Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 10:38:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện của lính "thối tai, chai đít" (phần 2)  (Đọc 276899 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #460 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2011, 09:59:29 am »

 Sáng sớm sau khi mang đồ xuống ,ăn sáng xong lên xe ngay.Nhưng phó TGD tập đoàn đến tiễn đoàn và hẹn gặp tại Tây an sẽ giới thiệu với đoàn các sản phẩm mới của họ vào cuối giờ chiều.Bắt chân bắt tay xong xe lên đường cậu phó GD một công ty tháp tùng đoàn.
  Xe lên ngay đường cao tốc,đi về phía đông còn ngược lại là đường cao tốc đến tận Tân Cương.Khi đi qua chỗ rẽ vào "Ngũ trang viên" nơi Gia cát lượng đánh trận cuối cùng, chết rồi  vẫn ngồi trên xe, lừa đối phương.Hiện nay có miếu thờ cụ Gia và một ngôi mộ dưới không cốt.có miếu thờ vợ cụ _một người đàn bà xấu nổi tiếng và hai con trai của cụ.Trên đó còn có một trận đồ bát quái tối om,khách tham quan phải tự tìm đường ra,mình đã từng đến đây với một đoàn của QD .Còn một nơi nữa là nơi cụ   Khương tử Nha câu cá ,bây giờ gọi là đài câu cá.Mình chỉ giới thiệu thôi chứ không dừng xe.Vào năm 200x mà có sóng thần ở Thái lan mình đưa một đoàn của VKTQS sang đây,trong đoàn có một anh cực kỳ thuộc chuyện Tam quốc nhất định bắt dừng xe để chụp ảnh,hôm đó tuyết rơi đầy.Cách đây mấy ngàn năm đường đi này là lòng sông bây giờ còn hai bờ trên cao,rất bằng phẳng.Sông chỉ còn lai rất nhỏ.
  Đi hơn 100km đến chỗ rẽ vào Pháp môn tự,nơi này  là khu chùa thờ Phật của nhà vua đời Đường .Lúc đó Phật giáo phát triển,nhà Đường ngoài việc cử Đường Tăng sang Ấn độ thỉnh kinh còn sang rước về một xá lị đốt ngón tay của Phật tổ như lai.Qua nhiều năm  tháp đổ,chùa cũng bị san phẳng đến năm 198x chính phủ sửa sang lại ngôi Tháp này mới tìm ra một hầm chỉ cao 80cm rộng 90 cm trong đó có 7 lớp  hòm bằng kim loại quí,lớp cuối cùng bằng ngoc, sau đó đến bằng vàng rồi bạc  rồi đồng rồi sắt... ngoài cùng là một hòm khá to bằng gì thì mình không nhớ rõ.
 Thời đó nhà vua cũng lo bị lấy trôm nên làm thêm ba viên xá lị giống hệt  ,bây giờ họ thờ cả ba  viên mà mình không hiểu còn một viên nữa ở đâu quên béng hỏi.Dân tình kể từ ngày  tìm được viên xá lị của Phật,nhà nước xây dựng lại tháp,xây bảo tàng để 40000đồ quí của nhà vua thời  Đường cung tiến Phật rồi xây đường cao tốc vào tận nơi thì đất nươc TQ cũng ngày càng giàu lên.
  Đoàn chỉ định đến  tháp cũ có xá lị của Phật nhưng cậu phó GD nhất định mời đến tham quan mà một  công ty văn hóa của tỉnh Thiểm tây vừa đầu tư mấy trăm triệu NDT để xây  dưng một chùa mới rất to hoành tráng cỡ nhất thế giới,không bắt đi bộ mà ngồi xe điện đi đến tháp mới.Mỗi tháng có một ngày nhà chùa rước xá lị của Phật ra tháp ngoài mới xây cho hàng vạn người vùa chiêm ngưỡng vừa tụng kinh giảng kinh.Hoành tráng khủng khiếp ,hai bên  đường của quảng trường là  tượng các vị bồ tát như  Quán thế âm bồ tát,Phổ hiền bồ tát, Văn thù sư lợi bồ tát...các tượng mạ vàng rất to rất đẹp.Còn nơi đặt xá lị của Phât tổ như lai thì tháp hình hai bàn tay đang chắp  để lạy Phật,phải bước rất nhiều bậc của quảng trường mới tới nơi.Mình chụp rất nhiều ảnh nhưng chưa đưa lên được.Sau đó cả đoàn đi bộ sang Tháp chính vẫn được giữ nguyên và không còn nhiều người dân mời chào khách như trước.Lạy Xá lị của Phật xong có người giới thiệu,cậu này rất đẹp trai nói rất rõ ràng dễ hiểu,à bây giờ mới nhớ ra là lớp ngòa cùng là một hòm giống một ngôi nhà bằng đá quí .Cái lưu lại hơn ngàn năm đã biến màu cũ họ đặt bên cửa vào còn bên cửa ra chũng có một cái để bên cửa ra mới làm bằng đá quí màu trắng theo phong tục của TQ.
 Ra ngoài mình thắp hương khấn xin Phật cho sức khỏe và sự bình an cho cả nhà và cả đoàn.Thế là cũng đã 11 giờ TQ.Cả đoàn lên xe lên đường cao tốc đi khu tượng binh mã của Tần Thủy Hoàng.Không may đường cao tốc Bảo kê Tây an sửa đường họ cấm lên,thế là phải quay lại đi bằng đường quốc lộ loại 1.Nhưng vì vậy mà lại đi qua núi có mộ Võ tắc Thiên và một núi có mộ môt ông vua thời Tống thì phải.
 Phải đi vòng kéo dài thời gian nên cả đoàn quyết định về KS ở Tây an chuẩn bị chiều làm việc chứ không đi Binh mã nữa để  dành lần sau.
 Trước khi về KS bạn đưa đến một quán ăn nhà họ Mao.Đặc sản là có thịt kho Tàu và cay trên tường toàn treo ảnh Ông Mao trạch Đông.
 Đói cho nên ăn ngon lành và ăn no.
 Về đến KS thì bạn đặt giúp đoàn KS 5 sao nhưng giá có 400 NDT /một phòng hai người một đêm  nằm phía nam Đại Yến tháp _nơi Đường Tăng dich kinh sau khi thỉnh về,hoành tráng và  đẹp hơn trước đây rất nhiều.Nghỉ ngơi rất sướng đợi 4 giờ chiều đi làm việc.

 Mình mệt rồi ho ghê quá đứt cả ruột nghỉ đã nhé khi nào khỏe lại gõ kể chuyện tiếp.
Logged
Hai Ruộng
Thành viên
*
Bài viết: 1275


« Trả lời #461 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2011, 10:22:32 am »

 Chị HaTuyenHa đã về rồi . Chúc mừng chị chuyến đi vui khỏe !
Logged
linhnamlien
Thành viên
*
Bài viết: 368


« Trả lời #462 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2011, 10:28:19 am »

Trời rét quá đấy chị Hà ạ. Tôi lại nhớ đến anh Nam cùng ở A600, cái rét năm 1972 ấy, ngày và đêm lúc nào cũng rét, suốt ngày nghe cây thông trên nóc hầm kêu vi vút vì gió mạnh quá. Anh Nam sức khỏe đã không tốt lại còn hay hút thuốc, áo rét chỉ có mỗi cái áo "ba đảm đang" nên không đủ ấm, anh ho nhiều quá, ban ngày còn đỡ chứ ban đêm vừa thấy thương anh và vừa sợ. Tiếng ho ban đêm giữa nơi hoang vắng ở chiến trường thì thật là...
 Anh em tôi đã nhặt những quả thông khô rồi cho vào thùng lương khô mà đốt " như bếp than tổ ong bây giờ" cứ thế suốt trong những đêm trường giá lạnh.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #463 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2011, 03:40:17 pm »

Cám ơn em Hai Ruong@ đã chúc mừng chị.Cám ơn bạn  Linhnamlien@ kể chuyện anh Nam vì trời rét mà ho tại chiến trường.Mình bị đợt rét này hành hạ,đêm qua ho quá phải ngồi dậy mặc thêm áo len,quàng khăn ấm rồi cho túi sưởi vào trong chăn mà vẫn ho,ho rút ruột rút gan thật khổ,thế mà anh Nam lính TT mình lại ho trong hang đá lạnh buốt thì đúng như bạn kể  thật thương .Năm 72 ấy thời tiết cũng rét lắm,nhưng bọn mình còn trẻ nên chưa ai bị ho,lại điều kiện nằm hầm máy ấm nữa.Thương thật thương những người lính ở nơi heo hút dù có đốt lò thì vẫn không  cản được những cơn ho đâu đúng không ?

Mình lại kể chuyện tiếp nhé :

  Đúng 4 giờ xe đón đoàn đi đến viện nghiên cứu của tập đoàn. Vện nằm tại một tòa nhà 5 tầng mà trước đây mình dẫn đoàn khách cuối cùng của BCTT đến chỉ có một nửa tòa nhà cỡ đầu năm 2007.Bây gờ họ mua nốt nửa kia làm viên nghiên cứu của tập đoàn.

Mình ho quá không dứt mình đành ngừng vậy các bạn thông cảm.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #464 vào lúc: 17 Tháng Ba, 2011, 06:08:09 pm »

 Ho liền gần nửa tiếng ,mồ hôi toát ra đầm đìa,đầu nhức nhối thế mà ông chồng cứ ngồi yên mình tức quá vừa ho vừa bảo ngừoi ...ta ...ho ...thì phải ...tìm ...cách ...cứu người ta chứ,cứ ngồi yên ..à ? Thế là như sực tỉnh,ôngchồng lên lấy mơ ngâm muối cho mình rồi nói cô ô sin ra cửa hàng thuốc mua loại thuốc mà hôm ở viện 108  bác sĩ cho uống mà ai cũng khỏi.Nghĩ thuốc hiệu nghiệm nên đưa cho cô bé hăn 150000DVN,khi về cô bé mua một vỉ có 3000 vnd.Mình uống ngay và một lúc sau hết ho mới lên phòng vào trang.
Mình gõ tiếp nhé.

  Khi đoàn đến thì máy móc đã được bày ra đầy đủ,anh bạn phó tổng GD cũng đã đến,bắt đầu giới thiệu các loại máy. Họ đã nghiên cứu thành công các loại máy VTD,nhảy tần mà  có loại máy SCN nhỏ nhất toàn thế giới,Có máy SN và SCN cùng làm việc cùng lúc trong một máy dùng hai loại an ten,mà máy chỉ nhỏ bằng 20x30x15,có máy  TRAKING cho nhóm máy theo yêu cầu,rồi máy VTD có công suất 500w,rồi tổng đài chỉ huy tiếp hợp các loại máy vô tuyến gọi được máy lẻ của hệ tự động,và ngược lại cho cả hệ thống....mình dich nhưng không nhớ hết được.Sau khi thăm quan khu vực nghiên cứu sang khu vực sản xuất đèn LED,thật đủ các loại :đèn đường,đèn chiếu,đèn màu,đèn chạy quảng cáo mà công suất dùng điện cực ít mà tuổi thọ của đèn đã lên đến 20000 giờ.Chỉ tiếc là khu vực sản xuất điện năng lượng mặt trời không tham quan được vì muộn quá.Họ sản xuất hệ thống điện mặt trời để hòa vào lưới điện quốc gia và hiệu quả rất cao.
  Rồi phó tổng GD lại chiêu đãi tại Tây an.Lúc này đã 7 giờ tối của TQ mình phải tiêm   insurin định tìm chỗ kín đáo để tiêm,anh bạn phó tổng GD cử luôn cô bạn kế toán của công ty đứng che cho mình,hô mọi người quay lưng lại mình cho mình tiêm ngay trong phòng ăn,mình cũng chẳng ngượng làm gì ...tiêm luôn.
  9 giờ xong tiệc bạn định đưa cả đoàn đi thăm quan Tây an ban đêm nhưng mình đề nghị cho đến một siêu thị để mua quà,sợ đến Bắc kinh cũng không có thời gian.May mà họ chưa đóng cửa. Mình vào mua đồ chơi cho 4 đứa cháu ngoại mọi người mua quà cho vợ con.
 Về đến khách sạn đã hơn 11giờ,cháu con anh bạn cục trưởng thiếu tướng đã đứng đợi bác để nhận quà bố mẹ gửi sang cho,anh bạn này vốn trước là Phó TL của BTLTTnên cả đoàn đều biết bố cháu,cô bé còn mua hộ bác thuốc và gửi về cho mẹ nó nữa.Cháu còn mua hoa quả cho bác và đoàn ăn,ai cũng khen.
  Về phòng lấy quà cho cháu xong là 12 giờ đêm,có cậu cháu vốn là dân học viện KTQS đưa cháu xuống đường thấy cháu lên xe taxi rồi mới về còn mình thì cởi áo khoác ngoài rồi lăn ra ngủ ngay.Mệt hết biết luôn.
  Hết ngày làm việc thứ hai.
« Sửa lần cuối: 17 Tháng Ba, 2011, 06:52:13 pm gửi bởi hatuyenha » Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #465 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2011, 10:37:16 am »

Đọc báo giùm bạn

Đám cưới kim cương của thiếu tướng binh chủng thông tin liên lạc

 Mở đầu cuộc trò chuyện với tôi, thiếu tướng Nguyễn Diệp thuộc Binh chủng thông tin liên lạc không giấu giếm niềm vui: “Còn hơn 2 tháng nữa, tôi và bà nhà tổ chức đám cưới kim cương. Chúng tôi đã gắn bó với nhau gần tròn chặn 60 năm hạnh phúc”. Ở cái tuổi ngoài 80, thiếu tướng Nguyễn Diệp và người vợ hiền thảo, xinh đẹp Nguyễn Sỹ Nga vẫn dành cho nhau những cử chỉ ân cần, thân mật, trao cho nhau ánh mắt sáng ngời, lấp lánh tin yêu. Tôi trộm nghĩ và thấy thấm thía chân lý ngàn đời: Tình yêu không bao giờ có tuổi, đặc biệt tình yêu của những người lính cùng trải qua những đau thương, mất mát của chiến tranh càng bền vững, son sắt, trường cửu hơn bất cứ mọi tình yêu khác.


Cô nữ sinh Hà thành và chàng trai ngoại tỉnh

Thuở 18, 19 – lứa tuổi đẹp nhất của người con gái, cô thiếu nữ Nguyễn Sỹ Nga rạng rỡ, tươi thắm khiến không ít chàng trai si mê, thầm thương trộm nhớ. Ngày đó, là nữ sinh trường Đồng Khánh, Nga nhận được không ít thư làm quen, xin tìm hiểu của những người bạn khác giới. Xuất thân trong một gia đình nề nếp, gia phong của người Hà Nội gốc, ngay từ nhỏ, Nga đã được thừa hưởng những nét lịch lãm, ý tứ, kín đáo của cha mẹ, cho nên trái tim cô chưa vội mở cửa cũng là điều dễ hiểu. Mỗi lần nhận được thư tỏ tình, Nga đều thẳng thắn bày tỏ: “Tôi không yêu, tôi còn tham gia kháng chiến”, người ta hỏi vì sao Nga không chịu mở lòng, đón nhận tình yêu của họ, Nga mượn một câu thơ Pháp khẳng khái: “tôi không yêu bởi vì tôi không yêu”. Vậy thôi!

Kháng chiến bùng nổ, Nga lên chiến khu Việt Bắc đảm nhận bộ phận Báo vụ và tại mảnh đất núi rừng đại ngàn này, Nga không thể ngờ mình đã gặp người đàn ông định mệnh của cuộc đời. Lớp Nga học là khóa thứ hai lớp sửa chữa vô tuyến điện, do chính đàn anh khóa trước giảng dạy. Vừa là thầy giáo, vừa là đàn anh, vừa là đồng chí, người thanh niên sở hữu gương mặt thư sinh, hiền lành khiến không ít học viên nữ xôn xao, bàn tán, chỉ riêng Nga bản tính vô tư, hồn nhiên chẳng hề bận tâm tới bất cứ điều gì ngoài công việc.

Cho tới một hôm thủ trưởng đơn vị cơ quan gọi Nga đại diện lên trao giấy khen của Bộ tổng tham mưu do đại tướng Võ Nguyên Giáp kí tặng cho đồng chí Nguyễn Diệp vì có thành tích di chuyển nhanh chóng, an toàn xưởng sản xuất và sửa chữa vô tuyến điện vào rừng, tránh được sự bắn phá của địch. Nga hoàn toàn bất ngờ, lập cập lên trao tặng giấy khen mà mặt đỏ lừ, chân tay thừa thãi chẳng hiểu vì sao. Nhưng sau buổi đó, bất chợt trong lòng cô nữ sinh Hà thành xuất hiện những cảm xúc mới mẻ, lạ lẫm rất khó gọi tên.

Còn chàng trai Nguyễn Diệp, cũng có ý có tình với Nga từ lâu nhưng chưa dám thổ lộ. Sau buổi trao quà đó, bạn bè anh ra sức vun vén, tác hợp cho hai người. Anh từng nghĩ, một người xinh đẹp, giỏi giang như Nga sẽ chẳng để ý tới mình, nên tình cảm chỉ dám chôn chặt trong lòng. Nỗi lòng không dám tỏ với người thương, bao nhiêu tâm tình Nguyễn Diệp viết trọn vào một cuốn sổ nhỏ. Đều đặn ngày qua ngày, anh gửi vào đó nỗi nhớ thương, đắm đuối với người con gái ý tứ, kín đáo nọ. Cho tới khi cảm xúc trào dâng không thể kìm nén, Nguyễn Diệp đã nhờ một cô bạn gái cùng lớp Nga chuyển cuốn sổ tới Nga, mong Nga hiểu thấu nỗi lòng. Trong cuốn sổ ấy, anh kể cho cô nghe về gia đình, về lý tưởng cuộc đời anh theo đuổi. Anh không ngại bày tỏ, dù anh biết Nga là cô gái xinh đẹp, có rất nhiều chàng trai theo đuổi, trong khi anh chỉ là chàng trai ngoại tỉnh, người con của quê hương quan họ và em là con gái thủ đô lịch lãm, kiêu sa, nhưng anh tin điều đó chẳng có nghĩa lý gì với hai trái tim cùng chung nhịp đập.

Sổ nhỏ trao đi, một tuần, hai tuần không thấy phản hồi từ phía Nga. Hai tuần ấy, anh như ngồi trên đống lửa, phập phồng, lo lắng, hàng trăm câu hỏi chen chúc trong đầu: cô ấy không nói gì, cô ấy khước từ tình cảm của mình ư? Khi nỗi bồn chồn, nóng ruột chuyển sang nỗi thất vọng và chán nản xâm chiếm, bất chợt, anh nhận được một lá thư nhỏ, là Nga gửi tới. Nâng niu lá thư trên tay, anh nín thở chờ đợi một phép màu kì diệu và quả thật, chân tình đã được chân tình đền đáp. Niềm hạnh phúc, hi vọng rực cháy trong lòng chàng thành niên trẻ. Những lời lẽ tin tưởng, yêu thương: “thân mến gửi anh Diệp! Em đã đọc kĩ những điều anh viết. Em – một cô gái bắt đầu biết yêu, nhận lời yêu một người con trai, vì em tin tưởng ở anh – một thanh niên cách mạng, một hướng đạo sinh từ tư tưởng, lời nói cho tới việc làm” đưa Nguyễn Diệp trở thành người đàn ông may mắn và hạnh phúc nhất trên đời.

Khi tình yêu chín muồi, Nguyễn Diệp và cô nữ sinh Hà thành xinh đẹp xin với cấp trên được chính thức tìm hiểu nhau. Đúng ngày 2/9/1948, khi đơn vị long trọng tổ chức mít tinh kỉ niệm ngày quốc khánh của Dân tộc, họ đã nắm tay nhau dõng dạc tuyên bố với toàn đơn vị về lễ đính hôn. Không có mặt cha mẹ đôi bên, song có những đồng chí, đồng đội sát cánh làm chứng, Nguyễn Diệp và Nguyễn Sỹ Nga lúc ấy trở thành cặp đôi trai tài gái sắc nổi tiếng khắp cả chiến khu Việt Bắc.

 Điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, Nga thường xuyên đau ốm, đặc biệt những cơn sốt rét rừng lập xập kéo tới hành hạ cô gái yếu đuối, mỗi lần như thế, anh Diệp lại chạy đôn chạy đáo tranh thủ ngoài giờ làm việc chạy sang thăm. Thời ấy, mỗi lần gặp gỡ, Nga dành tặng anh một phần khẩu phần ăn của mình, bởi cô thương anh sức dài vai rộng mà ăn uống khổ sở quá. Nhận món quà giản dị, ấm áp từ người yêu, anh Diệp khi đó chẳng biết nói gì ngoài ánh mắt rưng rưng cảm động.

Chiến dịch Biên giới bùng nổ, là người có kĩ năng, hiểu biết trong nghiệp vụ sửa chữa vô tuyến điện, đảm bảo liên lạc toàn mặt trận, Nguyễn Diệp được cấp trên tin tưởng điều động lên biên giới phục vụ cách mạng. Chính anh là người đội trưởng của đại đội vô tuyến điện 101 đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam. Thời gian tham gia chiến dịch biên giới, nỗi nhớ thương người con gái nơi Việt Bắc bập bùng trong tiềm thức của ông. Hễ rểnh rang, anh lại viết những dòng nhật kí để sau này gặp lại, anh sẽ đưa cô đọc để hiểu thêm cuộc sống chiến đấu khốc liệt của người lính trên mặt trận thông tin, liên lạc như thế nào.

 Từ đám cưới nơi rừng thiêng đến đám cưới kim cương khi xế bóng

 Trở về sau chiến dịch Biên giới, anh và cô quyết định tổ chức hôn lễ. Đám cưới thời đó giản dị, nhưng vô cùng ấm áp và gần gũi. Chàng trai Nguyễn Diệp vận bộ quân phục giản dị còn cô dâu Sỹ Nga mặc tấm áo màu gỗ hồng, chiếc quần đen duyên dáng, tất cả bạn bè đều tấm tắc khen cặp đôi trời sinh, xứng đôi vừa lứa. Chàng lính nghèo dành tặng cô dâu một chiếc bút máy làm kỉ niệm, cho tới ngày hôm nay, bà vẫn giữ nó và coi như báu vật cho tình yêu của hai người.  

Sau đám cưới 3 ngày, ông lên đường tham gia chiến dịch Hà Nam Ninh, chiến dịch Hòa Bình biền biệt, một mình bà ở lại chiến khu, tiếp tục công tác Báo vụ của mình. Sau này nhớ lại kỉ niệm của ngày xưa, bà Nga cười hồn hậu: hai bác lấy nhau hãy còn trẻ, cả hai đều vô tư và ngây thơ lắm, ở bên nhau 3 ngày ngắn ngủi có biết động phòng hoa chúc là gì đâu. Mãi sau khi giành thắng lợi ở các chiến dịch trở về, hai người mới thật sự có được thời gian quý giá bên nhau. Bốn người con lần lượt chào đời trong những năm tháng chiến tranh đói khổ, vất vả ấy.

Và trong những lần đó, ông đều mải miết cùng đồng đội xông pha nơi chiến hào, không được ở bên chăm sóc vợ và tự tay đón chào những đứa con bé bỏng, hiểu được nỗi vất vả của ông, chưa một lần bà lên tiếng kêu ca, phàn nàn nửa lời. Khi yêu nhau và gắn bó với nhau, họ hiểu hoàn cảnh của nhau và sẵn sàng san sẻ nỗi vất vả, khó khăn trong cuộc đời binh nghiệp, tình yêu ấy quện chặt trong nỗi niềm cảm thông lớn lao, vượt qua những năm tháng mưa bom bão đạn khốc liệt của chiến tranh.

Khi bà cùng đơn vị chuyển cơ sở lên Sơn Tây, đều đặn thứ bảy hàng tuần, ông đạp xe gần 100 cây số từ Thái Nguyên về Sơn Tây thăm vợ. Chiếc xe cọc cạch vượt qua những còn đường ngổn ngang sỏi đá, về tới Sơn Tây cũng là khi bóng tối sập xuống vai người, quần áo, tóc tai đều phủ một màu đỏ ối bụi bặm, nhưng ông chưa bao giờ than vãn, hay tỏ ra mệt mỏi. Bà thương ông đi lại vất vả, ông chỉ cười hiền hậu, nói nhớ hơi vợ quá nên muốn trở về thăm. Rồi sáng sớm hôm sau ông lại tất bật đạp xe ngược về Thái Nguyên để buổi chiều kịp điểm danh và triển khai công việc của đơn vị. Ông vẫn bảo, 100 cây số có đáng là bao, nếu gấp 10 lần, hàng trăm lần con số ấy, ông sẽ vẫn đạp xe trở về đoàn tụ với vợ con cho dù thời gian ở bên ngắn ngủi đến mức nào.

 Sau này bà chuyển sang ngành dược và công tác tại Xí nghiệp dược phẩm trung ương I, ông trút bỏ cây súng và chiến bào ngoài chiến trường, cũng là quãng thời gian hai người có thời gian được ở bên chăm sóc, gần gũi nhau nhiều hơn. Cùng trải qua những thăng trầm của cuộc đời, cùng sát cánh bên nhau trong hai cuộc chiến tranh lẫy lừng của dân tộc, ngay từ ngày đầu nguyện gắn bó, ở nơi người lính Nguyễn Diệp, người phụ nữ xinh đẹp Sỹ Nga đã tìm được sự tin tưởng và tình yêu, nguyện gửi gắm cả cuộc đời.

Vợ chồng thiếu tướng Nguyễn Diệp nhìn nhau cười hạnh phúc, mãn nguyện, cuộc sống với họ trong những năm tháng bóng xế có thể được gọi là viên mãn. Thức dậy cùng nhau mỗi buổi sáng sớm, cùng tham gia những hoạt động đoàn thể, cùng đi ngao du đó đây…Và sẽ chẳng lâu nữa, họ kỉ niệm đám cưới kim cương – mốc son lịch sử trong mối tình 60 năm gắn bó, chung sống hạnh phúc tròn đầy, nhưng nhìn vào ánh mắt họ dành cho nhau, tôi tin, tình yêu ấy vượt xa hơn nhiều lần con số 60 năm bền chặt.

Huyền Trang
« Sửa lần cuối: 19 Tháng Ba, 2011, 12:22:53 pm gửi bởi linh thong tin » Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #466 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2011, 10:58:34 am »

Album “Em là chiến sĩ thông tin”
Posted on Tháng Chín 13, 2009 by quynhhop


 + THANH THẢO

Giaidieuxanh.vn – Quỳnh Hợp xuất thân là ca sĩ/nhạc sĩ của Đoàn nghệ thuật bộ đội Thông tin – Liên lạc (Hà Nội) từ năm 1981. Mặc dầu giờ đây không còn công tác ở quân đội nữa, nhưng tình cảm về người lính và những kỷ niệm đời quân ngũ không phai mờ trong chị. Nhân kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống của bộ đội Thông tin – Liên lạc (09/09/1945  – 09/09/2005), Quỳnh Hợp mắt album “Em là chiến sĩ thông tin”  gồm 10 ca khúc phổ thơ, mà trong đó hầu hết là thơ của những chiến sĩ đã và đang công tác trong bộ đội thông tin. Những bài hát nói về tâm tư tình cảm, những nghĩ suy, công việc… của những người chiến sĩ thông tin liên lạc.


em_la_chien_si_thong_tin_tac_gia


Tên album chính là ca khúc đầu tay của nhạc sĩ Quỳnh Hợp khi là ca sĩ của đội nghệ thuật Binh chủng Thông tin liên lạc. Album phản ánh phần nào công việc, tình yêu, niềm tự hào của bộ đội thông tin – những người đang ngày đêm giữ mạch thông tin thông suốt với nhịp điệu sôi nổi rộng ràng, khẩn trương như trong: “Ở hai đầu dây” (thơ Quang Chuyền) ; “Đảo Đứng Canh” (thơ Lê Thị Mây) ; “Tổng Đài Quan Họ” (thơ Nguyễn Tuấn).. Và đặc biệt ca khúc “Nhịp chuông điện thoại trong nhà thờ Bác” (thơ Quang Chuyền) qua hình ảnh chiếc điện thoại trong nhà Bác với giai điệu tha thiết, nồng nàn, là kỷ niệm khó quên của bộ đội thông tin…

Album “Em là chiến sĩ thông tin” với sự thể hiện của các ca sĩ: Thanh Thúy, Khánh Ngọc, Tóc Tiên, Hương Giang,Y Jang Tuyn, Huỳnh Thúc Ngân, Thu Thủy, Diệu Hiền…đã góp thêm niềm vui và niềm tự hào của bộ đội thông tin nhân dịp 60 năm ngày truyền thống của bộ đội Thông tin Liên Lạc anh hùng.

Với những sắc thái rộn ràng, tươi vui, sổi nổi yêu đời, lắng sâu, dạt dào tình cảm… 10 ca khúc đã thể hiện nhiều cung bậc tình cảm khác nhau của những chiến sĩ Thông tin. Trong 10 ca khúc này, có hai bài “Em là chiến sĩ Thông tin” và “Tổng đài Quan họ” là hai ca khúc được bộ đội Thông tin yêu thích là những sáng tác  đầu tay của Quỳnh Hợp. Những ca khúc còn lại là những ca khúc mà chị mới sáng tác sau này.

 T.T

 Các bạn muốn xem những bản nhạc trong an bum xin mời vào trang này.
http://quynhhop.wordpress.com/2009/09/13/12-album-em-la-chi%E1%BA%BFn-si-thong-tin/
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #467 vào lúc: 18 Tháng Ba, 2011, 11:10:46 am »

Còn nhớ cuối năm 1973, sau khi hòa bình ở Lào, Trung đoàn 134  cho một đội văn nghệ xung kích sang biểu diễn phục vụ CB, CS đại đội 15 và đoàn cố vấn quân sự của ta tại Mặt trận Xiêng Khoảng. Năm đó trời rất rét, đội văn nghệ sang phục vụ 1 tiểu đoàn đóng bên cạnh A300 gần bản Ban, đơn vị phải cho đốt một đống lửa to đùng đằng sau sân khấu để cho các cô văn nghệ nhà ta mỗi lần biểu diễn xong lại chạy vào sà quanh đống lửa sưởi. Còn nhớ tên một số anh chị trong đội văn nghệ: anh Tuyên, anh Hồng, anh Doanh, anh Thời, Chung + Phong (sau này thành vợ chồng hiện ở Kim Bôi), Yến, Hoà Bình v.v...
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #468 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2011, 05:24:16 am »

Cám ơn bạn Linh thong tinG@ cho mình gặp lại vợ chồng Thiếu tướng nguyên TL binh chủng TT thời mình còn làm việc.
Cô chú có người con trai học khóa 3 DHQS cùng em trai mình,sau đó cậu ở lại trường làm giáo viên.Cậu là người đầu tiên bảo vệ thành công Phó tiến sĩ tại DHQS ở VN (sau này nhà nước phiên thành tiến sĩ hết)  hình như đoạn sau về trường BCVT làm giảng viên.
Năm 1974 mình cưới,các cậu đến tặng mình toàn hoa Lay dơn ,cắm đầy nhà.Bây giờ mỗi năm kỷ niệm ngày cưới của bọn mình chồng con thế nào cũng mua một lọ hoa Lay dơn để kỷ niệm.
Mà cậu này có trí nhớ rất tuyệt vời,khi cháu ngoại đầu của mình ba tuổi cậu rẽ vào nhà chơi nhìn thấy cô bé cậu bảo sao nó giống mẹ nó hồi bé thế chị nhỉ.
Mình nhớ chú thì giỏi về chuyên môn và là người lính thông tin từ những ngày đầu tiên khi có ngành TTQS,nhưng cô để lại ấn tượng sâu sắc cho mình về một người phụ nhữ trí thức dịu dàng nhẹ nhàng đầy tình cảm khi chú đang làm TL.
Đọc bài mà nhớ quá  cái thời xa xưa ấy.
Mình chúc cô chú khỏe mạnh,bình an và hạnh phúc trọn đời với con cháu ,đồng đội.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #469 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2011, 06:21:59 am »

Hôm nay mình đã có ảnh chuyến đi TQ vừa rồi nhưng hiềm nỗi chư làm bé lại được mà để to thế tốn tài nguyên mạn mình mà cũng không đẹp khó xem.Bạn nào chỉ cho mình với nhé.

  Mình gõ tiêp chuyến đi nhé.

 Sáng ngày làm việc thứ tư bọn mình dạy sớm ra sân bay để bay đi Bắc kinh.Hơn 12 giờ TQ mới tới được.Anh em của tập đoàn ở Bắc kinh đưa hai xe của họ đi đón ,mình cùng anh bạn trưởng đoàn và TGD một công ti của  Viettel ngồi xe Audi . Cái xe này khi các cậu mới mua thì ở BK chỉ qui định bộ trưởng cấp bộ của nhà nước TW mới được dùng,vì vậy vẫn phải dấu đơn vị.Nhưng cậu đại diện kể rằng cậu được lệnh của  phó TGD tập đoàn :chỉ cho phép chở chị Hatuyenha@ khi chị tới Bắc kinh.
 Chả là mình với cậu phó TGD tập đoàn có rất nhiều kỷ niệm với nhau mà một trong những kỷ niêm là mình cũng thích ngắm ô tô các loại.Mình và cậu đã cùng đi xem nhiều triển lãm ô tô ở Bắc kinh.
  Trên đường đến " Thung lũng Si li côn " của Bắc kinh rẽ vào ăn trưa mà cô trưởng đại diện về chuyên môn của tập đoàn ở Bắc  kinh chiêu đãi luôn
sau đó làm việc xong mới về khách sạn.Tối ăn tự do và đi chơi chợ Tây đơn ở Bắc kinh.Cô bé chuyên phần  mềm này đã sang VN nhiều lần quen nhiều và uống rượu vô tội vạ mình không can được.Bữa đó vì gặp nhiều bạn cũ nên cô uống hơi nhiều,cậu kia nhắc là chốc nữa là bạn phải kể cho đoàn về công việc nghiên cứu được ở đây đấy ,uống vừa thôi.Mình thì nhắc cô bé cẩn thận không chốc nữa giới thiệu máy 2w thành 5w đấy nhé.
Nhưng cô bé mặc kệ.Chắc vì cô cũng luôn tiếp khách rồi.Mà cuộc đời tình duyên của cô bé cũng thật là đau khổ,cô buồn nên say xưa nhiều.
  Họ làm việc trong một tòa nhà rất cao to.Tập đoàn mua một phần của một tầng 9 để có thể tuyển dụng được người tài và tranh thủ được các giáo sư ở trường DH Thanh Hoa nổi tiếng của Trung quốc trong lĩnh vực điện tử.Nhưng gốc vẫn là người  của tập đoàn ở Bảo kê Thiểm tây vợ con gia đình vẫn ở Bao kê.Tức là những cốt cán còn tuyển được gần chục người của các  vùng và Bắc kinh,các giáo sư chỉ đến khi cần.
  Cô bé phần mềm mang ra mấy loại sản phẩm.Cái máy đầu tiên cô bảo máy này là ông PTL binh chủng TT của VN đặt nghiên cứu mà chúng tôi nghiên cứu thành công rồi không thấy ý kiến gì,mình ngượng chín cả người vì cậu Phó TL này bây giờ quản  việc khác rồi.Mà toàn  mình dẫn đoàn và phiên dịch.
  Hai máy sau thì là máy điện đài vô tuyến điện sóng ngắn và sóng cực ngắn cầm tay nhưng có số hóa vần nhảy tần và thự thích ứng.Một máy khác thì chưa nghiên cứu thành công,là số hóa phần trung tần và cao tần trong máy vô tuyến bằng nâng cấp các linh kiện dùng cho máy.
Với các kiến thức mới thì mình không rõ lắm từ của họ cũng không phổ thông nhưng mình phải dừng lại hỏi  kỹ đoàn về nguyên lí ,một cậu giải thích cho  cô nghe nhưng mình chưa hiểu,đến cậu thạc sĩ trẻ măng học ở Hàn quốc về giải thích mình hiểu ngay và dịch lưu loat.
 Sau khi làm việc xong thì về khách sạn.Bạn đặt giúp một khách sạn ở sát đường Tây đơn của Bắc kinh ,KS 3 sao thôi nhưng giá cả cũng chỉ 450  NDT một phòng một đêm,KS này mình đã ở nhiều lần vì rất tiện.Tối tự do,hôm sau về nước, mình sẽ gõ tiếp nhé bây giờ phải tiêm buổi sáng rồi.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM