Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 05:58:26 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện của lính "thối tai, chai đít" (phần 2)  (Đọc 276756 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #580 vào lúc: 12 Tháng Năm, 2011, 11:18:58 am »

Món lạp mà mấy cô con gái và con dâu ông Văn Khăm chế biến thì hoàn toàn là thịt bò sống được bóp với gạo rang giã nhỏ kiểu như làm thính. Có một món được xào tái. Đêm hôm trước mưa to, anh con rể và thằng cháu soi đèn đi bắt con tu cốp (ếch). Không biết được mấy con nhưng hôm sau thấy bảo có món keng tu cốp. Đến gần 10h thì bữa tiệc đãi khách của gia đình ông Văn Khăm hoàn tất. Một mâm bày ra giữa nhà gồm chủ nhà ông Văn Khăm, các đàn ông con trai và con rể. Một mâm đặt cạnh bếp gồm bà Văn Khăm, các cô con gái, con dâu và trẻ con. Anh con trai lớn sai em đi lấy hẳn một két bia Lào về. Một két bia Lào có 12 chai. Chúng tôi ngồi vào mâm, chủ nhà rót bia lại uống quay vòng chúc tụng nhau. Nhìn món lạp còn sống, nước chảy đỏ lòm, tôi thấy ghê ghê. Món này được ăn kèm rau dấp cá và hạt mắc khén, thứ hạt này vừa nhấm một tý đã cay xè cả đầu lưỡi. Món keng tu cốp được chế biến như sau: ếch để nguyên cả đầu và 4 chân tay, chỉ mổ bụng bỏ hết nội tạng, rửa sạch rồi cho vào nồi nước luộc cho tý mắm muối vào là thành canh. Hôm qua còn được ăn tý măng, hôm nay không thấy. Chúng tôi là khách quý nên bị tiếp liên tục, phải nhắm mắt nhắm mũi mà nuốt.
Ăn xong tôi bảo mọi người xuống dưới nhà chụp ảnh làm kỷ niệm. Trước tiên là đại gia đình ông Văn Khăm, sau đấy là từng tiểu gia đình chụo với ông bà.


Đại gia đình ông Văn Khăm




Chủ nhà và khách












Khách chụp riêng với hai ông bà chủ nhà
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #581 vào lúc: 13 Tháng Năm, 2011, 11:28:25 am »

 Thật cám ơn bạn Linh thong tinG@,cám ơn những người lính TT đã  không quên đồng bào ở chiến trường xưa,đã về thăm. Chính những cuộc về thăm này là sự tri ân với đồng bào và là bài học đắt giá cho tình quân dân cho nghĩa vụ quốc tế cao cả của anh bộ đội cụ Hồ,cũng là bài học truyền thống thật ý nghĩa.Ảnh thật đẹp bạn ạ.Dân lào vẫn khổ quá bạn nhỉ . Thật thương.
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #582 vào lúc: 14 Tháng Năm, 2011, 11:19:06 am »

Up tiếp ảnh nào









Ăn cơm xong, trời vừa tạnh mưa, chúng tôi tạm biệt gia đình ông Văn Khăm để đi thăm một số bà con dân bản.
Đi bộ khoảng hơn 1km thì đến bản Noong Điêng. Tại đây có gia đình ông tà sẻng (chủ tịch xã). Ông và bà vợ lớn đã chết, bà vợ bé ở với cậu con trai ngoài thị xã Phôn Xa Vẳn. Cậu này sinh năm 1973, nghĩa là được sinh ra khi chúng tôi còn ở bên ấy trong những năm chiến tranh. Cậu làm ăn khá, buôn bán máy vi tính và làm cái gì đó cho UNICEF. Lần trước sang, ông Văn Khăm đã đưa tôi đến nhà cậu ở bản Don ngoài thị xã. Căn nhà xây 2 tầng khang trang, so với những căn nhà gỗ ở bản Nặm Cọ thì một trời một vực. Nhà cậu có 2 ô tô, cô vợ trẻ lái được xe. Lần này sang chúng tôi không có điều kiện đến thăm gia đình cậu được. Tại bản Noong Điêng có 2 chị em cô con gái của ông tà sẻng với bà vợ lớn. Như tôi đã kể trong bài ký "Chúng tôi ăn Tết ở Lào", ông tà sẻng ở với bà vợ lớn không có con trai, ông lấy thêm bà vợ bé đẻ được cậu này và sâu thêm được mấy người nữa. Ông Văn Khăm nói rồi mà tôi lại quên ngay. Chúng tôi vào thăm nhà cô Khăm Phon. Gọi bằng cô vì cô ấy còn ít tuổi hơn tôi nhưng đã có cháu gọi bằng bà rồi. Được biết chồng cô và cô em gái đã được vợ cậu em trai cùng bố khác mẹ vừa lái xe về đón đi lúc sáng ngày. Hôm nay cậu em làm lễ xù khoẳn cho con (cúng vía). Chúng tôi tiếc ngẩn, thế mà không quá xe lên đón chúng tôi đi cùng. Vừa lúc có một chiếc xe khách nội tỉnh chạy qua, chúng tôi từ biệt cô Khăm Phon vấy xe về Phôn Xa Vẳn chơi. Do có cơn mưa vẫn còn đe dọa nên chúng tôi không đi Cánh đồng Chum được sợ đứng giữa cánh đồng mà mưa thì không biết trú vào đâu.


Cô Khăm Phon và các con cháu





Logged
linhnamlien
Thành viên
*
Bài viết: 368


« Trả lời #583 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2011, 08:48:23 am »

Bây giờ đã vào mùa mưa rồi, anh Linh không dám vào CDC cũng đúng thôi, không biết bây giờ thế nào chứ ngày xưa thì vất vả lắm. Gọi là cánh đồng chứ có đồng ruộng gì đâu, chỉ có đồi cỏ và sình lầy thôi, muốn đi thì phải có dầy cao cổ mới lội được, không có dầy cao cổ thì đi chân không nhé. Đấy là mới nói đến việc đi còn nhiều thứ khác nữa, chỉ có LÍNH mới đi được thôi...
 Nhìn gia đình ông Văn Khăm, tôi lại nhớ đến những người dân Lào ngày xưa, họ thật thương bộ đội VN. Nói đến keng to cốp tôi lại nhớ chị Fim Fa ở Bản Son, chị nấu cho chúng tôi ăn bằng con nòng nọc to bắt ở suối. Nòng nọc bắt về nặn hết bụng rồi rửa sạch bằng nước lã, cho vào nồi cùng với muối, ớt, măng và nước, tất cả cứ đun lên sôi một lúc là được. Nói đến món lạp của nhà ông Văn Khăm, tôi lại nhớ đến món thịt gác bếp mà ông của Bun My đã cho chúng tôi ăn. Thịt từ một cái bọc lấy từ gác bếp xuống, để nguyên vậy rồi thái ra. Những miếng thịt có mùi hăng hắc của khói, thum thủm, ghê quá mà lại còn chấm với cái mắm đổ ra từ cái ống nứa dựng ở góc bếp. Cái mắm này cũng có mùi thum thủm, cay và nặm.
 Anh Linh chụp ảnh đẹp quá nhưng cái cảnh thì chỉ có góc ấy là sạch và đẹp nhất thôi à?. Anh có làm sao gửi ảnh được cho gia đình ông Văm Khăm không? họ thích lắm đấy.
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #584 vào lúc: 16 Tháng Năm, 2011, 01:39:57 pm »

Từ nhà cô Khăm Phon (bản Noong Điêu) về Phôn Xa Vẳn chỉ hơn 10km. Xe chạy qua thị trấn Khăng Khay, nơi đây đã có thời kỳ được lấy làm trụ sở của Chính phủ trung lập gồm 3 phái của Lào. Quang cảnh thị trấn rất sầm uất, khác xa với thời kỳ chiến tranh mà chúng tôi đã đi qua, có chợ búa, cây xăng, trường học.
"Ngày 12- 6 - 1962, tại Cánh đồng Chum (Khăng Khảy), đại biểu ba phái đã ký kết văn kiện thành lập Chính phủ Liên hiệp dân tộc lần thứ hai, Chính phủ gồm 19 thành viên, do Hoàng thân Suvana Phuma làm Thủ tướng. Ngày 24 - 6 -1962, Chính phủ Liên hiệp họp phiên đầu tiên, ra lệnh đình chỉ chiến sự trên toàn lãnh thổ, cử bộ trưởng ngoại giao Kinim Phônsêna đến Giơnevơ tham gia ký kết vào các văn bản của Hội nghị quốc tế về Lào (họp từ 16 -5 -1961 với sự tham gia của 14 nước). Ngày 23-7-1962 các nước tham gia Hội nghị quốc tế về Lào đã ký kết hai văn  kiện: Tuyên bố về nền trung lập của Lào và Nghị định thư kèm theo tuyên bố đó. Sự kiện này là bước phát triển mới của cách mạng Lào, địa vị quốc tế của cách mạng Lào được củng cố, vị trí trong Chính phủ được tăng cường cả thế và lực." (http://user.hnue.edu.vn/index.php?page=news&uid=118&news_id=317)

Xe về đến bến xe trung tâm thị xã Phôn Xa Vẳn, chúng tôi trả tiền cho lái xe 5 nghìn kíp /người. Trước khi sang Lào, tôi đã xin được anh em trong công ty đã sang Lào xây dựng trạm BTS cho Viettel 2 cái sim Lào còn tiền trong tài khoản dù là chỉ còn khoảng 2000 kíp (may ra gọi được 1 cuộc). Tôi cũng chẳng để ý gọi ở bên Lào bao nhiêu tiền 1 phút, sau khi gọi cho Khăm Sỏn con trai ông Tà sẻng nói được mấy câu báo tin chúng tôi đã sang thì hết tiền. Tôi cho anh Thiện 1 cái sim nhưng chỉ còn mấy trăm kíp không gọi được. Anh đưa 10 nghìn kíp cho thằng cháu ông Văn Khăm chạy đi mua cái thẻ cào. Anh Thiện thuộc loại thương con nhớ vợ nhiều nên gọi liên tục và hướng dẫn cho con cách gọi sang Lào. Tôi thì được thằng con rể ông Văn Khăm cho 1 cái thẻ cào trị giá 10 nghìn kíp. Nạp vào thì được thành 2000 nghìn kíp. 1000 khuyến mại thì chỉ gọi được trong nước Lào, còn 1000 kia thì gọi được về VN. Tôi cũng chỉ dùng để gọi cho lái xe hẹn nó khi nào quay trở lại thì nhớ đón chúng tôi.

Thị xã Phôn Xa Vẳn nằm chạy dài theo quốc lộ số 7, đường nhựa rộng thênh thang. Chợ búa khá sầm uất nhưng toàn là hàng Việt Nam và có một ít hàng Thái Lan như đồ mỹ phẩm: xà phòng, nước gội đầu... Chúng tôi đi quanh chợ. Chợ có 3 tầng: tầng 1 bán đồ vàng bạc, mỹ nghệ, văn phòng phẩm. Tầng 2 bán quần áo, tầng 3 bán giầy dép... Muốn mua cái gì cũng phải quy ra tiền Việt xem đắt hơn hay rẻ hơn ở nhà. Anh Thiện định mua cho cháu cái lắc bằng bạc nhưng giá đắt quá nên thôi. Anh cứ ngắm đi ngắm lại mấy bộ quần áo trẻ con. Tôi thấy đắt quá trời, người bán bảo là hàng Thái nhưng tôi sợ là hàng VN hoặc hàng TQ bị tráo mác. Tôi mua tại gian bán văn phòng phẩm 1 cuốn sách học tiếng Lào lớp 1 và 1 cuốn Hội thoại Việt Lào. Chúng tôi đi quanh ra hàng thịt mua cân thịt lợn mang về cho nhà ông Văn Khăm. Thịt lợn Lào mỡ dầy chứ không nạc nhiều như ở ta, giá 35 nghìn kíp 1 kg thịt mông tương đương 100 nghìn đồng VN. Lúc đó đã gần 4 giờ chiều, chúng tôi ra xe để quay về bản Nặm Cọ.

Về đến nhà ông Văn Khăm được một lúc thì anh con rể là giáo viên đi xe máy tới mời đến nhà ăn cơm. Anh ta nói là làm thịt 2 con ngan (tiếng Lào ngan hay vịt cũng gọi là tu pết hết) nhưng chỉ thấy mấy miếng thịt đã nướng còn bao nhiêu đã được băm hết vào mấy đĩa tiết canh. Ăn xong lại được mời rượu cần. Anh chủ nhà lấy khèn ra thổi. Tôi bảo mọi người hát. Mọi người hát bài "Hà Nội - Viêng Chăn" phần tiếng Lào, tôi hát phần tiếng Việt. Sau đó là bài "Trên đất nước tự do" là bài may mà tôi hát được bập bẹ tiếng Lào.

Các bạn vào đây để hát karaoke bài Hà Nội - Viêng Chăn cùng tôi nhé http://www.youtube.com/watch?v=1OCyTWnHNhA
Sau đây là lời của bài hát đã được phiên âm theo đúng chữ Lào:

Hà Nội - Viêng Chăn hau hắc pheng căn, hau sa mắc khi
(sa mắc khi, sa mắc khi)
Ô khoam săm phăn may ti
Soỏng sạt hau mi tè đức đăm băn
Huồm sải Phu Luông
Huồm Mê Khoỏng poong đoong mải mằn
Huồm khum ta khoỏng điêu căn
Hà Nội Viêng Chăn búc nạ cao pay.

Tiếng đàn bầu ngân vang hòa với tiếng khèn.
Mối tình ta vững bền bao đời nay vẫn đẹp tươi thắm.
Sáng hơn trăng rằm, thơm hơn bông hoa nào thơm nhất.
Thương nhau vui buồn bên nhau
Tình nghĩa sâu hơn nước Hồng Hà
Tình ta sâu hơn nước Cửu Long.
Là lá la la
Là la lá là....





Ông chủ nhà giáo viên này có đến 5 cô con gái. Tôi bảo chạu cợt lải tu pết, măn nhày măn bin mớt. Nghĩa là mày để nhiều con vịt quá, nó lớn nó bay đi hết.












Logged
linhnamlien
Thành viên
*
Bài viết: 368


« Trả lời #585 vào lúc: 17 Tháng Năm, 2011, 07:55:07 am »

Ponsavan nơi cách đây 39 năm chúng tôi đã đi qua, lúc bấy giờ chỉ có một đoạn đường gọi là phố, hai bên đường là những đống đổ nát của nhà cửa cùng với vài xác xe ôtô. Vào một đoạn nữa thì gặp một trạm bưu điện của Lào, ở đây có một số cô gái Lào, họ mang trang phục đồng bộ là váy xám và áo sơ my hồng công trắng. Chúng tôi đi vào giữa tháng 4 nên vào đúng dịp tết của Lào, biết chúng tôi mới từ VN sang nên các cô gái Lào này đứng hết hai bên đường dùng các chậu nước hắt tất cả vào chúng tôi, trong chúng tôi không ai thoát ướt. Được thế các cô này tỏ ra rất phấn khởi và cứ hô to:" ta hản Viẹt Nam, ta hản thang xai Việt Nam..."
 Chúng tôi tiếp tục hành quân, đi vào phía trong, hướng CDC
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #586 vào lúc: 18 Tháng Năm, 2011, 03:15:54 pm »

Ăn xong thì đã hơn 8h tối. Chúng tôi chào gia chủ và tất cả mọi người quay trở lại nhà ông Văn Khăm để chuẩn bị hành lý về nước. Tôi gọi điện cho lái xe. Xe đã rời bến Luông Prabang được một tiếng. Đêm hôm ấy may không mưa. Tiết trời vẫn còn lạnh. Chúng tôi đi ngả lưng một lúc để đến 1h sáng thức dậy ra ngoài đường cái đón xe. Ông Văn Khăm đi ra cùng để tiễn chúng tôi. Ông hẹn sang năm khi nào ông làm xong nhà mới thì lại sang chơi. Tôi bảo ông phải nhớ trồng rau đấy nhé. Chờ đến tận gần 3h sáng thì mới thấy ánh đèn pha ô tô phía khúc cua của đoạn đường 7. Một lát thì chiếc xe đi đến. Tôi ôm lấy ông Văn Khăm chào một lần nữa rồi cùng anh Thiện lên xe. Nhà xe đã giành sẵn cho chúng tôi 2 giường nằm ngay ở lối lên xe. Xe về đến cửa khẩu lúc 6h sáng. Xe dừng lại tại chợ cửa khẩu. Chợ họp một tháng 2 phiên vào các ngày 14 và 29. Hôm đó không phải phiên chợ. Lác đác có mấy cái quán của người Lào mở sớm. Họ đang quay gà, nướng thịt. Anh Thiện gọi 2 bát mì tôm. Họ đập thêm mỗi bát 2 quả trứng vịt vì không có trứng gà. Mỗi bát 10 nghìn kíp bằng gần 30 nghìn tiền Việt. Chúng tôi mua thêm mấy bánh xà phòng thơm Thái Lan 4 nghìn kíp/bánh bằng khoảng 10 nghìn đồng Việt, như thế là tương đối rẻ.

Chờ đến 7h30 CA cửa khẩu làm việc, chúng tôi lại trình hộ chiếu và nộp lệ phí mỗi người 10 nghìn kíp. Bên VN 10 nghìn đồng. Về đến cửa khẩu VN những ai còn tiền Lào bán lại cho hải quan VN tỷ giá 2,5.

Về qua thị trấn Anh Sơn, chúng tôi bồi hồi nhớ đến 7 liệt sĩ của đại đội 15 gồm đại đội trưởng Chúc, anh Bình trạm trưởng A500, Nhân (Thanh Hóa), Ngọc (sinh viên cơ điện quê Phú Thọ), Hợi (quê Nghệ An), Cự (quê Hà Nam), Lý (quê Thái bình). Các anh đã hy sinh vì mạch máu thông tin liên lạc trên đất bạn Lào. Sau khi hòa bình ở Lào, đơn vị đã sang đón các anh về và bàn giao cho nghĩa trang Anh Sơn. Nhưng do Ban quản lý nghĩa trang lúc bấy giờ làm ăn tắc trách đã để lẫn lộn đến bây giờ không còn biết các anh nằm chỗ nào nữa. Từ liệt sĩ có tên hẳn hoi giờ đã thành liệt sĩ chưa biết tên. Duy chỉ có anh Chúc sau này được gia đình tìm được mộ và đã đón về quê tại Ninh Giang, Hải Dương).

Xe về đến Hà Nội lúc hơn 9h tối. Anh Thiện đi tắc xi về Hà Đông, còn tôi bát xe ôm về nhà. Kết thúc chuyến đi quá ngắn ngủi, hẹn lần sau sang sẽ ở lại lâu hơn và nhất định phải đi bản Son thăm lại vị trí của tổ 17 và trạm A400 và người dân ở đấy


Cửa khẩu phía bên Lào


Về đến Đất Mẹ Việt Nam


Logged
linhnamlien
Thành viên
*
Bài viết: 368


« Trả lời #587 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2011, 09:05:49 am »

Có 1 ngày mà anh Linh cũng ghi được nhiều hình đấy chứ ?. Anh có để lại cho nhà ông Văn Khăm được cái ảnh nào không, hay là mang về cả ?
 Tôi rất muốn có anh em, đồng đội để cùng nhau ôn lại một thời mà bây giờ vẫn thấy vắng quá, đa số trong anh em chúng ta là vất vả với cuộc sống hàng ngày lắm, chỉ có một số anh em sau chiến tranh đi về các trường học tiếp hoặc vào các cơ quan thì còn đỡ đỡ một chút. Có người đến bây giờ cái xe đạp không biết đi, cái tivi cũng xem dè dặt để đỡ tốn tiền thì nói gì đến những việc khác...
 Anh Linh lại nhắc đến 7 LIỆT SỸ của C15 làm tôi thấy bùi ngùi quá. Những người trở về đất Mẹ trong túi nylon mà còn vẫn bị thiệt thòi thì thật là quá đáng. Người gần gũi tôi nhất trong số 7 người là Lý và Cự, Lý và tôi chào nhau sau khoảng 5 phút thì Lý ra đi. Lý được anh em, đồng đội đưa về nơi ở để cùng ở lại với mọi người một đêm nữa, đến hôm sau anh em mới đưa Lý đến nơi an nghỉ, nơi đó là ở một sườn đồi của khu rừng Xiêng Nưa. lễ an táng theo nghi lễ của LÍNH.
 Cự với tôi lại học cùng khoá, Cự là con của LIỆT SỸ, Bố của Cự là bộ đội ĐIỆN BIÊN, chúng tôi sống vói nhau rất chân tình nên biết là Cự rất thương Mẹ. Mấy hôm trước khi Cự hy sinh chúng tôi lại ở chung hầm với nhau(tôi chuyển từ A600 vào A700, Cự ở tổ dây gần khu vực toa tàu). Trong đêm Cự hy sinh là đêm tôi cũng đi chạy dây từ hướng A700 ra, Cự từ hướng tổ 41 vào. Cự hy sinh trong đêm đi làm nhiệm vụ, Cự cũng được đưa về nơi ở để ở cùng anh em một đêm rồi hôm sau anh em mới đưa Cự đến nơi an nghỉ...Lễ an tang theo nghi lễ của LÍNH.
 Tại sao bây giờ mọi người lại là liệt sỹ không có tên???
 Nghĩ lại những năm tháng tuổi trẻ mà thấy vẫn còn xao xuyến, khí thế.
 Nghĩ lại những gian khổ, mất mát của mình, của đồng đội mà thấy bùi ngùi quá.
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #588 vào lúc: 19 Tháng Năm, 2011, 03:50:05 pm »

Ảnh tôi chụp được ít quá, lại tiếc là lúc ở thị xã Phôn Xa Vẳn không chụp được cái nào để giới thiệu cho các bạn thấy được Phôn Xa Vẳn đã hồi sinh như thế nào. Tối sẽ in ảnh và gửi theo đường Bưu điện cho ông Văn Khăm. Đây là địa chỉ của ông già Văn Khăm:

ພໍ່ວັນຄຳ bố Văn Khăm
ບ້ານນ້ຳເກາະ  Bản Nặm Cọ
ເມືອງແປກ  Huyện Mương Pẹc
ແຂວງຊຽງຂວາງ Tỉnh Xiêng Khoảng
Lao R.P.D

Khi về đến Anh Sơn, xe dừng lại tại một quán cơm, hành khách xuống xe vào nhà hàng. Thấy có món tiết canh dê trông hấp dẫn quá. Tôi và anh Thiện mỗi người làm một bát. Thêm món thịt bò lạp của Lào, tôi về hôm sau bị lên cơn gút, ngón chân cái sưng vù, đau không đi lại được. May mà còn ít thuốc cũ nên phải tống vào ngay. Hôm sau sang Viện Thanh Nhàn thử máu thì thấy nồng độ a xít u- ric không tăng là mấy. Uống thuốc 2 hôm là thấy dịu ngay cơn đau, lại có thể uống bia, ăn thịt chó được rồi.
Logged
linhnamlien
Thành viên
*
Bài viết: 368


« Trả lời #589 vào lúc: 20 Tháng Năm, 2011, 08:24:18 am »

Đã bệnh thì phải chịu khó mà kiêng chứ! cứ được rồi thì có ngày rồi luôn đấy nha, còn ai mà chuyện trò với nhau ở đây nữa đây?. Các anh đi du lịch mà như đi... do sợ vất vả hay không có thời gian?. Tôi mà đi như thế thì không thấy thoải mái được, chịu thôi. Ai lại cầm hộ chiếu, vượt biên giới sang nhà người ta chơi, chụp mấy kiểu ảnh bằng máy KTS rồi cầm về nhà luôn. Chắc là sẽ đến một lúc nào đó, sẽ đi in ảnh và sẽ gửi ảnh, cũng như tôi muốn sẽ có thời gian nào đó, sẽ thăm lại chiến trường xưa...
 Phải như lính ta là:" nhanh chóng-chính xác-bí mật -an toàn"
 Bây giờ ta chẳng biết thế nào được nhỉ?
 Cách đây 39 năm về trước chúng tôi cũng vượt biên giới tại cửa khẩu Mường Xén, đội hình chúng tôi được xếp thành 5 hàng dọc trong đêm tối, rồi đi qua cái trạm gác có cây luồng chắn ngang đường, đi qua chỗ trạm gác này một quãng thì đội hình lại đi thành 1 hàng dọc, lúc này mỗi người cách nhau từ 7 đến 10 mét. Theo giao liên cho biết thì trên đất Laos này bọn phỉ Vàng Pao hoạt động rất nhiều, nó sẽ bắn vào đội hình của chúng ta bất cứ lúc nào khi nó thấy thuận lợi. Chúng tôi hành quân trong đêm tối qua các cánh rừng rậm rạp, đến khi trời sáng thì dừng lại, dừng lại giữa núi rừng âm u ẩm ướt...
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM