Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:59:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cành thanh mai đã ra hoa (truyện ký - Hà Dũng)  (Đọc 31546 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
nttran1979
Thành viên
*
Bài viết: 45


« Trả lời #10 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2010, 09:43:31 am »

BẾN HẸN (Truyện ngắn - Nguyễn Thị Hồng)


Từ dưới bờ sông, Minh trườn nhẹ nhàng như một con thằn lắn tới sát chỗ Bốn lúc nào cô cũng không hay. Bốn ngồi bó gối, khẩu tiểu liên thu trước ngực, mặt thẫn thờ nhìn ra sông như đang mải suy nghĩ điều gì. Minh khẽ đằng hắng:

- Muộn rồi, ta về thôi cô Bốn à!

Bốn vẫn chăm chú nhìn ra khoảng sông đen ngòm trước mặt:

- Ráng chờ thêm chút xíu nữa, anh Minh! Răng ảnh cũng về trong đêm nay. Ba đêm rồi … - Giọng cô du kích chợ se nhỏ lại – Chắc ảnh đói bụng. Có chút lương khô mà nói cách chi anh cũng không chịu mang theo.

- Anh Mạc biết có người lo vầy là khỏi đói liền à!- Minh bắt chước giọng Quảng Đà trọ trẹ của cô du kích. Nhưng cô gái hình như không nhận ra giọng trêu chọc của Minh, vẫn tiếp tục theo đuổi luồng suy nghĩ của mình:

- Ảnh lặn giỏi ghê ha, anh Minh? Nghe họ kể có lần ảnh đi đánh cầu Bà Rén bị lũ cuỗn ra tới cù lao Chàm mà vẫn bơi trở vô được bờ…

- Vậy đã ăn nhằm gì! Ảnh vốn thợ lặn nòi mà. Lính đặc công nước bọ tôi bơi năm, mười ki-lô-mét trên biển là chuyện thường…

- Vậy à! – Cô du kích buông môt tiếng thở dài rồi ngập ngừng hỏi tiếp - Ảnh… có vợ chưa anh Minh? Con trai ngoài Bắc là hay lấy vợ sớm lắm.

- Cái đó thì cô phải hỏi anh ấy chứ tôi biết chi!- Minh tủm tỉm cười – Nói vậy chứ ảnh kín như hũ ấy. Có lần tụi tôi đồ cả lít rượu cho anh Mạc để khui chuyện ấy mà ảnh càng uống càng tỉnh như sáo mới chết chứ. Hình như ảnh có chuyện buồn…

- Vậy à!- Cô du kích lại buông một tiếng thở dài rồi ngôi im nghe, mắt vẫn đau đáu nhìn ra sông. Minh liếc nhìn mặt đồng hồ. Cây kim dạ quang chỉ ở vạch ba giờ hai mươi nhăm phút. Đã quá giờ hẹn với Mạc gần một tiếng rưỡi rồi. Chờ đúng mười phút nữa phải vể kẻo trời sáng bạch ra mất. Từ đây về cứ du kích phải đi qua hai xã vùng trắng, chạy gằn cũng phải mất hai tiếng. Lẽ nào đêm nay anh ấy không về? Nếu không bị cơn sốt rét đột ngột ấp tới thì Minh đã vào trong đó tìm Mạc rồi. Đợt hoạt động này Mạc và Minh lãnh nhiệm vụ đi trinh sách cầu V.Đ,  mở màn cho chiến dịch đánh cắt giao thong địch trong toàn tỉnh. Cầu này nằm trên trục đường 1, sát thị trấn V.Đ nên bọn địch bố phòng rất nghiêm ngặt. Đơn vị đặc công của Mạc đã mấy lần cho các tổ vào đánh nhưng đều bị lộ, phải quay ra. Tháng trước, Mạc đã dẫn một tổ ba người đi trinh sát, vào đến trụ cầu thì bị địch phát hiện. Chúng pha đèn, ném lựu đạn xuống nước cho bo bo ra quyết bắt sống “người nhái” Việt Cộng. Hai người đi cũng Mạc thì một bị sức ép nặng, một hy sinh. Phải vất vả lắm Mạc mới đưa được hai đồng chí đó về đến đơn vị. Lần này Minh được cử đi với Mạc, có thêm các đồng chí du kích địa phương giúp đỡ. Nhưng khi đến vị trí tập kết, Mạc bắt Minh phải nằm lại. Đi đông người, dễ tổn thất. Vả lại, Mạc đã quen đường, nắm được mọi thủ đoạn bố phòng của địch. Nếu có chuyện gì không may xảy ra, đồng chí số hai sẽ vào trinh sát tiếp. Minh đành phải nằm lại. Và thật rủi ro, hôm sau Minh lại lên cơn sốt rét hầm hập làm cô du kích xã đi theo lo quýnh quáng. Đêm nào cô cũng ra điểm hẹn đón Mạc đến gần sáng mới về, người tím ngắt, run lập cập. Chiều qua, Minh mới dứt cơn sốt nhưng anh không chịu nằm nhà nữa. Nỗi lo còn cào gan ruột anh. Lẽ ra hôm nay hai người phải về hậu cứ rồi. Chuyện gì đã xảy ra? Minh linh cảm thấy một điều chẳng lành. Mạc gan và táo tợn, đôi khi hơi liều lĩnh. Minh mới ở tiểu đoàn đặc công quân khu bổ sung về đơn vị nhưng anh đã được nghe nhiều chuyện về Mạc. Chẳng biết người ta có thêm dấm thêm ớt gì hay không nhưng chuyện nào cũng gay cấn, ly kỳ. Tỉ như chuyện Mạc và Hiển đi đánh cầu Cao Lâu đợt xuân – hè năm ngoái. Hai người vào đên cầu thì bọn lính gác phát hiện. Mạc liền bắt Hiển quay ra, còn mình lao thẳng vào trụ cầu. Bọn địch trên cầu ném lựu đạn xuống tới tấp, sức ép lạ Mạc cơ hồ muốn ngất đi. Bốn chiếc ghe máy từ bờ phóng ra quây tròn lấy Mạc. Mạc cố sức gắn khối nổ vào trục ầu, nghiến răng rút kíp tức thì. Lạ thay, kíp nổ đã nằm trong tay anh mà khống thuốc vẫn ì ra, không nhúc nhích. Xịt rồi. Một thoáng suy nghĩ rất nhanh, Mạc dứt khối cho trôi theo dòng nước rồi lặn xuống bám vào sườn một chiếc ghe. Bốn chiếc ghe vẫn quây quanh trụ cầu bắn loạn xạ một lúc lâu mới rút. Mạc bám theo chiếc ghe vào đến bờ mới buông tay, thả trôi theo dòng sông. Về đến hậu cứ, anh không nói không rằng, ném phích chiếc kíp nổ trước mặt cậu quân khí… Chuyện Mạc và anh Soát đội trưởng đào hầm nằm cả tuần lễ gần cầu Trịnh Minh Thế để nghiên cứ cách đánh cầu và cảng Bạch Đằng. Rồi chuyện Mạc đi đánh cầu Bà Rén lần thứ hai bị nước lũ cuốn ra tận cù lao Chàm như Bốn vừa nói. Toàn chuyện có thực mười mươi, nhưng có ai hỏi, Mạc chỉ cười hề hề, đánh trống lảng: “ cậu đừng nghe chúng nó tán nhảm. Chúng nó thêm cả ký lô mì chính vào đó”. Vì thế, lần nay được đi với Mạc, Minh hớn hở như người vừa trúng số độc đắc. Là lính đặc công “thủy” thật, nhưng đây là lần đầu Minh được tham gia một trận đánh dưới nước. Được Mạc đi kèm thì an tâm nhất rồi. Chả lẽ lại có điều gì bất trắc xảy ra đến với Mạc? Một giọt sương lạnh buốt lọt vào cổ áo Minh làm anh rùng mình, cơn ho lại ngứa ra trong lồng ngực. Trời đã ràng rạng phía cửa biển. Không thể nấn ná ngồi đây mãi, Minh quả quyết đứng dậy.

- Về thôi, cô Bốn. Đêm nay tôi sẽ vào tìm anh ấy!

Bốn miễn cưỡng choàng tấm dù lên vai, xốc lại khẩu sung. Hai người lầm lũi đi về vùng trắng. Họ đi qua khu đồn Tân Phú nằm sát đường cái đang ngủ im lìm sau lớp rào kẽm gai. Tịnh không có một tiếng gà gáy, chó sủa. Vừ bước ngang mặt lộ. Minh bỗng thụp xuống, ra hiệu cho cô Bốn lùi lại. Có tiếng chân đi rất nhẹ phía trước, rồi một bóng người thoáng hiện ra sau lùm cây ven đường. Minh nấp sau một gò mối, căng mắt ra nhìn. Một tên lính ngụy mặc bộ quần áo rằn ri, chân dận đôi bốt-đờ-sô to quá khổ thất thểu bước tới. Linh đi càn chăng? Phải tóm cổ thằng này! Bằng một động tác võ thuật chính xác, nhanh như chớp, Minh đã quật ngã tên lính ngụy, khóa cứng hai tay nó lại. Anh thúc vào lưng nó bắt đứng lên. Tên lính ngụy ngoan ngoãn làm theo lời Minh, không hề chống cự. Chợt Bốn kêu lên, giọng thoảng thốt:

- Anh Mạc! Chui cha, anh Mạc thiệt nè…

Người lính mặc áo rằn ri cụ cựa hai cánh tay, lầm bầm trong miệng:

- Minh hả? Cả cô Bốn nữa. Vậy mà tôi tưởng mấy ông du kích xã… Làm sái hết cổ mình rồi đây nè.

- Sao anh đi lâu quá vậy? Làm tụi em lo muốn chết – Minh vui sướng siết chặt tay Mạc.

- Xong rồi. Lúc về mình lớ ngớ thế nào đi lạc vào tận thị trấn V.Đ. Tưởng bỏ con trong đó rồi chớ!

- Vậy à? – Minh tròn mắt nhìn Mạc – Chuyện sao anh? Anh kiếm đâu ra bộ rằn ri này thế?

- Ồ, chuyện dài lắm. Giờ phải đi kiếm cái chi bỏ bụng đã. Nhịn đói hai ngày nay rồi.

- Răng? Ở nhà có người nhắc hoài mà anh còn đói sao?

- Í, cái anh Minh chỉ nói lạp xạp!- Bốn hứ Minh, mặt đỏ rựng lên. Cô hấp tập bứt vội lên trước.

***

Chiếc ghe mỏng manh như chiếc lá chỉ chực trôi vèo theo dòng nước mỗi khi định lạng ra xa bờ. Bốn ngồi phía lái, cố sức ghìm mái chèo cho chiếc ghe đi sát những lùm bói khẳng khiu ngả rạp xuống mặt nước. Con sông Thu Bồn mùa nước cạn chảy lờ dờ giữa hai viền cát mà giờ hung hãn chồm lên như muốn cuốn phăng tất cả vào lòng nó. Mới chớm có mấy trận mưa đầu mùa mà nước ở đâu dồn về nhiều thế không biết. Từ cứ du kích giữa cánh đồng Si bỏ hoang, Bốn và Mạc đã phải đẩy ghe ra đến tận bờ sông. Mạc đi kiểm tra lại con đường sẽ đưa khối xuống sông đêm mai. Bằng bất cứ giá nào cũng phải đánh sập cây cầu trước ngày 1 tháng 11. Hôm nay đã là ngày 19 tháng 10 rồi. Cứ tưởng mưa lai rai vài hôm sẽ dứt cơn, ai dè nước trên nguồn vẫn tiếp tục dồn về làm cả một vùng Điện Bàn nước trắng băng. Người bơi vào đến cầu còn khó, nói chi phải dìu theo cả khối thuốc nổ nặng hàng tạ. Trong cuộc họp thông qua phương án đánh cầu, có người đã bàn hay tạm thời hoãn lại vài hôm chờ nước rút. Một tạ thuốc nổ bây giờ quý hơn vàng. Lỡ để sa sảy thì thật làm đem của đổ xuống sông, xuống bể. Mạc cũng đã nghĩ tới điều ấy. Nhưng cái làm anh nóng lòng, thúc bách hơn là ý nghĩa của việc đánh sập cây cầu này. Gần một năm nay tụi ngụy vẫn tự hào cây cầu là nơi bất khả xâm phạm, Việt Cộng không dám động chạm đến. Phải hạ được uy thế của chúng, là đà cho những trận đánh sắp tới của đơn vị. Đã hơn một lần Mạc vào tận trong ruột nó, sờ từng mố cầu, từng thanh dầm sắt nhưng rồi lại phải cắn răng trở ra. Và ngay cả lần đi trinh sát vừa rồi, anh cũng đã suýt nộp mạng cho chúng nó.

Thật là một chuyến đi vât vả. Mất hai đêm liền anh mới tìm cách lọt qua được hàng rào bảo vệ vòng ngoài của cây cầu. Đêm đầu tiên anh phải đứng lại ở đạp đá cách cầu 300 mét. Từ đập đã nhìn vào, cây cầu nổi sừng sững trong đêm, cứ cách năm mét lại có một ngọn đèn chụp xuống mặt nước. Hai ngọn đen pha sáng quắc ở hai đầu cầu lừ lừ quét trên mặt nước, thỉnh thoảng lại chiếu hắt lên thành cầu, có cảm giác con chuộc chạy qua cũng nhìn thấy. Mạc buông nhẹ người xuống theo dòng nước chảy. Dòng nước khá mạnh đẩy anh ra giữa sông. Bỗng chân anh va phải một vật cứng chắn ngang đường. Mạc nhận ra đó làm một hàng rào dây thép gai dăng ngầm dưới nước. Anh lần theo hàng rào đó vào bờ. Chúng nó mới rào, có vẻ kỹ lưỡng, chắc chắn lắm. Không thấy kẽ hở nào có thể lọt qua được. Loay hoay mãy Mạc mới phát hiện ở giữa lòng sông có cát, anh liền đạp thành lỗ hổng chui qua. Lại một hàng rào bùng nhùng chắn ngang trước mặt. Chui qua cái hàng rào quái quỷ ấy mất đúng mười lăm phút. Còn cách cầu khoảng 20 mét nữa, Mạc lại vấp phải hàng rào thứ ba. Hàng rào mái nhà. Mạc đã đánh cầu trên dưới chục trận, nhưng chưa ở đâu anh gặp tình huống này. Như thế là phải kéo khối chui qua ba hàng rào. Sẽ gặp không ít rắc rối. Mạc nhô lên mặt nước xem đồng hồ. Đã hơn ba giờ sáng rồi. Phải quay ra, đêm mai vào trinh sát tiếp. Một ngày nhịn đói, nhịn khát trong đám cỏ lung sát bờ sông căng thẳng trôi qua. Mới bảy giờ tối Mạc đã tụt xuống nước, đi thẳng vào ba hàng rào một cách dễ dàng. Nhưng vừa chui qua hàng rào thứ ba, anh đã vội thụt lại. Không hiểu bọn địch đã phát hiện ra anh hay chúng thần hồn nát thần tính mà tên lính đứng ngay tên đầu anh hét vang lên:

- Người nhái bay ơi!- Hắn chĩa AR15 xuống nước xỉa một tràng dài, Lựu đạn ném tới tập xuống chỗ Mạc vừa chui qua. Từ bên kia sông, hai chiếc bo bo xé song chạy đến. Mạc vội lùi vào bờ, nấp dưới chân một đám sậy mọc sát mép nước. Bọn lính trên ghe hò hét om sòm, hết ném lựu đạn lại quay ra vớt những đám bèo vừa trôi đến. Chúng vừa bỏ đi, Mạc đã mò vào mố cầu chính giữa dòng sông. Vừa may, đúng lúc bọn lính trên cầu đổi gác. Mỗi trụ cầu có một tên lính. Mạc nằm dưới trụ cầu khỉ, thò cổ lên quan sát. Ánh điện soi rõ mặt hai tên lính một già, một trẻ đang phì phèo đốt thuốc trên đầu anh. Thằng già hơn nặng nề trèo xuống trụ cầu khỉ, chỉ cách Mạc 20 phân. Mạc nín thở, ngụp xuống. Mùi thuốc lá Quân tiếp cụ khen khét, ngầy ngậy làm mũi anh phập phồng. Thèm được rít một hơi cho căng lồng ngực quá. Mạc nghiền thuốc, nghiện nặng là đằng khác. Trong túi anh lúc nào cũng có một lá thuốc Cẩm Lệ, thứ thuốc ngon và nặng nổi tiếng của đồng bào Quảng Đà. Nhưng cái khoản ấy của anh cũng đã cạn từ lâu rồi. Cái đốm đỏ của điều thuốc là chốc chốc lại lóe lên. Chỉ cần với tay là Mạc có thể giật phăng điếu thuốc từ miejng thằng lính đội mũ sắt sùm sụp đang ngồi ngáp vặt, thỉnh thoảng lại nhổ đánh toẹt xuống mặt nước. Mạc quờ tay nắm đám cở vừa tấp vào mố cầu đậy lên mặt, nhô đầu lên quan sát. Trong trụ cầu khỉ cũng rào dây thép gai, rào mái nhà hẳn hoi. Phía trên dầu tên lsinh có một đám rầm gỗ chất ngổn ngang, chắc chúng chưa kịp dọn đi. Lừa lức tên lính quay mặt tránh gió để đốt mợt điếu thuốc khác, bằng một động tác chính xác và nhanh như vượn chuyền cành, Mạc đu người nhảy lên đống gỗ, không một tiếng động. Bây giờ thì anh lại ngồi trên đầu thằng gác. Toàn bộ cây cầu và hệ thống bảo vệ phơi lồ lộ trước mặt anh. Phía bắc là đường đi vào Đà Nẵng. Phía nam là thị trấn V.Đ tất cả có hơn một đại đội lính ngụy bảo vệ. Cũng không có gì đặc biệt hơn những cây cầu Mạc đã vào trinh sá.t Chỉ có điều chúng bố phòng dày hơn, cận mật hơn và cái khó ở đây là đường tiếp cận. Mạc tụt xuống, đi quanh mấy mố cầu tìm vị trí đặt khối rồi lần ra đầu cầu phía bắc, xem lại vị trí mấy khẩu đại liên của địch. Anh đi xuôi theo con nước đến nhà máy bơm quan sát lại toàn bộ cây cầu một lần nữa. Phía hạ lưu bọn địch bố phòng có vẻ lỏng lẻo hơn. Trong óc Mạc đã phác được một cách đánh có hiệu quả nhất. Anh định quay rở lại mố cầu thứ ba một lần nữa, chợt nghe tiếng gà gáy. Nhìn đồng hồ thấy đã hơn hai giờ kém mười, Mạc vội quay về. Anh đã hẹn Bốn và Minh đón ở địa điểm quy định vào lúc hai giờ. Muộn mất rồi. Mạc bơi mải miết. Được khoảng hơn một ki-lô-mét. Mạc lên bờ đi theo hiệp đồng trong phương án. Theo lối dốc bờ sông thoai thoải đi lên, toàn nhà mái tôn trắng lóa đang ngủ chập chờn dưới ánh điện. Không biết đây có phải là cái bến Bốn đã hẹn đón mình không? Mạc quyết định bỏ con đường mòn, đi tắt qua một nghĩa địa mổ mả lô nhô ra cánh đồng. Nhưng vừa ra khỏi nghĩa địa, Mạc thấy mình lạch vào thị trấn V.D rồi – Mạc định thầm nhìn kỹ. Anh chợt thấy chân tay mình rời rã, bải hoải, chỉ muống ngã giụi xuống. Tại cái đói đấy thối. Cả ngày hôm qua Mạc đã phải uống nước trừ cơm, bây giờ dạ dày đang kêu réo, hành hạ anh. Anh ngồi thừ người bên cạnh một cái mả xây hồi lâu, không nhúc nhích. Bây giờ phải tự mò mẫm lấy đường về thôi! Thối nhiên, Mạc bật cười một mình. Cái thằng đặc công nước khố thế đấy. Ở dưới nước thì thỏa sức vẫy vùng, nhưng ném lên cạn thì lúng túng như gà mắc tóc. Lúc này anh mới thấy không cho cậu Minh “lính bộ đánh thủy” đi theo là sai lầm. Đành phải chờ có người đi qua đên hỏi thăm đường. Nhưng gặp ai vào giờ này? Mà lỡ lại gặp phải một kẻ xấu thì còn là lôi thôi, rắc rối. Mạc chợt nhìn thấy có ánh đèn dầu le lói từ một căn nhà tôn giáp nghĩa địa hắt ra.

(còn tiếp)
Logged
nttran1979
Thành viên
*
Bài viết: 45


« Trả lời #11 vào lúc: 01 Tháng Mười, 2010, 11:08:25 pm »

Hay là ta vào đó hỏi thăm đường. Mạc rón rén đi lại, nhìn qua khe cửa còn để hé. Căn buồng nhỏ chỉ vừa hé một chiếc tủ ly, một bộ xa long và chiếc giường đôi nằm khuất sau tâm ri đô màu xanh nhạt. Dưới giường có một đôi dép Thái Lan và đôi giày ngụy. Nhà lính. Mạc giất mình định quay lại, nhưng không hiểu sao tay anh lại đẩy nhẹ cánh của làm chiếc bản lề khô dầu hơi rít lên. Mạc nín thở chờ một phút rồi khẽ bước vào. Sau cánh cửa có treo một bộ đồ lính ngụy. Một ý tưởng thoáng qua, Mạc vắt ngay bộ quần áo lên vai, tiện tay, anh nhấc luôn cả đôi giày lính ở dưới đất. Khép cánh cửa lại như cũ, Mạc luồn qua mấy dãy nhà xây ra phía cánh đồng. Anh chui vào một bụi cây, vận thử đồ lính. Bộ đồ vừa khít, nhưng đôi giày thì quá rộng, bàn chân anh như bơi ở trong. Mệt quá, Mạc ngồi tựa và một thân cây ngồi nghỉ, định chợp mắt một lát rồi sẽ đi tiếp. Nhưng khi có một vật gì âm ấm, nhồn nhột ve vuốt trước mặt, Mạc giật mình choàng dậy, thấy trời đã sáng trắng. Cánh đồng đem qua có vẻ um tùm cây cối giờ hiện ra trần truij, với mấy đám dưa leo, khổ qua, xa hơn nữa là những vạt tranh đang được cày lật. Phía bên kia con đường mòn chạy qua cánh đồng có một ông già bận đồ trắng, đội mũ phớt đang cắm cúi tưới khổ qua. Nét mặt ông cụ có vẻ phúc hậu, nếu không kể đến bộ ria mép vểnh lên nom rất nghịch ngợm. Mạc đánh liều tới gần, hỏi theo kiểu lính tráng.

Logged
nttran1979
Thành viên
*
Bài viết: 45


« Trả lời #12 vào lúc: 02 Tháng Mười, 2010, 06:12:03 pm »

- Nè, chú tưới khổ qua, đây là nơi mô, chú?

Đang mải tưới cây, ông già giật mình ngẩng lên. Thấy bộ dạng của Mạc, ông há hốc mồm buông rơi cai bình tưới đánh xoảng, cắm đầu bỏ chạy. Nguy rồi, Mạc chưa kịp lỉnh đi thì một toán lính ngụy đã ập tới, hò hét om sòm. Bốn phía là đồng trống, chạy hướng nào bây giờ? Mạc suy tính rất nhanh. Phen này chắc không thoát khỏi tay chúng nó rồi. Nhác thấy một đám đông dân trong ấp đang lục tục ra đồng. Mạc đâm bổ về phía họ. Người ta giãn ra cho anh chạy. Bọn lính hò hét đuổi theo sau nhưng không dám bắn vì sợ trúng dân. Mạc đã chay ra tới một vạt tranh mọc lúp xúp, có nhiều hồ bom dầy nước phản chiếu ánh sáng mặt trời lấp loáng. Mạc chạy vòng qua một hố bom to, có lẽ là bom tấn, trên mặt nước phủ đầy bèo tấm và cỏ môi. Bọn lính vẫn bám sát phía sau. Mạc đã định chạy tiếp, nghĩ tế nào, anh lộn lại, ngày xuống giữa hố bom. Mặt nước xao động một chút rồi lại phủ kín bèo như cũ. Bọn lĩnh rượt quá hố bom, gắt gỏng hỏi nhau:

- Ửa, thằng Việt Cộng biến mô rồi, tụi bay?

- Tao thấy nó chạy về hướng này mà !

- Đù mẹ, để nó thoát thì tao cắt cổ tụi bay!

Mạc vừa kịp chui xuống dưới đám cỏ môi thì bọn lính quay lại, ngồi quanh hố bom. Một thằng lia trọn cả băng AR15 xuống nước:

- Nè, có khi nó chun dưới hố bom này đó! Dộng cho nó một trái lựu đi bây!

- Chun cái con khỉ! – Giọng một thằng có vẻ là chỉ huy – Tản ra, không để sót một gốc cây, ngọn cỏ. Nó chỉ xớ rớ quanh đây thôi.

Một thằng lội xuống hố bom, vốc nước rửa mặt. Sợ tụi nó giáng lựu đang xuống hố bom thật, Mạc luồn đến ngồi ngay dưới chỗ tên lính đang khoát nước. Đến gần trưa, tụi lính mới chịu rút làm Mạc ngột thở, cả người anh bợt bạt, mắt đỏ ké vì ngâm nước quá lâu. Ba giờ chiều Mạc mới dám lên khỏi hố bom. Cái đói cộng với sự bực bối căng thẳng kéo dài như đã rút hết gân sức Mạc. Anh cố lết đến một gốc cây ô môi không hiểu sao còn sót lại giữa đám cỏ lung và lại thiếp đi cho tới lúc một tia nắng xiên khoai cuối ngày chiếu vào mặt. Giấc ngủ ngắn nhưng sâu khiến Mạc tỉnh táo trở lại. Anh trèo lên cây ô môi quan sát xung quanh. Toàn nhà tôn và đồn bốt của địch. Không nhìn thấy con sông đêm qua ở phía nào. Chả lẽ mình lại mất phương hướng đến thế! Mạc tự rủa mình. Chợt anh phát hiện ra một ông già mặc áo cộc, quần đùi đang phát ruộng gần chỗ anh nấp. Ông già phát cỏ có vẻ chuểnh choạc, thỉnh thoảng lại bỏ hái xuống, nhìn nhanh về phía gốc ô môi. Mạc hơi chột dạ, hay ông ta đang theo dõi mình. Lại một tên chỉ điểm như hồi sáng. Nhưng lần này, ông ta sẽ không kịp trở tay đâu. Trời tối dần, cánh đồng đã vãn người nhưng ông già vẫn loay hoay trên vạt ruộng lổn nhổn toàn gốc tranh khô xác. Mạc chợt nhớ tới lần đầu tiên anh theo đội trưởng Soát đi xuống vùng sâu. Qua một cánh đồng toàn thứ là nham nháp, mọc đều tăm tắp, Mạc phấn khởi reo lên:

- Lúa hả anh? Trời ơi, lúa tốt quá!

- Cỏ tranh đấy!- Anh Soát cộc cằn đáp lại. Sự nhầm lẫn tệ hại ấy bây giờ nghĩ lại, Mạc vẫn ngượng chín người. Anh lại thấy hiện ra trước mắt mình những xã vùng trắng, những cánh đồng bỏ hoang mênh mông mọc toàn cỏ tranh và bói. Trong khi đó thì những người của đất lại chen chúc đói khát ở những khu đồn, trại tập trung trá hình mọc nhan nhản khắp nơi. Lần nào đi qua những vùng đất ấy, cái cảm giác nhột nhạt, sần sượng lại cộm lên trong người Mạc. Anh thấy mình như đang mắc một món nợ rất lớn, chưa trả được.

Mạc vẫn không rời mặt khỏi ông già. Trông tướng mạo ông ta có vẻ lam lũ, chất phác. Hay mình cứ ra hỏi thử một lần nữa. Mạc quyết định cởi bộ đồ lính ra gặp ông cụ. Biết có người đến gần nhưng ông già vẫn cắm cúi làm như không để ý đến mọi việc xung quanh. Mạc lễ phép chào:

- Chào chú! Chú nói giùm con đây là xã nào?

Ông già ngẩng lên nhìn Mạc từ đầu đến chân, vẻ xoi mói nhưng đôi mắt lại ánh lên những tia ấm áp, hiền hậu. Mạc nói ngay, không rào đón:

- Con đi công tác qua đây bị lạc đường, nhờ chú chỉ giùm con lối lên vùng trắng…

Ông già thấp giọng:

- Tui không biết ông là Việt Cộng hay Quốc gia, nhưng ngó bộ ông hiền lành nên tui chỉ giùm. Ông ra gốc cây ô môi lúc nãy dó, đi theo hướng tây một đoạn sẽ gặp con đường mòn. Cứ thẳng lối mà đi sẽ tới…

Nói xong ông vác cuốc lên vai, ra về được một đoạn, ông quay lại bảo:

- Tụi lính hồi trưa về đồn cả rồi, ông khỏi lo. Khéo gặp mìn Việt Cộng đó.

Ông già lật đật bỏ đi. Mạc đứng ngây ra nhìn theo, quên cả việc cảm ơn ông cụ. Ra ở giữa lòng địch vẫn có những người tốt thế, âm thầm giúp đỡ cách mạng. Chắc ông cụ đã nhìn thấy bọn lính rượt theo Mạc hồi sáng và đã lặng lẽ theo dõi, bảo vệ cho Mạc. Nỗi xúc động rưng rưng trong lòng Mạc làm anh quên cả cái đói, quên cả sự căng thẳng, mệt mỏi. Theo con đường ông cụ chỉ, Mạc đã tìm thấy lối lên vùng giáp ranh…

Mạc đã kể về ông già tốt bụng đó cho Bốn nghe. Cô chỉ lặng lẽ mỉm cười:

- Dân mình cả mà anh!

Logged
nttran1979
Thành viên
*
Bài viết: 45


« Trả lời #13 vào lúc: 04 Tháng Mười, 2010, 01:14:55 pm »

Chiếc ghe khéo léo lách qua một đám bói bị bứng trọng cả gốc lẫn rễ đang xoay tròn trôi theo dòng. Mạc lắc đầu ngao ngán. Đợt lũ bất ngờ đã làm đảo lộn dự tính của anh. Phải kiếm thêm bẹ dừa để làm phao cho khối. Thiếu dây ni long buộc khối đã có dây lạt tre, dây dù pháo sáng… Mọi thứ đã được chuẩn bị sẵn sàng, chỉ chờ con nước đêm mai nữa. Bốn cũng lo lắm. Cô được giao nhiệm vụ dẫn đường đưa tổ của Mạc vào vị trí tập kết. Từ đó các anh sẽ đưa khối vào thẳng chân cầu. Công việc của các anh thật vất vả và nguy hiểm, nhưng anh ấy chỉ coi như một trận đánh bình thường, chẳng có gì xảy ra. Ngoài rứa mà ít nói, lành như con gái – Bốn liếc nhìn dáng ngồi im lìm của Mạc, nghĩ thầm – Nhưng ảnh kể chuyện mới hấp dẫn làm sao. Cái duyên mặn mói chỉ toát ra từ những công việc ảnh làm. Đôi lúc Bốn đỏ mặt khi thấy mình nghĩ về Mạc, hoặc thích nghe người ta nói về anh. Mình thiệt là kỳ. Nghe nói ảnh có người yêu ngoài đó rồi. Còn mình… nhưng có ai cấm mình nghĩ về ảnh đâu? Tự nhiên Bốn bật lên một tiếng thở dài:

- Sắp mưa to rồi, cô Bốn à! – Mạc lo lắng nhìn trời – Dừng lại đây cho tôi lên coi bến một chút!

Bốn cạy mái chèo gần bờ cho Mạc nhảy lên. Đêm đầu tháng có trăng đã bị những đám mây đen vần vũ làm tối sầm lại. Một vài giọt mưa to tướng rơi lộp độp xuống sàn ghe rồi cơn mưa rào rào trút xuống, phủ kín mặt sông. Khi Mạc trở lại, cô du kích vẫn ngồi lặng lẽ chờ anh. Tự nhiên  Mạc muốn nói một câu gì đó thật dịu dàng với cô gái. Đã mấy đêm nay cô vất vả vì các anh. Đối với những người hoạt động vùng sau, có được một người dẫn đường am hiểu quy luật của bọn địch và thông thạo mọi ngõ ngách địa hình như Bốn là quý lắm. Mạc không ước ao gì hơn thế. Anh chỉ ái ngại một điều: cô gái phải dầu dãi mưa gió suốt ngày. Bộ quần áo đen bằng vải ka-tê mỏng của cô lúc nào cũng sũng nước. Cô gái không ríu rít trò chuyện như những cô du kích vùng sâu láu lỉnh, táo tợn khác, chỉ dè dặt hỏi Mạc những điều gì thật cần thiết. Đôi mắt sâu, hơi buồn của cô thỉnh thoảng lại chớp nhìn Mạc một cái thật nhanh. Thấy Mạc cởi áo ngoài ra vắt bớt nước mưa. Bốn vội cởi tấm choàng trên vai đưa cho anh:

- Anh quàng một lúc cho đỡ lạnh. Dầm mưa mãi vậy dễ phải cảm lắm đó.

- Tôi quen rồi! – Mạc cười – Mưa thế này ăn nhằm gì. Tụi tôi ít choàng áo mưa, vướng víu lắm – Anh đưa lại tấm vải mưa cho Bốn – Đợi ngớt mưa hãy đi, cô Bốn ạ.

Bốn “dạ” khe khẽ. Hai người ngồi im một lúc lâu, rồi Mạc ngượng ngùng hỏi trước:

- Nhà cô Bốn ở đâu, có đông anh em không?

- Nhà em ở Giáng La, gần chợ Phong Thử đó, anh à – Cô gái hoạt bát hẳn lên – Nhà e có bảy người tất cả. Mà chết hết trọi rồi, chỉ còn thằng út đang ở bộ đội địa phương. Cả ba má e nữa… Vụ Thủy Bồ đó anh! – Bốn chợt ngắt câu nói giữa chừng.

Mạc sững sờ nhìn cô gái. Có ai không biết đến vụ tán sát đẫm máu của bọn Mỹ với đồng bào ở Điện Thọ, Quảng Đà. Chúng đã lùa hàng trăm người, cả đàn bà, trẻ em, cụ già ra một chỗ rồi xả sung bắn chết hết hàng loạt. Có những em bé miệng còng ngậm vú mẹ, có người đang ăn dở bát cơm, có nười nằm sấp mặt trên miệng lu nước… Trong đó có gia đình Bốn. Mình đã khơi lại nỗi đau của cô ấy!- Mạc thấy giận cho sự vô duyên của mình. Anh đang không biết lái câu chuyện theo hướng nào để thoát khỏi sự lúng túng thì Bốn đã lên tiếng hỏi:

- Còn anh! Đi với anh mấy bữa mà không biết anh thứ mấy, anh quê ở mô đó?

- Quê nội tôi ở Hải Phòng, cô Bốn ạ. Tôi là con cả, trong ni kêu là thứ hai đó. Cô em út tôi còn đang đi học. Nhà nghèo nên tôi phải bỏ học sớm để đi làm thợ lặn ở sở giao thông Hải Phòng…

- Ưa, thợ lặn là thứ chi anh- Bốn tò mỏ hỏi.

- Là người chuyên lặn dưới nước để trục vớt tàu đắm, thăm dò đáy sông, hoặc sửa chữa cầu, cống… Làm nghề đó thú vị lắm cô Bốn ạ. Mỗi lần mặc bộ quần áo lặn tôi cứ có cảm giác mình sắp được bước vào một thế giới hoàn toàn mới mẻ, lạ lẫm. Hồi bé, đã có lần tôi lặn hàng nửa tiếng đồng hồ dưới đáy nước làm lũ bạn sợ chết khiếp. Chúng nói tưởng tôi bị nước cuốn trôi ra biển rồi…

Không hiểu sao lúc đo Mạc lại kể cho Bốn nghe tỉ mỉ về mình như vậy. Tuổi thơ của anh đã lớn lên ở biển. Lũ trẻ con trần như nhộng, da dẻ đen cháy suốt ngày đuổi nhau trên bãi cát. Một đứa bé tóc sém nắng, đỏ quạch luôn dẫn đầu một tốp trẻ con táo tợn nhất bơi ra đảo cát ở cửa sông. Chúng hò nhau đi cào ngao bắt bọp chán rồi lại đuổi nhau chạy vòng quanh đảo, mặc cho những đám cỏ long chông cứa nát bàn chân. Trên đảo có vô số những con ốc biển, những vỏ trai, vỏ sò đủ màu sắc nằm chỏng chơ trên bãi cát đầy nắng… Lần nào cậu bé cũng ních một cái túi thật đầy mang về cho đứa em gái mới lên ba tuổi. Chiều về, cả bọn chân tay mặt mũi đen nhẻm, lấm láp nhưng đầy hoan hỉ, thỏa mãn. Cậu bé ấy lớn lên, trở thành một chàng thanh niên cứng cáp, rắn rỏi và càng gắn bó với sông nước. Công việc của một người thợ lặn đã giúp Mạc làm quen với nhiều con sông, nhiều luồng lạch, cửa biển. Nhất là trong những ngày giặc Mỹ leo thang phá hoại miền Bắc, Mạc đã cùng đồng đội trục vớt nhiều con tàu, sà lan bị địch bán phá, vớt xác đồng bào hy sinh… Đột nhiên Mạc kể cho Bốn nghe về một người con gái. Cô ấy cùng làm ở một tổ với Mạc nhưng tất nhiên không phải là thợ lặn. Cô ở trên bờ theo dõi và giữ dây nối liền với người đang lặn ở dưới nước. Lần ấy anh phải xuống gài chất nổ vào một chiếc tàu bị bom đắm giữa sông. Công việc lẽ ra chỉ làm trong vòng nửa tiến là xong nhưng anh đã phải loay hoay mất gần bốn tiếng đồng hồ. Anh đã hẹn với cô ấy sẽ đi xem một bộ phim mới nhất đang chiếu ở Hải Phòng. Cô ấy đã nhiều lần giật dây để gọi anh nhưng chẳng lẽ anh lại bỏ dở công việc giữa chừng… Chiếc tàu đắm ở một vị trí khá bất lợi, không thể dùng thuốc nổ trục vớt lên ngay được. Mà người ta thì yêu cầu làm gấp để thông lòng sông cho tàu trọng tải lớn đi qua. Cô ấy vẫn kiên trì ngồi đợi anh trên bờ, nhưng cô giận anh, giận rất lâu… Mãi đến khi anh nhận được giấy báo nhập ngũ, cô mới tìm đến anh.

- Vậy ư? Cô ấy bây giờ ở đâu? – Một thoáng buồn trong giọng nói của cô du kích. Mạc nín lặng không trả lời. Anh biết nói gì được. Cô ấy đã hy sinh trong khi đang tham gia rà phá thủy lôi giặc Mỹ phong tỏa ở cảng Hải Phòng…

- Sau chiến tranh anh sẽ quay lại nghề cũ chứ?- Bốn ngước lên nhìn Mạc.

- Không! Tôi sẽ học nghề xây dựng, cô Bốn ạ. Tôi muốn xây dựng lại những chiếc cầu ở Hải PHòng. Thành phố của tôi ba mặt là sông, cần phải có những chiếc cầu đẹp và hiện đại. Phải xây đẹp hơn, thanh thoát hơn chiếc cầu của tụi nó, cô Bốn ạ…

Cô gái nhìn về phía tay Mạc chỉ. Phía ấy là thị trần V.Đ Chiếc cầu sơn màu xám sừng sững bắc ngang sông Thu Bồn. Điện hai mươi nhăm ngọn tháp sáng choang. Dây thép gai quấn chằng chịt các mố cầu. Và đầy sắc lính. Những đoàn xe nặng nề chạy ầm ầm qua cầu, nhức nhối suốt đêm ngày. Chúng nó chở đạn, pháo đi bắn giết, tàn phá làm xóm quê hương cô. Đêm nay các anh sẽ làm nổ tung chiếc cầu đó…

- Ta đi thôi, anh!- Bốn giục.

Chiếc ghe đột ngột rướn mạnh lên, lao thẳng ra giữa dòng. Bóng tối mênh mang của dòng sông lập tức nuốt chửng lấy chiếc thuyền nhỏ. Cơn mưa vừa dứt hạt được một lúc lại ào ào quất chéo trên mặt sông xem trong tiếng nước chảy cuồn cuộn như đang có một cơn lũ mới đổ về.

***

« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười, 2010, 05:14:53 pm gửi bởi hoacuc » Logged
nttran1979
Thành viên
*
Bài viết: 45


« Trả lời #14 vào lúc: 06 Tháng Mười, 2010, 02:51:20 pm »

Mới 5 giờ chiều, tổ ba người Mạc, Sử, Minh cùng với cô Bốn du kích xã đã đặt khối thuốc nổ lên ghe xuất phát. Chiếc ghe nhỏ, lại chở nặng mấp mé nên rất khó đi, nhiều đoạn cả bốn người phải nhảy xuống đẩy nhích từng bước một. Từ sáng đến quá ngọ, mưa vẫn trút xuống liên tục làm Mạc càng nóng lòng suốt ruột. Đôi lúc cái ý nghĩ tạm lui lại vài bữa chờ nước rút lại lởn vởn trong đầu anh. Nhưng anh lại tự gạt đi ngay. Mưa cũng là một thời cơ tốt, bọ địch sẽ chủ quan, lơ là canh gác. Và cũng đỡ phải lần mò vượt qua ba lớp rào. Cái khó là làm sao đưa khối bắt đúng mố cầu đã chọn. Đêm qua anh đã kiểm tra lại dòng chảy, thấy kéo khối đi ven bờ lúc này rất khó. Nước từ thượng nguồn đổ về cuốn theo rêu rác, những thân cây mục gãy tấp cả vào hai bên bờ sông. Có lẽ cứ cho khối ra giữa dòng, theo luồng chảy mạnh nhất đi xuống thì rất nhanh, đỡ vướng víu, nhưng nếu không chủ động lái khôi đi đúng hướng thì rất dễ bị vượt qua cầu, hoặc lúng túng giữa dòng sẽ bị địch phát hiện. Mạc rất tin ở Sử và Minh, nhất là Sử, người rất nhanh mặt nhanh tay và tháo vát trong mọi trường hợp bất trắc xảy ra. Gì chứ về môn bơi lội thì cậu ấy cũng chẳng thua kèm gì Mạc, mà còn hơn hẳn ở các khoản bắt cá cải thiện. Sử vốn là tay sát cá mà…

Chiếc ghe chở một tạ rưỡi thuốc nổ ra đến bờ sông đã hơn tám giờ tối. Bốn cho chiếc ghe đi tắt qua cánh đồng đến bến Lở, nơi Mạc chọn làm vị trí tập kết. Đến đây, Bốn phải dừng lại chờ xong xuôi công việc sẽ đón Mạc và hai đồng chí của anh về cứ. Thấy Mạc có vẻ băn khoăn khi để Bốn ở lại một mình, cô lắc đầu:

- Hổng sao đâu! Mấy anh cứ đi đi, đừng lo cho tui- Cặp mắt to đen, hơi buồn của cô lại chớp nhanh về phía Mạc – Anh Mạc đi hỉ! Bọn tui chờ nghe tiếng nổ của các anh đó.

Đợi cho chiếc ghe nhỏ khuất hẳn bóng trong màn mưa dày đặc. Mạc mới ra lệnh cho Minh và Sử kéo khối xuống nước. Khối nặng mà phao lại làm bằng ống tre ghép với bẹ dừa nên vừa có một đợt sóng ào qua đã chìm mấp mé mặt nước. Họ chật vật kéo khối ra giữa dòng. Luồng nước đẩy ba người trôi đi băng băng, lúc xô về phía bờ này, lúc giúi về phía bên kia sông. Ba người vẫn bám chặt lấy chiếc bè khối, mặc cho nước giằng giật như muốn bứt tung chiếc bè ra khỏi tay họ. Mới đi được khoảng mười lăm phút, tự dưng Mạc thấy chiếc bè nặng trĩu cứ chìm dần xuống. Anh hét lên bảo Sử, Minh:

- Hỏng rồi! Bè chìm mất. Dìu khối vào bờ ngay!

Bây giờ sức nặng của chiếc bè khối kéo ba người chới với giữa dòng nước. Loay hoay mãi họ mới đưa được nó vào bờ. Thấy một gốc cây đa cụt đứng chơ vơ giữa biển nước mênh mông, Mạc ngạc nhiên đứng ngẩn ra nhìn. Cây đa cụt này thường ngày nằm giữa cánh dồng, khi đi trinh sát, Mạc vẫn lấy nó làm vật chuẩn, bây giờ cũng đã ngập hơn một mét nước. Lụt to rồi. Anh lại gần Sử và Minh đang đứng ỉu xìu bên khối thuốc. Thi ra bẹ dừa khô thấm nước làm sao chịu nổi sức nặng của một tạ rưỡi thuốc nổ. Lấy gì thay thế được nó bây giờ? Bó tay ngồi đây chờ trời sáng à? Mạc sùng sục lội quanh gốc đa. Chân anh chợt đã phải một thân cây gầy đét, trơn nhãy, chỉ còn đôi ba cái lá lơ phơ nhô lên khỏi mặt nước. Cây cuối! Mạc reo lên. Hay quá, thế mà mình không nghĩ ra. Sử và Minh hấp tấp chạy đến. Cả ba mò mẫm một lúc mới tìm được hơn chục cây chuối khẳng khiu. Mất hơn tiếng đồng hồ, họ kết được 1 cái bè tàm tạm. Lần này họ thận trọng kéo bè đi ven bờ gần nửa cây số mới đẩy ra giữa dòng. Mưa vẫn quất ràn rạt trên mặt. Sóng dồi lên dồi xuống như trời sắp nổi cơn dông. Mạc giật dây báo hiệu cho Sử và Minh kiểm tra lại dây an toàn. Đã sắp đến khu vực cầu. Dòng nước đẩy ba người với một tốc độ chóng mặt. Càng gần đến cầu, dòng sông có vẻ như thu hẹp lại nên nước chảy càng mạnh, cuộng xoáy như thác. Không thể lái chiếc bè theo sự điều kiểm của mình nữa. Có chỗ, cả ba người và chiếc bè như bị hút vào một cái vực sâu hoáy hồi lâu mới nổi lên. Sợi dây an toàn nối liền ba người với khối thuốc nổ lúc căng chằng chằng như sắp đứt tung, lúc đấy ba người giúi giụi vào nhau. Đã trông thấy dãy đen điện sáng rực dăng ngang sông. Có điều dãy đèn hôm nay lại như hạ thấy xuống gần mặt nước. Những luồng đèn pha sáng quắc lừ lừ đan chéo vào nhau trên mặt sông rồi lướt dọc theo thành cầu. Mạc chợt giật thót người. Bỏ mẹ, hình như nước dâng ngập mặt cầu rồi. Theo đà này, chiếc bè sẽ lao thẳng vào thành cầu, vỡ tan tành. Nếu không bắt kịp thì cả người cũng sẽ tan mày nát mặt. Mạc ngoái lại, thấy khuôn mặt Minh kề ngay bên cạnh. Anh hét to:

- Bám vào thành cầu. Lặn xuống kẻo dây dứt!

Sử cũng hét lên một câu gì đó nhưng bị tiếng sóng át đi. Chiếc bè khối vẫn kéo họ đi vùn vụt. Mạc ôm chặt lấy khối thuốc. Đang đà lao mạnh, gặp vật cản lại chiếc bè khối như muốn chồm lên thàh cầu. Mạc đã kịp nhổm cả người đè lên. Một bên vai Mạc va vào thàh cầu đau choáng óc nhưng anh vẫn kịp nhận ra sợ dây an toàn bên hông phải anh chợt nhẹ hẫng. Nghe “bịch” một tiếng đã không thấy Sử đâu nữa, chỉ thấy một xoáy nước hun hút ở mố cầu thứ ba. Minh cũng đang chới với bám vào lan can cầu. Sợi dây buộc khối siết chặt vào người Mạc làm anh đau ê ẩm, những ngón tay nắm chặt sợi dây đến tê dại, cứng đờ. Cũng may là Mạc đã bắt trúng được mố cầu thứ ba, nói anh định gắn khối. Anh vừa tháo xong sợi dây buộc chiếc bè chuối thì từ phía bờ bắc có hai ngọn đèn pha đột ngột chói lên rồi lướt rất nhanh trên mặt cầu. Bọn địch đi tuần tra. Hầu như cùng một lúc, hai khẩu đại liên ở hai đầu cầu cũng rít lên, lia dọc theo thành cầu phía thượng lưu. Mạc ôm khối lặn xuống bám vào mố cầu. Sợi dây bên hông anh nối liền với Minh vẫn căng thẳng. Chắc Minh vẫn đang cố lần đến chỗ anh. Để cả hai lúng túng ở đây lúc này sẽ lộ mất. Không chần chừ, Mạc rút con dao nhỏ cắt phăng sợi dây. Khi nhô lên, anh còn kịp trông thấy đầu Minh trồi lên hụp xuống mấy lần như còn cố bám lấy thành cầu. Chiếc xe dép tuần tra chợt đỗ sịch ngay trên đầu Mạc. Tụi lính trên xe lịch bịch nhảy xuống. Chúng nó bu cả ra lan can cầu ngó xuống dòng nước. Thằng gác cầu nói lắp bắp:

- Đó, đó, cái chi đó tụi bây? Mìn… mìn Việt Cộng…

Hình như tụi nó đã phát hiện ra chiếc bè chuối còn mắc ở lan can cầu. Bọn địch thi nhau thảy lựu đạn xuống gần ngay chỗ Mạc nấp. Sức ép của lựu đạn làm ngực Mạc như có khối đá nặng hàng tạ đè lên, đầu óc anh choáng váng, quay cuống. Có lúc anh chỉ muốn buông tay cho khối thuốc nổ tuột theo dòng nước. Những ngón tay long ngóng mãi không cột nổi khối thuốc và trụ cầu. Khối có một kíp nổ chứ T, chỉ cần rút nhẹ sợ dây cho nó bật ra là hoàn thành nhiệm vụ. Phải, anh sẽ sử dụng nó khi không thể dùng kíp nổ hẹn giờ được nữa. Mạc hiểu điều đó một cách rành rọt. Hai bàn tay anh cứ lần mãi sợ dây buộc khối như một cái máy cho đến khi khối nổ được áp sáp vào trụ cầu. Vừa lúc ấy, một cột nược lớn kèm theo tiếng nổ ập vào đầu anh. Quả lựu đạn nổ quá gần làm Mạc lào đảo gục xuống nhưng tay anh vẫn bíu chặt lấy khối thuốc nổ chưa được châm ngòi. Không hiểu Mạc xử trí tình huống ấy như thế nào, nhưng nếu có ai may mắn được chứng kiến cảnh tượng xảy ra lúc đó sẽ thấy một ánh chớp bùng lên như một tia sét rạch ngang bầu trời và một tiếng nổ trầm đục hất tung hai nhịp cầu xuống mặt nước. Sau ánh chớp và tiếng nổ, dòng sông lại dửng dưng cuộn mình đổ về xuôi, mang theo mãi mãi trong lòng nó bí mật về những người đánh cầu. Ở bến hẹn, cô Bốn du kích xã đã mỏi mắt trông chờ những người thắng trận trở về, nhưng mãi đến năm ngày sau, Sử và Minh mới tìm về đến được hậu cứ. Còn Mạc thì vẫn bặt vô âm tín. Nhưng thế nào rồi Mạc cũng sẽ trở về. Người ta tin chắc như vậy, bởi vì sau đó, hàng loạt chiếc cầu trên quốc lộ 1, trên đường đi Hội An, Đà Nẵng… vẫn liên tiếp bị đánh gục… Trong chiến tranh, thường có những chuyện như vậy, và biết đâu Mạc chẳng là một trường hợp ngoại lệ…

Ngày 10-5-1986
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Mười, 2010, 05:14:45 pm gửi bởi hoacuc » Logged
nttran1979
Thành viên
*
Bài viết: 45


« Trả lời #15 vào lúc: 07 Tháng Mười, 2010, 12:44:27 pm »

NGỌN LỬA CỦA ANH (Truyện ngắn - Bùi Minh Quốc)

Đời bộ đội, ai mà chẳng có kỷ niệm về trận đánh đầu tiên, cái trận đánh khiến anh trở thành một con người khác, một người lính thực sự (cố nhiên, không thể kể vào đây nhưng người từ khi vào bộ đội đã ngồi ở một văn phòng nào đấy và chỉ có các cuộc hành quân từ văn phòng này đến văn phòng nọ).

Trận đánh đầu tiên trong đời Kháng là trận đánh vào sân bay Cây Me. Trước đó, hồi còn ở tỉnh đội Quảng Đà, Kháng chỉ tham gia những chuyến trinh sát nhì nhằng. Kháng cho rằng những chuyến trinh sát ấy không thể coi là một trận đánh, tuy nó cũng có góp phần làm cho anh quen dần với tâm trạng của người lính khi tiếp cận kẻ địch. Sân bay Cây Me nằm trong căn cứ của sư đoàn không vận số 1 Mỹ tại An Khê, dùng cho máy bay lên thẳng có tới hàng trăm chiếc máy bay lên thẳng đậu san sát. Bao quanh nó là hăm hai lớp rào kẽm gai với các tuyến mìn sát thương và mìn sáng dày đặc. Rào như thế, mìn như thế, chui một đêm không lọt. Cái đêm đi chuẩn bị, Kháng chui vào hết hăm hai lớp rào, khi trở ra tới hàng rào thứ sáu thì trời sáng, phải nằm chết gí ở đó suốt ngày, đêm sau ra tiếp. Hôm đi đánh, mũi của Kháng chỉ có hai người, đồng chí mũi trưởng và Kháng. Vào đến lớp rào trong cùng, họ báo ra cho trung đội trưởng Nguyễn Văn Xì. Trung đội trưởng Xỉ bò vào kiểm tra rồi ra lệnh cho họ vào tiếp tục trong sân bay. Nhưng đúng lúc ấy, không may một viên đạn địch bắn vu vơ trúng đùi đồng chí mũi trưởng. Băng bó xong, theo lệnh trung đội trưởng Xì, đồng chí này cắn răng bò lui về phía sau. Còn lại một mình Kháng. Trung đội trưởng bảo: “Bám chắc mục tiêu, cứ theo phương án đã định mà đánh… Chú ý mệnh lệnh hiệp đồng là tiến nổ trên đỉnh Hòn Công”. Kháng vào sân bay, ngồi dưới bụng một chiếc máy bay lên thẳng tuần tiễu bay qua bay lại rần rần. Đèn pha từ các đài quan sát trong căn cứ quét lia lịa. Kháng cầm lăm lăm quả thủ pháo trong tay, mắt vừa quan sát chung quanh vừa theo dõi lên đỉnh Hòn Công – nơi bọn Mỹ đóng sở chỉ huy sư đoàn. Trung đội trưởng Xì sau khi hướng dẫn các tổ áp vào hết mục tiêu, quay lại chỗ Kháng. Anh hỏi “ Mục tiêu của cậu là bao nhiêu?”- Kháng đáp “Của tôi mười hai chiếc. Đây!” Kháng chỉ mười hai chiếc máy bay lên thẳng đậu im lìm một dãy trên sân, như mười hai tên tội phạm đã bị kết án chỉ đợi giờ trừng phạt. “Được! Như thế này là coi như gần chắc ăn rồi đấy. Cứ bình tĩnh đàng hoàng mà nện, hả?” Trung đội trưởng nói thì thào, nhưng giọng có vẻ khoái.

Trên đỉnh Hòn Công phát một tiếng nổ lớn. Kháng tung quả thủ pháo trong tay vào chiếc máy bay lên thẳng đã nhắm sẵn. Rồi anh lần lượt rút thủ pháo đeo quanh lưng tung vào các chiếc tiếp theo, đánh theo lối cuốn chiếu từ trong đánh ra. Diệt vừa xong mười hai chiếc máy bay lên thẳng thì Kháng cũng vừa ra tới đầu cửa đột phá. Một chiếc máy bay lên thẳng rồ máy bốc lên định tẩu thoát. Trung đội trưởng Xì chĩa AK xả một loạt. Nó phụt cháy, rơi phịch ngay xuốn sân bay giữa các chiếc khác cũng đang nổ cháy rần rật. Cả sân bay là một đám cháy lớn. Tất cả chỉ trong vòng năm phút. Các tổ lần lượt ra cửa đột phá và lui ra ngoài. Kháng và trung đội trưởng Xì ra sau cùng. Xì bắn kiềm chế cho Kháng lao lên đánh hai chiếc lô cốt có bọn Mỹ đang dùng đại liên ngăn chặn đường rút của ta. Diệt xong hai chiếc lô cốt, Kháng định ra thì thấy anh Xì cứ nấn ná ngồi lại trên cửa đột phá. Kháng biết anh còn chờ xem anh em các tổ đã ra thật hết chưa. Kháng bảo “Anh Xì, anh cứ ra trước đi, để tôi chờ cho”. Một khẩu đại liên nữa lại đột ngột xuất hiện bắn chéo trên cửa đột phá. Trung đội trưởng Xì bảo “Mình kiềm chế, cậu lên diệt nốt thằng này đi.” Kháng lên diệt nốt. Họ lui ra an toàn.

Trận ấy, Kháng diệt được ba cái lô cốt, mười hai chiếc máy bay lên thẳng. Cả trung đội chỉ bị thương có mình đồng chí mũi trưởng của Kháng, từ trước khi bắt đầu trận đánh.

***

Thấm thoắt đã gần ba năm kể từ đêm 29 tháng 2 năm 1966 ấy. Kháng thường nhớ lại kỷ niệm trận Cây Me không phải để nhấm nháp một chiến công đầu trong đời đánh Mỹ của mình, mà như nhớ lại một cái mốc quan trọng của buổi mới trưởng thành. Anh đã đánh thêm nhiều trận, đã qua nhiều chiến trường, đã thành người chỉ huy. Biết bao kỷ niệm, cái điều anh nhớ dai và xúc động hơn cả lại chính là cái giọng nói thì thầm mà dứt khoát của trung đội trưởng Xì, khi tình huống khó khăn xuất hiện: “Bám chắc mục tiêu!”. Bây giờ, Kháng lại chuẩn bị cho một trận đánh mới. Anh đang ngồi với Thế, một chiến sỹ trong đại đội 2 của anh, bên bờ một con suối lớn trên vùng rừng núi cực nam trung bộ. Họ vừa ở dưới suối lên, ngồi nghỉ trên một tảng đá. Trần trụi với mỗi chiếc quần cộc bó sát lấy thân thể chắc nịch, mình mẩy cả hai đều ướt đẫm nước và tái ngắt. Nước từ tóc thi nhau tuôn xuống lướt thướt, và hình như cả từ trong những lỗ chân lông ứa ra. Kháng xem đồng hồ, bảo Thế:

- Hôm nay được sáu tiếng.

- Sáu tiếng? – Thế tròn mắt hỏi lại.

- Chứ sao! Vượt yêu cầu rồi. Cậu thấy trong người ra sao?

- Bình thường.

- Tốt. Mình cũng rất bình thường. Vậy rõ ràng là sắp đi được rồi. Tập thêm độ một tuần nữa là ta đi.

Họ nhìn nhau mỉm cười. Cả hai đều vui vẻ vì kết quả mới sau hơn gần chục ngày khổ luyện. Cách đây mười hai hôm, phân đội bắt đầu tập bơi. Tìm mãi mới chọn được quãng suối này, lòng sâu nhiều nước. Cả phân đội lao xuống. Những ngày đầu, anh nào anh nấy chỉ ở dưới nước được chừng hơn một tiếng đồng hồ là mình mẩy nổi da gà, lòng bàn tay nhăn nheo, trắng trợt như tay người chết đuối. Ai không hiểu công việc của họ, chắc sẽ thấy kỳ cục lắm. Ngày nào cũng ngoi ngóp hụp hoạp dưới nước như nhưng gã vô công rỗi nghề hoặc dở người. Mấy cô gái người dân tộc Rắc Lay mỗi khi đi ngang qua suối, lại rúc rích cười: “Ê, ê, bộ đội làm chi mà cứ tắm miết miết…” Dần dần, chỉ còn Kháng với Thế chịu được lâu hơn cả. Ba tiếng, bốn tiếng, rồi bây giờ sáu tiếng bơi dưới nước. Theo kinh nghiệm của các đồng chí bên đặc công nước, muốn bơi vượt qua vùng biển sang bán đảo Cam Ranh, thì phải bơi được trên nước ngọt bốn tiếng đồng hồ.

Một tháng trước, anh Thìn tiểu đoàn trưởng gọi Kháng lên hỏi:

- Cậu biết bơi không?

- Báo cáo anh, bơi như tôi không hiểu đã gọi được là biết bơi chưa. Hồi nhỏ ở nhà tôi đi thả trâu về, nhảy xuống sông Yên tắm cho trâu rồi bơi được mấy sải tay theo kiểu bơi chó. Vậy thôi. Từ khi đi bộ đội, tôi chưa có bơi lần nào.
Logged
nttran1979
Thành viên
*
Bài viết: 45


« Trả lời #16 vào lúc: 10 Tháng Mười, 2010, 12:01:58 pm »

Tiểu đoàn trưởng mở rộng tấm bản đồ đã cũ trên mặt bàn bằng nứa ghép. Dù là giữa ban ngày, họ cũng phải thắp đèn, vì chiế clasn của ban chỉ huy tiểu đoàn quá thấp và núp dưới tán rừng dày đặc, không mấy khi ánh sáng mặt trời lọt xuống. Chăm chú xem xét kỹ bản đồ, Kháng cũng nhất tries với tiểu đoàn trưởng Thìn rằng không thể tính đến việc đột nhập theo đường bộ, vì đó là hướng địch xây dựng hệ thống bố phòng hết sức cẩn mật. Còn qua đường biển, đo trên bản đồ thấy chỗ gần nhất cũng ba ki-lô-mét, chỗ xa nhất vào khoảng 6 ki-lô-mét. Theo kinh nghiệm, Kháng nghĩ ngay: phải chọn chỗ xa nhất thôi, chính đấy là chỗ địch thường có sơ hở. Như vậy phải trù tính sao cho mỗi người có thể bơi được tám ki-lô-mét. Vốn là những người đặc công đánh cạn, nhưng bây giờ đây trước mắt họ lại là một mục tiêu mà muốn tiếp cận được nó thì phải thông thạo kỹ thuật của đặc công nước. Cả một bước ngoặt đầy thử thách. Nghĩ thế, nhưng Kháng chỉ nói với tiểu đoàn trưởng một lời ngắn gọn: - Báo cáo anh, trước hết tôi sẽ chọn hai đồng chí nữa cùng tôi sang nhờ các đồng chí đặc công nước huấn luyện sau đó về huấn luyện lại cho đơn vị. Tiểu đoàn trưởng Thìn hiểu rằng Kháng không có phân vân gì về nhiệm vụ và trong óc đồng chí đại đội phó đại đội 2 này đã bắt đầu phác ra kế hoạch chấp hành. Kháng về đại đội tổ chức ngay việc luyện tập. Cái dải bán đảo bên kia vịnh biển cứ hiện lên với anh như một ám ảnh, ngày này sang ngày khác, trong lúc ngâm mình dưới nước, trong bữa ăn, và trong cả chiêm bao. Đã có lần anh chiêm bao thấy nó, xa vời vợi, đầy bí hiểm và de dọa. Cam Ranh đấy, với những kho, trại, hệ thống hàng rào, lô cốt, với các loại máy, các phương tiện phát hiện tinh vi cực nhạy, với chế độ canh phòng nghiêm ngặt…Tất cả nhưng thứ ấy anh chỉ ước đoán bằng những kinh nghiệm của các trận đánh trước. Anh nôn nóng muốn chóng hoàn thành giai đoạn luyện tập để có thể bắt đầu đi trinh sát. Giờ đây việc đó sắp tới rồi. - Một tuần nữa là ta có thể đi… Kháng lẩm bẩm lại với Thế, mà như nói với chính mình. Thế vươn vai, nhặt một hòn đá, dang tay nghiêng mình ném thia lia. Hòn đá lướt nhảy vùn vụt trên mặt dòng suối lăn tăn sóng, làm bắn lên những tia nước lóe lóe liên tiếp trong ánh chiều. Nhìn Thế, Kháng thầm quyết định: “Trong chuyến trinh sát sắp tới, chỉ cần hai người, mình và một cậu nữa. Sẽ chọn ai? Chọn Thế”. Trên đường về lán, Kháng tạt qua chỗ trú quân của đại đội đặc công nước, gặp an hem để hỏi thêm một số điều mà trong quá trình luyện tập anh thấy cần tìm hiểu kỹ hơn. Khi trở ra lại con đường mòn chính, anh gặp Cước, chính trị viên của đại đội này vừa đi công tác về. Họ ngồi cạnh nhau trên một thân cây đổ ven đường. - Anh Cước, lâu nay anh được tin gì ngoài quê mình không? - Nghe nói nó xúc hết dân vô khu đồn, cày ủi xóm làng sạch bách như bãi đá banh rồi mày ơi! Cước thở dài. Lòng Kháng quặn đau nghĩ đến quê nhà. Từ ngày ra đi, Kháng không được một tin tức gì của quê hương, của gia đình. Cha bây giờ ra sao? Mẹ đã ra tù chưa? Em Lạc, đứa em gái bất hạnh bị tật mờ cả hai mắt bây giờ ra sao? Cước và Kháng cùng quê ở Hòa Vang, nhưng khác xã. Cước hơn Kháng đến chục tuổi, thuộc vào lớp người đã tham gia kháng chiến chống Pháp. Anh đi tập kết ra Bắc, được họ kỹ thuật đặc công nước, rồi trở về Nam, ở tỉnh đội Quảng Đà. Cước chính là người hồi giữa năm 1964 đã về xã Hòa Khương, quê Kháng, rút Kháng cùng một số thanh niên khác đi thoát ly, tham gia Quân giải phóng, bổ sung cho đơn vị trinh sát của tỉnh đội. Rồi Kháng được điều về tiểu đoàn đặc công 407 của quân khu. Sau đó ít lâu, Cước cũng được quân khu điều trở lại binh chủng cũ của mình, một đơn vị đặc công nước, vào đứng chân hoạt động tại chiến trường cực nam Trung bộ này. Kháng theo đơn vị đi chiến đấu qua nhiều nơi, từ An Khê đến Plây Cu, Bầu Cạn rồi sau cùng cũng vào cực nam Trung bộ. Tuy hai người ở hai đơn vị khác nhau, nhưng cùng một binh chủng, cùng làm nhiệm vụ ở một hướng chiến trường, có quan hệ công tác mật thiết. Thỉnh thoảng họ gặp nhau, thông báo cho nhau những tin tức ít ỏi về tình hình quê nhà mà mỗi người nghe được, động viên nhau cố gắng phấn đấu xứng đáng là người con của đất trung dũng kiên cường đi đầu diệt Mỹ. Đối với Cước, Kháng vẫn giữ nguyên những tình cảm tốt đẹp, quý trọng, nhưng anh cũng đã gạt bỏ được tâm trạng sùng kính ngây thơ hồi trẻ mà anh thường có, đối với người có thâm niên cách mạng nhiều hơn mình. Kháng không khỏi thắc mắc về một vấn đề rất quan trọng ở đơn vị do Cước chủ trì: vì sao bốn năm qua họ không đánh được trận nào? - Mày được đề bạt c phó phải không Kháng? Lên nhanh đó. Số mày may thiệt. Kháng cười, trong bụng gợn lên một sự khó chịu vì bị xúc phạm, nhưng nể Cước, anh cố không để lộ một phản ứng gì. - Tụi bay tập tành tới đâu rồi? - Sắp được rồi anh. Có thể độ một tuần nữa tụi tôi bắt đầu ăn được. Kháng vui hẳn lên. Nhưng nét mặt Cước thoáng một vẻ sa sầm. Kháng lấy làm lạ. Có cái gì đấy ở Cước, Kháng chưa hiểu được. Cũng có thể đó là một tâm trạng thông thường: sự hăng hái, niềm say mê chiến đấu ở Kháng khiến Cước ngượng ngập lúng túng về tình hình rất đáng trách của đơn vị anh ta. Lúc này đây, Kháng hoàn toàn không thể ngờ được rằng, bốn năm sau, năm 1974, có một lần tình cờ anh nhặt được một tờ truyền đơn rải xuống từ máy bay Mỹ, trong đó có in lời kêu gọi đích danh tiểu đoàn 407 của anh “về hồi chánh quốc gia”. Bên cạnh mấy dòng chữ đớn hèn ấy, là tấm hình của Cươc. Lúc này đây, Kháng chưa thể biết rằng, trong con người này, một cái mầm độc của sự suy sụp đã bắt đầu nhú ra. Giờ đây hàng ngày anh ta vẫn cứ nhân danh lý tưởng cách mạng mà giáo dục dắt dẫn các chiến sỹ của mình, nhưng trong sâu thẳm con người anh ta đã có một cái gì khiến anh ta không còn xứng đáng với vị trí đó nữa. Sắp hết năm 1969, cái năm đầy thử thách. Sự phản kích điên cuồng của kẻ thù, những tổn thất lớn của ta, bao nhiêu vùng mất dân mất đất, bộ đội đói dài, các trận đánh không cân sức… Cách mạng tiến lên trong khó khăn, trong sự sàng lọc nghiêm khắc. - Thôi, tôi về nghe anh Cước – Kháng đứng dậy. - Ừ, thôi về. Ráng màn cho ngon nghe mày. Mà đừng có chủ quan, mất “gáo” như không. - Dạ. Kháng đi một mình trên con đường rừng vắng vẻ. Tiếng chim chiều thoi thóp trên các lùm cây. Anh nhớ lại buổi anh rời Hòa Khương ra đi. Đó là một đêm mưa xối xả. Dạo ấy thời tiết tháng sáu nhưng không hiểu sao trời lại mưa dữ đến thế? Mẹ bị địch bắt đang gin ở nhà lao Hội An, Kháng ra đi mà không gặp được mẹ. Cha Kháng chẳng có gì cho con, ông cắt cái ống tay áo cũ đùm vào mấy lon gạo. Chợt nhớ có đôi dép cao su, ông bảo Kháng xỏ chân vào. Déo rộng quá. Kháng nói: “Thôi để ở nhà cha dùng”. Ông choàng lên lưng Kháng tấm ni lông, dặn con một câu với giọng vừa âu yếm vừa de dọa: “Đi thì ráng chịu cực, đừng có chạy về hử!”. Kháng kẹp dưới nách mấy lon gạo ủ trong cái ống tay áo cũ thấm đẫm mồ hôi của cha, bước ra khỏi nhà, dấn mình trong mưa tuôn ào ào, bên tai vẳng tiếng dặn dò chắc như đinh đóng cột. Lời dặn dò ấy lúc nào cũng như vang vọng bên tai anh. Càng trưởng thành, già dặn lên trong cách sống và cách nghĩ, Kháng càng thấm thía. Ngẫm cho kỹ, mấy tiếng đơn giản ấy chứa tất cả kinh nghiệm của người cha đã nếm trải bao nhiêu cơ cực ở đời và cuối cùng đã tìm cái lẽ đời cốt thiết nhất: Đi làm cách mạng thời phải chịu cực. Mà đã đi thời phải đi cho tới cùng… Kháng về đến chỗ trú quân của đơn vị thì trời sụp tối. Anh bước vào lán, quờ tay đụng một chiếc võng mắc gần lối đi đang rung lên bần bật. “Lại cậu nào lên cơn sốt rét rồi đây!”. Trong võng phát ra tiếng rên hừ hừ, tiếng răng va vào nhau lập cập. Kháng giật mình nhận ra tiếng rên giống hệt của Thế. - Thế phải không? Thế run rẩy đáp, lạc cả giọng trong tiếng rên không kìm giữ nổi. - Anh Kha….áng đ….ới… à? Tôi sô…ốt mấ….ất…rồ…ồi. Làm thế…ế nà…ào..
Logged
nttran1979
Thành viên
*
Bài viết: 45


« Trả lời #17 vào lúc: 11 Tháng Mười, 2010, 08:03:54 pm »

Một tuần sau, Kháng bắt đầu lên đường đi trinh sát vùng bán đảo như kế hoạch đã định. Cho tới gần ngày đi, Thế vẫn chưa cắt con sốt. Không có Thế, Kháng đành chọn Tới đi cùng. Tới là một chiến sỹ tích cực, nhưng bơi không khá. Tới bơi trên nước ngọt chỉ được hai tiếng đồng hồ. Nhưng Kháng tin ở mình. Với sự hăng hái của Tới, cộng với sự hỗ trợ của anh, Tới sẽ bảo đảm được nhiệm vụ. Thấy mình được chọn, Tới rất phấn khởi. Ngoài Kháng và Tới đi trinh sát, còn bốn chiến sỹ khác cùng đi mang giúp trang bị và đưa chân họ từ hậu cứ tới mép nước. Quãng đường này phải đi mất bốn ngày. Họ mang theo hai mươi lít nước ngọt. Thức ăn thì chỉ có bắp rang giã nhỏ - món ăn quen thuộc của vùng quê nghèo miền Trung, người ta thường gọi là lớ. Mấy hôm trước khi đi, anh em trong đại đội lấy ni lông dán hàng chục cái túi để đựng nước và đưng lớ. Dán bằng thuống chống vắt của Mỹ, rất kín. Bảy giờ tối ngày thứ tư, sau khi vượt qua các ấp chiến lược, qua đường số 1, len giữa những căn cứ bọn Nam Triều Tiên đóng khá dày, họ tới mép biển. Bầu trời đêm cuối năm đầy mây. Đây đó, ở những chỗ mây chợt tan, mấy vì sao lác đác hiện ra giây lát rồi bị khỏa lấp trong mây. Sóng biển vỗ ào ạt lên bờ cát trắng. Bên kia vịnh, bán đảo mờ mờ hiện lên với những đốm đèn nhỏ xíu xa với. Bốn chiến sỹ đưa đường rưng rưng nước mặt. Một cậu trẻ nhất bỗng bật nói, giọng nghèn nghẹn:

- Không biết các anh có về nữa không? Kháng cười hì hì:

- Chú mày hâm vừa vừa chứ! Cứ yên trí, đúng ba ngày sau tới địa điểm đã quy định đón chúng tớ. Thôi, về!

Kháng và Tới xuống nước. Những con nhòng dưới đáy cát cứa vào chân, nước mặn ngấm buốt tận óc. Họ lội bộ đến khi gần gập đầu thì bắt đầu bơi. Nhìn qua đỉnh sóng nhấp nhô, vùng biển hẹp nằm giữa bán đảo và đất liền kia trở nên rộng vô tận. Rặng đèn Mỹ mờ mờ bên kia bán đảo càng trở nên xa vời như không thể nào tới được. Giờ đây mắt họ không còn biết gì khác ngoài nhưng đốm đèn ấy, tai họ không còn nghe gì khác ngoài tiến thở, tiếng khoát nước nhẹ nhàng bí mật của chính mình. Từng phút trôi qua căn thẳng, chậm chạp dài dặc như hàng tháng, hàng năm. Có thể họ sẽ không còn trở về được nữa. Có thể lắm. Bởi vì trên biển không chỉ có sóng và gió, mà còn có những chiếc bo bo Mỹ đi tuần bất thần xuất hiện. Bởi vì đón họ ở bên kia sau chặng bơi dài cực nhọc không phải là một bãi bờ hạnh phúc bình yên, mà là những lớp rào, những tuyến mìn, những tuyến lô cốt trùng điệp, cùng bao nhiêu thứ cạm bẫy chết người hiện đại, tinh vi. Những cái đó, họ có tính đến hay không? Làm sao không tính được, khi tự nguyện bắt tay vào một công việc như công việc của họ, không phải một lần mà nhiều lần, không phải trong một năm mà đã nhiều năm, và sẽ còn nhiều năm. Chắc chắn là vậy, họ đã từng có lúc nghĩ rằng, rồi có một lần nào đấy sẽ không còn trở về. Nhưng giờ đây gần như họ không nghĩ gì nữa hết. Mọi ý nghĩ về những điều thiêng liêng, nghiêm túc nhất đến nhưng điều bông phèng, vụn vặt nhất đều chìm dần đi, keo hết lại thành một ý nghĩ duy nhất, rành mạch và đơn giản: làm sao đến được bờ cát bên kia, cái chỗ đốm đèn nhỏ xíu xa bờ kia…

Bơi được chừng hai tiếng đồng hồ, Kháng nghe Tới thở phì phò, anh ghé lại gần bạn:

- Sao thế?

- Mệt quá anh ạ.

- Cố gắng lên nghe Tới. Chú ý bơi cho đúng động tác mới giữa được sức.

Bơi được độ một tiếng đồng hồ nữa, gặp một cái phao cắm mốc trên biển, Tới vộ bám vào. Đây là cái phao thứ hai họ gặp trên đường đi. Tới hổn hển thở. Kháng bám nhẹ vào một bên phao, chờ Tới nghỉ.

- Tôi đói quá anh Kháng ạ. Anh để cho tôi ăn một tí. - Ừa, ăn đi! Kháng kéo sợi dây có buộc chiếc phao chở thức ăn, nước ngọt của hai người. Anh kéo léo mở lấy một cái túi lớ đưa cho Tới. Tớ vừa bụm được một miếng lớ vào miệng

thì một con sóng ập qua. Túi lớ trong tay Tới tuy may mắn không bị văng mất nhưng ngấm đầy nước mặn. Mặc dầu vậy, Kháng vẫng cẩn thuận buộc túi lớ lại. Anh đã có kinh nghiệm của đời lính đặc công. Phải chi li, tỉ mỉ, tằn tiện như một anh kỹ tính đến mức lẩm cẩm, một anh chàng keo kiệt nhất thế gian. Đôi khi, trong tình huống nào đấy, chỉ một túi lớ ngấm đầy nước mặn thế này cũng đủ cứu sống họ và đưa họ ra khỏi tình thế hầu như đã tuyệt vọng.

Họ tiếp tục bơi. Được một quãng. Tới lại mệt, thở dốc, chân tay có vẻ ngượng nghịu. Kháng bảo Tới bám vào chiếc phao thức ăn để anh kéo đi. Tốc độ của họ mỗi lúc một kém. Kháng vừa kéo bạn vừa bơi mải miết, rướn tới, rướn mãi trên mặt sóng dập dềnh. Cho tới khi bỗng nhiên anh cảm thấy chân mình chạm cát, sực nhìn lên thấy rặng đèn trên bờ bán đảo đã ở ngay trước mặt. Kháng mừng rõ thở phào một cái, ngoắc tay coi đồng hồ. Qua được chặng đầu. Mọi gay go hãy còn ở đằng trước.

Hai người ngồi lại bên mép nước, chăm chú quan sát phía bờ. Trên con đường nhựa chạy dọc ven bờ bán đảo, một chiếc xe jeep mui trần bon bon lượt qua. Dưới anh đèn, thấy rõ bóng mũ sắt mấy tên lính Mỹ cạnh bóng một con chó cao lớn. Bên kia đường là những cồn cát trắng kế tiếp. Kháng biết rằng phải mau chóng vượt qua đường để tới ẩn trong khu vực cồn cát. Luẩn quẩn ở mép này chừng nào nguy hiểm chừng nấy. Nhưng vượt qua cách nào đây? Hai bên đường đều là cát. Luýnh quýnh để lại dấu chân sẽ bị địch theo dấu tóm gọn lập tức. Kháng căng óc kiếm kê. Bỗng anh thấy mấy miếng ván nhỏ, thứ ván văng ra từ các thùng chứa hàng của Mỹ, vương vãi tên bờ cát gần mi nước. Khắc chặc lưỡi: “Được rồi!”. Anh bò lên lượm được bốn mảnh ván. Nhanh nhẹn nai nịt lại các trang bị bên mình, Kháng và Tới mỗi người dùng hai mảnh ván đi trên cát, không để lại dấu chân. Một giờ sau họ tới vùng cồn cát. Ở đây thoát được tầm mắt của bọn tuần tiễu dưới đường. Trong ánh sáng nhập nhờ lúc trời sắp rạng, có thể phân biệt được các khu kho, khu nhà lính. Có một khu vực chúng thắp toàn đèn nê-ông xanh. Chắc hẳn đó là khu sỹ quan.

Tới gần sáng. Hai người di chuyển địa điểm để đảm bảo an toàn hơn. Họ lên một đỉnh cồn cát cao. Giữa trời nắng chang chang, bọn Mỹ chẳng hơi đâu mà mò lên những cồn cát chẳng có gì đáng khả nghi. Tại đây, họ có thể mở rộng tầm quan sát. Dưới ánh sáng chói lóa của một ngày đầy nắng, mọi thứ trong cái căn cứ thâm nghiêm cẩn mật vào bậc nhất của Mỹ đều phải rõ mồn một trước mắt hai chiến sỹ trinh sát. Tới thốt reo lên khe khẽ “Thế này thì đánh ngon xơi quá, anh Kháng ơi!”.

Suốt ngày họ vùi mình trong cát, chịu đựng cái nóng như luộc người. Đêm, họ mò đi chuẩn bị. Đêm đầu, họ trinh sát khu kho đạn. Đêm thứ hai, họ trinh sát khu kho xăng.

 Ba ngày qua. Đến ngày phải về, như đã hẹn với an hem đi đón. Nhưng Kháng quyết định phải ở lại dù rằng nước ngọt đã hết (Tới sơ ý làm rách túi). Anh đã nghĩ kỹ. Biết bao công phu mới lọt được vào đây. Địch chỉ chăm bẵm phòng giữa phòng giữ vành ngoài, bên trong rất sơ hở. Phải tranh thủ cơ hội này mà chuẩn bị thêm. Họ đã thấy một khu vực có chừng bốn trăm lính Mỹ tập hợp chào cờ buổi sáng. Chúng không mang súng. Có lẽ đó là bọn đi càn quét xong ở đâu được về đây nghỉ ngơi. Đêm thứ tư, xong việc họ lần ra mép nước. Vừa qua khỏi hàng rào dưới đường nhựa, bỗng cả hai hoảng hồn nằm dán mình xuống cát. Một trái mìn sáng phựt nổ xì xì và sáng lóa. Không thấy loạt súng nào nổ, họ biết là đã gặp may. Lúc này không có bọn Mỹ nào đi tuần quanh đây. Hai người bình tĩnh nằm im, rồi ngụy trang lại, xóa dấu vết đằng sau. Bò đi một quãng, vớ được một con cua, Kháng bẻ còng vứt lại gần chỗ trái mìn sáng vừa nổ cho bọ Mỹ khỏi nghi. (Thiếu gì những con vật làm nổ trái sáng).

Lại một đêm nổi chìm trên biển, đánh vật với sóng nước, đánh vật với cơn khát và sự mệt mỏi rã rời sau mấy ngày căng thẳng. Và đón họ trên đất liền, không phải anh em trong đơn vị. Khi hai người bơi gần tới bờ, thì thấy từ trên bãi đường đi lố nhố nhưng bóng người không mang ba lô, mỗi lúc một đông. Địch! Kháng nghĩ ngay. Đúng là địch. Chúng chia nhau từng tốp rải ra nằm im trên dải cát dốc có những bụi cỏ lúp xúp. Kháng giật sợi dây liên lạc nối với Tới bảo Tới nằm lại dưới nước. Chỉ còn cách nằm mà chờ. Kháng đã đoán đúng. Khoảng hai giờ sáng chắc là quá buồn ngủ chúng bắn một phát pháo sáng chiếu lệ rồi lóp ngóp kéo nhau về. Hai người thận trọng lên bờ, biến nhanh vào rừng dương, tới điểm hẹn. Ngồi một lát, họ thấy hai bóng người đi xuống. Cách một quãng, Kháng đã nhận ra cái hơi hướng anh em mình. Một chiến sỹ nói:

- Chúng tôi đi đón các anh hai đêm rồi, đêm nào cũng gặp địch.

 - Ừ. Mình biết. Suýt nữa bọn mình đụng chúng nó. Có nước không?

- Có, đây, đây, cả lớ đây, gặp các anh mừng quá quyên béng mất.

Kháng, Tới vớ lấy hai chiếc bi đông từ tay hai người đồng đội, tu ừng ực một hơi hết sạch. Và bỗ từng bỗ tướng bột bắp vào đầy miệng, nhai nhồm ngoàm.
Logged
nttran1979
Thành viên
*
Bài viết: 45


« Trả lời #18 vào lúc: 13 Tháng Mười, 2010, 06:50:42 am »

Đã sang tháng 2 năm 1970. Cuộc tiến công lớn của chúng ta mà Mỹ và tay sai thường dự đoán nổ ra vào dịp này hàng năm, vẫn chưa thấy nổ ra. Nhiều đơn vị chủ lực ta bị đẩy lên núi, vật lộn từng ngày với các đói và bệnh sốt rét. Đơn vị Kháng cũng trong tình trạng ấy. Mỗi ngày sau buổi luyện tập, họ ngồi quây lại bên cái bàn nhỏ ghép bằng cành cây trên khoảng sân trống trước lán, xì xụp húp một thứ cháo nấu bằng củ nưa với chút sắn lát thái mỏng. Sắn bị nhiễm chất độc hóa học, ăn vào sôi bụng òng ọc. Còn củ mưa hoàn toàn chỉ là một thứ “bổi” nuốt vào cho đầy ruột để đánh lừa một cách vụng về đòi hỏi khắc khoải triền miên của dạ dày. Thỉnh thoảng các bà mẹ, các cô gái Rắc Lay mang đến cho họ một gùi sắn. Những củ sắn gầy tong teo, nhưng tấm lòng dân thì quý giá không kể xiết. Anh em biết, đồng bào không còn gì cả, chịu lạt muối hàng tháng ròng, vậy mà có chút gì cũng đem cho bộ đội. Nhìn các cô gái, các bà mẹ Rắc Lay mặc những chiếc váy rách xơ may bằng bao đựng cát của Nam Triều Tiên xé ra, lòng các chiến sỹ thắt lại. Đối với họ, ngày toàn thắng mà họ hằng da diết mong mỏi không còn là cái gì trìu tượng, mà giờ đây nó trở nên đơn giản, chắc thiệt như một tấm váy lành cho mỗi người con gái Rắc Lay. Tất cả nhưng điều đó càng thúc giục họ ráo riết chuẩn bị cho trận đánh mới. Kết quả trinh sát của Kháng và Tới đem về được biểu hiện thành sa bàn cho các chiến sỹ nghiên cứu. Kháng lo nhất là vấn đề tiềm nhập trên bãi cát. Chương trình huấn luyện được bổ sung. Chiến trường chung có vẻ yên tĩnh. Ở Cam Ranh lại càng yên tĩnh. Tàu chiến Mỹ vẫn ra vào quân cảng hàng ngày. Lính Mỹ trong căn cứ ngày ngày vẫn ra thị trấn tìm lạc thú với những cửa hiệu đầy ứ hàng Mỹ, hàng Nhật, những biển quảng cáo nhiều màu sắc bằng tiếng Anh, nhưng cô gái Việt ăn mặc hệt như gái Mỹ, khiến cho chúng có cảm giác đây là một góc nhỏ của nước Mỹ, tuy rằng có phần quê kệch nhưng dù sao cũng vừa đậm đà không khí Mỹ lại vừa phảng phất hương vị Á Đông khá quyến rũ. Những cuộc vui nổ trời thâu đêm suốt sáng bằng rượu, gái và cờ bạc cứ diễn ra yên ổn, khiến cho không ít đưa trong bọn chúng nhiều khi đã thực tâm tin rằng rốt cuộc rồi chúng có thể ở lại đây mãi mãi. Cả cái đám người hỗn tạp bám quanh căn cứ để làm giàu bằng đô la đỏ, đô la xanh của Mỹ cũng thực tâm tin như vậy. Chính khi ấy, một ngày cuối tháng hai… Từ cứ hậu trên vùng núi giáp giới giữa Khánh Hòa và Ninh Thuận, đại đội phó Phan Công Kháng dẫn 15 chiến sỹ của mình tiến về phía Cam Ranh. Họ mang theo lương thực đủ ăn ba ngày cho mỗi người. Chẳng có gì ngoài bột bắt giã nhỏ, tứ là lớ, rất tiện cho người đi xa. Vũ khí thì có AK, thủ pháo loại 5-8 kg, kíp hẹn giờ, dao găm và lựu đạn. Dọc đường, hai người phải nằm lại vì sốt rét. Tình huống này bao giờ cũng được lo liệu trước, vì không ai trong họ là tránh khỏi khả năng bị bệnh sốt rét quật ngã bất ngờ. Họ đi hết núi xuống đồng bằng, xuyên qua các ấp chiến lược bị kìm kẹp nặng nề, luồn giữa khe hở các căn cứ Nam Triều Tiên án ngữ hai bên đường 1, và tới bờ biển đối diện với bán đảo. Trời tối. Chín chiến sỹ lặng lẽ xuống nước. Chín người, vì trận đánh chỉ cần chừng ấy lực lượng (bốn đồng chí còn lại làm nhiệm vụ trên bờ). Từng hai người một nối với nhau bằng một sợi dây, cho khỏi lạc. Đại đội phó Phan Công Kháng làm nhiệm vụ mũi trưởng. Họ mau chóng làm công tác tổ chức chiến đấu rồi xuất phát, lấy ngọn đèn sáng nhật trên căn cứ địch bên bán đảo để xác định phương hướng. Cuộc tiến quân êm lẹ, bí ẩn trên mặt biển bắt đầu. Nhưng vừa ra cách bờ chừng năm trăm mét, Kháng được báo có một chiến sỹ bị chuột rút ở bụng. Thấy chưa xa bờ bao nhiêu, Kháng ra lệnh hai đồng chí cùng tổ đưa chiến sỹ đó trở lại. - Không, không! Để tôi lấy dầu xoa một lúc là nó khỏi, tôi lại đi được thôi – Anh chàng không may kia cuống quýt phản đối, khe khẽ nhưng ương ngạnh. Mọi người bơi đứng giữa biển, đứng lại chờ. Lát sau, anh chàng khỏi thật. Họ lại tiếp tục ngậm tăm trườn tới trên mặt nước. Khoảng 9 giờ tối, họ đã ra được gần một ki-lô-mét. Bỗng Kháng nhận thấy có một tổ bị lạc đâu mất. Nhưng biết làm sao bây giờ? Không thể nào tìm nhau trên mặt biển mênh mông đầy bất trắc này được. Đã hiệp đồng chặt chẽ trước rồi. Cứ nhắm cái đốm đèn sáng nhất kia mà tiến. Hy vọng sang tới bán đảo sẽ gặp nhau đủ mặt. Ba tiếng đồng hồ nữa trôi qua. Ở đằng trước, có hai vật đen tròn nhấp nhô theo sóng. Kháng nhìn kỹ: hai cái đầu người. Anh tăng tốc độ, tiến đến gần hơn để cố nhìn cho ra. Đằng trước vẳng lại tiếng hỏi: - Sao các anh đi chậm thế? À, thì ra hai cậu bị lạc hồi nãy. Kháng chưa kịp đáp, hai cái đầu vụt biến mất. Kháng cũng ngụp xuống, bơi chìm. Tất cả đều ngụp xuống, bơi chìm. Đúng lúc đó một chiếc bo bo Mỹ đi tuần chạy qua trên đầu họ. Nó tới hơi chậm, bởi chín cặp tai thính nhạy của họ đã cùng phát hiện được nó từ xa ngay khi họ vừa đuổi kịp hai đội viên bị lạc. Họ bơi chìm, đi được một quãng xa mới nổi lên. Ngoái lại vẫn thấy chiếc bo bo dập dềnh đứng đó. Nó đã xảo quyệt tắt máy đứng im một chỗ. Nhưng họ đã thoát ra được ngoài tầm quan sát của nó, lấp dưới những ngọn sóng nhấp nhô.
Logged
nttran1979
Thành viên
*
Bài viết: 45


« Trả lời #19 vào lúc: 22 Tháng Mười, 2010, 03:48:20 pm »

Những đoàn xe tải lớn chở đầy đạn nối nhau chạy vào khu kho. Lính Mỹ mình trần trùng trục, mồ hôi nhễ nhại khuân từ trên xe xuống nhưng hòm nặng trịch, đem xếp trong các dãy nhà kho còn để trống. Tiếng la hét của bọn sỹ quan vang lên inh ỏi không ngớt, vọng tới tạn chỗ các chiến sỹ đang nằm vùi mình trên một cồn cát nóng bỏng.

Họ tới mép bán đảo lúc hai giờ sáng, và hơn một giờ sau, tới cồn cát này, cái địa điểm ém quân thuận tiện mà mũi trưởng của họ đã lựa chọn sẵn trong chuyến trinh sát lần trước. Tranh thủ ăn uống nghỉ ngơi trước sáng, và khi mặt trời vừa ló lên khỏi mặt biển, họ đã biến mất dưới cát, chỉ hở hai con mắt. Từ đấy, tai, mắt phải căng ra để theo dõi mọi động tĩnh, thân thể trần trụi bị nung nóng lên mỗi lúc một mềm nẫu ra dưới các nắng thiêu đốt. Hồi đêm, lúc qua rào chỗ ven đường nhựa ở rìa bán đảo, một đồng chí không may bị rách một túi nước. Họ đã chuyền nhau uống hết túi nước ấy để tăng số nước dự trữ trong người. Vậy mà chẳng bao lâu tất cả đều cảm thấy nước trong thân thể đang bị hút kiệt một cách đáng sợ.


Kháng nằm ở một vị trí hơi cao hơn anh em để dễ theo dõi bao quát được tình hình đội. Anh biết, mặc dù mọi người đã được huấn luyện tốt, đã tập chịu đựng những thử thách tương tự, nhưng thử thách trong trận đánh thực bao giờ cũng là thử thách khắc nghiệt nhất.

Mọi người nằm im lìm dưới tấm “chăn” cát nóng bỏng. Thời gian nặng nhọc trôi qua, từng phút, từng giây.

Thỉnh thoảng, một chiếc máy bay lên thẳng bay ngang. Có lần một chiếc phành phạch rà rất thấp, gió từ cánh quạt khiến từng cột lốc cát xoáy lên. Kháng cố nghĩ việc này việc khác để giết thời giờ, để quên đi cái nóng ngột cực kỳ khó chịu đang cắn rứt khắp thân thể. Các ý nghĩ bồng bềnh luễnh loãng trong đầu anh, không đầu không đuôi, chuyện nọ xọ chuyện kia, khi rối rắm, khi mạch lạc, khi trống rỗng…

Rồi thì chiều cũng xuống và đêm cũng tới. Bóng đêm xiết bao thân thiết đối với người chiến sỹ đặc công! Chín chiến sỹ ngồi ăn bữa chiều. Bàn tay khô ráo, phủi cát qua loa, dốc lớ ra, bỗ từng bỗ. Bột bắp thơm ngậy, nhưng xít lại trong miệng, mỗi lần nuốt muốn tắc họng. Đói cồn cào. Ăn chỉ vửa đủ êm dạ dày. Nước uống lại càng phải tằn tiện, mặc dù khát kinh khủng. Uống đúng ba ngụm, rồi liếm môi, buộc chặt miệng túi nước lại, quên nó đi.

Bảy giờ tối, xuất kích về hướng đông bắc. Khu kho đạn ở đây. Chín người bám nhau đi thưa, mười mét một người, bàn chân kéo thành rãnh, người đi sau cùng, khỏa lại xóa dấu vết.

Đêm khuya dần. Chín người chia thành ba tổ, áp sát mục tiêu. Lặng lẽ và khéo léo, họ buộc rào, tạo một luống có thể chui lọt, và chui vào từng người. Ở phía cổng chính của khu kho, các xe tải vẫn tiếp tục công việc đã diễn ra suốt ngày, chở đạn vào kìn kìn. Lính Mỹ vẫn tiếp tục khuân vác vào kho, chất cao thêm từng núi hòm đạn.

Một chiếc xe jeep chạy chầm chậm trên con đường nhựa ngay kề chỗ hàng rào mà họ vừa chui qua. Nhưng các chiến sỹ lúc này đã biến mất dưới bóng tối của các nhà kho. Lát sau, họ vào hết các vị trí đã nhắm sẵn, đặt các khối thuốc nổ. Mũi trưởng Phan Công Kháng bò đi kiểm tra các tổ một lượt, và báo: 1 giờ 10, cắn kíp. Kháng trở lại vị trí của mình. Anh đặt khối thuốc, cắn kíp hẹn giờ ba mươi phút, rồi quay người trở ra. Kháng ra sau cùng. Ra được chừng trăm mét, anh gặp một tổ ra trước. Mấy cậu đói quá, định ngồi lại ăn. Kháng xô lưng một cậu, nói với cả bọn:

- Ra nữa, ra nữa, ngồi đây nó cho thăng thiên mất xác hết bây giờ.

Kháng biết cái kho mà anh vừa đặt thuôc và đang ở gần họ  nhất, là kho thuốc nổ C4. Họ lần lượt rút ra xa thêm, nhằm hướng quả đồi trong phương án đã lựa chọn làm vị trí trú ẩn thứ hai.

Bỗng Kháng thấy một luồng gió thúc mạnh vào lưng và hất mình văng đi.

***                                   

Tiếng gầm rít ghê khiếp của xe tăng mỗi lúc một to hơn. Cái âm thanh quái đản chà xé không khí cứa vào óc người, gây ra cảm giác rờn rợn: khối thép man rợ ấy sắp nghiền nát tất cả. Trái với bản năng thông thường trong tình trạng này, đáng lẽ nhắm mắt lại thì Kháng lại mở mắt. Vẫn giữ nguyên đầu trong tư thế bất động, anh đảo mắt nhìn con quái vật kia. Nó đó. Nó đang trườn lên dốc cái cồn cát mà anh đang giấu mình. Nó đã thấy gì rồi chăng? Nó đang tiến tới chỗ cậu Thế. Trời! Nó nghiền nát Thế mất- Kháng cảm thấy mồ hôi vã ra, dính nhớp lẫn cát chạy nhễ nhại. Anh căng mặt nhìn về chỗ Thế. Cát phủ trên mình Thế vẫn im lìm, không lộ một dấu hiệu khác thường nào. Chiếc xe thăng trường qua, chỉ cách chỗ Thế chưa đầy hai mét, rồi nhấp nhổm bò theo triền xuống chân cồn cát kế bên. Tiếng động cơ nhỏ dần, rồi có lúc bất chợt lại rồi lên, như thể chiếc xe tăng đang lộn trở lên.

Từ sáng sớm, địch tung các cánh quân có kèm xe tăng và chó đi lung sục khắp căn cứ. Khu kho đạn vẫn tiếp tục nổ. Nhiều mảnh kim khí, gạch đã và gỗ văng tứ tung đã giúp xóa nốt dấu vết mà các chiến sỹ chưa xóa hết trong đêm. Hồi đêm, kho thuốc C4 phát nổ đầu tiên, đã hất Kháng cùng một chiến sỹ khác văng đi một quãng. Hai người bị tức ngực, nhưng phấn khởi đến muốn nhảy lên mà reo hò trong tiếng nổi và cháy khủng khiếp. Những tốp máy bay lên thẳng chữa cháy chỉ bay chờn vờn vành ngoài rồi lảng dần ra xa.

Địch lùng sục ráo riết suốt ngày không kết quả. Chúng không tìm thấy dấu tích gì ngoài một cái túi ni lông đựng nước mà các chiến sỹ đánh rơi trong lúc vội vã. Chúng cho chó ngửi và suỵt chó đánh hơi tìm kiếm. Những con chó săn người được huấn luyện công phu từ Mỹ, sục mõm vào khắp chốn, cũng bất lực.

Khu kho xăng được tăng cường canh gác cẩn mật.

Nhưng mười hai giờ đêm hôm sau, Phan Công Kháng đã cùng năm đồng chí áp sát được các bồn xăng (có ba đồng chí bị mệt, phải nằm lại vị trí trú ẩn). Những bồn xăng thật lớn. Đứng cạnh nó, nhìn lên mà phát ngợp! Lần đi chuẩn bị, Kháng đã đếm các bậc thang từ dưới chân lên đỉnh bồn để ước lượng cỡ lớn của chúng. Mỗi thang 24 bậc. Khi an hem đặt thuốc, cắn kíp hẹn giờ xong vừa ra đến ngoài thì gặp Mỹ. Kháng nhằm tiếng chúng là:

- Vi-xi! Vi – xi!

Tên Mỹ vừa giương súng lên, nhưng Kháng nhanh hơn đã quất luôn một loạt AK. Nó gục sấp xuống. Các cỡ súng nhỏ của Mỹ dồn dập nhả đạn. Đạn châu về hướng đông: Kháng đưa anh em rút về hướng tây nam. Cùng lúc ấy bùng lên một tiếng nổ còn khủng khiếp hơn cả tiếng nổ của kho đạn đêm qua. Bầu trời bất chợt sáng lóa. Một ngọn lửa khổng lề phực lên tràn ra. Một biển lửa.

Từ những con tàu rất xa ngoài vùng biển quốc tế, người ta cũng nhìn thấy ngọn lửa ấy. Còn các chiến sỹ lúc này đã vùi mình trên một cồn cát bí mật, thì kinh ngạc đến mức không tin rằng đó chính là ngọn lửa của mình, của chính trái tim mình.

Tháng 12-1979
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM