Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 03:07:12 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện của lính "thối tai, chai đít" (phần 2)  (Đọc 276743 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #40 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2010, 12:14:19 pm »

Đây rồi



Từ trái sang phải:
Hàng trước: Minh (C15, A900) - Chi (C15, A 310) - Nhàn, đại gia hạt điều (C17) - chú rể - cô dâu - Oanh (vợ Minh) - bố vợ chú rể - Tú (C15, B7)
Hàng sau: Minh (C15, B4) - Tòng (C15, B5) - Long lé (C15, A 200) - Hành (C15, A 400) - Duy (bạn gia chủ)
Logged
CCBTT
Thành viên
*
Bài viết: 184


« Trả lời #41 vào lúc: 09 Tháng Chín, 2010, 12:27:02 pm »

TKS bác LTT, em khác xưa nhiều quá, gặp ngoài đường chắc không nhận ra ngay.
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #42 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2010, 08:49:37 am »

Tin trên các báo về Binh chủng thông tin

 
Quan tâm xây dựng nhân tố con người thông tin quân sự

QĐND - Thứ Tư, 08/09/2010, 18:32 (GMT+7)
 

QĐND - Kỷ niệm 65 năm Ngày truyền thống (9-9-1945/9-9-2010), Binh chủng Thông tin vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân (LLVTND), vì có thành tích đặc biệt xuất sắc đóng góp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, giai đoạn từ năm 2000 - 2009. Đây là lần thứ hai, binh chủng được tặng danh hiệu này.

Lập được thành tích đặc biệt xuất sắc trên do nhiều yếu tố, song vấn đề quyết định là  Đảng ủy – Bộ tư lệnh Binh chủng đã quan tâm xây dựng, phát huy nhân tố con người. Xây dựng người cán bộ, chiến sĩ thông tin ưu tú được xác định là vấn đề trung tâm, quyết định trong xây dựng binh chủng nên được cấp ủy, chỉ huy các cấp lãnh đạo, thực hiện tích cực, đồng bộ trên các mặt và gắn chặt với việc hoàn thành nhiệm vụ. Từ đặc trưng con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới; yêu cầu Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; nhiệm vụ hiện đại hóa và bảo đảm thông tin quân sự, Đảng ủy Binh chủng xây dựng tiêu chí người cán bộ, chiến sĩ thông tin ưu tú; tổ chức quán triệt, từng cá nhân đang ký phấn đấu, định kỳ kiểm điểm, đánh giá kết quả thực hiện.


Xây dựng đội ngũ cấp ủy, cán bộ chủ trì các cấp được xác định là khâu đột phá. Cấp ủy các cấp hằng năm xây dựng kế hoạch, quy hoạch cán bộ, tuyển chọn đưa đi đào tạo, bồi dưỡng; điều động, luân chuyển qua các môi trường công tác để thử thách, rèn luyện. Việc bổ nhiệm cán bộ dựa trên cơ sở đánh giá đúng phẩm chất, năng lực, hiệu quả công việc, do cấp ủy tiến hành dân chủ và sự tín nhiệm của quần chúng. Vì vậy, đội ngũ cấp ủy viên, cán bộ chủ trì ở binh chủng có phẩm chất tốt, năng lực giỏi, “nói đi đôi với làm”. Tại Đại hội Đảng các cấp vừa qua, cán bộ chủ trì các cấp đều trúng cử cấp ủy, thường vụ, bí thư và phó bí thư với tỷ lệ phiếu bầu đạt từ 98,33% đến 100%.

Đội ngũ cấp ủy, cán bộ chủ trì và cơ quan chính trị các cấp thường xuyên quan tâm nâng cao chất lượng, chiều sâu công tác giáo dục chính trị, tư tưởng, và đẩy mạnh Phong trào Thi đua Quyết thắng. Cán bộ, chiến sĩ nắm chắc quan điểm của Đảng về mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp ứng dụng phát triển công nghệ thông tin (CNTT) trong công cuộc đổi mới; thấy rõ “cơ hội”, tham gia tích cực vào việc hiện đại hóa thông tin quân sự (nếu không nắm bắt được cơ hội để phát triển thì thông tin quân sự sẽ “lỡ nhịp”, tụt hậu xa hơn so với các nước). Từ đây hình thành và thúc đẩy động cơ phấn đấu của cán bộ, chiến sĩ.

Nhằm nâng cao chất lượng huấn luyện, đào tạo, từ năm 2000 – 2009 binh chủng đã cử hơn 200 cán bộ đi học tập, tập huấn ở nước ngoài và 713 đồng chí đi đào tạo tại các trường thông tin có chất lượng cao ở trong nước. Số cán bộ trên là nòng cốt để bồi dưỡng thành các chuyên gia đầu ngành về kỹ thuật, nghiên cứu khoa học, giảng dạy và biên soạn đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, huấn luyện cán bộ, nhân viên kỹ thuật trong binh chủng. Kết quả các nội dung huấn luyện về điện tử, viễn thông, tin học và ngoại ngữ là yếu tố quyết định nâng cao trình độ kỹ thuật chuyên môn cho đội ngũ cán bộ và nhân viên kỹ thuật. Vì vậy, binh chủng đã tập trung đầu tư đổi mới toàn diện về nội dung, phương tiện, đồ dùng huấn luyện theo hướng hiện đại hóa; tích cực ứng dụng  CNTT vào quá trình huấn luyện, đào tạo, xây dựng các phần mềm dạy học có chất lượng cao phục vụ yêu cầu phổ cập giáo dục tin học, ngoại ngữ và kiến thức về CNTT trong binh chủng và các đơn vị lực lượng vũ trang. Phong trào học tập ngoại ngữ tại Trường Sĩ quan Thông tin có bước tiến đột phá. Binh chủng đang xây dựng, đưa vào hoạt động cổng thông tin điện tử nhằm phục vụ việc lưu trữ, thu thập, phân tích, xử lý thông tin giúp cho lãnh đạo, chỉ huy và là công cụ để cán bộ, chiến sĩ tự học tập nâng cao trình độ về mọi mặt.

Binh chủng làm tốt việc thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về CNTT từ sinh viên tốt nghiệp các trường đại học tình nguyện vào phục vụ trong binh chủng. Căn cứ tổ chức biên chế, binh chủng xây dựng kế hoạch, tuyển chọn, gửi đi đào tạo, thử thách sĩ quan dự bị, sau 2 năm dự bị đồng chí nào đủ tiêu chuẩn đề nghị ra quyết định chuyển thành sĩ quan quân đội. 5 năm qua, binh chủng đã tuyển dụng được gần 100 sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi các chuyên ngành về CNTT, ngoại ngữ.

Trước tác động tiêu cực của mặt trái nền kinh tế thị trường, không ít cán bộ, nhân viên do thu nhập thấp, đời sống gia đình có khó khăn, nảy sinh tư tưởng thiếu yên tâm phục vụ tại binh chủng, muốn chuyển công tác đến các doanh nghiệp viễn thông có thu nhập cao ở trong và ngoài quân đội. Để đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật yên tâm gắn bó với nhiệm vụ, Đảng ủy Binh chủng chỉ đạo xây dựng “quy chế đào tạo và sử dụng cán bộ, nhân viên kỹ thuật”, có những quy định cụ thể về quyền lợi, nghĩa vụ…  Đồng thời quan tâm thăm hỏi động viên, trợ cấp khi có quân nhân gặp khó khăn. Đặc biệt từ năm 2006 đến nay binh chủng cấp, bán nhà chung cư giá rẻ và cho cán bộ thuê nhà công vụ được 249 căn hộ. Có nhà ở ổn định, đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật phấn khởi, yên tâm “an cư, lập nghiệp”, đồng thời thu hút nhân tài vào công tác trong binh chủng. Hiện nay Binh chủng Thông tin đang xây dựng một số khu chung cư mới tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Nha Trang để giải quyết nhà ở cho cán bộ.

Từ những giải pháp đồng bộ, tích cực trên đây binh chủng đã từng bước xây dựng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Đội ngũ cán bộ, nhân viên kỹ thuật, hạ sĩ quan, chiến sĩ tuyệt đối trung thành với Đảng, tận tụy phục vụ nhân dân, phục vụ quân đội, có tri thức, trí tuệ, kỷ luật đáp ứng nhu cầu hiện đại hóa và bảo đảm thông tin quân sự  “kịp thời, chính xác, bí mật, an toàn” trong mọi tình huống, phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

Thiếu tướng Vũ Dương Nghi
Chính ủy Binh chủng Thông tin



Học viên đào tạo sĩ quan phân đội bậc đại học Trường Sĩ quan chỉ huy Kỹ thuật thông tin nghiên cứu tài liệu trên mạng phục vụ học tập.
 Ảnh: Đức Liêm.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Chín, 2010, 11:37:02 am gửi bởi linh thong tin » Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #43 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2010, 08:53:58 am »

 Triển lãm mỹ thuật bộ đội thông tin

Đẹp và sang trọng
QĐND - Thứ Ba, 07/09/2010, 20:39 (GMT+7)

QĐND - Kỷ niệm 65 năm ngày truyền thống (9-9-1945/9-9-2010) và đón nhận danh hiệu đơn vị anh hùng LLVT lần thứ 2, trong nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ sôi nổi và ý nghĩa, tại Bảo tàng Binh chủng, Bộ đội Thông tin liên lạc vừa khai mạc triển lãm mỹ thuật. Đây là một phòng tranh đẹp và sang trọng, giới thiệu một số ký họa của chiến sĩ thông tin trong cuộc kháng chiến chống Mỹ mà Bảo tàng sưu tầm và lưu giữ cùng nhiều tác phẩm vẽ về bộ đội thông tin của các họa sĩ chuyên nghiệp từng là chiến sĩ và trưởng thành từ môi trường văn hóa này.

Còn nhớ những ngày chiến tranh ác liệt, giữa Thủ đô Hà Nội, tại nhà triển lãm mỹ thuật của thành phố, bộ đội thông tin đã có một phòng tranh mở đầu cho phong trào "Bộ đội vẽ và vẽ về bộ đội" trong binh chủng và toàn quân. Triển lãm đã vinh dự được Bác Hồ cùng các vị lãnh đạo Đảng, Nhà nước đến xem và khen ngợi. Trong suốt cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, nhiều chiến sĩ thông tin ở hầu khắp các đơn vị vô tuyến, hữu tuyến, quân bưu và các nhà máy, do lòng ham mê nghệ thuật tạo hình, muốn góp phần cải thiện và nâng cao đời sống tinh thần của mình và đồng đội, họ đã tranh thủ vẽ, cho dù chỉ với những ký họa đơn giản bằng bút chì, bút sắt, mực nho và thuốc nước. Nhiều anh em đã bắt đầu và trưởng thành từ những lớp hướng dẫn nghiệp vụ ngắn hạn 3 tháng, 6 tháng, có khi chỉ 1 tháng do điều kiện khó khăn của nhiệm vụ thông tin. Người lớp trước hướng dẫn người lớp sau trong sự chỉ bảo ân cần của các họa sĩ bậc thầy, cũng là những người trưởng thành từ chiến sĩ như Văn Đa, Phạm Thanh Tâm, Huy Toàn, Quang Thọ... Những chiến sĩ vẽ từ những tháng năm gian khổ ấy đã trở thành họa sĩ có tên tuổi và tác phẩm của họ đang được lưu giữ ở các bảo tàng, và hơn thế, trong lòng bộ đội và công chúng yêu nghệ thuật. Đó là Nguyễn Cương, Phạm Ngọc Liệu, Đặng Trường Lưu, Hoàng Mạnh Sâm, Công Chuẩn, Lê Thân, Phạm Bình Định, Đình Hưởng, Đào Trung Hoa, Trọng Mười, Bùi Tiến Lực, Ngọc Chuyên... Phần lớn các họa sĩ đã trở thành hội viên Hội Mỹ Thuật Việt Nam.

Triển lãm mỹ thuật của bộ đội thông tin lần này, dù chưa thể giới thiệu đầy đủ những tác phẩm và tác giả, nhưng những gì hiện diện xứng đáng là tiêu biểu. Người xem thực sự cảm động trước thực tế đời sống của bộ đội thông tin liên lạc từ mấy chục năm trước qua những ký họa còn nguyên hơi thở cuộc chiến đấu thầm lặng và kiên cường. "Tổ cơ công trên đồi Không Tên" là ký họa màu bột của Lê Ngọc Bàng, hồn nhiên trong diễn tả và táo bạo trong phối màu. "Ở một trạm quân bưu" màu bột của Lê Bá Côn, thấp thoáng những tố chất của một bố cục lớn. "Ra cáp vào chạp" bột màu đen trắng của Hoàng Quang Tích hóm hỉnh như một nụ cười. "Thông tin vượt cầu treo Quảng Trị" của Lê Thân khắc họa sự quyết tâm vượt khó của người chiến sĩ thông tin dây trần. Người xem dừng lại trước bức tranh bột màu của Nguyễn Thị Chải, vẽ các cô gái thông tin quân bưu cùng chiếc xe đạp đầy túi công văn lên đường làm nhiệm vụ, sự hồn nhiên trong trẻo của các cô gái sáng lên trong màu xanh ngút ngát của thiên nhiên nói cùng ta bao điều tâm cảm. Tranh khắc gỗ "Bảo dưỡng máy nổ" của Thế Dân, "Máy khoan tự động", ký họa của Văn Nhã... hơn một lần khẳng định tính đa dạng của đề tài, cũng nói lên sự bám sát nghiệp vụ của chính các họa sĩ-chiến sĩ thông tin này.

Phần lớn còn lại của phòng tranh là những tác phẩm của các tác giả quen thuộc trong binh chủng, toàn quân và toàn quốc. Phạm Ngọc Liệu với bức gò đồng "Bác Hồ cầm ống nói" được tạo hình hóa từ bức ảnh nổi tiếng của nhà nhiếp ảnh Đinh Đăng Định chụp cảnh Bác Hồ đang làm việc ở Việt Bắc. Tác phẩm sơn khắc cỡ lớn "Trạm giao liên Trường Sơn" với nhiều chi tiết công phu và tâm huyết. Họa sĩ Đặng Trường Lưu góp hai tác phẩm sơn dầu "Tây Nguyên tháng ba năm ấy" và "Thông tin nhân dân ở mặt trận Thừa Thiên" phản ánh một góc nhìn khác của cuộc chiến. Tác phẩm được vẽ bằng ngôn ngữ vừa ước lệ vừa hiện thực, một hiện thực của tâm tưởng. Họa sĩ Nguyễn Cương có tác phẩm sơn mài gồm 5 tấm "Những cô gái thông tin" lấy bối cảnh của một trạm cơ vụ cửa ngõ chiến trường và những cô gái thông tin đang làm nhiệm vụ, hình tượng những bàn tay cắm phích tiếp chuyển liên lạc, những sợi dây chằng chịt như đan quyện vào nhau tạo nên một bố cục hiện đại. Đây là tác phẩm sơn mài tiêu biểu cho một phong cách sáng tạo đã định hình. Còn phải kể đến Hoàng Mạnh Sâm với hai tác phẩm gò đồng "Mắt thần" và "Vòng tay thông tin". Đoàn Thân với "Trực thông tin ở A61", Hoàng Anh với "Tín hiệu xanh", Bùi Tiến Lực với "Tổ đài chiến dịch" và Ngọc Chuyên với "Nối dây"... khẳng định một cách nhìn mới, một cách phản ánh mới về người chiến sĩ thông tin qua việc tìm hình tượng có tính điển hình, tiến dần đến cô đọng và khái quát.

Còn nhiều tác phẩm và tác giả chưa được nói đến trong triển lãm này nhưng thực sự phòng tranh đã gây ấn tượng mạnh với người xem là cán bộ và chiến sĩ thông tin hôm nay, bởi sự phong phú của nội dung phản ánh, sự đa dạng của phong cách, sự tìm tòi của bố cục, của hình và màu... Cao hơn tất cả là sự chuyển tải những tâm tư tình cảm của người lính thông tin qua các thời kỳ đổi thay của đất nước. Đây là sự ghi nhận của lãnh đạo binh chủng trước những đóng góp vô tư, chân thành và văn hóa của các thế hệ họa sĩ-chiến sĩ. Cũng có thể qua triển lãm này các cơ quan chức năng thuộc binh chủng cần rút ra những kinh nghiệm quý báu từ việc phát hiện, khích lệ và bồi dưỡng những tài năng còn tiềm ẩn trong các đơn vị cơ sở, tiếp nối, phát huy những nét đẹp có tính truyền thống văn hóa. Thật tâm đắc khi tiến sĩ sử học Nguyễn Văn Khoan-nguyên là một cán bộ tuyên huấn thông tin nói rằng: "Chúng ta tự hào có một truyền thống văn hóa thông tin, truyền thống ấy như một dòng suối, bền bỉ và hào hùng, đang đêm ngày chảy ra sông lớn"...

Đặng Trường Lưu



Tác phẩm "Thông tin nhân dân mặt trận Thừa Thiên-Huế"
Sơn dầu: Đặng Trường Lưu


Tác phẩm "những cô gái thông tin", sơn mài của Nguyễn Cương
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Chín, 2010, 11:42:59 am gửi bởi linh thong tin » Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #44 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2010, 08:57:10 am »

 
“Văn hóa quản lý” ở Đoàn M34
QĐND - Thứ Hai, 06/09/2010, 21:14 (GMT+7)

QĐND - Mới bước vào khuôn viên doanh trại Đại đội 8, Phân đội 88 thuộc Đoàn M34 (Binh chủng Thông tin liên lạc), tôi gặp mấy chiến sĩ tay cầm chổi, tay cầm xẻng, tay cầm cuốc vừa đi lao động về. Dù lưng áo ướt đẫm mồ hôi, nhưng gương mặt các chàng lính trẻ đều tươi tắn như hoa và nói cười vui nhộn. Hỏi ra, mới biết tuổi trẻ Đại đội 8 vừa cùng các bạn thanh niên ở khu Đồi Dền, phường Trung Sơn Trầm, thị xã Sơn Tây (Hà Nội) tham gia lao động tổng vệ sinh môi trường ở địa bàn này. Ngoài lao động làm sạch đẹp đường làng ngõ phố, trong dịp hè vừa qua, tuổi trẻ Đại đội 8 đã cùng thanh niên khu Đồi Dền tổ chức nhiều hoạt động bổ ích như: Giáo dục truyền thống lịch sử cho các cháu thiếu nhi, thắp nến tri ân các anh hùng liệt sĩ ở nghĩa trang, tổ chức các trò chơi dân gian, tham gia "Trại hè vui nhớ Bác”… Nói về các hoạt động kết nghĩa này, Thiếu tá Lê Văn Tuấn, Chính trị viên Phân đội 88 tâm sự:

- Đây là việc làm thiết thực xây dựng, gắn bó tình đoàn kết quân dân, tạo điều kiện cho các bạn trẻ có cơ hội tiếp xúc, giao lưu với tuổi trẻ địa phương. Quan điểm của cấp ủy-chỉ huy đơn vị là, bộ đội không chỉ mẫu mực về tác phong, điều lệnh và chấp hành nghiêm kỷ luật, mà còn phải biết cách ứng xử, giao tiếp linh hoạt, mềm mại và có khả năng thích ứng, hòa nhập nhanh chóng với mọi hoàn cảnh và môi trường sống.

Để bộ đội không bị “thiếu thông tin, đói văn hóa”, bên cạnh việc đầu tư mua sắm, cung cấp đủ các phương tiện nghe nhìn như ti vi, ra-đi-ô, đầu đĩa ka-ra-ô-kê, báo chí… Đoàn M34 đã thắt chặt mối quan hệ với cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương nơi đóng quân để tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, chiến sĩ được tham gia nhiều hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao với nhân dân trên địa bàn. Theo Trung tá Lê Đức Lâm, Chủ nhiệm chính trị Đoàn M34, đây là một cách “quản lý văn hóa” đã mang lại nhiều hiệu quả rõ rệt. Anh Lâm chứng minh:

- Bảo đảm đầy đủ các chế độ, tiêu chuẩn phục vụ đời sống văn hóa tinh thần vừa tạo điều kiện cho bộ đội được thưởng thức những điều lý thú, bổ ích; vừa tránh tạo “khoảng trống” để chiến sĩ nghĩ và làm những việc ngoài ý muốn, dễ vi phạm kỷ luật. Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh các hoạt động giao lưu với bên ngoài đã giúp cán bộ, chiến sĩ học hỏi, tiếp nhận được nhiều cái hay, cái đẹp, cái mới trong xã hội, qua đó giúp anh em làm “phong phú hóa” tâm hồn mình. Do vậy, chúng tôi đã chú trọng quản lý chiến sĩ bằng “biện pháp mềm”, tức là vừa phát huy vai trò “ba tự” (tự giác, tự rèn, tự quản) của mỗi người, vừa chủ động tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh để bộ đội được “tắm mình” trong đó.

Bài và ảnh: THIỆN VĂN


Cán bộ, chiến sĩ Đại đội 8 đọc báo tại Phòng Hồ Chí Minh của đơn vị.
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Chín, 2010, 11:45:11 am gửi bởi linh thong tin » Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #45 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2010, 09:00:26 am »

 
Bộ trưởng Phùng Quang Thanh thăm, làm việc tại Bộ tư lệnh Thông tin liên lạc
QĐND - Thứ Hai, 06/09/2010, 0:37 (GMT+7)



QĐND - Chiều 5-9, Đại tướng Phùng Quang Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đến thăm, làm việc tại Bộ tư lệnh Thông tin liên lạc (TTLL).

Thiếu tướng Ngô Văn Sơn, Tư lệnh Binh chủng TTLL báo cáo với Bộ trưởng tổ chức hệ thống TTLL quân sự và kết quả thực hiện nhiệm vụ thời gian qua. Hệ thống TTLL quân sự được tổ chức ở cả 3 cấp: Chiến lược, chiến dịch, chiến thuật, ở mỗi cấp có lực lượng thông tin cố định và cơ động. Binh chủng phối hợp với các doanh nghiệp thông tin, viễn thông hình thành hệ thống truyền dẫn mạnh, có độ vu hồi, vững chắc cao, phát triển các hình thức liên lạc mới như truyền số liệu, truyền hình, thông tin vệ tinh… Dự án quy hoạch tổng trạm thông tin cơ động cấp chiến dịch, chiến lược đã hoàn thành, lắp ráp một số bộ xe tổng trạm thông tin cơ động (rút gọn) cấp chiến lược, mạng Trungking, dự án thông tin vô tuyến điện, Vinasat thành phần Bộ Quốc phòng… tạo bước chuyển biến mới đối với thông tin cơ động...

Đại tướng Phùng Quang Thanh tham quan hệ thống bảo đảm thông tin cơ động, một số sản phẩm, công trình nghiên cứu, cải tiến kỹ thuật… phục vụ bảo đảm TTLL của Binh chủng TTLL. Thay mặt Đảng ủy Quân sự Trung ương, lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng biểu dương, chúc mừng thành tích, chiến công của Binh chủng TTLL và các thế hệ Bộ đội TTLL trong 65 năm qua, trong đó có danh hiệu Anh hùng LLVT nhân dân vừa được Đảng, Nhà nước trao tặng. Thời gian tới, binh chủng cần tiếp tục tổ chức bảo đảm TTLL quân sự kịp thời, vững chắc cho Bộ Quốc phòng và toàn quân; sử dụng công nghệ hiện đại kết hợp với truyền thống, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng; chú trọng xây dựng tổ chức Đảng TSVM, đơn vị VMTD, giữ vững trận địa tư tưởng, nâng cao sức mạnh chiến đấu của binh chủng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao để làm chủ công nghệ hiện đại... Bộ trưởng gửi lời thăm hỏi, chúc mừng đến các thế hệ cán bộ, chiến sĩ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng... Binh chủng TTLL nhân kỷ niệm 65 năm truyền thống Bộ đội TTLL (9-9-1945/9-9-2010).  

Quân Thủy
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Chín, 2010, 11:46:55 am gửi bởi linh thong tin » Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #46 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2010, 09:02:46 am »

Bảo đảm thông tin liên lạc "kịp thời, chính xác, bí mật, an toàn"


Trung tâm điều hành thông tin liên lạc
sở Chỉ huy Bộ Tư lệnh binh chủng.

ND - 65 năm qua, cán bộ, chiến sĩ các thế hệ Bộ đội Thông tin liên lạc luôn nêu cao phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, truyền thống Binh chủng Anh hùng "Mưu trí, dũng cảm, đoàn kết, chủ động, sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn, bảo đảm thông tin liên lạc kịp thời, chính xác, bí mật, an toàn trong mọi tình huống, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trên giao", góp phần cùng toàn Ðảng, toàn dân, toàn quân thực hiện thắng lợi sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Trong công cuộc đổi mới, điều chỉnh chiến lược bảo vệ Tổ quốc, nhiệm vụ của Binh chủng Thông tin liên lạc có bước phát triển mới. Dưới sự lãnh đạo của Ðảng, Nhà nước, trực tiếp là Ðảng ủy Quân sự T.Ư và Bộ Quốc phòng, cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Thông tin nêu cao tinh thần trách nhiệm và ý chí quyết tâm, đoàn kết, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, xây dựng Binh chủng Thông tin liên lạc vững mạnh toàn diện, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Binh chủng đã chủ động tham mưu, đề xuất với Ðảng ủy Quân sự T.Ư, Bộ Quốc phòng lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác thông tin quân sự, nhất là việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quản lý Nhà nước đối với hệ thống thông tin quân sự; huấn luyện, đào tạo, xây dựng lực lượng, bảo đảm trang bị kỹ thuật và chỉ đạo tổ chức thực hiện đối với lực lượng thông tin toàn quân. Tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện quy hoạch đổi mới thông tin quân sự đến năm 2010 và những năm tiếp theo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo đảm thông tin liên lạc trong thế bố trí chiến lược, phòng thủ và tác chiến của quân đội.

Ðáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HÐH, mở rộng hợp tác quốc tế, Binh chủng tích cực đổi mới, từng bước hiện đại hóa, nâng cao chất lượng hệ thống thông tin liên lạc quân sự ở ba cấp: chiến lược, chiến dịch, chiến thuật, cả hệ thống thông tin cố định và thông tin cơ động, tạo thế vu hồi vững chắc và nâng cao khả năng độc lập của thông tin liên lạc quân sự, bảo đảm thông tin thông suốt, vững chắc trong mọi tình huống. Binh chủng tổ chức xây dựng nhiều dự án thông tin, công trình thông tin liên lạc trọng điểm. Triển khai lắp đặt mạng truyền dẫn vi ba số. Ðến nay, 100% số đơn vị cấp chiến lược, chiến dịch và Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, thành phố, các sư đoàn, vùng hải quân, 97% số các trung đoàn, lữ đoàn trong toàn quân đã "số hóa" liên lạc điện thoại quân sự. Tiếp tục phát triển và khai thác có hiệu quả mạng truyền số liệu quân sự, nối mạng máy tính toàn quân; làm nền tảng thực hiện tự động hóa chỉ huy ở các cấp. Ðẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, nghiên cứu các giải pháp chống tác chiến mạng, bảo đảm an toàn hệ thống thông tin quân sự và xây dựng các phần mềm quản lý, điều hành mạng viễn thông quân sự phù hợp yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng-an ninh, nhất là khi nước ta hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Mạng Vinasat thành phần Bộ Quốc phòng đang được triển khai tích cực, nhằm bảo đảm thông tin thoại, truyền số liệu, fax, truyền hình hội nghị cho các đơn vị biên giới, hải đảo, nhà giàn, đơn vị vùng sâu, vùng xa, đơn vị làm nhiệm vụ cơ động. Mạng máy bộ đàm cầm tay công nghệ mới (Trunking) đã hoàn thành dự án giai đoạn một đưa vào khai thác, bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ sẵn sàng chiến đấu trên các địa bàn trọng điểm. Mạng lưới truyền dẫn, chuyển mạch có tốc độ cao; các đường trục, đường nhánh phát triển rộng khắp đến các địa bàn trọng điểm, đã tạo sự kết nối thuận lợi các phương tiện thông tin thường xuyên và cơ động với các phương thức liên lạc đa dịch vụ (thoại, báo, fax, truyền hình, truyền ảnh, truyền số liệu). Chủ động phối hợp, kết hợp mạng thông tin của các doanh nghiệp viễn thông tạo thành các mạch vòng, tăng độ vững chắc trên các khu vực và cả hệ thống, tạo bước chuyển đổi căn bản về chất hệ thống thông tin liên lạc quân sự, bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt, vững chắc, tỷ lệ liên lạc đạt 99,5-100%, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ mới.

Binh chủng tập trung đầu tư, đổi mới thông tin cơ động, sẵn sàng chiến đấu. Ðã lắp đặt nhiều tổng trạm thông tin cấp chiến lược, hàng chục xe thông tin cơ động cấp chiến dịch làm nhiệm vụ cơ động, diễn tập, phòng, chống bão lụt, chống cháy rừng và các nhiệm vụ đột xuất khác. Chủ động phối hợp với các đơn vị, cấp ủy, chính quyền và nhân dân các địa phương bảo đảm tốt thông tin liên lạc, an ninh, an toàn các sự kiện lớn, có ý nghĩa chính trị của Ðảng, Nhà nước, Quân đội và các hội nghị quốc tế tổ chức tại Việt Nam. Ðiểm đặc biệt là, các dự án thông tin, công trình thông tin đều do cán bộ, chiến sĩ thông tin liên lạc nghiên cứu, ứng dụng, thi công, quản lý, điều hành, khai thác, làm chủ về công nghệ, không phụ thuộc vào nước ngoài, vừa bảo đảm bí mật quân sự, bí mật quốc gia, vừa tiết kiệm cho ngân sách Nhà nước hàng trăm tỷ đồng.

Thực hiện điều chỉnh tổ chức lực lượng quân đội trong tình hình mới theo tinh thần Nghị quyết 29 của Bộ Chính trị, Binh chủng chủ động tham mưu Ðảng ủy Quân sự T.Ư và Bộ Quốc phòng tổ chức lực lượng thông tin toàn quân, lực lượng thông tin cấp chiến lược, chiến dịch. Ðối với các đơn vị trực thuộc, Binh chủng đã điều chỉnh tổ chức, biên chế, lực lượng, nhiệm vụ theo hướng hỗn hợp vùng, miền, nhằm tạo khả năng bảo đảm thông tin liên lạc ổn định, vững chắc, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo đảm thông tin liên lạc trong thế bố trí chiến lược, phòng thủ và tác chiến của Quân đội. Sau hai năm thực hiện điều chỉnh tổ chức lực lượng, các đầu mối trực thuộc Binh chủng giảm 20%, số quân giảm 3%. Các đơn vị mới được điều chỉnh tổ chức lực lượng luôn ổn định về chính trị, tư tưởng, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Tạo nguồn nhân lực, Binh chủng triển khai nhiều giải pháp hữu hiệu giữ gìn và phát triển đội ngũ cán bộ, nhân viên chuyên môn kỹ thuật có trình độ cao trong điều kiện các doanh nghiệp viễn thông chi phối về cơ chế và chính sách đãi ngộ; chú trọng bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống, phương pháp, tác phong công tác và trình độ chuyên môn cho cán bộ, chiến sĩ. Tập trung tạo nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn vững cho toàn quân để khai thác, sử dụng hiệu quả trang bị kỹ thuật, công nghệ thông tin hiện đại. Bằng nhiều loại hình đào tạo, như bồi dưỡng tại trường, tại chức; gắn đào tạo dài hạn với ngắn hạn; liên kết với các học viện, nhà trường, các doanh nghiệp bưu chính viễn thông; tổ chức tập huấn chuyên môn kỹ thuật, hội thi, hội thao và khuyến khích động viên cán bộ tự học tập, nghiên cứu... để nâng cao trình độ. Công tác giáo dục, đào tạo trong các nhà trường và huấn luyện tại đơn vị được đổi mới toàn diện cả về quy trình, chương trình, nội dung, tổ chức phương pháp dạy và học, cập nhật kịp thời những thành tựu trên lĩnh vực công nghệ điện tử, viễn thông, tin học, nghệ thuật tác chiến, tổ chức bảo đảm thông tin liên lạc theo yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Các nhà trường đã gắn chặt nhiệm vụ giáo dục-đào tạo với nghiên cứu khoa học và thực tế đơn vị; tập trung xây dựng chuẩn hóa đội ngũ giáo viên theo cấp đào tạo, cả phẩm chất, trình độ học vấn, kinh nghiệm thực tiễn, phương pháp sư phạm... Các nhà trường của Binh chủng được Bộ Quốc phòng đánh giá đi đầu trong đổi mới nội dung, chương trình đào tạo; ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng ngoại ngữ vào dạy và học. Chất lượng giáo dục đào tạo, huấn luyện ngày càng được nâng cao, Binh chủng đã đào tạo hàng nghìn sĩ quan, nhân viên chuyên môn kỹ thuật đáp ứng tốt yêu cầu của các đơn vị; tổ chức hàng trăm lớp tập huấn cán bộ, nhân viên kỹ thuật, hàng trăm lượt cán bộ tham gia học tập, công tác, tiếp thu công nghệ và khí tài thông tin mới ở nước ngoài phục vụ cho các dự án thông tin... Ðến nay, 100% số cán bộ của Binh chủng được đào tạo qua trường, trong đó số cán bộ có trình độ cao đẳng trở lên đạt 89,3%, sau đại học 6,1% (tăng 53,3% so với năm 1999). 100% số cán bộ, giáo viên Trường Sĩ quan chỉ huy kỹ thuật Thông tin có trình độ đại học, trong đó có 34,6% có trình độ sau đại học.

Xây dựng người cán bộ, chiến sĩ thông tin ưu tú, sẵn sàng nhận và hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao, công tác giáo dục chính trị, tư tưởng được triển khai toàn diện, đồng bộ đến cơ sở; có nhiều đổi mới về nội dung, hình thức và phương pháp hoạt động, xây dựng Binh chủng vững mạnh về chính trị, giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân, củng cố vững chắc trận địa tư tưởng của Ðảng trong Binh chủng. Tập trung nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện, sức chiến đấu của các cấp ủy, tổ chức Ðảng, chú trọng năng lực cụ thể hóa nghị quyết và tổ chức thực hiện đưa nghị quyết vào cuộc sống; gắn xây dựng các tổ chức Ðảng trong sạch, vững mạnh với xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện, xây dựng đội ngũ cấp ủy với cán bộ chủ trì, xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng đội ngũ đảng viên. Ðẩy mạnh công tác quản lý, giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên gắn với thực hiện Cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh". Cán bộ, đảng viên, chiến sĩ, công nhân viên trong Binh chủng có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu lý tưởng, phẩm chất đạo đức tốt, đoàn kết thống nhất cao, sẵn sàng nhận và hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Thiếu tướng Vũ Dương Nghi
Chính ủy Binh chủng Thông tin liên lạc
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Chín, 2010, 11:49:32 am gửi bởi linh thong tin » Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #47 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2010, 09:07:33 am »

 
Lên tuyến cùng Bộ đội Thông tin (kỳ 1)
QĐND - Chủ Nhật, 22/08/2010, 22:48 (GMT+7)


Kiểm tra liên lạc tại Trạm Q5, Phân đội 81.

“Tuyến” chính là mạch máu của thông tin, là mạng cáp quang chạy dọc, dài khắp miền Tổ quốc. Chẳng kể thời chiến hay thời bình, hàng nghìn cán bộ, chiến sĩ Binh chủng Thông tin liên lạc đã lập trạm, lập tổ bám tuyến để mạch máu thông tin luôn thông suốt. Lên tuyến cùng Bộ đội Thông tin mới càng hiểu ý nghĩa câu thơ: “Chiến sĩ thông tin quân hàm hình tia chớp/... Dây hữu tuyến dài, dài theo bước quân đi” .

Kỳ I: Hành quân xa dẫu có nhiều gian khổ…

Nhìn những chiến sĩ của mình mới đi tuần trên tuyến về, mồ hôi đầm đìa trên khuôn mặt sạm đen…Trung úy Nguyễn Thế Hùng, Chính trị viên Đại đội 4 (Phân đội 81, Đoàn M34) xúc động nói:

- Có những chặng dài hàng trăm ki-lô-mét, đi tuần trên tuyến, cả đi và về phải mất 6 ngày. Tính ra một chiến sĩ trong thời gian tại ngũ phải đi bộ tới hơn một vạn ki-lô-mét…

 Nhọc nhằn đường lên tuyến

Trước khi đặt chân lên các trạm thông tin trên tuyến cáp miền Trung, chúng tôi đã đến “đại bản doanh” của Đoàn M34 (Binh chủng Thông tin Liên lạc) để chọn một hướng đi “đặc thù” nhất. Tại đây, chúng tôi được Thượng tá Đinh Văn Hiệp, Chỉ huy trưởng Đoàn M39 khái quát:

- Đơn vị có nhiệm vụ bảo đảm thông tin liên lạc, SSCĐ trên địa bàn các quân khu 1, 2, 3, 4 và một phần của Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội; bảo đảm tuyến cáp quang 1A, 1B, QB với tổng chiều dài gần 2.000km. Đơn vị đóng quân trên diện rộng, phân tán, từ đồng bằng đến rừng núi, gồm 48 điểm đóng quân thuộc 346 xã, phường của 22 tỉnh từ Thừa Thiên-Huế trở ra… Các nhà báo muốn đi thực tế ở đâu?
Kiểm tra liên lạc tại Trạm Q5, Phân đội 81.

Câu hỏi khó đối với chúng tôi, nhưng rồi chính anh Hiệp lại đưa ra lời giải:

- Theo tôi các anh nên đi theo tuyến trạm Bắc-Nam, quản lý tuần tra bảo vệ tuyến cáp quang và bảo đảm thông tin từ Hà Nội đến Thừa Thiên- Huế. Trên tuyến này có nhiều đặc thù: Có trạm nằm ngay thành phố, có trạm ở sâu thẳm trong rừng; cùng trên tuyến nhưng mỗi trạm lại có đặc thù riêng…

Thế là từ Hà Nội, chúng tôi theo đường mòn Hồ Chí Minh bắt đầu “Nam tiến”. Nắng tháng 8 miền Trung như lửa, ruộng đồng thiếu nước khô nứt nẻ. Thật may cho chúng tôi, khi có người bạn đồng hành là Trung tá Nguyễn Văn Tiến, cán bộ của Ủy ban kiểm tra Đoàn M34. Qua hỏi chuyện mới biết, anh Tiến từng có thâm niên hơn 20 năm “cắm tuyến”, trực tiếp tham gia xây dựng nhiều trạm trên tuyến miền Trung. Trên đường, anh Tiến đã phân tích cặn kẽ cho nhóm phóng viên về đường truyền tín hiệu, độ khuếch đại...

- Bộ đội Thông tin trên các trạm, tổ cáp vừa có nhiệm vụ bảo vệ đường dây vừa phải quản lý vận hành máy thu, khuếch đại và phát tín hiệu... Nếu không có các trạm tiếp sức ấy thì sẽ không có liên lạc. Vì thế mà cứ cách một khoảng nhất định lại phải có một trạm thông tin để đảm bảo chất lượng của tín hiệu đường truyền. Đa số các trạm tuyến Bắc-Nam này đều nằm song song với đường dây 500KV, chủ yếu thuộc các xã miền núi, địa hình khó khăn, hiểm trở, nên vất vả nhất vẫn là đi tuần tra, bảo vệ tuyến cáp. Người đi tuần phải bám đường dây, hành quân một mình, có khi là vài ba ngày, lúc xuyên rừng, lúc làm bạn với nhân viên đường sắt bám theo trục đường tàu Bắc-Nam… Anh Tiến giải thích.

Sau gần một ngày đường, chúng tôi mới tới được Trạm thông tin Q5 (Phân đội 81). Trạm nằm men theo một quả đồi thấp, dưới đường dây 500KV, thuộc xã Lăng Thành, huyện Yên Thành, tỉnh Nghệ An. Đường vào trạm mất hơn chục cây số là đường đất và đường rải đá hộc, gập ghềnh những ụ đất, đá. Mọi người đã thắt chặt dây an toàn mà đầu người vẫn muốn đập vào nóc xe.

Thượng úy QNCN Lê Văn Ngọc, Trạm trưởng Trạm Q5 xuống tận chân đồi đón chúng tôi. Lên tới phòng khách, lại chính anh đi đun nước, pha trà mời chúng tôi… Như để giải thích về sự vắng vẻ của trạm, anh Ngọc nói:

- Trạm chỉ có 5 anh em mà vừa trực thiết bị khuếch đại thông tin, vừa tuần tra, bảo vệ tuyến cáp quang. Hôm nay Kiên và Thắng đang đi tuần trên tuyến, đồng chí Sản nhân viên kỹ thuật thì đang bảo dưỡng thiết bị điện, còn Hiền thì trực máy...

 Quả thật, trong gần một tuần, đến thăm các tổ, trạm thông tin từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế, đường vào đều khó khăn như nhau và đều “neo” người cả. Trạm Q8 (đóng quân ở xã Phú Định, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình) nằm giữa dãy núi Trường Sơn, khi chúng tôi đến chỉ có Thiếu úy QNCN Nguyễn Đức Cường, Trạm trưởng ở nhà. Anh vừa trực chỉ huy, vừa trực tổng đài trung kế, còn tất cả đều ở trên tuyến… Trạm Lăng Cô nằm ở chân đèo Phú Gia, không chỉ có đường lên trạm khó khăn mà đường đi tuần tra cũng rất vất vả.  

Miễn dịch với “vi phạm kỷ luật”

Khi mới rời Hà Nội, Trung tá Nguyễn Văn Tiến có nói với chúng tôi một cách ví von rằng:

- Bộ đội thông tin trên tuyến là những người miễn dịch với “vi-rút vi phạm kỷ luật”. Trong khoảng 10 năm trở lại đây, trên các trạm của Đoàn M34, chưa hề có đồng chí nào vi phạm kỷ luật.  

Đến các trạm, trực tiếp đi tuần, nghe những câu chuyện do cán bộ, chiến sĩ kể mới lại càng cảm phục tinh thần tự giác khép mình vào khuôn khổ kỷ luật của Bộ đội Thông tin.  
Giao nhiệm vụ trước khi đi tuần tại Trạm Q8, Phân đội 81.

Hôm ở Trạm thông tin Yên Trung (Hà Tĩnh), khi có tiếng chim cất tiếng hót lanh lảnh chào buổi sáng, chúng tôi choàng dậy, đã nghe cán bộ, chiến sĩ trong trạm tập trung để phân công nhiệm vụ trong ngày. Thiếu úy QNCN Trần Văn Tùng, phổ biến cụ thể công việc của từng người:

- Hạ sĩ Đặng Đình Tuấn đi tuyến 1,  Hạ sĩ Phạm Văn Thành tuyến 2, Binh nhất Nguyễn Ngọc Tuyển trực ca... Riêng đồng chí Tuấn  dành 30 phút chuẩn bị.

Lúc đầu chúng tôi cũng ngạc nhiên, sao chuẩn bị cho một lần đi tuần mà tới 30 phút. Nhưng khi nhìn thấy Tuấn chuẩn bị một ba lô đầy, gồm quân tư trang, lương khô, nước uống, túi y tế cá nhân… mới biết thời gian ấy là không quá nhiều. Vừa cẩn thận xếp quân tư trang vào chiếc ba lô, Tuấn vừa nói:

- Chặng hành quân này dài hơn 100km, chủ yếu là khu thưa dân cư, cả đi và về mất 3 ngày đường đấy anh ạ!

Đồng hồ điểm 6 giờ cũng là lúc Trạm trưởng Trần Văn Tùng tiễn Tuấn lên tuyến. Trạm trưởng Tùng căn dặn:

- Hôm nay trời có thể nắng nóng đến 40 độ C đấy, em đã mang đủ nước uống chưa?

- Đủ rồi ạ. Em còn mang thêm hai viên C sủi hôm trước anh Thành đưa – Tuấn trả lời.

Đến đầu đường tuyến, trước khi chia tay, Trạm trưởng cẩn thận căn dặn lại lần nữa:

- Hôm nay cố đến ga Hòa Duyệt rồi ngủ lại; mai ở ga Chu Lễ; ngày kia ở ga Phúc Trạch... Chặng về thì đi nhờ tàu, kết hợp theo dõi tuyến bám đường tàu. Đường sắt đang thi công, nhiều đoạn ảnh hưởng đến tuyến cáp lắm đấy!  

Khi bóng Tuấn đã hút tầm nhìn, Tùng mới cùng chúng tôi quay lại trạm. Trên đường về, Tùng nói:

- Đầu năm 2009, Tuấn được biên chế về Trạm, mình là Trạm trưởng, phải trực tiếp đưa cậu ta đi tuyến lần đầu tiên. Trong 3 ngày hành quân, vừa hướng dẫn cho Tuấn nhớ từng cột mốc, điểm dấu, vừa phổ biến kinh nghiệm, cách xử lý tình huống khi tuyến cáp bị sự cố. Cũng như các anh em khác, từ đó đến nay, hầu hết các chuyến Tuấn phải đi tuần một mình. Cậu ta luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Ở Quảng Bình, mặc cho cái nắng như đổ lửa xuống đường tuyến, chúng tôi vẫn quyết theo chân Thiếu úy Nguyễn Công Thái (Trạm QB 6) đi một đoạn đường tuyến.

Giúp chúng tôi quên đi cái nắng, Thái nói:

- Chặng từ Đồng Lê đến Phúc Trạch dài hơn 40km nhưng sau hơn 3 năm đi tuyến, đến nay em thuộc từng cái cột điện…

Đúng là mọi địa hình, địa vật trên tuyến Thái thuộc làu làu.

Trời miền Trung cũng lạ, giữa trưa, đang nắng gắt bỗng mây đen kéo về đen kịt, rồi mưa xối xả. Thái lấy ra chiếc áo mưa từ túi công vụ, chúng tôi quàng chung rồi chạy dọc đường tàu, mãi vẫn không hề có bóng nhà dân nào.

Gần một giờ sau chúng tôi mới tìm được chỗ trú mưa trong một lều nhỏ bên nương ngô.  Ngồi mãi mà cơn mưa chưa tạnh, Thái lẩm nhẩm đọc cho tôi nghe câu thơ: “Nghe những giọt mưa ngồ ngộ say mê/ Đám mây nặng vỡ ra giữa gió? Người lính trú vội mái hiên? Rồi lại đi mảnh ni-lông khoác chéo/ Anh lẫn vào mưa lúc nào chẳng hiểu...”.

- Thơ của ai thế?-Tôi hỏi.

- Bài thơ em chép lại trên Báo Quân đội nhân dân. Lâu rồi nên cũng chẳng nhớ tên tác giả.

Nhìn nương ngô đang trổ cờ, tôi hỏi:

- Anh em mình có bao giờ “mượn” ngô của đồng bào không?

- Đường tuần tra dài nên nhỡ bữa là chuyện thường, chỉ có một mình, nhưng không bao giờ anh em vi phạm, vì Bộ đội Thông tin đều hiểu một bài học sâu sắc: Lấy của dân thì dân không còn tin mình nữa, mà dân không tin, không giúp thì có nghĩa là đường dây sẽ không an toàn.

Tôi nhìn Thái định hỏi… Như hiểu ý tôi anh giải thích:

- Đường dây đi trong dân, đường dây ở trong dân, dân chăm nom, dân bảo vệ là chính, chứ anh bảo chúng tôi thì kiểm tra được bao nhiêu?

  Đem câu chuyện của Thái kể lại với người bạn đồng hành - Trung tá Nguyễn Văn Tiến, chúng tôi được anh cho biết: Mặc dù đóng quân phân tán, xa sự quản lý, chỉ huy trực tiếp của cán bộ các cấp và gặp nhiều khó khăn về điều kiện thời tiết tác động, vậy mà các trạm trên tuyến cáp miền Trung luôn duy trì tốt nền nếp, chế độ quản lý, điều hành khai thác thông tin, các chế độ trực chỉ huy, trực kỹ thuật, trực phiên ca được thực hiện thường xuyên nghiêm túc theo đúng quy định… 10 năm qua, các tổ, trạm thông tin đã bảo đảm thông liên lạc cho tuyến vi-ba đạt 99,5%; tuyến cáp quang đạt 99,6%, tổng đài KTS đạt 99,98%, đặc biệt không có trường hợp nào vi phạm kỷ luật.


Giao nhiệm vụ trước khi đi tuần tại Trạm Q8, Phân đội 81.

Bài và ảnh: Trịnh Phú Sơn–Mè Quang Thắng
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Chín, 2010, 11:53:37 am gửi bởi linh thong tin » Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #48 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2010, 09:12:58 am »

Những vũ khí “kỳ lạ” của bộ đội thông tin

ICTnews - Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, có những sáng kiến, những cách đánh độc đáo khiến đối phương không kịp trở tay.

Những sáng kiến đó làm nên nét đặc sắc riêng của chiến tranh du kích, chiến tranh nhân dân Việt Nam.

Dùng săm xe đạp làm “cáp” ngầm

Trong các chiến dịch quân sự, việc bảo đảm thông tin liên lạc là tối quan trọng để có thể giành thắng lợi. Trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ do điều kiện khó khăn nên Binh chủng Thông tin đã phải trải qua những thời khắc cực kỳ ác liệt. Chỉ cần đứt thông tin là hỏng cả một chiến dịch, là chất chồng thêm nhiều hi sinh mất mát. Chính trong hoàn cảnh đó, nhiều ý tưởng không ngờ đã xuất hiện, đảm bảo cho thắng lợi chung của quân đội nhân dân Việt Nam.

Nhiều người tới Bảo tàng Binh chủng Thông tin xem các hiện vật thời chiến đều trầm trồ thán phục cha ông ngày xưa đánh giặc với vũ khí thật thô sơ. Đó là các công cụ để thông tin liên lạc trên mặt trận, trợ giúp bộ đội đánh giặc.

Trong chiến dịch Hòa Bình (12/1951), bộ đội thông tin đã sáng tạo ra phương thức “chẳng giống ai” để bảo đảm thông tin liên lạc. Ngày 24/11/1951 Tổng quân ủy quyết định mở chiến dịch Hòa Bình. Đại đoàn 308 do 2 đồng chí Vương Thừa Vũ và Song Hào chỉ huy được trao nhiệm vụ tiêu diệt địch, bẻ gãy phòng tuyến Sông Đà. Đêm 10/12/1951, Trung đoàn 88 thuộc Đại đoàn 308 tiến công vào Tu Vũ, đây là một vị trí thuộc cụm phòng ngự then chốt của phân khu Sông Đà, do một tiểu đoàn lính Âu Phi chiếm đóng. Trận chiến diễn ra ác liệt, địch không ngừng bắn đại bác vào quân ta. Để đảm bảo chỉ huy chiến đấu thắng lợi, các chiến sĩ thông tin đã vượt qua đạn pháo địch, giữ vững thông tin liên lạc. Nhưng khó khăn lớn nhất lúc bấy giờ là không thể thiết lập được đường dây thông tin qua sông theo cách chạy dây thông thường.

Các chiến sĩ thông tin đã có sáng kiến dùng săm xe đạp bịt kín các mối nối, cuốn lại thật chặt rồi dẫn qua đáy dòng sông Đà khiến địch không thể phát hiện, sáng kiến này được làm trên Việt Bắc rồi chuyển xuống mặt trận Hòa Bình bằng đường hành quân. Nhưng trước tiên cách làm này phải thử nghiệm ngâm nước qua vài ngày. Khi đặt máy hai đầu, quay điện vẫn đổ chuông, nói chuyện nghe rõ, thử nhiều lần kết quả đảm bảo. Như vậy đã có “cáp” thông tin thả sông. Trước khi mở màn chiến dịch, bộ đội thông tin của ta phải lội cả xuống đáy sông xem tốc độ và mức độ nước chảy, tránh chỗ có đá để khỏi đứt dây. Việc làm này tốn khá nhiều công sức nhưng dựa trên tinh thần cách mạng, ý chí quyết tâm đánh thắng quân xâm lược nên các đồng chí bộ đội thông tin đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Lấy trí thắng sức mạnh

Trong bộ sưu tập các trang bị, khí tài, máy thông tin phục vụ cho chiến dịch Điện Biên Phủ được trưng bày tại Bảo tàng Binh chủng Thông tin có một hiện vật rất giản dị nhưng khơi gợi cho người xem niềm cảm phục về trí thông minh và óc sáng tạo của chiến sĩ bộ đội thông tin. Đó là một vòng dây thép gai, được bộ đội dùng để thay dây điện thoại đảm bảo thông tin liên lạc phục vụ cho chỉ huy chiến đấu ở mặt trận Điện Biên Phủ.

Trong chiến dịch này, bộ đội thông tin liên lạc được giao nhiệm vụ đảm bảo thông tin phục vụ Bộ tổng chỉ huy, chỉ đạo các đơn vị tham gia chiến dịch. Đồng chí Hoàng Đạo Thúy, Cục trưởng Cục Thông tin liên lạc được Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp cử làm Trưởng ban Thông tin chiến dịch. Đây là một chiến dịch có quy mô lớn, phức tạp cần một lượng dây điện thoại dài khoảng 1.500km nhưng thực tế còn lớn hơn rất nhiều vì đạn pháo liên tục làm đứt dây.

Trước tình thế khó khăn trên, Cục Thông tin liên lạc phải tận dụng các nguồn cung cấp dây, thu hồi dây ở tuyến sau, mượn dây của các Bưu điện Yên Châu, Mai Sơn… nhưng vẫn thiếu. Tình hình ngày càng căng thẳng vì nếu thông tin liên lạc không thông suốt thì chiến dịch không thể thành công, thương vong sẽ rất lớn. Đúng lúc đó, đồng chí Đào Ngoạn, trợ lý Ban Thông tin chiến dịch mạnh dạn báo cáo cấp trên dùng dây thép gai của địch bỏ lại rồi dùng hai vỏ đạn súng lồng vào hai đầu gai xoắn ngược chiều nhau gỡ bỏ gai rồi thay thế cho dây điện thoại để mắc cho các đoạn dây ngắn, trước hết phục vụ các sở chỉ huy. Ý tưởng này được đồng chí Hoàng Đạo Thúy chấp nhận và giao cho Tiểu đoàn 303 thử nghiệm bằng cách mắc vào hàng cây, cách điện bằng mọi thứ kiếm được như mảnh sành, sứ, thủy tinh, cành cây khô, mo cau khô. Kết quả, liên lạc đảm bảo thông suốt. Từ đó, cách làm này được phổ biến tới các đại đoàn, góp phần vào chiến thắng Điện Biên Phủ làm chấn động thế giới.

Tại những vùng địch hậu, rất nhiều sáng kiến của nhân dân đã góp phần đánh thắng giặc xâm lược. Những sáng kiến tỏ ra hữu dụng rất lớn như chiếc mỏ hàn của chiến sĩ thông tin Hoàng Xuân Giáp thuộc D26TT đã âm thầm đánh đuổi giặc Pháp tại vùng địch hậu Hải Phòng năm 1952 - 1955. Địch kiểm soát gắt gao khiến các máy móc thông tin liên lạc cồng kềnh bị hỏng không có đồ thay thế, dụng cụ sửa chữa lại thiếu. Hoàng Xuân Giáp đã dùng dây đồng dẹt quấn lại làm mỏ hàn, cán cầm là chiếc tua vít cũ. Cách làm rất sáng tạo, mỏ hàn rất linh hoạt, nếu không may bị phát hiện thì địch cũng không hiểu đấy là cái gì. Nhờ chiếc mỏ hàn này mà rất nhiều máy móc thông tin liên lạc được sửa chữa kịp thời.

Góp phần vào thành công chung của quân và dân cả nước trong hai cuộc kháng chiến trường kỳ có một hiện vật mà tới nay ít người biết đến, nhờ nó mà toàn thể nhân dân, các sở chỉ huy của ta nắm được tình hình trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Đó chính là chiếc đài vô tuyến điện tiếp sức 405 của Tiểu đoàn 4, Bộ Tư lệnh thông tin liên lạc, chiếc máy do Liên Xô viện trợ nhưng được bộ đội thông tin liên lạc Việt Nam cải tiến nhẹ hơn, cơ động hơn để phù hợp với điều kiện địa hình và khí hậu Việt Nam. Thời khắc lịch sử 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 sau khi xe tăng của Lữ đoàn 203 húc đổ cánh cổng Dinh Độc lập, đài tiếp sức do đồng chí Trần Văn Thủy đã nhanh chóng được cho lên nóc Dinh Độc lập báo cáo với Sở chỉ huy: Quân ta đã giải phóng Sài Gòn!

Đỗ Lập
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Chín, 2010, 11:57:38 am gửi bởi linh thong tin » Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #49 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2010, 09:19:41 am »

“Bóng hồng” luyện tập diễu binh mừng Đại Lễ
QĐND - Thứ Năm, 12/08/2010, 14:47 (GMT+7)


Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị thăm và động viên khối Nữ thông tin.

QĐND Online - Họ là những nữ quân nhân chuyên nghiệp, nữ công nhân viên chức quốc phòng, nữ học viên năm cuối của các học viện, nhà trường Quân đội… Tạm gác lại phía sau bao nỗi lo toan thường nhật, họ về luyện tập trong khối Nữ thông tin và hồi hộp mong chờ ngày được diễu binh qua Quảng trường Ba Đình lịch sử…

Vì là… duy nhất nên phải gắng sức hơn

Trên sân tập của đoàn M34 (Binh chủng Thông tin liên lạc), chúng tôi thấy không khí luyện tập của khối Nữ thông tin không kém sức “nóng” so với các nam quân nhân tại Trường Sỹ quan Lục quân 1. Nếu nhìn những động tác dứt khoát, những tiếng hô chắc khỏe của các chị em, thì hẳn nhiều người sẽ không “dám” gọi họ là “liễu yếu đào tơ”.

223 thành viên của khối Nữ thông tin được tuyển chọn khá kỹ từ các quân khu 1, 2, 3; các quân đoàn 1, 2; Quân chủng PK-KQ; Binh chủng Thông tin liên lạc; các học viện Kỹ thuật quân sự, Quân y; Bộ Tổng tham mưu; Tổng cục Hậu cần và Tổng cục kỹ thuật. Binh chủng Thông tin liên lạc được giao quản lý và tổ chức huấn luyện khối này.

Trong lúc giải lao giữa hai giờ tập, Trung tá Chu Hoàng Thiêm, Phó chỉ huy trưởng khung khối Nữ thông tin tâm sự với chúng tôi:

- Do đối tượng tham gia trong khối rất đa dạng và trình độ không đồng đều, thậm chí những chị em thuộc diện công nhân viên chức quốc phòng thì chưa hề được đào tạo điều lệnh đội ngũ nên quá trình huấn luyện cũng gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên đơn vị luôn bám sát, thực hiện đúng phương pháp và nguyên tắc huấn luyện là tập trung huấn luyện cơ bản, thuần thục từng động tác cá nhân, sau đó tiến hành ghép tổ rồi đến ghép khối.

Trò chuyện cùng Thượng tá Phạm Tài Quang, Chỉ huy trưởng khung khối Nữ Thông tin, chúng tôi mới thấy nét đặc thù trong công tác bảo đảm hậu cần cho chị em. Anh Quang cho biết:

- Đơn vị đã trang bị cho các chị em kem chống nắng để bảo vệ làn da trước cái nắng nóng đặc thù của Sơn Tây. Ngoài ra chị em còn được phát găng tay, búi tóc, quạt điện cá nhân…

Đáp lại sự quan tâm chu đáo của các cấp, các “bóng hồng” luyện tập rất hăng say, tích cực. Theo nhận xét của Thượng tá Phạm Tài Quang, chất lượng huấn luyện của khối ở thời điểm hiện nay bảo đảm được yêu cầu đặt ra.

Đến thăm và kiểm tra công tác huấn luyện của khối Nữ thông tin, Trung tướng Nguyễn Tuấn Dũng - Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị đã đánh giá cao những cố gắng của chị em. Theo Trung tướng, việc huấn luyện diễu binh của chị em có những khó khăn hơn so với các đồng nghiệp nam, bởi phía sau nhiều chị em còn là gánh nặng gia đình, đó là chưa kể đến những khó khăn do đặc điểm sinh hoạt của phụ nữ, rồi tiếp đến là vấn đề sức khỏe. Do vậy Binh chủng Thông tin liên lạc và khung huấn luyện cần quan tâm hơn nữa đối với chị em.

- Diễu binh nam có nhiều khối trong khi diễu binh nữ chỉ có một khối, bởi thế các đồng chí phải gắng sức hơn thì mới có thể hoàn thành nhiệm vụ. Hơn nữa, vì được vinh dự đại diện cho phụ nữ toàn quân, thể hiện nét đẹp, tính chính quy, tinh nhuệ của nữ quân nhân trong Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội, nên các đồng chí càng phải đề cao hơn trách nhiệm - Đồng chí Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị ân cần động viên, căn dặn khối Nữ thông tin.

Chuyện bên lề bãi tập

Là quân nhân, việc luyện động tác điều lệnh đội ngũ sửa đổi đã khó khăn, vất vả, vậy những nữ công nhân viên chức quốc phòng chưa một lần được tập đội ngũ thì khó khăn sẽ tăng lên đến nhường nào? Câu hỏi ấy đã đưa chúng tôi đến gặp chị Dương Thị Thanh Huyền, nhân viên thư viện của Học viện Kỹ thuật quân sự (cơ sở 2).

Chị Huyền tâm sự:

- Đây là lần đầu tiên được học điều lệnh đội ngũ nên em xác định phải cố gắng nhiều hơn thì mới theo kịp được các đồng chí nữ quân nhân chuyên nghiệp.

Trò chuyện thêm, chúng tôi được biết, để được đứng trong hàng ngũ của khối Nữ thông tin, Huyền đã phải nén lòng gác lại bao nỗi lo toan thường nhật của một người vợ, người mẹ.

Huyền đã có hai con. Cháu trai năm nay 5 tuổi, còn cháu gái mới lên 2 tuổi. Chồng Huyền là công an ở thành phố Vĩnh Yên (Vĩnh Phúc).

- Em đi công tác xa, chồng cũng bận công tác nên cháu trai gửi sang nhà ông bà nội, cũng ở TP Vĩnh Yên; còn cháu gái phải đưa về gửi ông bà ngoại ở huyện Bình Xuyên- Vĩnh Phúc, Huyền cho biết.

Vừa rồi, khi được đơn vị giải quyết cho về tranh thủ, chồng Huyền đi xe máy lên Sơn Tây đón cô, rồi hai vợ chồng về Bình Xuyên đón cô con gái, qua nhà nội đón nốt cậu con trai. Vậy là hôm ấy cả nhà đoàn tụ đông đủ cả.

Vất vả, khó khăn là vậy, song Huyền vẫn rất vui khi được thực hiện nhiệm vụ đặc biệt này:

- Toàn quân chỉ có hơn 200 đồng chí nữ được luyện tập để tham gia diễu binh trong ngày Đại lễ, vinh dự lắm chứ anh. Em cũng rất mừng bởi được chồng ủng hộ và động viên nhiều trước khi lên đường thực hiện nhiệm vụ này.

Bên lề bãi tập, chúng tôi còn gặp Thượng sĩ Lê Thị Phương Thảo, học viên lớp Dược 10 (Học viện Quân y), vừa đỗ thủ khoa trong kỳ thi tốt nghiệp. Thảo cho biết, khi nhận nhiệm vụ, cô vừa mừng, vừa lo. Cô bộc bạch:

- Giữa Đại lễ trang trọng như thế em chỉ lo mình nhầm động tác. Nhưng chính nỗi lo ấy đã tạo nên động lực để em cố gắng nhiều hơn. Hiện tại em khá tự tin với những gì mình đã được huấn luyện.

Kể từ ngày tiếp nhận quân số đến nay đã gần một tháng, Thượng tá Phạm Tài Quang được nghe khá nhiều câu chuyện cảm động của chị em:

- Có chị em được về nghỉ tranh thủ, con nhỏ cứ quấn lấy sau những ngày xa mẹ, thành thử phải nhằm lúc con ngủ để trở về đơn vị. Có những chị em về đúng lúc chồng, con ốm nhưng vẫn phải nén lòng động viên chồng, con rồi tiếp tục lên đường vì nhiệm vụ…Biết chị em có những khó khăn nhất định nên cán bộ các cấp luôn xác định phải dành sự quan tâm cao nhất đối với chị em.

Đại úy Lê Trường Thanh, Chính trị viên khung khối Nữ thông tin thì vui vẻ “bật mí”:

- Khi mới thành lập khối, có những chị em muốn không được chọn và đội hình diễu binh chính thức vì lo lắng, nhưng nay thì ngược lại, ai cũng sợ “rớt” khỏi danh sách 200 thành viên chính thức. Điều đó cho thấy, ý thức trách nhiệm và quyết tâm luyện tập của chị em đã được nâng lên rất nhiều.


Để có những động tác đội ngũ chuẩn xác, các thành viên của khối Nữ thông tin phải nỗ lực, cố gắng rất nhiều.

Bài và ảnh: Phạm Hoàng Hà
« Sửa lần cuối: 11 Tháng Chín, 2010, 12:00:57 pm gửi bởi linh thong tin » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM