Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:57:05 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hóa  (Đọc 89933 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
copbien51
Thành viên
*
Bài viết: 86


dragon thanh hoa


WWW
« Trả lời #50 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2009, 10:39:25 am »

Đinh Thì Trung (?-?)
Là danh sĩ đời Lê Ý Tông, một thần đồng thời Hậu Lê, có sách chép là Đinh Trung, quê huyện Đông Sơn, Thanh Hóa.
Thuở bé ông nổi tiếng thông minh, năm 14 tuổi đỗ Hương cống, rồi vào học ở Quốc tử giám. Lúc bấy giờ Lê Quý Đôn, Hà Tông Huân và Lê Như Quyền đều nổi tiếng văn học, đương thời xưng tặng là “Hổ thần”.
Đến khi ông tranh tài với ba người ấy, danh tiếng vang khắp kinh đô nên được gọi là “Tứ hổ”. Ông đứng đầu, kế đến là Lê Quý Đôn, Hà Tông Huân, Lê Như Quyền.
Sau khoa thi Đình, ông gà văn cho con Lê Quý Đôn là Quý Kiệt, việc phát giác, ông bị phát phối ra Quảng Yên. Dư luận đương thời có lời truyền tụng: “Thì Trung phát phối, chấn Đông hải chi văn ba” (Thì Trung đi đày, làm tung ngọn sóng văn ở bể Đông). Bấy giờ nhằm năm Ất Mùi (1775).
Ít lâu, ông được ân xá, rồi được lệnh dụ giặc cướp; giặc bắt giữ ông lại không cho về, ông nhảy xuống sông Bạch Đằng tự tử.
Thuở nhỏ khi mới lên 4, lên 5 ông đã nổi tiếng thông minh, người đương thời tặng ông danh hiệu là Bột sinh ví với Vương Bột đời Đường. Đến lúc ông chết non, người ta càng tin tưởng rằng chính ông là hậu thân của Vương Bột Trung Quốc.


Thiền sư Đạo Dung (?-1174)

Đời Lý, không rõ năm sinh, thiền sư trụ trì chùa Hương Nghiêm thuộc tỉnh Thanh Hóa. Đương thời gọi sư là Pháp Dung (vì kiêng húy Trần Hưng Đạo).
Đạo Dung là pháp hiệu, không rõ tên, hiệu là Tăng Phán, tên là Huyền Nghi.
Năm Đinh Mão (1087) sư Đạo Dung được vua Lý Nhân Tông (1066-1127) triệu tới kinh, lập đạo trong hoàng cung.
Năm Nhâm Dần (1122) sư trở về thăm quê cũ, dựng chùa để ở đến lúc tuổi già.
Sư Đạo Dung là một cao tăng đời Lý và có những liên hệ tình cảm thắm thiết với Lưu Khánh Đàm và Lý Thường Kiệt, Bia chùa Hương Nghiêm có ghi rõ hành trạng, công nghiệp của sư và danh tướng kiệt xuất Lý Thường Kiệt.
Ông mất ngày 5-2 năm Giáp Ngọ 1174. Sau khi sư mất, học trò là cao tăng Tăng Đạo Lâm làm lễ hỏa táng, xây tháp ở núi Lân Ni thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Logged

Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hoá
copbien51
Thành viên
*
Bài viết: 86


dragon thanh hoa


WWW
« Trả lời #51 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2009, 10:41:32 am »

Ngô Thị Ngọc Dao (1421-1496)
Thái phi Ngô Thị Ngọc Dao sinh năm Tân Sửu (1421), quê xã Động Bàng, huyện An Định (nay thuộc huyện Yên Định, Thanh Hóa). Bà là cháu nội của Thái phó Ngô Kinh, con Thái bảo Ngô Từ, vợ Lê Thái Tông (1423 – 1442), mẹ Lê Thánh Tông (1442 – 1497).
Vì có chị là Xuân - cung tần của Lê Thái Tông, Ngọc Dao theo chị vào nội đình nên cũng được tuyển làm cung tần. Thái Tông rất yêu mến bà. Năm Canh Thân (1440), Thái Tông sắc phong bà làm Tiệp dư ở cung Khánh Phương. Khi bà có thai, nằm mộng thấy thượng đế cho Kim Đồng giáng sinh. Hoàng phi Nguyễn Thị Anh ghen ghét nên vu hãm buộc tội bà. Nhờ có Nguyễn Trãi và Nguyễn Thị Lộ giúp đỡ che chở nên bà không bị cảnh tù đày mà chỉ bị giam ở chùa Hoa Văn trong khu vực kinh thành.
Về sau bà sinh con trai đặt tên là Lê Tư Thành, vì sợ hoàng phi Nguyễn Thị Anh tiếp tục ám hại bà ôm con trốn biệt ra miền An Bang.
Đến khi con của Nguyễn Thị Anh là Lê Bang Cơ được lên ngôi, lấy hiệu là Lê Nhân Tông (1441 – 1459), Nguyễn Thị Anh (sau được phong là Tuyên từ thái hậu) cho người tìm mẹ con bà về Kinh phục vị và phong cho Tư Thành làm Bình Nguyên vương, sau đổi là Gia vương.
Năm Kỷ Mão (1459), Lạng Sơn vương Lê Nghi Dân mưu giết Lê Nhân Tông, tự lập làm vua chẳng bao lâu thì bị lật đổ. Năm Canh Thìn (1460), triều đình có nhiều biến cố, con bà - Gia vương Lê Tư Thành được các công thần Nguyễn Xí, Đinh Liệt tôn lên làm vua. Gia vương Tư Thành lên ngôi lấy hiệu là Lê Thánh Tông. Phong cho mẹ (Ngô Thị Ngọc Dao) là Quang Thục hoàng thái hậu. Năm Bính Thìn (1496), bà mất. Vua Lê Thánh Tông cho dựng Thuần Mậu Đường hay còn gọi là chùa Phúc Quang để thờ tổ tiên bà.
Logged

Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hoá
copbien51
Thành viên
*
Bài viết: 86


dragon thanh hoa


WWW
« Trả lời #52 vào lúc: 18 Tháng Mười Hai, 2009, 10:51:49 am »

Phan Ngọc Lãm (1506-1584)
Tự Văn Dụng, hiệu Phước Tâm, là tổ nghề gốm làng Phước Tích tại Châu Ô, quê ở huyện Tống Sơn (nay là huyện Hà Trung, Thanh Hoá).
Khi Nguyễn Hoàng vào Châu Ô, ông theo thân phụ là Phan Ngọc Phổ vào khai nghiệp, lập làng Phước Tích, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Tại đây, ông cùng cha và đoàn di dân đi theo chúa Nguyễn vào đến huyện Hương Trà rồi xuống Cồn Dương (nay là làng Phước Tích) khai hoang đất đai, xây dựng nhà cửa, tổ chức nghề gốm. Từ đó, con cháu của ông ngày càng có sản nghiệp, dân chúng an cư lạc nghiệp tại vùng đất mới này.
Sau khi qua đời, ông được triều đình phong “Dực Bảo trung hưng linh phò chi thần” và thờ tại đình làng.
Ông được nhân dân xưng tụng và tôn là ông tổ nghề gốm xứ Đàng Trong.



Lê Lai (?-1418)
Danh tướng trung dũng trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh (1418 - 1427). Quê làng Dựng Tú (Kiên Thọ, Ngọc Lặc, Thanh Hoá), dân tộc Mường.
Ông tính tình cương trực, dung mạo khác thường, có chí khí. Đã cùng các em và con tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ đầu. Là người đứng tên thứ hai trong danh sách hội thề Lũng Nhai (1416) chuẩn bị khởi nghĩa, ông cùng Bình Định vương Lê Lợi và 17 tướng lãnh tâm phúc thề sống chết có nhau, được Lê Lợi trao chức Đô tổng quản, tước quan Nội Hầu. Cuối năm 1418, nghĩa quân bị bao vây ở núi Chí Linh (miền Tây Thanh Hoá). Ông đóng giả làm Lê Lợi xông ra phá vòng vây để Lê Lợi và nghĩa quân được giải thoát, ông xung trận giết giặc rồi kiệt sức, bị quân Minh bắt và đem hành hình. Hôm ấy là ngày 29 tháng 4 âm lịch.
Nhớ công ơn Lê Lai, sau khi lên ngôi, Lê Lợi truy tặng ông là Đệ nhất công thần. Năm 1429, được truy phong là Thái úy. Đời Nhân Tông, truy tặng là Bình chương quân quốc trọng sự (1443). Đời Thánh Tông, được truy tặng Thái phó, truy phong Trung túc vương. Lê Lợi thường nói: "Sau này ta mất đi, khi đến lễ giỗ ta, thì một ngày trước đó, phải cúng tế Lê Lai". Trong dân gian còn truyền tụng câu: "Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi".
Logged

Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hoá
copbien51
Thành viên
*
Bài viết: 86


dragon thanh hoa


WWW
« Trả lời #53 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2010, 03:32:03 pm »

Phạm Thị Ngọc Trần (?-1425)
Bà người huyện Lôi Dương, Thanh Hoá, là một trong những bà phi theo Lê Lợi từ khi dựng cờ khởi nghĩa Lam Sơn (1418). Năm thứ 6 của cuộc khởi nghĩa (1423) bà hạ sinh Lê Nguyên Long.
Trong một lần chuyển quân vào Nghệ An (1425), Lê Lợi nằm mộng thấy một vị thần đến xin một người thiếp và hứa sẽ phù hộ cho Lê Lợi đập tan quân nhà Minh. Lê Lợi bèn đem chuyện này ra nói với các bà phi của mình, ai cũng đắn đo, duy chỉ có Phạm Thị Ngọc Trần khẳng khái xin dâng mình cho thần nhân, chỉ xin Lê Lợi khi thành nghiệp lớn hãy lập con của bà làm thái tử. Lê Lợi đồng ý rồi truyền quân mở đàn tế lễ, đem bà tế cho thần. Khi đó Lê Nguyên Long chỉ mới ba tuổi, và được giao cho người hầu thân cận của bà nuôi nấng.
Khi Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lại lập con trưởng là Lê Tư Tề làm giám quốc lo triều chính mà quên mất Lê Nguyên Long. Theo truyền thuyết, một hôm vua đang ngủ, bà Phạm quay về báo mộng trách cứ vua quên công lao của mình, vua choàng tỉnh rồi truyền thân cận ra chiếu chỉ lập Nguyên Long làm Hoàng thái tử, phế Tư Tề xuống làm Quận vương. Tuy nhiên sử chép rằng vua Lê Thái Tổ bỏ Tư Tề vì cho rằng Tư Tề làm nhiều điều trái ý.
Năm 1433 Lê Lợi qua đời, Lê Nguyên Long lên ngôi vua, tức là vua Lê Thái Tông. Năm Đinh Tỵ (1437), vua Thái Tông truy tôn mẹ mình làm Hoàng thái hậu, thờ phụng ở Thái Miếu.

Logged

Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hoá
copbien51
Thành viên
*
Bài viết: 86


dragon thanh hoa


WWW
« Trả lời #54 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2010, 08:31:41 am »

Lê Ngọc Bình (? - 1810)
Là công chúa nhà Hậu Lê, hoàng hậu nhà Tây Sơn, vợ của Cảnh Thịnh hoàng đế Nguyễn Quang Toản và sau đó là vợ vua Gia Long Nguyễn Ánh.
Bà là con gái út (thứ 23) của vua Lê Hiển Tông và Chiêu nghi Nguyễn Thị Điều. Bà là em gái công chúa Lê Ngọc Hân, còn bà Chiêu nghi Nguyễn Thị Điều là người cùng làng với bà Nguyễn Thị Huyền, mẹ của Lê Ngọc Hân.
Năm 1795, sau khi quyền thần Bùi Đắc Tuyên bị dẹp, thái hậu Lê Ngọc Hân làm mối Ngọc Bình cho Cảnh Thịnh hoàng đế Nguyễn Quang Toản. Công chúa Ngọc Bình trở thành chính cung hoàng hậu nhà Tây Sơn.
Sau khi Nguyễn Ánh lấy được Phú Xuân say mê trước sắc đẹp của bà, mặc cho quyền thần can ngăn, đã phong cho bà làm đệ tam cung. Bà trở thành Đức phi nhà Nguyễn.
Sau này bà sinh được hai hoàng tử nhà Nguyễn là Quảng Uy công Nguyễn Phúc Quân (sinh năm 1809), Thường Tín công Nguyễn Phúc Cự (sinh năm 1810) và 2 công chúa là Mỹ Khê Ngọc Khuê và An Nghĩa Ngọc Ngôn.
Bà mất năm 1810, khi tuổi đời còn khá trẻ.
Bà cùng với Dương Vân Nga là hai người phụ nữ làm vợ của hai vị vua thuộc hai triều đại khác nhau trong lịch sử Việt Nam.
Logged

Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hoá
copbien51
Thành viên
*
Bài viết: 86


dragon thanh hoa


WWW
« Trả lời #55 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2010, 08:44:25 am »

Nguyễn Phúc Cảnh (1780-1801)
Thường được gọi là Hoàng tử Cảnh, là con của Nguyễn Ánh (tức vua Gia Long) và bà Tống Thị Lan.
Ông sinh ngày 6 tháng 4 năm Canh Tí (1780) tại Gia Định.
Mùa hạ năm Quý Mão (1783), Nguyễn Ánh nhờ Giám mục Bá Đa Lộc (Pigneau de Béhaine tục gọi là Cha Cả) sang Pháp cầu viện, Hoàng tử Cảnh (khi đó mới 3 tuổi) theo làm con tin.
Tháng 7-1789, ông cùng Bá Đa Lộc về đến Sài Gòn. Cùng theo có một số người Pháp, như: Philippe Vannier (tên Việt là Nguyễn Văn Chấn), Jean Baptiste Chaigneau (tên Việt là Nguyễn Văn Thắng)...
Mùa xuân năm Quý Sửu (1793), Nguyễn Ánh lập ông làm Đông Cung (tức thái tử, nhưng người đời vẫn quen gọi là Hoàng tử Cảnh), được phong là Nguyên Súy Quận công, được dựng phủ Nguyên Súy, được ban ấn Đông cung chi ấn. Cử các danh sĩ đương thời là Trịnh Hoài Đức, Lê Quang Định, Ngô Tùng Châu lo việc giảng học cho Nguyễn Phúc Cảnh.
Trong thời gian ở ngôi Đông cung, ông từng được giao trấn giữ những nơi trọng yếu như Gia Định, Diên Khánh.
Mùa Xuân năm Tân Dậu (1801), ông bị bệnh đậu mùa và mất vào ngày 7 tháng 2 năm Tân Dậu (20-3-1801), hưởng dương 21 tuổi.
Ngày Hoàng tử Cảnh mất, chúa Nguyễn Vương Ánh đang ở ngoài mặt trận nên không thể dự đám tang của con được.
Ông được an táng tại Bình Dương (Gia Định). Năm Ất Sửu (1805), ông được truy phong là Anh Duệ Hoàng thái tử.
Logged

Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hoá
copbien51
Thành viên
*
Bài viết: 86


dragon thanh hoa


WWW
« Trả lời #56 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2010, 09:02:32 am »

Lưu Đình Chất (1566 - 1627)
Danh thần đời Lê Kính Tông (1599 – 1619). Con Lâm Quốc Công Lưu Đình Thưởng. Quê làng Quỳ Chử, huyện Hoằng Hóa.
Năm Đinh Mùi (1607), ông đỗ nhị giáp tiến sĩ đình nguyên, 41 tuổi, làm Đô cấp sự trung, rồi thăng Tự khanh, tước Nhân Linh Bá.
Năm Quý Sửu (1613), ông làm chánh sứ sang nhà Minh (Trung Quốc), khi về thăng Tả thị lang bộ Lại, tước Hầu.
Ông cùng Lê Bật Tứ từng can ngăn vua chúa trong những việc sai trái, bộc lộ rõ lòng lo nước thương dân. Ông nhiều công lao với nước, được vua tin dùng, thăng làm Đô ngự sử, tiến phong Tá lí công thần, Tham tụng ở phủ chúa. Rồi thăng đến Thượng thư bộ Hộ, Thiếu bảo, tước Phúc Quận Công (Đăng khoa lục chép là Lộc Quận Công).
Năm Đinh Mão (1627), ông mất thọ 61 tuổi, được truy tặng Thiếu sư.


Hà Nhân Chính (?-?)
Võ  tướng đời Lê Trang Tông (1533-1548), quê ở huyện Cẩm Thủy, Thanh Hoá.
Gặp lúc nước nhà rối ren, ông tận tâm tận lực giúp nước, có công rất nhiều trong thời Trung hưng nhà hậu Lê, được phong tước Thụy Quận Công.
Con của ông là đại thần Hà Thọ Lộc triều Lê Anh Tông (1556-1573).
Logged

Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hoá
sakura
Thành viên

Bài viết: 1


« Trả lời #57 vào lúc: 05 Tháng Năm, 2010, 05:37:53 pm »

  NGUYỄN ÁNH (1762-1819) đây đâu phải là nhân vật LS Thanh hóa đâu???
 Huh
Logged
caytrevietnam
Trung tá
*
Bài viết: 471


Trồng sen trong biển lửa


« Trả lời #58 vào lúc: 06 Tháng Năm, 2010, 04:19:18 pm »

  NGUYỄN ÁNH (1762-1819) đây đâu phải là nhân vật LS Thanh hóa đâu???
 Huh

Ông quê gốc Thanh Hóa mà  Wink
Logged

SỐNG VỮNG CHÃI 4000 NĂM SỪNG SỮNG
LƯNG ĐEO GƯƠM TAY MỀM MẠI BÚT HOA
copbien51
Thành viên
*
Bài viết: 86


dragon thanh hoa


WWW
« Trả lời #59 vào lúc: 07 Tháng Tám, 2010, 09:44:33 am »

Đinh Chương Dương (1885-1972)Là chí sĩ hiện đại, quê xã Hải Lộc, huyện Hậu Lộc.
Ông tham gia cách mạng từ khi còn trẻ, từng xuất dương hoạt động nhiều năm ở Trung Quốc, bị giặc bắt tù đày nhiều lần, ông vẫn kiên trung bất khuất.
Sau ngày Cách mạng Tháng Tám 1945, ông được bầu làm Đại biểu Quốc hội khóa I. Đến năm 1954, vì già yếu, ông về an dưỡng tại Hà Đông và mất năm 1972, thọ 87 tuổi.
Ông sáng tác nhiều thơ văn yêu nước và cách mạng. Năm 1946, có lục đăng một số trên tờ báo Tiến, cơ quan của Tỉnh bộ Việt Minh tỉnh Thanh Hóa.
Ông có bài tự thuật:
Tang bồng nghĩa dặm chí nam nhi
Tai mắt cùng nhau chẳng khác chi.
Sương tuyết chạy qua cầu thệ thủy,
Gió mưa ngồi rủ điếm tà huy.
Ô hay! Tạo cũng cay chua lắm,
Không lẽ mình xưa tội vạ gì!
Nước có ta, thì ta có nước,
Nước non ước hẹn cứ đi đi.





Nguyễn Phong Di (?-?)
Vốn tên thật là Nguyễn Thái Bạt, người gốc Thanh Hóa. Thưở trẻ ông từng theo phong trào Đông Du, sang Nhật Bản học ở Đồng văn học hiệu. Khi phong trào Đông Du bị đàn áp, Phan Bội Châu phải lánh về Trung Quốc, chính ông là người hộ tống Hoàng thân Cường Để cùng Phan Bội Châu về hoạt động ở Quảng Đông. Sau này vì các phong trào yêu nước lần lượt bị thất bại, ông trở về nước và ra trình diện chính quyền thực dân. Sống ở quê nhà, tự thấy phải có chức danh thì mới giúp được dân địa phương, vì vậy ông đành theo đòi lối học cử tử, mặc dù bấy giờ nho học đã suy tàn. Ông đã lần lượt thi đỗ Cử nhân rồi Tiến sỹ khoa thi cuối cùng Nho học (khoa Kỷ Mùi - 1919).
Logged

Từ điển nhân vật lịch sử Thanh Hoá
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM