Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:11:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cành thanh mai đã ra hoa (truyện ký - Hà Dũng)  (Đọc 31544 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nttran1979
Thành viên
*
Bài viết: 45


« Trả lời #20 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2010, 05:56:23 am »

NƠI DÒNG SÔNG ẤY (truyện ngắn - Đình Kính)
.



Làm việc với một số cán bộ kỹ thuật trên cầu xong, Giang lần theo con đường mòn trở về lán ở. Nhờ ánh điện từ trên cầu hắt xuống, cô bước khá nhanh. Giang đẩy tấm cửa bằng nứa lách nhẹ người vào lán. Trong lán, mọi người ngồi vây quanh một anh bộ đội, chăm chú nghe anh kể chuyện. Giang rón rén bước lại ngồi bên Hoa. Cô ý tứ vuốt những giọt nước mưa đọng trên mái tóc. Hoa quay lại thì thầm:

- Công việc trên cầu ra sao rồi, Giang?

- Tạm ổn, nếu ngày mai trời chỉ mưa thế này, chúng mình sẽ đổ bê tong cho móng trụ giữa- Quay nhìn anh bộ đội, Giang ghé sát tai Hoa- Có phải anh ấy ở đơn vị bộ đội về đây cùng chúng mình tham gia xây dựng con đường này?

Hoa gật đầu:

- Trước đây anh ấy từng chiến đấu ở vùng này.

- Nay lại trở về đây để xây dựng…

- Anh ấy đề nghị với tổ chức như thế. Đó là nguyện vọng của anh. Mảnh đất này với anh có nhiều kỷ niệm…Thôi, nghe tiếp chuyện đã.

Câu chuyện của người chiến sỹ đang làm mọi người thích thú với lối đánh tàu thần kỳ, táo bạo và đầy mưu trí của người anh hùng, thì giọng nói người kể tự nhiên lặng xuống, chậm rãi:

-… Rồi sau nhưng lần làm cho bọn địch thất điên bát đảo tại quân cảng với hàng chục chiếc tàu nổ tung, một hôm tổ chúng tôi được lệnh đánh chiếc cầu này, và bữa đó… anh đã vĩnh viễn nghỉ lại nơi đây với con sông…

Người chiến sỹ ngừng kể. Cả lán im lặng. Những cặp mắt cùng nhìn ra chiếc cầu, ở đó ánh sáng đèn hàn lóe lên nhấp nháy không ngớt. Từ bờ sông, gió mang theo hơi nước lùa qua kẽ hở những tấm liếp mới dựng tạm, phả vào mặt mọi người lành lạnh. Phía ngoài, mưa bụi bay lất phất. Trời tối sẫm.

Tổ trộn bê tong của Hoa ngồi yên hồi lâu. Cái chết của người chiế sỹ đặc công trong câu chuyện kể đã khiến cho họ xúc động. Tổ trưởng Hoa hất nhẹ hai bím tóc đuôi sam mới tết xong ra phía sau, vòng tay ôm gọn lấy lưng Giang, hỏi:

- Trận đó rồi có đánh sập được cây cầu không , anh?

Có ánh mắt một bạn trai quay về phía Hoa. Cô nhận ra câu hỏi của mình thừa. Nhưng mọi người không chú ý, họ muốn nghe tiếp câu chuyện.

Người chiến sỹ ngồi xếp bằng trên phản, giữa những người công nhân xây dựng cầu. Anh trông còn trẻ, đôi mắt linh lợi, da mặt rám nắng, đôi lưỡng quyền nhô cao nên trong anh hơi gầy. Anh vặn bấc đèn dầu cho ngọn lửa tỏa sáng hơn, giọng thong thả:

- …Trước lúc ra đi, anh đã thay mặt chúng tôi hứa với ban chỉ huy là bằng giá nào cũng sẽ đánh sập chiếc cầu trong đêm. Sống với anh lâu, chúng tôi hiểu người tổ trưởng của mình lắm. Khi anh đã quyết thực hiện vấn đề gì, tức anh biết giá trị của việc làm đó. Lần này cũng vậy, đêm ấy quân ta sẽ nổ súng ở mặt trận phía bắc. Phá gục chiếc cầu này là chặt đứt con đường tiếp viện của địch lên phía đó, tạo điều kiện cho bộ đội tiêu diệt địch, vì vậy đánh chiếc cầu có ý nghĩa đặc biệt.

Tôi, Hồng và anh, mỗi người mang một khối thuốc nổ trên lưng. Chúng tôi lặng lẽ men vánh đã lấn lên phía thượng nguồn, cố tránh không để bọn địch phát hiện. Khoảng 11 giờ đêm, chúng tôi thả mình xuống nước. Dạo đó đang mùa lũ, nước sông cuồn cuộn chảy xiết. Gần đến cầu, bị những chiếc mố lừng lững chặn lại, nước rẽ ra, càng xoáy mạnh. Trên cầu, ánh điện sáng lóa mắt. Lính ngụy mang súng, nện gót giày cồm cộp, mắt lơ láo soi xuống dòng nước và sẵn sàng xả đạn vào bất cứ vật gì khả nghi trên mặt sông. Làm thế nào “bắt” được mỗ cầu để gắn thuốc nổ vào đó mà không bị dòng nước cuốn trôi? Anh bảo chúng tôi cùng buộc mình vào một sợi dây ni lông khá bền, mỗi người cánh nhau độ vài chục mét. Sợi dây đã gắn chúng tôi lại với nhau. Cách mục tiêu khoảng hơn 100 mét, anh ra hiệu cho Hồng và tôi dàn thành hàng ngang, lặn xuống. Nước đẩy chúng tôi lao nhanh vào cầu. Tôi đang lần mò giữ dòng nước sôi lên đục ngầu để tìm mố cầu thì nghi tiếng đạn Ả.15 nổ lụp bụp. Lộ rồi! Tôi vội ngoi lên quan sát. Tiếng bọn địch la hét hoảng loạn, thất thanh. Tôi thấy một tay anh đã bám được vào mố cầu giữa, tay kia anh rút nhanh con dao găm cắt đứt sợ dây. Tôi chưa kịp hiểu thì, sợ dây buộc ngang hông nhẹ tênh, chùng xuống. Rất nhanh, dòng nước giữa hai mố cầu ấp tới, cuốn tôi đi. Tôi chới với cố quanh lại, nhưng không được, dòng nước xiết quá mạnh. Tôi chỉ kịp thấy hai đang hai tay ôm chặt lấy mố cầu. Đôi mắt anh rực lên. Anh nhìn theo tôi. Đôi mặt ấy, cho mãi tới bây giờ, làm sao mà quên được! Đôi mặt như muốn nhắn với chúng tôi rằng hãy nói lại với mọi người là anh đã hoàn thành nhiệm vụ. Tôi giãy giụa giữa dòng sông, nước mắt ứa ra. Bất lực. Tôi cố gắng gọi thật to: Anh Lê! Nhưng một tiếng nổ dữ dội đã dồi tôi lên, giạt ra xa. Hoành cảnh đã buộc anh phải tháo kíp cho khối thuốc nổ nổ ngay.

Người chiến sỹ lại ngồi im. Hoa ôm chặt người Giang, cô thấy như bị hẫng, rồi bật lên câu hỏi:

- Anh ấy có phải là Nguyễn Hồng Lê không anh?

- Đúng. Nguyên Hồng Lê- Người chiến sỹ trả lời đầy vẻ tự hào – Tên anh là Nguyễn Hồng Lê, chiến sỹ săn tàu nổi tiếng của đơn vị đặc công thủy chúng tôi.

Giang giật mình, choáng người, tưởng như mình nghe nhầm. Trời, chính anh đã đánh sập chiếc cầu mà hôm nay em tới ư? Chao ơi, sau ba năm xa anh, cái hôm gặp lại anh trên tờ báo Đảng, anh biết không, em lặng đi. Em không tin ở mắt mình nữa. Nhưng em không khóc, em chỉ nhớ. Nỗi nhớ của bao năm xa nhau đều lắng cả vào cái ngày hôm ấy. Chưa bao giờ em thấy anh gần gũi, gắn bó và thân thiết với em đến thế. Nhưng hồi ấy em chỉ biết anh đánh sập một chiế cầu để ngăn địch…Thế ra con sông, chiếc cầu này! Nghe bạn anh kể, em đã ngờ ngợ…Và từ hôm đó, chiều nào cũng vậy, khi mặt trời chỉ còn để lại chút ánh sáng mỏng dát trên vòng mỏ quê mình, em lại cầm tờ báo có hình anh, lại men theo những triền đã nhô ra biển, nơi anh vẫn kể cho em nghe những chuyện kỳ thú, dữ dội của biển và những ước mơ cháy bỏng, những dự định táo bạo của anh. Ừ, thế mà có lúc em chưa hiểu hết anh. Có phải là có lần, em đã ngớ ngẩn hỏi: “Sao anh lại vào ngành xây dựng, chả nhẽ ngành y, ngành sư phạm, ngành dược không thú hơn sao?”. Em nhớ lúc đó anh chỉ cười “Đất nước mình còn nghèo, hết chiến tranh lại cần có nhiều công trình, nhiều con đường em ạ”. Còn em, em có ý định học hết lớp 10 sẽ đi ngành sư phạm. Anh không phản đối, anh nói “Đó là một nghề cao quý…”. Thế mà khi nghe tin anh, em đã quyết định thi vào trường đại học xây dựng. Tổ quốc mở con đường sắt Thống Nhất, con đường bao nhiêu năm bị gián đoạn bởi chiến tranh, em đã xin đi. Em muốn làm cái việc mà anh ao ước. Không ngờ em lại đến với con sông này, chiếc cầu này. Em đã đến chỗ anh…
Logged
nttran1979
Thành viên
*
Bài viết: 45


« Trả lời #21 vào lúc: 24 Tháng Mười, 2010, 02:44:44 pm »

Người chiến sỹ kể tiếp. Anh không nghĩ rằng ở đây, giữa những người thợ cầu trẻ tuổi có một người con gái vừa mới ra trường đang chăm chú nghe anh nói, lại hiểu về cuộc đời người anh hùng hơn cả anh.

- … Anh Lê là học sinh đại học khoa cầu đường, một con người đầy ước mơ. Anh vẫn kể cho chúng tôi nghe về sự giàu có của Tổ quốc, về những dự định đẹp đẽ góp phần xây dựng đất nước của anh. Nhưng anh bảo đất nước hiện tại còn giặc. Tổ quốc đang cần người thanh niên trong bộ quân phục. Ngồi yên sao được khi quê hương mình bị bom đạn Mỹ cày xới hàng ngày. Thế là anh nhập ngũ. Anh về đơn vị săn tàu trước chúng tôi. Anh bơi giỏi và khá dai sức. Một đêm tôi và anh được lệnh đánh gấp chiếc tàu một vạn tấn của địch chở vũ khí vừa vào cảng hồi chiều. Chúng tôi lần mò, né tránh mãi mới vượt qua được hàng rào tàu tuần tiễn và can nô địch ken dày ở vòng ngoài. Gắn xong khối thuốc nổi đã định giờ vào thân tàu, nhìn đồng hồ, đã ba giờ sáng, chúng tôi vội quay ra. Bơi được một đoạn, tự nhiên sợi dây buộc ngang hông tôi không căng như cũ nữa. Tôi cầm lấy, giật nhưng vô hiệu. Sợi dây buộc tôi với anh vướt sắt thép ngổn ngang dưới lòng sông đã bị đứt. Tôi lạc anh. Nhưng chỉ một lát sau, anh đã quay lại tìm tôi. Chúng tôi lại buộc vào với nhau. Ở dưới nước, sợ dây ấy đối với chúng tôi quý lắm. Nó bó bện đồng đội với nhau. Nó báo cho người đi trước biết phía sau có bọn “người nhái” đang theo dõi. Nó nói với người đi sau rằng đồng đội mình phía trước đã “bắt” được thành tàu. Nó làm cho chúng tôi an tâm: có đồng đội bên cạnh. Nó là sợi dây liên lạc… Trong chiến đấu, với chúng tôi, sợ dây ấy thiếng liêng lắm, ấy thế mà lần này đánh cầu, anh lại tự tay nhanh chóng cắt đứt nó. Anh không muốn chúng tôi hy sinh vô ích…

Giang nép sát vào Hoa, người cô run run. Ngoài trời gió nổi lên mạnh hơn. Hoa vội siết chặt bạn vào mình.

- Lạnh hả, Giang?

Giang lắc đầu. Bạn không biết được đâu. Hoa ơi. Mình cũng mong Hoa và mọi người đừng biết quan hệ giữa anh và Giang. Mà quan hệ gì nhỉ? Anh ấy chỉ là bạn học của anh Hữu mình thôi. Hoa sẽ bảo mình nói dối. Không, thật mà, anh đã nói với mình điều gì đâu. Chúng mình chỉ có những kỷ niệm nhỏ nhỏ của tuổi học sinh. Nhưng thú thật, nhưng ngày xa anh, mình sống với những kỷ niệm đó. Hôm anh lên đường, từ trường anh tạt về nhanh hai ngày. Anh bảo mình: “Anh đi bộ đội, tranh thủ về thăm nhà…thăm em”. Mình ngạc nhiên không tin “Thật ư, anh? Anh đang học cơ mà!”. Anh cười “ Anh mà lại dối em. Sau này anh học tiếp cũng chẳng muộn”. Tối hôm ấy mình đi chơi với anh. Anh thường dẫn mình ra những triền đã nhoai ra chơ vơ giữa mép nước. Hôm nay cũng vậy. Hai đứa ngắm trắng lên trên biển. Anh chỉ nói chuyện ở trường, những công trình đang xây những con đường mới làm. Mình chờ đợi điều gì đó mà anh lại không nói. Anh đi, mình đưa anh ra tận phà Bãi Cháy. Mình muốn nói với anh nhiều nhiều mà sao không nói được. Mình vô duyên mà. Mình cũng chẳng tặng anh cái gì để làm kỷ niệm, ân hận quá! Thường thì người ta tặng nhau chiếc khăn tay có thêu đôi chim và hai chữ “nhớ mãi” phải không. Hoa? Có chăng mình chỉ gửi anh sắc hồng hoa phượng đang cháy đỏ trên đôi má thẹn thùng của mình, có lẽ đó là phút bồi hồi đọng lại của bao ngày? Anh nắm tay mình. Bàn tay mình lọt giữa những ngón tay khỏe của anh. Ôi, mình run quá. Anh nhìn. Đừng nhìn em như thế, em đọc được rồi những gì anh muốn nói trong đối mắt ấy… “Em cố gắng học tập. Khi anh về, em sẽ là cô giáo chững chạc…”. Mình chỉ biết gật đầu. Nhưng khi phà ra đến giữa sông rồi , mình mới thấy ân hận là nói ít quá. Mình thấy nhớ. Sao lòng mình bang khuâng, trống trải thế! Mình cứ đứng tần ngần bên mép nước nhìn con phà, mặc cho những đợt sóng đánh vào đôi chân, bắn nước lên người. Thế là xa anh! Biết chyện, Hoa sẽ hỏi mình yêu anh từ bao giờ? Đấy, như vậy thì Hoa bảo mình yêu anh từ bao giờ? Mình cũng chẳng rõ nữa…

Người chiến sỹ không thể hiểu nổi những xúc cảm, những suy nghĩ đang rộn lên trong lòng người kỹ sư trẻ ngồi trước mặt anh. Anh lần thời gian, kể tiếp câu chuyện:

-…Buổi chiều, trước lúc đi đánh cầu, anh nhận được thư người yêu. Còn gì vui hơn lúc ra trận nhận được lá thứ ấy. Tôi và Hồng định bụng trêu anh một mẻ. Chúng tôi rón rén đi lại sau lưng anh. Anh vẫn chăm chú cúi xuống trang thư, chắc là đang tủm tỉm cười! Tôi định nó to: “Anh thân yêu!” để sau cái giất mình và nụ cười cởi mở có chút thèn thẹn đáng yêu của anh, chúng tôi sẽ giằng lấy lá thư, đọc vài dòng thắm thiết nhất và nói ầm lên cho anh đỏ mặt, thì chợt anh quay lại. Tôi và Hồng chửng hửng. Hai đứa nhìn nhau ngạc nhiên. Khuôn mặt vốn rất hồ hởi của anh hơi tái, đượm một vẻ nét buồn sâu xa. Dường như anh đang cố nén nỗi xúc động của mình xuống một cách ghê gớm. Anh lấy khăn lau hai giọt nước ứa ra ở khóe mắt, gấp vội lá thư, cố không để lộ tình cảm của mình, giọng bình tĩnh “Các cậu chuẩn bị xong chưa?”. Chúng tôi ân hận vì có lẽ đã quấy rầy anh trong phút xúc động, nên không dám đùa nữa. Tôi lấy giọng nghiêm nghị “Báo cáo tổ trưởng, xong cả. Nửa giờ nữa chúng ta xuất phát”. “Mình sẽ kiểm tra lại”. Nói rồi, anh, tôi và Hồng trở lại chỗ đặt ba khối thuốc nổ…

Sau trận đánh, khi thu nhặt đồ đạc của anh, chúng tôi mới biết là thư đó, người vợ chưa cưới của anh báo cho anh một tin đau đớn: Bom Mỹ giội xuống vùng mỏ đã giết chết người cha thân yêu của anh. Thế mà anh nén lòng, giấu không cho ban chỉ huy và chúng tôi biết. Anh không muốn có một lý do gì cản trở và ảnh hưởng đến trận đánh chiếc cầu này…

Giọng người chiến sỹ trầm hẳn xuống. Có lẽ anh cũng xúc động bởi câu chuyện của chính mình. Mọi người ngồi im, cố nén tiếng thở mạnh. Bên ngoài, nghe rõ tiếng giọt nước từ mái gianh rơi xuốn tí tách. Trời vẫn mưa. Hoa cắn chặt vành môi. Giang tựa vào vai Hoa, đôi mắt lơ đãng nhìn ra con sông… Anh ấy đang nói về lá thư của mình gửi anh đấy. Hoa ạ. Lá thư có làm anh bận lòng khi ra trận không? Mọi người ở nhà bảo đừng báo cho anh biết. Nhưng em cứ viết. Em tin anh nén được nỗi đau đó như từ trước đến nay em vẫn tin anh. Thế là em viết… Ai ngờ được những dòng chữ ấy là những dòng cuối cùng anh đọc của em… Hôm ấy hai tốp máy bay Mỹ thay nhau quần trên tầng than. Bị pháo ta bán rát nên chúng thả bom bừa bãi để chuồn. Một chiếc xe “Gấu” ẩn giữa khe núi bốc lửa. Từ trong hầm, ông cụ chạy ra để cứu xe. Nhưng không kịp. Một loạt rốc két hất cụ ngã sấp xuống. Mọi người ập đến. Cụ nằm sấp, hai bàn tay bám chắc nền đất, máu chảy thấm ướt lớp than mịn. Em có mặt ở đó. Em đã khóc… Tại sao em lại phải giấu anh câu chuyện như thế? Sao em lại không bảo với anh tội ác của kẻ mà anh đang tìm đánh? Em nghĩ mãi. Không báo cho anh ư? Không, em không muốn giấu anh điều gì cả. Anh có hiểu em không? Em đáng trách hả anh?

- Chị ấy nay ở đâu anh? – Sau một lúc im lặng, Hoa tò mò hỏi.

- Chị ấy đang ở một vùng than. Anh Lê bảo chị ấy sẽ là một cô giáo, bây giờ chắc đã tốt nghiệp rồi. Anh vẫn ước, sau này đất nước thanh bình, anh là một công nhân cầu đường đi xây dựng những công trình, những con đường làm đẹp giàu đất nước, còn chị ấy sẽ là người bồi dưỡng kiến thức cho lớp trẻ, góp phần đào tạo những con người mới cho xã hội. Hai việc làm đều ý nghĩa…

- Thế tên chị ấy là gì?

- Cũng có nghĩa là một dòng sông…

Giang thấy trái tim mình rộn lên, thổn thức. Cô cắn mạnh vào vai Hoa khiến Hoa “ái” lên một tiếng, rôi gỡ tay bạn, Giang vụt ra ngoài.

- Giang! Giang! Sao thế, cậu đi đâu thế? – Hoa hốt hoảng hỏi với theo bạn.

- Mình ra bờ sông, ra chỗ cầu.

Giang bước vội vã. Mưa bụi thấm vào mặt cô man mát. Gió sông vờn lên mái tóc mơn man. Giang cảm thấy dễ chịu, một cảm giác bâng khuâng, thương nhớ trào lên. Giang dừng lại, hít một hơi dài. Ngày mai chúng em đổ mẻ bê tong đầu tiên cho chiếc trụ cầu giữa rồi! Em không phải là một dòng sông, không phải là một cô giáo, em đã thay anh làm một công nhân xây dựng. Trước mặt Giang, con sông dát anh sáng điện trải ra yên ả, phẳng lặng, dịu hiền như tấm gương. Phía cầu, bóng người đi lại rộn rịp. Tiếng búa tán đinh, tiếng sắt thép va nhau hối hả. Ánh đèn hàn lóe sáng nhấp nháy soi xuống làn mặt nước bừng lên, lung linh như một chùm pháo hoa.

Xa xa, về phía trước có tiếng còi tàu rúc lên. Trong đêm, tiếng còi vang ấm, thúc giục, thiết tha và gần gũi như một tiếng gọi.

Quảng trị, 12-1975
Logged
nttran1979
Thành viên
*
Bài viết: 45


« Trả lời #22 vào lúc: 26 Tháng Mười, 2010, 08:43:36 am »

VÙNG BƯNG LẶNG LẼ (truyện ngắn - Chu Lai)
.



Vậy là Việt đang ở dưới nó, nằm sấp ngay dưới chân nó, chỉ cách chiều cao của bức tường lô ốt trấn bao cát xù xì. Nó ngồi trên nóc ụ, còn Việt nằm dưới chân ụ. Nó chỉ cần hạ tay là mũi súng giá buốt chạm ngay da đầu Việt. Cũng thế, Việt khẽ nhổm lên một chút, cổ họng nó sẽ nằm gọn trong những ngón tay quắp chặt. Căng hết sức….

Hai đêm rồi, đột vào đột ra rất ngọt, êm ru. Ngay cả đêm nay nữa, lần luồn vào khảo sát cuối cùng này cũng vào tuốt luốt. Ai dè khi ra lại kẹt cứng ngắc ở đây!

Đêm đầu, anh Sáu Châu – đội trưởng kiêm bí thư chi bộ, với bộ ngực bị gai mắc cỡ quào rách nát, bò giáp vòng rào tớt ba lượt cũng phải lắc đầu: chịu! không tìm ra điểm đột! Bọn bảo an “ thổ công” này gác quá dày. Mắt nhìn chỗ nào cũng đụng phải lô cốt. Ánh đèn buốt chói và những đường đạn hiểm độc dai dẳng bất thần cứ nhắm ngay những chân rào, lùm cây găm tới.

Việt dùng ngón tay vén nhẹ miếng dù che đồng hồ: hai thanh sáng vuông góc – ba giờ sáng rồi! Chỉ còn hai tiếng nữa. Muộn lắm là bốn giờ phải ra hết rào. Trễ hơn, sao mà băng được qua năm con rạch về cứ trước khi trời sáng? Rồi cái gan bàn chân bị rào lưỡi lam cứ đứt như khứa cá nằm trên thớt, liệu có phản lại mình không?

Anh nhẹ cà chân trên mặt cỏ: băng chưa tuột.

- Khứt!....Phì….

Cái thằng khó chịu thật! Ngồi lầm bầm, cứ chốc chốc lại khậm khịt rõ mạnh như có con vắt bít nhằng lấy lỗ mũi. Thấy nó im lâu lâu. Việt mừng thầm chờ đợi một tiếng ngáy. Mày chỉ cần ngủ gục một tí ti thôi, tao sẽ thoát. Thế mà nó cứ “Khựt…phì! Khựt…phì!” như tạc đạn lép. Việt uất người lên. Gió mát như thế này mà mày không chợp mắt đi được một tí à? Đồ ngu! Gần một tiếng rồi chứ ít ỏi gì nữa!

Việt cảm thấy những thớ thịt trên cơ thể mình oải ra, ê ẩm. Cứ tình trạng chết gí này kéo dài thì ra sao đây?

“A!” tiếng kêu ẩn dưới lưỡi. Việt thấy nhói dữ dội ở nách…Những cặp chân li tí giẫm rào rao trên cỏ. Anh mở căng mắt: Một đàn kiến “mụn nhọt!” lòa nhòa, loằng ngoằng đang nhắm anh băm tới. Con đầu chắc đã gặp mồi. Chà! Việt như nảy lên khỏi mặt cỏ: anh nín thở chờ đợi những cây kim nhỏ xoáy vào da thịt. Con thứ hai…thứ ba…thứ tư…anh rân rân cảm thấy tiếng “bực!” khi cặp răng bé tí của nó bặp vào nhả ra nhoay nhoáy, để lại nhưng dấu tròn mọng, tai tái…Hừ! Phải lúc khác tao sẽ bóp náo từng “đứa” cho phọt máu, rồi búng tít lên trời cao cho mất xác luôn. Lợi dụng cái thế tao không cựa đước, chúng mày làm tới à? Bực quá! Ngay cả ái thứ tự vệ mà chúng sợ nhất là nước bọt cũng chẳng lựa dịp nào trút lên đầu bọn cố chày này được nữa… Đó! Nách đó, lưng đó, cắn cho đã đi. Chán chê là tự khắc phải chuồn.

- Khựt!...Phì…

Kệ mày! Thằng ở trên quan trọng hơn. Tao cứ cho mày là một loài muỗi…”Rắn là một loài bò…” Ồ! Cái  câu ngồ ngộ từ thuở nào ấy lại hiện về, lảng vảng lơ vơ trong đầu Việt. Anh nhếch mép cười…

Muỗi sình lầy cắn như chó. Nó đập gãi ngay bên tai. Sướng thật! Giá lúc này mà được lên gân cả mười đầu ngón tay mà gãi nhỉ. Không! Phải nhờ ông y tá dùng ngay lưỡi dao găm cạo đứng vào cái chỗ mòng mọng đó mới đã.

…Một cục gì tròn tròn cứ thỉnh thoảng lại lăn ngược lăn xuôi trong bụng Việt. Chết! Khéo không…phảo đổi thế nằm ngay! Cứ sấp bụng thế này, nó giở chứng sôi bụng ọc ọc bất tử có mà bằng thác đổ bên tai thằng địch. Tai quái hơn, lại xảy ra cái vụ như cậu Vũ tháng trước: đang ém sát cửa hầm chở nổ lệnh, bỗng bật ra một tiếng giòn tan, làm thằng gác la hoảng đẩy trận đánh lên sớm hơn mười phút!

Việt chìa răng cắn nhẹ miếng dù: sắp bốn giờ rồi! Sao cái thanh sáng cứ trượt tuồn tuột thế này? Thời gian réo vù vù qua tai… Khéo nhỡ hết mất.

Đêm lặng tờ trong sào huyệt kẻ thù, con kiến bò cũng nghe rõ tiếng, ngọn cỏ gãy tưởng như bẻ củi…

Thực ra, theo thói quen đã nhuyễn thành bản năng ngay khi mặt kẹt, Việt đã xếp đặt gọn cả rồi. Tốt nhất là trườn thật êm ra phía sau lô cốt, có nghĩa là sau lưng nó. Nếu được (cũng gian nan đó, gần quá, liệu có lộ không), chỉ việc uốn mình đứng dậy, siết cứng lấy họng nó…và ung dung chui ra. Cùng lắm, cách thứ hai, sẽ vụt dậy tại chỗ, quất gọn một viên chì vào giữa cái mồm khậm khịt của nó. Còn hai trái tạc đạn nhét túi sau xi-líp sẽ lướt tới nện vào hai căn hầm gần nhất, cũng hạ ít nhất chục tên. Nếu ngoan, dành cho hầm chỉ huy một trái, rồi cứ cổng chính la ra, lách khéo qua mấy cái cự mã, gặp thằng nào cản đường, bắn! Chỉ yêu cầu cái gan bàn chân đừng… Chà! Sao nhức quá!

Nhưng nhất định chúng phải đổi ca hoặc ít nhất cũng đứng dậy đi lại cho đỡ chồn chân chứ? Chỉ cần thế thôi. Chín hàng rào dày trái, chui mất chừng hai mươi phút, kể cả xóa dấu. Còn lại gần một tiếng, chạy gằn cũng còn kịp…

Bất giác, Việt lim dim nghĩ tới cái phút sà vào lòng đồng đội. Sẽ cứ để nguyên thân mình đn thui màu than pin mà gân cổ rít một hơi thuốc, bắt cái tàn trắng phải ló ra phân nửa, rụng xuống mới phà khói. Mười mấy tiếng đồng hồ nhạt mồm nhạt miệng rồi còn gì nữa. Nhất định anh Sáu sẽ mang cho mình một can nhỏ nước muội đã quấy chanh đường sẵn. (tính anh ấy vẫn vậy. Nhưng nếu ai nói anh là “người chị hiền của bầy em trinh sát”, dứt khoát anh sẽ gãi đầu: “Nói lạp xạp hoài… Bộ đội ai mà chị, em” rồi thể nào đôi mắt hiền khô cũng chớp nhìn chị Ba, bí thư chi bộ xã một cái cho coi). Gì nữa? Lúc ấy, mình cứ coi như không có chuyện gì xảy ra, làm một bụng xứng đáng cơm nguội ăn với dưa leo chấm mắm nêm chẳng hạn, ăn đã, chuyện sau… Ô hay! Ông Tôm, tổ trưởng đảng sao cứ nhìn mình mủm mỉm thế kia? Chắc có chuyện gì đây. Cùng lắm, ông sẽ theo mình ra muội tắm rồi bẹo má (ông cứ làm như mình còn trẻ con lắm, khen mình kháu, lại còn hôn nữa chứ. Cằm gì mà râu…xấu hổ đỏ cả mặt):

- Việt ơi! Đêm qua, cả đơn vị không một ai ngủ cả, chờ Việt về. Anh Sáu nói với tớ: “Có lẽ sau trận này, về lo chuyện đảng chính thức cho cậu Việt là vừa, xứng đáng quá rồi”.

Ôi! Mình trở thành đảng viên chính thức! chỉ sợ khi ấy lại khóc, chị Ba chị ấy cười cho… Mẹ ơi! Kể từ ngày hôm nay, thằng Việt gồ bướng bỉnh của mẹ đã trở thành cộng sản như bố ngày xưa đánh Pháp rồi đấy. Mẹ có vui không?

…Ô kìa! Sao đang nhiên mọi người lại lắng xuống thế này? Ánh mắt của anh Sáu sao nghiêm quá. Cả chị Ba nữa, chị cũng quay đi, ngón chân gi gi trên mặt hầm… Hình như anh Sáu vẫn gác chân qua võng mình như mọi hôm, nhưng cái giọng nghe khác quá:

- Hành động ấy can đảm đấy. Thực ra ít người làm được. Nhưng nếu rán thêm một chút, một chút thôi, biết đâu tình thế chả xoay ngược. Mục tiêu vẫn còn, phương án tác chiến không bị hủy – Đột nhiên anh đấm mạnh vào nóc hầm nói như quát – Chà ! Thế là hư hết trơn rồi! Nghị quyết cả tháng trời, phong trào cả một xã đang chờ… Uổng quá! Bao công lao – Giọng anh lại đằm xuống – Thôi đừng buồn. Bầy keo khác chứ biết làm sao. Có điều, Việt ạ! Nhưng lúc hiểm nghèo nhất phải biết cắn răng lại, nhích lên, quên mình đi! Nhất định sẽ đạp được lên đầu nó… Hút thuốc đi! Của chị Ba mua cho đó. Chị Ba…Tội nghiệp chị quá! Chi bộ xã này chẳng còn ai, mỗi mình chị là bí thư kiêm nhiệm hết: tối dẫn mũi đưa bộ đội vào đồn, khuya dậy sớm chăm chút bữa cơm, trưa lại bám gò làm công tác tuyên truyền. Chị chỉ mong có một ngày… Thôi! Chiếc khăn này chị quàng đi, Việt đỡ rồi. Chị gầy quá…

- Khựt! Phì….
Logged
nttran1979
Thành viên
*
Bài viết: 45


« Trả lời #23 vào lúc: 27 Tháng Mười, 2010, 09:12:09 am »

Có mùi thuốc đâu đây thơm quá! Anh nhướng mắt: Gió đánh tàn lửa bay tung trên miệng thằng gác. Khi nó rít vào, tảng mặt hốc hõm chứa đầy vùng tối trông như con quỷ đang ngồi trên cây phun lửa… Việt nhắm mắt lại. Cẩn thận không hai con mắt mình lại chứa lửa đầu thuốc nó sáng rực lên thì hỏng cả.

Kiểu này không khá rồi. Nó chẳng gật gù, lại còn bập thuốc nữa thì biết khi nào mới ngáy cho? Xem cái mã nó hít vào nhả ra ngon lành thế kia là còn tỉnh táo lắm. Thật đen đủi cho mình, đêm nay lại vớ phải thằng lính giá khó ngủ. Mày mà chịu khó thêm cái đái dắt nữa thì tao cảm ơn mày. Cái bọn già này thức đêm giỏi trời thần. Đánh đấm chả bằng ai mà gác sách xét nét như mụ dì ghẻ. Thà cứ như bọn trẻ lại hay: đùa giỡn tục tĩu, bắn vung tàn tán nhưng về khuya lại ưa ngủ bậy.

Nó hút cái gì thơm thật. Ru –bi? Không! Cô-táp mới ngầy ngậy như vậy.

Không có thằng già này, chắc mình đánh đàn mồm rồi đây. Lúc này giá có nằm trên băng tuyết vẫn đổ mồ hôi.

Cũng lạ thật! Chính trong những giây phút mỏng tang này, sự sống và cái chết đã nhìn thấy, bắt hơi, tiến đến nhau chỉ còn cách sợi chỉ. Việt luôn luôn nghiệm thấy sự xuất hiện kỳ lạ của một khoảng trống vắng dàn trải: tâm hồn rơi nhẹ nhàng vào cái cảm giác ung dung thảnh thơi của con người đang nằm duỗi dài đón gió trên đê, với niềm tin chắc rằng: mọi việc rồi cũng chiều theo ý muốn của mình.

Mớ suy nghĩ tối mù, nóng bỏng đột nhiên đằm xuống gần như không cần cầu cứu tới lý trí, nhường cho sự giãn ra của thần kinh là là vươn lên… Đến một lúc, tiếng gõ của thực tại vang lên khắc nghiệt, cái cồn cào sẽ bất thần thức giấc thành bào xé.

Cái vòng luẩn quẩn của sự căng và chùng, chùng và căng diễn ra rất phức tạp, lập đi lặp lại nhiều lần hòa thành sự tỉnh táo: tao càng gần mày thì mày lại càng xa tao. Bởi lẽ mày mù, mày không đủ sức để tưởng tượng nổi đối phương chỉ cách mày chiều dài của hơi thuốc.

Việt quên đi mối đe dọa như gầm ghì trên đầu và tua tủa nén chặt bốn xung quanh. Buồn cười, cứ ẩn hiện trong đầu các điệp khúc lộn xộn: “Phải biết cắn răng…nhích lên…đạp lên đầu…”. Nhiều khi chả hiểu nghĩa gì cả, như những đêm hành quân, lòng bâng khuâng trong bao kỷ niệm quê nhà, mà miệng lại hát những bản nhạc đâu đâu.

Gió từ bưng ùa về, cù cù mơn man trên da thịt… Sương đêm đâu nặng trịu trên tóc…

Buồn ngủ quá, ước gì được chợp mắt một tí nhỉ? Nhỡ ra ngủ quên nó “dòm” thì sao? Chặc! Nghĩ cho cùng, cái đó cũng chẳng ghê gớm bao nhiêu. Đang ngủ, nó “dòm” thì ngủ nữa, coi như ngủ luôn. Thế nhưng…ở truồng mà chết? Không ổn, mất tư thế quá. Bọn khốn nạn nó cười mình, và lại được dịp nói bố láo với bà con rằng đã bắn cháy thành than một tên “Việt cộng” sừng sỏ…

Ờ! Lại còn chưa kịp chứng minh cho anh Tôm phải chấp nhận rằng: với cái đồn hình tam giác này, dứt khoát phải đánh từ một điểm nào đó ở chính giữa cạnh thốc vào mới đảm bảo tốc độ và đường ngắn nhất tới sở chỉ huy.

…Mình với nó đã kề cận nhau hơn một tiếng đồng hồ rồi (Nhất định không thèm nhìn đồng hồ vặt nữa). Trận tuyến giờ đây được tính bằng chiều dài đốt ngón tay. Chà! Quần áo của thằng này chua quá. Khét nữa, như mù bã trà dính dầu hôi lâu ngày mưa nắng…

Tao biết mày, mày không biết tao. Tao đang nghĩ về mày. Còn mày đang nghĩ gì trong đêm khuya lạnh vắng ngan ngát mùi rau xanh cây trái đâu đây. Ừ! Nếu mày không phải là thằng lính đeo súng Mỹ, tao sẽ từ từ đứng dậy vỗ vai mày cười xòa như trò ú tim. Lạnh thế này mà đốt một ngọn lửa ngồi kề cà thì tuyệt.

Bất chợt, thằng lính buông tiếng thở dài. Tiếng thở đùn lên từ trong lồng ngực, vấp phải lỗ mũi bị bịt, tạo nên tiếng trầm rè, rít rít. Tiếng thở dài nặng nề vất vả quá. Việt có cảm giác thở xong, toàn thân nó thành rỗng tuếch, xẹp dính lại, sụp xuống.

Mày đang có tâm sự gì u uất chưa thoát ra được? Thực ra, mày già hay trẻ?

Quái! Sao vẫn chưa thấy nó đổi gác?

…Một sự liên tưởng xa xôi đột nhiên lâng lâng trong lòng… Cái thị trấn nghèo nàn bên con sông nhỏ mộng mơ và những tháng năm học trò ngọt ngào kỷ niệm…

Buồn cười nhỉ. Sao giống cái đêm mình leo lên cây bàng trước cửa nhà Thư thế! Tán bàng xòe vào tận cửa sổ bàn học cô gái. Đáng lý cô bạn học giỏi văn, có con mắt là răm phải ra nhận từ tay mình mấy trái bàng chín vàng ngọt lịm, rồi nở nụ cười “ý tứ” chết người ra tặng kẻ hái quả; nhưng lại là ông bố, một giáo sư sử học nghiêm khắc, chuyên về khảo cổ! Ông mang cái ghế may ra bao lơn, ngả người hút thuốc, mắt đăm chiêu. Có lẽ lúc ấy ông đang suy ngẫm về sự hình thành các bộ lạc sống du mục trước công nguyên hay sao mà ngồi lâu thê! Hai tiếng vẫn chưa chịu vào. Cách ông già trầm mặc nửa mét, ngay trên đầu, mình ngồi thu lu co quắp như con khỉ ở vườn thú. Có lúc ông đứng dậy, nhìn lên vòm cao suy tưởng. Run quá! Trong nhà, con mắt lá răm nhấp nháy tinh nghịch, có vẻ thích thú lắm. Cô tai lại còn giả tảng giở sách đọc váng lên: “Rắn là một loài bò…bò sát ngọn cây”…sau này mà còn sống trở về, nhất định phải kể cái ý này cho Thư nghe mới được.

Sao như có ai đùa nhả, cứ lấy đít chảo nóng áp mãi vào bàn chân mình thế này! “Hãy cắn răng…Hãy nhích lên…”.

Đáng ra, đêm đồng bằng lạnh lẽo này, mày phải ở nhà hú hí với vợ con mày. Còn tao, tao chưa có vợ, tao sẽ về với mẹ tao, cũng một miền đồng bằng có “cánh cò xanh bay mải sớm chiều” trong câu dân ca dân gian xa lắm… Mẹ lại bắt ăn đủ thứ cho coi… Mẹ ơi! Mẹ có vui không? Con đã trở thành người đảng viên rồi đấy… Con kể cho mẹ nghe nhé (ấy, để con têm trầu cho). Ở một mảnh đất rất xa, có những chi bộ chà đi xát lại rất đau thương…

- Phì…phì…! Khựt!
Logged
nttran1979
Thành viên
*
Bài viết: 45


« Trả lời #24 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2010, 12:56:44 pm »

Tốt! Cái mũi trời đánh của mày thông báo mọi việc vẫn an toàn, trôi chảy.

Việt tính chờ cho nó hút xong điếu thuốc, bớt độ sáng đi, sẽ trường ra. Trườn từng phân, từng tí một. Chỉ cần ra khỏi cái bùng nhùng chồng ba trước mặt là ổn. Mắc cỡ khô bít bùng, làm sao khỏi gãy tách tách đây? Trời ơi! Giá có phép màu biến mình nhỏ lại bằng con mèo thôi, mọi việc đều đơn giản biết bao! Kìa! Đừng viển vông nữa, nó đã bắt đầu cầm mẩu thuốc bằng ngón tay cái và ngón trỏ rồi, sắp tắt rồi. “ Phải nhích lên…Phải táo bạo…”. Thà chết trong hành động trong dáng tiến công.

- Nè! Gác, ai cho hút thuốc đó hả?

Tiếng nói vỡ toạc, đổ rầm rằm trên đầu Việt. Anh choáng váng. Một thằng khác từ trong hầm chui ra, quát lên bằng cái giọng nhừa nhựa giả tạo như cháo đặc. ngay sau đó, nó lại cười hức hức!

- Anh Hai chơi sang dữ vậy? Còn, cho điếu hút bậy coi!

Có tiếng giấy thiếc khua lạo xạo.

- A…Ruy-bi-quen! – Nó ré lên như rao hàng giữa chợ - Lửa không?

Một giọng nói ồm ồm bí rị không đủ sức thoát ra, quay tròn trong mồm rồi dành chui ực xuống họng:

- Rục rồi! Dưới đất ấy.

Thằng này lật đật bước xuống…

Việt lạnh toát người, tim như đứng dừng, ngón tay luồn vào vòng cò…

Hắn cúi xuống phả hơi rượu chua loét, nói chõ vào tai Việt:

- Giấy này bọn “cọp đen” nó hết dám vào rồi. Ông về hầm đi. Đến phiên tôi. Đa…ã…a! Thuốc đã quá, giãn gân giãn cốt…

- Nghe đâu đêm nay, bọ “lọ lem” lại vượt lộ, tính làm ăn vùng này, mấy cha bắt gác lu bù…

Thằng trên thở hắt ra như muốn nhả cái gì xuống đất:

- Không biết tình hình này còn cù nhằng tới kiếp nào nữa? Đêm gác toét mắt, ngày cà bấy giờ…Thiệt cực như con chó! Phì…Đậu sắp tỉa được rồi… Mày về đi, tao chịu luôn cho.

- Khỏi! Gác bốn mắt càng ngon. Sơ xảy, nó bò vào cho lỗ mũi ăn trầu bây giờ. Ê! Thằng nào nằm đen đen kia?- Nó bỗng quát toáng lên… Tao trông thấy rồi. chui ra ngay, ra ngay…! Tao thảy tạc đạn bể óc ra giờ. Đâu? Đưa “con cóc” bấm mình đây.

Chát! Ch…í…u – Đạn rít qua đầu Việt.

Việt nhếch mép: lại giở cái trò cũ rích. Được! Mày cứ la lối om sòm như vậy, tao thấy vui đấy. Chà! Hết xí quách rồi; một thằng đã khó, hai thằng…tính sao đây?

Cái gì thế này…? Sao cọng cỏ ba ngạnh đang cà cà dưới cổ lại chuyển sang màu xanh thế kia? Cái bao cát mà Việt đang gác tay cho đỡ mỏi, bỗng dưng bàng bạc dần ra? Cái gì chói chói mắt! Chết! Trăng!... Mảnh trăng gần sáng từ rất xa đang nheo nheo, thóc mách nhìn vào mắt Việt. Thật không ngờ mình lại quên mất điều chết người này! Trăng lên cao một chút nữa, dứt khỏi những nóc hầm ù lì góc cạnh, là toàn bộ cái hình hài này sẽ bày toẹt trước anh sáng quái ác. Những mảnh lưng, mảng đùi nghi trang vằn vện, suốt từ đầu đã là mảnh giáp kỳ diệu che chở, lúc ấy chỉ càng tố cáo thêm cái cục đen kỳ dị nằm trơ trẽn trên màu cỏ xanh nhạt…

- Khựt!...Phì…khựt!

 Cái tiếng động đều đều đó, lúc này cũng muốn nhảy xuống, chụp lấy tóc Việt mà gào:

- Dậy!...Dậy!

Phải hành động ngay! Đừng…Nhưng… “Phải cắn răng lại một chút…chút nữa…”

- Chát…chát!...Rè…!

Nó bắn náo động khắp các góc đồn. Bắn mừng trăng. Chúng đang reo vui: có trăng là mất sự chết chóc kinh hoàng bửa vây chúng.

Như một trò chơi hiểm độc, nhánh cỏ ba cạnh đột ngột mất màu, tối sầm… Chắc con mắt thóc mách kia bị mây che khuất, nhưng sẽ lại hiện ra trơ tráo hơn. Bộp! Việt thót lạnh ở lưng. Nó kề họng súng vào mình rồi! Bộp! Bộp… Không phải? Bộp! Mưa? Mưa! Mưa thật rồi! Thế, lớn nữa đi! Những giọt mưa quý giá quá!

Ra nào! Không thể có dịp nào thuận tiện hơn nữa. Lẹ lên! Lần này mà không ra được, mưa trôi hết vết hóa trang trên người, còn quá trăng!

Mưa reo sảng khoái trên cây cỏ, trên nóc hầm. Hãy quấn chặt lấy tao nữa đi mưa ơi! Những sợi mưa hãy dệt thành màn che mắt chúng đi.

- Phì…khựt!

Việt sững người, thôi xong! Không cần quay lại, anh cũng biết chắc nó lại đang ở vị trí cũ, cái mặt day ngay vào rào. Hết nằm xuống được! Trong cái thế khom khom bất động, đít chổng vào mặt nó, dồn toàn lực vào tay trái mỏi nhừ. Việt từ từ luồn tay theo thành bụng, chếch mũi súng lên: mày chỉ cần “á!” một tiếng, tao nháy cò liền.

- Xẹ..t!Xẹt…

Nó đang bật quẹt hút thuốc? Mày sẽ lóa mắt. Việt êm êm xoay người lại, khuỵu xuống…Cả người chìm trong vũng nước chân rào.

Mưa nhỏ giọt rồi tạnh dần. Cái miệng trăng ló ra cười nham nhở. Việt trừng mắt nhìn trăng. Mày hãy nhắm lại đi, đồ xỏ lá! Anh gằm mặt xuống, chỉ có hai lỗ mũi trên mặt nước.

Chắc hơn bốn giờ rồi. Con gà trống bên kia sông Đồng Nai vừa dứt tiếng gáy. Các đồng chí còn nằm chờ ngoài rào không? Cứ về trước đi anh Sáu ạ. Các đồng chí cứ tin ở tôi… Chắc các anh nóng ruột về mình lắm. Đừng! Đừng nhé! Đừng vội nghi binh thu hút sự chú ý của chúng để Việt ra thoát nhé! Thoát lấy người mà trận đánh bỏ thì thoát làm gì? Việt không phụ lòng tin của đơn vị, của chi bộ đâu.

Cái gì nằng nặng day day ở bụng? Việt khẽ luồn tay xuống… Anh rùng mình, mặt nước chao động: một cục thịt nần nẫn, trơn nhãy nằm vắt ngang rốn. Anh nhịn thở, dứt ra: con đỉa mập mạp bằng cái chuôi thủ pháo ì ạch, khinh khỉnh trườn trên vệ cỏ.

Lại ngưa ngứa ở khắp đùi, ở hông…Bàn tay Việt định luồn xuống, lại kéo lên. Kệ!

Chết! Ngứa râm ran trong cổ, chả nhẽ lại là đỉa! Không phải! Thôi đúng rồi, ngâm nước lạnh, cơn ho đang gãi trong cổ… Việt há mồm ra, vẫn ngứa. Đừng! Anh chụp cái mũ dù nhét vào miệng, khục!...khục!

- Cái gì vậy?

- Cái gì đâu!

- Tiếng gì giống tiếng người, ông hả?

- Chắc vậy. Khựt!...Phì…
Logged
nttran1979
Thành viên
*
Bài viết: 45


« Trả lời #25 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2010, 12:57:57 pm »

Ánh đèn sáu pin lóe lên. Tóc sáng quá. Việt gắn mũ lên đầu, tay kia dứt cỏ nhồi đầy mồm! Đất nhão nhoẹt, mằn mặn ngai ngái…

Các loại xe gắn máy trong ấp thi nhau phát nổ rền rĩ. Có tiếng chuống nhà thờ ngân dài ngái ngủ, ẩn hiện tiếng kinh nguyện cầu dai dẳng…

Thằng trẻ đứng dậy vươn vai răng rắc, ngáp sái cổ:

- Á…á..ắp! Vậy là qua một đêm yên lành. Ra quán làm bậy ly cà phê, ông!

Nhìn theo cái bóng nhếch nhác, thất thểu của hai đứa đi ra cổng, con mắt Việt xếch lên. Muộn rồi! Ém lại, chỉ còn cách ém lại ngay tại đây! “Nhất chạng vạng, nhì rạng đông”. Nhằm một đám mắc cỡ rậm rạp có cây khô cụt ngọn chọc xéo lên bầu trời tái tái, Việt trườn tới trong những thân cỏ gai góc. Bây giờ tao không ra nữa; ngược lại, tao sẽ vào gần thêm chúng mày.

***

Việt vén cỏ nhìn tò mò háo hức.

Chưa bao giờ anh lại được thấy kẻ địch rõ nét như sáng nay. Đêm tối, tất cả đều bí hiểm lạ lẫm. Giờ đây, mọi ngóc ngách đều phơi ra tuệch toạc, dễ hiểu kỳ lạ.

Một…hai…ba…Ra tất cả là mười sáu hầm. Hồi đêm sao sờ thấy có mười ba? Hầm chỉ huy nó có chác cây ăng ten xa vậy đâu, gần xịch à! Ồ, cái rào chống B40 nào kia? Có phải bao quanh hầm điện đài không? Thôi đúng rồi! Chết thật! Không biết mà cứ nhào vvafo là tù mũi hết. Việt lẩm nhẩm soát lại toàn bộ các chi tiết một lần nữa thật chắc. Buồn cười, chín lớp rào ban đêm dòm thăm thẳm mênh mông thế, mà lúc này nó cứ xếp dồn lại một cách đơn giản.

Một hồi còi rít chói tai. Những thằng bơ phờ xốc xếch từ những cửa hầm sứt sẹo chuồi ra. Da trời trắng đục quét lên mặt chúng cái màu nhợt nhạt, trông chúng như những thây ma từ trong mồ ra.

Một con đàn bà ăn mặc xộc xệch từ hầm chỉ huy chui ra rồi lầm lũi đi ra cửa.

Thằng đốc canh nói đổng theo:

- Bữa nào kẹt tiền xài, cứ tới đây bọn anh nuôi nghe cưng!

- Ừ! Cứ tới đi, cho mày chết chùm luôn- Việt phì các lá trong miệng ra, lờm lợm nơi cổ.

- Cái máu què!

Việt nhột người ngoái cổ lại: phía sau anh một đoạn, xuất hiện một đám mũ sắt đang ngó nghiêng.

Vẫn cái giọng chửi đổng ấy làu bàu:

- Quay mẹ nó về đi! Cả ký lô cứt ở giày rồi đây. Ông cố nội nó, ỉa với đái…

- Ta đã nói là khỏi! Khỏi cần kiểm tra dấu vết gì hết trơn. Gác kiểu chó, tía nó cũng lạy chớ nói chi nó.

- Khựt! Khựt! Đứng đó mà cự cãi nữa. Việc công vụ lộn xộn sao được. Phì…

Cái giọng nói quay quay trong mồm? Việt chợt như bắt gặp người quen ở chốn hoang sơ. Đúng nó rồi! Cao to và trẻ hơn mình tưởng nhiều quá.

Ba cái mũ Mỹ nhấp nhô quay về hướng khác. Bỗng một thằng chỉ tay về phía Việt, reo khe khẽ:

- Im…im! Con cao cáp bự quá!

- Tao! Để tao!

- Tầm bậy mày! Để tay súng anh Hai mới chắc ăn. Lẹ không nó vù, anh Hai!

Thằng “khựt phì” có vẻ miễng cưỡng, uể oải giương súng lên…

Việt ngật cổ, bâng quơ nhìn vuốt theo thân cây mốc thếch: con chim to thật. Nó vẫn vô tình chúi mỏ rỉa rỉa những cái lông màu nâu… Rốp! Con chim nảy lên, đau đớn đập cánh, quay tròn nửa vòng rồi chúi đầu xuống. Thân mình của nó va lịch bịch vào những cành cây khô ráp và nặng nề đập mạnh cái bụng xuống đất, ngay trước mặt Việt, mắt nó hé mở nhìn anh bần thần. Đến lúc đó Việt mới thấy chới với rủn người…Vẫn tiếng nói đó.

- Bọn mày ráng sục sạo một chặp nữa đi! Tao vô lượm, chút mang ra quán nước nhậu.

Điều ghê gớm ấy sắp xảy ra.

Như bị bản năng tự vệ thúc giục, Việt luống cuống cầm con chim định quẳng ra xa…Chậm rồi! Tiếng khậm khịt đã vang ngay bên tai. Lủi ra sau một chút! Không được, tiếng chân nó giẫm cỏ kế bên rồi… Chỉ còn cách “tiếp” nó ở chính tại đây thôi.

“Soạt! Soạt…”

Việt chà mạnh  mặt xuống cỏ ướt, lấy mũ lau sạch vết lọ, vuốt tóc. Dù có chết chăng nữa, mặt mũi cũng phải cho sáng sủa.

Xuyên qua những thân cây lung lay, Việt đã nhìn thấy đế giày gồ ghề đen thẫm đang từng bước vung sát mặt mình. Tai đã nghe thấy gai cào trên vải quần áo nó… Anh nhẹ nhổm người lên, thân hình lao ra phía trước trong cái thế nằm chuẩn bị vọt tiến. Anh đưa khoen tròn tạc đạn lên ghì giữa hai kẽ răng. Ngực Việt như có bàn tay khổng lồ bóp nén ngột ngạt, bắp chân tự nhiên run lên, anh nghe tiếng răng mình va vào sắt lanh canh… Việt cắn mạnh vào ngón tay mình muốn đứt lìa. Sao chân tay nó không chịu nghe theo cái đầu nữa rồi, “Không sao, không có gì cả. Cắn răng lại…nhích lên…phải đạp đầu…”. Mắt anh vụt quắc sáng…

Một bàn tay sần sùi, vàng khè khói thuốc, gạt mắc cỡ ra. Cái khuôn mặt râu ria vàng võ ngó vào lơ láo…

“Ơ!”… Khủng khiếp như bị phang một thanh củi nặng vào giữa mặt, nó nấc giật lên, bật ngửa ra sau, cái mồm có hàm răng đầy xỉ há hốc. Chiếc mũ sắt văng ra để hở chỏm tóc dựng ngược. Một dây kim cang ngoằng vào chân, nó ngồi phệt xuống, hai con mắt tan mất lòng đen, hai chân chòi chòi đạp líu quíu như cố sức giãy ra khỏi cái nọc lo le của con rắn độc đang liếm vào người. Nhưng ngay lúc đó, nó rùng mình chồm dậy, bốc cây súng găm thẳng vào ngực Việt, họng súng đen ngòm hun hút rung rung, lên xuống theo cái khuy áo đưa lê hạ xuống trước ngực…

- Tách!- Nó bật khóa an toàn!

- Reng!- Việt nhả chốt tạc đạn xuống đất.
Logged
nttran1979
Thành viên
*
Bài viết: 45


« Trả lời #26 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2010, 12:59:44 pm »

Hai ánh mắt bắn vào nhau.

Ánh xanh của cặp mắt sáng vung lên như hai lưỡi gươm chém nát tia mắt trắng dã, quấn lấy, đẩy nó thụt trở lại tròng mắt thằng lính.

Ngón tay nó lẩy bẩy trong sự cóng buốt cao độ, không nghẹo lẫy cò được nữa.

Mày đang run bắn lên như con vật đã vặt trụi lông, sắp bị quăng vào đống lửa. Tao nhìn rõ một giọt mồ hôi thật lớn đang lăn trên chóp mũi mày. Mắt mày đang dại đi kia! Mày không ngờ trước mặt mày lại lù lù một con “cọp đen” chính cống phải không? Cái bắp thịt ở ngực, ở vai, ở bắp vế “nó” vằn vện dọc ngang làm mày ớn hả? Mày chớp chớp mắt. Chắc mày không ngờ Việt Cộng “rừng rú” cũng một khuôn mặt như mọi người? Có khi chỉ bằng tuổi em út mày ở nhà nữa. Không? Tao không biết chớp mắt đâu. Ở cái tình thế hiểm nghèo này, tao muốn con mắt tao, con mắt đã được ngọn lửa thiêng của tình đồng chí, đồng đội, của chi bộ thân yêu tiếp sức, sẽ là mũi khoan thép xuyên ngọt, nạo khoét vào tận tim óc mày, sẽ phà lửa vào mặt mày, khiến mà phải bắt buộc nhớ lại những tia chớp xanh lẹt của B40 từ trên tay những đồng đội tao phóng ra, thiêu cháy cả chục thằng bọn mày, trong muôn vàn những vành nón tai bèo bay ra, lao vào đội hình chúng mày trong một trận phục kích nào đó mà chụp xẻ tơi bời.

Việt thấy tỉnh táo lạ lùng. Sau một đêm tránh né mệt nhoài, cuối cùng mình cũng giáp mặt nó, giữa ánh sáng ban ngày, như một sự sắp xếp khắc nghiệt của số mệnh.

Tao đã nhìn thấy quai hàm mày giật giật dữ dội, phía mang tai, bàn tay cầm báng súng của mày đang nổi gân… Không! Mày không dám bóp cò đâu. Tối thiểu mày cũng phải hiểu, trái tạc đạn trên tay tao có sức công phá gấp hàng ngàn lần chứ! Thì chính mày đang len lét nhìn “nó” kia kìa. Nhưng một trái mà chỉ có đôi… phí quá!

Mày chắc thấy nó, tao không đùa đâu! Nói gọn lại là tao không hề sợ mày, cả lũ chúng mày nhung nhúc ở trong kia nữa. Tao sẵn sàng cả rồi, và thấy hoàn toàn thoải mái. Tao đang đợi đây. Nào!

Tại sao mày lùi lại, ngón tay mày lỏng ra?

A…a…! Tao hiểu… “Nhích lên…nó đang lùi…”.

Những thớ thịt trên mặt thằng lính nháy nháy, cái mồm vẹo sang bên nhắp nhắp như sắp lên cơn động kinh. Nước da chuyển từ đỏ qua xanh, rồi từ xanh đổ sang tím ngắt. Nó cúi đầu giống như kẻ kinh bỉ lăng nhục nặng nề…

Một tràng đại liên Mãi Lai hộc lên đe dọa, đạn bay về khoảng rừng chồi xa xa.

Nó đảo mắt như chớp ra xung quanh. Mày muốn cầu cứu đồng bọn hả? Cũng phải. Mày chỉ cần “ối” lên một tiếng, cả trăm thằng sẽ bu lại gầm gử…

Ngón tay nó dè dặt siết lại trong vòng cò…

Bàn tay Việt từ từ thả cầm mỏ vịt…

“Phải cắn chặt răng lại… Ráng lên! Nhích lên tí nữa…nữa”.

Đột nhiên nó nhắm mắt lại, bộ mặt rúm ró.

Kìa! Một lần nữa mày lại không chịu nổi rồi. Mày có thể nháy cò được lắm cơ mà?

Thằng lính thở hồng hộc, hai đầu gối cứ dần dần…dần dần khuỵu xuống. Cánh tay như bị chuột rút, khẩu súng Mỹ chúi xuống…chúi xuống…

Nó sợ mình rồi. sợ thật rồi! Lòng mình đang reo vang, sướng quá! Chả lẽ sự việc chỉ đơn giản thế này thôi ư?... Không hiểu cái đêm mùa hè đầy sao ấy, ông giá sư sử học thình lình phát hiện ra thằng trẻ ranh hàng xóm đang ngồi lù lù ngay trước bàn học cô con gái cưng của mình thì sao nhỉ? Ông sẽ đánh rơi cặp mục kính và làm toáng lên như mọi nhà thông thái không chịu được sự lộn xộn trong cuộc sống, hay ông sẽ trầm lặng ngắm mình trong sự suy tư chưa đứt đoạn: một dấu hiệu của loài vượn chưa tiến hóa?

…Nhưng không nên để sự sợ hãi đốt cháy thần kinh nó. Thằng đã điên, không ai lường trước được phản ứng của nó cả. Phải cho nó hiểu rằng, nếu nó đã đầu hàng, mình không khi nào muốn giết nó.

Việt chuyển tạc đạn xuống ngực, anh dịu giọng:

- Hãy chốt lại!...Ngồi xuống!- Thằng lính làm theo như cái máy –Nhìn vào mắt anh, tôi biết anh chưa đến nỗi nào. Anh hãy giúp tôi bằng cách im lặng. Chúng tôi sẽ là người chiến thắng cuối cùng. Cách mạng không quên anh đâu!

Hắn ngồi chết trân, như không nghe thấy gì cả, không hiểu gì cả, nét mặt mềm lại, ngây ngây…

Có tiếng la oang oang:

- Làm gì mà lâu dữ vậy ông? Tìm thấy không?

Người lính choàng tỉnh như bị đổ nước lạnh vào đầu, mắt nhìn dáo dác.

- Anh ra đi! Tôi tin anh! – Việt nói.

Người lính bối rối, gục gặc đầu. Hắn xây lưng lại, mảng áo đẫm ướt, đôi chân bước đi như mê… Được mấy buốc, một tiếng “sột” sau lưng, hắn quay ngoắt lại kinh hãi, loáng quáng đưa súng lên…Không! Trước mắt hắn, Việt vẫn cười hiền hậu, tay cầm con chim giơ ra… Người lính nhếnh miệng ngờ nghệch, cầm con chim quay đi, bước chân mạnh dạn hơn…

Việt căng mắt nhìn theo hắn đi lại phía đồng bọn súng ống đầy người. Rất có thể hắn phản bội. Anh xếp tạc đạn ra đất, soát lại chốt hãm khẩu K54 trên tay…

Hắn đang mấp máy môi nói gì cái gì, tay chỉ về phía mình? Bọn kia chụm đầu bàn tán nghe chừng…

Việt lạnh toát người. Này! Nó bắn này!...Chỉ cần một phát báo động thôi là…Anh rút chốt một trái tạc đạn…Nhưng không! Đôi giày nặng nề của người lính bắt đầu lê đi. Anh ta đi giữa bọn lính như người mất hồn, tay lơ đãng vặt lông con chim…

Đến lúc ấy Việt mới nằm nhoài ra, mệt lả. Trái tạc đạn ướt nhoét mồ hôi rời ra khỏi những ngón tay tê dại…

***
Logged
nttran1979
Thành viên
*
Bài viết: 45


« Trả lời #27 vào lúc: 04 Tháng Mười Một, 2010, 01:00:56 pm »

Trưa trong đồn địch…

Không trung như bốc cháy, lửa phả xuống rừng  rực, Việt mường tượng thấy mảng da lưng mình đang uốn cong lên, phồng rộp. Anh sờ sờ vào những cọng tranh âm ấm: nắng một lúc nữa, chắc nó cũng tự nhả khói rồi bùng cháy mất.

Việt chui sâu vào trong gai góc, anh không cảm thấy da thịt mình đang rớm máu. Đói, khát và nhức nhối vì suy nghĩ: bàn chân mình chắc đã cháy hết, xương đang lòi ra, anh nhủn người, lịm đi…

Bỗng anh bật nhổm dậy: có hai con mắt đang nhìn anh chăm chú…

Người lính đã ra từ lúc nào, đang ngồi phía chân Việt tay ôm lưng quần trễ xuống, khóa tuột khỏ dây lưng như người sắp đi cầu.

Anh lính lê lại, rụt rè lôi trong túi ra một ổ bánh mì, túi kia mấy trái dưa leo mòng mọng.

Việt cắn một miếng dưa nhai ngon lành, cặp môi khô nứt mềm ra, ươn ướt. Anh lính tần ngần ngó trộm Việt ăn…Đôi mắt ấy dừng lại miếng băng chân đã chuyển sang màu bùn, rồi lướt trên những mảng đùi, mảng lưng, cuối cùng vấp phải vết loét trên gáy Việt…

Việt cười, hàm răng nhóng nhánh nước:

- Tàn thuốc khi đêm của anh đấy.

Người lính day mặt qua phía khác…Nhìn nghiêng thấy một bên mắt anh ta hơi đỏ…

Việt nhìn sâu vào mắt người lính:

- Tại sao anh không bắn tôi?

Cái đầu nặng nề của anh ta trĩu xuống, một lát mới ngẩng lên, nói khó nhọc:

- “Tôi…tôi không rõ…Con mắt của ông làm tôi sợ…Tôi thấy ông mạnh quá…

- Bây giờ thì sao, còn sợ không?

Người lính nhẹ lắc đầu, trả lời phào phào trong hơi thở đầy xúc động:

- Không…Bây giờ tôi…kính phục ông…các ông…

Nói đoạn, anh ta run run đứng bật dậy như sợ hãi trước câu nói của chính mình! Người lính kéo quần lên, gài lại dây lưng, lặng lẽ đi vào…

Và đêm hôm đó, có hai người dìu nhau ra khỏi vùng kẽm gai. Một người to lớn mặc quần áo lính, còn người kia nhỏ nhắn, ở trần.

Tới bìa bưng, họ đứng lại chia tay nhau. Cái bong to lớn quay lại, dáng đi ngập ngừng, chốc chốc lại nhìn về phía sau ra chiều áy náy. Còn bóng nhỏ nhắn khập khiễng đi thẳng tới, mái đầu ngẩng cao như đinh ninh rằng: mình sắp sà vào tay những người thân yêu đang đón đợi ở đâu đây, rất gần.

Đêm vành đai vẫn lạnh sắc, thăm thẳm ẩm ướt. Nhưng từ bưng xa, gió đã đưa về cái hương vị ngọt ngào mới mẻ của một mùa cây trái tốt tươi.
Logged
nttran1979
Thành viên
*
Bài viết: 45


« Trả lời #28 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2010, 08:09:19 pm »

CHUYỆN KỂ VỀ MỘT TRẬN ĐÁNH ( Truyện ký- Nguyễn Thị Như Trang)

Nhóm trinh sát gồm ba người. Ngoài tôi ra còn có Trinh và Mượt. Lại những ngày ăn gạo rang, bí mật luồn rừng le, vượt những bãi sình lầy luôn bất ngờ hiện ra trên một vùng đất lạ. Cộng vào đó là môt mối lo rất lớn, luôn chi phôi tất cả mọi hành động của nhóm trinh sát, từ dấu chân để lại trên đám rêu non ven một con suối cạn, đến một cành cây gãy hơi khác thường có thể gây ra một thoáng nghi ngờ… Nhất nhất đều phải toan tính kỹ càng, đều phải hết sức thận trọng, phải suy đoán đến mọi khả năng có thể để lộ ra, dù chỉ một dấu vết nhỏ nhất của hướng đi và hành động của quân ta trước những con mặt xoi mói của tụi thám báo địch. Đó cũng là trách nhiệm nặng nề nhất của tổ trinh sát. Cái trách nhiệm còn lớn hơn cả tính mệnh của mỗi người chúng tôi, so với những khó khăn và thuận lợ mà đơn vị sẽ phải đương đầu trong trận đánh sắp tới, với phần xương máu lớn hoặc nhỏ của đồng đội sẽ phải đổ xuống…Tất cả đều tùy thuộc ở sự khôn khéo, sự suy nghĩ tỉnh táo ở những người đi trước. Những người có trách nhiệm chuẩn bị cho trận đánh. Nhưng, tất cả những chuyện ấy giờ này đều đã lùi lại phía sau. Chúng tôi đang ở sát nách bọn địch. Một ngày chờ đợi, nằm sát bên đồn giặc mà chờ đợi. Tôi ém mình trong một cái hố vừa hẹp vừa nông, một chân co, chân kia duỗi, má ép sát xuống lớp đất ẩm nồng nặc mùi là mục, mùi nhựa cây ngòn ngọt của những thân le bị giập náp. Cả một rừng le với những phiến lá xanh đen, mỏng và rát sắc kéo dài tới tận bờ con suối cạn dưới chân đồi. Trước mặt là một khoảng trống rộng chừng ba trăm mét địch đã cho cày ủi sạch trơn. Bên kia bãi trống là địch, là cái đích mà tối nay, bằng bất cứ giá nào, mình chũng phải tới đó, phải hiểu tường tận từng ổ súng, từng nhà bạt, từng chiều dày của những lỗ châu mai trong hệ thống lô cốt dày đặc xây theo vòng cung bao quanh vị trí đích. Nằm trọn một ngày trong cái tư thế bó buộc dưới nắng, mồ hoio mặn rịn ra nhớp nháp trên da thịt, thấm vào những vết xước do lá le giằng cứa rất xót. Lúc nào quá mỏi, muốn trở mình, phải đợi lúc có cơn gió ào tới, rừng le nghiêng ngả, mới nhân đó có thể xoay người, duỗi chân, nhắc tay cho đỡ ê ẩm. Khổ nhất là những lúc rừng lặng gió, lũ kiến chúa tha hồ kéo nhau tới châm chính. Nọc kiến buốt thon thót, vừa buốt vừa ngứa dai dẳng kỳ lạ. Nước mắt úa ra, da mặt nóng phừng phừng, còn sống lưng lại lạnh buốt. Khắp người nổi da gà trên từng lỗ chân lông. Tôi cắn răng đến ê ẩm cả quai hàm, cố khắc phục cái cảm giác kiến cắn đang nổi cục bằng những trái táo trên khắp lưng và hai bắp vế. Nhưng tôi vẫn cứ phải nằm im, chỉ thở, thở nhè nhẹ. Một ngày rất căng thẳng. Tôi không chợp mắt lấy một giây. Chỉ một lần nhấm nháp nửa miếng lương khô chẳng bõ bèn gì với cái dạ dày lép, sau hai ngày lội suối luồn rừng. Trong bụng bồn chồn, lo lắng, hết nhìn ngược lại nhìn xuôi. Rất có thể chỉ một tràng đạn vu vơ, một cuộc sục sạo không chủ đích của bọn giặc, là một kế hoạch chiến đấu sẽ phải hủy bỏ, là sẽ dẫn đến những tai họa không có cách nào lường hết được. Bởi một toán lính ngụy đang ở trước mắt chúng tôi. Nằm khuất sau khóm le thưa, tôi vẫn nghe rõ mồn một tiếng đế giày cao su của bọn chúng đang chạy đi chạy lại trên bãi trống. Bọn chúng có một tiểu đội, chia làm ba nhóm, đang đi gài mìn ở khắp trảng trống xung quanh vị trí. Thằng đeo xệ trên lưng một ba lô đầy mìn nặng lặc lè. Đứa nào không mang mìn thì vác những cuộn dây to. Phía tôi đang nằm, một thằng ngụy mặt non choẹt, để hàng ria con kiến, người cao và gầy, rất gầy. Bộ quần áo rằn ri khoác lụng thụng trên đôi vai hẹp của một thiếu niên mới lớn. Thằng ngụy đang quỳ cạnh mô đất cách tôi trên chục mét, giơ xẻng đào đất uể oải. Đứa cùng tốp với nó, một thằng thượng sỹ già, đang dăng dây mìn trên những hố đất thằng lính trẻ vừa đào. Thằng này đứng xa, tôi không nhìn rõ mặt, chỉ thấy một vành mũ sắt úp sụp xuống đến hai hố mắt tối sầm, và một mẩu cằm nhọn luôn mấp máy. Thằng ngụy trẻ đã đào xong một hố nữa. Nó đưa mắt ước lượng chiều sâu, đoạn vứt cái xẻng nằm lăn lóc trên đống đất mới màu nâu sẫm, vương vai đứng dậy, vặn lưng m ấy cái, đoạn xăm xăm bước thẳng về hướng tôi đang nấp sau bụi le. Nó cứ đi thẳng, không ngó trước nhìn sau, cũng không có dáng vẻ vội vã. Khoảng cách giữa tôi và nó ngắn dần. Tôi nhè nhẹ lật sấp người, đưa mũi súng AK tới trước, nín thở trong một nỗi hồi hộp se thắt lồng ngực. Vừa hồi hộp vừa ức không thể tả. Không lẽ bao nhiêu kế hoạch đã được tính toán đến từng chi tiết bỗng nhiên bị phá vỡ chỉ vì thằng trẻ ranh này. Và tôi quyết định rất nhanh: nếu nó không phát hiện ra tôi trước, thì dù nó có trèo lên lưng, tôi cũng cứ để nó sống thêm một vài ngày nữa. Mặt trời đang trưa chiếu nắng loa lóa. Tôi dim mắt, khẽ nghiêng đầu úp nửa mặt bên trái xuống lớp lá mục, ngón tay trỏ ngoéo lại, đặt sẵn trên nấc cò cứng ngắc. Vì mắt đã nhắm lại, nên mọi giác quan khác trong tôi đang được huy động đến mức căng thẳng. Chỉ cần một va chạm nhỏ trên lớp lá trải lên thân mình, một tiếng kêu khẽ trong nỗi ngạc nhiên tắc nghẹn, hoặc một bàn tay nào đó thoạt động vào người…Tất cả sẽ đổi khác, sẽ sụp đổ, sẽ bùng lên dữ dội… Nhưng, điều đó không tới. Một phút trôi qua dài như cả một đời người. Và tôi nghe tiếng bước chân thằng ngụy dừng lại ngay trên đầu mình. Rồi một dòng nước nóng nóng bò lên cổ, thấm ướt những vết kiến cắn. Cái xót càng tăng thêm, cộng với sự nhột nhạt của nước tiểu với mùi lá mục làm thành một nỗi bứt rứt khó lòng chịu dựng. Tôi cắn chặt lấy vành môi khô se cho đến lúc đầu lưỡi cảm thấy vị máu mằn mặn. Cố chịu đựng cái tâm trạng bức bối của chính mình. Chân tay ngứa ngáy chỉ muốn vùng dậy, muốn vung cao báng súng quật bổ xuống đầu cái thằng ngụy đang đứng cách mình chỉ vừa một tầm tay với. Nhưng tôi vẫn nín thở, người cứng ngắc, cố dán mình trên nệm lá ẩm mùi nước đái, dựa đầu lưỡi khẽ liếm những giọt máu ứa ra quanh vành môi nứt nẻ. Lát sau, lại có tiếng bước chân đi giày cao su giẫm xộn xạo trên mặt đất khô. Thằng ngụy đã quay trở về bãi đất trống. Tiếng bước chân nó xa dần, rồi một giọng ca khàn khàn cất lên ư ử: “Em ơi! Mộng không thành, đôi ta đành lìa nhau. Anh ra đi gửi tấm thân đơn chiếc chốn rừng xanh. Còn em đêm năm canh vò võ đất quê người…”. II Chiều ở rừng tối sụp xuống rất nhanh. Tôi cố nán chờ cho đến lúc bóng đêm xóa mờ những hình nét dằng dịt rối rắm của những lớp kẽm gai phía bên kia bãi trống – Lúc này bọn ngụy đi gài mìn đã quay trở về vị trí từ lâu – mới trở mình bởi lớp lá khô phủ dày trên người, từ từ nhoài ra khỏi cái lòng hố chật hẹp, tôi rướn mình đu lên mặt đất bây giờ đã được sương chiều làm cho dịu mát. Một cơn gió rừng tràn đến. Ngàn cây lao xao. Tôi ưỡn ngực thèm khát hít thật căng hai buồng phổi cái không khí mát mẻ, khoáng đãng của một vòm trời đã bắt đầu tối thẫm lại với vô số những ngôi sao trong trẻo mãi xa tít trên đỉnh những cây đại thụ. Bây giờ mới thấy khắp người mỏi ê ẩm, hai ống chân tê dại đang run giật lên rất dữ vì những cơ bắp không được cử động quá lâu. Tôi từ từ nhắm chặt mí mắt, giơ tay vịn một cành cây, cố gắng bước một bước, rồi hai bước… Người đã khoan khoái hơn, lại cảm thấy có tiếng huýt gió nho nhỏ. Tôi đáp lại bằng một tiếng chim rừng. Lát sau, cả ba chúng tôi đã ngồi khuất sau một gốc cây to nhấm nháp gạo rang và một nửa bi đông nước duy nhất còn lại. - Thế nào, tiểu đoàn trưởng? Mượt vừa nhai gạo rang vừa hỏi. Không đợi tôi trả lời, Trinh đáp dấm dẳn: - Vào chứ còn thế nào. Không lẽ ngồi phơi nắng cả ngày chỉ để đếm cọc rào à? - Đã đành là vào. Nhưng phải bàn xem vào thế nào đã chứ. Như lần trước chẳng mất công toi? Mượt vừa nhắc đến lần chúng tôi đi trinh sát trước đây hai ngày. Lần ấy, vì không lường hết những tình huống phức tạp, anh em mình khi lọt qua được tám hàng rào kẽm gai, vượt được hệ thống lô cốt tháp canh dày đặc bố trí thành một vòng cung bao quanh vị trí cái nọ cách cái kia từ mười tới mười lăm mét, vào được tung thâm. Nhưng còn chưa kịp điều tra trận địa pháo lớn của địch bố trí ở đâu, trời đã rạng sáng, đành quay ra. Về tới đơn vị, tôi thay mặt nhóm trinh sát báo cáo với cấp trên về kết quả chuyến đi ấy. Có ý kiến cứ đánh, bởi đã vào được tung thâm, nắm vững quân số giặc. Dù không phá hủy được trận địa pháo cũng tiêu diệt được sinh lực địch. Lúc ấy, tôi ngồi im không phát biểu, nhưng trong lòng bứt rứt không yên. Bứt rứt và lo lắng bồn chồn như có người đang đốt lửa trong bụng. Không lo lắng sao được, bở hơi ai hết, chính chúng tôi từng vừa gặp nhiều khó khăn vì cái trận địa pháo hiểm ác đó. Chúng cứ rót đạn cầm canh suốt dọc đường hành lang, hòng chặn đường chuyển vận của quân ta suốt từ Z tới Y dọc biên giới. Những làng bản nát tan. Đồng bào Vân Kiều phải kéo nhau vào ở trong những hang sâu. Những cánh rừng gãy đổ ngổn ngang. Nhìn những cây đại thụ với những hàng vân gỗ đẹp như tranh vẽ, nay xác xơ gục đổ tả tơi, tôi thấy lòng xót đau giống như khi phải chứng kiến những hy sinh của đồng đội vậy. Có thể cũng bở lẽ tôi đã sinh ra từ miền đất rừng, nên tôi rất quý những cây gỗ từng đứng vững qua bao nhiêu biến động của những trận mưa rừng bão núi, nay phải gục đổ trước bom đạn của quân thù. Lại nữa, một cậu xạ thủ B40 cùng quê với tôi. Hai đứa cùng xã. Trước đây chúng tôi cùng học một lớp, cùng ở trong đội bóng tròn của liên chi đoàn nhà trường. Chúng tôi rủ nhau cùng nhập ngũ một ngày sau khi biết tin cả hai thằng cùng được chuyển lên trường cấp 3 của huyện. Mới cách đây ba ngày, trong lúc đi lĩnh gạo, thằng bạn tôi đã hy sinh vì cụm pháo đó. Bị một mảnh pháo lớn làm gãy xương vai, máu ra nhiều, môi nó tím nhợt, lả đi. Khi tôi chạy tới ôm xốc lấy nó, nó còn cố tỉnh lại, thì thầm: “Sửu ơi! Bao giờ về lại quê mình… Cậu nhớ nói hộ với A Noan…mình…”. Tiếng dặn dò tắt lặng giữa chừng. A Noan là cô gái ở cách nhà bạn tôi một con suối. Cô gái Tày có cặp má đỏ lịm, đôi mắt xếch đen như chì than, và mái tóc dài óng ả. Lúc này, tôi thấy như đôi mặt đen ấy đang nhìn tôi im lặng trong một lời trách cứ nặng nề.
Logged
nttran1979
Thành viên
*
Bài viết: 45


« Trả lời #29 vào lúc: 11 Tháng Mười Một, 2010, 08:11:00 pm »

Tôi báo cáo lên cấp trên, xin đi trinh sát vị trí C một lần nữa.

Trinh và Mượt được chọn cùng đi với tôi. Họ cùng là cán bộ trugn đội của đơn vị.

…Tôi với chiếc bi đông uống một ngụm nước có mùi thuốc sát trùng hăng hăng. Tôi ngậm ngụm nước lâu lâu trong miệng, vừa để cho những giọt nước hiếm hoi kịp thấm vào từng chân rặng đã khô se, vừa để ngẫm nghĩ một câu trả lời xác đánh nhất:

- Ý kiến của mình thế này. Bây giờ mình sẽ bò vào đó tìm cho ra trận địa pháo…

Trinh cắt ngang

- Còn chúng tôi?

- Các cậu nằm ngoài hàng rào yểm hộ cho mình, khi cần thiết và sẽ thay tế nếu mình hy sinh.

Mượt ngồi nhấp nhổm trên ngón chân:

- Tôi đi với anh. Gặp chuyện gì hai người vẫn dễ xử trí hơn một. Vượt được bằng ấy hàng rào không phải chuyện dễ dàng đâu.

Tôi lắc đầu:

- Một mình tớ thôi. Vượt rào thì các cậu khỏi lo, tớ đã có cách. Vạn nhất có chuyện gì ít người càng dễ biến, lo gì.

Chúng tôi bò qua trảng đất trống. Tới một đoạn hào sâu ngang bắp vế bên ngoài những lớp rào kẽm gai nhằng nhịt, Mượt nắm tay tôi, giọng trầm xuống:

- Anh phải cẩn thận.

- Yên trí.

- Hai tiếng. Hoặc ba tiếng là cùng. Tớ mò đến được chỗ chúng nó giấu pháo là ra ngay thôi.

Trinh cũng lên tiếng:

- Anh có nhớ lối vào không?

- Lần trước bọn mình đã lục khắp khu nhà bạt rồi. Lần này tớ định vượt đường trục xem thử. Cả một trận địa pháo lớn chứ bé gì. Mấy giờ rồi?

- Mười hai giờ bảy phút.

Cùng lúc, tôi nắm chặt lấy tay cả hai người bạn  giữ lại một giây lâu:

- Mình đi.

Tôi không nghe rõ Mượt còn nói thêm câu gì. Tôi nhổm lên, tay sờ quanh người. Lớp đất bùn trát trên da thịt còn ướt dấp dính. Trên người tôi chỉ có độc nhất chiếc quần đùi cũng đã nhuộm màu đất. Một quả pháo thủ đeo bên trái. Khẩu súng ngắn bên tay mặt với một băng đạn còn nguyên vẹn. Tất cả chỉ có thế, đều là những thứ gọn nhẹ và cần thiết.

Kiểm tra xong mọi thứ, tôi toài người nằm nghiêng trên mặt đất ẩm có lẫn những sợi rễ tranh nhọn như dùi lúc nào cũng sẵn sàng châm chính thả cửa lên những phần da thịt để trần. Hai bàn tay miết trên mặt đất, cùi tay lết theo, bụng thót lại, ép sát xuống, hai đầu gối săn cứng lại, đẩy đi. Cứ thế, tôi bò một quãng ngắn thì đụng hàng rào thứ nhất. Tôi dừng lại, nghiêng mặt, hết sức chăm chú nhìn kỹ từng khóm cỏ, từng mô đất trước mặt mình theo một đường vòng cung hẹp. Nhìn kỹ từ mặt lớp đất xôm xốp đã bắt đầu bạc phếp ra vì mưa nắng, đến lớp rễ cỏ mọc trồi lên, rồi đến những phiến lá cỏ tranh mềm mại. Tuyệt nhiên đôi mặt trinh sát từng trải của tôi không phát hiện ra những dấu hiệu chứng tở rằng ở đây bọn địch có chôn mìn. Không có gì hết! Lạ nhỉ, không có lý thằng địch đem mìn gài đầy rẫy ngoài trảng trống, còn trong hàng rào lại không có cái của giết người ấy. Vô lý! Tôi đưa mắt sục tìm lại một nữa. Và lần này, theo một trình tự ngược lại. Vẫn chẳng có gì. Tôi cắn môi suy nghĩ. Đoạn xoay vai, lật người, ngửa mặt nhìn lên lớp kẽm gai trên đầu mình. A, có thế chứ! Ánh mắt tôi đã chạm phải những sợi dây nhỏ bé, màu xám, rất giống màu dây kẽm gai còn mới, dăng cách mặt đất chừng vai gang. Những sợ dây mỏng manh, không to hơn cây tăm, chạy lẫn vào những đường kẽm gai nhằng nhịt, dẫn đến những trái mìn sáng, hình ống, có chốt an toàn giống như cái mỏ vịt. Một đầu dây được buộc  một cách hờ hững vào đầu cái lò xo hết sức nhạy. Chỉ cần một sức bật rât khẽ, một cái va chạm lướt qua, một cử động nhẹ nhàng, là một tiếng “tách” nhỏ nhẹ phát ra: cái chốt an toàn đã bật khỏi nút hãm. Kim hỏa mổ xuống. Và, cả một khối chất hóa học sẽ bùng lên, tỏa màu sáng trắng rực rỡ, sáng đến lóa mắt. Thế là chấm dứt mọt toan tính, mọi suy nghĩ, và những kế hoạch đã vắt óc qua nhiều đêm thức trắng để cân nhắc đến từng chi tiết nhỏ bé. Cuộc đời của người lính trinh sát có khi kết thúc một cách đáng tiếc chỉ ở một sơ suất không đáng kể như vậy.

Tôi nhẹ nhàng nhấc cùi tay khỏi mặt đất, vẫn nằm ngửa, gáy đè lên một búi cỏ lưỡi rắn thoảng mùi hăng hăng ngòn ngọt. Rất sẽ sàng, thận trọng, mấy ngón tay tôi khéo léo đóng chốt an toàn, khóa tịt nhưng trái mìn sáng hiểm ác đó lại. Bắt đầu từ trái mìn bên phải, đến một trái khác ngay sát nách bên trái, rồi đến một trái nữa ở cách một tầm tay với. Chúng nó gài mìn sáng dầy đặc ở ngay hàng rào thứ nhất để bảo vệ cho cái vị trí sát biên giới này quả đã lắm công phu. Sau khi đã đóng chốt an toàn những trái mình sáng, tôi nhổm người, nâng vai lên khỏi mặt đất, với tay rút cây kìm vẫn giắt lưng. Rồi tay trái giữ sợi kẽm gai, tay phải đưa kìm, nghiến răng. Tiếng sợi kẽm gai đứt dưới gọng kìm sắc gây một tiếng động khô khan.

Tôi đã lọt qua hàng rào thứ nhất.

Rồi hàng rào thứ hai. Vô số mìn díp với những chiếc “râu” xoắn hình lò xo chĩa ra ba ngả, nếu vô ý giẫm vào một trong ba sợi dây ấy là mìn nổ.

Hàng rà thứ ba. Một loại vũ khí khác: mìn cóc. Loại mìn này khi đạp phải, nó bật nẩy lên tới ngang gối mới nổ.

Hàng rào thứ ba. Một loại vũ khí khác: mìn cóc. Loại mìn này khi đạp phải, nó bật lên tới ngang gối mới nổ. Thằng địch quả đã nghĩ ra đủ mọi trò quỷ quyệt. Người lính khi chạm phải loại mìn này, sẽ phải cưa từ ngang đùi trở xuống, có lắp được chân giả cũng còn lắm khó khăn.

Hàng rào thức tư: mình định hướng.

Rồi hàng rào thứ năm, thứ sáu….

Hàng rào thứ bảy…

Thứ tám…

Trước mặt tôi, cách một khoảng trống hẹp, lù mù một chiếc lô cốt thấp lè tè. Đằng sau lô cốt là những dãy nhà bạt nằm kề nhau, dăng hàng từ cụm đều đặn trên một trản đất bằng. Những căn nhà bạt này tôi đã biết rõ. Đó là những khung gỗ hình chữ nhật, lợp vải. Xung quanh và trên nóc xếp bao cát. Bên trong có kê những ván nằm. Là nơi trú quân của bọn lính ngụy. Tôi nhìn đồng hồ, đã mất gần một tiếng vượt rào. Giờ này là lúc bọn địch đang ngủ say. Chỉ đáng ngại cại lỗ châu mai hình vuông cách mặt đất một tầm tay với, im lìm trong bóng tối mờ mờ như một con mắt chết kia. Bên trong cái lỗ vuông câm lặng đó có cái gì đang chờ đợi tôi? Những đôi mắt kẻ địch đang vằn lên nhưng tia máu đỏ hận thù? Một ánh lê sáng xanh, nhọn hoặt? Một miệng súng đã nạp sẵn những viên đạn đồng vàng chóe? Tôi cảm thấy một cơn ớn lạnh chạy dọc sống lưng. Và một sự hãi hùng cứ níu lấy thân thể tôi, bắt phải dán chặt xuống mặt đất ẩm. Cái cảm giác rất khó chịu đối với người lính trinh sát khi anh chưa thể lường hết được ở khoảng đất trước mặt anh những gì đang chờ đợi mình. Nằm yên lặng thêm một giây, rồi tôi thận trọng nghiêng đầu, nheo mắt quan sát xung quanh, phía trước mình một lần nữa. Hoàn toàn yên lặng. Chỉ xa xa, theo cơn gió nam khi rõ khi mất, thoáng một mùi khói thuốc thơm hắc loại rẻ tiền của lính tráng. Có lẽ một thằng gác nào đó đang cố chống chọi với cơn buồn ngủ. Cái lô cốt trước mặt tôi vẫn im lìm trong màn sương biên giới dày và nặng. Tôi sẽ miết bàn tay trên mặt đất tìm một hòn sỏi, nắm chắc lấy.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM