Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:19:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chúng tôi!.."Lính Lục Kè"  (Đọc 312762 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
sapaco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 847


« Trả lời #500 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2011, 02:38:26 pm »

nhớ cái dạo chuyển cánh từ batambang về trên lộ 6 rẽ qua lộ 5 vào tuyến sông tông lê sáp, K 1 D 4 E 174 F 5 có ngừng nghĩ và nhận đợt tân binh là lính TK.

Đó là lính TK60 được thu dung và đưa về các đơn vị chiến đấu. Đơn vị tôi c13 d3 e4 f5 thời điểm đó cũng được bổ sung 2 anh lính 76, 77. Các anh này tuy nhập ngũ trước nhưng vào đơn vị sau nên vai vế trong đơn vị thấp là chiến sĩ thôi. Tuổi quân, tuổi đời mấy ảnh tuy lớn hơn mấy đứa tôi nhưng vẫn bị kêu bằng thằng vì là lính vào đơn vị sau.

Lính mình thời xưa cũng lạ: Là cán bộ b, c thì lính đàn em ít ai dám kêu bằng thằng, thường kêu là anh xưng tôi, hoặc có thương và nể lắm thì mới xưng em. Còn những thằng cùng vai vế thì kêu bằng thằng tuốt dù hắn hơn tuổi mình nhiều cũng phải chịu Undecided

đúng là đoàn lính TK60, B mình được bổ sung 2 ông, 1 ông tên Phước ( bí danh Phước trọc, vì nhà có cái am thờ nên cạo đầu tu, nhưng không biết tu kiểu gì cũng có vợ như ai ) nhà ở quận 8 đường Dương Bá Trạc,hiện không liên lạc được vì hỏi ai cũng không rỏ không biết gì về Phước trọc này.
2 là ông tên Tới ( biệt danh Tới cóc, ông này có cái miệng chèn bẹt, thường xuyên đưa lưởi liếm qua liếm lại môi ) nhà cũng ở quận 8 đường Âu Dương Lân, hiện cũng không liên lạc được, nói chung 2 ông ở đoàn TK về nhát và chiến đấu thường rút ở tuyến sau, khi đánh chiếm phum tơ ria lần 2, ông Phước nhà ta cầm khẩu RPĐ cứ ở đằng sau mà bắn ầm ầm lên sát gáo đầu của ae, một số ae chỉa súng tính bắn lại ông này vì cứ ở đằng sau quất lên phía trước mãi ( may không ai làm được chuyện này )
Logged
sapaco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 847


« Trả lời #501 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2011, 09:50:37 pm »

cuộc hành quân từ battambang của E 174, F 5 về u đông, mình không rỏ E 4 và Q 16, E 28 tập kết về phối thuộc với quân đoàn 4 ra sao, nhưng với 174 là cuộc hành quân bằng cơ giới về bờ sông tông lê sáp, qua phà của công binh quân khu 7, qua sông thì đôi chân là phương tiện để đi, cái điều đặc biệt và không thể nào quên, khi ở bên này sông tông lê sáp, một giống vật đông không thể tả, luôn bu quanh ( bu quanh các em bé K, người gầy gò ốm yếu, không đủ sức để quạt hoặc phẩy cho nó bay đi )đó chính là ruồi, cơ man ruồi, ruồi đầy rẩy.
cái chủ quan của người lính, khi hành quân xa là chắc sẽ được nghĩ một đêm để lấy lại sức, nhưng không, không biết ở mặt trận khu vực này mức độ ác liệt ra sao?, đơn vị dừng chân hơn 1 tiếng, nấu cơm nước và lãnh cơm vắt, nhận 2 cục cơm vắt là biết mức độ ác liệt rồi và  lệnh hành quân ngay trong đêm, đoàn quân lại tiếp tục lên đường, mệt nghĩ đôi ba phút rồi lại tiếp tục lên đường, gần sáng thì tới địa điểm đánh trận mở màn cho chiến dịch giải phóng nông phêng 2
Logged
H3 Hùng
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 4438


Hẹn ngày trở lại Preav


WWW
« Trả lời #502 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2011, 10:52:53 pm »

... mình không rỏ E 4 và Q 16, E 28 tập kết về phối thuộc với quân đoàn 4 ra sao, nhưng với 174 là cuộc hành quân bằng cơ giới về bờ sông tông lê sáp, qua phà của công binh quân khu 7, qua sông thì đôi chân là phương tiện để đi, cái điều đặc biệt và không thể nào quên, khi ở bên này sông tông lê sáp, một giống vật đông không thể tả, luôn bu quanh ( bu quanh các em bé K, người gầy gò ốm yếu, không đủ sức để quạt hoặc phẩy cho nó bay đi )đó chính là ruồi, cơ man ruồi, ruồi đầy rẩy.
cái chủ quan của người lính, khi hành quân xa là chắc sẽ được nghĩ một đêm để lấy lại sức, nhưng không, không biết ở mặt trận khu vực này mức độ ác liệt ra sao?, đơn vị dừng chân hơn 1 tiếng, nấu cơm nước và lãnh cơm vắt, nhận 2 cục cơm vắt là biết mức độ ác liệt rồi và  lệnh hành quân ngay trong đêm, đoàn quân lại tiếp tục lên đường, mệt nghĩ đôi ba phút rồi lại tiếp tục lên đường, gần sáng thì tới địa điểm đánh trận mở màn cho chiến dịch giải phóng nông phêng 2

Xin hỏi bác nào biết chính xác thời điểm (ngày tháng năm) sư 5 chuyển đội hình qua sông Tonlesap phối thuộc quân đoàn 4 không?

Thời đó tôi là lính mới vác B41 cắm đầu cắm cổ đi theo đội hình, tầm nhìn không quá vài trăm mét nên thực sự không biết là mình đã đi qua những nơi đâu. Chỉ nhớ rằng vào một ngày nào đó của tháng 3/79 chúng tôi không phải hành quân nữa mà được nghỉ ngơi ngồi họp quân chính cấp tiểu đoàn. Nghe chính trị viên thông báo là đã đi qua Kongpong Ch'năng, Kongpong Sư-pư, Takeo và giờ nhiệm vụ của ta là xây dựng chính quyền cho bạn. Xây dựng chính quyền đâu chưa thấy, đùng một phát ít lâu sau e4 đưa d3 vào đánh 1 trận nào đó ở Amleang rồi tôi bị thương đi viện. Ngày tôi bị thương đi viện có lẽ là vào ngày 18/3/79, ít ngày sau thì Amleang hoàn toàn giải phóng vì trên con đường đất đỏ mà trạm phẫu e4 đóng quân tôi nhìn thấy hàng vạn người kéo nhau từ vùng mới giải phóng ra, họ đi ngày đi đêm, đi mấy ngày mới hết.

Về địa danh Takeo có người nói nơi đó thuộc địa bàn của QK9 đảm nhiệm làm sao mà lính QK7 vào được, có nhớ lộn không? Tôi hỏi ông Dũng râu lính 77 thì ổng nói mình có hành quân vào tới đó, nơi đó gần Châu Đốc của Việt Nam.

Ôi mọi thông tin về thời đó hết sức mờ mịt, giờ muốn điểm lại những nơi mình đã hành quân qua trong khoảng thời gian đó thật không dễ!
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Hai, 2011, 11:06:28 pm gửi bởi H3 Hùng » Logged
sapaco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 847


« Trả lời #503 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2011, 09:25:00 am »

... mình không rỏ E 4 và Q 16, E 28 tập kết về phối thuộc với quân đoàn 4 ra sao, nhưng với 174 là cuộc hành quân bằng cơ giới về bờ sông tông lê sáp, qua phà của công binh quân khu 7, qua sông thì đôi chân là phương tiện để đi, cái điều đặc biệt và không thể nào quên, khi ở bên này sông tông lê sáp, một giống vật đông không thể tả, luôn bu quanh ( bu quanh các em bé K, người gầy gò ốm yếu, không đủ sức để quạt hoặc phẩy cho nó bay đi )đó chính là ruồi, cơ man ruồi, ruồi đầy rẩy.
cái chủ quan của người lính, khi hành quân xa là chắc sẽ được nghĩ một đêm để lấy lại sức, nhưng không, không biết ở mặt trận khu vực này mức độ ác liệt ra sao?, đơn vị dừng chân hơn 1 tiếng, nấu cơm nước và lãnh cơm vắt, nhận 2 cục cơm vắt là biết mức độ ác liệt rồi và  lệnh hành quân ngay trong đêm, đoàn quân lại tiếp tục lên đường, mệt nghĩ đôi ba phút rồi lại tiếp tục lên đường, gần sáng thì tới địa điểm đánh trận mở màn cho chiến dịch giải phóng nông phêng 2

Xin hỏi bác nào biết chính xác thời điểm (ngày tháng năm) sư 5 chuyển đội hình qua sông Tonlesap phối thuộc quân đoàn 4 không?

Thời đó tôi là lính mới vác B41 cắm đầu cắm cổ đi theo đội hình, tầm nhìn không quá vài trăm mét nên thực sự không biết là mình đã đi qua những nơi đâu. Chỉ nhớ rằng vào một ngày nào đó của tháng 3/79 chúng tôi không phải hành quân nữa mà được nghỉ ngơi ngồi họp quân chính cấp tiểu đoàn. Nghe chính trị viên thông báo là đã đi qua Kongpong Ch'năng, Kongpong Sư-pư, Takeo và giờ nhiệm vụ của ta là xây dựng chính quyền cho bạn. Xây dựng chính quyền đâu chưa thấy, đùng một phát ít lâu sau e4 đưa d3 vào đánh 1 trận nào đó ở Amleang rồi tôi bị thương đi viện. Ngày tôi bị thương đi viện có lẽ là vào ngày 18/3/79, ít ngày sau thì Amleang hoàn toàn giải phóng vì trên con đường đất đỏ mà trạm phẫu e4 đóng quân tôi nhìn thấy hàng vạn người kéo nhau từ vùng mới giải phóng ra, họ đi ngày đi đêm, đi mấy ngày mới hết.

Về địa danh Takeo có người nói nơi đó thuộc địa bàn của QK9 đảm nhiệm làm sao mà lính QK7 vào được, có nhớ lộn không? Tôi hỏi ông Dũng râu lính 77 thì ổng nói mình có hành quân vào tới đó, nơi đó gần Châu Đốc của Việt Nam.

Ôi mọi thông tin về thời đó hết sức mờ mịt, giờ muốn điểm lại những nơi mình đã hành quân qua trong khoảng thời gian đó thật không dễ!
Đúng thật để nhớ thời gian và địa điểm như những năm tháng của tháng 3/1979, thì thật là khó chính xác, nhưng thời gian và địa hình ngày ấy vẩn còn mang máng ở trong đầu, sau khi đánh xong và giải quyết lộ 10 xong, thì đơn vị mình về đứng chân trên đường vào phum ma cạ ( phum mà D 25, F 5 đóng sau này ấy ) cách si sô phôn khoảng vài cây số, nằm sát bên  đường và gần chiếc tăng cháy, thời gian này ở đây chủ yếu là truy quét và chửa trị chứng hắc lào ( đại đa số ae khi tham gia trận lộ 10 đều bị hắc lào, ngứa ngáy vô cùng, ở đây được cấp phát, mỗi anh 1 lọ thuốc mỡ, không phải dùng chung ) mình nhớ cuối tháng 2 đầu tháng 3 gì đó, đơn vị mình nghe tin hành lang là sẽ về nước, chuyển ra bắc ( đoàn 174, tiền thân là đoàn Cao Bắc Lạng mà ) cái gì tới, rồi cũng tới, đơn vị lên đường hành quân, ra si sô phôn, hành quân bằng cơ giới, lộ trình lộ 6 mà đi, ngày ấy đi trên lộ 6, 2 bên là đồng ruộng, bà con nhân dân campuchia cứ đi theo trục lộ để đi và cũng không biết họ đi đâu, mỗi khi xe đi qua là những tiếng hò reo: chay dô con top VN liên tục đến khi đoàn xe đi khuất thì thôi, lộ 6 ngày ấy, hang ổ nhiều vô cùng, nên cuộc hành quân kéo tới mấy ngày mới tới kăn tà săn, khi tới kăn tà săn thì được bổ sung đoàn TK 60 như đã viết ở bài trên, và cũng chính ở đây, B trưởng mới được điều về nắm B trưởng mình ( khi B trưởng Khởi mất, thì Bphó Liêm nắm quyền B trưởng ) B trưởng mới tên Sừ, người Hà Nam Ninh, đặc điểm có hàm răng hô chỉa ra ngoài...và ae biết chắc là sẽ không về nước, chỉ có truy quét hướng này thôi..
ở được non tuần thì tiếp tục hành quân cơ giới, ( cái này để nhớ, ae nhớ cho ngày ấy khu vực này có cây cầu gỗ, có độ cong theo chiều vòng của lộ, cũng hơi dài ) cứ lộ 6 đi về hướng kông pông chàm và rẽ trái đi lộ 5 hay lộ gì đó hướng về nông phênh, và khôn phải đi phà niếc lươn mà là phà của công binh quân khu, qua nhánh sông tông lê sáp, bờ bên kia là kông pông sơ bư cách nông phênh khoảng hai mấy cây số, và thời gian này cũng khoản 2 - 10 tháng 3 gì đó
Logged
linhmoi
Thành viên
*
Bài viết: 84


« Trả lời #504 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2011, 10:49:32 am »

Nếu tôi nhớ không lầm thì khoảng đầu tháng 3 cả sư đoàn lật cánh sang Kompong Spu. Từ ngã ba Scun, nều đi thẳng thì theo lộ 7 về Kompong Cham, còn đi chếch về bên phải là đi tiếp theo lộ 6 về Phnom Penh.
Đi được khoảng 25-30km, nếu rẽ trái là về Phnom Penh, còn đi tiếp là sẽ đến bến phà Niek K'đăm, vượt sông Tonle Sap, đi độ 3,4 cây số là đến đế đô Udong. Đến Udong, ta rẽ trái, đi khoảng hơn cây số là đến đường tàu. Vượt đường tàu là bước vào chiến dịch Amleng rồi đó.
Tôi nhớ hồi đơn vị vượt qua đường tàu khoảng 1km, trên đường hành tiến có gặp 1 chiến sĩ ta bị lạc đơn vị cả tháng trời. Cũng may là khi e 4 lên thì anh ta được cứu thoát.
Đường hành tiến về Amleng thật gian nan, vất vả. Tôi nhớ những trận đánh phải đánh cả hai, ba ngày mới dứt điểm một khu vực. D3 có xe tăng yểm trợ vẫn bị chết cháy giữa trảng cỏ tranh vì tiến hay lùi đều không được. Trung đoàn phải huy động lực lượng các d khác đánh bọc sườn mới cứu được d3. Ở Amleng lính d1 đã phải uống nước tiểu để thỏa cơn khát vì gần 2 ngày chiến đấu không còn một giọt nước mang theo.
Logged
sapaco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 847


« Trả lời #505 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2011, 11:29:15 am »

Nếu tôi nhớ không lầm thì khoảng đầu tháng 3 cả sư đoàn lật cánh sang Kompong Spu. Từ ngã ba Scun, nều đi thẳng thì theo lộ 7 về Kompong Cham, còn đi chếch về bên phải là đi tiếp theo lộ 6 về Phnom Penh.
Đi được khoảng 25-30km, nếu rẽ trái là về Phnom Penh, còn đi tiếp là sẽ đến bến phà Niek K'đăm, vượt sông Tonle Sap, đi độ 3,4 cây số là đến đế đô Udong. Đến Udong, ta rẽ trái, đi khoảng hơn cây số là đến đường tàu. Vượt đường tàu là bước vào chiến dịch Amleng rồi đó.
Tôi nhớ hồi đơn vị vượt qua đường tàu khoảng 1km, trên đường hành tiến có gặp 1 chiến sĩ ta bị lạc đơn vị cả tháng trời. Cũng may là khi e 4 lên thì anh ta được cứu thoát.
Đường hành tiến về Amleng thật gian nan, vất vả. Tôi nhớ những trận đánh phải đánh cả hai, ba ngày mới dứt điểm một khu vực. D3 có xe tăng yểm trợ vẫn bị chết cháy giữa trảng cỏ tranh vì tiến hay lùi đều không được. Trung đoàn phải huy động lực lượng các d khác đánh bọc sườn mới cứu được d3. Ở Amleng lính d1 đã phải uống nước tiểu để thỏa cơn khát vì gần 2 ngày chiến đấu không còn một giọt nước mang theo.
mình tham gia trận chiến ở khu vực này, mình ở K 1 D4 E 174, hành quân khi mới tới là vượt qua đường xe lửa, rồi cứ đi chếch về phải ( không nhớ địa danh phum gì nữa ), dừng chân nấu cơm và lãnh 2 cục, hành quân tiếp, sáng ra ra nổ súng tái chiếm trận địa mà F 7 của quân đoàn 4 đã bỏ hay mất không rỏ, đánh và nống lên chiếm giữ những phum trên, đánh và đánh, thì mình ăn phải trái B 40, đi viện F 5 ngoài lộ 5 ( viện F 5 nằm ngay bên phải lộ 5 hướng từ nông phênh đi battambang ) viện là dãy nhà 3 tầng, 2 dãy nhà 3 tầng này nằm một chiều dọc theo lộ 5, đánh trận này F 5 thu về xe cơ giới mới toanh như vọt tiến, hồng hà...thu trong núi đấy chứ ( không rỏ E 4 hay Q 16 thu của pốt )mình nghe khi ở viện hình như có cả xe  xích kéo pháo nữa thì phải
Logged
linhmoi
Thành viên
*
Bài viết: 84


« Trả lời #506 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2011, 11:45:22 am »

Tôi còn nhớ địa hình khu vực Udon Âmleng. Nó khô khốc, nhiều đồi thấp, thỉnh thoảng có phum làng và rừng thưa, cứ như là trong phim cao bồi miền Viễn Tây của Mỹ. Tôi nhớ có một trận, d vừa chiếm được một phum trên đồi, d trưởng Hoàng Hữu Chiến, mới từ pháo binh xuống bộ binh, đã cho đốt một nhà kho của công xã để xác định vị trí đứng chân với trung đoàn. Khói nhà cháy vừa bốc lên chưa kịp tỏa quyện trên không trung thì từ nhiều hướng những trái DK và cối thay nhau tới tấp bay tới. Cả d phải nhanh chóng rời vị trí. May mà không ai thương vong gì.
Trận cuối cùng của chiến dịch Âmleng là trận tao ngộ với một đơn vị của Quân đoàn 4. Suýt chút nữa là hai bên đã choảng nhau một trận ra trò, vì cả hai đều hành tiến cùng xe tăng và pháo chi viện. Khu vực gặp nhau là bệnh viện quân khu Tây Nam của Pốt trên một ngọn đồi rất thơ mộng, bên dưới có dòng suối trong veo. Trong bệnh viện thì còn vương vãi bông băng và các phần của thân thể người bị cắt rời, vứt tung tóe, tạo nên cái mùi xú uế chẳng khác nào cái mùi mà tôi đã từng gặp ở bệnh xá F260 Pốt ở Kratie
khi tôi tuyên thệ dưới Đảng kỳ ngày 4/1/1979, mấy ngày trước khi nhận tin Phnom Penh giải phóng.
Logged
sapaco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 847


« Trả lời #507 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2011, 01:47:15 pm »

Tôi còn nhớ địa hình khu vực Udon Âmleng. Nó khô khốc, nhiều đồi thấp, thỉnh thoảng có phum làng và rừng thưa, cứ như là trong phim cao bồi miền Viễn Tây của Mỹ. Tôi nhớ có một trận, d vừa chiếm được một phum trên đồi, d trưởng Hoàng Hữu Chiến, mới từ pháo binh xuống bộ binh, đã cho đốt một nhà kho của công xã để xác định vị trí đứng chân với trung đoàn. Khói nhà cháy vừa bốc lên chưa kịp tỏa quyện trên không trung thì từ nhiều hướng những trái DK và cối thay nhau tới tấp bay tới. Cả d phải nhanh chóng rời vị trí. May mà không ai thương vong gì.
Trận cuối cùng của chiến dịch Âmleng là trận tao ngộ với một đơn vị của Quân đoàn 4. Suýt chút nữa là hai bên đã choảng nhau một trận ra trò, vì cả hai đều hành tiến cùng xe tăng và pháo chi viện. Khu vực gặp nhau là bệnh viện quân khu Tây Nam của Pốt trên một ngọn đồi rất thơ mộng, bên dưới có dòng suối trong veo. Trong bệnh viện thì còn vương vãi bông băng và các phần của thân thể người bị cắt rời, vứt tung tóe, tạo nên cái mùi xú uế chẳng khác nào cái mùi mà tôi đã từng gặp ở bệnh xá F260 Pốt ở Kratie
khi tôi tuyên thệ dưới Đảng kỳ ngày 4/1/1979, mấy ngày trước khi nhận tin Phnom Penh giải phóng.

vậy linhmoi chắc hẳn là lính F 5 rồi, nói tới F 260 của pốt, thì chỉ có F 5 là nó khoái và thích nhất, lý do chính là F 5 là thấy dạy của F 260 khi lúc đánh mỹ, quên chúc mừng linhmoi được tặng thưởng huy hiệu 30 năm tuổi đảng
Logged
sapaco
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 847


« Trả lời #508 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2011, 01:50:34 pm »

Chúc mừng linhmoi nhận huy hiệu 30 năm tuổi Đảng
( thông cảm nhận được tin mà không chúc mừng thì quả là tội )
Logged
linhmoi
Thành viên
*
Bài viết: 84


« Trả lời #509 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2011, 08:53:23 am »

Cảm ơn sapaco đã có lời chúc mừng nhân dịp linhmoi nhận được huy hiệu 30 năm. Trong bài phát biểu nhân buổi lễ tổ chức ở cơ quan, tôi nói, tôi chỉ mong Đảng ta  sẽ là Đảng mà hơn 30 năm trước tôi đã phấn đấu sống chết để trở thành thành viên của nó. Chứ còn bây giờ, thành đảng viên là một câu trong bài Quốc tế ca lại trở thành hiện thực. Tôi ở trong một xóm mà những nhà giàu là đảng viên còn những nhà nghèo là dân thường. Buồn vui lẫn lộn.
Tôi thực sự là lính F5. Trong 11 năm 3 tháng mặc áo lính, tôi đã có hơn 9 năm ở các đơn vị thuộc F5. Từ d2 e 55 ở Núi Đất, chuyển qua d3 e 55 cũng ở Núi Đất (nhưng ở sân bay dã chiến của lính Úc cũ), chuyển lên huấn luyện a trưởng ở d30B Long Giao, về d1 e 4 ở căn cứ Dương Minh Châu tháng 11.1978. Từ d1 lên e bộ e 4 ở Nimit, đi Phnom Mêlai rồi chuyển về Tuyên huấn f5 từ tháng 10/1982 và rời khỏi f 5 ở Prenet Pre (lính ta quen gọi là Chúp) tháng 8 năm 1986.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM