Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 05:19:30 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc tháo chạy tán loạn  (Đọc 78869 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #40 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 12:07:32 am »

Người Bắc Việt Nam cũng thảo luận nhưng họ nhất trí nhanh và đi đúng hướng. Như tướng Dũng viết trong hồi ký: "Ngày 25 tháng 3, Bộ Chính trị lại họp. Phiên họp lịch sử ấy khẳng định: cuộc tổng tiến công chiến lược của ta đã bắt đầu với chiến dịch Tây Nguyên. Thời cơ chiến lược mới đã đến, ta có điều kiện hoàn thành sớm quyết tâm giải phóng miền Nam, Bộ Chính trị chủ trương tập trung nhanh nhất lực lượng, binh khí kỹ thuật và vật chất giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa. Nắm thời cơ địch đang rút lui chiến lược, tiêu diệt và làm tan rã Quân đoàn I địch và đại bộ phận Quân đoàn II, không cho chúng rút về cụm lại chung quanh Sài Gòn".
Nghị quyết tuyệt mật này đã được điện cho tướng Dũng, lúc bấy giờ sở chỉ huy vẫn còn ở gần Buôn Mê Thuột. Ban lãnh đạo Hà Nội vừa thông qua nghị quyết quan trọng nhất trong thời kỳ chiến tranh. Nghị quyết này - chiến thắng hoàn toàn ngay năm 1975 - chưa hề được thảo luận trong các buổi họp tháng 12 năm 1974 và tháng 1 năm 1975 của Bộ Chính trị, nay có một mục tiêu cụ thể.  Nghị quyết này cũng gây ra nhiều chuyện phức tạp và quan trọng. Phải tiêu diệt Quân đoàn I, lại phải giải phóng ngay Đà Nẵng và Huế.
Ngày 21 tháng 3, khi Kissinger trở lại Hoa Thịnh Đốn, ông tỏ ra hết sức lạnh lùng. Chính sách của ông ở Trung Đông sa lầy, cuộc khủng hoảng ở Đông Dương ngày càng nghiêm trọng và Graham Martin, người được ông chọn để theo dõi sát tình hình lại không có ở nơi cần có mặt, mà lại đang ở Mỹ để chữa răng!
Nguy hơn nữa là Martin có vẻ không hiểu rõ những vấn đề xảy ra ở Việt Nam trong lúc ông vắng mặt. Ông chỉ đồng ý rời nhà ở  Bắc Carolina, đến Hoa Thịnh Đốn sớm trước vài ngày, mà ông đến đây chỉ là để bác bỏ những tin bi đát ớ mặt trận. Ông tỏ vẻ không còn tin tưởng gì Francis, người con đỡ đầu nữa.
Sau khi đọc một bức điện đặc biệt buồn thảm từ Đà Nẵng gởi tới, Martin nói không thương tiếc: "Bệnh của Francis lại tái phát và gây cho nó nhiều mắc mớ đấy!”
Lòng tin của Martin đối với sự nghiệp của Mỹ ở Việt Nam, chỉ do sự không hiểu biết của ông về những sự kiện đang xảy ra. Như ông vẫn nhắc lại với những người bi quan ở Hoa Thịnh Đốn, việc mất phần Bắc của Nam Việt Nam là một ơn của các đấng thiên thần. Về mặt kinh tế, phần đất ấy chưa bao giờ phát triển, trái lại đã ngấu bao nhiêu của cải của chính phủ. Phần đất còn lại giàu có hơn rất nhiều, về mặt chính trị sống động hơn và cũng vững chắc hơn. Bảo vệ phần đất này sẽ dễ dàng hơn. Một số người thấy luận điểm của Martin rất chướng tai nhưng ông này cũng có nhiều đồng minh. Những người nhận định tình hình của CIA và Lầu Năm Góc vừa hoàn thành một bản báo cáo về tình hình Việt Nam mà ông có thể trở thành tác giả. Tuy chấp nhận việc mất vĩnh viễn những vùng quan trọng ở Quân khu I Quân khu II, nhưng họ lại viết rằng: Quân đội chính phủ ở những vùng khác của nước này đủ mạnh để lập một phòng tuyến bảo vệ phía Bắc Sài Gòn cho đến tháng 5, bắt đầu mùa mưa, một việc mà bộ tổng tư lệnh Nam Việt Nam chắc sẽ ngừng lại vì thời tiết xấu và lúc bấy giờ chính phủ có thể đủ thời gian trang bị lại, tập trung quân đội, thậm chí nối lại cuộc đàm phán với tương quan lực lượng ngang nhau.
Trong số những người nhận định trẻ của CIA, có nhiều người muốn nhấn mạnh phía bi quan của bản báo cáo nhưng Polgar bác bỏ, gạch đít bằng bút chì những đoạn cuối.
Về phần bộ trưởng quốc phòng Schlesinger, ông đi đến kết luận rằng: một sự lạc quan như thế, dù có chừng mực đến mấy , cũng có một sự lố bịch. Đó là điều ông nói không úp mở với các đồng nghiệp. Việc ông muốn làm là chuẩn bị ngay để cho tản cư tập thể người Mỹ ở Việt Nam cũng như đang làm việc ở Campuchia. Nhưng trước đây, vì ông thường phản đối Kissinger nên nay ít có hy vọng gây ảnh hưởng với Nhà Trắng để có quyết định trên.
Trong giới quân sự, một số người tỏ ra bi quan hơn. Phần đông quan chức cao cấp cơ quan tình báo quân đội đồng ý với Martin về sự sống động của phần Việt Nam còn lại. Trong khi đó, bên kia bờ sông Potomac, tệ quan liêu bàn giấy của bộ ngoại giao đã chơi cho Martin một vố. Vì không có ai được phép hành động thay Kissinger trong thời gian ông đi Trung Đông, nên những cơ quan phụ trách vấn đề Việt Nam đều không làm gì được. Tại Phnôm Pênh, đại sứ Dear tiếp tục gửi về Hoa Thịnh Đơn cơ man nào tin tức khủng khiếp, so với những tin này thì bản báo cáo về Việt Nam quá tẻ nhạt. Trên chương trình nói chuyện hàng ngày của bộ phận Viễn Đông, tin tức của Sài Gòn thường xếp ở hàng thứ hai hoặc thứ ba. Có một số chuyên gia ở bộ ngoại giao cho là người ta đã cố thu nhỏ vấn đề Việt Nam lại một cách nguy hiểm, nhưng họ chỉ là cán bộ cấp thấp trong bậc thang hành chính nên không ai nghe họ. Hoặc là họ giải thích, trình bày chưa rõ ràng nên chưa thuyết phục được người nghe thấy nguy cơ đến nơi.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #41 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 12:08:27 am »

Một nhiệm vụ nặng nề chờ Kissinger ở Hoa Thịnh Đốn. Mấy giờ sau khi ông về, ông tỏ rõ ngay thế lực của mình. Lầu Năm Góc báo tin, một tàu bay nữa sẽ đi theo chiếc Okinawa đang ở ngoài khơi biển Đông để tản cư người Mỹ đang làm việc ở những vùng có chiến sự.
Sáng ngày 25, chính phủ Nam Việt Nam báo tin Huế thất thủ. Quân cộng sản kéo cờ Chính phủ Cách mạng lâm thời lên đỉnh Ngọ Môn hoàng thành cũ. Mấy giờ trước khi thành phố thuộc về quân Bắc Việt Nam,  hàng nghìn người dân chạy ra bờ biển cách đó 16 km. Một số đông hơn ra biển định lên tàu đang đón người tị nạn. Nhiều người bị sóng đánh chìm hoặc sóng ngầm cuốn đi. Sư đoàn 1 không còn nữa.
Dưới phía Nam, Chu Lai và Quảng Ngãi cũng thất thủ ngay buổi sáng. Sáu nghìn lính sư đoàn 2 đào ngũ. Không còn kỷ luật, tinh thần gì nữa. Sư đoàn không còn có thề coi là một đơn vị chiến đấu.
Khi tướng Dũng được tin ấy, ông không nén được xúc động, ông viết trong hồi ký: "Tôi châm lửa vào điếu thuốc. Tôi đã "cai" thuốc từ lâu, nhưng mỗi lần giải quyết được một vấn đề gì gai góc, giành được một thắng lợi gì lớn, được tin một chiến thắng xuất sắc thì hút một điếu cho vui".  Sự vui mừng của ông không ngăn cản ông chuẩn bị cho cuộc tiến công mới: trận đánh Đà Nẵng. Ông ở quá xa mặt trận Quân khu I để có thể trực tiếp chỉ huy, nhưng ông có những ý kiến rõ ràng về cách điều khiển chiến dịch. Ông thiết tha đề nghị với Hà Nội để tướng Lê Trọng Tấn, tổng tham mưu phó quân đội Bắc Việt Nam làm tư lệnh mặt trận Đà Nẵng. Bộ Chính trị chấp nhận và trong vài ngày đã thành lập xong bộ chỉ huy mới cho Quân khu I. Tướng Tấn rời Hà Nội bằng máy bay lên thẳng, đặt trụ sở chỉ huy ở phía Tây Đà Nẵng.
Quân bảo vệ của chính phủ Thiệu tiếp tục tan rã. Chỉ mấy giờ sau khi Huế thất thủ, bạn tôi Joe Kingsley thảo một bức điện nói về việc tiến quân của lực lượng Bắc Việt Nam ở phía Tây Nha Trang, trong Quân khu II. Anh khẳng định rằng nơi đây đã bị uy hiếp nặng. Cách Sài Gòn 56 kilômét về phía Tây Bắc, quân Nam Việt Nam đã bỏ một huyện trong khu đô thị ở tỉnh Bình Long, xe tăng Bắc Việt Nam đã tiến đến Chơn Thành, vị trí của chính phủ ở phía Bắc Quân khu III. 
Mấy giờ sau, Thiệu báo tin thay đổi nội các để - như ông ta nói - có thể nắm toàn quyền cai trị. Thực ra, không có gì thay đổi. Phần lớn những cánh hẩu của Thiệu, kể cả thủ tướng Khiêm, tướng Viên đều giữ chức vụ cũ, giữ nguyên quyền hạn. Trong lúc đó, ở sân bay Tân Sơn Nhất, người Bắc Việt Nam, đại diện Chính phủ Cách mạng lâm thời trong ủy ban hỗn hợp quân sự phải trả giá đắt cho chiến thắng của họ. Buổi tối, đi tắm không có nước chảy. Thiệu đã ra lệnh cắt nước của ho để báo thù! 
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #42 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 12:09:24 am »

CHỈ NHỮNG NGƯỜI MỸ THÔI

Đà Nẵng, thành phố thứ hai của Nam Việt Nam, cách Sài Gòn sáu trăm kilômét về phía Đông Bắc, đang bị bao vậy và bị bắn phá. Cuộc pháo kích bắt đầu sáng ngày 25 tháng 3. Mười bốn quả đạn rốc két 122 milimét, rơi đúng trung tâm thành phố. Dòng người tị nạn dài từ Huế, Quảng Ngãi kéo đến càng thêm hoảng sợ. 
Sư đoàn 1 bị tiêu diệt, Trưởng không còn quân dự bị, chỉ còn 25.000 binh lính để bảo vệ Đà Nẵng. Làm sao mà ông ta có thể chống cự lại được quân Bắc Việt Nam gồm hai sư đoàn, nhiều trung đoàn độc lập sẵn sàng tiến công. Lại còn hai sư đoàn nữa sắp rời Huế tiến vào trận đánh.
Ở phía Nam Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Chu Lai thất thủ làm cho nhiều đơn vị Bắc Việt Nam rảnh tay, Trưởng chỉ còn một sư đoàn tồi nhất là sư đoàn thứ ba để ngăn chặn họ. Trong 12 ngày qua, hơn 500.000 lính dào ngũ và người chạy trốn theo mọi con đường, tràn vào Đà Nẵng. Thành phố hiện có  tới hai triệu dân. Lúc nào kỷ luật bị phá vỡ? Gánh nặng gia đình đối với sĩ quan và binh lính ra sao? Trưởng không có cách gì biết được Nhưng lần này, hắn hy vọng có thể tránh được thảm họa. Dù sao, Đà Nẵng không phải là Huế: Bến Cảng rất gần, hải quân có thể tản cư một phần nhân dân trước khỉ cuộc tiến công bắt đầu. Đó chỉ còn là vấn đề thời gian. Quân Bắc Việt Nam chắc không để cho Trưởng có thì giờ. Lúc này, thuyền tàu trên sông Hàn đầy người qua sông. Nhiều người phải trả một số tiền bằng 1.200 đôla cho những kẻ đục nước béo cò để được đi về phía Nam. Nếu quân Bắc Việt Nam bắt đầu tiến công từ ngoài biển vào thì lối ra sẽ bị chặn và thành phố chắc chắn hoàn toàn bị bao vây.
Thời gian là yếu tố quan trọng nhất. Ở Sài Gòn, một số người trong chúng tôi thấy rõ điều đó. Sáng 25, tướng Smith cho 5 tàu kéo rơ-moóc, sáu tàu chở khách và ba tàu chở hàng ra Đà Nẵng để giúp vào việc tản cư người tị nạn và vận chuyển thiết bị. Trong cuộc họp buổi sáng, Al Francis ra lệnh cho mọi người chờ đợi: gia đình các nhân viên lãnh sự quán được tản cư ngay về Sài Gòn bằng máy bay, tiếp theo là người Mỹ làm theo hợp đồng. Còn những người Mỹ ở rải rác trong thành phố, phải khuyên họ đi ngay lập tức.
Ai hỏi về kế hoạch tản cư, Francis đều trả lời bằng một từ: Xong, kế hoạch do nhân viên CIA thảo ra không thể thực hiện được, vì thiếu máy bay. Chỉ trông chờ được vào hãng Hàng không Mỹ, hãng Hàng không thế giới và một phần vào hãng Hàng không Việt Nam và không quân Việt Nam có thể có.
Sau này, Francis thổ lộ: Tôi dùng hết cách để cho sự tản cư bằng máy bay càng được nhiều người càng tốt. Nếu có thể, tôi cho tản cư cả thành phố, nhưng việc đó không thể thực hiện được. Tôi quyết định khi thấy hàng nghìn người tị nạn kéo tới làm mất tinh thần quân đội.  Francis nói: Tôi biết từ ngày 25 rằng: sắp hết rồi. Thấy sự lộn xộn trong thành phố, tôi hiểu là nguy cơ xấu đây - và đó là ngày 29 tháng 3.
Các đồng nghiệp của ông không tán thành ý kiến của ông. Đại diện lâm thời Lchmann từ Sài Gòn, gọi ra trách ông đã gieo rắc hoang mang trong những bức điện radio gửi cho tàu sân bay Okinawa và những căn cứ quân sự Mỹ khác. Nhưng Francis tiếp tục giữ sự bi quan của mình và trả lời: tôi ở tại chỗ, tôi biết không còn thời gian nữa. ông lấy tin ở đâu? Lần đầu tiên Lchmann không đáp lại. Sau buổi họp, Custer gọi chi nhánh CIA ở Sài Gòn xin thêm máy bay của hãng Hàng không Mỹ để chở người Mỹ và gia đình họ. Nhiều viên chức CIA khác, ngay sau buổi chiều, đã chuẩn bị vé máy bay thường lệ của hãng hàng không Mỹ cho bạn bè người Việt Nam và những người giúp việc. Họ gọi chuyến bay ấy là chuyến tàu tự do.
Phần lớn những người Việt Nam chờ ở sân bay chính ở Đà Nẵng đều kiên trì giữ kỷ luật. Họ hiểu rằng đời của họ phụ thuộc vào những đức tính này. Nhưng cảnh đó làm thất vọng một số nhà báo nước ngoài đến Đà Nẵng với mục đích tìm những cảnh thương tâm hoặc những trận đánh đẫm máu. Một nhóm phóng viên vô tuyến truyền hình Anh cố ý gây ra những cảnh mà thời sự không có. Trước hàng rào sân bay, một nhân viên CIA đầm đìa mồ hôi, cố ngăn cản mươi, mười hai người Việt Nam. Những nhà báo nói trên liền đẩy họ, chen lấn họ để họ tức giận, xô tới người Mỹ. Thật là những cảnh đẹp của vô tuyến truyền hình Anh quốc: Người xem sẽ thấy người Mỹ đang đánh những người Việt Nam khốn khổ muốn lên máy bay tản cư.
Xế chiều, gia đình trưởng ban tác chiến của tướng Trưởng được tản cư bằng máy bay đặc biệt của phái bộ quân sự cùng với vợ Custer và bà Terry Tull, phó lãnh sự mà mới hôm qua đây còn  bị coi là người quá bi quan. Brinson Mc Kinley, nhân viên mới đến của lãnh sự quán, ở lại làm phó cho Francis. Tối hôm đó, bà Custer, nóng giận và bơ phờ, đến sứ quán gặp Polgar. Bà bảo Polgar: "Để đồ đạc lại, chở người từ Đà Nẵng về ngay.
 Polgar gật đầu và hứa sẽ làm. Nhưng thực tế, ông không có ý định gì cả. Sau này ông giải thích: "Tôi không muốn thay những người có trách nhiệm tại chỗ. Những viên chức ở Đà Nẵng có quyền quết định những việc cần làm vì họ là những người duy nhất đứng trước tình hình đang diễn biến".
Ngày 25 tháng 3 tôi làm cho Polgar một bản báo cáo, trong đó tôi cố gắng tả cuộc rút lui chiến lược hỗn loạn bằng những từ dễ hiểu. Tôi viết: Tám tỉnh đã mất trong ba tuần qua, bốn tỉnh khác đang bị uy hiếp. Hơn một triệu người không có nhà ở. Họ trở thành một gánh nặng không tính nổi cho nền kinh tế. Những cuộc rút chạy chiến lược ở Tây Nguyên và phía Bắc Quân khu I quá hấp tấp và lộn xộn không hy vọng còn lại gì. Bỏ lại cơ man nào kho vũ khí, đạn dược. Những người Kontum và Pleiku sống sót còn lại bị mắc nghẽn bên bờ một con sông cách bờ biển 32 kilômét. Họ ít hy vọng tới được đây. Sư đoàn dù được đưa từ Quân khu I về để bảo vệ Sài Gòn, bị xé lẻ giữa Quân khu II và Quân khu III, một lữ đoàn phải di phòng thủ Nha Trang. Ở phía Bắc, lõm cuối cùng của chính phủ là Đà Nẵng. Ở Quân khu II, bốn hay năm sư đoàn quân Bắc Việt Nam hành quân cấp tốc ra bờ biển chiếm vị trí then chốt ở Qui Nhơn, Tuy Hòa và Nha Trang. Chỉ có một lữ đoàn dù và hai trung đoàn thuộc sư đoàn 22 Nam Việt Nam trên đường hành quân.
Ở Quân khu III, ba hay bốn sư đoàn Bắc Việt Nam nhanh chóng bao vây Tây Ninh và vùng phụ cận. Hai sư đoàn khác định  kéo xuống khu tam giác sắt ở phía Bắc và phía Đông Sà Gòn. Hai sư đoàn khác, sau khi tiêu diệt tất cả các vị trí của quân chính phủ - trừ Xuân Lộc - hành quân qua tỉnh Long Khánh. Từ nay, Xuân Lộc là nơi trở ngại duy nhất đối với cộng sản trên con đường tiến về Biên Hòa, trung tâm quân sự của Sài Gòn. Ở vùng đồng bằng, quân cộng sản buộc ba sư đoàn quân chính phủ ở vào thế phòng thủ và họ uy hiếp nặng Cần Thơ và Mỹ Tho.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #43 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 12:10:25 am »

Vì quân chính phủ gần như bị sụp đổ hoàn toàn ở nửa phía Bắc nước này nên quân Bắc Việt Nam mạnh hơn bao giờ hết. Họ kiểm soát hầu hết những con đường chính ở Quân khu I và Quân khu II, nay có thể gửi thêm quân tiếp viện cho vùng Sài Gòn và vùng đồng bằng rất nhanh chóng và có hiệu lực chưa lúc nào bằng. "Căn cứ vào sự thiệt hại mới đây về thiết bị và sự uy hiếp thường xuyên của quân Bắc Việt Nam trên khắp các mặt trận thì quân chính phủ trong thời gian trước mắt, không thể nào phục hồi lại được.
Thật vậy, những gì gây ra cuộc khủng hoảng này không hề thay đổi dù ở Sài Gòn, Hà Nội hay Hoa Thịnh Đốn. Chiến tranh Việt Nam đã hoàn đảo ngược trong mấy tuần lễ. Một thảm họa quân sự là chắc chắn". Đó là những nhận định của chi nhánh CIA ở Sài Gòn gửi về cho Hoa Thịnh Đốn. Ở Hoa Thịnh Đốn người ta đau lòng chấp nhận sự nghiêm trọng của tình hình. Nhưng làm gì đây? Các giới chính trị tự do, mỗi giới thận trọng đưa ra một giải pháp. Trong một cuộc họp báo, Kissinger nói những lời hoa mỹ: hòa bình không thể chia cắt. Hoa Kỳ không thể có một chính sách không nhất quán. Chúng ta không thể bỏ những người bạn của chúng ta ở vùng này của thế giới mà không làm cho nền an ninh của những người bạn khác bị uy hiếp". Có nghĩa là không có vấn đề bỏ rơi Sài Gòn nếu chúng ta muốn tiếp tục chơi trò cân bằng giữa Ixraen và các nước A rập. Kissinger ra sức đòi không được giảm viện trợ tài chính cho Việt Nam. Trái lại phải chi thêm ba trăm triệu đôla nữa. Nhưng người đối thủ cứng đầu của ông trong chính phủ là bộ trưởng quốc phòng  Schlesinger, đã bí mật báo cho giới báo chí biết là số tiền Mỹ cấp cho Sài Gòn - bảy trăm triệu dôla - hoặc chưa dùng đến hoặc đã tiêu phí hết rồi. Trong khi đó, ở Đà Năng, trên bờ biển phía Đông Việt Nam, quân đội Nam Việt Nam đi chân đất, không vũ khí, gào khóc hò hét giữa phố, bất chấp người đi lại. Chúng tập họp thành từng nhóm trên vỉa hè, cầm tay nhau. Nhân dân Đà Nẵng rất lo sợ nhìn những kẻ thất trận mất tinh thần ấy. Chúng sẽ làm gì đây? Hãm hiếp, đốt, cướp, phá phách.
Ngày 26, hàng trăm sĩ quan Nam Việt Nam xông vào những sứ quán, đòi giúp đỡ gia đình họ tản cư. Nhiều người Mỹ buộc phải đẩy vợ con họ trà trộn với những người giúp việc sắp đi Cam Ranh hay Sài Gòn. Francis cũng phải nhận cho tản cư gia đình nhiều sĩ quan cao cấp của không quân quân đội với điều kiện những sĩ quan này bảo đảm sự an toàn của hai sân bay ở Đà Nẵng. Thoạt đầu, cầu hàng không hoạt động bình thường. Máy bay 727 của hãng Hàng không thế giới, máy bay lên thẳng và máy bay vận tải C.47 của hãng Hàng không Mỹ bay đi, bay về cả ngày. Mỗi lần cầu thang hạ xuống, hàng trăm người Việt Nam xô tới, một tay cầm tấm vé quý giá, tay kia dắt con, bế lợn, ôm gà...
Giữa trưa, đại tá Garwin Mc Curdy từ Sài Gòn đáp máy bay tới giúp Francis tổ chức cầu hàng không. Vừa bước xuống đất, theo yêu cầu của Francis, ông phải trở lại Sài Gòn để xin thêm máy bay lên thẳng của không quân Mỹ. Xế chiều, Mc Curdy về tới Sài Gòn. Khi ông gọi tới bộ tổng tư lệnh nhóm cố vấn Mỹ đặc biệt ở phía Bắc Thái Lan, hỏi xin hai máy bay lên thẳng để tản cư những người ở Đà Nẵng thì được người chỉ huy trả lời là không thể được. Toàn bộ máy bay lên thẳng ở đây đang chờ bay đi Phnôm Pênh để tản cư những người Mỹ ở đấy. Không có Hoa Thịnh Đốn duyệt thì không thể cho máy bay đi đâu cả. Xin duyệt lại mất rất nhiều thì giờ. 
Trong lúc cuộc tản cư ở Đà Nẵng tiếp diễn thì các vị trí của quân chính phủ ở Quân khu II bị tiêu diệt trong chớp mắt. Sáng 26, một thị trấn nhỏ ở tỉnh Bình Định, bên bờ biển, rơi vào tay địch. Sư đoàn 3 quân Bắc Việt Nam tiến thẳng về Qui Nhơn, thành phố quan trọng thứ ba của Nam Việt Nam. Nhiều đơn vị quân đội cộng sản khác chặn đánh tàu chở quân của sư đoàn 22 quân đội Nam Việt Nam chạy tan tác ở phía Tây thành phố. Cùng lúc đó hàng nghìn người dân ở Qui Nhơn và Tuy Hòa bỏ nhà cửa chạy trốn dọc theo bờ biển về Nha Trang. Nhiều người đi chân đất theo đường số 1, nhiều người đi bằng thuyền đánh cá, chạy qua nhiều vùng nguy hiểm.
Khoảng 12 viên chức bộ ngoại giao, cơ quan thông tin và Chi nhánh CIA làm việc trong lãnh sự quán Mỹ ở Tuy Hòa cũng đi ngay. Sáng 26, họ được CIA báo cho biết quân đặc công cộng sản chuẩn bị đánh phá trụ sở của họ. Họ thu xếp hành lý trong vài giờ và bay đi Nha Trang. Trong Quân khu II, người Mỹ chỉ còn có tổng lãnh sự và mấy lãnh sự quán nhỏ ở Phan Thiết và Đà Lạt. Tất cả phần phía Bắc nước này nhanh chóng rơi vào tay kẻ địch. Nhưng tai họa của Thiệu không dừng ở đấy. Ngày 26, đối thủ lớn của Thiệu, cựu phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ mời nhiều bạn thân cũ có cảm tình đến ăn cơm ở Tân Sơn Nhất. Sau một bài nói chuyện dài và uống cạn nhiều chai sâm banh, Kỳ thuyết phục bạn bè cùng ông đòi lập một chế độ giao thời để tập hợp được quân đội và đàm phán trên thế mạnh.
Đúng lúc ấy, làn sóng nhân viên lãnh sự quán Mỹ ở Quân khu I về tới Sài Gòn, làm tăng thêm số dân Mỹ và sự lo sợ của họ. Đáng lẽ nghỉ ngơi thì họ lại tới các bar, các tiệm ăn ưa thích, hết đêm này sang đêm khác, kể những chuyện kinh khủng ngoài chiến trường và đoán chắc rằng thảm họa đến nơi rồi.  Lo rằng sự hoang mang lây sang người khác, các quan chức cao cấp sứ quán nhanh chóng đề ra biện pháp đối phó. Họ buộc thủ trưởng và phó thủ trương các cơ quan phái giữ bí mật, không nói rõ sự thật cho giới thân cận, vợ con, thư ký hay cộng tác viên. Ngoài ra, Lehmann vẫn đứng đầu sứ quán vì Martin còn vắng mặt, chặn tất cả những nguồn tín xấu nhất là của đài tiếng nói Hoa Kỳ, đài phát thanh nói tiếng Anh do phái bộ chỉ huy đài thọ. Một cộng tác viên của ông, hàng giờ, kiểm duyệt những điện tử Mỹ đánh sang và xóa bỏ tất cả nhưng gì có thể làm rối ruột các vị "phu nhân" nằm dài bên bờ bể tắm, nghe đài bán dẫn. Báo Bưu điện Sài Gòn, tờ báo hàng ngày duy nhất của thủ đô, bằng tiếng Anh, do CIA kiểm soát, cũng bắt đầu thu nhỏ những thất bại gần đây của chính phủ.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #44 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 12:11:27 am »

Ở Đà Nẵng, sự mất ổn định và căng thẳng nay diễn ra suốt ngày nên một phần nhân dân quen đi, đâm ra coi thường. Trưa 27, nhiều chợ và cửa hàng thực phẩm tại chỗ, giá cả không thay đổi. Trong các phòng làm việc của CIA, gần lãnh sự quán, đông người Việt Nam chờ tản cư tăng lên tăng lên hoặc giảm theo từng giờ, giống như một máy tăng điện tự động. Mỗi máy bay có thể chở ba trăm người nhưng cùng lúc ấy thì ba trăm người khác đã vượt rào vào, chờ đến lượt mình. Họ cố đem theo số của cải ít ỏi mong mỏi người Mỹ cứu họ. Ron Howard, phụ trách hậu cần của CIA, từ cửa sổ phòng làm việc, nhìn xuống triều người dâng lên, rút đi rồi lại dâng lên: Có đến ba nghìn người Việt Nam giúp việc cho lãnh sự quán và người Mỹ, lại còn những người quen của họ. Họ đến ngày càng đông, giận dữ như anh.
Khi thấy một đoàn xe Jeep và xe tải chạy vào cửa chính. Howard len lỏi ra sân, xem xem có thể giúp một tay vào việc bốc hàng lên không. Anh không bằng lòng về cách chọn người đi đang được thực hiện. Nhân viên CIA phụ trách việc này cũng là một người tị nạn. ông ta có xu hướng dành ưu tiên cho những người  bạn Việt Nam và đồng nghiệp cùng ông ta vừa chạy tới Đà Nẵng. ông ta bỏ rơi những nhân viên cửa Howard. Trong buổi sáng, hai lần, Howard phải gọi radio cho nhân viên thường trực của CIA ở lãnh sự quán, đề nghị lựa chọn người tản cư một cách công bằng, nhưng viên chức này chỉ trả lời rất đơn giản: "Chúng tôi cố gắng làm hết sức mình.
 Đoàn xe đi, Howard ngồi một mình trong phòng. Không xa lắm, dưới mắt anh, người Việt Nam phá cửa một nhà kho, đập nát hàng hóa, đồ đạc trong đó. Họ uất ức quá như anh! Quá trưa, nhiều tin mới lan truyền trong thành phố: quân Bắc Việt Nam tiến công đến nơi rồi. Nhân dân lại hoảng sợ. Hàng trăm người mặt tái mét, vội vàng chạy vào sân bay. Họ chen chúc, xô đẩy nhau mỗi khi có một máy bay tới.
Khoảng hơn 2 giờ chiều, Francis đi xe Jeep tới sân bay. Ông vừa mệt, vì nhức đầu vì thiếu ngủ trong những đêm vừa qua: ông không thể chịu nổi cái cảnh hai nhân viên CIA điều khiển người Việt Nam tản cư. ông vội vàng đảm nhiệm việc ấy. Nhưng mấy phút sau, một máy bay hạ cánh, dòng người xô ra đường băng, đẩy ngã Francis, dẫm cả lên người ông. Ông vội đứng dậy, lấy dùi cui đánh người Việt Nam và kêu lên: “Gọi thị trưởng cho tôi! Gọi thị trưởng cho tôi!". Thị trưởng Đà Nẵng ở cuối dòng người. Ông ta có vẻ không muốn ra mặt. Một nhân viên CIA nắm lấy ông ta, kéo đến chỗ Francis, Francis cố gắng mang hết sức lực yếu ớt còn lại thét lên: "Trời ơi, giúp chúng tôi một tay chứ. Những người này là những người của các ông!". Vừa thét xong, tổng lãnh sự Hoa Kỳ ngã vật xuống đất, không còn biết gì nữa. Mỗi giờ qua đi thì sự hoảng loạn càng tăng, tăng nhanh hơn là dự kiến. Trong khi những người tị nạn chạy đi, chạy lại trên sân bay thì những máy bay lên thẳng của hãng Hàng không Mỹ  bắt đầu đỗ xuống một bãi nhỏ hơn, gân núi Ngũ Hành ở phía Đông thành phố, để đón những người chạy trốn khác. Những máy bay tham gia cầu hàng không cũng đỗ xuống sân này.
Tám giờ tối, Francis đã tỉnh, ra lệnh tạm thời ngưng những chuyến bay của hãng Hàng không Mỹ ở sân bay chính vì quá lộn xộn và ồn ào. Trong số người Mỹ còn lại, mấy người được chở bằng máy bay lên thẳng đến sân bay ở gần núi Ngũ Hành, còn số đông trở lại thành phố, tạm trú rất kịp thời ở một ngôi nhà gọi là "Alamô”.
 Đêm xuống. Hơn ba mươi nhân viên lãnh sự quán còn kẹt lại trong thành phố, cũng như mấy nghìn người Việt Nam giúp việc. Nhiều người tụ tập chung quanh trụ sở của CIA. Tin tức radio từ Sài Gòn đánh ra, được nhận ở phòng radio cấp cứu đặt ngoài hành lang, gần phòng làm việc của Custer, John Pittman, phó của Polgar, luôn luôn đòi hỏi Custer và nhân viên của anh rời Đà Nẵng ngay. Polgar không muốn một ai hy sinh vô ích tính mạng mình. Custer cố làm ông yên lòng, nói rằng anh cũng thấy rõ sự nguy hiểm và đã có đủ sự đề phòng cần thiết. Khi bức điện được đánh đi, anh yên trí Pittman vào Sài Gòn sẽ để anh yên. Khoảng 10 giờ đêm, một phó của Francis đến gặp những người Mỹ tạm trú ở Alamô. Anh bình tĩnh bảo họ thu xếp hành lý đi ngay đến nhà Francis ở gần đấy. Anh nhấn mạnh: chỉ những người Mỹ thôi. Không nói gì với nhân viên người Việt Nam. Ron Howard lại cầu cứu Custer bằng radio: Người Việt Nam tụ tập ở ngoài sân bắt đầu chửi anh, kết tội người Mỹ đã phản bội họ. "Phải giúp tôi ngay, giúp ngay, giúp nhiều nếu không họ sẽ đánh tôi và đập phá hết", điều mà suốt ngày đó, anh từng lo sợ.
Nhưng, radio câm như hến. Cũng buổi tối hôm đó, tổng thống Thiệu xuất hiện trên vô tuyến truyền hình. Ông đọc một bài diễn văn trong năm phút. Ông hô hào "Đồng bào chặn đứng cuộc tiến  công của quân thù”. Việc Thiệu lại ra mắt trước công chúng có ý nghĩa như lời kêu gào của ông, vì hai tuần nay, ông biệt tăm. Sau bài nói chuyện một lúc, Thiệu rời dinh Độc Lập, đi xe hòm bọc thép đến một nơi ở bí mật, gần khách sạn Majestic, trông ra bờ sông. Thiệu hội đàm tới khuya với "cận thần". Thiệu ít lo ngại về những tin xấu từ mặt trận gửi về mà sợ những tin đồn loan truyền rằng cuộc cuộc đảo chính của Kỳ sắp sửa nổ ra.
Buổi sáng hôm ấy, Kỳ lại ra một lời kêu gọi nữa, đòi Thiệu phải từ chức. Nhưng Thiệu đã chuẩn bị đối phó. Một giờ sau, cảnh sát an ninh quốc gia, vũ trang đầy đủ đến bắt nhiều người đáng nghi, ba nhà báo và bốn "chính trị gia" hạng nhì, vì tội định làm đảo chính lật đổ chính phủ. Không có một nhân vật tai to mặt lớn nào trong giới thân cận Kỳ bị động đến. Ít nhất là lúc này.
Gần nửa đêm, George Jacobson, cố vấn đặc biệt của đại sứ, gọi đại tá Mc Curdy ở tổng hành dinh yêu cầu xin ngay một số máy bay lên thẳng của lực lượng đặc biệt đóng ở Thái Lan. Khi đại tá nói chuyện được với tư lệnh không quân thứ bảy bằng dây nói an ninh thì cũng được trả lời như lần trước: "Không còn máy bay rồi, cần cấp trên chuẩn y, tất cả dành cho chiến dịch "Phượng hoàng ra đi ở Campuchia".
Màn đêm trùm lên Đà Nẵng, tiếng vang của trận đánh bất ngờ im ắng. Chỉ còn lời nhắc nhở khó nghe, qua loa phóng thanh của chính quyền: Chiến tranh đang tiếp diễn, ngoài kia trong bóng tối đêm cuối cùng này! Nhưng sự yên tĩnh chỉ là ảo tưởng. Ba mươi lăm nghìn binh lính Bắc Việt Nam đã ở ngoại ô Đà Nẵng, vừa quyết định tạm dừng lại, để gây hoang mang. Sau này, chung quanh Sài Gòn, họ cũng dùng chiến thuật ấy, để tiến đánh trận cuối cùng. Khoảng một giờ rưỡi sáng ngày 28 tháng 3, Ron Howard cuối cùng đã nói chuyện được bằng radio với Custer. Howard cố giữ bình tĩnh để trình bày rõ tình hình: Người Việt Nam phá xe, cướp  của cái, đốt kho v v... Anh nghe thấy tiếng nói của Custer giật giọng như tiếng gươm: nên bình tĩnh. Rời trụ sở, ra bờ biền, cho ca nô xuống nước. Chúng ta đi tất cả Howard vừa khóc vừa cố làm cho Custer hiểu anh không ra được, đang bị bao vây. Custer nhắc lại lệnh và cắt đặt cuộc nói chuyện.
Howard ngồi trong phòng làm việc, đầu rối tinh. Lãnh sự quán có năm chiếc xuồng máy. Đó là những phương tiện duy nhất có thể cứu anh. Nhưng giữa xuồng máy và anh, còn có ba nghìn nhân viên người Việt Nam và cơ man nào nhân dân thành phố đang coi anh như một "con tin" để được tản cư theo. Họ không để cho anh ra, nếu anh không thu xếp hoặc không giả vờ thu xếp một cái gì đó cho họ đi. Anh nghĩ phải một mưu mẹo mới được. Ở sở chỉ huy, trên đường ra biển, tướng Trưởng lần cuối cùng, tập họp được bộ tham mưu. Với giọng buồn thiu, ông ta giải thích: ít nhất phải mất 45 ngày mới thu thập được binh lính, ổn định tình hình nhân dân và đưa họ đi tản cư. Nhưng, ông ta kết luận, may ra, chúng ta chỉ còn một hay hai ngày thôi.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #45 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 12:12:30 am »

THOÁT KHỎI ĐỊA NGỤC

 Ngày 28 tháng 3, mới trước bình minh nhưng ở Đà Nẵng, ngoài bến tàu, dòng người sợ hãi đã đông nghịt. Những tấm gỗ xám, lâu đời kêu răng rắc dưới sức nặng của hàng nghìn người Việt Nam. Họ chen lấn, xô đẩy nhau. Đây là chuyến đi cuối cùng. Chung quanh mỗi cột cầu tàu, thuyền và tàu kéo đậu thành ba hàng, chở người tị nạn đứng ngồi như nhét khoai tây. Trong lúc đó, ở phía Tây thành phố, dưới tầm súng của lính bắn tỉa Bắc Việt Nam, nhiều người tị nạn thất vọng, chiếm vọng  kiểm soát của sân bay chính, ngăn cản mọi chuyến bay.
Một lúc sau, khoáng 4 giờ sáng, Francis sau khi đi thăm thành phố trở về nhà, người mệt lã, ông báo cho nhóm 30 người Mỹ, những người Việt Nam và người nước ngoài khác đang chờ ông biết rằng tình hình rất xấu, buộc ông phải ra lệnh cho tản cư ngay lập tức toàn bộ những người ông chịu trách nhiệm. Một số người trong nhóm đi lẫn lộn vào đám đông, tới sân bay nhỏ ở bên kia đường dành cho máy bay lên thẳng của ủy ban quốc tế kiểm soát. Lúc đó những máy bay đầu tiên của hãng Hàng không Mỹ bay tới. Những người còn lại của nhóm tiến ra bến ở bên kia lãnh sự quán, ở đấy có một xuồng máy vừa từ cảng chạy tới. Họ vừa tới xuồng thì hàng trăm người Việt Nam đã xô ra cầu tàu. Trong không đầy 20 phút, hơn bốn nghìn người đứng trên đó, nặng gấp hai lần sức chở bình thường. Custer, từ kho nhìn ra, nhận thấy mình bất lực, không thể nào cho tản cư được nhân viên của anh. Giữa lúc rối ren ấy, Francis gọi một sĩ quan của phái bộ quân sự và hai nhân viên CIA theo ông. Ông vất cho một người khẩu súng M.16 và nói: "Có khi phải sử dụng đến. Đừng chần chừ gì mà không sử dụng". Ông vội đi đến lãnh sự quán, ở bên đường. Một nhóm người đi xe Hon da bắt đầu bao vây ông. Sau khi nhanh chóng trở vào trụ sở, lấy máy radio cực mật của CIA, ông lên một xe vận tải nhỏ, đi ra bến. Giữa sự chen lấn của những người tị nạn, ông đưa được máy radio xuống một xuồng máy. Trong khi đó, lính Nùng của Thiệu, xông vào trụ sở, tìm kiếm vơ vét những gì CIA để lại. Khi họ hiểu rằng người chủ Mỹ đã bỏ rơi họ, họ lập tức phá và đốt những ngôi nhà. Hai nhân viên CIA xuất hiện, họ lia súng buộc hai người phải chạy trốn qua cửa ra vào.
Còn Ron Howard, anh không tự hào chút nào về mưu mẹo  của mình. Anh gọi riêng một nhân viên người Việt Nam, nhanh chóng cho ý kiến, đánh xe vận tải lại, cho ba nghìn người tị nạn nhanh chóng lên xe, chở ra trung tâm thành phố, ở đây sẽ có máy bay lên thẳng xuống đón. Lệnh của anh được chấp hành ngay. Howard cũng giúp phụ nữ và trẻ em trèo lên xe. Rồi từng chiếc một, những xe vận tải chở 2,5 tấn nặng nề chạy qua cửa sắt, đi về phía địa điềm tập kết ma. Rõ ràng mưu mẹo này không cao. Việc ngần ấy người lên xe phải mất hơn một giờ đồng hồ. Khi chiếc xe cuối cùng đi được đi được thì những chiếc xe đầu tiên đã quay về, người trên xe giận dữ tưởng phát điên. Họ sẵn sàng giết người. Họ đã chờ đợi và nhìn về phía chân trời hết sức thất vọng. Đúng thế, chưa có  một máy bay lên thẳng nào đến cả mặc dù người ta đã hứa hẹn!
Howard đóng và khóa được cửa sắt, nhưng hàng trăm người tị nạn nổi giận đã tập hợp ngoài đường phố và xô tới cửa. Chợt Howard nghe thấy tiếng nói Custer ở radio để trong túi, giục anh mau mau ra cảng: mọi người đều đi! Run vì sợ, Howard nghe lõm bõm lời giục giã. Trong bóng tối, anh nhìn đồng hồ: năm giờ rưỡi rồi. Lần này tính mạng anh có thể nguy hiểm. Anh không thể đi bằng xe con được. Anh không có quyền lựa chọn. Anh bám lấy cổ áo một người Việt Nam, một người thợ có khi rất quen. Anh thề với người này sẽ bảo đảm mọi thứ quý giá nhất cho anh ta và gia đình, chỗ trên máy bay hoặc trên tàu nếu anh này nhận giúp anh trốn thoát. Người Việt Nam có vẻ không tin nhưng anh cũng chẳng còn cách nào khác. Anh nhận lời. Trong khi hơn một chục người tị nạn đột nhập được trụ sở, đốt vòi bơm dầu xăng, cướp phá tự đo thì Howard và người thợ cùng gia đình lặng lẽ vòng ra đằng sau nhà, lên một xe vận tải bỏ không. Người Việt Nam cầm lái (Howard ngồi xổm bên cạnh) cho xe đâm vào đám người tụ tập, những người này tản ra; mấy phút sau, xe đi được tới cảng.
Cầu hàng không lại có, đúng lúc bình minh ở sân bay chính. Lúc những máy bay 727 đầu tiên của hãng Hàng không thế giới hạ cánh, một đoàn xe quân sự chở gia đình, binh lính Việt Nam đến đỗ ở đường băng và bắt đầu cho người xuống. Tức thì, năm nghìn người Việt Nam khác, kiên nhẫn chờ ngoài cửa, chạy ập tới máy bay, dẫm lên cả đàn bà, trẻ con. Lính gác Mỹ ra oai. Nhưng không có kết quả. Người lái máy bay khởi động, bắt đầu cho máy bay lăn bánh. Rất nhiều tay người còn bám lấy cửa máy bay chưa đóng. Hàng chục người còn bị treo lơ lửng khi máy bay rời đường băng. Ron Howard lái mò trong sương mù dày đặc. Trong ánh sáng mờ, tiếng kêu cầu cứu của người Việt Nam át cả tiếng sóng vỗ. Howard tìm thấy Custer và 16 người Mỹ khác đang chờ anh bên bờ biển. Máy ca nô đã khởi động, không ngoái cổ lại một lần, họ ra khơi. Howard ngồi đằng trước, lái ca nô. Bên anh là Custer, Brunsom Mc Kinley và ba người Mỹ khác. Người thợ cơ khí Việt Nam và gia đình bị nhét ở phía sau. Bên phải, hai chiếc xuồng máy khác của lãnh sự quán vừa kêu vừa chạy qua những con sóng lớn. Howard chưa hiểu sẽ đi đâu. Anh cũng không quan tâm đến việc ấy nữa. Cái chính là thoát khỏi Đà Nẵng, được sống bình yên sau nhiều ngày khốn khổ. Lấy cái com pa bỏ túi, anh lái ca nô đi phía Đông Nam, tới một đảo nhỏ của những người đánh cá.
Custer, mệt mỏi, ngồi khuỵu bên anh. Sau cùng, mới ấp úng: "Một tàu I.Z đón chúng ta". Thật vậy chẳng mấy chốc, một ống khói đỏ, trắng, xanh lơ và bóng xám một tàu chở hàng Mỹ xuất hiện giữa sương mù. Đó là tàu Pionneer Contender.
Ở Đà Nẵng, lúc Francis nghe nói có biểu tình ở sân bay chính, ông quyết định tất cả các máy bay của hãng Hàng không Mỹ đều đỗ xuống sân bay Ngũ Hành Sơn, để lại hơn mười nghìn người Việt Nam ở sân bay chính. Trong những người này có nhân viên lãnh sự quán với gia đình họ. Francis đề nghị cho hai máy bay Huey đến chở “hành khách hợp pháp" này về sân bay "Ngũ  tranh Sơn”. Nhưng hai máy bay vừa đỗ xuống thì đám đòng đã xô tới một lần nữa, lại đánh nhau để lên. Trên biển, những xuồng máy nhỏ đỗ dọc chiếc tàu Pioneer Contender. Dưới tiếng kêu thét vui vẻ của Ron Howard và các bạn đồng nghiệp. Một người Việt Nam níu chặt lấy cây thập tự nhỏ. Howard đứng dậy, lấy một thang dây trên tàu, quăng xuống cho anh ta và gọi Custer để cùng giúp người tị nạn lên tàu. Nhưng Custer vừa lắc đầu vừa xua tay và nói: Tôi không muốn ở trên tàu, tôi còn phái lo nhiều việc ở Đà Nẵng. Tìm nhân viên quan trọng người Việt Nam bị bó sót lại. Có ai giúp tôi không?
Howard không tin ở tai mình nữa. Anh nhìn những người khác ngồi trong tàu, không ai động đậy. Brunson Mc Kinley cuối cùng gật đầu và nói: Tôi đi. Anh là người duy nhất xung phong. Custer chào vĩnh biệt những người trèo lên thang sau cùng. Gặp may mắn, giữ gìn sức khỏe. Chiếc xuồng máy quay lại, biến trong sương mù. Howard trông thấy anh lần cuối cùng trong lúc leo lên cầu thang giữa. Anh nói với người bạn Việt Nam leo trước anh: "Trời chứng giám, tôi không có tính can đảm!". Howard tự an ủi mình quá sớm. Tình hình trên tàu Contender cũng như giấc mộng khủng khiếp anh đã thấy ở Đà Nẵng: 15.000 lính Nam Việt Nam chen chúc trên boong, một số đánh nhau, một số bắn những người dân đứng lẫn với họ. Cách đó mười milimét, một tên hiếp phụ nữ trong khi đó một tên khác gí súng vào người chồng chị ta. 35 người tị nạn Mỹ thì họp thành một nhóm nhỏ gần buồng lái. Một người Mỹ nói to với Howard, tay chỉ một binh lính Nam Việt Nam cầm súng, đứng trên boong tầng trên: chúng muốn đi Philippin, và đã nhốt thuyền trưởng rồi. Howard không cần phải suy nghĩ lâu mới biết nên làm gì. Anh ra hiệu cho mấy lính Mỹ cùng đi từ Đà Nẵng, trình bày  nhanh với họ kế hoạch của anh. Sau khi xem lại vũ khí, lính Mỹ bèn đi lên boong trên. Bốn lính Nam Việt Nam đứng dựa vào thành tàu mải nói chuyện với nhau không hề biết gì. Howard và lính Mỹ đánh ngã ngay, chúng không kịp kêu. Họ phá khóa. Người thuyền trưởng, choáng váng, đi từ ca bin ra, theo sau là mấy thủy thủ. Khi đã hoàn hồn, ông mới ồm ồm nói: các bạn biết không, chúng bảo với tôi từ Sài Gòn, chúng đến đây để lấy xe của Mỹ còn để lại. Tôi không ngờ lại xảy ra chuyện này. Ở Sài Gòn, không một ai trong chúng tôi có ý niệm gì về sự khổ cực của các bạn đồng nghiệp ở Quân khu I.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Chín, 2010, 05:50:35 am gửi bởi qtdc » Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #46 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 12:13:24 am »

Tin tức sơ sài chúng tôi nhận được buổi sáng là một mớ phóng sự của các nhà báo và báo cáo của lái máy bay kèm theo ảnh chụp từ trên không. Kèm theo nữa là việc Custer tỏ ý với Polgar chưa vội về Sài Gòn, làm cho chúng tôi yên tâm. Chúng tôi lại nói với nhau để tự an ủi: người chịu trách nhiệm ở ngoài đấy nắm vững tình hình. Thế rồi chúng tôi bình tĩnh đi làm việc. "Việc” này không chán như trước vì ngày 28 Martin và người thân cận của Weyang đã đến Sài Gòn. Ngay lúc Ron Howard và các bạn anh ở lãnh sự quán ngoài Quân khu I vật lộn để sống, thì Pat, Joe và cả tôi nữa đang hối hả chuẩn bị những bản báo cáo để trình bày với những nhân vật quan trọng về những sự kiện mà ngay bản thân chúng tôi cũng khó hiểu. Mc Kinley ngồi bên cạnh Custer, trên xuồng máy vượt sóng chạy vào bờ kinh đầy nước. Giữa đường, họ trông thấy một tàu kéo, chiếc Oseola (Mc Kinley nghĩ: đúng là một từ Mỹ), họ cho xuồng chạy đến. Custer nói: có thể tàu có nhiều sà lan. Họ đang cần để chở người tị nạn. Thực tế, không còn sà lan nào trống cả, chỉ có thể đứng được thôi. Hai người quyết định lấy hẳn chiếc Oseola làm căn cứ. Họ trông thấy Al Francis trên bến, mắt trũng, vẻ mệt mỏi. Nhưng Francis từ chối không chịu tản cư. Ông nói: Tôi còn phải ở lại một lúc nữa để giữ để giữ tinh thần người Việt Nam. Mc Kinley nói đùa một cách buồn bã: thế thì ở lại nhé rồi đi với Custer. Đấy là lần cuối cùng họ trông thấy Francis ở Đà Nẵng. Mc Kinley từ biệt Custer ở bến bên kia lãnh sự quán. Anh đi ngược phố đến biệt thự của Francis, liếc nhìn đám đông xem có mặt nào quen không.
Bọn kẻ cướp đã phá cửa nhiều nhà, nhiều cửa hàng vắng chủ. Chúng gói của cải vào vải bạt, vác lên vai chạy vượt lên Kinley. Lửa cháy ở những thành phố gần đấy. Trên tàu Pioneer Contender, Howard và các bạn Mỹ quan sát một cách bực mình hàng nghìn lính Việt Nam cũng đứng trên boong. Họ đã lên tàu gần một giờ, đã giải phóng thuyền trưởng và ổn định tư tưởng của thủy thủ bất bình thường chung quanh, họ vẫn là hỗn độn và bạo lực. Lính Nam Việt Nam giết những người nghi là Việt cộng! Thực tế đó là lính và dân đánh nhau đến chết để tranh một chỗ ở boong dưới.
Thế rồi có tin loan truyền người nhái cộng sản sắp đánh đắm tàu. Một lính Mỹ nêu ý kiến đuổi những người Việt Nam ở boong trên xuống, lấy dây bao quanh họ, phòng khi họ quay lại tiến công người Mỹ thì dễ bảo vệ hơn. Đuổi họ khỏi boong trên không phải là chuyện dễ: có đến gần một nghìn lính Nam Việt Nam phần lớn có vũ khí. Đuổi họ đi sẽ gây chuyện đánh nhau ngay. Nhưng nên chọn cách nào? Howard và mấy người nữa hỏi thuyền trường. Ông chấp nhận. Công việc được tiến hành ngay. Howard cầm súng, tiến đến nhóm lính gần nhất, yêu cầu gọi sĩ quan đến nói chuyện. Anh chững chạc bảo họ: Tàu không thể chạy được nếu trên boong còn cảnh hỗn loạn. Suốt buổi sáng và cả trưa nữa, Howard và bạn anh lần lượt đi nói với các nhóm lính như thế. Đồng thời họ tước vũ khí của lính và đẩy họ dần dần về phía sau, nhất là đối với những tên cứng cổ.  Ở trên bờ, Mc Kinley len lỏi mới ra được bến cùng với mấy người cộng sự Việt Nam. Được Custer giúp đỡ, anh đẩy những người bạn này lên một xuồng máy. Mất 45 phút mới ra tới tàu Oseola và 5 phút mới lên được tàu. Custer quay mũi xuồng vào bờ. Trong khi đó, tàu Oseola kéo theo nhiều sà lan tiến về nơi hẹn trước bằng radio với tàu Pioneer Contender sẵn sàng chở người tị nạn.
Suốt buổi sáng, hai máy bay lên thẳng của hãng Hàng không Mỹ bay qua bay lại giữa sân bay nhỏ của ủy ban quốc tế kiểm soát ở gần nhà Francis và đường băng ở núi Ngũ Hành Sơn. Đến trưa, cả hai máy bay đều sắp cạn dầu. Phi công báo cho Francis, họ phải đến một đảo nhỏ cách bờ khoảng một trăm kilômét để lấy nhiên liệu. Không để mất một phút, Francis gọi đến sở chỉ huy của Trưởng yêu cầu cho một máy bay lên thẳng đến chở người tị nạn từ sân bay nọ cho đến sân bay kia. Trưởng nhận lời, cho hẳn máy bay lên thẳng và phi công riêng của ông đến. Có thêm máy bay, Francis cho chở được hết khách ở sân bay người tị nạn của ủy ban quốc tế kiểm soát trước ba giờ chiều.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #47 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 12:14:22 am »

Khi người tị nạn cuối cùng lên máy bay, Francis ra lệnh cho người lái bay đi, không chờ ông. Francis muốn quay lại lãnh sự quán xem còn ai không. Mười phút sau, người lái máy bay của Trường đỗ xuống phía Đông sân bay núi Ngũ Hành Sơn và cho người xuống. Nhưng anh ta không biết rằng những người kiểm soát của hãng Hàng không Mỹ vừa chọn một nơi khác để máy bay đỗ nên nhóm người tị nạn này bị bỏ lại. Xế chiều, Francis đến núi Ngũ Hành Sơn kiểm tra lần cuối, ông thấy những người tị nạn rét run, ôm lấy nhau như đám gà con sợ hãi, ông gọi radio cho nhóm Hàng không Mỹ xin một chuyến bay nữa nhưng binh lính Nam Việt Nam đã đặt pháo binh sẵn sàng nhả đạn vào đường băng. Francis đến thảo luận với họ, họ đồng ý hoãn việc phá đường băng để máy bay đỗ với điều kiện chở một số sĩ quan và binh lính đi tản cư. Do đó trong số 93 người đi trên chiếc C.47 cuối cùng, một nửa là binh lính Nam Việt Nam.
Nhưng cả sự nhượng bộ ấy cũng không có ích gì. Máy bay vừa lăn bánh trên đường băng, hàng trăm binh lính khác đổ xô đến bám lấy cánh, lấy càng như họ muốn giữ máy bay lại để báo thù? Francis chạy đến, thét mắng, chửi bới, thậm chí đánh những người lính. Sự khiêu khích có hiệu quả ngay: lính quay lại đánh ông, máy bay cất cánh ngay. Francis có thể bị giết nhưng ông nhanh trí, giả vờ chết. Bọn lính sợ hãi, lùi lại, rồi trở về với đại bác của họ.
Một người Đức, hai người Anh giúp việc cho một tổ chức từ thiện, đứng xa chứng kiến cảnh này. Họ vội vàng chạy đến nâng ông tổng lãnh sự dậy. Tuy bị đánh và ngất đi nhưng ông không đau lắm, chỉ bị thương ở cổ. Tuy vậy, Sài Gòn khi thất thủ hai năm rồi, ông vẫn còn khó chịu.
Quá trưa ngày 28 tháng 3, sư đoàn 3 Nam Việt Nam đóng ở phía Tây Nam Đà Nẵng không còn nữa: Vừa bị pháo binh cộng sản bắn, vừa bị gánh nặng gia đình thôi thúc, sư đoàn tan rã nhanh. Một số lính thủy ở phía Bắc thành phố lui ra bờ biển vì trước chúng, lực lượng Bắc Việt Nam rất đông sắp đè bẹp chúng. Tin thất trận bay về bộ tư lệnh tướng Trưởng. Trưởng gọi Thiệu ở Sài Gòn đề nghị dành cho ông ta một sự "linh động" nào đó. Thiệu không thèm hỏi gì vì biết rằng linh động có nghĩa là tản cư ngay và triệt để bằng đường biển!
Còn Francis và trưởng chi nhánh CIA ở Đà Nẵng có vẻ tranh nhau tỏ rõ cho đồng nghiệp đã xuống tàu, mình có vinh dự là người Mỹ cuối cùng rời thành phố! Tổng lãnh sự vừa thoát chết ở sân bay Ngũ Hành Sơn. Cùng với mấy người Anh, đi máy bay lên thẳng đến sở chỉ huy của Trưởng nói là để giúp ông ta. Custer dành cả buổi chiều để đi đi lại lại giữa tàu Oseola và bến sông Hàn. Trước tối, xuồng máy anh ta hết dầu, cách lãnh sự quán không xa lắm. Anh cùng với người lái dùng một xuồng khác đi ra tàu kéo.
Chiều xuống, sương mù tỏa ra. Nhìn xa được đến đâu thì thấy mặt nước biển ở đấy đầy những thứ thành phố vứt đi. Tàu, thuyền bè đánh cá, phà nhấp nhô trên sóng. Trên tàu Pionneer Contender, Ron Howard và các bạn đã đuổi được phần lớn binh lính Việt Nam xuống dưới. Nhưng ở giữa tàu chật như nêm cối. Những người Mỹ thấy rằng họ không thể giữ riêng cho họ boong trên. Suốt buổi chiều, Contender vẫn tiếp nhận người tản cư. Những thuyền, xuồng áp mạn tàu đến đâu thì trên tàu lại thả thang và cho cầu xuống đến đấy. Những người tị nạn mạo hiểm trèo lên boong. Nhiều người, nhất là người già và trẻ em, trượt chân ngã xuống biển, bị thuyền buồm nhận chìm hoặc sóng cuốn đi. Thuyền, xuồng cũng bị sóng vỗ va vào tàu.
Đến tối, Ron Howard thôi không đếm số người chết nữa. Anh đã trông thấy hơn một nghìn người rơi xuống nước rồi. Ở sở chỉ huy của Trưởng, Francis và hai người Anh trông thấy ông ta đang hủy hồ sơ và bản đồ. Phần lớn bộ tham mưu của Trưởng đã đào ngũ. Ba người phương Tây giúp ông ta đốt tài liệu rồi cùng lên máy bay lên thẳng của Trưởng bay về bộ tư lệnh hải quân Việt Nam, đặt trên một bán đảo ở gần bến lớn cảng Đà Nẵng. Đêm xuống, khi ho hạ cánh trước trụ sở có ánh đèn mờ. Dọc bến có nhiều xuồng chở đầy binh lính. Những người lính khác ngồi trên bến, chân thò xuống nước, Francis hỏi một sĩ quan mượn một chiếc xuồng để ngược sông đến lãnh sự quán, anh này nhún vai. Trong đêm, Ron Howard xem đồng hồ bỏ túi. Sắp mười giờ. Trong tám giờ trước tàu Pioneer Contender chở được bảy nghìn người tị nạn. Tiếp tục nghe thấy tiếng súng nổ ở boong dưới. Bọn lính Nam Việt Nam vẫn giết dân để chiếm chỗ, mỗi lúc một nhiều hơn. Mấy người Mỹ định can thiệp nhưng nhiều người khác không muốn có một cuộc đụng độ với lính. Cuối cùng, quyết định không chờ thêm người nào nữa.
Giữa lúc đó ba sà lan lớn đến gần tàu Contender, chở khoảng ba ngàn người. Một trọng lượng quá sức chứa của tàu. Sà lan thứ nhất cho người lên. Những người Mỹ đứng trên boong trên bắn một tràng đạn trước mũi sà lan thứ hai để cánh cáo. Một tàu kéo chạy sau sà lan lập tức quay mũi. Trên tàu lấp lánh, dưới ánh sáng một đèn chiếu: Oseola, chiếc tàu Mỹ khác.
Khuya rồi mà máy bay từ Đà Nẵng vẫn tiếp tục hạ cánh xuống sân bay Tân Sơn Nhất ở Sài Gòn. Người Việt Nam và người Mỹ bước xuống đường băng, đầy nước mắt. Nhiều viên chức của chi nhánh quốc tế “cho sự phát triển" và của cơ quan hành chính sứ quán tổ chức một cuộc phân loại. Người Mỹ được phân loại nhanh chóng đi khách sạn hay những biệt thự của sứ quán. Nhưng không ai sắp xếp chỗ ăn, ở cho người Việt Nam, phần đông chưa ra khỏi Đà Nẵng bao giờ. Những cơ sở tiếp nhận họ ở Cam Ranh và vùng đồng bằng chưa chuẩn bị xong.
Đêm ấy, tôi đi lang thang giữa những người Việt Nam. Họ im tiếng, ngồi yên trên nền xi măng, khuỷu tay đặt trên va li, nhìn đăm đăm, khó chịu. Nhân viên sứ quán và bộ ngoại giao phân phát cho họ nước chè và bánh săng-uých. Một số nhân viên CIA vừa đi máy bay từ Đà Nẵng đến, cố lấy lại tinh thần bằng cách đến bar ở khách sạn Duc. Nhưng chỉ được một lúc, phần đông đi nằm. Một viên chức già khuỵu xuống, khóc trước mặt vợ. Mặc dù không muốn, ông thuật lại quá trình ông đưa bạn bè và cộng tác viên người Việt Nam vượt qua bao nhiêu chuồng sắt đặt ở núi Ngũ Hành Sơn để bao vây họ. Đó là kỷ niệm đau buồn nhất của ông trong những ngày cuối cùng ở Việc Nam: sau những chuồng ấy là những khuôn mặt điên dại, những cặp mắt hoảng sợ và những trẻ con khóc hết hơi.
Đến 12 giờ, Custer ở trên tàu Oseola, bình yên, cùng với nhiều đồng nghiệp CIA. Anh đã từ bỏ ý định một mình cứu Đà Nẵng. Anh nằm đài trên boong, nghỉ ngơi. Trong đêm, tiếng đại bác nổ, những tiếng kêu của người hấp hối làm anh không thể nào ngủ được. Từ buồng lái, thuyền trưởng có thể trông rõ ở xa xa, ánh sáng tàu Pioneer Contender. Nhưng nay, ông quyết định không cho tàu mình tới gần nó, nhất là vừa rồi lại có những viên đạn nhằm vào tàu Oseola. Chắc là tàu Contender không muốn cho thêm người lên nữa, nay ông phải tìm cách xa lìa hàng nghìn người tị nạn chất trên xà lan do tàu ông kéo.
Một nhân viên CIA, đánh radio cầu cứu (SOS) tất cả các tàu ở phía Nam biển Đông. Quá nửa đêm, một quả đạn đại bác nổ sau sở chỉ huy. Quả thứ hai nổ đằng trước mặt. Quả thứ ba, trúng giữa, quả thứ tư, trúng một sà lan giết khoảng một trăm người. Những cơ sở của hải quân đặt trên một bán đảo nhỏ, bên ngoài Đà Nẵng, căn cứ cuối cùng của tướng Trưởng, đang bị pháo binh cộng sản bắn phá dữ dội.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #48 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 12:15:19 am »

Lúc trận pháo kích bắt đầu, Francis đang đi dọc bến, tìm một sà lan máy để ngược dòng sông: Trong lúc hoảng sợ, ông tưởng những tiếng nổ đầu tiên do đạn rốc két 122 milimét, và ông rất yên trí vì súng rốc két này bắn thiếu chính xác. Chắc cộng sản gặp may nếu họ trúng mục tiêu! Nhưng họ bắn mỗi lúc thêm chính xác, ông hiểu rằng có người chỉ mục tiêu ở gần đâu đây và không phải đạn rốc két mà là đạn đại bác 105 milimét họ chiếm được của quân Nam Việt Nam. Cùng với hai bạn người Anh, Francis vắt chân lên cổ chạy xuống bãi biển và những xuồng nước. Bơi khỏi tầm súng, họ nghe thấy tiếng máy nổ của một tàu tuần tra ven sông đang từ từ quay lại. Họ bơi đến và lên tàu. Ba người ở cách bờ biển khoảng hơn một nghìn mét. Họ được chuyển sang một tàu HQ5, tàu tuần tra ven biển. Francis rất bằng lòng thấy binh lính trên tàu có kỷ luật, vì có sĩ quan chỉ huy cùng đi với họ. Thuyền trưởng báo cho Francis biết ông phải ở trên tàu cho đến khi xong việc tản cư. Nhờ vậy, thuyền trưởng chắc chắn được người Mỹ giúp đỡ.
Đài radio tàu HQ5 không thể liên lạc trên sóng với các tàu dân sự chạy chung quanh khu vực ấy. Francis buộc phải đánh một điện về bộ tư lệnh Hải quân Việt Nam ở Sài Gòn đề nghị chuyển cho những tàu đang tuần tra gần tàu HQ5 biết tin ông. Nhờ đó Custer và các bạn anh mới rõ Francis đã thoát được.
Suốt đêm ấy, những người Mỹ trên tàu Oseola thay nhau gác. Thỉnh thoảng họ phải bắn chỉ thiên để đuổi những tàu đánh cá và xuồng chở đầy người chạy đến gần. Radio của sứ quán Sài Gòn đều đều ra chỉ thị và động viên họ. Quá nửa đêm, người trên tàu Oseola thấy ánh đèn tàu Pioneer Contender xa dần. Tàu này chạy đi Cam Ranh. Phải mất 15 phút mới tới. Có đủ thức ăn trong bếp cho thủy thủ, 40 người Mỹ và khoảng một trăm người phương Tây khác nhưng không có gì cho đám đông người Việt Nam đang ở trên boong chính. Ron Howard và các bạn anh dùng một vòi chữa cháy, cố phân phối nước cho họ. Nhưng mỗi lần anh cầm lấy vòi thì đằng sau, binh lính Việt Nam lại cắt vòi. Người thầy thuốc duy nhất trên tàu là một ông già di cư, ông đặt trạm xá trong bếp. Trên tàu, Howard giúp ông đỡ đẻ cho một phụ nữ Việt Nam sinh con trai.
Sáng 20, trời mưa và rất lạnh. Biển động hơn hôm trước. Lúc trời rạng đông, một nhân viên CIA ở tàu Oseola trèo lên đài quan sát. Anh nhìn thấy nhiều sà lan đang đang rập rình chung quanh, chở hàng nghìn người, trong đó có nhiều người chết. Xác để lẫn giữa người sống, không thể vất được xuống biển. Mấy sà lan bị bỏ lại, đang trôi, người đi trên những sà lan này, đã được chuyển lên tàu Pioneer Contender đêm trước. Trên sà lan, đầy rác rưởi. Khi sương tan, nhân viên CIA nhận ra giữa những đống quần áo, hành lý, đồ đạc, không phải là những mẩu gỗ mà là chân, tay con người.
Sáng 29 tháng 3, không rõ giờ nào, tướng Ngô Quang Trưởng, từng được coi là sĩ quan ưu tú nhất của quân đội Nam Việt Nam đang bơi và trôi giữa những con sóng nguy hiềm ở ngoài khơi Đà Nẵng. Ông không phải là người bơi giỏi, người ta phải vớt ông ta lên đưa lên tàu tuần tra Việt Nam đang đón. Trưởng ở trên tàu trong những ngày sau đó. Đằng xa, lính còn lại của những sư đoàn mà ông từng tự hào, đang cướp phá, đốt thành phố thứ hai của Nam Việt Nam. Trong số hai triệu người còn lại ở Đà Nẵng, một trăm nghìn người là binh lính đào ngũ thuộc các sư đoàn thứ nhất, thứ nhì và thứ ba và sư đoàn lính thủy đánh bộ, tất cả đều bị bao vây như đàn chuột. Chúng sẵn sàng phản bội, ăn cướp, giết người để khỏi sa vào vực thẳm và để cứu gia đình. Ở Sài Gòn, Polgar đọc những bản báo cáo "hoạt động” ở Quân khu I, với sự lo lắng mỗi lúc một tăng. Đúng ngày lãnh sự quán Đà Nẵng đóng cửa, ngày hôm trước, ông đã ra lệnh một lần cho Custer rời ngay Đà Nẵng về Sài Gòn. Nhưng trưởng chi nhánh Đà Nẵng, quyết chơi trò anh hùng cho đến chót, đã làm như không biết có lệnh ấy.
Do đó, lúc này anh đang ngồi ở cảng Đà Nẵng, từ chối không chịu kéo neo. Sau này, anh nói rằng anh ở lại để góp sức vào việc tản cư những người khác, nhận thêm tin mới và bảo vệ an ninh cho Francis. Nhưng Polgar cho là Custer quá mạo hiểm vô ích và khi ông gọi radio được cho Custer đang ở trên tàu Oseola, ông báo thẳng anh như thế. Ngày 29 tháng 3, tổng thống Ford chuẩn bị rời Hoa Thịnh Đốn để nghỉ lễ Phục sinh ở Palm Springs, California. Ông báo cho Quốc hội biết bốn tàu vận tải của hải quân Mỹ và nhiều tàu đi thuê khác đang tiến về vùng biển Nam Việt Nam để tham gia vào việc tản cư nhân dân những cảng bị bao vây. Daniet Parker, giám đốc chi nhánh quốc tế phát triển chịu trách nhiệm điều hòa công việc đón nhận những người tị nạn, do chi nhánh quốc tế phát triển chịu trách nhiệm điều hòa công việc đón những ngươi tị nạn do chi nhánh của ông đài thọ. Bộ Hải quân cũng chi tiền cho việc tản cư.
Logged
qtdc
Thượng tá
*
Bài viết: 3299


« Trả lời #49 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 12:16:14 am »

Ford coi công việc này hoàn toàn “có tính nhân dạo". Tàu đậu bên ngoài khu vực có những trận đánh. Ở Sài Gòn, sứ quán cũng đồng thời báo tin tổ chức một cầu hàng không cấp tốc, bằng những máy bay mới chở dụng cụ y tế và thiết bị quân sự từ Mỹ sang.
Không để phí thì giờ, Bắc Việt Nam công khai tố cáo ngay những biện pháp do tổng thống Ford đưa ra, coi đó là một sự vi phạm nghiêm trọng hiệp định Paris. Và họ tăng thêm cường độ bắn phá Đà Nẵng. Suốt buổi sáng 29, radio Sài Gòn cố gắng làm yên lòng những người trên tàu Oseola. Tàu của hải quân Nam Việt Nam đến cứu họ. Qua màn mưa, chỉ thấy người tị nạn ở Đà Nẵng xỉu đi. Nóng ruột, Mel Chatman nói: Tôi phải trở lại đề tìm một vài người của tôi. Bạn anh cố khuyên anh đừng đi nhưng Chatman, một nhân viên người da đen của chi nhánh quốc tế phát triển không nghe. Anh bước xuống một xuồng máy đi vào bờ. Mấy giờ sau anh trở lại thất vọng, không đón được ai. Anh nói: "Thành phố rất lộn xộn, tôi không dám bước lên bờ. Mel Chatman không phải là người Mỹ duy nhất định trở lại Đà Nẵng buổi sáng ấy. Edward Daly, giám đốc của hãng Hàng không thế giới cũng đến xem xét tại chỗ. Sứ quán Mỹ suốt đêm trước, đã cố khuyên ông không nên đi, nhưng ông không nghe, nhắc lại rằng: những máy bay của ông là hy vọng cuối cùng của hàng nghìn người tị nạn bị nghẽn lại trong thành phố. Ông bay từ Tân Sơn Nhất lúc bình minh với hai phi cơ 727, ông ngồi trong phi cơ đi trước. Lúc chiếc máy bay này hạ cánh, trên đường băng này đã có hàng nghìn lính vũ trang và dân thường. Khi thang máy bay hạ xuống, những kẻ khỏe và nhanh nhẹn nhất ập tới leo lên máy bay Daly bắn chỉ thiên mấy phát súng để mong chúng ngừng lại nhưng vô ích. Một nhóm vô tuyến truyền hình người Anh, vừa đến quay phim, bị chúng xô ngã, dẫm lên. Phải cho một máy bay lên thẳng của hãng Hàng không Mỹ đến cứu họ.
Không đầy mười phút, hơn 270 người, hầu hết là lính (vì chỉ có hai phụ nữ và một trẻ em) đã ngồi đứng chật cả máy bay của Daly. Lúc chiếc máy bay phản lực lớn lăn bánh, một binh sĩ vì không được đi, chạy theo máy bay, ném một quả lựu đạn làm hỏng sân bay. Quân Bắc Việt Nam nã đạn rốc két vào đầu đường băng. Chiếc máy bay 727 thứ hai không dám đỗ xuống nữa. Một nhà báo Mỹ ngồi trên chiếc 727 thứ nhất gọi chuyến bay này là "Thoát khỏi địa ngục". Hàng chục người còn bám vào cánh máy bay hoặc ở trên đường băng lúc máy bay lăn bánh, do đó nhiều người bị chết hoặc rơi xuống đất khi máy bay cất cánh. Người ta còn tìm thấy nhiều xác chết trong hộp cánh máy bay. Lối đi giữa ca bin đầy máu. Chiếc máy bay Mỹ cuối cùng rời Đà Nẵng trong tình thế đó.
Gần trưa, mười máy bay lên thẳng nhỏ Nam Việt Nam bay từ sân bay chính. Trên mỗi chiếc có 20 người lính, tăng gấp đôi sức chở bình thường. Vì sân ở núi Ngũ Hành bị uy hiếp nặng, những máy bay này không thể đỗ xuống được. Một người lái không biết Chu Lai đã thất thủ, cho máy bay hạ cánh xuống đấy, anh bị bắt làm tù binh. Trong số chín máy bay còn lại, bốn chiếc bị bắn rơi, một chiếc bay ra một đảo ở phía Đông Nam Đà Nẵng, những chiếc kia mất tích, không còn một đấu vết. Trên cầu tàu Oseola, Brunsun Mc Kinley quan sát những sà lan và tàu đánh cá đậu chung quanh. Anh ước tính số người đi lên tới mười nghìn, mười nghìn người Việt Nam đủ lứa tuổi, thuộc mọi tầng lớp. Những người khỏe và những người ốm.
Thì giờ trôi qua, số lượng giảm dần, người già và người tàn tật gục xuống vì phải nhịn ăn, vì mưa lạnh trút xuống không thương tiếc. Suốt buổi sáng, những người Mỹ gọi Sài Gòn thả dù nước uống xuống. Họ đã phân phát một lần nước uống cho những người trên sà lan đậu gần bằng vòi chữa cháy, nhưng họ vần còn cần nước uống nữa.
Sứ quán Sài Gòn ở trong tình trạng bối rối. Martin đã ngồi ở phòng làm việc, bảo những nhân viên của chi nhánh quốc tế phát triển (USAID) tìm thực phẩm, nhất là nước uống đem cho người tị nạn trên tàu. Người phụ trách USAID ở địa phương trả lời ông: mọi việc sẽ làm xong trong bốn hay năm ngày. Martin phản ứng: không phải như thế. Rồi ông quay lại nói chuyện với Polgar. Mấy giờ sau, máy bay của hãng Hàng không Mỹ do CIA thuê từ Nha Trang, bay lên phía Bắc, chở dầu, thực phẩm và nước uống. Tất nhiên, thực phẩm ấy chỉ dành cho binh lính Nam Việt Nam và những người cộng sự của sứ quán hoặc của CIA.
Buổi tối ngớt mưa. Mc Kinley lên cầu tàu Oseola nhìn về Đà Nẵng lần cuối cùng. Nghe thấy tiếng đạn rốc két và đạn đại bác nổ. Những ánh lửa đạn xé những đám mây dày đang từ núi bay xuống thành phố. Bỗng chốc, anh chú ý đến một tiếng nổ giống như tiếng súng. Hai tàu nhỏ vừa đâm vào nhau. Một tàu đang bị nguy. Lính trên tàu này định cướp tàu kia nhưng Ở đấy cũng có lính. Thế là hai bên bắn nhau. Mc Kinley chứng kiến đầy đủ. Anh có cảm tưởng đứng trước một cuộc chiến đấu giữa những người săn bò tót nhưng anh không thể can thiệp được. Người trên tàu Oseola không dám xem, ngồi nấp sau be tàu. Tàu nhỏ thứ nhất đắm, một người ở trên đó ném một quả lựu đạn sang tàu thứ hai.
Không đầy năm phút, người trên hai tàu nhỏ đều rơi xuống nước. Nhiều người chết, nhiều người vật lộn với sóng. Trên cầu tàu kéo, những người Mỹ đang nhìn, sợ hãi và bất lực.
Những sư đoàn quân Bắc Việt Nam của tướng Lê Trọng Tấn lúc này ở cách Đà Nẵng 3 kilômet. Thành phố đã bị bắn phá dữ dội. Mấy giờ trước họ đã chiếm Hội An, cách bờ biển 24 kilômet. Đó là thị xã thứ 13 quân cộng sản chiếm được từ ngào họ mở chiến dịch Đông – Xuân.
Buổi tối hôm ấy, tàu Pioneer Contender bỏ neo ở Cam Ranh. Một máy bay của hãng Hàng không Mỹ đến đón Ron Howard và những nhân viên CIA khác trở về Sài Gòn. Một giờ sau lúc họ tới Tân Sơn Nhất, những người lính gác CIA bắt họ đeo súng. Howard tỏ vẻ sung sướng về sự cẩn thận này. Anh nói: Tôi sẽ có cái để trị những viên chức tồi tàn của sứ quán.
Một máy bay của hãng Hàng không Mỹ bay thấp trong bóng tối. Một nhân viên radio của CIA trên tàu Oseola, hướng dẫn người lái thả hàng xuống. Thùng nước đầu tiên nặng 25 kilôgam vỡ tung đầy mũi tàu. Nhân viên radio điều chỉnh lại điểm thả. Thùng thứ hai rơi như một hòn đá xuống vọng kiểm soát. Những mảnh plastique vỡ tung, làm bị thương một người Việt Nam và làm gãy cần ăng ten radio. Người Việt Nam bị thủng hai mắt, còn nhân viên radio của CIA phải mất ba giờ mới làm được ăng ten mới. Trong lúc ấy, Custer và những người khác đẩy những thùng nước xuống biển cho những sà lan và tàu nhỏ đậu đằng sau. Tối muộn hôm ấy, điện radio của Francis gửi cho họ do Sài Gòn chuyển, báo tin ông đã thoát nạn.
Ảnh: Những người di tản bằng thuyền cuối cùng đang bám trên dù hàng để được cẩu lên tàu S.S Pioneer Contender ở ngoài bờ biển Sơn Trà, Đà Nẵng
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Chín, 2010, 07:45:32 pm gửi bởi qtdc » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM