Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:03:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa  (Đọc 89921 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
copbien51
Thành viên
*
Bài viết: 86


dragon thanh hoa


WWW
« Trả lời #10 vào lúc: 05 Tháng Sáu, 2008, 02:39:26 pm »

                  ĐỖ BÍ (Thế kỉ XV)
 
        Ông quê ở thôn Cung Hoàng (nay thuộc huyện Nông Cống, Thanh Hoá). Ông tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ngay từ những buỗi đầu.
        Tháng 4 năm Mậu Tuất (1418), quân Minh vây đánh, bộ chỉ huy bị vây hãm ở núi Chí Linh hơn 3 tháng trời, ông luôn đi sát để bảo vệ Lê Lợi.
        Ông là một vị tướng có tài. Năm 1424, ông được cử tham gia chỉ huy trận Khả Lưu, chặn đứng cuộc hành quân của giặc, không cho chúng đánh chiếm lại Trà Lân- một vị trí hết sức quan trọng án ngữ mạch giao thông phía tây Nghệ An. Trận này ta thắng lớn, làm thay đổi hẳn tình hình theo chiều hướng có lợi cho Lam Sơn.
        Tháng 9 năm 1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy Lam Sơn quyết định tiến quân ra Bắc,ông được cử cùng với các tướng Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả và Lý Triện chỉ huy đạo quân thứ nhất gồm 3000 quân và một thớt voi, có nhiệm vụ uy hiếp mặt Nam thành Đông Quan. Khi vừa tiến ra phía Nam thành Đông Quan, đạo quân này đã lập được ba chiến công vang dội: thắng trận Ninh Kiều (9-1426), trận Nhân Mục (9-1426), trận Xa Lộc (10-1426). Ông đã vinh dự được chỉ huy trực tiếphai trận Ninh Kiều và Nhân Mục.
         Tháng 11 năm 1426, nhà Minh sai Vương Thông đem 5 vạn quân sang cứu nguy, đóng ở Đông Quan hòng làm thay đổi tương quan lực lượng. Mặc dù vậy, ông và các tướng chỉ huy cũng hạ quyết tâm chủ động đánh giặc, trận phục kích Tốt Động- Chúc Động thắng lợi đã thể hiện điều đó, buộc Vương Thông phải rút về cố thủ trong thành Đông Quan. Từ đây nghĩa quân vây chặt Đông Quan. Ngày 7 tháng 2 năm Đinh Mùi (tức ngày 4-3-1427), Vương Thông bất ngờ tấn công vào khu vực đóng quân của ông và Lý Triện ở Qủa Động. Trận này, Lý Triện đã anh dũng hy sinh, còn ông thì bị bắt, mãi đến khi Vương Thông đầu hàng mới được trao trả.
          Năm 1428, sau thắng lợi hoàn toàn, lúc luận công ban thưởng, ông được ban quốc tính, tước Huyện hầu (là 1 trong số 14 người được ban tước này).
          Trong suốt 20 năm làm quan trong triều, ông vẫn luôn liêm khiết và được tín nhiệm. Năm 1448, lúc vua Lê Nhân Tông cùng đông đả bá quan văn võ về bái yết Lam Kinh, ông và Nguyễn Thận vinh dự được ở lại coi giữ kinh thành Thăng Long. Sau ông mất vào năm nào, không thấy sử chép.



                         BÙI BỊ (Thế kỉ XV)

           Ông quê ở Hào Lương, huyện Lương Giang (nay là huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá). Ông tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu. Năm 1418, ông cùng với Trịnh Khả bơi theo thuyền giặc, bí mật giành lại hài cốt của tổ tiên Lê Lợi khi giặc Minh hèn hạ trả thù bằng cách quật mồ mả.
           Khi giặc ồ ạt tiến công vào Lam Sơn, bắt được gia quyến của Lê Lợi, nghĩa quân phải rút về Chí Linh. Sau đó nghĩa quân khiêu chiến, phục binh ở Mường Một, giặc thua to. Trong một loạt trận đánh ở Mường Một, Mường Nanh, Nga Lạc, Mỹ Canh thì trận Mỹ Canh là trận tương đối lớn. Ta bắt được tướng giặc là Nguyễn Sao và giết được hơn một ngàn tên. Trong trận này, ông đã lập công lớn.
          Tháng 4 năm 1427, viện binh của giặcdo Lý An chỉ huy từ Tây Đô vào cứu nguy cho thành Nghệ An. Thấychỗ sơ hở của giặc, Lê Lợi cử Đinh Lễ, Bùi Bị, Lê Sát, Lý Triện, Lưu Nhân Chú đem 2 ngàn quân bất ngờ tiến công thẳng ra Tây Đô. Với cuộc hành quân kiên quyết, táo bạo và cấp tốc, ông và các tướng đã giải phóng hầu hết đất Thanh Hoá, buộc giặc phải co về cố thủ trong thành Tây Đô. Từ đây, miền đất rộng lớn và liên hoàn từ Thanh Hoá trở vào Nam đã thuộc về Lam Sơn.
          Tháng 9 năm 1426, Lê Lợi cử một vạn quân tiến ra Bắc, chia làm ba đạo khác nhau. Ông có vinh dự được cùng với các tướng Lưu Nhân Chú, Lê Ninh chỉ huy đạo quân thứ hai tiến ra vùng Thái Bình, Nam Định, Hưng Yên để giải phóng vùng hạ lưu sông Hồng và chặn địch từ Nghệ An, Tây Đô tháo chạy ra. Nhiệm vụ đầu tiên ta đã hoàn thành còn nhiệm vụ chặn địch không hoàn thành, hai vạn quân địch vẫn chạy ra được Đông Quan.
          Sau trận Tốt Động-Chúc Động, bộ chỉ huy nghĩa quân chuyển đại bản doanh ra Bắc, đóng tại Tây Phù Liệt (Hà Nội) để uy hiếp thành Đông Quan. Ông và Trần Nguyên Hãn được lệnh đem hơn một trăm chiến thuyền, đánh mạnh vào khu vực Hát Môn. Vương Thông hốt hoảng phải co về cố thủ trong thành Đông Quan.
          Cuối năm 1427, khi Vương Thông đầu hàng, ta tổ chức Hội thề Đông Quan, ông được vinh dự là một trong 13 tướng cùng Lê Lợi tham dự.
          Năm 1428, triều Lê định công ban thưởng, ông được ban quốc tính họ Lê, tước Huyện hầu. Sau không rõ ông mất vào năm nào.
Logged

Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hoá
copbien51
Thành viên
*
Bài viết: 86


dragon thanh hoa


WWW
« Trả lời #11 vào lúc: 07 Tháng Sáu, 2008, 02:30:15 pm »

                             PHẠM XUÂN BÍCH (1784-1833)

        Ông quê ở xã Định Tiến, huyện Yên Định, Thanh Hoá, đậu cử nhân khoa Tân Tỵ (1821) đời Minh Mạng. Ông đã từng làm Huấn đạo tỉnh Nghệ An, tri huyện Hưng Hoá, tri phủ Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc), sau được vời về kinh đô Huếlàm Lang trung bộ Công, rồi Tả thị lang bộ Lại. Năm 1831, tình hình Nam Bộ có nhiều biến loạn, quân Cao Miên thường sang cướp phá, ông được cử làm Hiệp trấn tỉnh Hà Tiên, sau thăng lên Tuần phủ. Năm 1833, quân Cao Miên vào cướp phá, ông cố giữ thành để chống cự, nhưng không có tiếp viện nên thành bị hạ, ông bị sa vào tay giặc. Quân giặc dụ hàng nhưng ông không chịu khuất phục và bị chúng giết hại. Sau đó, quân triều đình đã đánh tan quân giặc.
         Ông được vua Minh Mạng truy tặng Trung phụng Đại phu, hàm Nhị phẩm, được thờ ở đền Trung Liệt tại Huế. Năm 1836, triều đình cho rước hài cốt của ông về táng ở Tràng Lang, Định Tiến tại cánh đồng Đồi Quang.



                              ĐINH BỒ (?-1427)

          Danh tướng cụôc khởi nghĩa Lam Sơn. Ông quê ở Thuỷ Cối (nay thuộc xã Minh Tiến, huyện Ngọc Lặc, Thanh Hoá), là em Đinh Lễ, anh Đinh Liệy, là cháu bên ngoại của Lê Lợi. Lúc đầu ông được phân công phụ trách việc quân lương. Sau đó, ông được cử chỉ huy đội quân Thiết Đột. Đội quân Thiết Đột do ông chỉ huy rất giỏi phục kích nên đã từng thắng nhiều trận như: trận Lạc Thuỷ (1418); trận Nga Lạc (1419); trận Thi Lang (1420), trận này đội quân của ông đã tiêu diệt được hơn một ngàn tên địch, Lý Bân và Phương Chính đã thoát chêt trong trận này.
          Khi tiến quân vào Nghệ An,ông đã lập nhiều công trong trận hạ đồn Đa Căng, trận Trà Lân, trận Khả Lưu. Vì vậy ông được phong chức Thượng tướng, hàm Thiếu bảo. Tháng 7 năm ất tỵ (1425), ông được cử chỉ huy một ngàn quân cùng với tướng Doãn Nỗ, Lê Định tiến vào giải phóng Tân Bình-Thuận Hoá để mở rộng địa bàn về phía Nam. Cùng với sự phối hợp của thuỷ quân, vùng Tân Bình-Thuận Hoá được giải phóng. Ông được cử ở lại làm trấn thủ nơi này.
           Cuộc kháng chiến đang chuẩn bị bước vào giai đoạn quyết liệt nhất thì vết thương của ông trong trận Hồ Xá lại tái phát, rất nhiều lương y đã cố giắng chạy chữa nhưng không được. Ông mất vào ngày 15 thàng 7 năm Đinh Mùi (1427). Nghe tin dữ, Lê Lợi đã sai người mang sắc phong quốc tính, tước Thái bảo và áo gấm đỏ vào khâm liệng.
           Năm 1428, khi Lê Looơị lên ngôi đã gia phong cho ông tước Uy dũng Đại vương, Trung đẳng Phúc thần và sai lập đền thờ ở Thuận Hoá.


                             NGUYỄN HỮU CẢNH (KÍNH) (1650-1700)

          Danh tướng của chúa Nguyễn ở Đàng Trong, người có công thành lập các dinh Trấn Biên (Đồng Nai), Phiên Trấn (Gia Định). Ông là con của Chiêu Vũ Hầu Nguyễn Hữu Dật. Ông là người Gia Miêu, huyện Tống Sơn (nay là huyện Hà Trung, Thanh Hoá). Năm 1692, ông làm Tổng binh đánh dẹp cuộc nổi dậy của Bà Tranh và lập trấn Thuận Thành (thuộc Ninh Thuận, Bình Thuận ngày nay), sau đó lại dẹp cuộc nổi dậy của A Ban câu kết với ốc Nha Thát. Nhờ đó ông được cử làm trấn thủ dinh Bình Khang (vùng Khánh Hoà-Bình Thuận). Năm 1698, ông được chúa Nguyễn cử làm Thống suất chưởng cơ kinh lược vùng Gia Định (đồng bằng sông Cửu Long). Hơn một năm sau, ông đã tổ chức được các đơn vị hành chính, xây dựng chính quyền các dinh, huyện, xã và chiêu tập dân nghèo khai hoang định cư lập làng xóm. Sau khi ông mất, chúa Nguyễn phong tặng là Hiệp trấn công thần, đặc tiến Chưởng cơ dinh Tướng quân, Lễ Tài hầu, an táng tại Cù Lao Phố (Biên Hoà, Đồng Nai). Nhiều làng, ấp oỏơ Gia Định thờ ông làm thành hoàng.

Logged

Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hoá
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #12 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2008, 08:03:18 pm »

                           ĐINH LỄ (?-1427)

  Là công thần khai quốc nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, người Lam Sơn, Thọ Xuân, Thanh Hoá, Việt Nam.

  Gia phả họ Đinh Danh ở Thái Bình nói rằng ông là dòng dõi của Nam Việt vương Đinh Liễn con vua Đinh Tiên Hoàng.

  Đinh Lễ là cháu gọi Lê Lợi bằng cậu. Ông là người dũng cảm, nhiều mưu lược, võ nghệ hơn người, khi còn trẻ thường làm cận vệ cho Lê Lợi. Những ngày đầu khởi nghĩa Lam Sơn ông theo Lê Lợi chiến đấu vùng núi chí Linh trải qua nhiều gian khổ.
  Năm 1424, quân Lam Sơn tiến vào Nghệ An, đánh nhau to với quân Minh ở Khả Lưu. Đinh Lễ cùng Lê Sát xông lên phía trước, các tướng sĩ thấy vậy cùng tiến theo, đánh bại quân Minh, đuổi Trần Trí, Sơn Thọ, bắt được nhiều tù binh. Sau trận đó ông được Lê Lợi phong chức Tư không.
  Năm 1425, quân Lam Sơn vây Lý An, Phương Chính ở Nghệ An, Đinh Lễ được sai đi tuần ở Diễn châu. Ông đặt phục binh ngoài thành, đón đánh tướng Minh là Trương Hùng vận 300 thuyền lương từ Đông Quan (Hà Nội) tới. Hùng bỏ chạy, Đinh Lễ cướp được thuyền lương, thừa thế đuổi đánh quân Minh đến tận Tây Đô (Thanh Hoá).
  Lê Lợi sai Lê Triện, Lê Sát tiếp ứng cho ông, đánh tan quân Minh buộc địch rút vào thành. Đinh Lễ chiêu dụ dân cư Tây Đô, chọn người khoẻ mạnh đầu quân vây thành.
  Tháng 8 năm 1426, sau khi làm chủ từ Thanh Hoá đến Thuận Hoá, Lê Lợi chia quân cho các tướng làm 3 cánh bắc tiến. Phạm Văn Xảo, Đỗ Bí, Trịnh Khả, Lê Triện ra phía Tây bắc, Lưu Nhân Chú, Bùi Bị ra phía Đông bắc; Đinh Lễ cùng Nguyễn Xí ra đánh Đông Quan.
  Lê Triện tiến đến gần Đông Quan đánh bại TrầnTrí. Nghe tin viện binh nhà Minh ở Vân Nam sắp sang, Triện chia quân cho Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả ra chặn quân Vân Nam, còn Triện và Đỗ Bí hợp với quân Đinh Lễ, Nguyễn Xí đánh Đông Quan (Thăng Long, Hà Nội).
  Phạm Văn Xảo phá tan viện binh Vân Nam. Vua Minh lại sai Vương Thông mang quân sang tiếp viện. Thông hợp với quân ở Đông Quan được 10 vạn, chia cho Phương Chính, Mã Kỳ. Lê Triện, Đỗ Bí đánh bại Mã Kỳ ở Từ Liêm, lại đánh luôn cánh quân của Chính. Cả hai tướng thua chạy, về nhập với quân Vương Thông ở Cổ Sở. Lê Triện lại tiến đánh Vương Thông, nhưng Thông đã phòng bị, Triện bị thua phải rút về Cao Bộ, sai người cầu cứu Đinh Lễ, Nguyễn Xí.
  Đinh Lễ cùng Nguyễn Xí đem quân đến đặt phục binh ở Tốt Động, Chúc Động. Nhân bắt được thám tử của Vương Thông, hai tướng biết Thông định chia dường, hẹn nhau khi pháo nổ thì quân mặt trước mặt sau cùng đánh úp Lê Triện. Ông và Nguyễn Xí bèn tương kế tựu kế dụ Thông vào ổ mai phục Tốt Động, rồi đốt pháo giả làm hiệu cho quân Minh tiến vào. Quân Vương Thông mắc mưu rơi vào ổ phục kích, bị đánh thua to. Trần Hiệp, Lý Lượng và 5 vạn quân Minh bị giết, 1 vạn quân bị bắt sống. Thông cùng các tướng chạy về cố thủ ở Đông Quan.
  Lê Lợi được tin thắng trận liền tiến đại quân ra bắc, vây thành Đông Quan. Đinh Lễ được lệnh cùng Nguyễn Xí mang quân vây phía nam thành.
  Tháng 2 năm 1427, tướng Minh là Phương Chính đánh úp Lê Triện ở Từ Liêm, Triện bị tử trận. Tháng 3 Vương Thông đánh trại quân Lam Sơn ở Tây Phù Liệt. Tướng Lê Nguyễn cố thủ rồi cầu viện binh. Đinh Lễ cùng Nguyễn Xí được lệnh mang 500 quân thiết đột tiếp viện, đánh đuổi quân Minh đến My Động. Hậu quân Lam Sơn không theo kịp, Vương Thông thấy vậy bèn quay lại đánh, hai tướng cưỡi voi bị sa xuống đầm lầy, bị quân Minh bắt mang về thành. Đinh Lễ không chịu hàng nên bị địch giết. Lê Lợi nghe tin ông mất rất thương tiếc.
  Năm 1428, khi Lê Lợi lên ngôi vua truy tặng ông làm Nhập nội kiểm hiệu tư đồ. Năm 1484, Lê Thánh Tông gia phong làm thái sư Bân quốc công, về sau tấn phong Hiển Khánh vương.
  Em Đinh Lễ là Đinh Liệt cũng là một công thần khai quốc nhà Hậu Lê. Cả hai anh em ông đều được đặt tên phố ở trung tâm Hà Nội ngày nay.

Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
UyenNhi05
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2589


Vì nước quên thân, Vì dân phục vụ.


« Trả lời #13 vào lúc: 24 Tháng Sáu, 2008, 08:13:18 pm »

                        ĐINH LIỆT (?-1471)

  Là công thần khai quốc nhà Hậu Lê trong lịch sử Việt Nam, người Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, Thanh Hoá, Việt Nam.
  Gia phả họ Đinh Danh ở Thái Bình nói rằng ông là dòng dõi của Nam Việt vương Đinh Liễn con vua Đinh Tiên Hoàng.
  Đinh Liệt cùng anh ruột là Đinh Lễ là cháu gọi Lê Thái Tổ bằng cậu. Ông khi còn trẻ thường đi theo cận vệ cho Lê Lợi.
  Những ngày đầu khởi nghĩa Lam Sơn, ông theo Lê Lợi chiến đấu vùng núi chí Linh trải qua nhiều gian khổ.
  Năm 1424, quân Lam Sơn chiếm được thành Trà Lân, sắp đánh thành Nghệ An. Các tướng Minh mang quân thuỷ bộ cùng đến. Lê Lợi chia cho Đinh Liệt 1000 quân sai đi theo đường tắt chiếm trước huyện Đỗ Gia (nay là huyện Hương Sơn). Lê Lợi nhử địch vào ổ phục kích để Đinh Liệt đánh tập hậu, quân Minh thua to.
  Năm 1427, quân Lam Sơn vây Đông Quan (Hà Nội), anh ông là tướng Đinh Lễ bị tử trận. Lê Lợi bèn phong ông làm Nhập nội thiếu uý Á hầu.
  Cuối năm 1427, Liễu Thăng mang viện binh sang, ông được lệnh cùng Lê Sát mang quân lên Chi Lăng, góp sức diệt địch, chém được Liễu Thăng, đánh tan đạo viện binh.
  Đầu năm 1428 ông được xếp vào chức thủ quân thiết đột. Trong số những công thần theo Lê Lợi từ hội thề Lũng Nhai thì Đinh Liệt được xếp hàng đầu, phong làm Suy trung Tán trị hiệp mưu bảo chính công thần Vinh lộc đại phu tả kim ngô đại tướng quân, tước Thượng tri tự.
  Năm 1429, khi khắc biển công thần, Đinh Liệt được phong làm Đình Thượng hầu.
  Năm 1432, ông được phong làm Nhập nội tư mã, tham dự triều chính.
  Tháng 5 năm 1434 đời Lê Thái Tông có quân Chiêm Thành vào cướp phá, ông được lệnh lĩnh các quân Nghệ An, Tân Bình, Thuận Hoá đánh địch. Quân Lê đi đến Hoá Châu, vua Chiêm vội rút về.
  Năm 1444 đời Lê Nhân Tông, vua còn nhỏ, có người vu cáo ông, thái hậu Nguyễn Thị Anh cầm quyền nhiếp chính sai giam cả nhà ông dưới hầm. Nhờ có người trong hoàng tộc là Lê Khắc Phục và công chúa Ngọc Lan xin hộ, đến tháng 6 năm 1448 ông mới được tha ra, nhưng vợ con vẫn bị giam. Đến tháng năm 1450 gia đình ông mới được thả.
  Trong niên hiệu Diên Ninh của Lê Nhân Tông (1454-1459), ông được giữ chức thái bảo.
  Năm 1459, anh vua Nhân Tông là Lê Nghi Dân giết vua cướp ngôi. Ông cùng Nguyễn Xí, Lê Lăng cầm đầu các tướng làm binh biến lật đổ Nghi Dân đưa hoàng tử Tư Thành lên ngôi, tức là vua Lê Thánh Tông. Tháng 6 năm 1460 ông được phong chức Khai phủ nghi đồng tam ty, Bình chương quân quốc trọng sự, Nhập nội thái phó Á quận hầu. Trong năm đó ông liên tiếp được gia phong.
  Tháng 12 năm 1460, ông cùng Lê Lăng đi đánh tù trưởng họ Cầm làm loạn, được thăng lên chức thái sư phụ chính.
  Năm 1465, Nguyễn Xí mất, Đinh Liệt làm quan đầu triều, từ đó thường quyết định nhiều việc lớn của triều đình, được vua và các quan lại rất tôn trọng.
  Năm 1470, Lê Thánh Tông đi đánh Chiêm Thành, ông làm chức Chinh lỗ tướng quân, cùng Lê Niệm (cháu nội Lê Lai) làm tiên phong đi trước, đánh chiếm kinh thành Đồ Bàn, bắt vua Chiêm là Trà Toàn.
  Năm 1471, ông mất, được truy phong là Trung Mục vương. Ông là một trong những công thần khai quốc sống lâu nhất sau khi nhà Hậu Lê thành lập, sống tới tận thời Hồng Đức. Con cháu Đinh Liệt sau tiếp tục nối đời làm quan cho nhà Hậu Lê và thời Lê-Trịnh.
  Theo gia phả họ Đinh Danh ở Thái Bình, Đinh Liệt còn để lại một số bài thơ nói về Vụ án Lệ Chi Viên đương thời. Ông cùng anh là Đinh Lễ đều được đặt tên phố ở trung tâm Hà Nội ngày nay.

Logged

"Đời chiến sỹ máu hòa lệ, mực _ Còn yêu thương là chiến đấu không thôi..."
haclua
Thành viên
*
Bài viết: 18



WWW
« Trả lời #14 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2008, 01:04:50 am »

Tại sao làm về các nhân vật lịch sử của Thanh hóa mà bác lại để những người này lên đầu nhỉ ! Trong khi tôi thấy có nhiều nhân vật còn vẻ vang hơn như là : Bà Triệu , các vua đầu tiên của 2 triều Lê , chúa Trịnh , Đào Duy Từ ....

Sao bác không sắp xếp theo kiểu những nhân vật nổi tiếng trước , hoặc theo vần A B C , hoặc theo trình tự thời gian thì có lẽ sẽ có ích hơn !!!!
Logged

chỉ thiếu mỗi một người,trái đất hóa hoang vu!
ledoninh
Thành viên

Bài viết: 4


« Trả lời #15 vào lúc: 16 Tháng Mười Hai, 2008, 12:57:58 pm »

                  ĐỖ BÍ (Thế kỉ XV)
 
        Ông quê ở thôn Cung Hoàng (nay thuộc huyện Nông Cống, Thanh Hoá). Ông tham gia cuộc khởi nghĩa Lam Sơn ngay từ những buỗi đầu.
        Tháng 4 năm Mậu Tuất (1418), quân Minh vây đánh, bộ chỉ huy bị vây hãm ở núi Chí Linh hơn 3 tháng trời, ông luôn đi sát để bảo vệ Lê Lợi.
        Ông là một vị tướng có tài. Năm 1424, ông được cử tham gia chỉ huy trận Khả Lưu, chặn đứng cuộc hành quân của giặc, không cho chúng đánh chiếm lại Trà Lân- một vị trí hết sức quan trọng án ngữ mạch giao thông phía tây Nghệ An. Trận này ta thắng lớn, làm thay đổi hẳn tình hình theo chiều hướng có lợi cho Lam Sơn.
        Tháng 9 năm 1426, Lê Lợi và bộ chỉ huy Lam Sơn quyết định tiến quân ra Bắc,ông được cử cùng với các tướng Phạm Văn Xảo, Trịnh Khả và Lý Triện chỉ huy đạo quân thứ nhất gồm 3000 quân và một thớt voi, có nhiệm vụ uy hiếp mặt Nam thành Đông Quan. Khi vừa tiến ra phía Nam thành Đông Quan, đạo quân này đã lập được ba chiến công vang dội: thắng trận Ninh Kiều (9-1426), trận Nhân Mục (9-1426), trận Xa Lộc (10-1426). Ông đã vinh dự được chỉ huy trực tiếphai trận Ninh Kiều và Nhân Mục.
         Tháng 11 năm 1426, nhà Minh sai Vương Thông đem 5 vạn quân sang cứu nguy, đóng ở Đông Quan hòng làm thay đổi tương quan lực lượng. Mặc dù vậy, ông và các tướng chỉ huy cũng hạ quyết tâm chủ động đánh giặc, trận phục kích Tốt Động- Chúc Động thắng lợi đã thể hiện điều đó, buộc Vương Thông phải rút về cố thủ trong thành Đông Quan. Từ đây nghĩa quân vây chặt Đông Quan. Ngày 7 tháng 2 năm Đinh Mùi (tức ngày 4-3-1427), Vương Thông bất ngờ tấn công vào khu vực đóng quân của ông và Lý Triện ở Qủa Động. Trận này, Lý Triện đã anh dũng hy sinh, còn ông thì bị bắt, mãi đến khi Vương Thông đầu hàng mới được trao trả.
          Năm 1428, sau thắng lợi hoàn toàn, lúc luận công ban thưởng, ông được ban quốc tính, tước Huyện hầu (là 1 trong số 14 người được ban tước này).
          Trong suốt 20 năm làm quan trong triều, ông vẫn luôn liêm khiết và được tín nhiệm. Năm 1448, lúc vua Lê Nhân Tông cùng đông đả bá quan văn võ về bái yết Lam Kinh, ông và Nguyễn Thận vinh dự được ở lại coi giữ kinh thành Thăng Long. Sau ông mất vào năm nào, không thấy sử chép.
Xin chào copbien51 !
Tôi mới đăng ký làm thành viên diễn đàn, vì rất quan tâm đến quân sử, đặc biệt quan tâm đến nhân vật lịch sử Đỗ Bí. Lý do là thế này. Cụ Tổ nhà tôi (trong gia phả) là một tướng của Lê Lợi, vốn họ Đỗ, được phong Bình Ngô Khai Quốc Công Thần. Nhưng trong Gia phả chỉ ghi tên mới ( sau khi dược mang họ vua - http://www.ledoninh.com/giapha ). Tôi tìm khắp mà không có gì rõ ràng hơn. Khi tìm thông tin về cụ Đỗ Bí thì lại không ai nói đến hậu duệ. Copbien51 có thể có thông tin thêm về Cụ hay không ?
Chân thành cảm ơn.
Logged
thanhdol
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #16 vào lúc: 17 Tháng Mười Hai, 2008, 04:04:47 pm »

Thêm:
Nguyễn Chích: http://vi.wikipedia.org/wiki/Nguy%E1%BB%85n_Ch%C3%ADch
Thiều Thốn: http://www.vietnamgiapha.com/XemChiTietTungNguoi/75/5/Thi%E1%BB%81u%20Th%E1%BB%91n.html
Tạm thêm thế đã
Logged
copbien51
Thành viên
*
Bài viết: 86


dragon thanh hoa


WWW
« Trả lời #17 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2009, 04:47:57 pm »

Trần Khát Chân (1370-1399)
   Danh tướng cuối thời Trần. Ông quê ở Hà Lãng, huyện Vĩnh Ninh (nay là huyện Vĩnh Lộc, Thanh Hóa), xuất thân từ một gia đình quý tộc, ba đời làm Thượng tướng quân, thuộc dòng dõi của Trần Bình Trọng.
   Cuối thời Trần, triều đình suy yếu, quân Chiêm Thành lợi dụng tình hình đó đã liên tiếp kéo quân ra đánh phá, cướp bóc, chiếm cả kinh thành, vua tôi nhà Trần phải bỏ thành chạy trốn.
   Mùa đông năm 1389, quân Chiêm do Chế Bồng Nga chỉ huy lại đem quân ra đánh phá Thanh Hóa, Hồ Quý Ly không chống nổi, bỏ trốn về kinh sư, quân Chiêm được thể đánh ra. Trước tình hình nguy cấp đó, ông được …… cử làm tướng chỉ huy quân Long Tiệp đi đánh giặc, ông đem quân đến đóng chốt sông Hải (tức sông Luộc, thuộc địa phận huyện Hưng Hà, Thái Bình bây giờ). Đầu năm 1390, vua Chiêm Chế Bồng Nga được hàng tướng là Nguyên Diệu chỉ dẫn đem hơn một trăm chiến thuyền định tấn công trận địa Hải Triều của ta. Khi đó có một tướng của Chế Bồng Nga là Ba Lậu Kê có tội, sợ bị giết liền chạy trốn sang doanh trại quân ta xin hàng. Hắn đã báo cho Trần Khát Chân biết chiếc thuyền chở vua Chiêm. Ông đã ra lệnh cho tập trung có súng nhất loại bắn vào chiếc thuyền đó, Chế Bồng Nga trúng đạn chết ngay tại trận, sau đó ông cắt lấy thủ cấp mang về hành tại của Thượng Hoàng ở Bình Than đi báo tin thắng trận. Sau chiến thắng đó, quân Chiêm không còn dám đem binh tấn công vào Đại Việt nữa.
   Với công lao trên, ông được phong làm Long Tiệp bổng thần nội vệ Thượng tướng quân, tước Vũ tiết quan nội hầu, ban cho thái ấp riêng ở vùng Kẻ Mơ (Hà Nội ngày nay).
Logged

Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hoá
copbien51
Thành viên
*
Bài viết: 86


dragon thanh hoa


WWW
« Trả lời #18 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2009, 04:53:39 pm »

Nguyễn Vĩnh Lộc (TK XV)   Thủ lĩnh phong trào yêu nước ở Bắc Nghệ An, tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Ông là người Cổ Sách (nay thuộc huyện Cẩm Thủy, Thanh Hóa). Khi giặc Minh xâm lược, ông vào Nghệ An tổ chức khai hoang, lập thôn Trang Niên (nay là Mĩ Thành, Yên Thành, Nghệ An). Ông cùng người trong thôn chống giặc bảo vệ xóm làng, uy tín lan rộng khắp Nghệ An. Cuối năm 1424, nghĩa quân Lam Sơn vào miền Tây Nghệ An, ông theo Lê Lợi góp nhiều mưu kế giúp Lê Lợi giải phóng Nghệ An. Khởi nghĩa thành công, ông được giao nhiệm vụ quản lĩnh quân ở Nghệ An, tiếp tục tổ chức khai hoang, lập thêm nhiều làng mới.


Ngô Kinh, Ngô Từ (TK XV)   Danh thần của khởi Lam Sơn. Hai cha con quê ở Đông Bàng (nay thuộc huyện Yên Định), thuộc dòng dõi Ngô Quyền, xuất thân nghèo khổ. Ngô Kinh đã đến Lam Sơn xin làm gia nô cho hào trưởng Lê Khoáng (cha Lê Lợi). Sau đó Ngô Từ là gia nô của Lê Lợi. Trong khởi nghĩa Lam Sơn, hai cha con được giao ở lại Lam Sơn phụ trách trang trại, sản xuất, lo việc cung cấp lương thực, quân nhu cho nghĩa quân và giúp Lê Lợi tiếp nhận những người đến xin gia nhập nghĩa quân. Ngày toàn thắng, Ngô Kinh được phong Hưng Quốc công, Ngô Từ được phong Chương Khánh công, ban họ vua. Sau con gái của Ngô Từ (là Ngô Thị Ngọc Dao) lấy vua Thái Tông, sinh ra hoàng tử Tư Thành (tức vua Lê Thánh Tông).

Nguyễn Quán Nho (1638-1708)   Danh thần đời Lê Trung hưng, ông quê ở Văn Hà, huyện Thuỵ Nguyên (nay là huyện Thiệu Hoá). Ông đỗ Tiến sĩ khoa Đinh Mùi (1667) khi ông 29 tuổi.
   Năm 1684, ông giữ chức Phó Đô ngự sử, sau thăng Tả thị lang Bộ Lại. Năm 1692, ông được thăng Thượng thư Bộ Binh, vào phủ Chúa làm Tham tụng. Sau vì để lộ đề thi nên bị chúa Trịnh Căn giáng chức làm Tả thị lang, rồi sang làm Ngự sử.
   Năm 1702, ông lại được phục chức, rồi thăng Thượng thư Lễ Bộ, tước Hương Giang bá. Ông là người tính tình khoan hoà, làm việc đúng phép tắc nên được người đương thời ngợi ca. Khi mất, ông được truy phong Thượng thư Bộ Lại, tước Quận công.
Logged

Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hoá
copbien51
Thành viên
*
Bài viết: 86


dragon thanh hoa


WWW
« Trả lời #19 vào lúc: 01 Tháng Mười Một, 2009, 04:59:21 pm »

Nguyễn Thu (Bảo) (1799-1855)
   Ông vốn tên là Bảo, do kiêng húy tên hoàng tử thời Thiệu Trị, nên đổi là Thu, tự Định Phủ và Tịnh Quất, hiệu Cửu Chân và Tĩnh Sơn, quê ở Hương Khê (nay thuộc huyện Nông Cống), đỗ cử nhân năm 1821, ông giữ chức Biên tu ở Quốc sử quán, sau thăng thị giảng học sĩ, rồi làm Án sát Hải Dương. Năm 1848, ông được cử làm Phó sứ sang Bắc Kinh, khi về được bổ Thị lang bộ lại, sau lần lượt làm Bố chính ở các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa và mất khi đang tại chức năm 1855.
   Ông xuất thân từ một dòng họ khoa bảng nổi tiếng: tổ 4 đời là Nguyễn Thiệu, tiến sĩ (1700), tước Nông quận công, ông nội là Nguyễn Hoãn, tiến sĩ (1743), tước  Hoàn quận công. Hai cha con đều đỗ Hội nguyên, đều làm Tham tụng cấp Tể tướng. Ông viết: Việt thi lục biên (bổ sung công trình Toàn Việt thi lục của Lê Quý Đôn); Kinh môn phủ chí; Thanh Hà địa chí. Ông đã chủ trì việc lập đền thờ Chu Văn An và viết cuốn Phượng Sơn từ chí lược. Ông cũng là nhà sử học đã soạn các sách  Sử cục loại biên (1833), Thiên Nam tiệp chú ngoại kỉ sử lược (1848) và cuốn Lê Quý kỉ sự. Ngoài ra, ông còn có tập thơ Tinh Thiều tùy bút gồm 239 bài thơ.
 Grin
Logged

Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hoá
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM