Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 03:33:42 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện của lính "thối tai, chai đít" (phần 2)  (Đọc 276744 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #280 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2010, 11:54:13 am »

Thằng Thanh ở tổ nào C15?
Logged
linhnamlien
Thành viên
*
Bài viết: 368


« Trả lời #281 vào lúc: 12 Tháng Mười Một, 2010, 01:50:14 pm »

Thằng Thanh quê làng Nhân Chính ở cái tổ nào từ A500 trở ra còn thằng Thanh này cũng như chúng tôi, cứ đi đi lại lại từ A400 vào đây cho đến A500.
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #282 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2010, 12:24:56 pm »

Màu xanh Hà Nội

Bài 1: Vòm sấu xào xạc

(ANTĐ) - Những ai đã từng ở Hà Nội, suốt đời sẽ không quên màu xanh dịu dàng bao dung của thiên nhiên, màu xanh tha thiết, bền bỉ của tình yêu nơi đây. Không thể nào quên vòm trời bâng khuâng của mùa thu cùng những tiết tấu dìu dặt của cuộc sống, còn đọng mãi trong đời cái hồn sâu lắng, trầm tư của đất trời Hà Nội.

Mỗi đường phố Hà Nội có một nét riêng về phong cách kiến trúc, về cộng đồng dân cư và về tính năng xã hội. Những người chủ trong quá khứ của Hà Nội đã vô cùng tinh tế, chính xác khi chọn cho mỗi đường phố Hà Nội một loại cây đặc trưng.

Đường Hoàng Diệu thênh thang, dải phân cách giữa đường và hai vỉa hè rộng rãi cho ba hàng xà cừ vạm vỡ vươn lên, cành lá tỏa rộng phủ bóng xuống bức tường thành rêu phong của kinh thành Đông Đô cổ kính làm cho đường phố hiện đại mà như sâu hút trong lịch sử.

Đường Quang Trung, đường Phan Chu Trinh dập dìu người xe, nhộn nhịp dòng đời, mỗi độ xuân về hàng cây cơm nguội xanh lộc non làm cho con đường càng xanh tươi sự sống. Hàng cây sữa thưa thoáng đường Nguyễn Du mùa thu về lại thả xuống đường phố thoáng đãng hương thơm nồng đậm như quờ tay vơ được mùi hương. Tán sấu rậm rì, xanh tốt quanh năm trên đường Phan Đình Phùng, đường Trần Phú làm cho những biệt thự xinh xắn càng tĩnh lặng, thâm nghiêm.

Hàng sấu cổ thụ đường Phan Đình Phùng cây cao bóng cả, đạo mạo trang nghiêm. Mùa đông giá lạnh, những chùm dây tơ hồng óng ánh vàng, giăng trên những tán sấu trẻ trung đang sức lớn đường Trần Phú, thả đung đưa dưới vòm cây, hàng sấu như lớp người trẻ cần bầu bạn quấn quýt. Và có một vòm sấu Hà Nội còn lại mãi trong kỷ niệm những người lính chúng tôi thời chiến tranh chống Mỹ.

Máy bay Mỹ đánh bom Hà Nội. Các cơ quan dân sự phải di chuyển khỏi Hà Nội thì các cơ quan quân sự của Bộ tổng Tư lệnh từ khu thành cổ Cột Cờ lại sơ tán ra các cơ quan dân sự đã bỏ trống. Phòng Chính trị, Bộ Tư lệnh Thông tin di chuyển qua nhiều nơi: Bộ Tài chính ở phố Phan Huy Chú. Trường THPT Việt-Đức phố Lý Thường Kiệt. Trường THPT Nguyễn Trãi ở Kim Mã, nay là đường Giang Văn Minh. Cuối cùng về đình Hào Nam ở Giảng Võ.

Bộ phận Tuyên truyền của chúng tôi mới hình thành thuộc Ban Tuyên huấn lúc đầu chỉ làm hai việc: viết báo và làm phim. Thời gian đầu chúng tôi ở gian phòng trên gác nhà số 4 phố Phan Huy Chú góc đường Lý Thường Kiệt. Phạm Khắc Vinh và Nguyễn Duy Nhuệ đang cùng đạo diễn Nguyễn Chí Phúc bên xưởng Phim Quân đội làm bộ phim tài liệu Những cô gái Thông tin K6. Sau này trong chùm thơ dự cuộc thi thơ báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam, Nguyễn Duy Nhuệ ký tên là Nguyễn Duy và chùm thơ của anh có những bài rất hay như Tre xanh, Hơi ấm ổ rơm đã giành giải nhất và Nguyễn Duy nổi tiếng từ đó.

Tôi lo thủ tục cho việc ra đời tờ báo Thông tin. Lúc đầu một mình tôi làm tất cả các việc. Tổ chức bài. Viết bài. Biên tập. Tổ chức mạng lưới cộng tác viên. Lên trang. Trình bày. Minh họa. Đạp xe xuống Nhà in Quân đội ở Cầu Diễn, huyện Từ Liêm giao bài cho nhà in. Xuống nhà in sửa bông lần một, lần hai. Xin phòng Hậu cần chuyến ôtô xuống nhà in lấy báo về giao cho trung đoàn quân bưu đang sơ tán ở trường Chu Văn An để các chiến sĩ quân bưu phát hành báo ra toàn quân. Ban ngày đạp xe chạy đủ việc.

Trưa, chiều cầm chiếc bát sắt tráng men sang bếp của phòng Chính trị ở số 7 phố Phan Huy Chú ăn cơm. Tối ngồi viết ở chiếc bàn lớn trên gác cạnh cửa sổ nhìn xuống đường Lý Thường Kiệt. Ngoài khung cửa sổ xanh rì tán lá sấu lao xao tiếng gió. Mùa xuân hoa sấu lấm chấm trắng trong vòm lá xanh.

Mùa hè chùm quả xanh, chi chít uốn cành rủ trước cửa sổ. Qua những trận bão cuối hè đầu thu, chùm sấu rụng thưa dần. Đến cuối thu, sấu chín vàng, mỗi chùm chỉ còn vài quả. Đêm khuya mắc màn nằm ngủ trên chiếc bàn viết rộng đón ngọn gió luồn qua tán sấu vào phòng.

Phạm Khắc Vinh, Nguyễn Duy Nhuệ đi suốt ngày, tối về cũng ngủ trên hai chiếc bàn. Phạm Khắc Vinh sau này cũng giành giải nhất cuộc thi truyện ngắn của Báo Văn nghệ, Hội Nhà văn Việt Nam với truyện Trái chín. Chỉ có ba người ở đó nhưng căn phòng có ô cửa sổ xanh um lá sấu còn là nơi bắt đầu mối tình đẹp của thời chiến tranh gian khổ thiếu thốn đủ thứ và thiếu thốn lớn nhất là tình cảm.

Phạm Đức là lính thông tin ở đơn vị kiểm soát sóng vô tuyến điện. Đức đã có thơ in ở tạp chí Văn nghệ Quân đội và được gọi lên bộ phận chúng tôi để viết về những tấm gương chiến sĩ thông tin xuất sắc. Đơn vị Đức ở ngay Hà Nội nên tối Đức vẫn trở về đơn vị. Nhân vật Đức đang gặp gỡ khai thác tư liệu viết bài là nhân vật chính trong bộ phim tài liệu đang quay Những cô gái Thông tin K6 và cũng là diễn viên hát múa trong đội Văn nghệ Bộ Tư lệnh Thông tin, cô gái dân tộc Tày xinh đẹp của núi rừng Thái Nguyên, Triệu Thị Bộ.

Gian phòng có vòm sấu bên cửa sổ của chúng tôi nhưng ban ngày chúng tôi đi vắng hết chính là nơi Phạm Đức hẹn gặp Triệu Thị Bộ để lấy tư liệu. Để rồi: Em rừng anh biển mà quen/Suối tình yêu nhỏ nên sông biển dài (thơ Phạm Đức). Tình yêu của họ bắt đầu nảy nở từ gian phòng có tán lá sấu lao xao bên cửa sổ. Tình yêu của họ có màu xanh bền bỉ của vòm sấu Hà Nội. Ngày nay hai người con của họ đều đã trưởng thành và đều là những công dân Hà Nội.

Phạm Đình Trọng


Nhân vớ được bài này trên mạng pốt lên để lính thông tin ta xem. Lại thấy tên của mấy người quen của 134:
- Phạm Khắc Vinh sau chuyển vào TP Hồ Chí Minh nhưng đã chết vì tội uống nhiều rượu (tác giả bài hát Hoa sứ - Hoa chăm pa mà đội văn nghệ xung kích của 134 đã sang Lào biểu diễn). Vợ là chị N. đã tái giá cùng một ông nguyên là Hiệu trưởng Trường ĐH bưu điện.
- Cái thằng cha nhà thơ Nguyễn Duy (dân Thanh Hoá) này hôm đi họp 134 ở 205 không thấy ủng hộ cho Hội đồng nào.
- Triệu Thị Bộ - cô gái Tày cầm đàn lên đỉnh núi (hiện giờ cái đàn tính vẫn để trong phòng truyền thống của 134) khi ra quân chuyển về làm tổng đài ở BV Bạch Mai rồi đi lao động bên Đức vẫn ở tịt bên ấy. Chia tay với Phạm Đức rồi.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Mười Một, 2010, 01:00:31 pm gửi bởi linh thong tin » Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #283 vào lúc: 15 Tháng Mười Một, 2010, 05:03:24 pm »

 Cái anh bạn linh thong tinG@ này chỉ được cái bóc mẽ bạn bè cùng trung đoàn.
 Đầu tiên là anh bạn Trọng tác giả bài viết là lính TT,vợ là Mi thì phải,là trung cấp tải ba có đi duyệt binh với mình năm 1973.Anh Trọng có tên vui là Trọng nháy.Sau này làm giám đốc thư viện quân đội và nghỉ hưu tại đó với cấp hàm đại tá.Nhà hình như ở phố lính của Chu Lai.
 Nguyễn Duy Nhuệ lấy tên là Nguyễn Duy (tác giả bài thơ  Cây tre Việt nam rất nổi tiếng),ông này từng là lính TT trạm A 10 thời đánh Mĩ và đã có một cuốn chuyện về trạm A 10.Nhưng hồi đó mình chưa về trạm.
 Họp gặp mặt nhau mà không đóng tiền thì cũng phải thông cảm vì có khi gấu mẹ vĩ đại không xuất tiền thì sao ? Hì...hì...hì...Những người nổi tiếng thường nghĩ mình có mặt là vinh dự cho đám họp đó rồi,không cần đóng góp gì.
 Còn cặp nhà  thơ Phạm Đức và cô lính Thông tin người Tày Triệu thị Bộ  cũng thật gần gũi với mình.Triệu thị Bộ từ Quảng trị ra thì về trạm A 10 của mình.Cuộc tình của hai người mình không rõ lắm.Nhưng...con gái của hai người lại học cùng với hai con gái của mình hồi phổ thông. Các cháu thân nhau và kết nghĩa chị em,
Chúng nó có tám chị em gái ,con gái lớn của mình làm chị cả...rồi cứ thứ tự gọi nhau chị em theo tháng tuổi.Cháu Nguyên(con hai người) lại thân hơn với cháu Thu (đứa thứ hai của mình) trong tám đứa.Thân đến tận bây giờ,cả tám đứa đều đã có gia đình và mỗi đứa đều đã có hai con.Mình là trưởng ban phụ huynh nên hồi đó  hay gặp anh Phạm Đức.Còn Bộ thì ở Đức,hình như đã đón cậu con trai với anh  Đức sang đó.Cả tám đứa đều gọi mình là Mẹ và xưng con rất ngoan.Vì vậy hay được các cháu tâm sự chuyện nhà.

 Những cái tên thân quen lại gợi nhớ bao kỷ niệm một thời xa ấy. Cám ơn bạn Linh thong tinG@.
Logged
linhnamlien
Thành viên
*
Bài viết: 368


« Trả lời #284 vào lúc: 17 Tháng Mười Một, 2010, 10:37:39 am »

Mấy hôm nay anh Cống lo việc bếp núc, anh em còn lại đi nhận cáp, không biết làm gì mà lắm cáp thế. Đoạn đường từ đây tới A500 không biết có xa không, hôm vào đây vừa đi vừa rải dây mà cũng mất gần một ngày, anh Liên thì về A500 rồi, tiếp tục có anh Châm và anh Từ cùng 2 tân binh nữa, hai người là Xèng và Mìn quê ở Hà Giang. Xèng và Mìn là 2 cậu cháu mà lại chưa biết chữ, mọi người nhìn họ và họ nhìn lại tất cả im lặng, sau đó Xèng lên tiếng: " ơ, sao mọi người cứ nhìn mình thế ". Quả thật là tiếng Kinh, Xèng nói cũng còn ngọng lắm.
 Hàng ngày trước khi đi ai nấy đều mang đầy đủ lương khô và nước uống, lúc về là lấy rau rừng, tối nào anh em cũng tranh luận, chuyện trò rất là vui." Cái đơn vị TT này họ ở tận HN, chỉ có ta vào đây bổ sung cho họ thì mới vào xa thế này thôi, chắc là vất vả và nguy hiểm nên ông Kiệm mới đổi cho K sang đơn vị khác (ông Kiệm là bạn của anh K)". Không biết ngày xưa ông Quang Dũng lên Tây Bắc thế nào chứ bây giờ chúng ta cũng tây tiến." Tây tiến quân đi không mọc tóc", mình tây tiến bây giờ mây vờn tóc. Tóc đã dài lại còn khô và khét, nắng, gió, mây trời và bụi đất đã thấm vào người lính...
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #285 vào lúc: 21 Tháng Mười Một, 2010, 05:33:01 am »

Tối qua xem chương trình "chúng tôi là chiến sĩ " của Học viện KTQS,nhìn các cháu gái xinh tươi,sáng lạn cười vui lại nhắc mình à mà không phải,các ký ức một thời liên hoa văn nghệ trên rừng của tụi mình cách đây hơn 40 năm ùa về với mình.Vào những năm cuối  của 196x bọn mình cũng là những cô lính trẻ như vậy,ngoài học tập rèn luyện sáu đứa học viên bọn mình cũng múa hát vang dậy núi rừng.Sáu cô lính học viên,kèm theo sáu anh lính học viên nữa múa bài "Rông chiêng".Mà tìm được một bãi bằng khó thế ở miền rừng núi.Mà chỉ được tập buổi tối tranh thủ,thế là bọn mình mượn củi của rừng đốt lửa trại  tập múa trong ánh lửa bập bùng.  Hồi đó không có đàn,cũng chẳng có máy băng đĩa gì cả thế là tất cả đều " tèn..ten...tén..." hát lên để tập.Hôm hội diễn khoa mới hay,sân khấu được các anh lớp trên dựng lên bằng tre nứa vầu,sản phẩm của rừng,nhưng  làm gì có kinh nghiệm,vài người lên nhún nhảy nghĩ là tốt rồi.Đến khi biểu diễn,tốp ca,đơn ca,độc tấu không có vấn đề gì nhưng đến điệu múa "Rông chiêng "của lớp mình,12 tên sức trẻ lại phải nhảy nữa,sân khấu bắt đầu rung chuyển,các anh khóa trên trong đó có chồng mình bây giờ phải ghé vai giữ cho bọn mình nhảy hết điệu múa.Bọn mình thì ra sức nhảy thật lực biết đâu là các anh phải hò nhau giữ sân khấu.
   Bây giờ sáu đứa con gái đã thành các bà nội bà ngoại móm mém,còn sáu chàng lính thì đã có người về thế giới bên kia,còn ở lại cũng móm mém thành ông nội ông ngoại  cả rồi.
   Nhìn các cháu bây giờ trên TV nhớ lắm một thời xa xưa ấy của các cô lính kỹ sư TT tương lai.
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Mười Một, 2010, 07:36:08 pm gửi bởi hatuyenha » Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #286 vào lúc: 22 Tháng Mười Một, 2010, 09:26:43 am »


 Đầu tiên là anh bạn Trọng tác giả bài viết là lính TT,vợ là Mi thì phải,là trung cấp tải ba có đi duyệt binh với mình năm 1973.Anh Trọng có tên vui là Trọng nháy.Sau này làm giám đốc thư viện quân đội và nghỉ hưu tại đó với cấp hàm đại tá.Nhà hình như ở phố lính của Chu Lai.
 

Chồng của Thọ My không phải là Phạm Đình Trọng mà là Mạc Trọng tức Trọng "nháy"
Logged
linhnamlien
Thành viên
*
Bài viết: 368


« Trả lời #287 vào lúc: 23 Tháng Mười Một, 2010, 10:12:48 am »

Không biết đỉnh Phu Tâng cao bao nhiêu mà núi và mây luôn quyện vào nhau, hai thằng một cuộn cáp bắt đầu mở tuyến để thành lập A600. Sáng sớm được anh Cống lo cho nước uống, ai nấy ăn sáng xong là lấy đầy bi đông nước cùng với lương khô mang đi để ăn trưa. Hành trang của người lính ngoài mặt trận ( trừ ba lô ) cùng với cáp và cuốc chim đi trên đỉnh núi, đi trong mây. Bắt đầu từng cuộn cáp được rải xuống cạnh lối đi rồi cuốc rãnh đặt cáp xuống và lấp đất ngay, cứ thế mà nối tiếp các cuộn với nhau. Một chuyện xảy làm mọi người mệt nhọc, có 2 cuộn nối tiếp nhau lại cùng một đầu (sơ ý khi rải dây ) thế là lại phải làm lại một cuộn để đổi đầu. Vừa đói vừa mệt rồi chuyện của lính lại bắt đầu.
 Hr nói: các ông xem kìa, núi chống mây, mây đâm vào núi.
Hr quê ở thị xã Phú Thọ sau này không biết từ đâu mà lại có cái biệt danh là leprich, Hr cũng rất vui tính và hay mày mò về kỹ thuật (tính nghề nghiệp ). Được Hr nói nghe giống con cháu nhà bà Điểm, thế là mọi người quên cả mệt nhọc mà đua nhau tranh luận, tô vẽ (bằng lời nói) về núi sông, ruộng đồng...
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #288 vào lúc: 24 Tháng Mười Một, 2010, 08:59:21 am »

 Mình lại bắt  đầu khởi động việc họp mặt trạm A 10 vào ngày 5/12 năm nay.Sau khi liên hệ xong với lữ  đoàn 205 thì mình bắt đầu gọi điện cho gần 30  đồng đội. Rất hạnh phúc khi nghe câu :Em chào chị ,em nhận ra giọng chị rồi.Thích quá lại được gặp nhau hả chị. Bọn em sẽ về trước một ngày...ba ngày...để kịp ngày gặp mặt chị ạ.
 Sống và làm việc với nhau trong những  ngày gian khổ ấy,lại là thời gian năm tháng của tuổi thanh xuân...
qua đi nhiều năm tháng mà tận hơn 35 năm rồi,mà có quên được nhau đâu,còn nhớ da diết ấy chứ. Hay nhất là gọi điện nhiều người vừa bế cháu vừa nghe điện thoại ,có người đang chữa chân gãy vẫn kiên quyết :Đến hôm ấy chắc chắn chân em khỏi chị à,em phải đến.
 Thể theo nguyện vọng của nhiều anh chị em mình đã gặp phó chính ủy BTL, d/c cũng hoàn toàn ủng hộ nhưng vẫn thấy khó khi đề nghị xét anh hùng cho trạm A 10 trong 12 ngày đêm ấy.Nhưng d/c hứa vẫn sẽ báo cáo với TCCT và giao cho  phòng tuyên huấn của binh chủng thu thập tài  liệu.D/c có nói :để một góc bảo tàng của binh chủng để bày kỷ vật của trạm A10 thì dễ hơn,làm được ngay.
 Gặp nhau ta bàn tiếp vậy,chứ biết làm sao ? Thời gian trôi qua cũng đã nhiều năm.
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #289 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2010, 08:48:26 am »

Đề nghị chị hatuyenha làm giấy mời tung lên mạng để anh em còn thông báo hộ. Riêng tôi trước đây ở C8 thì có được dự không?
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM