Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 09:09:03 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện của lính "thối tai, chai đít" (phần 2)  (Đọc 276710 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #450 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2011, 10:09:16 am »

Cuộc vui nào rồi cũng đến lúc chia tay, lần này các gia đình đến hơi ít vì đa số các cháu đã lớn không thích đi với Bố Mẹ nữa, chị Thuận thì ốm lâu nay


Hàng trước: cháu Phán con ông Phê; vợ anh Châu; vợ anh Quyền tức bà chủ nhà, vợ anh Thi, anh Thi.

Hàng sau:anh Quyền, anh Linh, ông Phê, anh Tân, anh Cờ, anh Bào.

Còn thiếu anh Châu bận đi làm nên về trước.

Hai cái đèn lồng treo trước cửa nhà anh Quyền là do TP Thanh Hóa bắt mua trang hoàng nhân dịp không biết là kỷ niệm chiến thắng Hàm Rồng hay là chào mừng ĐH Đảng, tôi quên không hỏi lại chủ nhà. Đi vào TP Thanh Hóa thấy la liệt đèn lồng, cứ ngỡ là Hội An. Anh Quyền ra phố chụp một kiểu cho bà con "thối tai, chai đít" chiêm ngưỡng nhé.
« Sửa lần cuối: 24 Tháng Hai, 2011, 10:37:57 am gửi bởi linh thong tin » Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #451 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2011, 10:17:57 am »

Mời họp mặt

Trân trọng kính mời các đồng chí nguyên là CB, CS trạm A 69 anh hùng, đại đội 9, Lữ đoàn 134 thông tin tới dự buổi họp mặt đầu xuân Tân Mão tổ chức vào hồi 9h sáng thứ bảy 26-2-2011 (tức là ngày 24 tháng Giêng âm lịch) tại nhà anh Phạm Đức Hùng, số 1, ngõ 245 Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội. ĐT 04 38554559, 0986753468
Rất vui mừng được đón tiếp

Trưởng ban liên lạc
Hán Bình Lương
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #452 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2011, 05:39:20 am »

Gặp lại các chàng trai cô gái lính hữu tuyến 134 ở Thanh hóa nay đã thành cụ ông cụ bà cả rồi,thương quá. Chẳng gì cưỡng đươc thời gian,thời gian đã làm các chàng trai khỏe mạnh các cô gái xinh tươi thành các cụ ông cụ bà lụ khụ tóc bạc phơ,nhìn kỹ mới thấy quen quen,mới còn phảng phất hình hài của tuổi thanh xuân.Chúc mừng các anh các chị.Mong các anh các  chị khỏe vui mọi sự yên lành.Mong các anh các chị ngày một sung túc hơn trong cuộc sống,còn gặp được nhau dài dài.

Hôm qua TGD tập đoàn Viettel,thiếu tướng  H.A. Xuân gọi điện cho mình vì một chuyến đi TQ của tập đoàn.Mình cứ thấy vui vui ,mụ già CCB TT tàn tật vẫn còn tác dụng,vẫn còn người nhờ công việc hì...hì...hì...
Đến chiều anh em của đoàn  đến nhà mình làm việc về chương trình và kế hoạch cụ thể.Một đoàn 5 người đến ,thật vui.Hóa ra mình đã là lão  thành CM của học viện KTQS. Mình khóa 2 còn các em khóa 22,và khóa 28,29.Trông các em trẻ khỏe  đầy sung mãn.
Qui luật khắc nghiệt của thời gian,ai ơi đừng lãng phí nhé.
« Sửa lần cuối: 01 Tháng Ba, 2011, 05:44:45 am gửi bởi hatuyenha » Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #453 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2011, 09:55:21 am »

Một số hình ảnh về buổi họp mặt C9 và trạm A69

Buổi họp được tổ chức tại nhà khách đình làng Định Công Hạ, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội.
Trước khi vào họp, tất cả mọi người đã vào đình làm lễ dâng hương tưởng niệm các vị thánh thần, các bậc tiền nhân, cầu mong các vị phù hộ độ trì cho thế hệ đời sau được vạn sự tốt lành.



Anh Hán Bình Lương, Trưởng ban liên lạc đang khấn







Anh Lương này nguyên là lính nguồn trạm A69, sau đó về trạm 310, C15, cuối cùng thì là trưởng phòng chính trị Cục hậu cần BTL thông tin.



Tới dự còn có nhà báo Mai Nam Thắng, phóng viên báo QĐND, người đã có nhiều bài báo viết về trạm A 69 và Lèn Hà, góp phần tích cực để trạm A 69 được phong tặng danh hiệu Anh hùng



Quang cảnh buổi họp







Chị Thanh ngồi đầu bàn đang ghi sổ thu tiền là người sống sót trong vụ máy bay Mỹ đánh vào trạm A 69

Trong năm qua, Ban liên lạc trạm A 69 đã tổ chức đến thăm các gia đình có thân nhân là liệt sỹ trong vụ A 69. Đoàn cũng đã đi thăm lại chiến trường xưa là trạm A 69 tại Lèn Hà, xã Thanh Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình. Sau khi được phong tặng danh hiệu Anh hùng, hang Lèn Hà đã trở thành di tích lịch sử cấp quốc gia.

Dự kiến trong năm nay, Hội C9 và A 69 sẽ tổ chức đi thăm lại trạm A 69 và đi du lịch Huế, Hội An, Đà Nẵng. Anh Lương sẽ vận động Binh chủng và Lữ đoàn tài trợ một phần, còn đâu ai đi thì đóng góp.
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #454 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2011, 10:04:22 am »

Dò dẫm vào được trang này có rất nhiều bản đồ quân sự. Anh em C15 vào topic Cửa Rào và Luong Prabang để xác định vị trí mình ở chỗ nào nhé http://www.lib.utexas.edu/maps/ams/indochina_and_thailand/
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #455 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2011, 04:20:18 pm »

Nguyễn Hữu Quý

TƯỞNG NIỆM 13

Kính dâng hương hồn 13 liệt sĩ thông tin Trạm A69 ở Hang Lèn Hà.



Cánh rừng lặng im

vách đá lặng im

không gió thổi sao lá rơi nhiều thế

người ra đi khi tuổi còn rất trẻ

Bí ẩn nào trong xao xác chiều nay?


Như nước mắt ai hoa trẩu trắng lối mòn

dáng con gái chập chờn bên giếng cũ

tiếng Hưng Yên, Cao Bằng, Phú Thọ

giọng Thái Bình, Ninh Bình, Hoà Bình, Thanh Hoá...đan xen!


Ngàn ngạt khói nhang một Miếu nhỏ chân Lèn

mười ba bát hương đặt thẳng hàng cũng nhỏ

mười cô gái, ba chàng trai bất tử

những linh hồn còn khuất lẫn trong cây!


Chiều ráng đỏ trên vách Lèn tôi thấy

mở tỏ đứng - ngồi hình bóng lính thông tin

bóng trong bóng, hình trong hình bịn rịn

họ sắp chia tay hay vừa mới trở về?


Vẫn tóc quả đào, áo chít lưng, túi chéo

dép lốp tự làm chân  con gái xinh xinh

mười sáu tuổi vào Trường Sơn làm lính

chưa yêu ai, thương mẹ, khóc thầm!


Cuộc chiến qua rồi, hơn ba mươi năm

vẫn còn vọng giữa lòng rừng tiếng hú

ai còn gọi ai nơi Lèn Hà gió trở

nẻo hoang vu thấp thoáng một thời?


Dân kể: 10 cô xinh đẹp cả 10

Lan. Mạnh. Thảo. Loan. Anh. Luận.

Châm. Xuyến. Lung. Linh.


Chị em, đồng đội

nào nỡ xa nhau trong mưa nắng đại ngàn


Còn thao thức những tâm hồn trong trắng

dài rộng nghìn đêm khâu vá Trường Sơn

trong tôi, một Lèn Hà dịu sáng

vằng vặc vầng trăng mười sáu đang tròn...

Tuyên Hoá 17.11.2007


Trước bia tưởng niệm 13 liệt sĩ ở Hang Lèn Hà
 Ảnh: Nguyễn Thế Hùng
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #456 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2011, 11:15:31 am »

Lục lại đống ảnh cũ thấy mấy cái này. Up lên đây cho quân ta xem.


30 Tết 2007 ở nhà Minh TP Hồ Chí Minh. Người ngồi bên trái là bạn học cùng trường trung cấp cơ khí với Minh, chắc linhnamlien biết.


Ở nhà anh Nguyễn Xuân Thỉnh, nguyên cầu thủ bóng chuyền 134, nguyên trợ lý khí tài C15


Ngoài những người đã quen mặt còn lại chị vợ anh Thỉnh
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #457 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2011, 05:48:42 am »

Mình về từ tuần trước nhưng có ý chờ con gái giúp đưa ảnh lên rồi kể chuyện chuyến đi nhưng hôm qua mới biết nó bận túi bụi khi đến cơ quan  (vì cháu bây giờ làm ở bộ phận cập nhật đưa tin từng ngày không rỗi như cơ quan trước) tối về lại trông con nhỏ mình không nỡ bắt nó làm nên đành kể chuyện chay vậy.
 Ngày đầu như dự kiến bay đi Quảng châu rồi từ QC lại bay tiếp đi Tây an ,rồi lại lên ô tô đi tiếp hơn 200 km đến thành phố Bao Ji (dịch là Bảo kê _có nghĩa là con gà quí ).Khoảng 2 giờ sáng TQ thì tới KS.Trên đường đi,đoạn chờ chuyển máy bay ở SBQC cả đoàn đi ăn,vì có cậu TGD một công ti của Viettel đã đi nhiều lần nên biết quán ăn rẻ hơn một chút.  Mình  hỏi các cô bán hàng thì một bát mì nước thịt bò 15 NDT (nhân với 3320 ra tiền mình),nhưng cả đoàn khát nước ,muốn uống nước chè thì chao ôi đắt khủng luôn,18 NDT một cốc chè nhỏ ,mình đề nghị không uống vì lãng phí quá,ăn mì nóng có canh sẽ đỡ khát.Sau đó cả đoàn đi tìm nước uống.Bắt gặp ngay một tử nước uống tự động,nhưng hay cái là bỏ một tờ tiền giấy 10 NDT vào thì máy cho ra 3 chai nước khoáng và một đồng xu 1 NDT.Đến khi vào làm thủ tục an ninh,mình thấy một nhóm người đứng uống nôt nước,bụng bảo dạ chắc đoàn nào đó giống mình vừa mua nước,đến gần thì hóa ra đoàn mình.Thì ra mắt mình bị bênh tiểu đường làm  kém đi nhiều quá,không đeo kính chả nhìn thấy gì rõ ràng  cả.
 Vì còn nhiều thời gian nên cứ vào ngồi chờ theo chỉ dẫn là cửa lên máy bay là 2B. Minh ngồi trông đồ còn anh em đi lượn các cửa hàng miễn thuế.
Khoảng một tiếng sau đoàn trưởng đến bảo chị ơi thay đổi cửa  lên máy bay rồi ,đổi thành cửa 10 B.Thế là cả đoàn lại di chuyển đến gần 1km mỏi hết cả chân.Vì chuyến bay 8giờ bị muộn thành 9 giờ nên lại đói,mình mang theo mấy cái bánh mì  đen con mua cho mời mọi người ăn coi như xong
bữa .Nhưng mọi người ăn cầm chừng vì sợ là lương thưc của mình .
 Đến SBTây an vào 11giờ khuya bạn đã chờ đón .Đoàn trưởng nói với đoàn là chị Hatuyenha@ sắp về đến quê rồi,mình cười bảo ngày mai khi thăm xưởng sẽ thấy đúng là mình về quê.  Ngồi xe ô tô hơn hai tiếng thì đến KS của tập đoàn,vẫn như mọi khi lãnh đạo và anh em dù rất khuya nhưng vẫn rất đông người chờ đón đoàn  . Họ nói với mình vì khuya chúng tôi không tổ chức ăn nữa mà chúng tôi đã chuẩn bị mì ăn liền,trứng luộc và xúc xích tron mỗi phòng để đoàn ăn đêm.Mình cám ơn và dịch cho đoàn.Lên phòng ,thay đổi đẹp và sạch quá,có đến gần 4 năm mình chưa qua lại,
mình cũng làm một bát mì ăn liền ,tưởng là họ cho 2 xuất vì mình ở một mình nhưng hôm sau mới biết họ chuẩn bị cho mỗi người hai hộp mì hai quả trứng và hai cái xúc xích.Quân nhà mình ai cũng chỉ ăn hết một.

 Mình đi tập thể dục đây ,khi nào rỗi kể tiếp nhé.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #458 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2011, 09:02:53 am »

  Ngày thứ hai ,ăn sáng xong bạn làm lễ chào đón và thống nhất chương trình làm viêc,sau đó đi thăm xưởng.
  Vì là xưởng SX máy quân sự nên không được chụp ảnh.Ôi vào đến các phân xưởng anh chị em quen chạy ra chào mình,chị em thì ôm lấy mình,anh em thì bắt tay hỏi thăm .Mình cười bảo anh em trong đoàn chị đi có đến 40 lần đến xưởng , tất nhiên nhiều người đã nghỉ hưu,những người còn lại đều đã giữ các chức vụ chủ chốt của nhà máy hoặc tập đoàn.Nhà máy được nhà nước đầu tư nên máy móc lên cấp nhiều,rất nhiều anh chị em trẻ.
  Chiều bắt đầu đàm phán,hết buổi là thống nhất được,hẹn ngày mai ký kết.Sáng hôm sau bàn thêm việc của dây truyền cũ,nhưng khi bàn đến mua bộ linh kiện thì không thống nhất được và kết thúc.Buổi trưa ngày làm việc thứ nhất phó TGD tập đoàn chiêu đãi hoành tráng một bàn ăn to tới hai mấy người,ba người biết hai thứ tiếng phải chia nhau ngồi ba góc,mình thì ngồi cạnh các xếp của hai bên,trước khi xếp chỗ phó TGD của bạn còn hỏi tai chị điếc bên nào để bố trí chị ngồi nghe phía không điếc còn nghe được để dịch.Hì ...hì...hì...sau khi bạo bệnh xong mọi người đều biết một bên tai của mình không còn nghe được nữa. Vì chiều còn  đàm phán  nên rượu uống chưa hết cỡ nhưng cũng được 6 chai 54 độ .    Bữa trưa ngày làm việc thứ hai mình đề nghị cho đoàn ra ngoài ăn :thiên hạ đệ nhất bát _đặc sản của Bảo kê.Một món ăn của người nghèo ngày xưa bây giờ thành đặc sản . Băt đầu bằng xé bánh mì cứng nướng,ai xé của người đấy ,ai xé càng nhỏ thì nhà bếp càng chăm sóc vì biết người ấy vừa chăm chỉ vừa đã thưởng thức món này nhiều lần.Sau đó các cô NV thu bát của từng người có đánh số để vào chan canh.Cả mâm thưởng thức các món ăn đặc sản bày trên mâm,nào là thịt la,nào là rau rừng xào,nào là...mình chẳng nhớ hết được vì có tới hơn hai chục món.Sau đó các cô NV bưng bát đã được chan canh ra,lạ là không sai của ai,họ nhớ số từng vị trí,ai sắp hết canh họ lại mang vào chan thêm cho người ấy. Ai ăn cũng xuýt xoa khen ngon.Buồn cười là mình mắc bệnh phiên dịch nên khi ăn,các cô NV kể chuyện tiểu sử của  "Thiên hạ đệ nhất bát " cô phiên dịch của bạn dịch nhưng khi cô bé tìm không ra từ  Việt để dịch thì mình mau mồm nhắc ,thế là cô bé bị xếp của cô lườm cô không dám dịch nữa mình lại phải dịch.Thân làm tội đời nhưng mình thấy đoàn mình không hiểu được hết cốt chuyện thì tiếc nên hay bị mau miệng vậy.
  Chiều ký kết long trọng rồi tặng quà,mỗi người được tặng một cái ly đồng như cái thuyền có ba chân mà ngày xưa vua TQ hay dùng,còn xếp được tặng một đỉnh đồng giả cổ.Nặng muốn chết.Bên mình tặng quà từ buổi đàm phán đầu tiên cho các xếp phía bạn.Hợp đồng không lớn nhưng là mở đầu cho một sự hợp tác mới của tập đoàn Viettel với bạn vì BQP giao cho Viettel nhiệm vụ lo cho  QD.
  Bữa tối ngày thứ hai đoàn Viettel chiêu đãi bạn,mời tất cả những người của nhà máy đã làm việc trưc tiếp với thông tin của Việt nam ăn cơm.Chỉ còn tất cả ba mâm (10 người một mâm) vì bây giờ họ có đến ba căn cứ ,Bảo kê,Tây an, Bắc kinh và họ bán máy cho châu Phi,nam Mỹ,một số nước Liên xô cũ... nên người đi cả .Mình thì vui vì gặp bao nhiêu là người quen cũ.Đoàn tặng cho anh chị em cũ mỗi người một túi quà nhỏ là một hộp cà phê Trung nguyên ,họ rất thích cà phê này của mình.Trên đường về cậu TGD một công ty của TD Viettel lần đầu tiên đi với mình bảo chị ơi chỉ khi lên bậc xuống bậc chị cần nhờ bọn em thôi chứ còn các việc khác bọn em phải nhờ chị,mình  cười có việc không nhờ được đâu nhé.  Hì...hì...hì...
 Về đến khách sạn mình mệt quá lăn ra ngủ ngay một mạch đến sáng,mới dậy dọn đồ.
  Sáng ngày làm việc thứ ba ,ăn sáng xong cả đoàn lên đường đi Tây an.

 Phải trông cháu rồi khi nào rỗi lại kể tiếp nhé.
« Sửa lần cuối: 16 Tháng Ba, 2011, 09:12:38 am gửi bởi hatuyenha » Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #459 vào lúc: 16 Tháng Ba, 2011, 03:01:16 pm »

 Chỉ lo kể ăn ăn uống uống mà quên mất một chuyện trọng yếu dính đến lính TT chúng ta thời đánh Mỹ,mình bổ xung ngay đây.

  Ngày làm việc đầu tiên khi dẫn cả đoàn đi thăm xưởng sản xuất máy thông tin Vô tuyến điện,việc đầu tiên là đi thăm nhà bảo tàng của nhà máy.
Nhà máy này được xây dựng từ năm  1956 do Liên xô cũ giúp.Hàng cây thông cũng được trồng từ năm đó.Anh bạn PTGD tập đoàn rất vui khi giới thiệu với các đoàn khách là dãy cây thông này còn nhiều tuổi hơn anh ta vì anh ta sinh năm 1958.
  Máy đầu tiên được sản xuất tại nhà máy là máy 15 W  102 ,máy này hồi chống Mỹ TQ viện trợ cho QD Việt nam rất nhiều,lúc mình nghỉ hưu năm 1992 trong kho của binh chủng vẫn còn máy này chưa cấp phát.Sau này mình có giúp binh chủng tìm một số phụ tùng linh kiện đặc biệt là các loại đèn điện tử mà ngày nay gần như không còn nơi nào sản xuất nữa.
  Thứ đến là máy 71 điện tử và máy 81  ,rồi lên đời là máy 81 bán dẫn thì do ông Tổng công trình sư Trương thiết kế và sản xuất hàng loạt.Ông này đã sang VN ta nhiều lần.Bảo tàng của binh chủng TT khi biết ông là người thiết kế và sản xuất máy này đã chụp một pô ảnh ông đứng cạnh máy trong bảo tàng và bày trang trọng tại bảo tàng thời chống Mỹ.
  Lứa tuổi của anh bạn phó TGD thì luôn nhắc đến những ngày đang đi học nhưng phải tới nhà máy giúp làm những việc để xuất máy sang Việt nam đánh Mỹ,đứng lâu làm việc cho kịp tiến độ mà nhiều người bị phù nề chân.
  Sau đó họ nghiên cứu sản xuất đến máy VTD đơn biên,rồi các máy nhảy tần. Ngày nay bán máy cho các nước trên thế giới chủ yếu là máy nhảy tần .
  Ngoài máy cho bộ binh,nhà máy còn sản xuất máy TT vô tuyến cho xe tăng ,các máy này cũng viện trợ cho binh chủng tăng thiết giáp của  Việt nam thời đánh Mỹ.Rồi sản xuất máy thông thoại nội bộ trong xe tăng và xe thiết giáp.Máy thông thoại nội bộ được số hóa là do nhà máy là đơn vị đầu tiên của TQ sản xuất.
  Sau đó đến loạt máy cho không quân,ngoài  Điện đài VTD các đời ,điện tử ,bán dẫn,vi mạch ,nhảy tần...còn bộ định vị định hướng trên máy bay,
rồi hệ thống thông thoại nội bộ môt máy bay và hệ thống cứu phi công khi họ nhảy dù ra khỏi máy bay.
 Còn các loại phục vụ dân dụng thì nhiều vô kể... nào loa cho  TV cung cấp cho hãng TV Trường Hồng của TQ,rồi tai nghe mồm nói,cáp,cột an ten cao 18m.Rồi cả máy phát điện quay tay còn gọi là ragonô bây giờ họ còn sản xuất được loại nạp điện cho máy di động bé tí,,,
 Mình nhớ gì thì giới thiệu cho các bạn biết còn bộ nhớ của mụ CCB tàn tật cũng kém rồi.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM