Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 05:20:29 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa  (Đọc 90140 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
copbien51
Thành viên
*
Bài viết: 86


dragon thanh hoa


WWW
« Trả lời #70 vào lúc: 08 Tháng Tám, 2010, 09:28:53 am »

Ngô Chân Lưu (933-1011)
Tức Khuông Việt thiền sư đời Đinh. Ông quê ở Cát Lợi, huyện Thường Lạc (khoảng huyện Tĩnh Gia, Thanh Hóa ngày nay).
Ông tinh thông tam giáo. Khi xuất gia học với sư Vân Phong ở chùa Khai Quốc, thành Đại La nay là chùa Trấn Quốc (Hà Nội). Ông được truyền tâm ấn, đứng vào thế hệ thứ tư, dòng thiền Quan Bích.
Năm Quý Dậu (973), ông được Đinh Tiên Hoàng trọng vọng, ban cho hiệu là Khuông Việt đại sư, phong chức Tăng thống.
Đời Tiền Lê, ông được tham dự triều chính. Năm Bính Tuất (986), ông và sư Đỗ Pháp Thuận phụng mạng tiếp sứ nhà Tống là Lý Giác.
Ngày 15-2 năm Tân Hợi (tức 22-3-1011) vào năm Thuận Thiên thứ 2, ông mất, thọ 78 tuổi.
Ông có  các  tác phẩm: Thuyền uyển tập anh ngữ lục, Truyền đăng lục, Thơ tiễn sứ Tống... Bài Vương Lang quy nổi tiếng của ông cũng có tên là Ngọc Lang quy.

Hà Thọ Lộc (?-1599)
Võ tướng đời Lê Anh Tông (1556 - 1573), quê ở làng Cổ Lũng, huyện Cẩm Thủy. Thân phụ của ông là quan Tư đồ Thụy Quận Công Hà Nhân Chính. Ông xuất thân trong một gia đình vọng tộc, khi vào đời được trọng dụng và cho nắm giữ binh quyền, được phong tước Lân Quận Công.
Khi Trịnh Cối gây biến, ông cùng Hoàng Đình Ái, Nguyễn Hữu Liêu lo việc đánh dẹp, được phong làm phó tướng dinh hữu quân.
Đến đời Lê Thế Tông (1573 - 1599), sau mười mấy năm ra sức chống nhau với quân nhà Mạc, ông được tiến phong làm Tư mã, sau đổi Thiếu bảo, rồi thăng Thiếu úy.
Năm Kỷ Hợi (1599), ông mất, được phong Thái úy.
Logged

Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hoá
copbien51
Thành viên
*
Bài viết: 86


dragon thanh hoa


WWW
« Trả lời #71 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2010, 08:47:01 am »

Bùi Khắc Nhất (1533-1609)
Ông quê ở Bột Thái, huyện Hoằng Hóa (nay thuộc xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa).
Ông thi đỗ Hương Cống năm Giáp Tý (1564). Năm Ất Sửu (1565)  ông thi đỗ Đệ nhất giáp Chế khoa cập đệ Đệ nhị danh (tức Bảng Nhãn), đời vua Lê Anh Tông (1556-1573), năm 22 tuổi.
Ông trải qua nhiều chức vụ: Hàn lâm viện hiệu lý, giám khảo trường thi Thanh Hoa, Thị giảng ở trong cung... Đến năm 49 tuổi, ông giữ chức Hình Bộ Hữu thị lang rồi đổi sang Công Bộ Hữu thị lang năm 1592. Năm 1600 ông được phong Hộ Bộ Thượng thư, rồi Binh Bộ thượng thư.
Năm Quí Mão (1603) ông được triều đình ban thưởng công thần. Ông mất năm 1609, thọ 77 tuổi.
Do có nhiều công lớn, sau khi mất, ông vẫn được các triều đại sau phong tặng, năm 1610 được phong Thái bảo tước Văn Phú hầu; năm 1629 được phong Phú Quận công; năm Cảnh Hưng 43 (1782) được phong Thượng đẳng phúc thần Tuy dụ Hùng lược đại vương; năm đầu niên hiệu Gia Long triều Nguyễn (1802) ông được xếp bậc nhì công thần Trung hưng.

Nguyễn Bá Nhạ (1822-1848)
Ông quê xã Hoằng Lộc, huyện Hoằng Hóa.
Ông tên hiệu là Long Châu, con của tri huyện An Lạc Nguyễn Thận Tuyển. Lúc 22 tuổi, ông đã đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân thứ nhất (tức Hoàng Giáp) khoa thi năm Quý Mão (1843), đời Thiệu Trị (1840-1847).
Khoảng năm Thiệu Trị thứ 4 (1844), ông được bổ nhiệm làm Tri phủ Hàm Thuận. Năm Mậu Thân (1848), ông mất đột ngột vì trọng bệnh khi vừa 27 tuổi. Vua Tự Đức thương tiếc người tuổi trẻ tài cao, đã gửi viếng ông đôi câu đối:
"Nhân sinh bách tuế vi kỳ, bán chi bán lân quân mệnh bạc
Nhữ thiếu tam nguyên cập đệ, kỳ cách kỳ sử ngã tâm bi"
Nghĩa là:
"Người sinh trăm tuổi định kỳ, nửa trong nửa thương người mệnh bạc
Người trẻ ba lần đậu nhất, tài trên tài khiến trẫm thương tâm".
Logged

Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hoá
copbien51
Thành viên
*
Bài viết: 86


dragon thanh hoa


WWW
« Trả lời #72 vào lúc: 18 Tháng Tám, 2010, 08:49:53 am »

Đinh Xuân Nguyên (1924-1990)
Ông là giáo sư văn học, còn có tên khác là Thanh Lãng. Ông quê ở làng Tam Tổng, nay thuộc huyện Nga Sơn.
Thuở nhỏ học ở Thanh Hóa, Hà Nội, cựu chủng sinh tại chủng viện Xuân Bích ở Hà Nội, được thụ phong linh mục những năm 1950.
Sau toàn quốc kháng chiến (19-12-1946), ông du học Thụy Sĩ, đỗ cử nhân Thần học và Tiến sĩ văn chương. Năm 1958, về nước làm giáo sư tại Chủng viện, Đại học văn khoa Sài Gòn suốt nhiều năm liền (1958-1975). Trong việc giảng dạy, ông còn đảm nhận các công tác về văn hóa, giáo dục với các chức vụ tại Sài Gòn.
Ông từng là: Trưởng ban Việt văn tại Đại học văn khoa Sài Gòn; Hội viên Ủy ban điển chế văn tự; Hội viên Hội đồng Văn hóa, Giáo dục; Chủ tịch Trung tâm Văn bút Việt Nam (Sài Gòn).
Sau năm 1975, ông thôi công tác giảng dạy, rồi công tác với viện KHXH tại Thành Phố Hồ Chí Minh, đến năm 1990, ông qua đời tại Sài Gòn.
Ông đã để lại nhiều tác phẩm như: Văn chương chữ Nôm (1953); Văn chương bình dân (1953); Biểu nhất lãm văn học hiện đại (1957); Apport française dans le Litérature Vietnamiene (1962); Bảng lược đồ văn học Việt Nam I, II (1967); Lịch sử phê bình văn học (1965); Sách sổ sang chép các việc (1968); Văn học đối kháng Trung Hoa (1969); Văn học dấn thân yêu đời (1969); 13 năm tranh luận văn học (1994)... và một số bản thảo khác .
Logged

Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hoá
linhtapsu
Thành viên
*
Bài viết: 51


« Trả lời #73 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2010, 02:07:38 pm »

Sao không có chúa Trịnh hả bác , các chúa Trịnh cũng có ảnh hưởng lớn đến lịch sử nước ta đấy chứ , và có rất nhiều người tài như Trịnh Tùng , Trịnh  Căn
Logged
copbien51
Thành viên
*
Bài viết: 86


dragon thanh hoa


WWW
« Trả lời #74 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2010, 08:40:14 pm »

Có.hj. tôi đang cố gắng hoàn chỉnh để đưa tất cả các nhân vật lịch sử xư Thanh. Hiện tại mới thống kê được hơn 200 nhân vật, trong đó sẽ có tất cả các đời chúa Trịnh, kể cả các chúa chưa được làm chúa (chết trước khi lên ngôi chúa). Grin Grin Grin
Logged

Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hoá
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #75 vào lúc: 26 Tháng Tám, 2010, 11:55:17 pm »

Sao không có chúa Trịnh hả bác , các chúa Trịnh cũng có ảnh hưởng lớn đến lịch sử nước ta đấy chứ , và có rất nhiều người tài như Trịnh Tùng , Trịnh  Căn

Bác có ở Hà Nội không, em dẫn đến gặp cháu chính dòng của chúa Trịnh Sâm, cụ này đang tích cực in ấn sách vở về các đời chúa
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
linhtapsu
Thành viên
*
Bài viết: 51


« Trả lời #76 vào lúc: 27 Tháng Tám, 2010, 09:03:39 pm »

Sao không có chúa Trịnh hả bác , các chúa Trịnh cũng có ảnh hưởng lớn đến lịch sử nước ta đấy chứ , và có rất nhiều người tài như Trịnh Tùng , Trịnh  Căn

Bác có ở Hà Nội không, em dẫn đến gặp cháu chính dòng của chúa Trịnh Sâm, cụ này đang tích cực in ấn sách vở về các đời chúa

Cám ơn bác nhé , em ở SG bác ạ !
Logged
copbien51
Thành viên
*
Bài viết: 86


dragon thanh hoa


WWW
« Trả lời #77 vào lúc: 12 Tháng Chín, 2010, 10:13:21 am »

MỘT SỐ NHÂN VẬT TRONG HỌ TRỊNH TÔN THẤT ĐỖ TẠO SĨ THỜI LÊ
1. Trịnh Điền
Đỗ Đồng Tạo sĩ thứ thủ hạng khoa Giáp Thìn niên hiệu Bảo Thái 5 (1724) đời vua Lê Dụ Tông.

2. Trịnh Hoành
Biền sinh hợp thức, đỗ Tạo sĩ trúng hạng khoa Nhâm Thân niên hiệu Cảnh Hưng 13 (1752) đời vua Lê Hiển Tông.

3. Trịnh Tông
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Đinh Sửu, niên hiệu Cảnh Hưng 18 (1757), đời vua Lên Hiển Tông.

4. Trịnh Liêm
Họ Tôn thất, hàng thứ 2 thân với chúa.
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Đinh Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 21 (1760) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Thủ hiệu.

5. Trịnh Chung
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Đinh Sửu niên hiệu Cảnh Hưng 21 (1760) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan chức Thủ hiệu.
Em của Trịnh Thuyên, anh của Trịnh Tư, Trịnh Tiêm.

6. Trịnh Thự
Biền sinh hợp thức, đỗ Tạo sĩ trúng hạng khoa Quý Mùi niên hiệu Cảnh Hưng 24 (1763) đời vua Lê Hiển Tông.

7. Trịnh Thuyên (1724-?)
37 tuổi đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Quý Mùi niên hiệu Cảnh Hưng 24 (1763) thời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Cai cơ. Chết vì việc nước.
Anh của Trịnh Chung, Trịnh Tư và Trịnh Tiêm.

8. Trịnh Chử (1743-?)
24 tuổi đỗ Đồng Tạo sĩ tưu trúng hạng khoa Bính Tuất niên hiệu Cảnh Hưng 27 (1766) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Thủ hiệu.
Anh Trịnh Bích, Trình Thì.

9. Trịnh Tiêm
Biền sinh hơp thức, đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772) đời vua Lê Hiển Tông.
Làm quan Thủ hiệu.
Em Trịnh Thuyên, Trịnh Chung, Trịnh Tư, anh em đỗ cùng khoa.

10. Trịnh Nhuận (1748-?)
Biền sinh hợp thức, 25 tuổi đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772) đời vua Lê Hiển Tông.

11. Trịnh Liêm
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772) đời vua Lê Hiển Tông.

12. Trịnh Quyền
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772) đời vua Lê Hiển Tông.

13. Trịnh Thì
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772) đời vua Lê Hiển Tông.
Em Trịnh Chử, Trịnh Bích.

14. Trịnh Bích
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772) đời vua Lê Hiển Tông.
Em Trịnh Chử, anh Trịnh Thì.

15. Trịnh Bàn
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Nhâm Thìn niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772) đời vua Lê Hiển Tông.

16. Trịnh Đĩnh
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Bính Thân niên hiệu Cảnh Hưng 37 (1776) đời vua Lê Hiển Tông.
Chết vì việc nước năm Bính Ngọ.

17. Trịnh Thiều
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng thịnh khoa Kỷ Hợi niên hiệu Cảnh Hưng 40 (1779) đời vua Lê Hiển Tông.

18. Trịnh Giai
Đỗ Đồng tạo sĩ ưu trúng hạng khoa Ất Tị niên hiệu Cảnh Hưng 46 (1785) đời vua Lê Hiển Tông.
Logged

Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hoá
copbien51
Thành viên
*
Bài viết: 86


dragon thanh hoa


WWW
« Trả lời #78 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2010, 10:02:19 am »

Lê Ngọc (?-?)
Cuộc khởi nghĩa Lê Ngọc diễn ra vào đầu thế kỷ VII, từ năm 608 đến năm 618, do Lê Ngọc (còn gọi là Lê Cốc) cùng 4 người con lật đổ quan cai trị của nhà Tùy (Trung Quốc) đóng đô ở Đông Phố (tức Đồng Pho, nay là xã Đông Hòa, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa), gọi là kinh đô Trường Xuân, tự quản Cửu Chân chống lại nhà Đường cho đến đầu thế kỷ VII.
Lê Ngọc và các con của ông đã được nhân dân nhiều nơi trong vùng Đông Sơn lập đền thờ:
•   Làng Viên Khê, xã Đông Anh thờ thành hoàng làng là Cao Hoàng (tức Lê Ngọc) và Long thần (thần rắn cụt đuôi). Ngoài ra còn có đền thờ Chàng Cả đại vương là con Lê Ngọc.
•   Xã Đông Hòa có đền thờ Hoàng đế Lê Ngọc.
•   Xã Đông Ninh có đền thờ Hoàng đế Lê Ngọc.
•   Xã Đông Phú có đền thờ Hoàng Lạp là con trai thứ hai của Lê Ngọc.
•   Xã Đông Tiến có nghè Tòng Tân thờ Chàng Hai là con trai của Lê Ngọc.



Cao Ngọc Lễ (?-?)
Là quan nhà Nguyễn và là cộng sự của thực dân Pháp trong lịch sử Việt Nam. Người xã Đông Trung, huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Thanh Hóa.
Ông vừa là cháu vừa là học trò của tiến sĩ Tống Duy Tân (1837-1892), người đã cùng con là Tống Nhữ Mai lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh năm 1886.
Trước đây, khi vua Hàm Nghi chạy ra Cam Lộ (Quảng Trị) ban bố dụ Cần Vương ngày 13 thàng 7 năm 1885, như bao sĩ phu khác, Cao Ngọc Lễ liền ứng nghĩa. Nhưng sau đó, ông trở về làm việc cho triều đình thân Pháp, được bổ làm tri huyện rồi thăng lên chức án sát tỉnh Hà Tĩnh.
Nhiều người cho rằng chính Cao Ngọc Lễ vì hám lợi đã làm chỉ điểm cho quân Pháp bắt được Tống Duy Tân, khi vị lãnh tụ này ẩn náu tại hang Niên Kỷ (nay thuộc huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa) năm 1892. Cho nên ông đã bị Ngô Đức Kế hài tội bằng hai câu thơ:
Vô địa khả mai Cao Ngọc Lễ
Hữu tiền nan thục Tống Duy Tân
.
Tạm dịch nghĩa:
Không có đất chôn Cao Ngọc Lễ,
Có tiền không chuộc được Tống Duy Tân.

Cao Ngọc Lễ là ông ngoại nhà văn Thanh Châu, tác giả truyện ngắn Hoa Ti gôn.
Logged

Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hoá
copbien51
Thành viên
*
Bài viết: 86


dragon thanh hoa


WWW
« Trả lời #79 vào lúc: 06 Tháng Mười Hai, 2010, 10:06:59 am »

Hữu Loan (2 tháng 4 năm 1916 - 18 tháng 3 năm 2010)
Là một nhà thơ Việt Nam, đồng niên với nhà thơ Xuân Diệu. Quê ông tại xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa.

Hữu Loan tên thật là Nguyễn Hữu Loan; Bút danh: Hữu Loan; sinh ngày 2 tháng 4 năm 1916 (còn có thông tin ông sinh năm 1914) tại quê ở làng Vân Hoàn, xã Nga Lĩnh, huyện Nga Sơn, Thanh Hóa. Ông học thành chung ở Thanh Hóa sau đó đi dạy học và tham gia Mặt trận Bình dân năm 1936, tham gia Việt Minh ở thị xã Thanh Hóa (nay là thành phố Thanh Hóa).

Năm 1943, ông về gây dựng phong trào Việt Minh ở quê và khi cuộc Cách mạng tháng Tám nổ ra, ông làm Phó Chủ tịch Uỷ ban Khởi nghĩa huyện Nga Sơn. Trước năm 1945, ông đã từng là cộng tác viên trên các tập san Văn học, xuất bản tại Hà Nội. Sau Cách mạng tháng Tám, ông được cử làm Uỷ viên Văn hóa trong Uỷ ban hành chính lâm thời tỉnh Thanh Hóa, phụ trách các ty: Giáo dục, Thông tin, Thương chính và Công chính. Kháng chiến chống Pháp, Hữu Loan tham gia quân đội Nhân dân Việt nam, phục vụ trong Đại đoàn 304. Sau năm 1954, ông làm việc tại Báo Văn nghệ trong một thời gian. Trong thời gian 1956-1957, ông tham gia Phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm do nhà văn Phan Khôi chủ trương. Ông sáng tác những tác phẩm lên án thẳng thắn và quyết liệt đến những tiêu cực của các cán bộ cộng sản nịnh hót, đố kỵ, ám hại nhau v.v... như tác phẩm Cũng những thằng nịnh hót và truyện ngắn Lộn sòng. Trong tác phẩm của mình, ông coi mình là nạn nhân của xã hội cộng sản và phê phán xã hội này một cách kịch liệt.

Sau khi phong trào Nhân Văn Giai Phẩm bị dập tắt vào năm 1958, nhà thơ Hữu Loan phải vào trại cải tạo vài năm, tiếp đó bị giam lỏng tại địa phương. Cuối đời ông về sống tại quê nhà.

Ông nổi tiếng với bài thơ Màu tím hoa sim do ông sáng tác trong thời gian tham gia kháng chiến chống Pháp và được lưu hành rộng rãi trong vùng kháng chiến. Có thông tin cho rằng, do nội dung bài thơ nặng nề tình cảm và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý quân dân, nên ông bị giải ngũ.
Ông từ trần vào lúc 19h00 ngày 18 tháng 3 năm 2010 tại quê nhà, hưởng thọ 95 tuổi (tuổi mụ hay còn gọi là tuổi âm).

Hữu Loan chưa xuất bản tập thơ nào, dưới đây là một số bài thơ đã được phổ biến của ông:
•   Cũng những thằng nịnh hót
•   Đèo Cả
•   Đêm
•   Màu tím hoa sim
•   Hoa lúa
•   Ngày mai
•   Thánh mẫu hài đồng
•   Tình Thủ đô
•   Yên mô

Logged

Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hoá
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM