Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 04:39:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng LLVTND trong chiến tranh biên giới phía Bắc  (Đọc 287802 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #20 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2007, 11:45:13 am »

Anh hùng liệt sĩ Nông Văn Giáp


Nông Văn Giáp sinh năm 1945, dân tộc Nùng, quê ở xã Yên Bình, huyện Hữu Lũng, tỉnh lạng Sơn. Khi hy sỉnh đồng chí là trung úy, đồn phó Đồn 191, Công an nhân dân vũ trang tỉnh Lạng Sơn; đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nông Văn Giáp đã qua chiến đấu ở chiến trường miền Nam, thời kỳ chống Mỹ, cứu nước, đồng chí tình nguyện lên bảo vệ biên giới phía Bắc của Tổ quốc, đã lập nhiều thành tích chỉ huy đơn vị xây dựng thế trận mới.

Sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân xâm lược ồ ạt tấn công. Chúng dùng pháo bắn cấp tập vào đồn sau đó cho bộ binh địch xông lên. Với kinh nghiệm dày dạn qua 9 năm chiến đấu chống Mỹ, Nông Văn Giáp bình tĩnh chỉ huy đơn vị bẻ gãy nhiều đợt tấn công của địch, diệt 100 tên. Dùng chiến thuật biển người, vừa tấn công chính diện, địch vừa đánh tạt sườn vào trận địa ta. Phát hiện sớm mưu đồ của địch, đồng chí chỉ huy đơn vị chiến đấu linh hoạt, cơ động, ngay từ đầu đã diệt được cụm thông tin, chỉ huy và hai tên thổi kèn. Đội hình địch rối loạn, chúng không dám xông lên, buộc lui quân, tổ chức đợt tấn công mới. Các chiến sĩ tin tưởng ở Nông Văn Giáp - người chỉ huy gan dạ, mưu trí và quyết tâm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.

Địch lại cho nhiều tốp, nhiều toán, có hỏa lực yểm trợ, liên tục tấn công. Đồng chí nhảy lên khỏi chiến hào, hô to: xung phong Các chiến sĩ theo người chỉ huy bật dậy, kiên quyết phản kích, đẩy địch xuống chân đồi. Đồng chí bị thương nặng. Đồng chí Rô (tiểu đôi trưởng) băng bó cho cấp trên của mình. Đồng chí Giáp bình tĩnh, cầm tay đồng chí Rô căn dặn: chiến sự còn ác liệt Tôi bị thương. Đồng chí thay tôi chỉ huy phân đội chiến đấu, giữ vững trận địa đến cùng. Nhớ: tiết kiệm đạn, diệt nhiều địch.

Địch lại hò nhau xông lên. Xạ thủ trung liên bị thương. Đồng chí Giáp cố lê người đến thay thế, dùng sức còn lại bắn mãnh liệt vào đội hình địch, diệt nhiều tên, cùng đơn vị bẻ gãy nhiều đợt tấn công của chúng và anh dũng hy sinh.

Tấm gương chiến đấu của đồng chí đã cổ vũ mạnh mẽ toàn đơn vị quyết tâm diệt nhiều địch, trả thù cho đồng đội, bảo vệ Tổ quốc.

Nông Văn Giáp được truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất.

Ngày 19 tháng 12 năm 1979, liệt sĩ Nông Văn Giáp được Chủ tịch nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ
trang nhân dân.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #21 vào lúc: 25 Tháng Tám, 2007, 11:47:55 am »

Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Vũ Tráng


Nguyễn Vũ Tráng sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở xã Minh Đức, huyện Việt Yên, tỉnh Bắn Trang. Khi hy sinh đồng chí là trung úy, chính trị viên phó Đồn 1, công an nhân dân vũ trang Lai Châu, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong năm 1969, Nguyễn Vũ Tráng đã lập chiến công tham gia chiến đấu ở chiến trường C, đồng chí đã được khen thưởng và kết nạp Đảng tại trận. Sau khóa đào tạo sĩ quan biên phòng, Nguyễn Vũ Tráng về đội công tác của Công an nhân dân vũ trang Lai Châu, đồng chí luôn luôn tận tụy, nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, lăn lộn khắp địa bàn, tham gia xây dựng phòng tuyến nhân dân và thế trận mới bảo vệ biên giới.

Sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân xâm lược bắn hàng ngàn quả pháo, rồi cho bộ binh ồ ạt tấn công Đồn biên phòng số 1 của ta. Theo phương án đã được xây dựng và luyện tập, đồng chí chỉ huy mũi chính diện, chặn bước tiến của địch. Ngay loạt đạn đầu, đơn vị đã diệt nhiều tên, địch hoảng hốt lui quân củng cố đội hình, lại xông lên. Nguyễn Vũ Tráng đã mưu trí dùng đá ném về phía địch, địch lầm tưởng là lựu đạn, chúng dạt ra, chiến sĩ ta có điều kiện lắp đạn tiếp tục chiến đấu.

Địch hò hét xông lên, Nguyễn Vũ Tráng quét 4 loạt súng, diệt 30 tên, cùng đồng đội diệt hàng trăm tên, đẩy lùi 15 đợt tiến công của chúng.

Ngày 6 tháng 3 năm 1979, lợi dụng sương mù, địch cho nhiều mũi tấn công vào đồn và Đại đội 5 của Công an nhân dân vũ trang Lai Châu. Hiệp đồng chặt chẽ với Đại đội 5, Nguyễn Vũ Tráng chỉ huy đơn vị đánh địch quyết liệt tiêu diệt 150 tên. Thấy khẩu 12,7 ly của chốt bạn bị hỏng hóc, đồng chí đã băng qua lưới đạn của địch đến sửa chữa súng cho đồng đội. Bị thương gãy cả hai chân, Nguyễn Vũ Tráng vẫn ngoan cường chỉ huy đơn vị chiến đấu.

Khi có lệnh lùi về phía sau, đồng chí xin ở lại cản giặc. Thấy chỉ còn một mình đồng chí, địch hò hét xông lên. Nguyễn Vũ Tráng dùng lựu đạn và súng AK đánh trả địch, diệt nhiều tên nữa và anh dũng hy sinh.

Nguyễn Vũ Tráng được truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất.

Ngày 19 tháng 12 năm 1979, liệt sĩ Nguyễn Vũ Tráng được Chủ tịch nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #22 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2007, 11:20:54 am »

Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Đình Thuần


Nguyễn Đình Thuần sinh năm 1953, dân tộc Kinh, quê ở xã Thanh Dương, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Khi hy sinh đồng chí là trung úy đại đội trưởng Đại đội 2, Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 12, Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới Tây Nam, Nguyễn Đình Thuần đã trực tiếp chỉ huy đơn vị chiến đấu. Ngày 28 tháng 11 năm 1977, bị thương vào đùi, nhưng đồng chí vẫn tiếp tục chiến đấu cho đến khi trận đánh kết thúc. Về trạm xá điều trị, vết thương chưa lành hẳn, đồng chí đã xin trở lại đơn vị tiếp tục chiến đấu góp phần cùng đơn vị lập công xuất sắc.

Năm 1978, Nguyễn Đình Thuần cùng đơn vị chuyển ra bảo vệ biên giới phía Bắc. Ngày 25 tháng 8 năm 1978, đồng chí đã mưu trí, dũng cảm chỉ huy đơn vị bằng tay không đánh đuổi bọn côn đồ gây rối ở cửa khẩu Hữu Nghị.

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, một trung đoàn quân xâm lược có xe tăng và pháo yểm trợ, tấn công vào trận địa của đơn vị do đồng chí phụ trách. Hướng chính diện địch có 2 tiểu đoàn. Đồng chí lệnh cho cối và hỏa lực của đơn vị bắn tập trung vào đội hình địch, đẩy lùi đợt tấn công của chúng, 8 chiếc xe tăng địch đang xông lên ở hướng trái. Đồng chí chỉ huy các chiến sĩ dùng súng B40 vận động đón đánh, diệt 3 chiếc, bọn còn lại hoảng sợ tháo chạy. Bị thương gãy nát cánh tay, đồng chí tự băng bó, tiếp tục chỉ huy chiến đấu, đẩy lùi đợt tấn công mới của địch. Lần thứ hai, đồng chí bị thương vào đùi quân y muốn đưa đồng chí về tuyến sau. Đồng chí nói: "Tôi còn đủ sức chiến đấu. Các đồng chí đừng lo cho tôi".

Địch lại ồ ạt xông lên hết đợt này đến đợt khác. Nguyễn Đình Thuần tiếp tục chỉ huy đơn vị đẩy lùi ba đợt tấn công nữa của địch. Nhưng đồng chí lại bị thương vào bụng. Quân y vừa băng bó vừa chuẩn bị đưa đồng chí về tuyến sau. Nguyễn Đình Thuần mỉm cười, nói: 'tôi còn, các đồng chí còn. Chúng ta quyết tâm chiến đấu bảo vệ Tổ quốc". Nói xong đồng chí gắng gượng dùng súng AK diệt thêm một số tên địch nữa và anh dũng hy sinh.

Nguyễn Đình Thuần được truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba.

Ngày 19 tháng 12 năm 1979, liệt sĩ Nguyễn Đình Thuần được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
« Sửa lần cuối: 26 Tháng Tám, 2007, 11:30:17 am gửi bởi chiangshan » Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #23 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2007, 11:29:54 am »

Anh hùng liệt sĩ Võ Đại Huệ


Võ Đại Huệ sinh năm 1952, dân tộc Kinh, quê ở xã Nghi Xá, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. Khi hy sinh đồng chí là trung úy, đại đội trưởng Đại đội 11, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 16, Công an nhân dân vũ trang, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Từ năm 1969 đến năm 1972, Võ Đại Huệ tham gia chiến đấu chống Mỹ trên các chiến trường Đường 9, Khe Sanh, Tây Nguyên... Đồng chí đã lập nhiều chiến công, được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công. Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, Võ Đại Huệ tình nguyện sang Công an nhân dân vũ trang và được điều động về Trung đoàn 16.

Sáng 17 tháng 2 năm 1979, quân xâm lược cho pháo các cỡ bắn cấp tập, rồi dùng bộ binh có xe tăng yểm trợ ồ ạt tấn công vào khu vực Mường Khương. Do chuẩn bị trước, sẵn sàng thế trận bảo vệ Tổ quốc, đồng chí đã chỉ huy đơn vị đánh trả địch quyết liệt, làm cho bộ binh địch không phối hợp được với xe tăng của chúng, phải ùn lại. Võ Đại Huệ lệnh cho hỏa lực bắn chính xác vào đội hình địch, đồng thời trực tiếp chỉ huy một tổ dùng B40 chặn đánh xe tăng ở ngã ba Mạn Tuyển, diệt liên tiếp 2 chiếc. Nhiều chiếc khác xông vào phía Mường Khương. Đồng chí dẫn tổ B40 chạy tắt đường, đón đánh. Chiếc đi đầu bị bắn cháy. Nhiều chiếc sau ùn lại. Võ Đại Huệ trực tiếp bắn cháy 4 chiếc nữa.

Sáng ngày 18 tháng 2 năm 1979, được pháo yểm trợ, địch cho lực lượng chia thành ba mũi tấn công lên núi Na Khuy. Võ Đại Huệ mưu trí và dũng cảm chỉ huy đơn vị đánh bật địch xuống, giữ vững trận địa. Cuộc chiến đấu ác hệt kéo dài nhiều tiếng đồng hồ. Bị thương vào tay, nhưng đồng chí vẫn bình tĩnh chỉ huy và động viên chiến sĩ quyết tâm chiến đấu, diệt nhiều địch, giữ vững trận địa. 11 đợt tấn công của địch đã bị đẩy lùi. Đơn vị đã diệt 300 tên địch. Riêng đồng chí đã diệt 48 tên, trong đó có tên chỉ huy xe tăng.

Chiều ngày 18 tháng 2 năm 1979, chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, Võ Đại Huệ chỉ huy đơn vị phá vòng vây dày đặc của địch, di chuyển đến vị trí mới, đồng chí đã anh dũng hy sinh.

Võ Đại Huệ được truy thăng cấp hàm trung úy và truy tặng Huân chương Chiến công hạng Nhất.

Ngày 19 tháng 12 năm 1979, liệt sĩ Võ Đại Huệ được Chủ tịch nước Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #24 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2007, 11:32:19 am »

Anh hùng liệt sĩ Nguyễn Văn Hiền


Nguyễn Văn Hiền sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Thiệu Long, huyện Thiệu Yên, tỉnh Thanh Hóa. Nhập ngũ năm 1969. Khi hy sinh đồng chí là thiếu úy, cán bộ Đồn 33, Công an nhân dân vũ trang tỉnh Lai Châu, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Năm 1969, tốt nghiệp phổ thông, Nguyễn Văn Hiền xung phong nhập ngũ, trực tiếp chiến đấu chống Mỹ, cứu nước. Được vào lực lượng Công an nhân dân vũ trang, đồng chí đã hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Làm chiến sĩ nuôi quân, làm quản lý, Nguyễn Văn Hiền đã thực sự liêm khiết và tận tụy chăm sóc các bừa ăn cho đơn vị. Được giao nhiệm vụ làm công tác cơ sở, đồng chí đã nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, hết lòng thương yêu đồng bào các dân tộc, tích cực động viên nhân dân đinh canh định cư, cải tiến kỹ thuật, nâng cao dần đời sống vật chất và tinh thần xây dựng phong trào bảo vệ trật tự trị an biên giới. Là một cán bộ gương mẫu mọi mặt, Nguyễn Văn Hiền đã lập nhiều thành tích trong chiến đấu bảo vệ tổ quốc.

Sáng ngày 1 tháng 2 năm 1979, quân xâm lược có xe tăng, pháo yểm trợ, ồ ạt tấn công Đồn biên phòng 33, Lai Châu, Nguyễn Văn Hiền chỉ huy một  phân đội dũng cảm chặn đánh địch ở mũi chính diện. Dưới sự chỉ huy của đồng chí, phân đội đã đẩy lùi 15 đợt tấn công hên tiếp của địch, diệt hàng trăm tên, bắn cháy 2 xe tăng. Riêng đồng chí diệt 40 tên.

Địch tăng quân, ồ ạt tấn công. Nguyễn Văn Hiền chỉ huy đơn vị ngoan cường chiến đấu, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của địch. Bị thương vào tay, đồng chí tự băng bó, tiếp tục chỉ huy chiến đấu. Lần thứ ba, bị thương gãy cả hai chân, Nguyễn Văn Hiền vẫn không rời vi trí, tiếp tục động viên chiến sĩ phản kích địch quyết liệt. Địch dùng chiến thuật biển người ào lên hết đợt này đến đợt khác. Đạn sắp hết, đồng chí lệnh cho 12 chiến sĩ phá vây, rút về tuyến sau, tiếp tục chiến đấu. Một mình ở lại ghìm chân địch và anh dũng hy sinh.

Nguyễn Văn Hiền được truy tặng 1 Huân chương Chiến công hạng Nhất.

Ngày 19 tháng 12 năm 1979, liệt sĩ Nguyễn Văn Hiền được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #25 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2007, 11:34:41 am »

Anh hùng liệt sĩ Quách Văn Rạng


Quách Văn Rạng sinh năm 1956, dân tộc Mường, quê ở xã Thành Công, huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hóa. Khi hy sinh đồng chí là trung sĩ, trung đội phó, Đồn 125, Công an nhân dân vũ trang tỉnh Hoàng Liên Sơn, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Quách Văn Rạng đã có nhiều công lao trong việc xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện và xây dựng thế trận bảo vệ Tổ quốc ngay ở tuyến đầu do Đồn 125 phụ trách.

Ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân xâm lược có xe tăng và pháo yểm trợ tấn công vào Đồn biên phòng 125 và khu vực thị xã Lào Cai. Thực hiện quyết tâm chiến đấu của đồn, Quách Văn Rạng đã mưu trí, dũng cảm chỉ huy đơn vị đánh trả quyết liệt, bẻ gãy nhiều đợt tấn công của chúng, giữ vững trận địa đầu cầu (bên bờ sông Nậm Thi). Chiều hôm đó, đồng chí dẫn hai chiến sĩ vượt khỏi chiến hào tiến đánh xe tăng địch ở khu vực dốc Máng Nước, thị xã Lào Cai, bắn cháy 2 xe tăng của địch, diệt nhiều tên.

Khi đơn vị di chuyển trận địa, tổ Quách Văn Rạng xung phong ở lại chiến đấu chặn địch và đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. 5 ngày đêm trong vòng vây của địch, đồng chí cùng đồng đội tìm đường về đơn vị phối hợp chiến đấu. Trong một trận chiến đấu, một chiến sĩ bị lạc, một chiến sĩ bị thương nặng. Quách Văn Rạng vừa cõng đồng đội vừa mang vũ khí gồm B40, AK và lựu đạn luồn lách trong rừng. Địch phát hiện, chúng xông đến quá đông. Đồng chí đưa chiến sĩ bị thương vào chỗ khuất ẩn nấp, nói: "Không thể để cả hai người cùng sa vào tay giặc", rồi nhạy ra, đánh lạc hướng địch. Địch bâu đến. Chúng hò nhau bắt sống. Quách Văn Rạng ném hai quả lựu đạn cuối cùng, diệt nhiều tên, nhưng đồng chí không thoát khỏi trước bọn lính đông đặc Bị địch bắt, chúng tra tấn dã man, ép đồng chí chỉ đường về vị trì mới của đơn vị. Quách Văn Rạng giữ tròn khí tiết, quyết không khai. Địch đã giết hại đồng chí ngay tại trận. Ở nơi ẩn nấp, người đồng đội bị thương đã chứng kiến hành động quả cảm của Quách Văn Rạng.

Trong hơn 5 ngày đêm liên tục chiến đấu, riêng Quách Văn Rạng đã lập công xuất sắc và quên mình để cứu đồng đội.

Quách Văn Rạng đã được truy tặng Huân chương Quân công hạng Ba.

Ngày 19 tháng 12 năm 1979, liệt sĩ Quách Văn Rạng đã được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #26 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2007, 11:36:40 am »

Anh hùng liệt sĩ Lê Minh Trường


Lê Minh Trường sinh năm 1960, dân tộc Kinh, quệ ở phố Sơn Tây, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội. Khi hy sinh đồng chí là binh nhất, chiến sĩ Đại đội 5, Công an nhân dân vũ trang tỉnh Lạng Sơn, đoàn viên Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, bộ binh xâm lược có pháo và xe tăng yểm trợ, ồ ạt tấn công vào hướng trận địa của Đại đội 5. Lê Minh Trường cùng đồng đội xông ra, chiếm lĩnh pháo đài Đồng Đăng, đánh trả địch quyết liệt. Thấy 8 xe tăng địch dẫn bộ binh xông lên, đồng chí dùng B40 tiếp cận mục tiêu, bắn cháy chiếc đi đầu. Những chiếc khác hoảng loạn tháo chạy. Lê Minh Trường đã góp phần tích cực cùng đơn vị bẻ gãy đợt tấn công ồ ạt của địch.

Sau khi củng cố đội hình, địch lại xông lên. Đồng chí nhằm thẳng chiếc xe tăng đi đầu, bóp cò. Nhưng quả đạn B40 lần này không nổ. Lê Minh Trường đã nảy ra cách đánh khác: cùng một lúc giật tất cả giây cháy chậm của vài quả lựu đạn rồi tung vào xích xe tăng làm cho xích xe địch hỏng. Địch trong xe lóp ngóp chui ra, đồng chí dùng AK tiêu diệt. Những chiếc đi sau không dám tiến lên nữa. Nhưng bộ binh địch vẫn xông lên. Đồng chí cùng đồng đội bình tĩnh chiến đấu diệt hàng chục tên. Địch cho một bộ phận  luồn sâu vào phía sau trận địa ta, đánh tạt sườn hòng chia cắt đội hình của Đại đội 5. Không sợ nguy hiểm, Lê Minh Trường đã di chuyển linh hoạt, kịp thời chặn địch, góp phần tích cực cùng đồng đội giữ vững pháo đài Đồng Đăng. Lần này đồng chí bị thương, nhưng tự băng bó, rồi tiếp tục chiến đấu cho đến lúc anh dũng hy sinh.

Lê Minh Trường được truy tặng 1 Huân chương Quân công hạng Ba.

Ngày 19 tháng 12 năm 1979, liệt sĩ Lê Minh Trường được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #27 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2007, 11:38:39 am »

Anh hùng Hoàng Văn Khoáy


Hoàng Văn Khoáy sinh năm 1945, dân tộc Nùng, quê ở xã Thụy Hùng, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là thiếu úy, đại đội phó Đại đội 3, Công an nhân dân vũ trang tỉnh Cao Bằng, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trong những năm từ 1969 đến 1975, Hoàng Văn Khoáy lập nhiều chiến công trong các trận chiến đấu chống Mỹ - ngụy tại chiến trường miền Nam. Là một thương binh, sau ngày miền Nam được hoàn toàn giải phóng, đồng chí tình nguyện sang Công an nhân dân vũ trang, trực tiếp nham gia bảo vệ biên giới phía Bắc Tổ quốc.

Ngày 18 tháng 2 năm 1979, Hoàng Văn Khoáy trực tiếp chỉ huy một trung đội chi viện cho phân đội giữ chốt Chông Mù (thuộc xã Đình Phong, huyện Trùng Khánh). Phối hợp với bộ đội địa phương, dân quân du kích, đơn vị đồng chí đã góp phần tích cực đánh đuổi địch khỏi đồi Chông Mù, diệt 77 tên, phá tan kế hoạch bao vây, đánh điểm chốt, đồng thời làm tan rã 1 tiểu hoàn địch.

Ngày 8 tháng 3 năm 1979, địch càn quét qua xã Thắng Lợi, huyện Trùng Khánh. Hoàng Văn Khoáy lại trực tiếp chỉ huy một trung đội, có 18 thanh niên xung phong và 14 dân quân phối hợp, khẩn trương vận động đến bản Lan, bất ngờ tập kích vào đội hình địch, diệt 100 tên. Vừa chỉ huy vừa trực tiếp bắn B40, Hoàng Văn Khoáy đã diệt 10 tên địch.

Ngày 14 tháng 3 năm 1979, đồng chí lại chỉ huy đơn vị gài mìn xung quanh nhà máy thủy điện Thong Cót, thuộc xã Chí Viễn, đề phòng địch phá hoại. Địch kéo đến, đồng chí chỉ huy đơn vị chiến đấu, dồn địch vào bãi mìn, diệt nhiều tên. 

Ngày 16 tháng 3 năm 1979, Hoàng Văn Khoáy chỉ huy đơn vị tập kích bất ngờ vào đội hình địch diệt hàng chục tên. Là một cán bộ gương mẫu mọi mặt, chỉ huy mưu trí, dũng cảm, đạt hiệu quả chiến đấu cao, Hoàng Văn Khoáy đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng Nhất.

Ngày 19 tháng 12 năm 1979, Hoàng Văn Khoáy được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #28 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2007, 11:40:08 am »

Anh hùng Lê Khắc Xuân


Lê Khắc Xuân sinh năm 1953, dân tộc Kinh, quê ở xã Thiệu Vận, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa, tham gia cách mạng năm 1971, năm 1975 nhập ngũ. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chuẩn úy, đội phó đội cơ sở, Đồn 133, công an nhân dân vũ trang tỉnh Hoàng Liên Sơn, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thời gian từ 1971 đến 1974, Lê Khắc Xuân là công nhân công ty cầu đường Thanh Hóa, đồng chí luôn luôn hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ, liên tục được bầu là lao động tiên tiến. Năm 1975, Lê Khắc Xuân nhập ngũ vào Công an nhân dân vũ trang, đồng chí tình nguyện lên bảo vệ biên giới phía Bắc, và cùng đơn vị lập nhiều thành tích trong công tác vận động nhân dân xây dựng thế trận mới bảo vệ Tổ quốc.

Sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, Lê Khắc Xuân chỉ huy một tổ chốt chặn địch, đồng chí cùng đồng đội bẻ gãy nhiều đợt tấn công của địch, sau đó dẫn cả tổ vượt qua lưới đạn của địch, chiếm giừ điểm cao, và chiến đấu đẩy lùi nhiều đợt tấn công của chúng. Được giao nhiệm vụ bắt liên lạc với Đại đội 117, bộ đội địa phương, đang đánh địch tại phố Pha Long, Lê Khắc Xuân đã chỉ huy tổ, vận động đến trận địa của đơn vị bạn. Nhưng trận địa này đã bị địch chiếm. Đồng chí chỉ huy tổ chiến đấu diệt nhiều tên địch, rồi chuyển thương binh về tuyến sau.

Ngày 18 tháng 2 năm 1979, địch ồ ạt xông lên chiếm đồn. Lê Khắc Xuân được giao nhiệm vụ chỉ huy chiến đấu ở mũi chính diện, có lúc đồng chí đã nhảy lên khỏi chiến hào, đánh giáp lá cà với địch, diệt địch, thu vũ khí.

Ngày 19 tháng 2 năm 1979, địch vẫn ồ ạt tấn công, Lê Khắc Xuân chỉ huy tổ phản kích quyết liệt, đẩy lui nhiều đợt tấn công của chúng, làm chủ trận địa. Đêm ấy, được giao nhiệm vụ tìm đường cho đơn vị rút ra ngoài, tiếp tục chiến đấu, Lê Khắc Xuân bị địch phát hiện, bao vây. Nhưng đồng chí đã phá vây, hoàn thành nhiệm vụ. Tổ đồng chí đã cùng đơn vị diệt hàng trăm tên địch. Riêng đồng chí diệt 90 tên, lập công xuất sắc. Lê Khắc Xuân được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng Nhất và Huy chương "Tuổi trẻ anh hùng bảo vệ Tổ quốc".

Ngày 19 tháng 12 năm 1979, Lê Khắc Xuân được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
chiangshan
Thành viên
*
Bài viết: 3405


No sacrifice, no victory


WWW
« Trả lời #29 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2007, 11:43:34 am »

Anh hùng Lừu A Phừ


Lừu A Phừ sinh năm 1950, dân tộc Mông, quê ở xã Tà Phình, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là chuẩn úy, tiểu đội trưởng nuôi quân Đồn 1 Công an nhân dân vũ trang tỉnh Lai Châu, đoàn viên Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.

Lừu A Phừ nhập ngũ vào Công an nhân dân vũ trang, từng làm nhiệm vụ quay máy phát vô tuyến điện; tham gia khảo sát biên giới, vượt qua mọi khó khăn, đồng chí đã hoàn thành tốt nhiệm vụ. Làm chiến sĩ nuôi quân, Lừu A Phừ tận tụy tìm rau, kiếm măng rừng, săn bắn, đảm bảo đủ thực phẩm, cải thiện bữa ăn cho bộ đội. Đồng chí còn tranh thủ thời gian được nghỉ để chăn nuôi gà, lợn cho đơn vị.

Sáng ngày 17 tháng 2 năm 1979, quân xâm lược bắn pháo cấp tập, rồi ồ ạt tràn sang đánh chiếm Đồn 1. Nhận nhiệm vụ chỉ huy một tổ chốt giữ điểm cao, Lừu A Phừ đã cùng đồng đôi chiến đấu dũng cảm, đẩy lùi nhiều đợt tấn công của địch.

Cuộc chiến đấu ác liệt kéo dài, hai chiến sĩ hy sinh, hai chiến sĩ nữa bị thương, đồng chí cũng bị thương vào tay và mặt. Nhưng Lừu A Phừ vẫn cùng chiến sĩ chưa bị thương, cơ động chiến đấu. Phát hiện một tên địch nhảy vào chiến hào có B41 , đồng chí dùng AK diệt ngay và thu vũ khí. Ở một đoạn chiến hào khác có một tên địch chuẩn bị ném lựu đạn về phía mình, Lừu A Phừ giương lê lao tới, cùng 1 chiến sĩ khác diệt được tên địch. Tiếp tục cơ động chiến đấu giữ trận địa, khi thì dùng AK, lựu đạn, khi thì dùng B40, B41, đồng chí đã diệt tiếp nhiều tên địch. Sau đó, đồng chí bị thương nặng. Đêm ấy, đơn vị di chuyển trận địa, Lựu A Phờ dẫn đầu đưa thương binh cùng đi an toàn. Đồng chí luôn luôn thực hiện tốt đoàn kết nội bộ và đoàn kết quân dân, giữ nghiêm kỷ luật, gương mẫu toàn diện, được nhân dân và đồng đội tin yêu.

Lừu A Phừ đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng Nhì.

Ngày 19 tháng 12 năm 1979, Lừu A Phừ được Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Dân ta phải biết sử ta
Cái gì không biết cần tra Gúc gồ
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM