Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 10:16:36 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chuyện của lính "thối tai, chai đít" (phần 2)  (Đọc 276718 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #150 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2010, 01:32:01 pm »

    mãi năm 1982 tôi mới đi B

Sao lại đến năm 1982 còn "đi B". Như thế gọi là chuyển đơn vị chứ. Mọi chế độ B, C, K gì cũng chỉ đến 30/4/1975 là chấm dứt. Huân Huy chương giải phóng sau thời điểm ấy cũng không còn. Chú nào đi bộ đội từ 1-5-1975 đi Nam không may hít phải mùi chất độc da cam cũng không được trợ cấp tiêu chuẩn nạn nhân. Hội cựu chiến binh cũng không được vào. Để an ủi các chú nên các ông trên mới sáng tác ra cái gọi là CLB cựu quân nhân để cho các chú có chỗ mà sinh hoạt kẻo tự do lêu lổng rồi sinh ra chuyện nọ chuyện kia. Ở phường nhà tôi cũng thành lập cái CLB đó. Đầu tiên cũng hô hào, cho các chú liên hoan bánh kẹo, bia, thuốc lá nhưng dần dần thấy xẹp.
Logged
hoa sứ
Thành viên
*
Bài viết: 98



« Trả lời #151 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2010, 01:52:33 pm »

    mãi năm 1982 tôi mới đi B

Sao lại đến năm 1982 còn "đi B". Như thế gọi là chuyển đơn vị chứ. Mọi chế độ B, C, K gì cũng chỉ đến 30/4/1975 là chấm dứt. Huân Huy chương giải phóng sau thời điểm ấy cũng không còn. Chú nào đi bộ đội từ 1-5-1975 đi Nam không may hít phải mùi chất độc da cam cũng không được trợ cấp tiêu chuẩn nạn nhân. Hội cựu chiến binh cũng không được vào. Để an ủi các chú nên các ông trên mới sáng tác ra cái gọi là CLB cựu quân nhân để cho các chú có chỗ mà sinh hoạt kẻo tự do lêu lổng rồi sinh ra chuyện nọ chuyện kia. Ở phường nhà tôi cũng thành lập cái CLB đó. Đầu tiên cũng hô hào, cho các chú liên hoan bánh kẹo, bia, thuốc lá nhưng dần dần thấy xẹp.
                                                                                                                   
   Tính em thích hài hước ý mà . Nằm 82 thì Bê Bò gì nữa anh !  Đúng là năm 82 em chuyển vùng vào QK7 .                                                                                
    Anh còn gửi ảnh nào cho Hằng ?
Logged
CCBTT
Thành viên
*
Bài viết: 184


« Trả lời #152 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2010, 01:58:26 pm »

                                                                                                                     
 Linh tai ba  : Ý tôi muốn nói là :  CCBTT (A.Thu) xem lại việc sử dụng câu " tuổi thơ , cái tuổi 17 , 18 ..." trong                        bài viết đúng hay sai ?                                                                           
  Riêng cá nhân tôi từ trước tới giờ chỉ thấy người ta dùng hai tiếng "tuổi thơ" để nói tới lứa tuổi thiếu niên và nhi đồng thối tai - lứa tuổi trẻ con chưa thể đi bộ đội được . Còn tuổi 17 - 18 là tuổi thanh niên đã bắt đầu hình thành nhân cách người lớn không còn là tuổi thơ nữa .
[/quote]


Ái chà chà bác Hoa Sứ, chớ nóng tính như vậy chứ!  Wink.  Cảm xúc dâng trào trong đầu, thế là mình gõ bàn phím, chắc các bác cũng vậy?, nên có nhầm một hai từ là chuyện nhỏ, đó là chưa kể đánh nhầm phím chữ nhé  Grin, đã sửa từ thơ thành trẻ ngay trong bài viết rồi bác ạ!  Shocked
Cuộc sống đến với mình dồn dập, đời vồ vập tiếp đón mình , nên mình tơi tả, vì vậy, hiện tại mình chấp nhận cách sống: Dễ thì sướng, khó thì khổ các bác ạ. Coi những dòng này các bác đừng la mình nhé?! Cry Roll Eyes
Logged
linh thong tin
Thành viên
*
Bài viết: 746



« Trả lời #153 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2010, 04:50:18 pm »

Em linh tai ba ơi, 15 tuổi đã đi bộ đội không là tuổi thơ thì là cái gì. Đêm ngủ với các chị, sợ ma không dám ra ngoài, thế là cứ thế tồ tồ ra rồi đổ tại các chị. Chuyện có thật 100% đấy em ạ.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #154 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2010, 05:28:33 pm »

Bạn Linh thong tinG@ thân mến,bạn có lẽ nhầm về CCB rồi đấy.Mình chưa tìm được quyển điều lệ CCB để dẫn chứng nhưng hình như bạn quên là cuộc CTBGPB và cuộc CTBGTN của bộ đội mình khi rời khỏi binh nghiệp vẫn được vào hội CCB à ? Mà tất cả lính tráng ở biên giới,ở Trường sa,ở Tây nguyên...đã lúc nào ngơi tiếng súng đâu và sau khi  rời đội ngũ vẫn được kết nạp vào hội CCB đấy bạn ạ.
 Trong trang QSVN.net rất nhiều các CCB thời kỳ hai cuộc chiến trên.Còn các CCB thời chống Mỹ càng ngày càng vào trang càng nhiều hơn  .Các CCB thời chống Pháp thì đều  phải nhờ vào các con thôi,chắc ít cụ còn dùng vi tính được.
Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #155 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2010, 05:35:07 pm »

Em viết nhầm chút mà các bạn cứ...khó tính.Tuổi 15 tuy có tham gia bộ đội rồi (cá biệt ) nhưng chưa được yêu nên nói "tuổi thơ" phải hi sinh tình yêu nam nữ là chưa chính xác tuy vậy "tuổi thơ" phải hi sinh tình cảm gia đình thiếu tình yêu thương của bố mẹ thì vẫn chính xác.
Logged
lính tải ba
Thành viên
*
Bài viết: 14


« Trả lời #156 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2010, 09:41:55 pm »

Ái chà các bác mổ xẻ tuổi thơ quá xá .

Lính tải ba chúng tôi ngày ấy công việc chỉ quanh quẩn ở trong phòng máy A 10 trạm lớn co máy BO 3 ,VBO3 ,3zd ,âm tần ,tổng đài 100 cửa và máy nguồn ,máy thì ở xung quanh .Mắt chúng tôi luôn phải theo dõi những kim đồng hồ để đảm bảo liên lạc thông xuốt ,nếu kim không  đứng yên nắm nghiêng sang 1 bên là mất liên lạc ,kim mà nhảy múa đường dây bị nhiểu sóng .Vì là trung đoàn đường dây nên bao vât vả gian khó nguy hiểm ,bom rơi đan lạc là các anh chị ở ngoải đường phần này chi HÀ kể chính xác nhất ,.
Tổng đài vất vả hơn nhiều vì thưa máy liên tục nhất là 3 g chiều  đến đêm các đơn vị báo cáo .Thường chúng tôi bao giờ cũng biết ngày hôm đó bắn rơi máy bay bao nhiêu cái đầu tiên< tất nhiên là nghe trôm rồi>.

Một buổi tối chi Hà gọi tôi chạy dây với chị 2  chi em chở nhau trên chiếc xe đạp cũ rích không có cái chắn bùn hồi đấy gọi là xe  cời truồng.đạp miệt mài rồi cũng tới nơi. để xe bên cạnh đường chị Hà nói để chị xuống xem sao miêng nói chân lội ào xuống ruộng rồi nhanh chóng trèo lên cột 1 tay vin cột 1 tay tìm đường dây đứt. tôi ngồi chờ chị trên đường lúc ấy sao im lặng quá lúa thì mới trổ đòng đòng từng ngọn gió lùa ngọn lúa lao sao mùi thơm cùa lúa bay ngot ngào .Trên đường không 1 bóng người đi lại không chiếc ô tô chạy qua .Những ngày qua hối hả với công việc ,bom rơi đạn bắn nhức óc bỗng nhiên lại có khoảng lặng thanh bình .Nhìn lên cột thấy bóng bà chị mảnh mai thấy thương chị ấy quá nhọc nhằn vất vả mà lúc nào cũng cười .chẳng sợ bom đạn đàn ông làm được gì chị cũng làm được tuốt. Chi chắc cũng chị em với chị út Tịnh.
xong việc chị lại lội ào lên < không biết khi đó chị có sợ đỉa không nhỉ> 2 chi em đạp xe về trạm vẫn chẳng có ai .Nhưng cái khoảng lặng ,bình yên ,mùi lúa ,cái lao sao ngọn gió cứ theo mãi tôi .khi cuộc sống bao khó khăn thời bình ,cái thời hiện đại chạy nhanh đến chóng mặt cũng không bao giờ tôi quên được cái đêm chạy dây với chi Hà.
Logged
hoa sứ
Thành viên
*
Bài viết: 98



« Trả lời #157 vào lúc: 27 Tháng Chín, 2010, 10:38:05 pm »

 Bác linh tai ba ơi ! cho em hỏi bác 1 cái nho nhỏ nhé . Đêm đó 2 bác đi nối dây gì vậy , dây bọc hay dây trần HuhHuhHuhHuh??                                                                                                                                          
  
« Sửa lần cuối: 27 Tháng Chín, 2010, 11:02:44 pm gửi bởi hoa sứ » Logged
hatuyenha
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 2403


« Trả lời #158 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 06:25:30 am »

 Nghề mà nói chắc chắn là dây bọc rồi,nhưng đoạn mắc nhờ cột dây trần cách trạm không xa.
Mình rất cảm động,khi em nhắc lại cái thời xa ấy,trẻ trung nữa.Vì em ở trên bờ nên cảm được cái khoảng không tĩnh lặng trong chiến tranh,và mùi lúa trổ đòng thơm mát. Còn mình tâm trí còn đang lo mất liên lạc của đơn vị  X ấy,lo trèo cột,lo đang nối dây lại có người quay chuông bị giật,lo trở lên bờ
cho nhanh không đỉa bám lại không làm hỏng lúa của dân...Nghĩ hồi đó tội thât,vì đi xe đạp "cởi truồng" (xe chạy dây),mà đường đất chứ không phải đường nhựa.Nhưng em ơi,nhiều năm qua đi bây giờ cái cánh đồng ấy thành phố hết rồi,nhà cao mấy chục  tầng và cái đại lộ Thăng Long chính là qua
cổng trạm A 10 của mình xưa đấy em.Trạm thì còn nhưng sân trạm thì không còn .
 Nói chuyện chạy dây  mình nhớ lần chạy dây trong trời mưa,mà hồi đó đường Láng Hạ còn là bãi rác,đầy ruồi và đoạn sông Tô Lịch nhánh nước đã đen nhưng dân vẫn thả rau muống,mình và K .Hòa,hai chị em đi  trên con đường đất  sét trơn như đổ mỡ và bơi qua sông Tô bẩn ơi là bẩn lại nhiều bèo tấm nữa,đến hộp đầu cáp ở ngã tư Giảng Võ (nay là mấy hàng hoa quả  )hai chị em cả người ướt như chuột lột lại đầy bèo tấm,nhìn nhau thật buồn cười,em thương chị ,chị thương em nhưng vui vì hoàn thành công việc.Dân tình nhìn hai chị em bộ đội TTvừa ngỡ ngàng vừa thương trên đường về.K.Hòa ơi ,bây giờ đi qua đường Láng Hạ sầm uất,chị lại nhớ cậu em và lần chạy dây đó của chị em mình.À lính 134 hồi đó gọi tắt việc chạy nhanh đi sửa chữa đường dây là "Chạy dây".Mình chắc mặc dù lên đến trung tướng nhưng anh N.Chiến  cũng  không thể quên những lần chạy dây với chị Phái và anh em  tổ dây thời đó.
 Một thời đeo đẳng trong ký ức của mình...không quên.
Logged
hoa sứ
Thành viên
*
Bài viết: 98



« Trả lời #159 vào lúc: 28 Tháng Chín, 2010, 08:25:12 am »

 Anh LINH THÔNG TIN : Em nói năm 82 em mới đi B chỉ lả nói  vui kiểu pha trò , thế mà bác cũng cho là thật . Bác ra quân lâu quá rồi nên hết nhạy cảm với những kiểu nói bông đùa tếu táo , khôi hài của lính . Với bạn bè thân mật ở trong này bọn em hay bắt trước các giai thoại truyện tiếu lâm để trêu nhau nhằm mang lại tiếng cười thoải mái tăng thêm tình thân ái . Năm 200... 1 chú trợ lý trong cơ quan em có làm dăm mâm cơm nhân dịp đầy năm thằng cu "chống gậy" . Khi anh em , bạn bè lục tục đến nhà cậu ta mở đầu sự tiếp khách bằng 1 câu nói  : Em chịu các bác đấy , xa xôi , nắng nôi thế mà các bác cũng đến được !  Ông bố vợ của cậu ấy đứng gần đó nghe thấy thế vội trách móc con rể : Chết , chết ! sao anh lại nói thế ? Cả lũ lính tráng cười ồ thanh minh với bố già : không , không bọn con trêu nhau cho vui ấy mà . Bây giờ về hưu rồi hầu như ngày nào cũng gặp nhau cafe cà pháo , nói với nhau đủ thứ chuyện trên đời nhưng không thể thiếu những câu chuyện vui , chuyện hài hước... đôi khi nổ hơn cả lựu đạn .                                                                                                                        
 Em cũng chả giấu gì bác , hơn 31 năm trong quân ngũ em chưa 1 lần đi B , C , K , ngay cả trong những năm Mĩ tiến hành chiến tranh phá hoại miền Bắc em cũng chưa 1 lần nằm trong vùng bị đánh phá . Đi lính 71  , từ đó đến tháng 3 / 79 toàn ngồi ghế nhà trường ( trừ năm 74 sau khi học trường TCKT.TT về A.56 làm cơ công ) . Vào Quân sử em cũng muốn có những Hồi ức về đời lính  nhưng đọc Ký ức của các anh , các chị ở các chiến trường đem  so sánh với công việc của mình ở hậu phương thì lại thấy chẳng có gì đáng nói nên dù đã trải qua các cương vị chỉ huy b,c,d...  em cũng không dám ho he 1 câu nào về những việc mình đã làm . Vì người lính hậu phương dù có phải chịu khó khăn vất vả thế nào đi nữa cũng không thể bằng được những gian khổ ác liệt và sự hi sinh mất mát của những người lính ngoài mặt trận . Sống - chết kề bên nhau mà họ vẫn dám dấn thân vào cái đó mới đáng khâm phục , mới đáng kể cho con cháu nghe . Với em có lẽ chỉ dám tự hào mình được là đồng đội của các anh , được đóng góp công sức nhỏ bé vào phục vụ chiến đấu , vậy thôi !  
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Chín, 2010, 08:56:19 am gửi bởi hoa sứ » Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM