Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:08:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Điện Biên Phủ truyện kể với bạn bè  (Đọc 104741 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #60 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2010, 02:32:55 pm »

 Vậy mà trên hướng chính, hướng mà Na-va chờ đợi cuộc tiến công, đối phương vẫn im lặng, một sự im lặng “khó chịu” đối với viên tổng chỉ huy Pháp.

 Phải chăng các hoạt động “ngoài lề” đã thu hút hết sự cố gắng của họ? Phải chăng những nỗ lực của họ đã lên đến đỉnh cao? Hay là họ do dự trước sức mạnh của con nhím Điện Biên Phủ?

 Cân nhắc, suy tính, để rồi đi đến quyết định bắt đầu cuộc hành binh At-lăng vào ngày 20-1. Na-va rất khó chịu nhận thấy Cô-nhi “ngây thơ và dại dột, cục bộ và thiển cận”, chỉ biết bo bo giữ quân để bảo vệ vùng đồng bằng sông Hồng. Hắn ta đã bao lần nằng nặc yêu cầu bỏ cuộc tấn công vào vùng Việt Minh kiểm soát ở Liên khu 5 mà không biết rằng với tổng chỉ huy, không có At-lăng tức là không có chủ động tiến công cũng tức là không có Na-va. Bị động chống đỡ mãi rồi, hết Lai Châu, đến Trung Hạ Lào. Đã đến lúc phải ra tay.

 Thế là gần 30 tiểu đoàn các loại được tung ra. Giữa lúc Na-va đang say sưa rạp mình xuống tấm bản đồ chiến sự theo dõi các mũi tiến quân đổ bộ lên Tuy Hoà, Phú yên và giữa lúc tướng Blăng, chỉ huy trực tiếp cuộc hành binh At-lăng, còn đang nghi hoặc không hiểu vì sao cuộc tiến quân không gặp chủ lực đối phương thì bỗng có tin nhiều vị trí trên đường 14 bị tiêu diệt. Công Tum bị tràn ngập. Tướng Bô-pho (Beaufort) phải cho quân di tản, không chiến đấu, để chuyển hướng về giữ Plây-cu vì đường 19 bị uy hiếp nặng. Thế là cái quái thai At-lăng vừa lọt lòng đã bị nghẹt thở. Na-va buộc phải hạ lệnh rút lực lượng đang tham gia chiến dịch này và điều thêm mấy G.M từ Nam Bộ và Bình Trị Thiên đến để chữa cháy ở Bắc Tây Nguyên.

 Tất cả diễn ra quá nhanh, quá bất ngờ ngoài tầm dự kiến của tướng Na-va. Viên tổng chỉ huy đành ngậm bồ hòn tự nhủ lòng sẽ quyết tâm trở lại At-lăng. Phải chiếm bằng được vùng này và giao cho chính quyền Bảo Đại để tạo nên một ảnh hưởng chính trị sâu rộng đã được dự kiến từ thời Xa-lăng.

 Mục tiêu chiến lược ở miền Nam Đông Dương nguồn hy vọng hàng đầu của Na-va, tạm thời không thành. Viên tổng chỉ huy chuyển hướng suy nghĩ lên Tây Bắc, nơi đã được giao phó cho Cô-nhi – Đờ-Cát.

 Những gì đang diễn ra chung quanh lòng chảo Mường Thanh trong những ngày qua không khỏi khiến cho viên tướng Pháp lo lắng.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #61 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2010, 02:35:45 pm »

 Qua các trang sách viết về Điện Biên Phủ ba chục năm qua, các tướng lĩnh, sử gia, ký giả Pháp và phương Tây không sao nói lên được một thực tế là: bằng cách gì quân ta đã đưa được pháo vào trận địa để trút lửa xuống tập đoàn cứ điểm và để hạ hàng loạt máy bay của Pháp trên bầu trời Điện Biên.

 Nhìn cuộc chiến tranh Đông Dương qua lăng kính của quân viễn chinh Pháp, một quân đội được Mỹ cung cấp từ điều thuốc lá đến chiếc dây giầy, họ làm sao hình dung nổi những việc làm vượt trên sức chịu đựng của con người, những con người bình thường theo nếp suy nghĩ của họ.

 Sau hội nghị Thẩm Púa, trong lúc các chiến trường đẩy mạnh hoạt động phối hợp với mặt trận chính, thì trên mặt trận Điện Biên Phủ mọi công tác chuẩn bị được triển khai hết sức khẩn trương, trong đó nổi lên là việc kéo pháo vào trận địa.

 Chủ trương dùng sức người kéo pháo đã được quán triệt khi bàn kế hoạch tác chiến. “Chúng ta chủ trương mở đường kéo pháo không phải vì chúng ta không làm dược đường cho xe chạy, mà chính là để giữ bí mật để giành lấy yếu tố bất ngờ”.

 Pháo được xe kéo dừng lại ở km 69, đường 41. Từ đó, phải mở một con đường vượt qua một hệ thống núi dài 15km, từ phía Đông Bắc sang phía Tây Bắc Điện Biên Phủ. Chỗ cao nhất phải vượt qua là đỉnh Pú Pha Sỏng. 1.150m. Chỗ thấp nhất là vực Nậm Kho Hu, ở độ cao 600m so với mặt biển. Đường kéo pháo lại trọng tâm pháo địch. Đoàn cán bộ đi tỉnh sát địa hình, lập phương án làm đường kéo pháo và chọn trận địa pháo phải qua những nơi chưa có dấu chân người. Trong tay không có một tấm bản đồ chi tiết, không một khí tài đo ngắm hiện đại.

 Sau khi mạng đường đã được xác định trên sơ đồ, yêu cầu đặt ra với hai trung đoàn của đại đoàn 308 là trong một ngày đêm phải mở xong con đường  trên 10km để kéo pháo vào trận địa. Cán bộ công binh tính toán và lo ngại. Trong 24 giờ, phải hàng vạn dân công mới làm kịp. Nếu chỉ có hai trung đoàn, ít nhất phải tăng thời gian lên gấp 5 lần.

 Vậy mà quân ta đã đạt được một kết quả không hề lường trước: Chỉ sau 20 giờ lao động khẩn trương và chỉ với cuốc xẻng, dao, choòng và mìn phá đá. 5.000 chiến sĩ đại đoàn 308 đã hoàn thành tuyến đường vượt kế họach của Bộ tham mưu mặt trận. Thêm một thành tích nổi bật, tô thắm truyền thống mở đường thắng lợi của quân đội ta.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #62 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2010, 02:40:59 pm »

 Đi trên con đường quân sự làm gấp, người cán bộ pháo binh đã thấy trước những khó khăn của bước thứ hai: kéo pháo vào trận địa. Độ dốc trung bình: 30 đến 40 độ. Đột xuất, có dốc 60 độ. Cả lựu pháo và cao pháo đều nặng trên 2,5 tấn. Một khối thép khổng lồ phải vượt núi trên trục đường sát địch, có chỗ qua 7 đợt dốc liên tục. Phần lớn được cây cao che kín nhưng cũng có đoạn đường trống trải. Pháo địch thường bắn cầm canh vu vơ ra chung quanh cứ điểm để ngăn chặn công tác chuẩn bị của ta. Đường kéo pháo trong tầm đại bác của địch. Mấy yêu cầu đồng thời được nêu lên, không thể thiếu một: Bảo đảm bí mật, an toàn cho người, cho pháo và kịp thời gian qui định là 2 ngày, 3 đêm.

 Tư tưởng phải thông. Cứ nhìn khí thế bộ đội đủ thấy điều đó, không khó lắm. Nhưng tổ chức thế nào? Bện dây, tổ chức lực lượng kéo, đặt tới ở những dốc đứng, tổ chức thông tin, nguỵ trang giữ bí mật, kế hoạch tránh phi pháo địch, tổ chức ăn uống đảm bảo sức khoẻ sẵn sàng bước vào chiến đấu. Một loạt công việc đặt ra cho các cơ quan tham mưu. chính trị và cung cấp của mặt trận, các bộ tư lệnh đại đoàn bộ binh 312 và đại đoàn công pháo 351.

 Một đường dây điện thoại được mắc từ bộ chỉ huy kéo pháo đến thẳng Sở chỉ huy chiến dịch. Cán bộ trực ban  nắm và báo cáo tình hình từng bước đi của đoàn voi thép.

 Bộ đội bắt đầu kéo pháo vào trận địa.

 Chúng ta hãy theo dõi một đơn vị, đi sát một thanh niên mới nhập ngũ, chưa đầy một tuổi quân, hôm nay cũng có mặt trong đoàn quân kéo pháo.
Những chiến sĩ bộ binh trẻ măng lúc đầu chưa biết thế nào là kéo pháo vượt đèo. Nghe nói mỗi đại đội bố trí một trăm người kéo một khẩu, có người cho là “bở ăn” quá. Một trăm con người! Mỗi người chỉ cần bám vào một tí cũng đủ cho pháo chạy băng băng!

 Quả thật có khẩu xuất phát từ quãng đường bằng lúc đầu pháo đi nhanh vùn vụt. Nhưng rồi, ngay từ cái dốc đầu tiên, chưa lấy gì làm dốc lắm, nhiều anh bạn trẻ đã thấy là mình lầm. Hai tay miết chặt, căng xoạc ra, người rạp xuống, thế mà “nó” chỉ nhích lên từng tấc. Hô hét khản cổ. Thở hổn hển bằng mũi, bằng mồm và cả bằng tai. Nhích lên tí nào chèn ngay bánh, nếu không pháo sẽ tụt. Ỳ ạch mãi rồi cũng lên đến đỉnh dốc. Lên đã khó, xuống dốc, càng khó hơn vì pháo dễ tuột, dễ chệch đường và lăn kềnh xuống vực. Phải kéo ngược chiều, kìm hãm từng bước, chèn pháo từng bước.

 Một đêm đầu, với một trăm con người kéo, pháo đi chưa được một nghìn mét. Các chàng trai thú thật: Người mệt bã ra. Nghe nói còn phải qua hơn 10km nữa, thật không dễ ăn như suy nghĩ lúc đầu. Rồi chàng trai kết luận: Tôi cho rằng cái gian nan đệ nhất là cái gian nan của việc kéo pháo. Nếu không phải là quân đội cách mạng thì không thể nào kéo nổi những khối thép khủng khiếp để vượt qua bao đèo dốc vào trận địa.

Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #63 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2010, 02:42:53 pm »

 Nhưng rồi quen sức, quen tay, tổ chức có thêm kinh nghiệm kéo nhanh hơn, đỡ vất vả hơn. Đó cũng là lúc hai bàn tay dã chai cứng, dày như da gót chân, các ngón tay to bè ra, vuông lại. Có chàng đũng quần thủng hẳn. Đó là kết quả những lần ngồi miết xuống đất để nghìm pháo. Pháo trôi, người bị kéo theo tuồn tuột.

 Cầm vào dây pháo, đổ mồ hôi trên đường kéo pháo, các chàng trai bộ binh càng khâm phục các bạn pháo thủ làm nhiệm vụ lái pháo, chèn bánh pháo. Suốt trong những ngày kéo pháo căng thẳng, các chiến sĩ pháo binh luôn luôn ở vị trí nguy hiểm nhất. Khi lên dốc, bám dằng sau, khi xuống dốc, đi đằng trước, kể cả những lú bom đạn địch nổ trên đường kéo pháo. Chính trong những giây phút căng thẳng đầy thử thách đối với sự an toàn cho người, cho pháo, chỉ cần người kéo lỏng tay một chút là có thể gây thương vong cho pháo thủ, làm thiệt hại đến khẩu pháo. Thế mà các chàng trai họ nhà pháo vẫn bình tĩnh chèn pháo, bình tĩnh lái pháo, tỉnh táo hướng dẫn cho “voi” tới đích an toàn.

 Tờ báo của quân đội, xuất bản ngay tại mặt trận, đưa tin hàng ngày, giới thiệu những sáng kiến, biểu dương những gương hy sinh quên mình bảo vệ pháo. Bài Hô kéo pháo ra đời, lan truyền rất nhanh, trước hết là trong đại đoàn 312, đơn vị bộ binh kéo pháo.

 Thực tế ngày càng chứng tỏ kéo pháo là việc vừa mới, vừa khó, chứng tỏ kế hoạch lúc đầu của cơ quan không sát. Dự kiến ba đêm pháo phải vào trận địa sẵn sàng nổ súng tiến công, rõ ràng là việc không thể thực hiện được. Đêm thứ nhất: hàng ngàn con người quần quật suốt đêm mới đưa được 7 khẩu lựu pháo vào tới cửa rừng, trong khi theo kế hoạch là cả 24 khẩu. Ngày thứ hai, lợi dụng rừng cây kín đáo, đoàn quân kéo pháo hỳ hục suốt từ sáng đến tối mới đưa vào sâu thêm được một km nữa. Bảy đêm trôi qua, nặng nề, căng thẳng và cũng chậm chạp như bước đi của đoàn quân kéo pháo. Lác đác đã có thương vong. Vậy mà những khẩu lựu pháo vẫn chưa tới được bên phía đường Lai Châu – điện Biên. Chưa nói gì đến cao pháo.

 Suốt trong tuần lễ bộ đội kéo pháo, không khí trong Sở chỉ huy chiến dịch nhộn nhịp, sôi nổi nhưng cũng thật là căng thẳng. Tiếng điện thoại luôn vang lên, vọng về tin tức kéo pháo của các đơn vị. Từng đêm, từng buổi, các đồng chí lãnh đạo theo dõi sát bước chân đi của đoàn voi thép. Cán bộ chủ trì các cơ quan tác chiến, tuyên huấn, bảo vệ đều xuống tận nơi giúp vào việc chỉ đạo kéo pháo.

 Thời gian đã kéo dài gấp ba lần so với dự kiến kế hoạch. Ngày nổ súng đã đến.

 Mười ngày đã qua đi, kể từ cuộc hội nghị phổ biến kế hoạch tác chiến. Báo cáo của các tổ trinh sát bám địch ngày càng khẳng định: Tình hình địch trong lòng chảo Mường Thanh đã có những thay đổi đáng kể.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #64 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2010, 07:50:46 pm »

 Đúng là từ sau khi số phận của tập đoàn cứ điểm được Na-va giao cho Cô-nhi thì viên tướng chỉ huy quân viễn chinh ở Bắc Bộ không còn giữ thái độ lừng chừng nữa. Hắn thấy quân đồn trú ở Điện Biên Phủ đứng trước một đối thủ không thể coi thường. Kết quả của trận đánh trên cánh đồng Mường Thanh này không những ảnh hưởng lớn đến cục diện cuộc chiến tranh mà còn quan hệ trực tiếp đến uy tín của hắn đối với Na-va, thậm chí quyết định cả tiền đồ cuộc đời binh nghiệp của chính hắn ta, người được uỷ thác bảo vệ “Véc-đoong châu Á”. Nếu Na-va muốn lấy thắng lợi của At-lăng làm nấc thang danh vọng thì hắn – Cô nhi – con đường tiến thủ sẽ là đây, tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

 Đồng bằng có khó khăn, nhưng là chiến trường rộng. Trừ sư đoàn 320, ở đây đối phương chỉ có những lực lượng tại chỗ, trong khi phía Pháp còn trên dưới 20 tiểu đoàn cơ động chiến lược. Kế hoạch mở cuộc tiến công ra vùng trung du Bắc kỳ không những không còn cần thiết mà còn không thể thực hiện được. Đưa quân đi xa, vùng châu thổ sẽ sơ hở. Rõ ràng chỉ có Điện Biên Phủ mới là nơi diễn ra cuộc đọ sức chủ yếu.

 Cô-nhi quyết ra tay. Hắn tuyên bố với hãng thông tấn Mỹ U.P: “Tôi mong muốn cuộc đọ sức này – Tôi sẽ làm tất cả để Việt Minh thất bại và để họ phải chừa cái thói mạo hiểm về chiến lược lớn”.

 Trong thâm tâm, Cô-nhi còn muốn dùng thắng lợi thực tế để trả lời một số nhân vật quân sự cao cấp ở Pa-ri, như các viên tham mưu trưởng quân chủng (tướng Phay –không quân; tướng Blăng – lục quân), sau khi sang thăm Điện Biên Phủ còn ít nhiều hoài nghi về kết quả trận đánh. Họ cho rằng mùa mưa sắp đến, đề phòng quân đồn trú có thể bị chết chìm !

 Tất cả những suy nghĩ trên đã trở thành động lực thúc đẩy Cô-nhi dồn sức cho tập đoàn cứ điểm, trực tiếp đôn đốc Đờ Cát củng cố hệ thống phòng ngự trong lòng chảo Điện Biên.

 Phía Bắc, Ga-bri-en (Gabrielle – cứ điểm đồi Độc Lập) không thể chỉ là một vị trí tiền tiêu mà phải được tăng cường thành “một trong những tổ chức phòng ngự tốt nhất của tập đoàn cứ điểm”, do tiểu đoàn lính An-giê-ri tinh nhuệ (5/7 è RTA) đảm nhiệm. Ga-bri-en phải cùng Bê-a-tơ-ri-xơ (Beatrice – Him Lam) bảo đảm che chở khu trung tâm đề kháng, cho sân bay từ hướng Bắc – Đông Bắc. Do vị trí của nó, ở chính hướng bắc của sân bay, Ga-brri-en phải được tăng cường mọi phương tiện cần thiết, đủ sức bảo vệ đường trục máy bay hạ cánh và khu vực nhảy dù.

 Phía Nam: I-da-ben (Isabelle – Hồng Cúm), phải được mở rộng, từ một cứ điểm thành một cụm cứ điểm, một trung tâm đề kháng lớn, có sân bay phụ, có pháo binh và xe tăng riêng. Hai tiểu đoàn Âu-Phi phải đủ sức đứng vững ở vị trí này. Hoả lực pháo binh của vị trí phải được dùng để yểm trợ cho cả khu trung tâm Mường Thanh.

 Toàn bộ số phận của quân đồn trú phụ thuộc vào việc bảo đảm cho sân bay được tự do phát huy tác dụng. Hướng phòng ngự chủ yếu tập trung vào các vị trí trung tâm, tức là vào việc bảo vệ trực tiếp đường băng hạ cánh của máy bay. Hai phần ba tổng số quân đồn trú phải bảo đảm tính vững chắc của phân khu trung tâm, gồm 5 cụm cứ điểm nằm hai bên bờ sông Nậm Rốm, lại phân khu này có sở chỉ huy tập đoàn cứ điểm và cũng là nơi xuất phát của lực lượng phản kích, gồm 3 tiểu đoàn dù và 7 xe tăng. Các điểm cao phía Đông của hai cụm điểm tựa Đo-mi-nich và Ê-li-an (Dominique – Enane) đóng vai trò quan trọng khống chế toán khu trung tâm. Quân đồn trú dưới cánh đồng thuộc khu trung tâm có thể dựa vào sự yểm trợ của đô-mi-nich và Ê-li-an để tăng cường sức đề kháng.

 Cô-nhi cũng phát hiện phía Tây sân bay còn sơ hở. Phải tổ chức thêm 2 cứ điểm nữa ở Bản Ban và Bản Ong Pét, “để tăng thêm độ dày" phía Tây sân bay...
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #65 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2010, 07:54:10 pm »

 Thế là mọi công việc tăng cường phòng thủ của tập đoàn cứ điểm được bổ sung khẩn trương tỏng những ngày cuối tháng 1-1954. Và ngày 26, tập đoàn cứ điểm được đón tiếp một phái đoàn cỡ bự do bộ trưởng Quốc gia Liên kết Giắc-kê dẫn đầu vừa từ Pa-ri sang. Ngoài những con số khổng lồ mà các vị khách được nghe báo cáo (12 tiểu đoàn bộ binh và dù, 5 tiểu đoàn binh chủng bảo đảm, 3.000 tấn dây thép gai...), phái đoàn còn được xem mọi thứ trang bị hiện đại khác: súng phun lửa – mìn đĩa, mìn thường, na-pan chôn dưới đất, phương tiện chống đạn khói, máy hồng ngoại...
Được dẫn đi xem các cứ điểm, phái đoàn đã tận mắt chứng kiến tất cả các vị trí đều có mạng lưới dày đặc hầm trú ẩn, hào giao thông, lô cốt... tất cả được che chở bằng những lớp dây thép gai rộng ít nhất 50 mét và những bãi mìn...

 Trong phái đoàn, không phải không có ý kiến về một số điểm cần được nghiên cứu, bổ khuyết. Nào là sức chịu đựng của hầm trú ẩn liệu có bảo đảm nếu đối phương có pháo lớn? Nào là an toàn của sân bay quá mỏng manh; việc tổ chức phản kích chưa được chuẩn bị chu đáo để chiếm lại các vị trí bị mất trong đêm; nào là cây cối bị chặt hết, làm cho tập đoàn cứ điểm bị lộ ra trơ trụi trên cánh đồng bao la, hoàn toàn thiếu nguỵ trang, giữa bãi trống bị cày xới lên, tạo thành lớp bụi vàng mênh mông, tương phản với các điểm cao chung quanh với rừng là xum xuê, đối phương không thể bị phát hiện. Trong khi đó thì “mọi động tĩnh dù nhỏ nhất bên trong tập đoàn cứ điểm cũng không thể lọt khỏi mắt các đài quan sát của đối phương từ trên cao nhìn xuống”...


Điện Biên Phủ nhìn từ trên cao - Nguồn: www.baodienbienphu.info.vn

 Nhưng mọi ý kiến về những sơ xuất đã được bỏ qua đi nhanh chóng, khi mà mọi người đang nhấm nháp cái cảm giác khoái trá bên những họng súng, những rào dây thép gai, những công sự dã chiến. Người ta được nghe Pi-rốt cam đoan làm câm họng pháo binh đối phương ngay sau loạt đạn đầu tiên. Người ta cũng được nghe Cô-nhi cam đoan giữ cho được, bằng bất cứ giá nào, tập đoàn cứ điểm hay ít nhất cũng giữ được khu phòng thủ thu hẹp, gồm những cứ điểm Clô-đin. Ê-li-an, Đô-mi-ních, Huy-ghét và An-nơ Ma-ri, tóm lại là toàn phân khu trung tâm.

 Sau này, khi trắng đen đã rõ ràng, thắng bại đã ngã ngũ, chính người PHáp mới nhận xét rằng: trong buổi tiếp hôm đó, cả chủ và khách “đều tin tưởng thái quá vào ưu thế về phương tiện vật chất của chúng ta cũng như sự đánh giá hết sức sai lầm về lòng dũng cảm của đối phương và về những khả năng pháo binh của họ”.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #66 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2010, 07:56:08 pm »

 Nhiều chi tiết trên đây, sau này chúng ta mới biết.

 Nhưng rõ ràng là trong mười ngày qua, trước ống kính của các đài quan sát, qua những sơ đồ mà các tổ quân báo vẽ được trong khi luồn sâu trinh sát tỏng lòng địch, tất cả đều nói lên một thực tế là địch đã tăng cường lực lượng, đã củng cố hệ thống phòng ngự của chúng. Phải chăng chúng đã sẵn sàng chờ đợi cuộc tiến công của ta? Trận đánh liệu có kết thúc thắng lợi giòn giã nếu một loạt câu hỏi sau đây chưa được giải đáp thoả đáng:

 - Các khẩu đội pháo chiếm lĩnh trận địa chậm, liệu công tác chuẩn bị kết hoạch hoả lực và phần tử bắn có bảo đảm?

 - Trong chuẩn bị, pháo và trận địa đã khó như vậy, thì trong chiến đấu, nếu cần cơ động thì cơ động thế nào?

 - Xuống cánh đồng, địa hình bằng phẳng, bộ đội sẽ chiến dấu thế nào dưới hoả lực phi pháo địch? Làm thế nào để hạn chế chỗ mạnh đó của chúng?

 - Khi ta đánh sâu vào trong lòng địch rồi, nếu chúng tập trung về cố thủ trên các điểm cao phía Đông hoặc tăng cường lực lượng cho phân khu Nam (Hồng Cúm) thì làm thế nào để chiến dịch kết thúc nhanh gọn được?

 Đó là những suy nghĩ của một số không ít cán bộ đã từng đặt ra trong và sau hội nghị Thẩm Púa chung quanh một câu hỏi: Đánh thế nào? Và mười ngày qua, việc kéo pháo thêm một buổi là cũng thêm một lần câu hỏi về cách đánh lại được Đảng uỷ mặt trận và đồng chí tư lệnh chiến dịch nghiên cứu cân nhắc để tìm ra lời đáp, nhất là khi nhận được những tin tức địch tăng cường lực lượng, củng cố trận địa phòng ngự của chúng.

 Mười ngày qua, Bắc Tây Nguyên, đồng bằng sông Hồng và các chiến trường khác đã hoạt động tốt, phối hợp và chia lửa với chiến trường trọng điểm Điện Biên Phủ. Vậy thì, tại cánh đồng Mường Thanh, nơi đối mặt giữa hai lực lượng chủ yếu của ta và của địch, đánh thế nào để bảo đảm chắc thắng?

 Theo kế hoạch cũ, ngày dự định nổ súng tiến công đã đến, cũng tức là đến lúc câu hỏi nóng bỏng duy nhất đó phải được giải đáp.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #67 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2010, 08:01:00 pm »

12. GIỮA NHỮNG NGÀY XUÂN SANG


 Trong lịch sử chiến dịch Điện Biên Phủ, ngày 25-1 là một ngày đáng ghi nhớ. Đó là ngày ta dự kiến nổ súng tiến công tập đoàn cứ điểm, theo phương châm “đánh nhanh giải quyết nhanh”, đã được xác định trong hội nghị Thẩm Púa.

 Ít nhiều địch đã đánh hơi thấy điều đó. Chúng phán đoán ta sẽ tiến công vào khoảng cuối tháng 1 này.

 Suốt mấy tháng qua. Đờ Cát cố làm cho bọn sĩ quan và binh lính thuộc quyền có một cuộc sống “bình thường” ngoài những giờ lao động khổ sai để xây dựng trận địa. Viên chỉ huy tập đoàn cứ điểm hy vọng cấp dưới có những giây phút lãng quên cảnh tù túng, chôn chân ở cái thung lũng giữa nơi rừng xanh này.

 Chiều chiều, bọn lính Thái lao vào sòng bài sửu để sát phạt nhau, hoặc giải phiền trong tiệm thuốc phiện. Còn bọn quan lính người nước ngoài thì hoặc mò đến các “nhà chứa dã chiến lưu động” với bọn gái làm tiền được đưa từ Hà Nội lên, hoặc ngồi trước cửa hầm, hút thuốc, đánh bài, uống rượu trên những bộ ghế sắt nhà binh. Rượu và bia là những món hàng đắt khách. Bọn lái máy bay đánh hơi rất nhạy điều đó. Thế là, mỗi chuyến bay chúng kiếm những món tiền lớn. Giá bán ở Điện Biên Phủ thường gấp ba lần giá ở Hà Nội.

 Lính dù và lê dương thường được “cưng” hơn. Bọn chỉ huy làm ngơ trước những hành vi lính tẩy của tụi lính đi mò gái, cướp gà, cướp lợn, bắn trâu của dân bản. Bọn tay sai Đèo Văn Long và “cha” Đông ra sức dùng những lời lừa bịp, ru ngủ, nhưng hành động thực tế của binh lính trong tập đoàn cứ điểm đã sớm vạch trần chân tướng quân xâm lược trước nhân dân.


Lính Pháp tràn vào một bản người Thái ở ĐBP - Nguồn: www.baodienbienphu.info.vn
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #68 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2010, 08:04:18 pm »

 Nhưng từ 22.1, cuộc sống “bình thường hoá” giả tạo của quân Pháp trong lòng chảo  Mường Thanh không còn nữa. Hôm đó, cả Na-va và Cô-nhi bay lên Điện Biên Phủ để đôn đốc một cách gay gắt việc chuẩn bị đối phó với cuộc tiến công “sắp tới” của Việt Minh.

 Từ đó, binh lính và sĩ quan sống trong trạng thái đợi chờ căng thẳng. Hàng ngày, sương vừa tan, Đờ-Cát lại cho máy bay trinh sát lượn hết vòng này vòng khác trên các triền núi quanh lòng chảo, chụp ảnh những nơi chúng nghi ngờ ta tập trung quân, chuẩn bị tiến công. Đờ Cát và Pi-rốt, chỉ huy pháo binh tập đoàn cứ điểm, cũng nhiều lần đích thân bay lên, nhòm ngó, xoi mói tìm trận địa pháo của ta.

 Hôm nay, 25.1, tình hình có vẻ căng thẳng hơn. Lính bị cấm trại toàn bộ. Bọn sĩ quan hỏi nhau: Việt Minh tiến công? Cũng có thể. Nhưng cũng có tin phái đoàn từ Pa-ri sang kiểm tra chiến trường. Lạy Chúa! Mong sao hai việc không xảy ra cùng một lúc!

 Nhưng rồi một ngày sắp trôi qua. Mặt trời nhạt dần rồi khuất hẳn sau dãy Pú Tà Cọ. Màn đêm trùm xuống cánh đồng. Đèn trong các vị trí bật sáng. Trong hầm chỉ huy Ê-péc-vi-ê, đại tá Đờ - Cát bồn chồn, chờ đợi.

 Trời hửng sáng. Vẫn im ắng. Một sự im ắng khó chịu. Buổi sáng, họ bắt tay chào nhau, kèm theo một cái nhún vai nhiều ý nghĩa.

 6 giờ. Một bức điện ngăn gọn từ hầm chỉ huy của Đờ-Cát bay về Hà Nội và Sài Gòn: RAS17. Thế là qua một đêm bình yên vô sự. Việt Minh chưa tiến công.

 Ngay sau khi nhận được điện báo cáo của Đờ-Cát, tổng chỉ huy Na-va cùng với Cô-nhi yên tâm đưa ngài bộ trưởng Giắc-kê cùng phái đoàn vừa từ Pa-ri sang bay lên Điện Biên Phủ.
------------------------
 17. Rien và signaler – Không có gì để thông báo, báo cáo.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #69 vào lúc: 13 Tháng Chín, 2010, 08:06:35 pm »

 Một trung đội lê dương bồng súng chào các vị khách bệ vệ từ máy bay bước xuống. Bộ trưởng mặc quần áo đi săn màu “be”, miệng ngậm tẩu. Cao uỷ Đờ-Giăng ăn mặc theo kiểu đi dạo mát trên đường phố Sài Gòn. Na-va nhỏ bé, vẻ mặt bồn chồn đi một bên Cô-nhi oai vệ chững chạc như con gà trống tốt mã. Cả hai đều chống loại gậy leo núi, một thói quen mang tính truyền nhiễm của tướng tá Pháp.

 Cuộc viếng thăm kéo dài ba giờ. Bữa ăn trưa có cả cua bể và rau sống do vợ Đờ Cát gửi lên cho chồng thết khách. Trời sắp về chiều. Một thời điểm báo động. Nếu Việt Minh chưa tiến công tối hôm qua, không có nghĩa là họ không nổ súng hôm nay, 26.1. Na-va ghé tai Mắc Giắc-kê thì thầm:

 - Thưa ngài bộ trưởng, có thể chiều nay Việt Minh tiến công. Chúng tôi có trách nhiệm bảo vệ ngài...

 Máy bay của cái bộ tứ kênh kiệu ấy cất cánh, để lại một Đờ Cát đứng mũi chịu sào trước cơn giông tố mà họ dự đoán là sẽ nổi lên đêm nay. Viên đại tá trở về hầm chỉ huy, dáng tư lự. Vẫn chiếc ca-lô màu tiết dê đội lệch một cách hờ hững. Đi bên là trung tá Pi-rô, mặt tròn trĩnh, một ống tay áo của cánh tay cụt cài lòng thòng vào thắt lưng.

 Lệnh phát ra cho ba quân: Sẵn sàng nghênh chiến.

 Nhưng rồi đêm 26 lại lặng lẽ trôi qua. Sáng hôm sau, lại một bức điện ngắn: R.A.S.

 Cả hai cơ quan tham mưu của Cô-nhi ở Hà Nội và của Na-va ở Sài Gòn đều ngơ ngác. Thế là thế nào? Rõ ràng Phòng Nhì cho biết Việt Minh sắp tiến công. Phải chăng họ bỏ cuộc? Không nổ súng ở Điện Biên Phủ thì họ tiến công ở đâu?

 Ngay lúc đó, một bức điện của tướng Blăng bay về Sài Gòn, như để trả lời câu hỏi vừa được nêu lên. Việt Minh đánh mạnh ở Bắc Tây Nguyên. Kông Tum bị uy hiếp nặng nề từ phía Bắc.

 Na-va lo cho số phận của Át-lăng. Phải đối phó sao đây. Liệu Blăng xoay xở ra sao khi cuộc hành binh A-rê-tuy-đơ (bước I của Át-lăng) vừa bắt đầu được mấy ngày ?

 Đối với Na-va và bộ tham mưu của ông ta, hoạt động của đối phương “thật là khó hiểu”. Sau này khi đã về vườn, viết hồi ký biện bạch cho những chuyện đã qua, viên tướng Pháp này vẫn chưa giải đáp được nhiều điều, ngay từ hồi đó đã từng là những ẩn số. Mãi hai mươi chín năm sau, trên tờ Người quan sát mới số ra ngày 8 tháng 4-1983, căn cứ một phần vào sách báo công khai của ta, nhà sử học Bu-da-ren (G.Bouda-el) mới hé mở một vài điều mà lúc đó phương Tây chưa hề biết. Ông ta đưa ra những luận chứng để thuyết minh về những gì đã xảy ra ngày 25-1 tại Sở chỉ huy chiến dịch của ta ở Mường Phăng. Trong những luận chứng đó, có cái đúng và cũng không ít điều không đúng. Không đúng cũng là điều dễ hiểu và không đến mức cần cải chính.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM