Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:51:57 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng LLVTND trong chiến tranh biên giới phía Bắc  (Đọc 287544 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #50 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2007, 08:29:01 pm »

Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Hồng Cao


Nguyễn Hồng Cao sinh năm 1962, dân tộc Tày, quê ở xã Ngọc Long, huyện Yên Minh, tỉnh Hà Tuyên, nhập ngũ tháng 2 năm 1982. Khi hy sinh đồng chí là trung sĩ, trung đội phó, đại đội 1 bộ binh, tiểu đoàn 3, bộ đội địa phương tỉnh Hà Tuyên, Quân khu 2, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Nguyền Hồng Cao rất chịu khó đi sâu học tập kỹ thuật, chiến thuật quân sự, phấn đấu rèn luyện về mọi mặt, trưởng thành từ chiến sĩ lên cán bộ trung đội phó. Trong chiến đấu đồng chí luôn nêu cao tinh thần dũng cảm, mưu trí, dù khó khăn ác hệt thế nào cũng tích cực đánh địch. Gần 1 năm chỉ huy trung đội chốt giữ trận địa ở hướng chủ yếu của đại đội trên điểm cao 1250 (huyện Yên Minh, Hà Tuyên), mặc dù hàng ngày pháo địch bắn phá vào khu vực đơn vị, bộ binh địch luôn luôn áp sát, Nguyễn Hồng Cao đi sát từng chiến sĩ kiểm tra, hướng dẫn mọi người trong trung đội, tổ chức tuần tra canh gác chặt chẽ, nắm chắc mọi tình hình hoạt động của địch, báo cáo kịp thời giúp cho trên chỉ huy, chỉ đạo được chính xác, hạn chế được nhiều thiệt hại cho đơn vị.

Từ ngày 2 đến ngày 30 tháng 4 năm 1984, địch bắn hàng vạn đạn pháo cối vào khu vực điểm cao 1250. Có ngày chúng bắn hơn 1.000 quả và dùng bộ binh tấn công lên trận địa của ta. Nguyễn Hồng Cao bình tĩnh chờ địch đến gần mới nổ súng, đẩy lùi các đợt tấn công của chúng. Đơn vị Nguyễn Hồng Cao diệt nhiều tên, giữ vững trận địa.

Ngày 30 tháng 4 năm 1984, địch lợi dụng sương mù, dùng nhiều loại pháo bấn dữ dội vào trận địa và cho bộ binh mở nhiều đợt tấn công ác liệt vào trận địa ta. Đồng chí bình tĩnh chỉ huy linh hoạt, có bộ phận bắn thẳng vào đội hình tấn công của địch, có bộ phận xuất kích đánh vào sườn, vào phía sau địch, diệt nhiều tên, đẩy lùi 6 đợt tấn công của chúng, giữ vững trận địa. Riêng Nguyễn Hồng Cao diệt hơn 40 tên. Đồng chí đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Gương chiến đấu của Nguyễn Hồng Cao có tác dụng động viên cổ vũ mọi người noi theo.

Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhất.

Ngày 29 tháng 8 năm 1985, liệt sỹ Nguyễn Hồng Cao được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #51 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2007, 08:32:19 pm »

Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Viết Ninh


Nguyễn Viết Ninh sinh năm 1962, dân tộc Mường, quê ở xã Minh Hòa, huyện Yên Lập, tỉnh Vĩnh Phú, nhập ngũ tháng 9 năm 1980. Khi hy sinh đồng chí là trung đội trưởng bộ binh, đại đội 5, tiểu đoàn 2, trung đoàn 876, Quân khu 2, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nguyễn Viết Ninh trong huấn luyện sẵn sàng chiến đấu chịu khó rèn luyện kỹ thuật, chiến thuật, qua các lần kiểm tra, đồng chí đều đạt loại giỏi, trong hội thao kỹ thuật do Quân khu 2 tổ chức, Nguyễn Viết Ninh đạt loại xuất sắc được tặng bằng khen.

Tháng 4 năm 1983, Nguyễn Viết Ninh được bổ sung đi chiến đấu ở biên giới Hà Tuyên, đồng chí động viên cả tiểu đội hăng hái lên đường, tới đích đúng thời gian quy định.

Trận ngày 12 tháng 7 năm 1984, Nguyễn Viết Ninh chỉ huy tiểu đội diệt hàng chục tên xâm lược, giữ vững trận địa.

Trong đợt chiến đấu từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 1 năm 1985, Nguyễn Viết Nình chỉ huy trung đội chiến đấu dũng cảm, mưu trí. Dù khó khăn ác liệt thế nào, địch đông gấp nhiều lần, có hỏa lực mạnh đồng chí vẫn bình tĩnh dũng cảm, xông xáo đi đầu đơn vị trong các lần phản kích bám sát địch để diệt địch.

Ngày 16 tháng 1 năm 1985, Nguyễn Viết Ninh bị thương lần thứ nhất vào tay trái, vẫn chiến đấu diệt nhiều tên; lần thứ hai vào bụng, vẫn không rời trận địa tiếp tục chiến đấu, và đi lại trên trận địa thu nhặt súng, lựu đạn của đồng đội bị thương vong, đi sát động viên cổ vũ mọi người kiên quyết đánh địch, giữ vững trận địa.

5 giờ sáng ngày 18 tháng 1 năm 1985, địch dùng nhiều loại pháo bắn ác liệt và cho bộ binh đông gấp nhiều lần mở nhiều đợt tiến công vào trận địa trung đội đồng chí. Mặc dù vết thương trước còn rất đau, ngay phút đầu của trận đánh, Nguyễn Viết Ninh bị 3 viên đạn vào ngực, bụng và chân, anh em định đưa về phía sau. Thấy trước tình huống ác liệt đồng chí kiên quyết ở lại tiếp tục chỉ huy trung đội chiến đấu đến gần trưa, đánh lui 6 lần phản kích của địch, diệt hàng trăm tên. Bọn địch bị thiệt hại nặng phải rút, đơn vị Nguyễn Viết Ninh giữ vững trận địa. Vì vết thương quá nặng, đồng chí Nguyễn Viết Ninh đã hy sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Gương chiến đấu dũng cảm của đồng chí có tác dụng động viên cổ vũ đơn vị noi theo.

Đồng chí đã được tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba.

Ngày 29 tháng 8 năm 1985, liệt sỹ Nguyễn Viết Ninh được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #52 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2007, 08:35:42 pm »

Anh hùng liệt sỹ Lê Trần Mẫn


Lê Trần Mẫn sinh năm 1961, dân tộc Kinh, quê ở xã Hoằng Phú, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ tháng 3 năm 1979. Khi hy sinh đồng chí là thượng sĩ, y tá, đại đội 7 bộ binh, tiểu đoàn 5, trung đoàn 153, sư đoàn 356, Quân khu 2, đoàn viên Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.

Lê Trần Mẫn luôn nêu cao tinh thần tích cực tận tụy công tác, có nhiều biện pháp tích cực tổ chức phòng tránh bệnh cho đơn vị. Mỗi khi đơn vị có người ốm đau, đồng chí rất tận tình chăm sóc, được anh em yêu mến.

Trong đợt chiến đấu ở Vị Xuyên từ ngày 14 đến ngày 18 tháng 1 năm 1985, sau khi bắn hàng nghìn đạn pháo, địch liên tiếp tổ chức tấn công vào điểm cao 685. Sau mỗi lần thất bại, địch lại tăng quân và bắn phá dữ dội hơn. Đơn vị bị thương vong nhiều, Lê Trần Mẫn kịp thời lên thay thế chỉ huy đơn vị chiến đấu giành giật với địch từng đoạn giao thông hào. Có ngày đánh lui 7 đợt tấn công của chúng.

Ngày 24 tháng 12 năm 1985, thấy đơn vị đồng chí còn ít người, chúng càng tập trung hỏa lực và quân đông mở 8 đợt tấn công lên chốt. Sau khi cùng 3 người khác diệt hơn 100 tên địch, thì đạn gần hết. Thấy địch cắm cờ lên điểm chốt, Lê Trần Mẫn chỉ huy 3 chiến sĩ tập trung hỏa lực diệt địch tại đây và nhổ được cờ của chúng. Đồng chí bị thương nặng và đã anh dũng hy sinh tại điểm cao 685. Gương chiến đấu của Lê Trần Mẫn được anh em trong đơn vị phát động học tập.

Lê Trần Mẫn đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công.

Ngày 29 tháng 8 năm 1985, liệt sỹ Lê Trần Mẫn được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #53 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2007, 08:39:30 pm »

Anh hùng liệt sỹ Hoàng Hữu Chuyên


Hoàng Hữu Chuyên sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Liên Trung, huyện Đan Phượng, tỉnh Hà Tây, nhập ngũ tháng 4 năm 1970. Khi hy sinh đồng chí là đại úy, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 3 bộ binh, trung đoàn 174, sư đoàn 316, Quân đoàn 29, Quân khu 2, đảng viên Đảng CSVN.

Hoàng Hữu Chuyên đã tham gia 5 chiến dịch lớn, chiến đấu 32 trận, 6 lần bị thương, Sau khi chữa khỏi, mặc dù sức khỏe giảm nhiều, trên cho về phía sau, đồng chí đều tha thiết xin ở lại đơn vị chiến đấu.

Trong trận chiến đấu tháng 12 năm 1970 ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (Lào) mặc dù địch đông, Hoàng Hữu Chuyên vẫn chỉ huy phân đội chiến đấu diệt nhiều tên, bảo vệ được nhân dân. Bạn rất ca ngợi bộ đội tình nguyện Việt Nam.

Tháng 12 năm 1971, đồng chí chỉ huy trung đội bí mật luồn rừng, leo núi trong mấy ngày liền đánh điểm cao 1663 ở bắc Phú Long Chẹng (Lào) diệt gọn 1 đại đội địch ở đây. Tháng 10 năm 1972, Hoàng Hưu Chuyên chỉ huy trung đội chiến đấu ở Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng (Lào) mặc dù địch đông gấp nhiều lần, đồng chí vẫn kiên quyết đánh, chỉ huy linh hoạt, mưu trí, diệt hơn 100 tên.

Trận chiến đấu ngày 10 tháng 3 năm 1975, đánh cao điểm Chư Duê ở Buôn Ma Thuột, mặc dù máy bay, pháo binh bán phá dữ dội vào đội hình tiến quân của đơn vị, Hoàng Hữu Chuyên vẫn bình tĩnh chỉ huy đại đội đánh nhanh, đánh mạnh. Sau 30 phút chiến đấu ác liệt đại đội đồng chí chiếm được điểm cao và cắm cờ trên sở chỉ huy của sư đoàn 23 nguy.

Đặc biệt trận chiến đấu ngày 12 tháng 7 năm 1984 ở điểm cao 233 Hà Tuyên. Địch ở thế có lợi, có hỏa lực mạnh bắn ác. liệt ngăn chặn đường tiến quân của ta, Hoàng Hữu Chuyên bình tĩnh, xông xáo chỉ huy tiều đoàn nhanh chóng đánh nhanh, đánh mạnh, kiên quyết tấn công tiêu diệt địch. Kết quả chỉ sau 20 phút, đơn vị đã đánh chiếm được mục tiêu và diệt hàng trăm tên. Địch tập trung hỏa lực bắn hàng ngàn đạn pháo và nhiều loại súng, đồng thời tổ chức lực lượng mở nhiều đợt tấn công, hòng đánh chiếm lại trận địa. Hoàng Hữu Chuyên nêu cao tinh thần dũng cảm bình tĩnh chỉ huy linh hoạt, mưu trí tiêu diệt địch ở từng đoạn giao thông hào, công sự đánh bật các đợt tấn công của chúng. Đồng chí đã anh dũng hy sinh sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công hạng ba và được truy tặng Huân chương Quân công hạng nhì.

Ngày 29 tháng 8 năm 1985, liệt sỹ Hoàng Hữu Chuyên được Chủ tịch Hội đồng Nhà nước Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #54 vào lúc: 28 Tháng Mười, 2007, 08:41:00 pm »

Anh hùng liệt sỹ Nguyễn Bá Lại


Nguyễn Bá Lại sinh năm 1949, dân tộc Kinh, quê ở thôn Quảng Nạp, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình. Khi hy sinh đồng chí là đảng viên, trưởng phòng kỹ thuật, trung đội trưởng tự vệ đoàn địa chất 305, liên đoàn địa chất 3, tổng cục mỏ và địa chất.

Từ năm 1972 đến 1979, Nguyễn Bá Lại sống và làm việc ở đoàn địa chất 305 vùng biên giới. Ngày 17 tháng 2 năm 1979, địch cho pháo bắn dồn dập và dùng lực lượng lớn vượt 2 cầu phao bắc qua sông Hồng, chiếm các điểm cao và bao vây khu vực đoàn bộ đoàn địa chất 305. Trung đội Nguyễn Bá Lại chiến đấu ở hướng chính diện của địch tấn công từ Sulí Sin Quyền. Nguyễn Bá Lại đã diệt 7 tên, thu 1 súng AK. Trung đội của anh đã đánh lui 7 đợt tiến công của địch. Địch dùng cối bắn cấp tập rồi ồ ạt xông lên điểm chốt của ta. Nguyễn Bá Lại nhảy lên khỏi hầm dùng AK bắn vào đội hình địch. Noi gương đồng chí, nhiều anh em trong hầm cũng đứng lên chiến đấu. Bất ngờ 1 tên địch vào cách hầm 2m, trên tay cầm quả lựu đạn đang xì khói. Nguyễn Bá Lại nổ súng bắn nó ngã gục, quả lựu đạn văng vào trong hầm. Đồng chí lập tức nằm đè lên quả lựu đạn, nhận sự hy sinh về mình để cứu sống 6 đồng đội trong hầm. Nguyễn Bá Lại đã cùng đơn vị bẻ gãy tất cả các đợt tiến công của địch, diệt nhiều tên, bảo vệ an toàn tài liệu địa chất và hơn 300 cụ già, cháu nhỏ.

Đồng chí được truy tặng Huân chương chiến công hạng ba.

Ngày 29 tháng 1 năm 1996, liệt sỹ Nguyễn Bá Lại được Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.

-----

Và 1 bài viết trên báo QĐND

Quên mình vì đồng đội

Lâm Phương

Trên biên giới phía bắc năm ấy, ở hướng Lào Cai, những người lính tự vệ địa chất sát cánh cùng bộ đội, dân quân và bà con các dân tộc, kiên cường bảo vệ từng tấc đất biên cương. Và có một người con của địa chất đã ngã xuống, hy sinh thân mình để cứu đồng đội. Đó là Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Bá Lại. Anh Trần Dự, kỹ sư địa chất, bạn chiến đấu của người anh hùng kể : "Những ngày cuối năm 1978 đầu 1979, tiểu đoàn tự vệ địa chất được lệnh tăng cường luyện tập, đào hào đào công sự chiến đấu. Khi đó, tôi là khẩu đội trưởng đại liên, anh Nguyễn Bá Lại là trung đội trưởng tự vệ kỹ thuật. Rạng sáng ngày 17-2, chúng tôi chuẩn bị thay ca trực chiến, bỗng đất trời như vỡ ra trong tiếng nổ của các loại vũ khí. Cuộc chiến bắt đầu. Anh Nguyễn Bá Lại có vị trí chỉ huy chiến đấu trong một hầm chữ A trong có 6 người (2 nữ tự vệ). Tôi cũng ở trong số đó vì không kịp chạy về khẩu đội nên nhập luôn vào đây. Chúng tôi đã chống trả được các đợt tấn công của đối phương cho đến 14 giờ ngày hôm đó. Mắt như mờ đi, tai ù và miệng thì đắng ngắt vì khói súng. Bất ngờ, một quả lựu đạn của đối phương “đánh lỗ đáo” đúng vào hầm. Rất nhanh, anh Nguyễn Bá Lại nằm đè lên và một tiếng nổ nhức óc. Tôi đứng cạnh, bị ngã xuống và ngất đi. Tỉnh lại, mới hay 6 người đã được anh Lại cứu sống.Anh Dự ngừng lời, cố nén xúc động và mắt thì hoe đỏ". Tôi hỏi : "6 người đó giờ ở đâu ?", anh Dự kể tiếp : "Ngoài tôi ra, là Chu Bá Đảng, kỹ sư địa vật lý, nay đã nghỉ hưu ở Hà Tây. Phạm Viết Hùng, trung cấp địa vật lý, chiến sĩ thi đua toàn quốc, nghỉ hưu ở Phủ Lý, Hà Nam. Kiều Như Thiện, trung cấp địa vật lý, nghỉ hưu ở Phú Thọ. Nguyễn Thị Nhuần, trung cấp họa đồ, nghỉ hưu cùng quê anh Hùng. Nguyễn Thị Sang, trung cấp địa vật lý, nay ở Phổ Yên, Thái Nguyên". - Khi đó anh Lại đã có gia đình chưa ? - Có rồi, vợ anh là Nguyễn Thị Hồng, quê ở Thụỵ Trình, Thái Thụỵ, Thái Bình. Lúc đó, anh chị đã có một cháu gái 3 tuổi, chị là giáo viên cấp 2 dạy ở xã và cháu trai ngày ấy mới 2 tháng tuổi, nay học Trường đại học Mỏ-địa chất để nối nghiệp bố. Anh Lại khi đó đã có giấy nghỉ phép, nhưng xảy ra chiến sự, anh chiến đấu rồi hy sinh nên chưa biết mặt con trai. Hằng năm, ngày giỗ anh, chúng tôi vẫn thắp hương tưởng nhớ. Chúng tôi như được sinh ra lần thứ hai vậy. Tôi thường về thăm quê anh. Thời gian càng lùi xa, chúng tôi càng thấy hành động của anh thật anh hùng (anh được tuyên dương Anh hùng LLVT nhân dân năm 1996). Và thật đúng phẩm chất con người anh trước đó-sinh ra trong một gia đình cách mạng (có chị và anh hy sinh trong kháng chiến) được đào tạo ở nước ngoài. Khi về nước, anh đã tình nguyện lên Tây Bắc, vượt mọi khó khăn thiếu thốn, vừa làm, vừa học, tranh thủ dạy văn hóa, ngoại ngữ cho đồng nghiệp. Anh trưởng thành rất nhanh, là Trưởng phòng kỹ thuật trẻ, là bí thư chi đoàn và 4 năm liền là Chiến sĩ thi đua”. Bây giờ, trên con đường vào mỏ đồng Sinh Quyền, mỏ đồng lớn nhất của nước ta, nơi năm xưa anh Nguyễn Bá Lại chiến đấu và hy sinh, có một tấm bia tưởng niệm các liệt sĩ là những cán bộ, công nhân Liên đoàn địa chất Tây Bắc đã ngã xuống trong sự nghiệp điều tra thăm dò địa chất và bảo vệ mỏ. Trong danh sách này, có tên anh hùng-liệt sĩ Nguyễn Bá Lại. Tại quê hương, tên anh đã được đặt cho những cánh đồng, những con đường, đội thiếu niên, cho trường học. Anh sống mãi với quê lúa Thái Bình, sống mãi trong lòng những người địa chất Việt Nam.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Mười, 2007, 08:53:50 pm gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #55 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2007, 10:34:30 pm »

Tiếp theo, xin đưa tiếp các đơn vị Anh hùng LLVTND.


CANDVT tỉnh Lai Châu

Tỉnh Lai Châu có biên giới chung với hai nước Lào và Trung Quốc. Khu vực biên phòng Lai Châu là địa bàn rừng núi trùng điệp, hiểm trở, là nơi cư trú của đồng bào nhiều dân tộc.

Từ năm 1961 đến năm 1972, địch đã cho nhảy dù hoặc vượt biên xâm nhập nhiều toán gián điệp biệt kích, đặc vụ. Đơn vị đã cùng nhân dân và các lực lượng kịp thời phát hiện, bắt nhanh, diệt gọn 19 toán gián điệp biệt kích gồm 72 tên, thu nhiều vũ khí, phương tiện, tài liệu, phục vụ tốt cho kế hoạch đánh địch lâu dài; kịp thời phát hiện và bắt 85 tên đặc vụ Tưởng xâm nhập qua biên giới hoạt động phá hoại. Đi sâu vào công tác nghiệp vụ, đơn vị đã lập hồ sơ đưa đi tập trung cải tạo hàng trăm tên đối tượng, cải tạo tại chỗ 109 tên.

Trong cuộc chiến tranh biên giới, 10 đồn biên phòng đã nổ súng đánh trả quyết liệt diệt 2.434 tên, thu nhiều vũ khí trang bị. Các đồn biên phòng 1, 3, 33 đã kiên cường chiến đấu, đẩy lùi hàng chục đợt tấn công của địch, diệt 250 tên. Đồn biên phòng Ba Nậm Cúm có 60 đồng chí, đã đánh lùi 40 đợt tấn công của địch. Đồn biên phòng Si Lờ Lầu, 60 đồng chí đã đẩy lùi 12 đợt tấn công của các địch.

Vừa chiến đấu đánh địch ở phía trước, đơn vị vừa phối hợp trấn áp bọn phản động toan bạo loạn ở phía sau, đã bắt 49 tên phản động, phá 2 tổ chức phản cách mạng, ổn định được trật tự trị an ở tuyến sau.

Thực hiện nhiêm vụ quốc tế, đơn vị đã cử tám đội công tác gồm 100 cán bộ, chiến sĩ sang giúp bạn (Lào) tiễu phỉ, chống gián điệp biệt kích, mở rộng và bảo vệ vùng giải phóng, đã diệt, bắt 60 tên, gọi hàng 77 tên, thu nhiều vũ khí, tài liệu đồng thời vận động nhân dân bạn xây dựng cơ sở chính trị, phát triển sản xuất, bảo vệ chính quyền cách mạng.

Đơn vị đã được nhận nhiều phần thưởng cao quý: 1 cờ thi đua luân lưu của Hồ Chủ tịch; 7 cờ thi đua của Bộ; 244 Huân chương Quân công và Chiến công. Năm đơn vị và hai cá nhân được tuyên dương Anh hùng.

Ngày 19 tháng 12 năm 1979, Công an nhân dân vũ trang tỉnh Lai Châu được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #56 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2007, 10:39:32 pm »

CANDVT tỉnh Quảng Ninh


20 năm, Công an nhân dân vũ trang Quảng Ninh luôn luôn kết hợp chặt chẽ công tác vận động quần chúng đẩy mạnh sản xuất, xây dựng cuộc sống mới với công tác xây dựng phòng tuyến nhân dân bảo vệ biên giới bờ biển. Cán bộ, chiến sĩ trong các đội công tác, ngay từ những ngày đầu đơn vị mới thành lập đã hăng hái đến các vùng biên giới, bờ biển, hải đảo, bền bỉ, kiên trì vận động quần chúng xây dựng cơ sở. Chỉ sau 4 năm (từ 1959 đến 1963) hàng chục xã đã đổi mới nhiều mặt, dân thực hiện định canh định cư.

Quảng Ninh là khu vực tập kết 300 ngày của thực dân Pháp, trước khi rút khỏi miền Bắc. Địch đã cài lại địa bàn biên phòng nhiều tên gián điệp, phản động. Được nhân dân và các ngành giúp đỡ, đơn vị đã phá 130 vụ án chính trị và hình sự ở khu vực biên phòng, diệt hàng chục tên, gọi hàng, cải tạo tại chỗ hàng trâm tên, ổn định tình hình.

Công an nhân dân vũ trang Quảng Ninh phát hiện, tiêu diệt và bát gọn 9 toán gián điệp biệt kích của Mỹ - ngụy và của Tưởng xâm nhập với 90 tên, thu toàn bộ vũ khí, phương tiện, tài liệu của chúng.

Chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, đơn vị đã mưu trí, dũng cảm bảo vệ tốt các mục tiêu phụ trách, đồng thời dùng súng bộ binh bắn rơi 8 máy bay Mỹ. Cán bộ, chiến sĩ tận tình cứu dân bị sập hầm, cứu tài sàn Nhà nước, tài sản nhân dân khỏi bị cháy, cứu thủy thủ nước ngoài gặp nạn trong lúc máy bay Mỹ đánh phá. Cán bộ, chiến sĩ biên phòng Quảng Ninh đã dũng cảm, mưu trí đi đầu rà phá bom, mìn, thủy lôi do giặc Mỹ thả xuống phong tỏa cửa biển, cửa lạch, mở đường, thông luồng, đưa dân ra khơi sản xuất.


Trong cuộc chiến tranh biên giới, cán bộ, chiến sĩ Công an nhân dân vũ trang Quảng Ninh đã kịp thời đánh trả quyết liệt, kìm chân, tiêu hao sinh lực địch, tiêu diệt 1.735 tên, phá hủy 2 xe vận tải. Đồn Pò Hèn, Đồn Hoành Mô, Đồn Bắc Luân, c5 và c6... kiên cường bám trụ, chiến đấu dũng cảm, diệt nhiều địch, bảo vệ từng tấc đất Tổ quốc.

Đơn vị đã được tặng thưởng 4 Huân chương quân công, 1 cờ thi đua của ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cờ thi đua của Bộ, 166 Huân chương Chiến công cho các đơn vị và cá nhân, hai đơn vị được tuyên dương Anh hùng.

Ngày 19 tháng 12 năm 1979, Công an nhân dân vũ trang tỉnh Quảng Ninh được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #57 vào lúc: 31 Tháng Mười, 2007, 10:47:04 pm »

Trung đoàn 12 CANDVT


Tiền thân là Tiểu đoàn 12, được thành lập từ năm 1954, đến năm 1978, đơn vị phát triển thành trung đoàn, đảm nhận nhiều nhiệm vụ khác nhau, nhiệm vụ nào đơn vị cũng hoàn thành xuất sắc.

Cán bộ, chiến sĩ đã kiên trì bám dân, bám địa bàn, bắt nhiều toán gián điệp biệt kích, tiễu trừ thổ phỉ, thu nhiều vũ khí, phương tiện và tài liệu quan trọng.

Chống chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ, đơn vị đã độc lập và phối hợp chiến đấu, bắn rơi, bắn cháy nhiều máy bay Mỹ. Đơn vị đã đào tạo 1.000 cán bộ, chiến sĩ chi viện kịp thời cho An ninh vũ trang miền Nam; đã cử 4 đại đội và một phân đội trinh sát tình nguyện sang giúp cách mạng Lào 4 năm liền, xây dựng cơ sở chính trị giúp bạn ở 30 bản, chiến đấu 13 trận, phá tan một cụm phỉ lớn, bức rút một cụm phỉ khác, diệt hàng trăm tên, bắt 10 tên, gọi hàng 500 tên, thu nhiều vũ khí, tài liệu, giải phóng 3.000 dân, mở rộng và bảo vệ vùng giải phóng cho Bạn.

Năm 1977, nhận nhiệm vụ chi viện cho các đồn 5, 7 và 8 ở Đắc Lắc, đơn vị đã chiến đấu nhiều trận, diệt nhiều địch, thu vũ khí, ngăn chặn nhiều đợt tấn công của lính Pôn Pốt.

Trong cuộc chiến tranh biên giới phía Bắc đơn vị đã cùng với nhân dân địa phương, bằng tay không, đánh trả hơn ba trăm tên côn đồ hành hung cán bộ ta, giải tỏa 4.300 người Hoa tập trung ở cửa khẩu Hữu Nghị, phá tan âm mưu gây bạo loạn của chúng.

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc, từ ngày 17 tháng 2 năm 1979 đến 20 tháng 3 năm 1979, đơn vị đã đánh 23 trận, tiêu diệt hàng nghìn tên địch, bắn cháy 6 xe tăng, thu nhiều vũ khí, bắt nhiều tên phản động, ổn định tình hình phía sau. Đơn vị cứu được hàng trăm người dân, bảo vệ an toàn một kho lương thực lớn 150 tấn, cấp cứu, chăm sóc 200 thương binh của các đơn vị khác.

Đơn vị đã được tặng thưởng 21 huân chương các loại, được Chủ tịch nước tặng lẵng hoa, 1 tiểu đoàn và 1 cá nhân được tuyên dương Anh hùng.

Ngày 19 tháng 12 năm 1979, trung đoàn 12 CANDVT được Chủ tịch nước CHXHCNVN tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Mười Một, 2007, 10:29:31 am gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #58 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2007, 10:34:26 am »

Đồn biên phòng Hữu Nghị Quan (đồn 193) CANDVT tỉnh Lạng Sơn
(Tuyên dương lần thứ hai)


Phát huy truyền thống đơn vị Anh hùng, đồn Hữu Nghị Quan đã lập thành tích xuất sắc trong chiến đấu, bảo vệ biên giới.

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, lúc 5 giờ 15 phút, địch cho pháo bắn suốt một giờ vào đồn và các chốt của đồn. Pháo vừa ngừng, bộ binh địch có xe tăng yểm trợ,
từ ba hướng tấn công ồ ạt bao vây đồn. Cuộc chiến đấu không cân sức diễn ra ác liệt. Đồn và sáu chốt bị địch chia cắt. Cán bộ, chiến sĩ đồn Hữu Nghị quan dũng cảm chiến đấu, đánh trả địch quyết liệt.

Tồng cộng, đơn vị đã diệt hàng trăm tên địch, bắn cháy 1 xe tăng, 2 xe quân sự,
thu nhiều vũ khí của địch, bảo vệ 200 người dân sơ tán an toàn.

Đơn vị đã được tặng thưởng nhiều Huân chương Chiến công cho tập thể và cá nhân.

Ngày 19 tháng 12 năm 1979, Đồn 193 (Hữu Nghị Quan) Công an nhân dân vũ trang tỉnh Lạng Sơn được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #59 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2007, 10:37:23 am »

Đồn biên phòng Pò Mã (đồn 187) CANDVT tỉnh Lạng Sơn


Đồn Pò Mã phụ trách đoạn biên giới thuộc hai xã Quốc Khánh và Đội Cấn của huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn.

Trong cuộc chiến tranh biên giới, ngày 17 tháng 2 năm 1979, lúc mờ sáng, địch bắn pháo cấp tập vào cáe chốt của đồn và quân chia thành nhiều hướng ồ ạt tấn công, bao vây đồn. Cán bộ, chiến sĩ dũng cảm chiến đấu, bẻ gãy nhiều đợt tấn công của địch, diệt và làm bị thương nhiều tên. Tại hướng chính diện của đồn, địch tập trung hỏa lực rồi xua quân ồ ạt tấn công. Đồn Pò Mã đánh trả mãnh liệt, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của địch, diệt 124 tên, làm bị thương nhiều tên.

Đơn vị phối hợp với bộ đội địa phương và dân quân tổ chức 10 chốt chiến đấu bảo vệ dân, bảo vệ biên giới, từ mốc 16 đến Lũng Phầy và từ mốc 21 đến Lũng Phầy.

Đồn Pò Mã đã được tặng thưởng Huân chương Chiến công và nhiều phần thưởng khác.

Ngày 19 tháng 12 năm 1979, Đồn 187 (Pò Mã) Công an nhân dân vũ trang tỉnh Lạng Sơn được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM