Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:44:55 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng LLVTND trong chiến tranh biên giới phía Bắc  (Đọc 287525 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #140 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2009, 09:48:37 pm »

À, cũng không có gì lạ! Chỉ là anh LĐC ở đơn vị nào, khu vực nào khi bảo vệ BGTN thôi? Trang nhà ta là quansuvn.net mà!
Logged
rongxanh
Thành viên
*
Bài viết: 2085

Mơ về nơi xa lắm.


« Trả lời #141 vào lúc: 18 Tháng Chín, 2009, 10:13:17 pm »

Panphilov chắc có tài liệu chi tiết ... post lên đê!


Còn việc trước đó Anh hùng Lê Đình Chinh có tham gia bảo vệ Biên giới Tây Nam thì có gì lạ ạ. Ví dụ, trường hợp Anh hùng Đặc công Hoàng Văn Lượng cũng tham gia bảo vệ Tây Nam rồi Biên giới phía Bắc đấy thôi.



Các Trung đoàn CAVT thường mang tính chất địa bàn, nhất là lại đóng quân với anh bạn láng giềng lắm tật chứng, nên ít có chuyện điều cả E qua K.

Em nghĩ có điều thì điều các E/ nâng cấp các D CAVT đóng loanh quanh biên giới với Lào + K là cùng.
Logged
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #142 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2009, 10:41:27 am »

À, cũng không có gì lạ! Chỉ là anh LĐC ở đơn vị nào, khu vực nào khi bảo vệ BGTN thôi? Trang nhà ta là quansuvn.net mà!
Lê đình Chinh huấn luyện ở phía Bắc và hy sinh cũng ở biên giới phía bắc các bác ạ
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
ahuuls
Thành viên
*
Bài viết: 453


Hoa hồi Xứ Lạng


« Trả lời #143 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2009, 10:47:38 am »

À, cũng không có gì lạ! Chỉ là anh LĐC ở đơn vị nào, khu vực nào khi bảo vệ BGTN thôi? Trang nhà ta là quansuvn.net mà!
Lê đình Chinh huấn luyện ở phía Bắc và hy sinh cũng ở biên giới phía bắc các bác ạ
Chi tiết mới đây,bác tai_lienson có thông tin nào đưa lên cho anh em xem mới ạ.Vâng cũng có thể huấn luyện xong vào BGTN chiến đấu sau đó chuyển BGPB làm tiểu đội trưởng  nhưng có 18 tuổi mà như thế cũng khá đấy chứ.
Logged

Thư ký hỏi sếp :chữ sếp viết sờ nặng hay xờ nhẹ
sếp trả lời :Tao là xếp thích sờ gì mà chẳng được
ahuuls
Thành viên
*
Bài viết: 453


Hoa hồi Xứ Lạng


« Trả lời #144 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2009, 10:57:25 am »

Tôi biết có Lê Đình Chinh quê Thanh Hóa ,lính trung đoàn Thanh Xuyên Công an VT đóng ở Lạng Sơn , năm 78 khi T Q tranh chấp đất đai ,đưa lính và dân binh lấn chiếm cột mốc , ta dùng tay không chống trả Lê Đình Chinh đã cùng đồng đội đánh gục nhiều tên và anh dũng hy sinh Anh được tuyên dương AHLLVT, còn ở Tây Nam thì tôi chưa được nghe tên
Nói 1 cách chính xác là hôm đó các cơ quan ,đoàn thể của ta ở thị trấn Đồng đăng có tham gia vào việc chăm sóc cho những người bị kẹt lại tại cửa khẩu Hữu nghị quan.Do bên TQ họ muốn ngăn cản việc Hoa kiều dồn lại ở cửa khẩu nhằm mục đich gây sự với ta ở biên giới nên hôm đó các chiến sĩ ở đồn biên phòng 193 (HNQ) ra bảo vệ đoàn công tác đó nên đã va chạm với lính biên phòng TQ mặc thường phục và liệt sĩ đã hi sinh .
Logged

Thư ký hỏi sếp :chữ sếp viết sờ nặng hay xờ nhẹ
sếp trả lời :Tao là xếp thích sờ gì mà chẳng được
tai_lienson
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1231


« Trả lời #145 vào lúc: 25 Tháng Chín, 2009, 09:12:19 am »

 Bác A hu@ Tôi về phép gửi giấy cho một anh ở đoàn Thanh xuyên mua hộ , lúc chờ xe anh ấy khoe là huấn luyện cùng anh Chinh ,anh Chinh chịu khó tập võ cả ngày cả đêm nên giỏi , tôi vì cùng họ Lê với anh Chinh nên bắt quàng cho oai và vì thế mà nhớ lâu , mang máng là quê anh Chinh ở nông trường Hà trung , Chuyện anh chiến đấu ở Tây nam bây giờ tôi mới biết bác ạ
 
Logged

Lính trung đoàn tình nguyện quân 866 - qua những miền tây - (một khẩu súng giữ đất trời ba nước, một dấu chân in khắp nẻo Đông Dương)
MUCTAU
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 534


« Trả lời #146 vào lúc: 26 Tháng Chín, 2009, 10:55:26 pm »

TAI_LIENSON@ :Lê đình Chinh huấn luyện ở phía Bắc và hy sinh cũng ở biên giới phía bắc các bác ạ
==============================================================
 Bác LĐC huấn luyện ngoài Bắc. Vào công tác BGTN. Sau vụ '' bài xích người hoa'', đv bác ấy ra Lạng sơn. Lúc bấy giờ ko được chơi hàng nóng, toàn dao, gậy, củ đậu bay...nên lính CAVT cứng mới ở đây.
 Em được nghe trường hợp hi sinh của bác LĐC từ một bác cùng đv bác Chinh.
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #147 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2009, 10:49:06 am »

Cung cấp tài liệu cho các bác khỏi thắc mắc về trường hợp hy sinh của AH-LS Lê Đình Chinh. Nguồn tài liệu: BĐBP.
-----------------------------------------------
Ngày 12 tháng 7 năm 1978, phía TQ đột ngột ra lệnh đóng cửa khẩu. Từ đó, số người Hoa bị chặn lại ứ nghẽn ở các cửa khẩu ngày càng đông (Bắc Luân hơn 1.000 người; Hữu Nghị hơn 4.000 người; Lào Cai 500 người). Họ sống trong cảnh "màn trời, chiếu đất" gây nhiều khó khăn cho ta trong việc giữ gìn an ninh trật tự xã hội. Vì vậy, vấn đề giải tỏa người Hoa ở các cửa khẩu trở thành nhiệm vụ cấp bách.

Ngày 8 tháng 8 năm 1978, ta thực hiện kế hoạch giải tỏa người Hoa ở cửa khẩu Bắc Luân (Quảng Ninh). Đúng 9 giờ 25 phút, đội công tác (gồm 25 chiến sĩ công an nhân dân vũ trang, 13 đồng chí cảnh sát nhân dân, 6 cán bộ y tế và các phóng viên báo chí quay phim, nhiếp ảnh) lên cầu giải thích, vận động người Hoa quay trở lại sinh sống ở Việt Nam. Khi đoàn công tác vừa bước chân lên tới đầu cầu thì bị bọn côn đồ ném gạch đá tới tấp vào đoàn ta, làm cho một số đồng chí bị thương. Do có kế hoạch trước nên khi xảy ra xung đột, các lực lượng ta liền tập trung tấn công trấn áp những tên côn đồ đầu sỏ, đuổi chúng chạy dạt về bên kia biên giới. Đến 10 giờ 10 phút, cả 700 người Hoa ùn tắc tại cửa khẩu kéo nhau chạy về bên kia cầu. Tình hình khu vực cửa khẩu Bắc Luân được kiểm soát. Tại khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, đến đầu tháng 8, số người Hoa ùn lại đã lên tới trên 4.000 người. Họ dựng lán bừa bãi ở khu vực cấm, ăn ở rất mất vệ sinh. Bọn phản động trong số người Hoa chuẩn bị gây rối trật tự trị an ở khu vực cửa khẩu. Kiên quyết không để tình trạng này kéo dài, dưới sự chỉ đạo của Trung ương, tỉnh Cao Lạng quyết tâm giải toả toàn bộ số người Hoa đang ùn lại cửa khẩu. Ban "giải toả người Hoa" được thành lập. Tỉnh ủy Cao Lạng huy động lực lượng công an nhân dân vũ trang cùng các lực lượng khác ở địa phương phối hợp tham gia kế hoạch giải toả, lấy lực lượng Đồn biên phòng Hữu Nghị và Trung đoàn 12 (Đoàn Thanh Xuyên) làm nòng cốt. Thực hiện chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Đảng đoàn Bộ Nội vụ, Bộ Tư lệnh Công an nhân dân vũ trang cử đồng chí Đại tá Trịnh Trân, tham mưu trưởng lên Lạng Sơn trực tiếp chỉ đạo giải tỏa ở khu vực cửa khẩu Hữu Nghị.

Rút kinh nghiệm từ việc đấu tranh giải toả người Hoa ở Bắc Luân, ngày 25 thàng 8 năm 1978, ta thực hiện kế hoạch giải toả cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn). Đúng 8 giờ 30 phút sáng, đoàn cán bộ Mặt trận Tổ quốc tỉnh Cao Lạng, Quảng Ninh, thành phố Hà Nội và Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Cao Lạng, các y, bác sĩ với sự bảo vệ của 25 cán bộ, chiến sĩ đồn Hữu Nghị và 20 đồng chí của Đại đội 6 Trung đoàn 12 được tăng cường bảo vệ tại kilômét số 0 đến thăm hỏi, động viên bà con người Hoa trở về nơi ở cũ làm ăn sinh sống bình thường thì bọn côn đồ lăm lăm gậy gộc, dao quắm, gạch đá trong tay và được sự chi viện của 500 công an từ bên kia biên giới tràn sang kilômét số 0, chiếm lĩnh đồi Pò Cốc Phung xông vào hành hung đoàn cán bộ ta. Lực lượng bảo vệ của ta do đồng chí Hứa Viết Pháy chỉ huy đã dũng cảm bảo vệ đoàn cán bộ, quật ngã hàng chục tên côn đồ, chặn đường tiến công của chúng, tạo điều kiện cho các đồng chí của mình đưa đoàn cán bộ dân vận xuống chân đồi. Từ bên kia biên giới, bọn côn đồ lại ùn ùn kéo sang. Trên đỉnh đồi, hàng trăm tên côn đồ và công an H1 vẫn đứng đông đặc. Tình hình ngày càng trở nên căng thẳng, Ban chỉ đạo "giải toả người Hoa" quyết định điều thêm lực lượng của Đồn Hữu Nghị và Đại đội 6 Trung đoàn 12 lên chi viện.

Cuộc chiến đấu không cân sức diễn ra rất các liệt trên sườn đồi Pò Tèo Hào ở sát cửa khẩu Hữu Nghị. Một tiểu đội thuộc Đại đội 6 Trung đoàn 12 do Tiểu đội trưởng Lê Đình Chinh chỉ huy cùng các chiến sĩ lao thẳng lên đồi Pò Cốc Phung, bằng gậy gộc, gạch đá lấy được của địch, các chiến sĩ ta đánh gục hàng chục tên côn đồ hung hãn. Đại đội trưởng Nguyên dẫn đầu một tổ đánh dạt bọn côn đồ lên trận đỉnh đồi, đánh gục tên cầm loa làm cho hắn ngã lăn xuống tận sườn đồi bên kia. Tiểu đội trưởng Lê Đình Chinh vượt qua trận mưa gạch đá, xông vào đánh gục bốn tên côn đồ cứu được bà Thuận đang nằm ngất xỉu sau một tấm sạp.

Giữa vòng vây của đối phương, Lê Đình Chinh nghe tiếng kêu cứu của đồng đội Lê Xuân Tước, anh quay ngoắt lại, xông vào đánh gục 5 tên côn đồ đang vây chặt lấy Tước, cứu Tước thoát nạn. Đang xông lên truy kích địch, Lê Đình Chinh bị một tên địch ném đá vào gáy, máu chảy đầm đìa nhưng Chinh vẫn xông lên tấn công bọn côn đồ. Bất ngờ, bọn côn đồ nấp sau một chiếc lán dùng gậy vụt ngang ống chân Lê Đình Chinh. Anh mất đà ngã sấp xuống. Bốn tên côn đồ lao tới dùng dao quắm chém tới tấp vào đầu, vào cổ anh. Lê Đình Chinh anh dũng hy sinh lúc 10 giờ 30 phút trên đồi Pò Cốc Phung.

Giữa trưa, Ban chỉ đạo gồm các đồng chí: Trường Minh, Bí thư Tỉnh ủy Cao Lạng; Trung tướng Đàm Quang Trung, Tư lệnh Quân khu 1; Đại tá Trịnh Trân - Tham mưu trưởng Công an nhân dân vũ trang đang họp thì nghe tin xảy ra xung đột lớn ở khu vực cửa khẩu Hữu Nghị. Đồng chí Trịnh Trân lập tức lên trực tiếp chỉ đạo đấu tranh và quyết định điều gấp Trung đoàn 12 lên chi viện, quyết chiếm lại điểm cao Pò Cốc Phung. Đúng 15 giờ, lực lượng chi viện của ta nhất loạt xông lên.

Tiếng hô "xung phong" vang dậy núi rừng biên cương. Cán bộ, chiến sĩ Tiểu đoàn 1 dũng mãnh xông lên, đánh thẳng vào các điểm chốt đối phương chiếm giữ trái phép trên các ngọn đồi. Trước khí thế áp đảo của các chiến sĩ ta, bọn côn đồ kinh hồn bạt vía, chúng xô đẩy nhau, đạp lên nhau tháo chạy... Trên 4.000 người Hoa bị ứ nghẽn tại đây cũng ùn ùn kéo nhau chạy theo về bên kia biên giới. Ngay lập tức, cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân vũ trang dàn thành một hàng ngang, dùng những vật liệu đã chuẩn bị sẵn như dây thép gai, gạch đá, chông, mìn rào chặt biên giới. Lúc 17 giờ 25 phút, lá cờ đỏ sao vàng của Tiểu đoàn 1, Trung đoàn 12 được kéo lên đỉnh đồi Pò Cốc Phung, nơi Lê Đình Chinh vừa mới hy sinh.
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Chín, 2009, 11:43:38 am gửi bởi dongadoan » Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
tuaans
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 3774


« Trả lời #148 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2009, 11:59:54 am »

Tài liệu của bác Đê mô tả chi tiết trận đánh ... Nhớ hồi đó xem TV có cảnh quay film 2 bên cự cãi nhau, ở giữa là thi hài LS Chinh trên 1 cái băng ca (hay là bàn Y tế), cán bộ TQ nói vung tí mẹt, cán bộ ta thì cứ xỉa xỉa mấy cái dao quắm, gậy gộc làm bằng chứng ra. Sau này xem trên internet cũng có ảnh của vụ xung đột và xác "côn đồ TQ"  ... thậm chí 1 đ/c lính TQ còn vạch áo cho các đồng đội xem vết thương bị CA việt Nam chém trong 1 buổi phát động "lòng căm thù" khi chuẩn bị "dạy cho VN 1 bài học".

Bác Đê, thắc mắc về LS Chinh trước đó tham chiến ở BGTN và lập được nhiều thành ở đó vẫn chưa có tài liệu ...
Logged
pallmall
Thành viên
*
Bài viết: 19


« Trả lời #149 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2009, 04:59:04 am »

Đã có danh sách các AH LLVTND trong chiến tranh BGPB , không biết các bác trong quân sử có danh sách các AH LLVTND trong chiến tranh biên giới Tây Nam không? Nếu có xin đước post lên để thế hệ sau được biết và ghi nhớ .
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM