Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:58:45 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Điện Biên Phủ truyện kể với bạn bè  (Đọc 104746 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #120 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2010, 07:12:50 pm »

 Bom đạn địch và bệnh tật đã đẩy lùi một số đồng chí về tuyến sau. Tư tưởng ngại xây dựng trận địa, nôn nóng đòi đánh ngay cũng lác đác xuất hiện. Những buổi sinh hoạt của tổ 3 người, của tiểu đội được tiến hành chặt chẽ thường xuyên hơn, đã góp phần uốn nắn những nhận thức và tư tưởng lệch lạc. Các biện pháp đánh địch, biện pháp bảo đảm sức khoẻ bộ đội được đem ra bàn bạc và thực hiện tích cực.

 Nhắc lại với nhau lời thư động viên của đồng chí tư lệnh chiến dịch là một biện pháp để “hâm” lại nhận thức đúng đắn đối với nhiệm vụ trọng tâm trước mắt và tìm ra cách khắc phục khó khăn để hoàn thành công cuộc xây dựng trận địa nhanh chóng và đúng tiêu chuẩn.

 “Tôi được báo cáo các đồng chí đã làm trận địa mấy ngày liền, lại phải chiến đấu, rồi lại phải liên tục bắt tay vào làm trận địa, như thế có đồng chí mệt nhọc. Nhưng ta mệt nhọc thì cần phải nhớ rằng thằng Tây ở trong Điện Biên Phủ còn căng thẳng và mệt nhọc hơn ta, thương binh không có hầm mà nằm, không đủ thuốc để chữa, công sự một phần bị sập, một phần bị rung chuyển, tiếp tế không đầy đủ thỉnh thoảng lại ăn một quả đại bác của ta, lại thêm thương vong.

 Như vậy chúng ta nên nghỉ ngơi để cho kẻ địch có thì giờ mà nghỉ ngơi chấn chỉnh, có thì giờ mà tăng viện, mà thả dù tiếp tế, mà phát huy hoả lực pháo binh và không quân của chúng, hay là chúng ta, chiến sĩ của Quân đội nhân dân, đảng viên của Đảng, lúc này phải nêu cao tinh thần chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn, chịu mệt mỏi một phần để gây thêm mười phần mệt mỏi và khó khăn cho địch. Giữa hai con đường đó, nên đi con đường nào? Tôi chắc các đồng chí đều đồng thanh trả lời nên phát huy truyền thống  chịu đựng gian khổ khắc phục khó khăn, truyền thống chiến đấu anh dũng của quân đội ta để liên tục làm trận địa, liên tục chiến đấu với địch.

 Nói như vậy không phải chúng ta không chú trọng đến sức khỏe của anh em. Ngược lại cán bộ phải hết sức lo cho sức khỏe của chiến sĩ, chiến sĩ phải tự lo cho sức khỏe của mình và của đồng đội. Đặc biệt các “anh nuôi” cần phải cố gắng. Chỗ ăn, chỗ ngủ ở trận địa phải tốt, đừng có bừa bãi. Phải có cơm nóng, nước nóng cho bộ đội. Anh em quân y phải tăng cường việc phòng bệnh. Cán bộ các cấp đều phải kiểm tra việc này, vì nó là cơ sở vật chất cho sự chiến đấu liên tục. Đó là một việc rất quan trọng…”

Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #121 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2010, 07:17:55 pm »

 Những khuynh hướng lệch lạc của một số anh em được dần dần khắc phục. Không khí lao động hăng say trở lại với tất cả mọi người. Thêm những gương điển hình xuất hiện.

 Anh em nói với nhau về gương lao động của chiến sĩ Phạm Viết Nghĩ ở đại đoàn 304, đang xây dựng trận địa bao vây vị trí địch ở Hồng Cúm. Phạm Viết Nghĩ đã đào trận địa suốt 18 đêm liền, mỗi đêm đào từ bốn đến sáu mét chiến hào, một mình đã đào 18 hầm cá nhân.

 Trên báo tường xuất hiện những bài ca dao mới nói lên sự quán triệt chủ trương của trên và tinh thần lạc quan cách mạng trong lao động và chiến đấu.

Đúng rồi, muốn đánh thì đào…
Muốn thắt cổ địch, phải có nhiều chiến hào vây quanh.
Chiến hào cùng với chiến binh.
Họ “chiến” nhà mình quyết chiến lập công…

Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #122 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2010, 07:20:06 pm »

 Bộ binh phát triển chiến hào đã mở đường cho các đại đội lựu pháo đưa những con voi thép “hạ sơn” đến sát các vị trí Him Lam. Bản Kéo và xuống những trận địa mới gần Hồng Cúm. Các đài quan sát chiếm lĩnh các vị trí gần địch hơn, ngay ở trên các điểm cao mấy hôm trước còn là vị trí địch
 Tầm bắn của lựu pháo đã rút ngắn được nửa cự ly, ở tầm bắn tốt nhất.

 Các đơn vị sơn pháo và cối cũng mở rộng đội hình chung quanh khu trung tâm Mường Thanh và phân khu Nam, Hồng Cúm.

 Riêng ở các đơn vị phòng không, tình hình có khác. Sau đợt chiến đấu thắng lợi trung tầm tháng 3, máy bay địch thay đổi thủ đoạn hoạt động, bay cao trên tầm hỏa lực của ta. Bộ chỉ huy mặt trận vạch ra kế hoạch mới, rút một số đơn vị ra phía sau, số còn lại hoạt động thưa thớt để nhử máy bay địch xuống thấp, tạo một thế bất ngờ mới.

 Khi hệ thống trận địa tiến công đã căn bản hoàn thành,bộ binh chuẩn bị bước vào đợt chiến đấu mới, nhiều đơn vị pháo cao xạ và súng máy phòng không lại bí mật vào chăng một lưới lửa mới, dày đặc hơn và cũng sát địch hơn trước, sẵn sàng yểm trợ cho bộ binh trong đợt tiến công thứ hai.

 Các đơn vị bộ binh quyết tâm bảo vệ trận địa, phát triển hệ thống chiến hào. Các cuộc xuất quân đánh phá của địch đều bị đẩy lùi.

 Bức thư ngày 23 của Đờ Cát gửi Cô-nhi đã nói lên sự bất lực của địch không ngăn nổi bước phát triển của chiếc thong lọng nhiều tầng đang ngày càng siết chặt hàng vạn quân địch trong tập đoàn cứ điểm. Bức thư viết:

 “Từ tám hôm nay, trận địa bao vây của đối phương cứ tiếp tục thít chặt thêm… Những hoạt động của pháo binh và không quân đã không làm chậm trễ sự tiến triển nhanh chóng của công việc tổ chức phòng ngự và những đường giao thông ngầm… Những cuộc xúc xạo ra ngoài đều bị ngăn chặn lại… Với I-da-ben, sự liên lạc hang ngày mỗi lúc một khó khăn hơn; muốn liên lạc với khu nam, phải tổ chức chiến đấu thực sự. Phải dự kiến I-da-ben sẽ bị cô lập… Từ hai hôm nay, một đơn vị cao xạ nhẹ đã dần dần xâm nhập sát hệ thống phòng ngự. Tôi đã vận dụng mọi phương tiện có trong tay để cản trở những mưu toan của đối phương… Nhưng nhận thấy cho đến nay, những hoạt động cản phá đó không đạt được kết quả cụ thể đáng kể…"

 Điều đáng chú ý là cũng trong thư số 44/Cab ngày 23 nói trên. Đờ Cát còn phàn nàn với Cô-nhi rằng:

 “…Trong khi đối phương bố trí được chung quanh lòng chảo một cái bao lơn quan sát tuyệt vời, không vị trí nào, hành động nào của chúng ta lọt khỏi mặt họ, thì tôi mù. Tôi thiếu các phương tiện trinh sát và quan sát trên không”.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #123 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2010, 07:21:53 pm »

 Thực tế  trên cánh đồng Mường Thanh ngày càng chứng minh sự bất lực của địch. Đến những ngày cuối tháng 3, hàng trăm ki lô mét chiến hào đã bao kín tập đoàn cứ điểm.

 Tại phía Đông, trận địa xuất phát xung phong của các trung đoàn 174, 98, 209, 141 đã tiến sát chân các trung tâm đề kháng Đô-mi-nich và Ê-li-an của địch.

 Tại phía Tây, các chiến sĩ 308 đã kéo dày một mạng lưới chiến hào phía tây sân bay; một số mũi chiến hào đã tiến sát trực tiếp uy hiếp sân bay Mường Thanh.

 Tại phía Nam, trung đoàn 57 đã hoàn thành trận địa bao vây Hồng Cúm từ hướng Bắc, với đường hào trục cắt ngang cánh đồng, với những mũi chiến hào đâm thẳng vào hướng sân bay cứ điểm I-da-ben từ 25 tháng 3, đường liên lạc của địch giữa phân khu Nam và phân khu trung tâm Mường Thanh theo trục đường cái 41, đã bị chiến hào của ta cắt ngang. Điều này, Đờ Cát đã tính đến trong thư gửi Cô-nhi mấy ngày trước nhưng y đã bất lực không ngăn chặn nổi.

 Sự bất lực đó và hậu quả của nó sau này đã được một viên tướng Pháp nhận xét như sau:

 “Họ (ý nói quân đội Việt Nam) bắt đầu xây dựng chung quanh tập đoàn cứ điểm cả một mạng lưới hầm hào. Đây không phải là những chiến hào nhằm vây hãm và cô lập quân đồn trú – rừng núi đã đủ để làm việc đó – mà là một hệ thống chiến hào để tiến công, cho phép quân đội của họ tiếp cận các vị trí Pháp bằng cách vượt qua những khoảng đất rộng, trống trải mà không bị hỏa lực ngăn chặn và như vậy, họ có thể tổ chức những đợt xung kích từ cự ly gần hơn. Đêm đêm, hàng nghìn người tiến hành công việc thực sự như những con mối, kháp triển các chiến hào tiếp cận đến ngay trước các vị trí của quân Pháp. Tập đoàn cứ điểm (của Pháp) trở thành bị bao vây từ xa bởi một “tập đoàn cứ điểm” khác đang ngày càng siết chặt chiếc thòng lọng của nó."

 “Quân Pháp cố ngăn cản sự phát triển của mạng lưới hầm hào đang bắt đầu bóp nghẹt Điện Biên Phủ. Nhưng cả những loạt đạn pháo nổ trên không, cả những đợt đạn súng cối bắn tập trung vào ban đêm cũng không cản nổi cấu trúc của quân Việt phát triển từng đêm. Những  đơn vị (Pháp) trực tiếp tiếp xúc tiến hành xuất kích, lấp hào hoặc gài mìn… Nhưng những hầm bị lấp, đêm hôm sau lại được đào lên. Quân Pháp phải cầu cứu đến không quân. Những chiếc Pri-va-tơ thuộc lực lượng không quân của hải quân và những máy bay B26 tiến công quyết liệt nhưng vô hiệu quả vào những đường hào vây hãm này. Các loại bom, kể cả bom na-pan, từng khối khổng lồ thả xuống, đều không làm chậm được sự phát triển của những chiến hào đó. Toàn bộ không quân chiến thuật được sử dụng vào việc yểm trợ trực tiếp theo yêu cầu của viên chỉ huy tập đoàn cứ điểm…”
(Xem lịch sử cuộc chiến tranh Đông Dương của Y.Gras).
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #124 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2010, 07:23:44 pm »

 Chuẩn bị đối phó với cuộc tiến công sắp tới của ta. Đờ Cát đã cố gắng lợi dụng “tình trạng lắng dịu kéo dài” trong nửa cuối tháng ba để tăng cường lực lượng, củng cố công sự phòng ngự. Nhiều điểm tựa được xây dựng thêm ở phía Đông Bắc, nhiều giao thông hào được đào thêm nhiều hầm trú ẩn được củng cố vững chắc hơn. Khu trung tâm Mường Thanh được tách ra thành hai phân khu đông và tây, lấy ranh giới là sông Nậm Rốm. Những điểm phòng ngự then chốt được tăng cường quân dù và lê dương. Từ 25, Bi-gia được trao chuyên trách tổ chức các cuộc phản kích.

 Sau này, các tướng lĩnh Pháp nhận xét rằng Đờ Cát sớm gặp khó khăn về tiếp tế và tăng viện, do sự phát triển của các chiến hào của ta. Theo họ vấn đề cấp bách là bổ sung đạn dược cho tập đoàn cứ điểm. Nhưng đường băng sân bay đã hoàn toàn trong tầm hỏa lực của quân ta. Nếu như một vài chiếc máy bay còn có thể hạ cánh ban đêm để chở đi những người bị thường, thì cầu hàng không đã hoàn toàn bị gián đoạn. Tập đoàn cứ điểm chỉ còn có thể được tiếp tế bằng những cuộc thả dù bấp bênh và tốn kém, lầm sai lạc mọi dự tính về hậu cần. Nếu như lúc đầu dự kiến nhu cầu chiến đấu thông thường cho mỗi người là 7 kilôgam/ngày thì thực tế tháng ba, con số đó đã lên 12 kilôgam/ngày. Việc thả dù càng trở nên khó khăn khi mà từ cuối tháng 3, hảo lực phòng không của Việt Minh trở nên dữ dội đến mức các máy bay phải thả dù từ độ cao lớn hoặc trong những điều kiện rất nguy hiểm.

 Chủ trương xây dựng trận địa tiến công và bao vây đã gây cho Đờ Cát những khó khăn ngày càng lớn, nhưng cuối cùng viên  đại tá này không có lối thoát nào khác ngoài biện pháp đối phó thụ động như đã được nêu trong thông tri số 294 ngày 28 tháng 3 gửi cho quân sĩ thuộc quyền Bản thông tri viết:

 “… Quân Việt Minh đã đẩy công việc đào chiến hào đến sát vị trí ta và có khi đến tận hàng rào dây thép gai của ta. Để tránh mọi bất ngờ, các ngài chỉ huy các khu vực phải có những huấn luyện cần thiết để kiểm tra hàng ngày xem màng lưới dây thép gai và những chỗ đặt mìn của ta có còn nguyên vẹn không. Các nhóm tuần cảnh hàng ngày phải xác minh rõ xem Việt Minh đã đào đến đâu. Đồng thời họ phải chú ý đến khả năng Việt Minh đặt mìn và đào hầm đến gần vị trí ta hay ở những nơi ta thường qua lại…”.

 Như vậy là Đờ Cát đã thấy trước việc gì sẽ xẩy ra khi mà hệ thống trận địa của ta hoàn thành.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #125 vào lúc: 21 Tháng Chín, 2010, 07:27:06 pm »

 Từ 25 đến 27 tháng 3, khi công trình lao động của quân ta đã được thực hiện đúng kế hoạch và đạt tiêu chuẩn, cán bộ các đơn vị đã tề tựu ở sở chỉ huy Mường Phăng để nhận nhiệm vụ tác chiến đợt 2.

 Hướng tiến công chủ yếu của ta trong đợt này là các điểm cao phía Đông, khu vực phòng ngự then chốt của địch. Quy mô đợt tiến công sắp tới cho thấy chưa bao giờ quân đội ta nhận một nhiệm vụ đánh công sự vững chắc to lớn như vậy.

 Quân ta có nhiều điều kiện thuận lợi khi bước vào đợt 2. Trận địa tiến công và bao vây đã được xây dựng vững chắc, sát vị trí địch. Bộ đội đã có kinh nghiệm chiến đấu trong đợt 1 và trong những ngày xây dựng và bảo vệ trận địa vừa qua. Tinh thần địch trải qua mấy tháng bị vây hãm và sau mấy trận thất bại đầu tiên, đã giảm sút nhiều.

 Tuy nhiên, do quy mô trận đánh công sự vững chắc lần này rộng lớn chưa từng thấy trong lịch sử xây dựng, trưởng thành và chiến thắng của quân đội ta, cho nên bộ đội cũng đứng trước những khó khăn mới.

 Trong đợt tiến công trước, quân ta tiêu diệt từng vị trí địch cô lập riêng lẻ. Sự ứng cứu của chúng khó khăn, không những vì trận đánh diễn ra và kết thúc gọn trong từng đêm mà còn vì quân ứng cứu lên phản kích phải vượt qua một chặng đường từ 2 đến 4 ki-lô-mét để đánh chiếm lại vị trí đã mất.

 Trong đợt tiến công thứ hai này, tình hình có khác.

 Do các vị trí địch trong khu trung tâm Mường Thanh liên kết với nhau trong 4 trung tâm đề kháng, hình thành một vòng tròn khép kín ở hai bờ sông Nậm Rốm, ôm lấy sở chỉ huy của địch, cho nên, ta tiến công một hoặc một số cứ điểm là rung chuyển đến toàn bộ mạng lưới phòng ngự của địch trong khu trung tâm. Lần này, mục tiêu tiến công chủ yếu của phần lớn lực lượng ta là các vị trí trên các điểm cao phía Đông chỗ “rắn” nhất của địch. Một số đơn vị khác tiến công các cứ điểm dưới cánh đồng là nơi địa hình trống trải và bằng phẳng, thuận lợi cho địch phát huy sức mạnh của máy bay, pháo binh, xe tăng để đối phó với ta quyết liệt hơn. Cuộc chiến đấu sẽ diễn ra liên tục cả ngày lẫn đêm.

 Gặp riêng trung đoàn trưởng 174, Đại tướng chỉ huy trưởng nói thêm tính chất quan trọng của A1, nhắc trung đoàn phải hoàn thành việc xây dựng trận địa xuất phát xung phong cho tốt và làm kế hoạch hợp đồng thật chu đáo.

 Cán bộ ra về.

 Những công việc chuẩn bị chiến đấu cuối cùng được hoàn tất khẩn trương trong vài ngày cuối tháng 3.

 Bộ đội nao nức chờ đợi nhiệm vụ mới.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #126 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2010, 08:06:36 pm »

17. LỚN LÊN TRONG THỬ THÁCH


 Như hội nghị cán bộ cuối tháng 3 nhận định, những điểm cao phía Đông là khu vực phòng ngự then chốt của địch, là chỗ mạnh của tập đoàn cứ điểm. Nếu ta tiêu diệt được những vị trí lợi hại này thì phân khu trung tâm sẽ không đủ sức chống đỡ và tập đoàn cứ điểm cũng bị uy hiếp nghiêm trọng.

 Năm ngọn đồi này thuộc hai cụm Đô-mi-nic và Ê-li-an, kể lần lượt từ Bắc xuống Nam, được Đờ Cát đặt tên là Đô-ni-nic 1. Đô-mi-nic 2, Ê-li-an 1, 3 và 2. Về phía ta, kế hoạch tác chiến của cơ quan tham mưu gọi là đồi E. D1. C1. C2 và A1.

 Đồi A1 gồm hai mỏm, nằm dài theo hướng Đông Bắc – Tây Nam. Do vị trí lợi hại của nó, ngọn đồi này được quân Pháp đánh giá cao từ hồi Điện Biên Phủ còn thuộc “Đạo quan binh thứ tư" thời thuộc Pháp. Hồi đó, người dân Điện Biên gọi nó là “Đồi Đồn Tây”, vì trụ sở của viên sĩ quan cai trị người Pháp và đồn lính đều đóng  trên điểm cao này.

 Từ hồi đó, dinh cơ của viên đại úy người Pháp được bố trí theo kiểu thành lũy, đồn trại. Ngay dưới tòa nhà gạch, nơi ở và làm việc của viên quan Tây, có một hầm ngầm đào sâu xuống lòng đất. Hầm có trần cuốn, bốn tường gạch kiên cố, có thể dùng làm nơi ẩn nấp 5 – 7 chục người. Hầm thông lên trên bằng hai cửa lớn, lên xuống dễ dàng.

 Sau năm 1940, quân đội Nhật cũng đã từng đóng trên đồi này, hầm ngầm được củng cố sửa sang lại vững chắc hơn trước.

 Ngày 20 tháng 11 năm 1953, ngay khi nhảy dù xuống bãi trống sát phái Nam “Đồi Đồn Tây”, viên thiếu tá Bi-gia, chỉ huy tiểu đoàn dù biệt kích 6, đã cho quân lên chím lĩnh ngọn đồi ngay từ những ngày đầu đặt chân xuống Điện Biên Phủ.

 Năm quả đồi phía Đông, trong đó có A1, là mục tiêu tiến công chủ yếu của quân ta trong đợt 2.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #127 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2010, 08:07:58 pm »

 17 giờ ngày 30 tháng 3, sau những trận mưa như trút nước, trời vừa quang, pháo ta bất ngờ khai hỏa dội vào các cứ điểm địch trong khu trung tâm, nhất là trên các ngọn đồi phía Đông.

 Trên sở chỉ huy mặt trận, các đồng chí lãnh đạo đang cùng cơ quan tác chiến tập trung theo dõi trận đánh. Đồng chí tư lệnh chiến dịch, vừa dứt cơn sốt cũng có mặt ở phòng trực ban tác chiến.

 Phía trước báo cáo về: Sau hơn 40 phút chiến đấu trung đoàn 98 đã hoàn toàn làm chủ cứ điểm C1 ở cạnh đồi A1 và đang phát triển sang C2 ở sâu phía trong.

 Trong mấy giờ đầu, trận đánh tiến triển thuận lợi. Quân ta liên tiếp chiếm được các mục tiêu tiến công. Sau 1 giờ 30 phút, quân ta tiêu diệt một bộ phận tiểu đoàn dù ngụy, tiếp đó đánh chiếm đồi E là điểm cao ở về phía Bắc, bên kia đường 41. Sau 2 giờ, quân ta tiêu diệt một tiểu đoàn địch và làm chủ vị trí D1, điểm cao thứ 2 và cũng là điểm cao quan trọng hơn hết từ phía Bắc xuống. Tiếp đó quân ta chiếm luôn đồi D2 (Đô-mi-nic 5), sát đường 41.

 Riêng trên hướng đồi A1, cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt ngay từ đầu. Xuất phát từ Đồi Cháy ở phía Đông Nam A1, quân ta tiếp cận mục tiêu trong những đường hào ngập nước. Sau một giờ bộc phá mở cửa, qua lớp dây thép gai dày, hai tiểu đoàn của 174 hình thành hai mũi nhọn lao lên nhưng không sao tiếp cận được đỉnh đồi. Bộ đội vừa diệt toán địch này đã thấy toán địch khác xuất hiện. Cũng có khi trước đợt tiến công mãnh liệt của ta, địch thoắt biến đi và lập tức pháo từ Mường Thanh và Hồng Cúm dội xuống cứ điểm. Pháo vừa dứt, quân địch ở đâu lại bất ngờ xuất hiện và phản kích quyết liệt. “Chúng thoắt ẩn thoắt hiện như ma chơi”.

 Lúc này, cái hầm ngầm trên đỉnh đồi A1 đối với quân ta còn là một ẩn số. Vấp phải hỏa điểm lợi hại trong hầm ngầm, quân ta không sao chiếm được phần còn lại trên đỉnh đồi.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #128 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2010, 08:09:38 pm »

 Gần sáng viên thiếu tá Bi-gia dẫn tiểu đoàn dù 6 có xe tăng yểm trợ, từ Mường Thanh lên phản kích. Những trận đánh giáp lá cà diễn ra ác liệt, nhưng cuối cùng các đợt phản kích của địch đều bị đánh lui. Như sau này địch thú nhận, tiểu đoàn dù không thể trụ lại mà không bị tổn thất nên Bi-gia đành phải lui về hướng cứ điểm C2, nơi ta và địch cũng đang giằng co quyết liệt.

 Suốt đêm, các vị trí khu Đông liên tiếp kêu cứu, đòi Đờ Cát cho quân lên tăng viện. Đờ Cát điện xin Cô-nhi tăng viện gấp một tiểu đoàn dù. Hà Nội không trả lời.

 Sáng hôm sau, trong buổi giao ban ở Sở chỉ huy, cấp lãnh đạo chiến dịch của ta nhận thấy trung đoàn 174 đã bị tiêu hao nên quyết định điều trung đoàn 102 đến thay thế, tiếp tục thực hiện quyết tâm tiêu diệt vị trí A1.

 Từ đêm đó, công kích và phản kích nối tiếp nhau. Tiểu đoàn dù của Bi-gia cùng những tên sống sót ở vị trí C1 phối hợp với bọn địch trên đỉnh A1, dựa vào thế cao và hầm ngầm, được hỏa lực pháo binh ở Mường Thanh và Hồng Cúm yểm trợ, quyết giữ A1 bằng mọi giá. Nhưng, như nhận xét của địch sau này do bị tổn thất nặng nên những cuộc phản kích đêm 31 được coi là những trận phản kích cuối cùng của  tiểu đoàn dù 6 lên hướng A1.

 Cuộc chiến đấu giằng co trên bị trí này diễn ra liên tiếp trong suốt 4 ngày đầu tháng 4. Ta và địch giành giật từng thước đất. Bọn địch trên đỉnh đồi không đủ sức đánh bật quân ta  khỏi cứ điểm. Bộ đội ta cũng không phát triển lên phía hầm ngầm, phải dừng lại. Cuối cùng mỗi bên chỉ làm chủ nửa đồi A1.

 Trong khi cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt trên 5 quả đồi phía Đông thì một số đơn vị của đại đoàn 308 hoạt động phối hợp ở hướng Tây sân bay.
Ngày từ 2 đêm đầu, trung đoàn 36 đựt sơn pháo 75 trên đồi Bản Kéo diệt dần từng lô cốt địch ở vị trí 106 Tây sân bay. Ngày 1 tháng 4, khi chiến hào của ta đã tiến sát vị trí, hàng rào thép gai của cứ điểm 106 đã bị mở toang, trung đoàn 36 được lệnh từ nhiệm vụ đánh dương công, chuyển sang tiêu diệt vị trí 106. Lệnh vừa dứt, đơn vị chủ công của trung đoàn vượt qua tuyến bắn chặn của pháo binh địch, vận động dưới chiến hào bùn nước ngập ngang lưng, nhanh chóng tiêu diệt các hỏa điểm đầu cầu, rồi một mũi nhanh chóng thọc sâu vào sở chỉ huy của cứ điểm, bắt sống tên chỉ huy, tiêu diệt tiểu đoàn lê dương của địch và làm chủ cứ điểm trong vòng nửa giờ.

 Lúc này, anh em không hề nghĩ rằng việc tiêu diệt vị trí 106 đã mở ra cách đánh mới trên chiến trường Điện Biên Phủ những ngày tiếp theo của chiến dịch. Đó là cách đánh lấn, dùng đơn vị nhỏ, diệt từng lô cốt địch, phá từng đoạn hàng rào dây thép gai, tạo thành cửa mở rồi bất thần lao lên dứt điểm vị trí.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #129 vào lúc: 22 Tháng Chín, 2010, 08:11:40 pm »

 Tại hầm chỉ huy Ê-pec-vi-ê. Đờ Cát và bộ tham mưu của hắn dồn tâm trí vào đối phó với các cuộc tiến công trên các cao điểm phía Đông nên không hề hay biết gì. Đến khi được tin 106 bị tiêu diệt cũng là lúc hai đại đội ở vị trí 311 Tây-nam sân bay ra hàng. Viên đại tá vội ra lệnh cho một số khẩu đội pháo chuyển nòng pháo từ phía Đông về bắn chặn quân của hắn tháo chạy khỏi 311, nhưng đã muộn. Quân ta đã chiếm lĩnh vị trí và nhanh chóng phát triển trận địa về phía trung tâm Mường Thanh.

 Đêm hôm sau, lợi dụng sơ hở của địch, hai đội dũng sĩ của các đại đoàn 312 và  308 đã đột nhập sân bay Mường Thanh, tiêu diệt một số địch, bắt 10 tù binh Âu Phi.

 Hoạt động của các đội dũng sĩ của các trung đoàn bắt đầu phát huy tác dụng trong đợt tiến công thứ hai này. Đó là hình thức luồn sâu, đánh hiểm của các phân đội nhỏ trong lòng địch.

 Theo kế hoạch, các tiểu đoàn 11 và 115 của đại đoàn 312 và tiểu đoàn 54 của đại đoàn 308 có nhiệm vụ đi sâu vào phía trong, tiêu diệt trận địa pháo địch ở cứ điểm 210 tả ngạn sông Nậm Rốm và các đơn vị dù ứng chiến của địch. Các tiểu đoàn 115 và 54 đã nhanh chóng luồn qua khe hở giữa các điểm cao phái Đông, vượt đường 41 tiến sâu vào lòng địch. Riêng tiểu đoàn 11 mang danh hiệu truyền thống “tiểu đoàn Phủ Thông” đã lợi dụng hướng tiến công của đơn vị đánh đồi E bất ngờ một mũi thọc sâu vào đội hình tiểu đoàn dù 5, tiêu diệt nhiều địch. Thừa thắng ta tiến công cứ điểm pháo hình 210 và 2 đơn vị quân dù khác của địch. Đại đội 243 đã đuổi địch tới sát sông Nậm Rốm. Trời sáng anh em trú lại suốt ngày 31, đánh lui được nhiều đợt tiến công của địch và đêm đó được lệnh quay về.

 Đã 5 ngày đêm liên tiếp, Bộ chỉ huy chiến dịch theo dõi sát hoạt động của bộ đội trên các hướng mà trọng điểm là các trận đánh phía Đông.

 Cho đến đêm 3 tháng 4, cuộc chiến đấu trên cứ điểm A1 vẫn diễn ra giằng co quyết liệt, Trung đoàn 102 vẫn chưa giải quyết được ụ súng đặt trên đỉnh đồi mà anh em khi thì gọi là hầm ngầm khi thì gọi là lô cốt cố thủ.

 Sáng ngày 4 các đồng chí Tham mưu trưởng và Chủ nhiệm chính trị sang lán đồng chí tư lệnh chiến dịch báo cáo tình hình. Cuộc hội ý đi đến nhận định: Các đơn vị trên cứ điểm A1 cũng như ở các nơi khác đã chiến đấu hết sức dũng cảm. Nhưng trong trận A1, cán bộ chưa nắm chắc tình hình địch và cũng chưa nắm chắc được bộ đội. Đơn vị còn có một số khó khăn chưa giải quyết được. Lệnh cho đơn vị ở A1 để lại một bộ phận nhỏ trong đồn, xây dựng trận địa vững chắc, giữ phần đất đã chiếm được trong cứ điểm để chuẩn bị cho trận đánh sau này. Cho đại bộ phận rút ra ngoài. Tạm ngừng cuộc tiến công. Bổ sung đạn cho đơn vị kiềm pháo địch ở phía Nam để hạn chế pháo binh địch ở Hồng Cúm bắn lên A1, tạo điều kiện cho bộ phận bám trụ ở cứ điểm này xây dựng trận địa.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM