng nói và nguồn gốc nên Polgar lúc nào cũng cảm thấy xa lạ đối với các nhân viên CIA và lúc nào cũng phải tỏ ra hiểu biết nhiều về kiến thức cũng như trên thực tế. Theo lão, nhân cách của Kissinger đứng về một mặt nào đó, cũng quan trọng như chính sách của ông vì giọng nói và nguồn gốc của Kissinger cung cấp cho Polgar đủ chứng cớ để tỏ rõ rằng người nước ngoài có thể thành đạt trong giới thượng lưu của nền ngoại giao Hoa Kỳ.
Polgar lúc nào cũng giữ gìn, cố gắng tránh xa những người khác, có lẽ vẫn mặc cảm mình là người nước ngoài. Nhưng lại thoải mái với các đồng nghiệp dưới quyền vì họ không thể làm hại lão được. Còn ngoài ra, ít gần ai.
Do những đặc điểm riêng ấy, Polgar giao thiệp dễ dãi với những người Việt Nam. Trong xã hội Sài Gòn, những vị tướng và chính trị gia giữ chức vụ nổi tiếng chỉ có khoảng độ 12, 13 người. Polgar lấy làm thú vị đến chơi với họ. Có lẽ với giới này, lão được nể nang hơn là với những người Mỹ. Người Việt Nam cũng lấy làm hãnh diện được Polgar đến thăm. Nhưng có phải vì thế mà quyền lợi của Hoa Kỳ được bảo vệ tốt hơn không? Đó là một vấn đề khác. Đến thăm những người có thế lực ở Sài Gòn. không hiểu Polgar có phần nào giảm mất đầu óc nhận xét không, hay lại tin những điều họ nói. Ngay cả khi Polgar biết rằng họ chỉ nói vì lợi ích của họ mà thôi? Những bản báo cáo của Polgar gửi cho HoaThịnh Đốn về những nhân vật này, chưa bao giờ đúng tới mức như lão tưởng.
Cách đối xử của Polgar, cũng như tính châm biếm của lào đều nặng nề như nguồn gốc của lão. Có lần lão bỏ một buổi biểu diễn hài hước rẻ tiền; nếu có người dám phê bình và tỏ ra nghi ngờ ý kiến của lão thì lão thẳng tay bác bỏ. Polgal thường bảo chúng tôi, khi nói về những đại biểu tự do trong quốc hội. "Không bao giờ nên đấu với những con lợn. Chúng thấy thích thú trong cuộc đấu ấy nhưng còn các anh thì chỉ làm bẩn mình".
Nếu có thể tin được một trong những người đã cộng tác lâu với Polgar thì theo anh ta, Martin và Polgar bí mật ghét nhau cũng vì những nguyên nhân nói trên. Polgar là một người Hunggari di cư, về mặt xã hội, lẽ đương nhiên là ghét cái mà Martin đại diện. Còn Martin luôn luôn tỏ ra là con người quí tộc miền Nam nước Mỹ, có vẻ khinh bỉ Polgar về nguồn gốc và tham vọng của lão. Martin một hôm nói với tôi: "Sai lầm lớn nhất của Polgar là sự kiêu căng quá đáng của anh ta". Không còn nghi ngờ gì Polgar cũng có một nhận xét như thế đối với Martin.
Tuy vậy, Polgar cũng phục Martin về nhiều tài năng của ông này - nhất là về nghệ thuật viết và nói văn hoa. Polgar vốn thường dùng lời nói như một vũ khí, một cái mộc, đã khen ngợi đại sứ là người khéo chơi chữ hơn ai hết.
Trong những buổi họp vào chiều thứ năm, Polgar thường thích thú đọc to những bức điện của đại sứ. Đọc xong những câu lão cho là hay nhất, lão bình luận: con người này là một khẩu súng. Một khẩu súng!"
Polgar làm việc đúng như điều người ta dạy lão. Được đào tạo làm phản gián cho nên lão quan niệm hoạt động chính trị nghĩa là sử dụng tin tức và con người. Việc đó lão làm rất thoải mái, tự nhiên. Nhưng cũng như nhiều tay tình báo chuyên nghiệp khác,lão có vé quá thuộc những bài học. Tài năng trở thành bản năng và do những nhân viên của Martin thúc đẩy nên lão dã sử dụng tài năng của mình đối với bất kể mục tiêu nào, dù đó là HoaThịnh Đơn, Hà Nội hay Sài Gòn.
Mấy tháng trước khi Sài Gòn thất thủ, trong khi sứ quán cố gắng xin quốc hội chuẩn y một viện trợ bổ sung, một trong những cộng tác viên của Polgar gửi cho lão một bức thư, trong đó anh ta phàn nàn về giọng văn ngày càng gay gắt của những bản báo cáo của CIA trái với ý định tốt của chúng tôi là cung cấp cho Martin tài liệu tuyên truyền mà đại sứ cần dùng để gây ảnh hưởng trong cuộc bỏ phiếu của quốc hội. Polgar thảo một thư trả lời tỏ rõ quan điểm của lão về trách nhiệm: "Tôi đã biết lời phê phán của ông và muốn nói rõ thêm để tránh mọi sự hiểu lầm có thể xảy ra đối với tôi là giám đốc chi nhánh. Tôi chỉ huy một trong những cơ quan của tòa đại sứ Mỹ ở Sài Gòn. Đại sứ là người đứng đầu phái bộ và theo ý kiến của tổng thống Kennedy và những tổng thống khácnối tiếp sau, đại sứ phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của Mỹ ở nước này. Nếu đại sứ, dù là ông Martin hay ông khác, bảo tôi cung cấp cái gì, tôi cố gắng thỏa mãn với ông điều kiện là cái đó không có gì là không hợp pháp và không ảnh hưởng đến trách nhiệm của tôi".Theo Polgar, không một ai trong chúng ta được vượt quá mức mà chính sách, sự liêm khiết, sự biết điều và phần nào sự khôn ngoan đòi hỏi. Về phần tôi, tôi không tán thành ý kiến giấu giếm sự thật viện cớ rằng sự thật có thể bác bỏ một số nhận xét của chúng ta. Sự thật đôi lúc có thể gây ra tranh cãi không thể buộc chúng ta không cung cấp nó.
Nhận xét ngắn này tóm tắt tất cả triết lý về nghề nghiệp của Polgar và nhiều quan chức cao cấp của CIA. Không phải đơn thuần là một người thu lượm tin mà là người tìm cách thuyết phục và hành động, cố gắng gây ảnh hưởng đối với những người có quyền quyết định, dù họ là những ủy viên Bộ chính trị của Hà Nội hay là những người to tiếng nhất trong quốc hội ở Hoa Thịnh Đốn. Đó là kết quả lôgic kinh nghiệm của Polgar về những cuộc chiến tranh dù lạnh hay không, trong ba thập kỷ qua, đồng thời đó cũng là một triết lý được Martin tán thành hoàn toàn.
Quá khứ và nguồn gốc của Polgar cũng giữ một vị trí trong tác phong làm việc của lão ở Việt Nam. Mặc dù chống cộng kịch liệt, lão cũng nhớ đến Tổ quốc quê hương. Lúc phái đoàn Hunggari trong đoàn quốc tế kiểm soát quân sự đến Sài Gòn, Polgar chú ý ngay đến phái đoàn này, như nghe tiếng gọi của dòng máu.
Mới đầu, người ta ra lệnh ngay cho lão tiếp xúc với những người Hunggari. Theo một qui tắc ngoại giao, tổng thống Thiệu chưa bao giờ công nhận đại sứ Hunggari trong Đoàn đại biểu quốc tế. Martin cũng từ chối không cộng tác với phái đoàn, mà để cho Polgar tiếp xúc, làm việc.
Người Hunggari có vẻ mừng. Họ biết rõ Polgar là giám đốc chi nhánh CIA và họ quyết định khai thác triệt để mối liên hệ đặc biệt ấy, kể cả những tin tức của Mỹ. Một năm sau ngày ngừng bắn, họ cử sang Sài Gòn nhiều cán bộ đặc biệt dưới quyền điều khiển của Anton Tolgyes. Bề ngoài lấy danh nghĩa là cố vấn chính trị của phái đoàn, thực tế, Tolgyes, 52 tuổi , là sĩ quan tình báo xuất sắc. Là người Do Thái Hunggari, ông gia nhập Đảng Cộng sản. Ở Sài Gòn, ông có nhiệm vụ chính là tranh thủ được trùm CIA.
Theo một nhận định phổ biến trong những cơ quan tình báo, những người Đông Âu di cư thường là những người nhớ quê hương nhiều nhất, đặc biệt hay xúc động trước những lời kêu gọi của tổ  tiên. Tolgyes biết rõ điều đó và ông đã lôi kéo Polgar. Thỉnh thoảng ông mời Polgar đi chơi, đi uống, trao đổi kỷ niệm vế nước Hunggari thời xưa. Nhờ đó, dần dần, ông khám phá được nhược điểm của Polgar đằng sau tấm áo cứng rắn: đó là tính kiêu căng mà ông có thể khai thác triệt để một cách bền bỉ và khéo léo làm cho Polgar tin rằng lão và Kissinger, nhờ quan điểm và quyền lợi giống nhau, có thể giải thích được vấn đề Việt Nam không vui này.
Ở bộ tổng tham mưu CIA, những chuyên gia về vấn đề Liên Xô rất cảnh giác đối với Tolgyes, đã báo cho Polgar biết phải cẩn thận. Nhưng hình như Polgar đã quên mất cả ý nghĩa của việc dè chừng. Hoặc là lão không tin rằng một người Hunggari lại định đánh lừa lão. Hay là Polgar tưởng mình cao tay hơn, có thể đánh thắng Tolgyes trong trò chơi của ông. Dù sao, tháng này qua tháng khác, quan hệ giữa Polgar và những người Hunggari ngày càng chặt chẽ. Một mối tình hữu nghị đã ngăn cản Polgar dự đoán nhưng sự kiện sẽ xảy ra.
Những cuộc giao thiệp giữa tôi với Polgar cũng xoay quanh vấn đề cá tính và nguồn gốc lão ta. Đúng hay sai, lão đều cho rằng tôi cũng có khả năng sử dụng lời nói như đại sứ. Có thể lão coi tôi là một cái đệm trong quan hệ giữa lão với Martin. Dù sao, tôi cũng là người miền Nam nước Mỹ quê ở Carolina Bắc, như đại sứ, cùng nói một giọng giống nhau. Tôi còn là bạn thân với con gái của Martin và có một kiểu cơ hội chủ nghĩa như ông. Một hôm Janet Martin thổ lộ rằng tôi làm cho cô ta nhớ đến bố, tôi cho lời tâm sự ấy là một lời khen cực kỳ.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #15 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2010, 11:38:42 pm »

Cương vị của tôi đối với Polgar được qui định đầu tháng 8/1973. Ted Shackley, trùm chi nhánh CIA Sài Gòn trước Polgar, nay trở thành thủ trưởng của Polgar vì được bổ nhiệm làm giám đốc ở Viễn Đông. Ông đến kiểm tra Sài Gòn. Từ lâu, Shackley được coi là người vừa đáng sợ, vừa đáng yêu vì ông có xu hướng viết rất cẩn thận, đúng như một máy tính và cách lập luận của ông làm cho  người ta tưởng ông sâu sắc. Thực tế ông không được như vậy.
Tôi đã làm việc dưới quyền ông trong nhiệm kỳ trước đó ở Sài Gòn, tôi biết rõ ý thích của ông. Do đó, khi người ta bảo tôi báo cáo với ông thì tôi bắt chước ông, dùng nhiều sơ đồ đường cong và những câu văn hay điểm thêm những thống kê. Polgar xúc động đến mức quyết định dùng tôi ngay và phân công tôi chịu trách nhiệm về việc tổng hợp tin.
Trong 18 tháng sau khi ngừng bắn, chính tôi đã viết tất cả những bản báo cáo công tác của Polgar (hai bản ông ta viết lấy đều bị bộ tổng tham mưu CIA vứt bỏ) và hầu hết những bàn thông báo riêng của ông gửi Hoa Thịnh Đốn. Người ta cũng giao cho tôi chịu trách nhiệm về một trong những hoạt động tình báo khó khăn của CIA ở Bắc Việt Nam. Và tôi có toàn quyền hỏi cung tù binh, những kẻ đảo ngũ, những nhân viên tình báo để góp phần vào việc tìm hiểu thấu đáo hơn ý đồ của Bắc Việt Nam. Tôi là người phát ngôn, cái bóng và cái chắn gió cho Polgar, là một trong ba, bốn cộng tác viên mà Polgar có quan hệ mật thiết nhất. Một số đồng nghiệp tưởng tôi trở thành con nuôi của ông ta.
Ê kíp nhỏ những người phân tích tin, trong đó có tôi dần dần thay đổi, và công việc của tôi cũng khác đi, có tầm quan trọng hơn. Một số bạn đồng nghiệp năng suất kém được trả về Hoa Kỳ và Polgar bắt đầu lựa chọn, tuyển những người thay, theo đúng sự đòi hỏi của nghề nghiệp. Người được bổ nhiệm đầu tiên là bà Pat Johnson, một phụ nữ tóc hung, vợ một quan chức cao cấp trong chi nhánh. Không phải là người biết phân tích, cũng không phải là chuyên gia về Việt Nam, Pat có một nghề chuyên môn làm cho Polgar phải chú trọng. Là nhân viên CIA 20 năm nay, bà ta biết mọi cái về cóng tác phản gián. Đối với Polgar, đó là một mưu sĩ.
Thoạt tiên, Pat và tôi không hiểu nhau. Theo tôi, bà ta quá bảo thủ. Còn bà, xoi mói công việc của tôi hơi nhiều. Tuy vậy, bà có một đức tính giúp ích rất nhiều cho cả hai chúng tôi: lòng  chính trực không lay chuyển. Những lời trách mắng, phê phán của bà làm tôi luôn nhớ đâu là sự thật và tính ngay thắng, trong khi đó, càng ngày tôi càng bị thu hút vào luồng gió cuốn của đại sứ Martin.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #16 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2010, 11:39:45 pm »

SỐNG NHỜ VIỆN TRỢ

Lúc Quốc hội Mỹ bỏ phiếu đình chỉ ném bom Campuchia, giữa mùa hè 1973, thì Thiệu không hiểu nổi cái gì đã và sẽ xảy ra.
Mấy ngày sau phi vụ B.52 cuối cùng, một vị khách đến an ủi Thiệu, đó là Sir Robert Thompson, một chuyên gia kỳ cựu chống cách mạng của nước Anh, đước Nhà Trắng cử đến Sài Gòn. Không úp mở, ông khẳng định với Thiệu rằng Nixon sẽ tìm cách thay đổi quyết định của Quốc hội về việc đình chỉ ném bom.
Tin tưởng, một lần nữa, Thiệu quyết định, tỏ rõ cho người Mỹ biết ông là người xứng đáng được Hoa Kỳ hậu thuẫn. Mùa Hè sắp đến. Thiệu cho mở nhiều cuộc hành quân rộng rãi để đuổi những đơn vị Bắc Việt Nam ra khỏi căn cứ của họ ở vùng đồng bằng và dọc biên giới Campuchia, phía Bắc Sài Gòn.
Nhưng mục đích chính của cuộc hành quân ấy là xóa bỏ những mối nghi ngờ mà người Mỹ có thể có đối với khả năng của ông ta.
Trước sự lấn chiếm vùng giải phóng một cách trái phép của quân đội Sài Gòn, vi phạm những qui định của hiệp định Paris về Việt Nam, Hà Nội quyết định mở những cuộc tiến công một cách khôn khéo. Trong mấy tháng sau, quân Bắc Việt Nam không đánh quân Nam Việt Nam mà nhằm tiến vào những vùng yếu nhất, có nhiều quyền lợi tài chính. Đánh chớp nhoáng, đánh chiến thuật để làm yếu nền kinh tế và gây hoang mang trong những  người định bỏ vốn ra kinh doanh. Ngày 6 tháng 11, sau quyết định trên ít lâu, khoảng một sư đoàn quân đội Bắc Việt Nam mở cuộc hành quân chiến thuật đầu tiên, tiêu diệt ba vị trí tiền tiêu ở phía Tây Bắc Sài Gòn. Nixon có cho máy bay B.52 ném bom không? Lệnh cấm ném bom có được duy trì không? Hai mươi bốn giờ sau ai cũng biết.
Có sự trùng hợp là lúc ấy quốc hội Mỹ đang tranh luận gay gắt về việc hạn chế quyền của tổng thống sử dụng lực lượng quân sự. Ngày 7 tháng 11, hạ nghị viện cũng như thượng nghị viện đều bác bỏ phủ quyết của tổng thống và thông qua luật đặc biệt nói rõ những hạn chế. Luật về quyền trong thời chiến nói rõ rằng: không được quốc hội chuẩn y thì tổng thống không được cho lực lượng Hoa Kỳ tham chiến quá 60 ngày. Người Bắc Việt Nam biết rất rõ quyết định này và chính sách bất lực của Nixon.
Trong khi đó, các cơ quan tình báo Mỹ theo dõi chặt chẽ những người chịu trách nhiệm chính trị của Hà Nội. Trong một hay hai tuần sau khi họ mở cuộc tiến công chiến thuật, chúng tôi nhận được hàng lô báo cáo của nhân viên. Những người này đều nói rằng quân đội Bắc Việt Nam ở miền Nam không thể nhận được đủ vũ khí đạn dược trong sáu tháng tới để có thể mở một cuộc tổng tiến công trên khắp nước.
Tuy chỉ là thắng lợi vừa phải, nhưng cuộc tiến công chiến thuật đã nhằm đúng gót chân Achille của Sài Gòn, đó là nền kinh tế. Trong những tháng sau ngừng bắn, trên thị trường Nam Việt Nam, giá cả tăng 65%, số người thất nghiệp tăng lên vùn vụt, sau khi người lính Mỹ cuối cùng ra đi. Viện trợ kinh tế của Hoa Thịnh Đốn giảm nhiều do lạm phát trên thế giới. Điều bi đát sắp tới nữa là do chiến tranh ở Trung Đông, do cấm vận dầu lửa nên giá vàng đen của các nước A rập tăng gấp bốn lần. Điều làm phức tạp thêm vấn đề là viện trợ quân sự của Mỹ cho Sài Gòn giảm đi. Cuối tháng 12, tướng Murray, tùy viên quân sự ở Sài Gòn, được Lầu  Năm Góc báo là quốc hội đã hạ số tiền viện trợ mới đây cho chính phủ Sài Gòn xuống còn khoảng một tỷ đôla, nghĩa là ít hơn nhiều với số tiền xin.
Thất vọng, Murray đề nghị Martin cho phép cho người Nam Việt Nam biết việc giảm bớt viện trợ để cho họ tiết kiệm hơn, Martin phản đối, ông sợ rằng lời thú nhận ấy sẽ làm nản lòng Thiệu và các tướng lĩnh của hắn và giảm sút quyền lực chính trị của ông đối với bọn họ.
Trong khi Sài Gòn ngày càng lún sâu vào Cuộc khủng hoảng tài chính thì Nhà Trắng và Bộ Ngoại giao lại lo những vấn đề rất chung. Tháng 9, giữa làn sóng ngầm Watergate, Kissinger thắng William Rogers và làm bộ trưởng ngoại giao. Tháng sau, chiến tranh ở Trung Đông tái diễn, Kissinger bận túi bụi trong một cuộc khủng hoảng lớn. Mặc dầu ông làm cho hai bên đi đến chỗ ngừng bắn nhưng còn phải dàn xếp, mở những cuộc thương lượng tiếp theo để tránh một cuộc cấm vận dầu lừa A rập. Trong hoàn cảnh ấy, vấn đề Việt Nam có vẻ chỉ là một cốc bia nhạt.
Nhưng về phía mình, Graham Martin không để yên, ông liên tiếp gọi dây nói cho Hoa Thịnh Đốn. Ông kêu cứu, đòi phải giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính ở Sài Gòn. Đặc biệt, ông nêu ý kiến Hoa Kỳ nhờ nước Pháp giúp đỡ, có thể đi đến ngừng bắn ở Campuchia bằng cách khôi phục lại cựu hoàng đế Norodom Sihanouk đang tị nạn ở Bắc Kinh sẽ bắt buộc phải giúp đỡ Campuchia, nhờ đó, ngân sách Mỹ dành cho nước này sẽ được chuyển sang Nam Việt Nam.
Kissinger không đồng ý. Ông ta ghét Sihanouk, sợ rằng nếu giảm viện trợ cho người cai trị Campuchia lúc này là LonNol thì sẽ bị thế giới hiểu lầm đó là một dấu hiệu yếu đuối của Mỹ.
Martin đề nghị mở những cuộc thương lượng mới với Bắc Việt Nam để chấm dứt những cuộc đụng độ ngay trong việc ngừng bắn,  Kissinger tán thành ý kiến đơn giản này . Ngày 20 tháng 12. ông bay đi Paris, có Martin đi theo để mở những cuộc đàm phán bị mật với đối thủ cũ, ông Lê Đức Thọ. Kissinger bỏ ra hai ngày đêm trình bày với ông Lê Đức Thọ rằng tình hình hiện nay đang bế tắc, hai bên phải tìm một thỏa hiệp thì có lợi hơn, không những phải định rõ những vùng do mỗi bên kiểm soát ở miền Nam, mà còn phải thành lập ủy ban bầu cử ba bên như hiệp định Paris qui định.
Ông Lê Đức Thọ lắng nghe, nhưng từ chối không cam kết điều gì vì việc đó vượt quyền ông.
Sự vững vàng của ông Lê Đức Thọ không làm nguội lạnh sự phấn khởi của Martin. Đại sứ cho rằng một hiệp định kiểu như thế rất cần thiết để cứu vãn sự sống còn của chế độ Sài Gòn đã bị Mỹ giảm viện trợ. Do đó, trong những tuần và tháng sau đó, ông cố thuyết phục Nam Việt Nam nhượng bộ trên cơ sở những đề nghị của Kissinger với Bộ Chính trị Hà Nội.
Ảnh: Martin, Ford, Weyand, Kissinger tại phòng bầu dục Nhà Trắng ngày 25 tháng 3 năm 1975
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Chín, 2010, 07:42:02 pm gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #17 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2010, 11:40:29 pm »

Đồng thời, được Nhà Trắng cho phép và nhờ những người Ba Lan làm trung gian, ông nói với người Bắc Việt Nam nghiên cứu lại những đề nghị trên. Ông cũng đến thăm đều đặn các phái đoàn Ba Lan và Hunggari trong ủy ban quốc tế hy vọng sẽ ủng hộ những dự kiến của ông. Do mối quan hệ hữu nghị giữa Polgar và người Hunggari, nên Polgar được giao nhiệm vụ trao công hàm đại sứ. Tình hình ở miền Nam Việt Nam vẫn đứng tại chỗ, giải pháp duy nhất tốt là cộng sản ngừng gây sức ép.
Suốt mùa Đông, Martin cũng nói về việc uy hiếp quân sự để giành cảm tình của quốc hội. Luôn luôn, ông nhắc nhở Hoa Thịnh Đốn rằng Hà Nội có ý định xâm chiếm. Ông khuyến khích Murray và Polgar nhấn mạnh những điều kể trên trong báo cáo của họ, việc này không dễ, vì những tin tức gần nhất cho biết rất rõ là chiến dịch những trận đánh chiến thuật chỉ có tính chất hạn chế. Những con diều hâu ở bộ phận tình báo phái bộ quân sự bỏ qua tin tức này và viết theo điều mong mỏi của Martin. Mới đầu,  Polgar có vẻ cũng định làm như thế. Nhưng sau đó, theo những lời khuyên trong những cuộc gặp mặt với Ủy ban quốc tế kiểm soát, Polgar đã thôi. Ủy ban đã gây cho Polgar niềm tin rằng không có một cuộc tiến công lớn nào trong năm 1974. Những bản báo cáo của CIA đều được thảo ra theo tinh thần đó.
Nhưng những nhận định như vậy của CIA trái lại với mục tiêu của Martin. Để ngăn ngừa Polgar và chúng tôi có quan hệ với giới báo chí Mỹ, ông quyết định chỉ để người con đỡ đầu của ông là Al Francis, làm người phát ngôn duy nhất với các nhà báo. Francis làm việc này có hiệu quả. Anh đã làm cho nhiều nhà báo tin rằng quân đội Bắc Việt Nam sớm muộn sẽ mở một cuộc tiến công lớn. Al Francis cũng tìm cách bịt hết tin về sự ôn hòa của những người cộng sản, hay sự hiếu chiến của quân đội Nam Việt Nam, không cho lọt ra ngoài.
Mặc dù vậy, những sự thật khác với “sự thật" của đại sứ thỉnh thoảng vẫn được đăng trên báo chí Mỹ. Đầu tháng 1, có một loạt bài lấy nguồn tin không phải của sứ quán, phản đối những nhận định của Martin về nền an ninh và nhu cầu vũ khí của quân đội Nam Việt Nam. Martin ra lệnh mở ngay cuộc điều tra để tìm thủ phạm. Đại tá Al Weidhas, một sĩ quan tình báo của Murray được giao làm nhiệm vụ này.
Là người nhận định phân tích chiến lược chủ yếu ở chi nhánh Sài Gòn, tôi là một mục tiêu lý tưởng của Weidhas và ê kíp của anh ta. Nhưng thật là mỉa mai, nhờ giới báo chí tôi mới biết việc này. Trong một cuộc điều tra Weldhas gọi George Mc. Arthur, phóng viên báo Los Angeles Times đến và hỏi ngay có phải tôi đã đưa ra ngoài nguồn tin mới ấy không, Mc. Arthur trả lời không phải. Đúng như vậy. Rồi anh gọi dây nói đến văn phòng đại sứ, phản đối. Bạn tôi là Ken Moorefield, người giúp việc Martin, nghe dây nói và báo ngay cho tôi biết, không nói gì với ai. Khi biết Moorefield làm việc này, Martin tức giận đến điên người. Ít lâu  sau, ông cử Moorefield làm một công việc mới và từ đó anh này không còn được Martin tin cẩn nữa.
Cuối cùng, sau những ngày dò la khắp nơi, Weldhas đã tìm ra thủ phạm, đó là Dick Peters, một cộng tác viên gần gũi của Martin, được đại sứ rất tin cậy. Peters có thói xấu là nói quá nhiều khi đánh golf với Mc. Arthur.
Weidhas cho một nhân viên đem theo một máy thu thanh cực mạnh theo dõi Peters. Tất cả lời nói của Peters đều được thu lại, kể cả những lời nói đùa, nói tục, chuyển về cho Martin. Mấy tuần sau, Peters phải đổi đến lãnh sự quán Biên Hòa, xa những nơi ra quyết định.
Không những ngăn ngừa không cho tin tức lộ khỏi nguồn, Martin còn trách cứ giới báo chí nữa. Đầu tháng 2, báo New York Times đăng một bài lên án Hoa Kỳ vi phạm tinh thần hiệp định, vì đã viện trợ kỹ thuật quá nhiều cho Sài Gòn, Martin gọi điện về Hoa Thịnh Đốn vu cáo nhà báo viết bài ấy là người phát ngôn của Hà Nội. Trước đó, ông đã cấm sứ quán tiếp xúc với các báo Times và Washington Post.
Martin còn gây sự với nhiều nghị sĩ quốc hội có thế lực. Một trong những vị đó là thượng nghị sĩ Edward Kennedy, người công khai phản đối việc viện trợ bổ sung cho Sài Gòn. Tháng 2, lúc Kennedy chất vấn bộ ngoại giao rằng tăng thêm viện trợ có nghĩa là có sự cam kết mới với Thiệu phải không, thì Martin nói với các đồng nghiệp ở Hoa Thịnh Đốn: sẽ là điên rồ mới trả lời đúng và hợp lý cho viên thượng nghị sĩ ấy.
Cuộc va chạm đáng nhớ nhất giữa đại sứ với phe đối lập không phải là với một nghị sĩ, một nhà báo mà với một linh mục, cha William Webber ở nhà dòng thần học New York. Ông đến Sài Gòn hồi tháng 2, với một nhóm người, phần lớn là chống Thiệu. Webber tránh không đến sứ quán trong một tuần rưỡi ở Sài Gòn. Nhưng trước khi về nước, ông đã đến nói chuyện với Martin. Trong cuộc thảo luận mà Martin cho thu thanh, đại sứ đề nghị  Webber tiếp xúc với những bạn ông ở phía cộng sản và can thiệp để chấm dứt đổ máu. Đại sứ cho Webber biết số máy của Đoàn đại biểu Chính phú Cách mạng lâm thời trong ủy ban kiểm soát quân sự ở Tân Sơn Nhất. Webber vốn đã không tin Martin, lại thấy đại sứ có thể nghĩ rằng ông có một ảnh hưởng nào đối với những người cộng sản nên ông cho đó là một sự láo xược và từ chối không gọi dây nói. Hôm sau, ông giải thích với đại sứ: số dây nói ấy không đúng.
Mấy tuần sau, khoảng một  trăm trẻ con bị giết chết trong một trận máy bay Mỹ ném bom xuống một tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long. Martin gửi cho Webber, lúc bấy giờ đã về Mỹ, những bức ảnh chụp một số em cụt chân, cụt tay kèm theo một thư viết: "Không ai có thể nói chắc rằng nếu ông can thiệp thì những trẻ em này sẽ được cứu sống. Nhưng ông sẽ phải sống quãng đời còn lại với sự hối hận ám ảnh. Những trẻ em này, đáng lẽ còn sống, không bị cụt chân, cụt tay nếu ông không quyết định là không gọi dây nói!".
Đầu tháng 2, tướng Murray đã hiểu rằng những trò bi kịch ấy không có giá trị làm thay đổi ý kiến của quốc hội. Mặc dù có sự phản đối của đại sứ, ông quyết định báo gấp cho người Nam Việt Nam biết cần phải thắt lưng lại.
Các tướng lĩnh Sài Gòn biết rõ rằng nhu cầu của họ về dụng cụ chiến tranh chưa cấp bách như Murray tưởng. Nhưng đáng lẽ nói thật hay đẩy lùi tham nhũng đang hoành hành, gặm dần dự trữ, họ quyết định nghe theo lời tướng Murray và ra lệnh cho bộ binh thực hiện trước.
Trong những tháng sau, họ ra lệnh càng phải hạn chế hơn việc sử dụng súng ống, đạn dược. Những quyết định ấy làm tê liệt gần như toàn bộ quân đội. Cả bốn quân khu đều hạn chế như nhau, không còn kể đến sự khác nhau và không còn kể đến tầm quan trọng của những cuộc đụng độ đang xảy ra. Những cuộc ném  bom và bắn phá tiêu hao phải chọn những mục tiêu cụ thể rõ ràng. Gần một phần năm lực lượng không quân Nam Việt Nam phải nằm dí ở dưới đất.
Trong khi đó, Thiệu thấy rõ Martin ngày càng có xu hướng thương lượng nên quyết định lúc này cần củng cố địa vi chính trị của mình. Giữa tháng 2, ngay lúc phải thực hiện việc hạn chế súng ống, đạn dược, lương thực, Thiệu ra lệnh cho bộ chỉ huy tối cao của ông ta mở một cuộc hành quân mới, tốn kém, để giành lại đất và mở rộng thêm quyền hành của chính phủ ở phía Nam miền Nam.
Mấy tuần sau, Thiệu lại tìm ra một cớ mới để nâng cao quyền lực.Vị trí tiền tiêu nhỏ, Tống Lê Chân, ở phía Bắc Sài Gòn, bị quân dội Bắc Việt Nam bao vây hơn một năm nay, Thiệu cố giữ vì kiêu ngạo chứ không phải thực sự vì tính tiêu biểu của vị trí đó. Nay Thiệu cho rằng để vị trí ấy ra vào tay cộng sản thì sẽ rất có ích. Hắn hy vọng sẽ khơi được mối lo ngại, kéo được tình cảm của Hoa Kỳ và nhiều nước khác, đồng thời có thể nhân đó hợp lý hóa cuộc phản công mà hắn định tiến hành chống Chính phủ Cách mạng lâm thời. Và cũng có thể, hắn kêu gọi được quốc hội Mỹ ủng hộ hắn. Hai trăm quân đang giữ vị trí được báo tin bằng radio. Ngày 11 tháng 4, chúng bỏ chạy tán loạn với 62 tên bị thương.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #18 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2010, 11:41:30 pm »

Hôm sau, chính quyền Sài Gòn nói ầm lên rằng vị trí Tống Lê Chân bị một biển quân đội Bắc Việt Nam tràn ngập và vị trí đã bị san bằng. Rồi Thiệu, theo đúng những lời của bộ ngoại giao Mỹ, phản ứng về chính trị. Từ lâu, ông ta từ chối không họp tay đôi với Chính phủ Cách mạng lâm thời ở Paris, nay bãi bỏ luôn những quyền lợi dành cho đại biểu của họ ở sân bay Tân Sơn Nhất đã được hiệp định bảo đảm. Cắt dây nói, bỏ những cuộc họp báo, bỏ những chuyến bay hàng tuần đi Lộc Ninh, ở phía Bắc Sài Gòn, nơi đóng trụ sở của Chính phủ Cách mạng lâm thời.
Nhờ những báo cáo của các cơ quan tình báo, sứ quán biết ngay trò hề này từ lâu. Nhưng Martin cũng như Thiệu, một đồng một cốt,  hy vọng có thể làm quốc hội Mỹ xúc động. Ông cũng bóp méo sự thật trong tất cả các báo cáo, trừ bản gửi về Hoa Thịnh Đốn. Thành công của Thiệu vượt quá điều mong muốn của ông ta. Để phản đối, Chính phủ cách mạng lâm thời không tham gia ủy ban quân sự hỗn hợp Sài Gòn nữa và được sự đồng ý của Hà Nội, thôi không dự cuộc đàm phán về số phận những binh lính Mỹ mất tích. Họ tẩy chay cuộc thảo luận này cho đến ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh.
Đầu tháng 3, cân nhắc mọi nhân tố rồi, các nhà quân sự Hà Nội thống nhất quyết định mở những cuộc tiến công chiến lược. Lực lượng cộng sản không những tiếp tục phá hoại các cơ sở kinh tế miền Nam (đường sá, kho tàng, căn cứ không quân) mà còn đánh chiếm lại đất bị mất từ ngày ngừng bắn.
Ít lâu sau, trong khi Thiệu chuẩn bị bỏ vị trí Tống Lê Chân, thì quân đội Bắc Việt Nam bắt đầu thực hiện ý đồ của họ. Một sư đoàn tiến công những vùng biên giới phía Tây và Tây Bắc Sài Gòn, trong khi đó, những đơn vị khác hành quân làm cho sư đoàn 18 của Thiệu phải đóng nguyên tại chỗ, ở phía Đông Sài Gòn. Một sư đoàn khác hành quân sâu vào nội địa khu tam giác sắt, một vùng rừng rậm ở phía Bắc Sài Gòn để bẻ gãy những cuộc tảo thanh của quân đội miền Nam. Một lần nữa, chiến tranh lại diễn ra.
Những cuộc đụng độ càng mở rộng thì tướng Murray càng tỏ ra chán nản. Ông không còn tin ở sự sống còn của chế độ Sài Gòn nữa. Ông chắc chắn rằng giảm viện trợ nữa về tài chính, về dụng cụ chiến tranh thì sẽ là đòn quyết định đối với Nam Việt Nam. Do đó, đầu tháng 6, khi Lầu Năm Góc cho ông biết rằng năm sau, quốc hội sẽ giảm ngân sách viện trợ cho Nam Việt Nam, ông phản ứng lại như người đã nhìn thấy sự đổ vỡ. Trong một điện gửi đầu Năm Góc, ông giải thích là: nếu số tiền viện trợ giảm xuống dưới một tỷ đôla, thí dụ như chỉ còn 700 triệu, thì Nam Việt Nam chỉ còn đủ khả năng bảo vệ một phần lãnh thổ thôi, nếu  giảm xuống nữa thì có nghĩa là xóa tên nước Việt Nam Cộng hòa và cho nó vào sổ lãi, lỗ. Giải pháp duy nhất đối với chính phủ Nam Việt Nam chỉ còn là bám lấy Sài Gòn và vùng đồng bằng".
Dự đoán lạ lùng! Thật vậy, không có ai trong giới lân cận Murray hay ở Hoa Thịnh Đốn có thể biết rõ dự trữ chiến lược của Nam Việt Nam. Nhưng Murray kiên trì khẳng định rằng không có viện trợ quân sự, ít nhất là một tỷ đôla thì Nam Việt Nam chỉ còn là một cái bóng của họ.
Tháng 6 và tháng 7, Murray và nhiều sĩ quan tham mưu của tổng chỉ huy hạm đội Thái Bình Dương, đô đốc Gayler, tổ chức ở Honolulu một hội nghị vạch rõ luận điểm này bằng những bản đồ và sơ đồ. Martin rất thích thú được biết sự việc này. Tuy ông không quá bi quan như Murray, nhưng ông hy vọng đánh đu với tình hình, làm cho quốc hội có thể tăng thêm viện trợ cho Sài Gòn.
Dựa vào những tin tức Murray gửi đến, những sĩ quan chịu trách nhiệm ở Sài Gòn cũng tổ chức một cuộc nghiên cứu tương tự và cũng đi đến nhận định là phải bỏ đất đai nếu quốc hội Mỹ cắt viện trợ nữa. Thiệu không tin vào chuyện ấy. Nhưng, cũng như Martin, ông cho rằng đó cũng là một cách để làm cho quốc hội hiểu sự cần thiết phải tăng viện trợ tài chính cho Nam Việt Nam nếu không sẽ mất đất. Thiệu bảo tướng Viên đưa cho ông ta bản báo cáo của hội nghị Honolulu và đưa ra trình bày mỗi khi có một nghị sĩ quốc hội Mỹ nào đến Sài Gòn. ông ta buồn rầu nói với họ: Nếu quốc hội không sáng suốt thì đến như thế đấy!
Sự lố lăng của Thiệu làm một số cộng tác viên của ông ta khó chịu. Họ có cảm tưởng là Thiệu không biết rõ tương lai gì chờ ông ta, không hiểu rằng ông ta sẽ phải bỏ nhiều vùng đất đai quan trọng nữa. Họ có lý, theo một ý nghĩa nào đó, nhất là về điểm Thiệu bất lực không hiểu được sự trầm trọng của tình hình. Lo lắng về việc giảm viện trợ mới nhất, Thiệu không thấy rằng sợi  dây ràng buộc của Mỹ đã mong manh. Nhưng việc đó không hoàn toàn do lỗi của ông ta. Để cho Thiệu giữ được bình tĩnh và can đảm, nhấn viên sứ quán tiếp tục gặp Thiệu và nói với ông ta rằng vẫn còn có thể gây ảnh hưởng với quốc hội, và Nixon sẽ giải quyết được những việc bối rối về chính trị. Đầu tháng 6, trong một tiệc rượu, Polgar tuyên bố với một nhóm quan chức chính phủ Nam Việt Nam: cái bí nhất trong vụ Watergate đã qua!
Thường vào mùa Hè, Martin Ở Hoa Thịnh Đốn để cầu cứu viện trợ. Để bảo vệ quan điểm của mình, ông nhấn mạnh sự viện trợ của các nước trong phe cộng sản cho Hà Nội, khẳng định rằng nó lớn hơn nhiều so với viện trợ của Mỹ cho Sài Gòn. Để làm cho người ta hiểu một cách chắc chắn, ông phân phát cho các đại biểu quốc hội một bị vong lục do tôi thảo một mình theo ý ông. Bản tài liệu này căn cứ vào những tin tức tôi nhận được từ Bắc Việt Nam.
Trong khi Martin vật lộn ở phủ tổng thống thì Polgar và nhiều đồng nghiệp ở Bộ Ngoại giao cố thuyết phục các phái đoàn Ba Lan và Hunggari trong ủy ban kiểm soát ở Sài Gòn rằng chia lãnh thổ là có lợi cho mọi người. Về phần tôi, tôi nhận được lệnh là trình bày tình hình cho phái đoàn Hunggari, để qua họ, có thể cho Hà Nội biết rõ chúng tôi nắm được ý đồ của Bắc Việt Nam, Bắc Việt Nam phải ngừng ngay những cuộc hành quân.
Bản báo cáo ấy hết sức thật và nói thẳng. Tôi nhấn mạnh điểm chúng tôi đã biết được những quyết định gần đây nhất của Bắc Việt Nam và làm cho các thính giả ngạc nhiên bằng cách nêu rõ lực lượng của đôi bên đang giáp mặt nhau. Đó là loại tin mà Bắc Việt Nam có thể trả giá đắt để có. Như Martin mong muốn, thông điệp của chúng tôi gửi ủy ban quốc tế giám sát không phải là không được xem xét đến. Cuối tháng 7, đại diện Ba Lan và Hunggari báo cho chính phủ họ biết quân đội Nam Việt Nam đang thực hiện chiến dịch cắm cờ lấn đất để giành ưu thế. Người Bắc Việt Nam thì tích cực đối phó với những cuộc càn quét của  quân Nam Việt Nam và chuẩn bị cho những cuộc chiến đấu ác liệt trong những phút cuối cùng.
Martin không gặp may trước quốc hội. Cuối tháng 7, thượng nghị viện và hạ nghị viện thông qua luật qui định một tỷ đôla là mức tối đa về mọi chi phí quân sự ở Việt Nam trong 11 tháng tới. Ngày 5 tháng 8, Nixon ký luật này. Đó là một việc làm chính thức cuối cùng của tổng thống. Bốn ngày sau, ông xin từ chức. Tuy nhiên, cuộc tranh luận về viện trợ cho Việt Nam chưa chấm dứt. Chỉ một hay hai ngày sau khi Nixon ra đi, hạ nghị viện lại quyết định giảm số tiền viện trợ xuống chỉ còn 700 triệu đôla.
Giữa sự rối ren về ngân sách ấy, tổng thông mới của Hoa Kỳ Gerald Ford, gửi cho Thiệu một thư riêng, cam kết với hắn sự ủng hộ của Mỹ, và tỏ lòng tin tưởng vào chính sách Việt Nam của Kissinger. Thiệu phản ứng đúng như Martin mong muốn. Ông ta coi bức thư đó là một dấu hiệu chứng tỏ chính quyền mới ủng hộ mình. Tướng Murray coi bức thư ấy là một trò hề bi thám. Sau này, ông ta nói: một bức thư ngớ ngẩn phán đoán tương lai. Lại còn nêu tên Kissinger lên, một tác giả đạo đức của nền ngoại giao!
Là người ngay thẳng và dễ xúc động, tướng Murray nhanh chóng đi đến chỗ bi quan. Giữa tháng 8, ông trở nên cay đắng và không còn ảo tưởng gì nữa như ông thường nói. Sau đó thấy mình không có tên trong danh sách những người được đề bạt, ông quyết định rút lui khỏi quân đội. Biết rằng mình cũng chẳng mất gì, ông nói với Lầu Năm Góc rõ ý nghĩ của ông đối với việc giảm viện trợ và những biện pháp tiết kiệm. Trong một buổi trả lời phỏng vấn các nhà báo, cũng không được phép, ông khẳng định rằng Việt Nam buộc phải thay đạn dược bằng "tính mạng, xương và máu” và ông gọi những người chịu trách nhiệm về ngân sách là những con "rệp ngân khố.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #19 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2010, 11:42:28 pm »

Những lời tuyên bố của Murray làm Martin lúc bấy giờ ở Hoa Thịnh Đốn tức giận. Giám đốc cơ quan liên lạc Lầu Năm Góc điện cho Murray biết sự thật thà của ông không có lợi. Ông không hề bối rối. Sau khi tuyên bố với giới báo chí, ông quyết định nói với người biệt Nam. Ngày 16 tháng 8, trong buổi họp cuối cùng với bộ chỉ huy tối cao của Nam Việt Nam, Murray và một số sĩ quan Mỹ khác đề nghị họ bỏ một số đất đai và thực hiện chiến thuật củng cố để tiết kiệm dự trữ. Tướng Cao Văn Viên và những viên phó tướng của hắn trả lời rằng ý kiến ấy tốt về mặt quân sự, nhưng về mặt chính trị, không thể thực hiện được.
Trên đường trở về Mỹ, Murray dừng lại ở Honolulu và hội kiến ngắn với đô đốc Gayler. ông không giấu giếm sự thất vọng. Khi Gayler hỏi ông Mỹ nên thay đổi chính sách ở Việt Nam như thế nào, ông trả lời không đắn đo: Trước hết đuổi đại sứ về, sau đó giảm số máy bay của Nam Việt Nam xuống đến mức họ có thể bảo quản được và làm cho quốc hội hiểu được hậu quả của việc giảm viện trợ. Lúc ông sắp rời khỏi bộ tổng chỉ huy của Gayler, Murray nhận được dây nói của tướng Homer Smith, thay ông làm tùy viên quân sự ở Sài Gòn. Smith đang ở Honolulu để tìm hiểu về công việc mới của mình và bắt đầu thấy những chuyện kinh khủng đang chờ đợi. Ông nói với Murray: "Tôi đã nghiên cứu hai ngày, trời ơi, tôi cảm thấy như một con thỏ rừng trong ngày khai mạc mùa săn bắn".
Murray trả lời bằng một giọng bi thảm: "ông càng xa Hoa Thịnh Đốn, càng gần đến sự thật.
Những điều Murray nói với người Nam Việt Nam lúc ông ra đi đã có một ảnh hưởng sâu và tinh tế. Dù họ không quyết định bỏ đất đai, nhưng những lời căn dặn của tướng Murray, sự đánh giá về tương lai của ông làm cho họ suy nghĩ lại, nhìn tương lai như một thứ định mệnh, nhận định này sẽ giúp họ đối phó với những thử thách sẽ xảy ra: Người chỉ huy quân sự Mỹ nói rằng họ không thể sống sót được nếu viện trợ của Hoa Kỳ rút xuống dưới một tỷ đơm. Điều bi thảm đã trở thành sự thật, càng ngày họ càng thấy rõ tương lai họ mờ mịt. 
Họ hoàn toàn phụ thuộc vào sự ủng hộ và can thiệp của người Mỹ. Tinh thần họ trở nên mong manh cũng như sự cam kết của Mỹ. Trong khi những nhà chỉ huy quân sự Nam Việt Nam đang lo sợ về những dự đoán đen tối của tướng Murray thì chiến tranh trở nên ác liệt. Trong tháng 8, những cuộc đụng độ diễn ra khắp nơi. Những người cộng sản muốn thăm dò ý đồ của tổng thống Ford. Cuối tháng, quân đội Bắc Việt Nam tiến công chung quanh Huế, Đà Nẵng và những tỉnh phía Bắc, hơn bảy trăm nghìn người phải tản cư. Trên Tây Nguyên, lực lượng cộng sản kéo dài đường tiếp tế ra bờ biển phía Đông. Ở phía Bắc và phía Đông Sài Gòn, quân đội Bắc Việt Nam tiêu hao các sư đoàn 18 và 5 của Nam Việt Nam. Dưới phía Nam, trong vùng đồng bằng, lực lượng chính phủ bối rối trước lực lượng cộng sản đang cố gắng giành lại những vùng do quân đội Sài Gòn chiếm trái phép hồi đầu năm.
Điều đáng sợ nhất: khoảng 26.000 binh lính chính phủ bị giết trong những cuộc chiến đấu, kể từ tháng 1 năm 1973. Con số đó nêu bật sự thất bại của cuộc ngừng bắn.
Một cuộc thăm dò dư luận tiến hành cuối mùa Hè cho thấy rõ uy tín của chính phủ giảm xuống mức thấp nhất kể từ sáu năm nay. Tinh thần quân đội cũng tan rã. Thực phẩm và đạn dược ngày càng khan hiếm. Người lính Nam Việt Nam chưa bao giờ khổ vì chiến tranh như lúc này. Thêm vào những khổ ải đó là giá hầu hết những nhu yếu phẩm đều tăng gấp đôi so với lúc mới ngừng bắn, trong khi đó thì lương thực chỉ mới được tăng 25%.
Cuối tháng 8, sự lo ngại trong quân nhân và nhân dân càng tăng. Những nhóm đối lập xuống đường biểu tình, tranh thủ sự bất bình của quần chúng, có người kết tội Thiệu chỉ huy việc buôn ma túy trên khắp đất nước và giàu sụ một cách bất hợp pháp.
Những cuộc biểu tình ấy làm Martin rất lo ngại. Ông sợ Thiệu càng mất thêm uy tín trước người Mỹ. Ông thúc giục người  Nam Việt Nam làm mọi biện pháp để dập tắt. Cuối tháng 10, Thiệu mới quyết định đuổi bọn nhân viên trong chính phủ, giáng chức 400 sĩ quan tình nghi tham nhũng, và thuyên chuyển ba trong bốn chỉ huy quân sự cấp quân khu.
Nhưng Thiệu đã phải trả giá cho những biện pháp ấy. Thiệu củng cố, siết chặt việc kiểm duyệt báo chí và báo cho những nhóm đối lập biết, nếu họ tiếp tục đấu tranh, họ sẽ phải chịu hậu quả. Martin cố giải thích cho các phóng viên Mỹ rõ là những biện pháp nói trên rất cần thiết để giữ vững nền an ninh trong nước. Nhưng bên trong, Martin rất khổ tâm. Ông thấy rõ là phải dùng những biện pháp quá khích này để giữ trật tự thì không lợi cho việc giao thiệp công khai của ông.
Tuy nhiên, đại sứ cũng có một nguồn an ủi, ông đã thuyết phục được Thiệu thôi không dùng Hoàng Đức Nhã, bộ trưởng thông tin trẻ của ông ta, người thường nói năng bừa bãi và không chịu nghe ai. Nhã từ chức, không còn ai đối lập với thủ tướng Khiêm. Vừa khéo léo loại trừ được kẻ thù duy nhất trong chính phủ Nam Việt Nam, Martin vừa cố gắng giấu giếm những sai lầm và nhược điểm của chế độ Sài Gòn trong những bản báo cáo của ông gửi về Hoa Thịnh Đốn và những thông báo báo chí. Sự suy sụp về tinh thần của quân đội trong mùa Thu và đầu mùa Đông, tình hình rối loạn ở nông thôn, và sự tham nhũng triền miên trong nội bộ chính phủ - những vấn đề làm cho Sài Gòn trở thành một thành phố bất an lung lay - được bỏ qua, không hề nhắc đến. Văn phòng tùy viên quân sự - mặc dù không cần thiết - cũng tham gia vào việc che đậy này. Do đó, ngay trong văn phòng của Polgar cũng diễn ra những hoạt động rối ren, lúng túng.
Phương pháp thường dùng của Polgar nay được áp dụng theo sở thích của giám đốc chi nhánh CIA. Chắc chắn không có tin sai, nhưng Polgar vẫn đòi kiểm tra thật kỹ chất lượng tin: một cộng tác viên của ông gọi đó là những tia sáng tạo". Người chỉ huy chi nhánh CIA ở đồng bằng sông Cửu Long chuẩn bị gửi một bản báo cáo về tình hình mất an ninh, tham nhũng ở khu vực anh ta, Polgar đòi đọc được khi công bố và yêu cầu những tin này phải đạt đủ chất lượng, do đó rất ít tin được phép phổ biến.
Polgar cũng bắt xóa bỏ tất cả những yêu sách của phe đối lập trong các bản báo cáo. Chẳng may, có những tin không lợi cho chế độ Thiệu được gửi đi mà Polgar không phát hiện kịp thời thì ông lập tức gửi điện đính chính cho các "khách hàng" ở Hoa Thịnh Đốn.
Đầu chiến dịch chống tham nhũng, tháng 8, một nhân viên lão luyện, thu lượm được nhiều tin của CIA, đến nói chuyện với nhiều chính trị gia có tầm cỡ ở Nam Việt Nam. Họ ủng hộ Thiệu từ lâu, nhưng nay nghi ngờ chính sách của ông ta. Một người trong họ, một nhà ngoại giao trước đây, kể lại câu chuyện tham nhũng kinh khủng trong quân đội và nói: Binh lính không thể nuôi được gia đình, không còn ý chí chiến đấu, họ mất tinh thần vì sĩ quan cấp trên họ bóc lột họ một cách đáng xấu hổ... Nếu Thiệu tiếp tục cầm quyền, dựa vào những người tham nhũng và bất lực thì rất khó cho Nam Việt Nam chiến đấu chống những người cộng sản dù về mặt quân sự hay chính trị cũng vậy.
Đó là một ý kiến quan trọng, nhất là của một cựu nhân viên chính phủ. Không tôn trọng những cái gọi là tiêu chuẩn chất lượng tin của Polgar, người thu được ý kiến này gửi thẳng báo cáo về Hoa Thịnh Đốn, làm mọi người sửng sốt.
Sự phản ứng của Polgar hơi khác một ít. Khi ông biết mình không được đọc báo cáo mà Hoa Kỳ đã nhận được rồi, lập tức ông gửi một điện phản đối tới CIA. ông viết: "Tôi cho rằng điều đó không có gì lạ. Tôi không nghĩ rằng quan niệm của bản báo cáo có thể có một ảnh hưởng gì trong tương lai trước mắt, đối với sự phát triển của những sự việc ở đây . 
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM