Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 11:30:30 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện của lính "thối tai, chai đít" (phần 2)  (Đọc 276723 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #50 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2010, 09:30:20 am »

Trên đây là một số bài viết về Binh chủng thông tin mà tôi đã sưu tầm trên các báo. Rất tiếc là tôi không post ảnh kèm theo được. Các đồng đội muốn xem ảnh thì tìm ở trang này nhé http://www.baomoi.com/Tag/binh-ch%E1%BB%A7ng.epi
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #51 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2010, 09:41:41 am »

 
Lên tuyến cùng Bộ đội Thông tin (kỳ 2)
QĐND - Thứ Hai, 23/08/2010, 21:52 (GMT+7)

Kỳ II:  “Gia đình thông tin” trên tuyến


Giúp nhau công việc hằng ngày tại Trạm Q8 - 1, Phân đội 81.

QĐND - Nếu không có tấm biển “Doanh trại Quân đội nhân dân Việt Nam” treo ngay ngắn trên cổng ra vào thì hầu như ai cũng nhầm tưởng các tổ, trạm thông tin là một hộ gia đình… Bởi "doanh trại" chỉ là căn nhà mái bằng (có thể là nhà cấp 4), bên mảnh sân nhỏ trước nhà còn có vườn rau, giếng nước; sau nhà là khu chăn nuôi; bên trái nhà là căn bếp nhỏ. Trong căn nhà đó, cứ chiều đến lại đầy ắp tiếng cười, tiếng pha trò của những chiến sĩ trẻ sau một ngày thực hiện nhiệm vụ trở về…


Những thành viên trong gia đình đặc biệt

Nhớ khi đến Trạm Q5, lúc còn cách trạm khoảng 200m, Trung tá Nguyễn Văn Tiến, chỉ tay về một căn nhà nhỏ, mái tôn đỏ tươi nằm lưng chừng đồi, nói với chúng tôi:

- Đó là Trạm Q5 đấy!

Quả thật nhìn từ xa, trạm không khác gì một căn nhà bình thường của người dân. Đến trạm, vào thăm phòng máy rộng khoảng 4m2, tôi thấy Hạ sĩ Đỗ Văn Tuấn đang dán mắt theo dõi cột đèn tín hiệu phát ra từ tổng đài khuếch đại. Trong cái nóng tới hơn 40 độ C, vuốt từng dòng mồ hôi chảy trên khuôn mặt xạm đen, Tuấn nhớ lại:

- Ngày mới về nhận nhiệm vụ, em phải đi bộ gần nửa ngày đường từ quốc lộ 1 vào đến trạm. Đến nơi, thấy đơn vị ở trong căn nhà mái bằng, không rộng nhưng xung quanh là cây xanh, có vườn rau, chuồng lợn, có cả mấy ổ gà đang ấp… tự nhiên thấy giống nhà mình quá; nhất là anh em trong trạm thì quý nhau không khác gì anh em ruột nên tự nhiên nỗi nhớ nhà tan biến, thấy “yêu” ngay đơn vị.

Hôm chúng tôi đến Trạm Q5, Thiếu úy QNCN Triệu Đức Sản, Nhân viên kỹ thuật đang trực chỉ huy. Trạm có 5 người, Trạm trưởng là Trung úy QNCN Lê Văn Ngọc đang dự sinh hoạt chi đoàn thanh niên xóm, 2 đồng chí đi tuần, 1 đồng chí trực tổng đài.

Trong lúc chúng tôi đang uống nước, thì ở phía sau nhà, Sản đã nhanh tay bắt 2 con gà to nhất chuồng để “giữ” chân khách lại ăn cơm. Bữa cơm chiều hôm đó ở Trạm Q5 ngoài chúng tôi còn có vị khách mời là bác Hoàng Văn Ngọc, Trưởng xóm 2, xã Yên Thành. Bác Ngọc mang theo chõ xôi dừa, thơm và đậm đà.

Vừa đến cổng trạm, tiếng bác Ngọc đã oang oang:

- Có tý quà góp với các chú tiếp khách đây.

Tôi tỏ vẻ ái ngại, bác Ngọc phân trần:

- Mỗi khi trạm có khách các gia đình trong thôn đã giao cho tôi toàn quyền quyết định nấu thêm cái gì đó để các chú đón khách cho chu đáo. Thịt, cá, rau các chú tăng gia không thiếu, tấm lòng của người dân nấu chút xôi mới gọi là... chứ có đáng kể gì đâu...

Tối miền núi sầm sập xuống thật nhanh, ngồi trong phòng trực máy, Thiếu úy QNCN Triệu Đức Sản kể cho chúng tôi nghe câu chuyện thật cảm động:

- Ngày đầu mới về trạm, không quen khí hậu nên em bị “ngã nước”, sốt li bì mấy ngày liền. Cha mẹ, vợ con em đều ở xa, tới đây dù là đồng đội nhưng toàn người lạ. Em mệt quá lịm đi nhưng vẫn nghe rõ tiếng bước chân của mọi người trong trạm rất vội vã. Anh Ngọc trạm trưởng ra lệnh ca tuần 2 người rút xuống một người. Các anh em khác ở bên em suốt đêm đó, người lấy củ ráy đánh cảm, người cạo gió, bôi dầu, bón cháo khiến em cảm thấy mình như trẻ nhỏ đang được người lớn chăm sóc. Gần sáng em thấy người nhẹ nhõm hẳn, quay sang bên thấy anh Ngọc-Trạm trưởng nằm cạnh. Anh Ngọc ngồi dậy cho tay lên trán em và reo to:

- Sản khỏi rồi... Kiên, Thắng, Hiền... ơi!

- Chỉ trong nháy mắt em đã thấy “tổng quân số” cả trạm đang vây quanh mình.

Rồi Sản quay sang hỏi tôi:

- Anh bảo được chăm nom thế thì ai chả khỏi ốm?

Nghe Sản giãi bày, anh em chúng tôi ai cũng không cầm được nước mắt vì xúc động. Trung úy QNCN Lê Văn Ngọc, Trạm trưởng nói:

- Đồng đội ốm cũng như mình ốm, trong khó khăn ai chẳng cần sự động viên, an ủi.  

Đến Trạm Q6, Phân đội 81. Trong lúc ngồi trò chuyện, trao đổi với anh em về thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, Hạ sĩ Nguyễn Tiến Quân trên đường đi tuần về em vội vàng lấy lá thư ra chạy đến bên đoàn công tác. Em chào báo cáo đúng theo điều lệnh quân đội rồi trình bày lý do:

- Báo cáo các thủ trưởng đây là lá thư bạn gái... thân của em...

Tôi thấy Quân đỏ mặt nên tếu táo nói thêm vào cho vui:

- Thủ trưởng gì, bọn tớ là nhà báo cứ gọi anh em cho tình cảm. Chắc thư người yêu phải không?

Quân ấp úng:

- Vâng... ạ!

-  Các anh vinh dự được xem thư cơ à?

Anh bạn tôi hỏi.

Thấy Quân nói mãi chưa toát ý, Trung úy QNCN Phạm Tiến Danh, Trạm trưởng giải thích:

- Anh em chúng em ở đây có thư nhà đều đọc chung nên các tình huống... luôn được giải quyết bằng "trí tuệ" của tập thể. Lá thư của bạn gái Quân gửi tới có 5 câu đố rất khó. Anh em trong trạm thảo luận 2 ngày mà chưa tìm ra lời giải. Nguyện vọng của Quân cũng như của anh em trong trạm mong được các anh giúp...

- Đố thế nào? - Tôi gợi hỏi

Tôi chưa nói dứt câu Quân đã đến bên đưa cho tôi xem lá thư. Quả là có 5 câu đố. Tôi đọc to câu thứ nhất:

- Tối ngày lo việc nước/ Giúp sự sống con người/ Một thân đơn chiếc quanh đời/ Vui thời ai biết, buồn thời ai hay.

Bất ngờ quá nên cả đoàn cũng chỉ đoán mang máng chứ không ai dám chắc chắn lời giải của mình là đúng. Tôi lấy điện thoại gọi ngay cho người bạn phụ trách mục giải đố của một tờ báo, sau ít phút đã có đáp án: Câu thứ nhất là cái Gàu múc nước, câu thứ 2...  

 Giữa cộng đồng làng xóm…


Chiến sĩ Trạm Q8 giúp dân thôn 8, xã Phú Định, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình làm cỏ lúa.

Hôm chúng tôi đến Trạm Q8 (thuộc Phân đội 81) là ngày thứ Bảy – đúng ngày nghỉ. Thiếu úy QNCN Nguyễn Đức Cường, Trạm trưởng đưa chúng tôi tới cuối thôn 8, xã Phú Định, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình. Trên đường đi, anh Cường nói:

- Những ngày nghỉ thế này, anh em trong trạm lại đến từng hộ dân địa phương, giúp phát triển kinh tế, thu hoạch hoa màu... Hôm nay ngoài số anh em trực, còn lại đều ra giúp dân làm cỏ lúa và thu hoạch ớt.

Cái nắng chói chang, không làm giảm đi không khí hăng say làm việc trên ruộng ớt nhà ông Nguyễn Tất Thanh. Bố con ông Thanh cùng Hạ sĩ Vũ Đức Lập (quê Ba Đình, Hà Nội) đang thoăn thoắt ngắt từng quả ớt đỏ mọng cho vào chiếc gùi nhỏ bên hông. Mới chỉ buổi sáng mà 3 người đã hái được ngót một tạ ớt. Mồ hôi chảy thành dòng từ khuôn mặt bầu bĩnh của Lập xuống cổ áo ướt đẫm. Vậy mà gặp tôi Lập vẫn niềm nở và vui đùa:

- Trời hôm nay còn mát chán so với mọi hôm anh ạ! Có hôm ớt hái buổi sớm, đến trưa thì đã thành ớt khô rồi!

Khi tôi định giúp Lập  đổ ớt, Lập ngăn lại:

- Ớt cay đấy, không có kinh nghiệm tí nữa phồng rộp mặt lên các anh lại đổ tại em... thì... gay to.

Không ngờ một chàng trai Hà thành trong thư sinh như Lập mà lại có kinh nghiệm “nhà nông”  đến thế!

Từ giữa ruộng ớt, không giấu được niềm vui, bác Thành nói:

- Thửa ruộng này, mình trồng đúng 3 tháng thì cho thu hoạch. Mỗi lần thu hoạch được gần một tạ. Hiện tại, mỗi cân ớt tươi bán tại ruộng được 9.000 đồng, trừ các khoản chi phí cũng lãi được ngót một triệu đồng/tháng. Chỉ có điều, ớt chín theo lứa rất nhanh nếu không thu hoạch kịp sẽ rụng. May mà lần nào thu hoạch cũng có các chú bộ đội ở Trạm đến giúp.

Cũng giống như ở Q8, chúng tôi được biết ngoài việc tham gia các phong trào cùng địa phương, Trạm Q9 còn nhận đỡ đầu 2 cháu bé mồ côi của thôn Cam Vũ suốt 4 năm qua. 2 cháu là Nguyễn Thị Phương, học sinh Lớp 11 Trường THPT Cam Lộ, huyện Cam Lộ và cháu Nguyễn Thị Hồng Phấn, học sinh Lớp 3, Trường tiểu học Nguyễn Bá Ngọc, xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ. Cha mẹ các cháu mất cách đây 4 năm trong một tai nạn giao thông.

Anh Nguyễn Văn Giang, Phó bí thư Chi đoàn thôn 8 chân thành:

- Cả thôn ai cũng coi Trạm Q9 như một hộ gia đình, cán bộ, chiến sĩ là người thân trong nhà.

 Trên đường dẫn chúng tôi đến nhà 2 cháu, Thiếu úy QNCN Phùng Quang Huấn, Trạm trưởng nhớ lại:

- Trước hoàn cảnh của hai cháu, Trạm đã họp và báo cáo với chỉ huy cấp trên và chính quyền địa phương nhận đỡ đầu. Khi được các tổ chức cho phép, chúng tôi cùng thôn Cam Vũ đã tham mưu cho UBND xã Cam Thủy hỗ trợ cho 2 cháu số tiền 7 triệu đồng để tu sửa căn nhà đã dột nát và bằng nguồn quỹ vốn ít ỏi của trạm, chúng tôi mua thêm vật chất, giúp các cháu có chỗ ở khang trang hơn.

Theo như ông Đỗ Thành Lương, Trưởng thôn Cam Vũ: Các anh đã quyên góp tiền mua sách vở, đồ dùng học tập; dành mọi thời gian để dạy các cháu học bài, làm ruộng nương và thu hoạch hoa màu giúp các cháu. Cả thôn rất kính trọng các anh bộ đội thông tin.

Đỡ gói quà từ tay Đoàn cán bộ Đoàn M34, cháu Phương xúc động, nghẹ ngào:

- Khi nghe tin dữ bố mẹ cháu qua đời, cháu tưởng mình sẽ không sống được nữa. Nhất là nghe ngày ngày em cháu nói "Bố mẹ đi làm lâu về thế nhỉ" nước mắt cháu lại trào ra. May chúng cháu được các chú bộ đội trạm thông tin và bà con cô bác giúp đỡ nên đã vượt qua khó khăn. Các chú đã giúp chị em cháu nhiều việc từ làm nhà, đến việc đồng áng... dần dần cháu cũng nguôi ngoai, chuyên tâm học tập.

Trước khi chia tay với “gia đình Q9” và người dân thôn Cam Vũ, ông Đỗ Thành Lương xúc động nói với chúng tôi:

- Nếu có quy định Trạm thông tin là một gia đình, chúng tôi sẽ đề nghị xã cấp bằng “Gia đình văn hóa” cho Trạm Q9.

Tôi không phải là người yêu thơ, nên rất ít khi nhớ được những câu thơ. Thế mà chỉ sau gần một tuần “3 cùng” với bộ đội thông tin, tôi đã nhớ như in câu thơ mà trong một đêm đầy sao trên đất Quảng Bình, chiến sĩ trẻ Nguyễn Mạnh Dũng (Trạm Q8) đã đọc cho tôi – duy nhất một lần: “Chiến sĩ thông tin quân hàm hình tia chớp/ Tín hiệu tịch tà đi và giấc ngủ say/ Cả trong mơ cũng nói bằng mật ngữ/ Dây hữu tuyến dài, dài theo bước quân đi… Kịp thời, chính xác, bí mật, an toàn/ Lính thông tin coi đó là cuộc sống/ Khi đã gắn lên vai quân hàm hình tia chớp/ Mãi mãi tự hào là chiến sĩ thông tin….”

Bài và ảnh: Trịnh Phú Sơn - Mè Quang Thắng
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Chín, 2010, 12:10:29 pm gửi bởi linh thong tin » Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #52 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2010, 10:30:40 am »

E hèm....Chào cả nhà thối tai chai đít nhé!
Diễn đàn thêm một thành viên lính Trung đoàn Nam Liên 134 đây. Đúng ngày thành lập binh chủng cho dễ nhớ các bác nhể.


Chào mừng thành viên mới tham gia diễn đàn "thối tai, chai đít". Đề nghị "anh" cho biết nguồn gốc xuất xứ của mình, đã qua các đơn vị nào của 134. Cũng giống như thành viên hoa sứ, anh ấy nói là đã có thời gian công tác ở trạm A 56. Lập tức tôi đã thông báo cho anh ấy thông tin về một số bạn bè cũ của anh ấy tại A 56 trước đây, trong đó có cả em H. "mối tình đầu" của hoa sứ.

Tôi cũng đã hướng dẫn cho một số anh em ở 134 nhà có máy vi tính nối mạng vào được diễn đàn này.

Nhân ngày kỷ niệm trọng đại của Binh chủng thông tin, đề nghị đồng đội ở các đơn vị khác thông báo về các cuộc họp hành kỷ niệm của đơn vị mình lên diễn đàn cho vui, chứ để một mình cánh 134 chúng tôi độc diễn thì buồn quá.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Chín, 2010, 01:44:55 pm gửi bởi linh thong tin » Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #53 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2010, 10:38:13 am »

@linhthongtin: già rồi nhầm một ngày là oke  Roll Eyes, bác la em quê quá  Wink!
Tặng các bác cây nhà, hoa nhà trồng được, làm quen lại nhau nhé:





Tóm được tung tích của cô em CCBTT rồi nhá.
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #54 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2010, 10:41:09 am »

Những cô gái E134, có bác nào nhận ra không, mình hơn 30 năm mới gặp lại:



Lính 134 chỉ biết nhau trên đường dây thôi, không biết mẹt nhau đâu. CCBTT@ giới thiệu xem nào.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Chín, 2010, 01:43:13 pm gửi bởi linh thong tin » Logged
CCBTT
Thành viên
*
Bài viết: 184


« Trả lời #55 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2010, 02:23:09 pm »

Em Hòa tròn và em Sơn, lính 71 đấy bác.
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #56 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2010, 03:00:09 pm »

Em Hòa tròn và em Sơn, lính 71 đấy bác.

Mấy em này là lính Phú Thọ à?
Logged
CCBTT
Thành viên
*
Bài viết: 184


« Trả lời #57 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2010, 05:03:11 pm »

@bác LTT, đúng Phú Thọ, bác nhận ra chú em này rồi à?  Wink
Logged
dongadoan
Administrator
*
Bài viết: 7256


Cái thời hoa gạo cháy...


WWW
« Trả lời #58 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2010, 08:13:30 pm »

Đây là nơi để post hồi ức thôi, không phải chỗ để "dán" các bài báo về Bộ đội TTLL, bác linh thong tin ơi! Nếu chỉ là 1 bài báo nhằm minh họa cho một câu chuyện, một hồi ức thì ra một nhẽ, đằng này bác định biến quansuvn thành "phiên bản" của báo QĐND thì không nên!

Em sẽ xóa các bài cắt, dán của bác sau 12h!
Logged

Duyên ấy kiếp sau tình chưa nhạt, thà phụ trời xanh chẳng phụ nàng!
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #59 vào lúc: 11 Tháng Chín, 2010, 12:11:50 am »

hehe hay là TL mở cho các bác CCB TT 1 góc truyền thông BCTT rồi dời các bài báo của bác linh thong tin sưu tầm về BC TT vào đó cho khỏi lạc đề  Grin Xây dựng 1 phòng truyền thống online cho các bác CCB sinh hoạt cũng hay lắm chứ  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM