Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 05:16:36 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Điện Biên Phủ truyện kể với bạn bè  (Đọc 104922 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #40 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2010, 08:23:21 pm »

 Ta được biết rằng trong sự phán đoán âm mưu địch. Bộ Tổng tư lệnh có dự kiến khả năng địch tiến công ra vùng tự do ở hướng trung du, hòng ngăn trở ta triển khai kế hoạch mùa khô. Khi thông qua kế hoạch tác chiến chiến lược Đông Xuân. Bộ Chính trị cũng chỉ rõ: phải sẵn sàng cơ động lực lượng tiêu diệt địch, bảo vệ vùng tự do, nhất là ở những nơi đang diễn ra cuộc đấu tranh của nông dân, thực hiện chính sách ruộng đất.

 Sau này ta được biết sự phán đoán này rất chính xác vì nó trúng với ý đồ của địch. Tướng Cô-nhi, chỉ huy quân Pháp ở Bắc Bộ, người được mệnh danh là “con gà trống tốt mã”, lúc này đang cố vật nài Na-va chuẩn y kế hoạch tiến công ra vùng Thái Nguyên hay Phú Thọ để “thu hút chủ lực của Việt Minh đang tiếp tục ép xuống đồng bằng”. Cô-nhi hy vọng bằng một cuộc hành quân cỡ “vừa phải” (1-2 G.M) phía Pháp không những kìm chân được đại đoàn 312 ở trung du, thu hút được 304 trở về để đối phó (!). Như vậy, đồng bằng không còn bị đe doạ mà toàn bộ kế hoạch mùa khô của ta còn bị đảo lộn. Cô-nhi càng sốt ruột, khi thấy tin tức cho biết, cứ mỗi buổi chiều, từ phía Thái Nguyên và Phú Thọ, bộ đội cứ rầm rập hành quân đổ về xuôi. Hắn có biết đâu rằng đó chỉ là các đơn vị bộ đội địa phương, các trường quân chính, đại bác  gỗ sơn đen vác trên vai, đang hàng ngày hành quân “Nam tiến”. Và Cô-nhi đã bị “cắn câu” trước hoạt động nghi binh của ta. Y càng khẳng định sức ép đối với đồng bằng chưa giảm, nhất là kh có tin 308 “mất hút” dọc đường lên Tây Bắc (phải chăng trước khi đến Nà Sản họ đã “đằng sau quay”?). Còn 312 thì vẫn bặt vô âm tín.

 Sự thật thì như thế nào?

 Trong khi đại đoàn 316 vừa lập công đầu trong chiến dịch giải phóng Lai Châu và 308 đang bám sát địch và chuẩn bị chiến trưởng ở Điện Biên Phủ thì đại đoàn 312 cùng một bộ phận của 304 và hai trung đoàn pháo vẫn tiếp tục giấu kín lực lượng ở Phú Thọ và Tuyên Quang. Kế hoạch đánh địch tiến công ra đã được xác định. Các phần tử bắn của pháo binh đã được chuẩn bị sẵn trên một số vị trí xung yếu dọc đường số 2: ngã ba Phú Hộ, Trạm Thản. Chân Mộng các bến đò Hiên, Bình Ca, Đoan Hùng.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #41 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2010, 08:24:50 pm »

 Có cán bộ hy vọng địch đánh ra vì cho rằng như vậy không những khối chủ lực của chúng bị phân tán mà ta lại có thời cơ tiêu diệt địch trên chiến trường đã chuẩn bị. Còn bộ đội thì sốt ruột, mà lý do giản đơn là “thu đông đã đến rồi mà “vẫn nằm chơi”! Có những vấn đề bí mật chiến lược lúc đó không thể phố biến rộng rãi. Anh em thắc mắc vừa là chính đáng và cũng dễ hiểu. Càng dễ hiểu khi từ mặt trận dội về tin thắng lợi đầu tiên trên hướng Tây Bắc và cả của 320 ở đồng bằng. Chẳng cứ chiến sĩ, mà cả một số cán bộ, khi nghe những thắng trận ở phía trước, có lúc tỏ ra bực dọc thốt ra: “Đánh hướng nào thì đánh. Cho nhổ neo đi thôi! Đông sắp qua, xuân sắp tới rồi. Người ta thì đánh đấm ầm ầm, mình thì cứ ro ró trong rừng sâu”.

 Mặc dù thắc mắc, nhưng anh em vẫn tôn trọng mọi chế độ phòng gian giữ bí mật. Các trung đoàn pháo mới ra đời và đang “ẩn lặng như tờ”, đối với địch là một ẩn số đã đành, sự “mất tích” của đại đoàn 312 vẫn là một điều bí ẩn chưa khám phá ra. Hàng ngày, qua điện đài, ta vẫn thấy chúng hỏi nhau i ới về tung tích đại đoàn này.

 Có một đêm, 10 tháng 12, đại đoàn ra lệnh hành quân gấp. Anh em thở phào, nhẹ nhõm. Toàn đơn vị hối hả nhưng bí mật xuất quân. Từ Cao Điền, Hương Xạ, lên đến Đại Phạm, Lương Bằng, Sơn Nhiễu (vẫn đất Phú Thọ) thì được lệnh dừng chân Anh em nghỉ lại, nhưng vẫn trong tư thế sẵn sàng tiếp tục hành quân. Nhưng rồi, ngày qua ngày, lại trú quân kéo dài. Cơ quan tham mưu cấp trên thông báo: Cuộc hành quân nghi binh thực hiện tốt. Địch chưa phát hiện được dấu vết của đơn vị.

 Không khí ở trung đoàn 57, đại đoàn 304 cũng vậy. Anh em biết rằng đơn vị bạn, trung đoàn 66 đã hành quân sang phối hợp với bạn ở hướng Trung Lào. Đã giải phóng Thà Khẹt và một vùng rộng lớn trên đường 13 và đường 9. Không chỉ tin thắng trận ở Trung Lào mà tiếp ngay là tin chiến thắng ở Hạ Lào, Đông và Đông Bắc Cam-pu-chia. Anh em còn được nghe tin tướng Na-va đã vội vã điều quân sang Lào để đối phó và những “con nhím” lại xuất hiện ở Xê Nô, Pạc Xế. Vì vừa tạm biệt vùng phía Nam châu thổ sông Hồng nên anh em 57 đặc biệt quan tâm đến tin chiến thắng của “đơn vị đồng hương 320”. Dù có mang tiếng là “địa phương chủ nghĩa” đôi chút thì anh em cũng chú ý nhiều hơn đến tin tức chiến thắng ở quê hương. Hàng loạt vị trí quan trọng của địch bị quét. Quân ta đánh mạnh trên các sông lớn. Đường 5 liên tiếp bị uy hiếp. Phòng tuyến sông Đáy lại nhiều lần bị rung chuyển.

 Xa hơn về phía Nam, những trận đánh giao thông của bộ đội Bình Trị Thiên trên đường I, những cuộc bao vây, bức hàng, bức rút hàng loạt đồn bốt địch ở Nam Trung Bộ, kết quả luồn sâu, đẩy mạnh phong trào trong vùng tạm bị chiếm của các tiểu đoàn chủ lực Khu và Tỉnh ở Nam Bộ...
Ngày lại ngày, tin chiến thắng nơi nơi. Na-va bị động đối phó từng bước. Trong khi đó, đơn vị vẫn chưa được lệnh lên đường. Sốt ruột.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #42 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2010, 08:26:56 pm »

 Trong lúc một số đơn vị đang nóng lòng chờ ngày xuất quân thì vào những ngày đầu tháng 12, tại cơ quan Bộ Tổng tư lệnh, bao vấn đề trọng đại đang được đặt ra để thảo luận và đề bạt lên trên.

 Đúng như dự kiến chung của ta, địch đã co về Điện Biên Phủ. Xấp xỉ 10 tiểu đoàn địch đã bị hút xuống lòng chảo Mường Thanh. Qua báo cáo hàng ngày từ Sở chỉ huy tiền phương gửi về, trong Bộ Tổng Tư lệnh đã hình thành những ý niệm đầu tiên về cách bố trí phòng ngự của địch và về cách đánh của ta nếu mở chiến dịch tiến công quân địch ở đây. Mặc dù vội gạt bỏ khả năng địch có thể rút, nhưng rõ ràng là một tập đoàn cứ điểm cỡ lớn, với những đơn vị tinh nhuệ nhất của địch, đã hình thành trên cánh đồng Điện Biên.

 Trên các chiến trường khác, hoạt động bước đầu của ta trong Đông Xuân đã giành được những thắng lợi quan trọng. Khối cơ động chiến lược của địch không còn nguyên vẹn. Riêng ở đồng bằng Bắc Bộ, lực lượng địch còn đông nhưng đã phải rải ra để đối phó với chiến tranh du kích đang phát triển mạnh. Ta đã thực hiện được một bước quan trọng chủ trương phân tán khối chủ lực của địch tập trung ở đồng bằng. Vẫn không loại trừ khả năng địch mở chiến dịch tiến công ra vùng tự do Liên khu V, nhưng chắc chắn cuộc hành binh này sẽ bị đòn tiến công chiến lược sắp tới của ta lên hướng Bắc Tây Nguyên làm cho đảo lộn.

 Trong cục diện chung đó, vấn đề có tầm chiến lược quan trọng được đặt ra là đã nên tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ hay chưa?

 Trong các chiến dịch mùa khô 1951-1952 và 1952-1953, ta chưa đủ sức tiêu diệt các tập đoàn cứ điểm Hoà bình và Nà Sản. Ý định tiêu diệt tập đoan cứ điểm Sầm Nưa không thành vì địch rút chạy trước khi chủ lực ta tới. Nhìn lại từ 1951, rõ ràng là trước sự lớn mạnh của ta, địch buộc phải co cụm lại, từ qui mô 5 – 6 tiểu đoàn những năm qua đến qui mô trên 10 tiểu đoàn như hiện nay. Do chưa bị ta tấn công và tiêu diệt nên địch đinh ninh rằng tập đoàn cứ điểm là hình thức phòng ngự mầu nhiệm để hạn chế sự phát triển của ta trong các chiến dịch tiến công. Mới đây Na-va huênh hoang cho rằng Điện Biên Phủ là một cái “nhọt hút máu độc” kéo chủ lực ta lên để đỡ sức ép đè nặng lên đồng bằng. Nếu ta dám “liều lĩnh” tiến công thì tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ sẽ trở thành “cái máy nghiền”, nghiền nát chủ lực của ta.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #43 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2010, 08:35:30 pm »

 Vấn đề không phải là ở chỗ mấy lời huyênh hoang khoác lác của kẻ địch mà ở chỗ phân tích tình hình mọi mặt để hạ quyết tâm chiến lược chính xác. Tổng quân uỷ nhận thấy ta cần phải và có thể tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, nên ngày 6-12 đã báo cáo quyết tâm lên Bộ Chính trị.
Yêu cầu khách quan của cuộc kháng chiến là phải làm thất bại hình thức phòng ngự này của địch mới mở đường phát triển cho lực lượng vũ trang ta mới tạo nên chuyển biến có lợi cho cục diện chiến tranh.

 Với binh lực và cách bố trí phòng ngự như hiện nay. Điện Biên Phủ là một tập đoàn  cứ điểm mạnh hơn nhiều so với Hoà Bình và Nà Sản. Nhưng địch có nhiều điểm yếu, mà chỗ yếu nổi lên là Điện Biên Phủ ở quá xa các căn cứ của địch ở đồng bằng.

 Chủ lực của ta tuy chưa có kinh nghiệm đánh tập đoàn cứ điểm, nhưng với kết quả huấn luyện đánh công sự vững chắc vừa qua, với việc nghiên cứu tập đoàn cứ điểm Nà Sản tại chỗ, với sự có mặt của cao pháo và lựu pháo, ta hoàn toàn có khả năng tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ. Để thực hiện quyết tâm này vấn đề quan trọng phải đặt ra để giải quyết là nghiên cứu cách đánh cho phù hợp và động viên hậu phương ra sức chi viện tiền tuyến, bảo đảm hậu cần tiếp tế cho 4 – 5 vạn chiến sĩ và dân công chiến đấu và phục vụ chiến đấu dài ngày trên một chiến trường rất xa hậu phương. Khí thế hậu phương hiện nay sau thắng lợi của vụ chiêm và nhất là kết quả cuộc đấu tranh ở nông thôn hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu – tuy rất cao – của chiến trường.

 Sau khi nghiên cứu cân nhắc suy nghĩ về lập luận và ý kiến đề nghị của Tổng quân uỷ, cuối cùng Bộ Chính trị đã phê chuẩn quyết tâm tập trung binh lực, hoả lực, mở chiến dịch tiến công tiêu diệt tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.


 Đây là một quyết tâm rất lớn, có tầm quan trọng đặc biệt đối với toàn bộ cuộc kháng chiến. Chúng  ta chỉ được thắng. Muốn vậy, phải tiếp tục buộc địch phân tán lực lượng hơn nữa để phối hợp với chiến trường chính Điện Biên Phủ, bằng chiến tranh du kích rộng khắp trên các chiến trường Bắc Trung Nam, trước hết là ở đồng bằng Bắc bộ; bằng đòn tiến công sắp tới của chủ lực Khu V lên Bắc Tây Nguyên. Nghiên cứu khả năng mở thêm một hướng tiến công ở Thượng Lào. Riêng trên chiến trường Điện Biên Phủ, cần nghiên cứu cách đánh, bảo đảm chắc thắng, như tinh thần nghị quyết Trung ương đầu năm. Hậu phương sẽ dốc sức chi viện cho tiền tuyến đánh thắng.

 Sau bao ngày chờ đợi, hạ tuần tháng 12, các đơn vị bộ binh và pháo binh còn lại ở hậu phương được lệnh xuất quân lên Tây Bắc. Mọi nỗi băn khoăn thắc mắc kéo dài mấy tháng qua đến nay đều tiêu tan.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #44 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2010, 08:38:45 pm »

 Sau này, nhiều ký giả, sử gia Pháp và phương Tây tiết lộ rằng tướng Na-va không bất ngờ về quyết tâm chiến lược của Bộ thống soái đối phương. Na-va sẵn sàng “chờ đón” quyết tâm đó, kể từ khi ông ta quyết định xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, chấp nhận giao chiến với chủ lực ta. Điều mà viên tổng chỉ huy Pháp “không hài lòng” (!) là đối phương hạ quyết tâm hơi... chậm, sau khi đã đi những nước cờ “ngoài ý muốn của ngài tổng chỉ huy Pháp” trong suốt mấy tháng qua, những nước cờ đã dồn ngài vào thế chiến lược bất lợi, khối quân cơ động chiến lược mà ngài ra công ky cóp bấy lâu đã bị phân tán một bộ phận quan trọng.

 Ngài muốn dùng cuộc hành binh Hải Âu để phá việc chuẩn bị tiến công của đối phương vào phía Nam đồng bằng thì họ lại chỉ tung ra một đại đoàn thiện chiến tại chỗ để phản công làm cho Hải Âu gãy cánh. Ngài muốn thả quân xuống cánh đồng Mường Thanh và kéo quân ở Lai Châu về Điện Biên Phủ để chặn đối phương sang hướng Thượng Lào thì không những họ đã tiêu diệt phần lớn số quân rút chạy khỏi Lai Châu mà còn sớm hình thành thế bao vây quân Pháp ở Điện Biên Phủ, bao gồm cả “cái đinh” ở Pom Lót, khiến cho chính quân Pháp bị cắt liên lạc với Thượng Lào. Ngài muốn tập trung quân ở đồng bằng Bắc Bộ để “giữ vững” hậu phương của quân viễn chinh và yên tâm xây dựng khối chủ lực cơ động, đồng thời muốn xây dựng “tuyến cấm” ở Nam vĩ tuyến 18 để chặn đối phương tiến quân xuống phía Nam Đông Dương, nhưng họ lại “nhẹ nhàng bước qua tuyến cấm”, tiến công cả ở Trung Lào và Hạ Lào làm cho (như báo chí Pháp đã phải kêu lên) “Đông Dương bị cắt làm đôi’ và nhất là làm cho khối cơ động (chưa xây dựng xong) của ngài vừa bị thu hút lên Điện Biên Phủ, nay lại bị chia năm xẻ bảy. Hơn bốn chục tiểu đoàn cơ động chiến lược ky cóp ở vùng châu thổ sông Hồng bỗng chốc vợi đi khá nhiều, trong khi đó thì “giấc mộng At-lăng” tiến công vùng đồng bằng Khu V mà ngài ấp ủ từ lâu đến nay vẫn chưa có điều kiện thực hiện.

 Đùng một cái đối phương hạ quyết tâm dồn sức lên Điện Biên Phủ. Lực lượng của họ ở lại bảo vệ trung du không còn, nhưng vào cái thời điểm cuối tháng 12 này, ngài tổng chỉ huy Pháp còn nghĩ gì đến ý kiến để đạt trước đây của Cô-nhi (đánh ra vùng tự do của đối phương) khi mà hơn 4 sư đoàn của họ (kể cả sư đoàn công pháo) đang hình thành “cái hàm thép” chung quanh thung lũng Mường Thanh.

 Thế là bao nhiêu “cái bẫy” bị phá, bao nhiêu nước cờ bị hẫng. Thì ra đối phương chỉ hạ quyết tâm dồn lực lượng lên Tây Bắc để đối mặt với tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ khi thế trận do họ tạo nên đã hoàn toàn có lợi cho họ !

 Nhưng, như người ta đã từng đánh giá ở Pa-ri, Na-va là vị tướng có quyết tâm và nghị lực, “không biết lùi bước trước khó khăn” Ông ta thấy nguồn hy vọng chưa cạn. Hãy dốc sức tăng cường cho Điện Biên Phủ đứng vững, đủ sức “bẻ gẫy” Việt Minh (Casser le Việt). Hãy duy trì quyết tâm mở chiến dịch tiến công lên Phú Yên, Tuy Hoà, Quy Nhơn như kế hoạch đã định. Không thể vì lý do gì mà bỏ một cuộc hành binh mang nhiều ý nghĩa quan trọng, chính trị và quân sự, đối với cả Pháp và chính quyền bản xứ.

 Thế là tướng Na-va hạ quyết tâm cuối cùng vào ngày 22-12. Đó là quyết tâm mà sau này dư luận phương Tây gọi là dốc túi vào canh bạc cuối cùng. Phải chăng đây là một cuộc phiêu lưu “được ăn cả - ngã về không” hay là một quyết tâm dựa trên một lòng tin vững chắc? Xin để mục sau kể tiếp, vì đối với Na-va, bước ngoặt của cuộc đời binh nghiệp cũng là đây, còn đối với Pa-ri “lối thoát” cũng là đây.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #45 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2010, 06:08:11 pm »

9. ĐIỆN BIÊN PHỦ - CHIẾN TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM


 Ngày 5 tháng 1 năm 1954, đồng chí Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp cùng một bộ phận cơ quan chỉ huy nhẹ lên đường đi chiến dịch.

 Cán bộ cùng đi nhận thấy, suốt dọc đường ra trận, điều khiến đồng chí luôn suy nghĩ và trao đổi là làm thế nào tranh thủ thời cơ tiêu diệt được địch. Ta đã kéo được chúng ra, công tác chuẩn bị chiến trường tuy chưa nhiều lắm nhưng đã tốn khá nhiều công sức. Để chúng rút chạy, sẽ mất mục tiêu, lỡ thời cơ, phải chuyển hướng tiến công chiến lược. Chỉ mấy tháng nữa, những cơn mưa đầu mùa sẽ xuất hiện. Khó khăn sẽ nhiều hơn. Thắng lợi sẽ hạn chế.

 Xe cứ chạy.

 Mỗi động tĩnh của địch trên cánh đồng Mường Thanh mỗi kết quả chuẩn bị của ta ở Điện Biên Phủ, mỗi diễn biến trên các chiến trường trong cả nước nhận được trên đường do sở chỉ huy tiền phương báo cáo về, đều được đồng chí nghiên cứu và trao đổi với các cán bộ cùng đi. Âm mưu và thủ đoạn  của địch hết sức xảo quyệt, đòi hỏi chúng ta phải hết sức tỉnh táo, nhạy bén trong cuộc đấu trí đang diễn ra từng ngày, từng giờ.

Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #46 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2010, 06:09:59 pm »

 Các đồng chí chủ trì ở sở chỉ huy tiền phương đã được phổ biến quyết tâm của Bộ Chính trị chọn Điện Biên Phủ làm điểm quyết chiến chiến lược.
Công tác chuẩn bị chiến trường được đẩy nhanh, trước hết là việc mở đường và sửa đường. Phải có đường tốt, đường rộng, bảo đảm cho xe kéo pháo và giải quyết nhanh vấn đề tiếp tế để kịp mở màn chiến dịch – dự kiến vào cuối tháng 1-1954.

 Những tính toán bước đầu cho thấy yêu cầu của chiến dịch rất lớn, vượt xa so với các chiến dịch trước đây. Chiếc xe đạp thồ, đôi vai dân công hoả tuyến vẫn phải được coi trọng, kiến tha lâu cũng đầy tổ. Nhưng chiến trường quá xa, thời gian chuẩn bị gấp. Phải có đường lớn mới phát huy được lực lượng vận tải – tuy còn rất nhỏ bé của ta.

 Kết quả làm đường, cho đến đầu tháng 12 mới đủ phục vụ cho chiến dịch giải phóng Lai Châu. Sau đó, nhờ có dự kiến sớm, quyết tâm cao, tổ chức tốt, phát huy truyền thống “mở đường thắng lợi”, đến trung tuần tháng 12, các đơn vị công binh đã cùng hàng ngàn dân công và thanh niên xung phong thông đường đến km 60, tức 2/3 đường Tuần Giáo – Điện Biên, một con đường từ lâu ta và địch đều không dùng đến. Nhưng 60km đường đã thông đó chưa đủ tiêu chuẩn kỹ thuật cho xe cơ giới vận tải tiếp tế, càng chưa bảo đảm cho xe kéo pháo.

 Thực hiện quyết tâm tiêu diệt địch ở Điện Biên Phủ, một loạt công việc cần được tính toán lại và bổ sung không những nhằm khai thông nốt đoạn đường Tuần Giáo – Điện Biên còn lại mà còn phải bảo đảm chất lượng đường cao hơn.

 Cơ quan tham mưu và hậu cần tiền phương của ban chỉ huy đơn vị công binh lao vào những con số. Bao nhiêu cầu  phải tu bổ vững chắc chịu đựng được trọng tải của xe pháo; bao nhiêu diện tích đường phải mở rộng thêm, bao nhiêu đoạn vòng hẹp cần được nới bán kính, bao nhiêu đoạn lầy lội phải lót vẹt, đoạn qua suối phải kè đá, đạo cao phải hạ bớt độ dốc... thật là một khối lượng công việc rất lớn phải được hoàn thành trong một thời gian ngắn, với chất lượng kỹ thuật cao, trên suốt chặng đường gần 300km. Thời tiết mùa đông khắc nghiệt của núi rừng Tây Bắc, bom đạn địch thường xuyên uy hiếp mặt đường, nhất là trên những nút trọng điểm... đã trở ngại không ít đến tốc độ công trình.

 Các đồng chí cán bộ tham mưu, chính trị, hậu cần trong cơ quan tiền phương của Bộ vừa chỉ đạo công tác chuẩn bị ở phía trước, vừa thay nhau có mặt trên công trường, tổ chức kiểm tra và động viên mọi người nỗ lực hoàn thành công tác trung tâm số 1 lúc này như Bác Hồ đã dạy: “Đường sá thông thì mọi việc đều thông”.

 Năng suất đuổi theo năng suất, sáng kiến nối tiếp sáng kiến, hàng vạn chiến sĩ công binh và dân công, với quyết tâm “phá tan kế hoạch Na-va” đã lao động liên tục ngày đêm, không quản gian lao nguy hiểm, hoàn thành công trình mở đường và sửa đường đúng thời gian quy định. Chính trên tuyến đường rộng thênh thang đó, các đơn vị cuối cùng đã nâng tốc độ hành quân ra trận, trong đó có các trung đoàn pháo binh cơ giới lần đầu xuất hiện trên chiến trường.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #47 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2010, 06:19:30 pm »

 Nhớ ngày đồng chí chính uỷ đại đoàn 351 cùng đồng chí phó tư lệnh đến nhận lệnh của Bộ đưa đoàn “voi thép” vượt 500km ra trận. Một trong những nỗi băn khoăn của những người lãnh đạo đơn vị là chỉ đủ xăng đưa pháo đến Điện Biên Phủ mà không có xăng để chiếm lĩnh trận địa và cơ động đội hình trong quá trình chiến đấu. Đồng chí Tổng tư lệnh cười:

 - Các đồng chí cứ yên tâm. Bộ đã tính toán, không để các đồng chí phải cho xe chạy bằng nước suối Tây Bắc đâu !

 Nhận nhiệm vụ xong, cầm trong tay tập “công lệnh” của Bộ trao, các đồng chí lãnh đạo đại đoàn cấp tốc trở về đơn vị. Với tập “công lệnh” này, như đồng chí Tổng tham mưu trưởng Văn Tiến Dũng nói, “cả nước sẵn sàng xúm vào đẩy các đồng chí đi”.

 Từng “con voi thép”, nguỵ trang um tùm như những lùm cây, bí mật rời khỏi Tuyên Quang, lên đường ra trận đúng đêm 22-12. Một sự trùng hợp kỳ lạ đầy thú vị. Đúng giờ này ngày này chín năm trước, trong một khu rừng sâu của đất Cao Bằng lịch sử, Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng quân, với 34 chiến sĩ trang bị súng kíp, dao găm ra đời trong cao trào kháng Nhật cứu nước. Giờ đây đất nước đã có những binh đoàn lớn mạnh, với lực lượng pháo binh tuy còn quá nhỏ bé so với yêu cầu của cuộc kháng chiến, nhưng rõ ràng là ta đang từng bước từ không đến có, từ nhỏ đến lớn ngay trong quá trình đố mặt không cân sức với kẻ thù. Lời tiên tri của Bác Hồ chín năm trước, trong chỉ thị thành lập quân đội, luôn luôn được thực tế chứng minh: “Tuy lúc đầu qui mô của nó còn nhỏ, nhưng tiền đồ của nó rất vẻ vang...”.

 Và giờ đây, trên đường ra trận, các chiến sĩ trung đoàn lựu pháo Tất Thắng càng thấm thía về tầm nhìn xa trông rộng của Đảng trong chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng. Từ lâu, anh em đã từng trao đổi về ý nghĩa 8 chữ vàng trên lá cờ Bộ Tỏng tư lệnh tặng đơn vị “Ẩn lặng như tờ - Đánh mạnh như sét” Thì ra, hơn một năm qua, giấu mình trong rừng sâu Bắc Mục là thời kỳ ẩn lặng như tờ, mặc cho quân thù ra công tìm kiếm, Hôm nay xuất quân, chuẩn bị dội lửa vào đồn địch, chính là chấp hành lệnh đánh mạnh như sét.

 Còn các chiến sĩ cao xạ pháo thì chưa quên lời thư của đồng chí Tổng tư lệnh thay mặt Tổng quân uỷ gửi cho trung đoàn ngay trong những ngày huấn luyện chuyển binh chủng. Thư viết:

 - ... Trong hoàn cảnh một nước, một quân đội, chưa có không quân thì binh chủng cao xạ lại càng rất quan trọng... Sự ra đời của bộ đội cao xạ đánh dấu một bước trưởng thành của quân đội ta trên con đường tiến lên chính quy hiện đại...

 Tâm tư cán bộ chỉ huy đơn vị không ít băn khoăn lo lắng. Lần đầu tiên được trao nhiệm vụ chiến đấu hiệp đồng với bộ binh trong một chiến dịch có ý nghĩa chiến lược quan trọng, làm sao để xây dựng truyền thống “đánh thắng trận đầu” của binh chủng, làm sao không phụ lòng tin cậy của cấp trên, của đơn vị bạn. Trước mắt chỉ huy toàn đơn vị vượt mấy trăm kilômét ra mặt trận, bảo đảm bí mật an toàn, thật là một thử thách đầu tiên, nhất là còn quá nhiều cán bộ chưa có kinh nghiệm chỉ huy pháo binh cơ giới hành quân đường dài.

 Qua bến đò Hiên, bến đò đầu tiên trên đường ra mặt trận, ấn tượng sâu sắc đối với cán bộ chiến sĩ đoàn pháo binh cơ giới là tài điều khiển chững chạc, dứt khoát của chị Bích, người chỉ huy bến đò. Với chị đây cũng là lần đầu tiên điều hành việc qua sông của một đoàn xe “có đuôi’. Một dân tộc có những người con tài giỏi, mưu trí, dũng cảm như vậy, rõ ràng là nhân tố cơ bản quyết định bước đường trưởng thành và chiến thắng của quân đội ta.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #48 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2010, 06:20:46 pm »

 Đoàn “voi thép” đến bến đò Tạ Khoa sau 10 ngày hành quân. Mười ngày vượt 300km bằng cơ giới ! Một tốc độ không bình thường. Vừa đi vừa rút kinh nghiệm, cố nâng tốc độ lên, nhất là sau khi vượt sông Đà. Nhưng khó khăn trước mắt không ít. Còn những đoạn đường “cua” quá hẹp phải cắt pháo khỏi xe, dùng sức người đẩy pháo qua. Còn những ngọn đèo cao, xe rút ga kéo pháo lên từng bước. Một bước xe lên, một bước chèn pháo để “voi” khỏi tụt lùi. Đêm cuối năm đường rừng, trời tối, máy bay luôn bay lượn trên đầu. Không được dùng đèn. Hướng nhìn của lái xe  là hai pháo thủ khoác màn trắng chạy hai mép đường, làm chuẩn cho vành lái.


 Chống buồn ngủ, cố giữ tỉnh táo, bảo đảm cho xe pháo hành quân an toàn là một yêu cầu rất cao, một cuộc đấu tranh bản thân rất gay gắt của mỗi chiến sĩ lái xe. Từng khẩu đội, đại đội hết sức quan tâm chăm sóc bảo đảm cho anh em lái xe ngủ đẫy giấc, ăn uống chu đáo, nghỉ ngơi thoải mái sau mỗi chặng đường hành quân căng thẳng.

 Thật khó tả xiết nỗi vui mừng của bộ đội và dân công dọc đường “voi” đi qua. Cứ có dịp xe pháo dừng lại là có người tiến đến, vạch lá nguỵ trang để tận mắt nhìn thấy “voi”, được sờ vào “tai voi”, áp má vào “vòi voi”... Người ta cứ dứng mãi cạnh “voi”, cho đến khi cả bầy “voi mẹ voi con” tiếp tục ra đi, giàn lá nguỵ trang rung rinh như những lùm cây nhảy nhót trên mặt đường.

 Ngồi trên xe hành quân cơ giới, đôi khi gặp bạn pháo mang vác dọc đường. Những cánh tay vẫy. Những tiếng hoan hô cổ vũ nhau. Các chiến sĩ sơn pháo 75 và súng cối, khiêng đôi, khiêng tư, rảo bước. Những lá chắn, bánh xe, trục, bệ, ... kẽo cà kẽo kẹt nhún nhảy theo nhịp bước của các chiến sĩ “chân đồng vai sắt”. Anh em hẹn gặp mặt nhau trên chiến trường, nơi mà pháo lớn, pháo nhỏ, tầm xa, tầm gần sẽ phối hợp hỗ trợ lẫn nhau, cũng trút bão lửa lên đầu giặc.

 Na-va hình như đã đánh hơi thấy trọng pháo của ta ra trận. Máy bay trinh sát vè vè suốt dọc đường. Bom dội xuống các đoạn đèo hiểm trở và những khu rừng nghi là có đoàn pháo cơ giới dừng chân. Những giờ phút đó, nếu đối với chiến sĩ lựu pháo, yêu cầu chỉ là đảm bảo an toan cho người, cho pháo, thì đối với anh em cao pháo, yêu cầu có phần “phức tạp” hơn. Trên bầu trời của ta, kẻ thù đang lồng lộn. Là chiến sĩ cao xạ, được lệnh ngồi trên mâm pháo để sẵn sàng chiến đấu, sao mà thấy ngứa ngáy chân tay. Nhưng mệnh lệnh hết sức nghiêm mật: Tuyệt đối giữ bí mật, không cho địch biết cao xạ 37 có mặt trên chiến trường trước giờ nổ súng tiến công vào tập đoàn cứ điểm. Trong hành quân và trú quân, chỉ được bắn khi có lệnh.

 Nửa tháng trôi qua. Ngày đi, đêm nghỉ. Cuối cùng đoàn “voi thép” dã đến vị trí tập kết ở vùng Tuần Giáo. Bộ tư lệnh tiền phương điện khen đại đoàn "Hành quân bảo đảm bí mật an toàn là một thắng lợi đầu tiên đối với pháo binh cơ giới lần đầu xuất trận". Cùng với bức điện trên, đồng chí Tham mưu trưởng mặt trận còn dặn thêm: Càng gần địch, càng phải nghiêm giữ kỷ luật bí mật. Phải đánh cho địch một bất ngờ lớn khi loạt đạn trọng pháo đầu tiên nổ trên đầu chúng.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #49 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2010, 06:28:21 pm »

 Từ sau ngày 3-12, khi hạ quyết tâm “bảo vệ Điện Biên Phủ bằng mọi giá”, “chấp nhận giao chiến để bẻ gẫy chủ lực đối phương”. Na-va tỏ ra tự tin vào chủ trương chiến lược của mình. Nhưng rồi chính những người thân cận trong cơ quan tổng hành dinh cảm thấy chủ tướng của mình có lúc do dự “dùng dằng nửa ở nửa về” trong việc bắt cá hai tay: Điện Biên Phủ ở Miền Bắc và “Át lăng” ở Miền Nam. Phải chăng Na-va cảm thấy hai mục tiêu chiến lược đó vượt quá sức quân viễn chinh?

 Nhớ lại hồi cuối tháng 11 – đầu tháng 12, mọi việc diễn ra trôi chảy khiến Na-va yên tâm. Ngày 29-11, lên quan sát tại chỗ. Na-va kết luận: địa hình lòng chảo Mường Thanh là lý tưởng cho việc xây dựng một tập đoàn cứ điểm. Chính vì thế mà có quyết tâm chiến lược ngày 3-12. Hôm sau, bộ ba (Cô-nhi. Đờ-Cát và Gin) lên nghiên cứu thực địa đã nhanh chóng phác hoạ ra một phương án xây dựng tập đoàn  cứ điểm. Ngày 7-12. Đờ Cát chính thức nhậm chức và chỉ ba ngày sau, trên điểm cao 506 (Bản Him Lam), điểm tựa đầu tiên (Beatrice) đã được khởi công xây dựng với tốc độ khá nhanh. Cũng ngày 7-12. Na-va ra chỉ lệnh chuẩn bị mở chiến dịch “Át-lăng”, với sự nhất trí hoàn toàn của việc chỉ huy Miền Trung, tướng Blăng.


 Sau khi được tin đối phương đưa thêm lực lượng lên Điện Biên Phủ, Na-va thấy 9 tiểu đoàn bộ binh và dù cùng với 3 cụm pháo binh khó có thể “đứng vững” trước lực lượng hùng hậu của Việt Minh, viên tướng Pháp đã hạ một quyết tâm mới, nâng toàn bộ binh lực ở Điện Biên Phủ lên 12 tiểu đoàn bộ binh và dù, 2 tiểu đoàn pháo 105, 1 đại đội pháo 155, 2 đại đội súng cối 120, 2 đại đội xe tăng, 2 đại đội công binh. Vật chất dự trữ gồm 5 cơ số đạn và 5 ngày lương thực. Lực lượng tăng viện ở đồng bằng, từ 3 tiểu đoàn dù nâng lên 5 tiểu đoàn. Không quân Bắc Việt có nhiệm vụ chi viện trực tiếp cho Điện Biên Phủ.
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM