Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 17 Tháng Tư, 2024, 04:31:12 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử những kẻ sát thủ  (Đọc 42237 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
baokhanhnbk
Thành viên
*
Bài viết: 1089



« Trả lời #40 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2010, 09:59:29 pm »

 Hệ thống tôn giáo mới đã dẫn tới một sự thay đổi quan trọng vị thế của Chúa công lâu đài Alamut. Khi hành lễ cầu nguyện trong sân lâu đài, ông ta được tuyên xưng là người đại diện của Imam và là Bằng chứng sống ; với vai trò người mang sự Sống lại (qiyama), ông ta là Qa’im, tức là 1 khuôn mặt chủ đạo trong triết học mạt thế của phái Ismaili. Theo Rashid al-Din, sau khi ra mặt công khai, Hasan cho lưu hành những bài viết trong đó ông ta nói rằng, dù bên ngòai ông ta là cháu nội của Buzurgumid, nhưng trong thực tế thần bí, ông ta là Imam đang sống, là con trai của vị Imam quá cố thuộc dòng Nizar.

 Có vài người lý luận, có thể là Hasan không xưng mình thuộc dòng dõi Nizar thực sự, vốn không còn mang ý nghĩa gì trong thời kỳ Sống lại, nhưng là một dạng quan hệ dòng họ về mặt tinh thần. Quả thật đã từng có các tiền lệ trong các phong trào cứu rỗi Hồi giáo buổi sơ kỳ với những lời mạo nhận là con cháu của đấng Tiên tri về tinh thần hoặc được thừa nhận. Tuy nhiên, truyền thống mới của phái Ismaili lúc này là nhất trí xác nhận rằng Hasan và hậu duệ của ông này đều là thuộc dòng dõi đích thực của Nizar, mặc dù đã có nhiều ý kiến khác nhau chung quanh sự tráo đổi. Bản thân Hasan luôn được kính trọng, và được xưng tụng là Hasan ala dhikrihi’I-salam - Hasan, cầu cho sự bình yên khi nhắc đến tên ngài ‘.

Đa số nhóm Ismaili đều sẳn lòng chấp nhận hệ thống tôn giáo mới này. Tuy nhiên có một số lại từ chối không muốn cởi bỏ cái ách của luật đạo, và Hasan đã đưa ra những khổ hình hà khắc nhất để đặt để sự tự do. ‘ Nửa kín đáo nửa công khai, Hasan tuyên bố là vào thời điểm áp dụng Luật đạo, nếu có kẻ không tuân thủ và không thờ phụng vì cho rằng theo luật của sự Sống lại, sự tuân phục và thờ phụng chỉ có tính tinh thần, hắn ta sẽ bị trừng phạt, bị ném đá cho chết, còn vào thời điểm Sống lại, nếu có kẻ vẫn cứ vâng theo từng câu chữ trong Luật đạo và tiếp tục thờ phụng và hành lễ thực sự, thì nhất quyết hắn phải bị trừng phạt, bị ném đá cho đến chết.

Trong số những người bất phục Hasan có anh vợ ông ta, xuất thân từ 1 dòng họ quí tộc tại Daylam. Theo Juvayni, ông này là một trong những người mà mùi mộ đạo từ tim xông ra đến tận lỗ mũi … Con người này không thể nào chịu nổi khi thấy những điều lầm lạc đáng xấu hổ này cứ lan rộng. Cầu trời thương xót đến ông ta và ban thưởng cho ý đồ tốt lành của ông ta !. Vào ngày chủ nhật, ngày 6 tháng Rabi’i, năm 561 (nhằm ngày 9 tháng giêng năm 1166) ông ta rút dao đâm vào tên Hasan ma muội tại lâu đài Lamasar, và từ biệt cõi đời này để đi vào " ngọn lửa ngời sáng của Thượng đế ".

Kế vị Hasan là Muhammad, người con lớn mới 19 tuổi, người này tiếp tục xác nhận là cha mình, và chính bản thân đều là hậu duệ của Nizar, hậu duệ của các Imam. Muhammad được coi là một người viết khoẻ, và trong suốt thời gian cai trị dài, giáo thuyết về sự Sống lại được phát triển và hòan thiện - nhưng dường như chẳng mấy ảnh hưởng đối với thế giới bên ngòai. Điều đáng chú ý là chi tiết lịch sử tòan bộ giai đọan Sống lại tại lâu đài Alamut không hề được phái Sunni nhắc tới, và chỉ được biết sau khi lâu đài Alamut bị phá hủy, khi các tài liệu của nhóm Ismaili lọt vào tay các học giả Sunni.

Logged
baokhanhnbk
Thành viên
*
Bài viết: 1089



« Trả lời #41 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2010, 10:01:38 pm »

 Về mặt chính trị cũng vậy, triều đại Muhammad không xảy ra biến cố lớn. Chẳng có việc gì quan trọng ngoài việc lâu đài Alamut tiếp tục đột kích các láng giềng và các fida’i ra tay giết chết vizier của Caliph tại Baghdad. Rashid al-Din và các tác giả khác kể lại một câu chuyện liên quan đến nhà thần học lớn của phái Sunni là Fakhr al-Din Razi. Trong các bài giảng cho giáo sinh tại Rayy, Fakhr al-Din có dành riêng một phần nhằm bài bác và đả kích nhóm Ismaili. Nghe tin, chúa công lâu đài Alamut quyết định phải dẹp ngay việc này và và phái 1 tên fida’i tới Rayy.

Đến nơi, tên này đóng vai sinh viên, ghi tên theo học, và trong 7 tháng trời, ngày nào anh ta cũng nghe Fakhr al-Din giảng bài, cho tới khi anh ta tìm được cơ hội xin gặp riêng một mình với thầy để tranh cải một vấn đề hóc búa. Lập tức tên fida’i rút dao ra dọa nhà thần học. Fakhr al-Din nhảy sang một bên, và kêu :” Tên kia, ngươi làm gì thế?”. Tên fida’i trả lời :” Ta muốn phanh thây Ngài, bởi vì Ngài đã chửi rũa chúng tôi trên bục giảng ". Sau một hồi vật lộn, tên fida’i quật Fakhr al-Din xuống đất, ngồi lên ngực ông này. Nhà thần học quá hỏang sợ và hứa sẽ hối lỗi, và trong tương lai sẽ thôi không công kích nữa. Tên fida’i nghe theo, chấp nhận lời thề trọng của Fakhr al-Din là sẽ chuộc lại lỗi lầm, rồi đưa ra một cái túi có chứa 365 đồng dinar vàng. Số vàng này dùng để trả cho sự cam kết mỗi năm của ông ta. Từ đó về sau, trong các bài giảng về các chi phái Hồi giáo, Fakhr al-Din đều cố tránh không dùng những ngôn từ đụng chạm đến phái Ismaili. Có một học sinh nhận ra sự thay đổi này, bèn hỏi rõ lý do.

Vị giáo sư trả lời :” Không nên chữi rũa phái Ismaili, bởi vì họ có những lập luận sắc bén và nặng cân.’ Câu chuyện mang dáng vẻ một chuyện ngụ ngôn –nhưng ta cũng có thể nhận thấy là trong các bài viết của mình, Fakhr al-Din Razi, trong khi không chấp nhận các giáo thuyết của nhóm Ismaili, cũng tố cáo một nhà thần học nào đó của phái Sunni khi ông này tìm cách bác bỏ các giáo thuyết của họ với những lời lăng mạ đầy cuồng tín và không chính xác, và khen ngợi một nhà thần học khác đã trích dẫn đúng đắn 1 văn bản của phái Ismaili. Dĩ nhiên, quan điểm của Razi là không phải nhóm Ismaili đúng, nhưng sự tranh luận về thần học phải dựa trên các thông tin đúng đắn và một sự thông hiểu sâu sắc quan điểm của đối thủ.

Vào thời điểm đó, có những thay đổi quan trọng về chính trị đã xảy ra tại các miền đất phía đông của Hồi giáo. Chế độ Sultan vĩ đại dòng Seljuq,có lúc đã gìn giữ được sự thống nhất và xác định lại mục đích của Hồi giáo dòng Sunni, lúc này đang phân rã ; trên vùng đất này đang hình thành 1 kiểu lãnh địa mới, do các vương tôn hoặc sĩ quan gốc Seljuq lập nên và ngày càng có thêm những vùng đất như thế do các thủ lãnh các bộ lạc người Thổ du mục từ miền Trung Á tiến vào vùng Trung đông qua nhiều đợt di cư liên tiếp. Lúc này sự bành trướng của người Thổ về mặt lãnh thổ đã đến giới hạn ; cơ cấu đế quốc của người Thổ của dòng Seljuq đang suy tàn - nhưng sự xâm nhập và chiếm thuộc địa vẫn tiếp tục, bám rễ và củng cố những thành quả đạt được từ công cuộc chinh phục.

Những thay đổi về chế độ đã không mang lại những thay đổi về bản chất, các vương hầu kế tục nhận ra rằng tốt hơn hết nên duy trì những thủ tục chính trị, quân sự và hành chính của triều Seljuq, kể cả việc dựa vào tính chính thống tôn giáo. Đó đây, nơi nào người Thổ thưa thớt, thì những nhóm dân địa phương, gốc Ba tư, Kurd hoặc Ả-rập lại ngóc đầu lên, và giành được ít nhiều độc lập - nhưng cái chính vẫn là những thủ lãnh người Thổ, dù bị chia rẻ bởi phe nhóm chính trị, nhưng vẫn cứ theo đuổi một mục đích chung là bứng gốc và thay thế các quí tộc cũ tại địa phương. Về mặt này họ đã đạt được nhiều thành công.

Vào cuối thế kỷ 12, có 1 lực lượng mới trổi dậy tại phương Đông. Nằm về phía nam Lý hải và đất của người Khorazm, cái nôi của 1 nền văn minh cổ, trù phú, có sa mạc bao quanh bảo vệ khỏi những chấn động làm rung chuyển các nước láng giềng.

Cũng giống như phần lớn các nước vùng Trung Á, họ đã từng bị người Thổ chiếm làm thuộc địa ; triều đại đang cai trị vốn có nguồn gốc từ 1 nô lệ người Thổ được Đại Sultan Malishak dòng Seljuq cử đến làm thủ hiến. Những thủ lãnh này đã xây dựng cơ nghiệp, và hòa nhập vào bản sắc của địa phương mà họ cai trị khi nhận tước hiệu địa phương cũ là Khorazmshah, tức là Shah (vua) của vùng Khorazm - lúc đầu chỉ là chư hầu của các nước lớn, về sau là các thủ lãnh độc lập. Lọt thỏm vào cái cảnh hỗn độn chung, thì vương triều Khorazm phồn vinh và được vũ trang tốt quả là 1 nơi ẩn náu an tòan ; và chẳng bao lâu sau, nhà vua cảm thấy cần phải mở rộng những phúc lợi từ nền cai trị của mình sang các vùng đất và các dân tộc khác.

Vào khỏang năm 1190, Vua Shah xứ Khorazm là Tekish chiếm lấy Khurasan, và trở thành chủ nhân của vùng đông Ba-tư, và là 1 thế lực chính trong thế giới Hồi giáo. Vị Caliph ở Baghdad là al-Nasir, bị Tughrul III - vua cuối cùng của dòng Seljuq ở Iran, áp bức quá chịu hết thấu, mới nhờ Tekish giúp đỡ và thế là tạo cơ hội cho quân đội Khorazm tiến về hướng tây chiếm lấy Rayy và Hamadan. Chính tại Rayy, vào năm 1194, vị vua cuối cùng của dòng Seljuq đại bại và bị giết.
Logged
baokhanhnbk
Thành viên
*
Bài viết: 1089



« Trả lời #42 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2010, 10:04:06 pm »

 Trong suốt 1 thế kỷ rưỡi kể từ khi người Seljuq xuất hiện, chế độ Đại Sultan mà họ thiết lập đã được thế giới Hồi giáo thừa nhận là 1 phần của cung cách cai trị. Cái chết của vị vua Seljuq cuối cùng đã tạo nên 1 khỏang trống – và vua Shah xứ Khorazm chiến thắng rõ ràng là người phù hợp cho chỗ trống đó. Lúc này, Tekish gởi 1 thông điệp cho Caliph al –Nasir, yêu cầu ông này công nhận ông ta là Sultan tại Baghdad. Tuy thế, al-Nasir lại có ý khác – và Tekish, người từng hy vọng được chuyển vai trò từ đồng minh sang người bảo vệ Caliph, giờ đây lại coi Caliph là kẻ thù.

Kể từ khi al-Nasir lên nắm quyền vào năm 1180, chế độ Caliph của dòng Abbasd đã hồi phục đáng kể. Trong hơn 3 thế kỷ, các Caliph chỉ là những bù nhìn không hơn không kém - tuy là người đứng đầu danh nghĩa của Hồi giáo phái Sunni, nhưng trên thực tế lại nằm dưới tay của các thủ lãnh quân sự, các tiểu vương và cuối cùng là các Sultan.

 Sự sa sút quyền lực của dòng Seljuq tại Iraq là cơ hội để cho al-Nazir nhanh tay nắm bắt. Ông ta bắn một mũi tên nhằm 2 đích ; một là để phục hồi sự thống nhất đạo Hồi về mặt tôn giáo và thẩm quyền đạo đức của Caliph với tư cách là người đứng đầu, và hai là để thiết lập chế độ lãnh địa Caliph tại Iraq dưới sự cai trị thực quyền của Caliph - một hình thức nhà nước của giáo hội, không chịu sự kiểm sóat hoặc ảnh hưởng của bên ngòai, lấy đó làm cơ sở để phục vụ các chính sách về tôn giáo của Caliph. Cái mục đích hạn hẹp thứ 2, được ông ta theo đuổi bằng hành động quân sự và chính trị, nhằm chống lại Tughrul và sau này là Tekish ; còn mục tiêu thứ 1 – có lẽ là mục tiêu chính - là sự phục hưng Hồi giáo được đẩy mạnh bởi một lọat các sáng kiến tôn giáo, xã hội và giáo dục, kể cả cách tiếp cận với cả 2 nhánh- phái Shi’a thờ 12 Imam và phái Ismaili. Với phái Ismaili, ông ta đã đạt được thành công đáng kinh ngạc.

Vào ngày 1 tháng 9 năm 1210, Muhammad II- chúa công của lâu đài Alamut - chết, có lẽ do bị đầu độc và con trai là Jalal al-Din Hasan kế vị. Ngay trong lúc người cha còn sống, Hasan đã có những biểu hiện không hài lòng với các giáo lý và thực hành trong qiyama (sự sống lại) và mong muốn có được một tình huynh đệ lớn hơn trong thế giới Hồi giáo. Juvayni kể lại :’ ông ta được người cha chỉ định làm thừa kế từ khi còn là đứa trẻ. Lớn lên, có trí khôn, ông ta bác bỏ quan điểm của người cha, và cảm thấy chán ghét những lề thói dị giáo và tính phóng đãng.

 Người cha đóan được những cảm nghĩ của người con, và giữa họ nẩy sinh một kiểu hục hặc, ngừời này e dè và ngờ vực người kia … Còn bây giờ thì Jalal al-Din Hasan, có thể vì tin vào tính chính thống hoặc do chống với cha mình, cho nên âm mưu chống lại Muhammad và bí mật cử người đến gặp Caliph ở Baghdad cùng các Sultan và thủ lãnh của các địa phương khác, bảo với họ rằng, về đức tin ta là 1 người Hồi giáo, khác với cha mình và khi nắm được quyền, ông ta sẽ triệt bỏ Dị giáo và quay trở lại với sự tuân phục Hồi giáo. Khi cầm quyền, Jalal al-Din tuyên bố ngay là theo Hồi giáo, và quở trách nặng nề đám bộ hạ gia nhập đám Dị giáo, và cấm tuyệt không cho họ tiếp tục, buộc họ phải chấp nhận Hồi giáo và tuân thủ các nghi thức ghi trong luật Shari’a.

 Ông ta phái sứ giả đến gặp Caliph tại Baghdad, Muhammad vua Khorazmshah, các malik và các tiểu vương ở Iraq và nhiều nơi khác để báo cho họ biết những thay đổi này ; do ông ta đã chuẩn bị đường lối từ khi người cha còn sống, cho nên lúc tuyên bố địa vị của mình cho họ biết, họ thảy đều tin vào lời ông ta, nhất là tại Baghdad, đã phát ra 1 chỉ dụ xác định sự trở lại đạo Hồi của ông ta, và ông ta nhận được mọi ưu ái : rộng mở các mối giao lưu và dành nhiều tước hiệu tôn quí.. Ông ta được gọi là Jalal al-Din, tín đồ Hồi giáo mới và các giáo đồ của ông đều được gọi là tín đồ Hồi giáo mới trong thời ông ta cai trị. Các nhà tâm lý học cũng có thể ghi nhận là trong khi khác hẵn với người cha về tính cách, Hasan dường như gắn bó nhiều với người mẹ vốn là tín đồ mộ đạo phái Sunni.

Còn tại Qazvin, dân chúng đương nhiên là có chút ít nghi ngờ về tính chân thực của sự cải đạo này đã xảy ra với kẻ láng giềng thù nghịch cũ, và Jalal al-Din đã phải bỏ nhiều công sức nhằm thuyết phục họ về sự thành thật của mình. Ông ta trực tiếp gặp các nhân sĩ trong thành, và gợi ý họ gởi 1 phái đòan đến lâu đài Alamut, rà sóat thư viện và bỏ đi những tác phẩm nào mà họ không vừa ý kể cả những trứ tác của Hasan-i Sabbah và của tổ tiên cùng các bậc tiền bối của Jalal al-Din Hasan. Juvayni kể lại : ’ theo ý của người Qazvin, Jalal al-Din ra lệnh đem đốt những sách vở này ngay trước mặt họ ; rồi ông ta xỉ vả và nguyền rủa các bậc cha ông nhà mình và những người đưa ra tuyên truyền này.

 Chính tôi cũng được xem 1 lá thư do các nhân sĩ và vị qadi của thành Qazvin đưa ra, viết theo lệnh của chính Jalal al-Din trong đó ông ta công nhận đạo Hồi và chấp nhận những nghi thức của luật Shari’a và cởi bỏ sự ràng buộc dị giáo và tín ngưỡng của các bậc tiền bối và tổ tiên của mình. Và Jalal al-Din đã tự tay viết vài dòng lên trang đầu của bức thư này và khi nhắc tới sự cởi bỏ khỏi tôn giáo của họ, chỗ nào gặp phải tên cha và tổ tiên của mình, ông viết thêm lời nguyền rủa :’ cầu Trời đổ lửa xuống mộ của họ ‘.
Logged
baokhanhnbk
Thành viên
*
Bài viết: 1089



« Trả lời #43 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2010, 10:05:55 pm »

 Mẹ của Jalal al-Din đi hành hương vào năm 609 (tức là năm 1212-13 AD), tại Baghdad bà ta được tiếp đãi hết sức trọng vọng. Rủi là chuyến đi đến Mecca của bà ta lại trùng với vụ mưu sát người anh em chú bác của Sharif. Vị Sharif, có bề ngoài rất giống với người anh em của mình, tin chắc rằng mình mới là đối tượng ám sát, và cho rằng sát thủ là do chính vị Caliph phái tới.

 Hết sức tức giận, ông ta tấn công và cướp bóc các khách hành hương người Iraq, bắt họ phải nộp phạt rất nặng,nhưng phần lớn tiền phạt này là do mẹ của Jalal của lâu đài Alamut bỏ ra. Mặc dù gặp chuyện không may này, Jalal al-Din vẫn duy trì sự liên minh với các đồng đạo Hồi giáo ; ông ta trở nên rất thân thiện với các thủ lãnh tại Arran và Azerbayjan, trao đổi tặng vật và giúp đỡ nhau nhiều việc và liên kết lực lượng để chống kẻ thù chung là thủ lãnh tại miền tây Ba tư.

Vị Caliph còn giúp đỡ một việc khác nữa. ‘ sau khi lưu trú khỏang 1 năm tại Iraq, Arran và Azerbayjan, giờ đây Jalal al-Din quay về Alamut. Trong các chuyến đi và khi lưu trú tại các nước này, ông ta đều xưng danh là 1 người Hồi giáo cho nên ông ta được nhiều người thừa nhận và người Hồi giáo giờ đây quan hệ với ông ta tự do hơn.

Ông ta hỏi cưới con gái của các vị tiểu vương ở Gilan. Cũng dễ hiểu là các vị tiểu vương ngần ngừ không biết nên chấp thuận hay từ chối những lời cầu hôn từ một chàng rể đáng gờm như thế, cho nên họ thỏa thuận là chỉ đồng ý khi có phép của Caliph. Một sứ giả từ Alamut được phái ngay đến Baghdad, và vị Caliph gởi một bức thư ra lệnh cho các tiểu vương phải gả con gái cho Jalal al-Din " để cho phù hợp với các luật lệ Hồi giáo ‘. Nhờ bức thư này, ông ta lấy luôn 4 công nương xứ Gilan làm vợ, một người trong bọn họ có đặc ân là mang thai vị Imam tương lai.

Những phiêu lưu về mặt tôn giáo, quân sự và hôn ước của Jalal al-Din đã cho thấy ông ta đạt được vị thế khá mạnh. Bằng cách ra 1 sắc chỉ cũng không kém phần bất ngờ và đại khái hơn là sắc chỉ cho ra đời sự Sống lại, ông ta hủy bỏ sắc chỉ này và phục hồi sự cai trị bằng lụât - và lại được chấp nhận tại Quhistan và Syria cũng như tại Rudbar.

Khi tham gia các chiến dịch quân sự, ông ta rời Alamut, đó là điều mà các bậc tiền nhiệm chưa hề làm, và trong 1 năm rưỡi sống xa lâu đài đã không có rủi ro gì xảy ra. Thay vì phái các sát thủ đi giết các quan chức và các nhà thần học, việc ông ta cử binh để chinh phục các thành phố, các vùng đất và bỏ công xây dựng đền thờ, xây nhà tắm tại các làng mạc và đã hòan tất việc chuyển đổi cứ địa của ông ta từ 1 hang ổ các sát thủ thành 1 lãnh thổ đáng kính nễ, được nối kết bằng các liên minh qua hôn nhân với các xứ láng giềng.

Cũng giống như các chúa đất, Jalal al-Din hết lượt liên kết rồi cắt đứt liên minh. Lúc đầu dường như ông ta giúp đỡ cho Khorazmshah và thậm chí đưa ra bài kinh nguyện nhân danh ông này tại Rudbar. Sau đó ông ta chuyển sự trung thành của mình sang Caliph, và giúp cho vị này nhiều việc, kể cả phá vụ mưu sát do một tiểu vương nổi lọan, tìm cách chui vào hàng ngũ phục vụ Khorazmshah, vụ mưu sát của Sharif tại Mecca.

Về sau, ông ta nhanh chóng ra tay và kết thân với một lực lượng đầy khủng khiếp mới đang trổi dậy tại phương Đông. ‘ Họ (nhóm Ismaili) cho rằng khi Đại hãn Thành cát tư hãn phát xuất từ Turkestan, trước khi đặt chân đến đất nước người đạo Hồi, Jalal al-Din đã bí mật gởi sứ giả tìm đến yết kiến và dâng thư xin qui phục và trung thành. Điều này do nhóm Dị giáo tố cáo, tuy thật hư chưa rõ, nhưng việc sau đây thì rõ ràng hơn nhiều, đó là khi quân đội của Thành cát tư hãn tiến vào đất nước người đạo Hồi, Jalal al-Din là thủ lãnh đầu tiên ở bờ bên kia sông Oxus mau mắn gởi sứ giả và cống nạp để tỏ rõ lòng trung thành.
Logged
baokhanhnbk
Thành viên
*
Bài viết: 1089



« Trả lời #44 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2010, 10:08:35 pm »

 Vào tháng 11 năm 1221, sau khi nắm quyền chỉ vỏn vẹn có 10 năm, Jalal al-Din chết. "Jalal al-Din chết vì bệnh kiết lỵ, và người ta nghi ngờ rằng ông ta bị mấy bà vợ của mình đánh thuốc độc với sự tiếp tay của bà chị và một số người bà con của ông ta. Theo di chúc để lại, quyền quản lý lãnh địa và giám hộ cho người con của ông ta là Ala al-Din được giao cho vizier. Ông này nghi ngờ việc đầu độc cho nên đã đem giết nhiều bà con, người chị, các bà vợ và kẻ thân cận của Jalal ‘.

Sự phục hồi các qui định nghi thức và những hòa giải với nhóm chính thống và với Caliph của Jalal al-Din đã được diễn giải theo nhiều cách khác nhau. Theo Juvayni và các sử gia dòng Sunni tại Ba tư, đó là sự biểu hiện của việc cải cải tà qui chính thực sự về tôn giáo - là lòng mong muốn từ bỏ những niềm tin và đường lối xấu của các bậc tiền nhiệm, và đưa tín đồ trở lại con đường chân chính đạo Hồi, con đường mà họ đã chệch hướng quá xa. Bản thân vị Caliph dường như cũng cảm thấy hài lòng với đức tin tốt đẹp của Hasan, và khi can thiệp để giúp cho ông ta cưới các công nương xứ Gilan và dành cho bà mẹ ông này vị trí danh dự trong đoàn hành hương, cho thấy những ưu ái trên mức cần có của 1 liên minh.


Ngay cả những kẻ lắm ngờ vực tại Qazvin cũng phải tin vào lòng chân thành của Jalal al-Din. 6 thế kỷ sau dưới thời của Tể tướng Metternich ở Vienna, học giả Joseph von Hammer lại có quan điểm khác vì ông ta không dễ tin như thế : " Vì vậy, gần như chắc chắn, là sự cải tà qui chánh từ phái Ismaili sang Hồi giáo của Jeladdin, được tuyên cáo ầm ĩ ở bên ngòai, và việc bội đạo công khai của ông ta, chẳng qua chỉ là tính đạo đức giả và là 1 sách lược được chuẩn bị kỹ càng, nhằm lấy lại lòng tin của dòng này, vốn đã bị các giáo sĩ nguyền rủa, bị các vương hầu cấm đóan, vì các giáo thuyết của họ được công bố một cách khinh suất, và nhằm chiếm cho cá nhân tước hiệu vương thân, tức là cao hơn chức vụ một đại pháp sư.
 Cũng giống như các thầy tu dòng Tên khi bị nghị viện doạ trục xuất, và giải tán theo sắc chỉ của Giáo hòang tại Vatican – trước nguy cơ khắp nơi, các chính phủ, các nội các lên tiếng phản đối những nguyên tắc về đạo đức và chính sách của họ - thì họ liền từ bỏ cái giáo thuyết về việc giết vua và khởi lọan hợp pháp của họ mà đám biện sĩ cuả họ thuận miệng nhắc tới, và công khai tố cáo các tín điều mà giữa họ với nhau được coi là các luật lệ đích thực của dòng tu ‘.

Đối với nhóm Ismaili cũng vậy, những thay đổi này cần được giải thích. Nói cho cùng, họ không chỉ là 1 lãnh địa phải phục tùng thủ lãnh địa phương, mặc dù đối với thế giới bên ngòai họ là như thế, họ lại càng không phải là 1 băng đảng chỉ gồm những kẻ âm mưu và giết người. Họ là những giáo đồ nhiệt thành của 1 tôn giáo, có 1 quá khứ đầy tự hào và một nhiệm vụ to lớn – và cũng giống như mọi tín đồ chân chính khác, họ đều cảm thấy cần phải bảo vệ nguyên vẹn tính chân chính những gì họ tin tưởng. Điều này đòi hỏi là tất cả những thay đổi - từ luật đạo cho tới sự Sống lại, từ sự Sống lại cho đến sự giả vờ theo hình thức Sunni, và cuối cùng quay trở lại phái Ismaili nằm trong vòng luật giáo - tất cả đều phải có giá trị và ý nghĩa tôn giáo.

Người ta tìm ra được câu trả lời trong 2 nguyên tắc- trong giáo thuyết Taqiya, sự che dấu của những niềm tin thực sự của một người khi gặp nguy hiểm, và theo một quan niệm cũ của phái Ismaili về các thời kỳ đan xen giữa che dấu và biểu lộ. Những nguyên tắc này tương ứng với các giai đoạn đối phó với giáo luật bên ngòai và chân lý bên trong, mỗi thời kỳ như thế được 1 Imam khai cơ mang đến 1 sứ mệnh mới.

 Một tài liệu Ismaili vào thế kỷ 13 cho biết: Thời kỳ của mỗi tiên tri rao giảng những hình thức bên ngòai của luật thánh đươc gọi là thời kỳ che dấu, và thời kỳ của mỗi Qa’im, người sở hữu những chân lý bên trong các giáo luật của các đấng tiên tri, thì được gọi là qiyama (sự Sống lại) ‘. Một giai đọan che dấu mới bắt đầu vào năm 1210, khi Jalal al-Din Hasan lên cầm quyền. Lần này không phải chính các vị Imam ẩn thân như trong các giai đoạn che dấu trước, mà chính là họ che dấu nhiệm vụ thực sự của họ. Khi chân lý bên trong bị che dấu, thì sự chấp nhận hình thức tuân thủ giáo luật bên ngòai như thế nào cũng không hề quan trọng.
Logged
baokhanhnbk
Thành viên
*
Bài viết: 1089



« Trả lời #45 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2010, 10:10:40 pm »

 Khi Jalal al-Din chết, người con trai độc nhất mới 9 tuổi tên là Ala al-Din Muhammad kế vị. Trong một thời gian khá dài vị vizier của Jalal al-Din là thủ lãnh thực tế của lâu đài Alamut, và dường như ông này duy trì một đường lối hòa hõan với thế giới Sunni. Tuy nhiên, có 1 phản ứng đang bắt đầu nhen nhúm. Tại các lãnh địa Ismaili, luật thánh không còn được tôn trọng, và thậm chí còn có báo cáo cho biết là bị ngăn cản cố ý. Juvayni và các sử gia người Ba- tư cho rằng vị Imam mới tạo nên những thay đổi trên

 Hiện giờ, Ala al-Din chỉ là một đứa trẻ, không chút học vấn, bởi vì theo niềm tin sai lạc của họ, …thì Imam về cơ bản là Imam, dù có là 1 đứa trẻ nằm trong nôi, hoặc một thanh niên, hoặc 1 người lớn, và bất cứ cái gì vị này nói hay làm …., thảy đều đúng cả. … Cho nên, bất cứ đường lối nào mà Ala al-Din chọn, không phàm nhân nào được phép phản đối, và … việc quản lý công việc lại do đàn bà quyết định, các nền móng mà người cha ra công xây đắp giờ bị đạp đổ … nhưng ai đã từng chấp nhận luật Shari’a và Hồi giáo do sợ người cha nhưng trong lòng dạ xấu xa và đầu óc đen tối của họ vẫn còn tin tưởng vào tín điều độc ác của ông nội ông ta … khi thấy rằng không ai ngăn trở họ phạm vào những tội lỗi bị cấm … họ lại quay về với cái Dị giáo … và …khôi phục quyền lực …Những người còn lại…, những người chấp nhận Hồi giáo vì lòng tin … lấy làm hỏang sợ … và … lại phải che dấu sự thực họ là các giáo đồ Hồi giáo. …

Sau khi cậu bé này cầm quyền được 5 hoặc 6 năm … thì mắc bệnh trầm uất. … Không ai dám làm trái ý … người ta dấu đi tất cả các báo cáo trong và ngòai lãnh địa...không có một cố vấn nào dám thốt 1 lời trước mặt cậu ta…. Cậu ta để mặc cho việc trộm cắp, trấn lột và cướp bóc xảy ra hàng ngày trong lãnh địa của mình ; và cho rằng mình có thể bỏ qua cho cách hành xử này bằng những lời giả dối và ban tặng tiền bạc. Và khi tất cả sự việc vượt quá giới hạn, thì cả cuộc đời, vợ con, nhà cửa, lãnh địa và tài sản đều bị cuốn hút vào cơn điên lọan và mất trí này …

Mặc dù với những khó khăn trên, vẫn còn các thủ lãnh có năng lực để lèo lái công việc của giáo phái, và trong thời gian Ala al-Din cầm quyền có nhiều hoạt động trí thức và chính trị. Một trong những nhiệm vụ - và vinh quang - được thừa nhận của 1 thủ lãnh Hồi giáo là vai trò bảo trợ khoa học và học thuật, và các Imam phái Ismaili không hề lạc hậu chút nào về mặt này.

Thư viện của lâu đài Alamut nổi danh - ngay cả Juvayni là người đố kỵ mạnh cũng phải thừa nhận là mình có quan tâm đến thư viện này – và trong giai đoạn đó, thư viện cũng lôi cuốn được một số học giả từ bên ngoài. Đứng đầu trong nhóm là Nasir al-Din Tusi (1201-74) - triết gia, nhà thần học và chiêm tinh gia - đã từng lưu lại ở đây nhiều năm trời. Vào thời gian đó, ông theo nhóm Ismaili và thực tế đã viết ra một số tác phẩm mà đến nay vẫn còn được coi là cặn kẻ về phái Ismaili. Về sau, ông ta xưng mình thuộc phái thờ 12 Imam, tức là phái có chút ít sự gắn kết với phái Ismaili. Vẫn còn chưa rõ phái nào có liên quan đến taqiyya (sự che dấu), phái mà ông ta trung thành, hoặc cả 2.

Trong những năm đầu dưới sự cai trị của Ala al-Din, tình hình tại Iran thuận lợi cho sự bành trướng của nhóm Ismaili. Đế quốc Khorazm đã bị xé nát khi quân Mông cổ xâm lăng, và trong lúc vị vua cuối cùng của đế quốc này, Sultan Jahal al-Din, cố gắng vô vọng nhằm phục hưng đất nước tơi tả của mình, thì người Ismaili đã thành công trong việc mở rộng lãnh thổ của họ. Cũng trong khoảng thời gian này, họ chiếm lấy thành phố Damghan, gần pháo đài Girdkuh, và công khai muốn chiếm lấy thành Rayy, nơi mà người Khorazm đã ra lệnh tàn sát các da’i phái Ismaili vào năm 1222.

Năm 1227, Sultan Jalal al -Din buộc nhóm Ismaili phải chấp nhận 1 cuộc hưu binh và đem cống nạp thành phố Damghan. Trước đó không lâu, một sĩ quan Khorazm là Orkhan đã bị họ ám sát để trả đủa cho cuộc đột kích vào trang trại của người Ismaili tại Quhistan ; Nasawi, người chép tiểu sử của Jalal al –Din, vua Shah xứ Khorazm, vẽ ra 1 bức tranh sinh động như thế này : " 3 tên fida’i xông vào tấn công Orkhan và giết ông này ở ngoại thành. Sau đó chúng tiến vào thành phố, tay cầm dao, lớn tiếng hô tên Ala al-Din, cho tới khi chúng đến cổng dinh của vị vizier Sharaf al- Mulk.

 Họ xộc vào phủ thư ký, nhưng không tìm thấy ông này, bởi vì đúng lúc đó ông ta đang ở tại lâu đài của Sultan. Họ làm bị thương 1 lao công rồi chạy vụt ra ngoài, hô hào tập hợp và khoe khoang thắng lợi. Từ trên các mái nhà, dân chúng hè nhau ném đá giết chết bọn họ. Còn chút hơi tàn, họ gắng hô to:’ Chúng ta xả thân vì chúa công Ala al-Din.”
Logged
baokhanhnbk
Thành viên
*
Bài viết: 1089



« Trả lời #46 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2010, 10:12:37 pm »

 Chính vào thời điểm này, Badr al-Din Ahmad, đặc sứ của Alamut, đang trên đường đi gặp Sultan. Khi nghe được những sự cố, đương nhiên là ông ta có phần nào e ngại về buổi tiếp kiến, cho nên ông ta viết thư cho vị vizier xin ý kiến là có nên tiếp tục chuyến đi họăc quay về. Vị vizier, do sợ bản thân của mình bị liên luỵ, nên hồ hởi tiếp đặc sứ của nhóm Ismaili, hy vọng rằng sự có mặt của ông này sẽ ‘ bảo đảm cho mình khỏi phải chịu cái số phận đáng sợ và các chết kinh hãi đã xảy ra cho Orkhan’. Vì thế, ông ta dục viên đặc sứ đến gặp mình và hứa làm tất cả để giúp hoàn thành sứ mạng.

Rồi 2 người đi cùng nhau, vị vizier cố hết sức để lấy lòng ông khách đáng gờm này. Tuy nhiên, tình bạn của họ bị ngăn trở vì 1 sự cố không may. ‘ Khi đến đồng bằng Serat, trong 1 giây phút buông thả do say vì uống nhiều, Badr al-Din nói : ’Ngay tại nơi này, trong đám lính tráng của ngài cũng có fida’i của chúng tôi, từ lâu họ đã chui vào hàng ngũ của ngài, người thì giữ ngựa, người thì phục vụ cho viên thị quan chính (pursuivant) của Sultan. Sharaf al- Mulk cố nài đưa họ ra mắt và tặng ông này 1 chiếc khăn coi như dấu hiệu bảo đảm an toàn (safe-conduct).

Thế là, Badr al-Din Ahmad gọi 5 tên fida’i tới, và khi đến, 1 tên người Ấn trong bọn nói với Sharaf al- Mulk một cách xất xược :” Đúng ra là tôi đã giết ngài vào ngày giờ này tại chỗ này chỗ này ; nhưng tôi không làm vì chưa nhận lệnh phải xủ trí ngài”. Khi Sharaf al -Mulk nghe những lời trên, ông ta cởi phắt áo choàng ra, chỉ mặc áo sơ mi, rồi ngồi ngay trước mặt họ và nói :” Vì cớ gì ?. Ala al-Din muốn gì ở ta ? Ta có tội lỗi hoặc thiếu sót gì mà ông ta muốn uống máu ta ? Ta chỉ là nô lệ của Ala al –Din, là nô lệ của Sultan, đang ở trước mặt các ngươi đây. Muốn làm gì ta thì cứ làm ". Sultan rất lấy làm tức giận khi biết được tình cảnh khốn khó của Sharaf al -Mulk, lập tức truyền lệnh cho ông ta phải đem 5 tên fida’i ra thiêu sống. Vị vizier xin tha cho chúng, nhưng vô ích, đành phải thực hiện lệnh của Sultan :’ Ngay ở cửa lều một đống lửa to được nhóm lên, và 5 tên kia bị quăng vào lửa. Khi bị thiêu, chúng cứ gào : ’ Bọn ta xả thân vì chúa công Ala al-Din ", cho tới chết hẳn, xác cháy thành tro, bay tung theo gió.’ Để chắc ăn, Sultan xử tử luôn viên thị quan chính vì tội tắc trách.

Chính mắt Nasawi chứng kiến kết cuộc.’ Một ngày nọ, khi tôi đang ở chỗ Sharaf al- Mulk tại Bardha’a, có 1 đặc sứ tên là Salah al-Din từ Alamut tìm đến và nói:” Ngài đã thiêu chết 5 fida’i của chúng tôi. Nếu muốn yên ổn, ngài phải trả món nợ máu 10.000 đồng dinar cho mỗi người.”. Những lời này làm cho Sharaf al- Mulk kinh hãi đến mức tê liệt suy nghĩ và hành động. Ông ta tiếp đãi viên đặc sứ trọng hậu, biếu nhiều quà tặng và chiêu đãi tươm tất, rồi lệnh cho tôi viết một công văn, trong đó xin giảm từ 10.000 dinar mỗi người xuống còn 30.000 dinar là khoản cống nạp hàng năm mà họ có nhiệm vụ nộp vào kho của Sultan. Sharaf al- Mulk đóng ấn vào văn kiện.

Thỏa hiệp giữa Khorazmmshah và nhóm Ismaili tỏ ra không mấy tác dụng. Những vụ cải cọ linh tinh với Sultan Jalal al-Din vẫn tiếp tục xảy ra, trong khi đó nhóm Ismaili cứ quan hệ thân thiện với 2 kẻ thù chính của người Khorazm – đó là Caliph ở phía Tây và bọn Mông cổ ở phía Đông. Vào năm 1228, nhà ngọai giao Ismaili là Nadr al-Din vượt sông Oxus đi về hướng đông tới triều đình Mông- cổ ; 1 thương đòan người Ismaili trẩy hướng tây gồm 70 người bị người Khorazm chặn lại và tàn sát vì có 1 đặc sứ Mông cổ cùng đi với họ để đến Anatolia. Sự hục hặc giữa nhóm Ismaili và người Khorazm còn tiếp tục trong nhiều năm, có lúc được thổi bùng lên qua các vụ giao tranh, ám sát hoặc thương thuyết.
Logged
baokhanhnbk
Thành viên
*
Bài viết: 1089



« Trả lời #47 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2010, 10:14:24 pm »

 Nasawi có lần được cử theo 1 sứ đoàn đến Alamut để đòi thanh tóan đủ số cống nạp phải nộp cho Damghan.Ông này mô tả nhiệm vụ của mình với đôi chút hài lòng: ’ Ala al-Din biệt đãi tôi so với những đặc sứ khác của Sultan, tiếp đãi hết sức trọng thị và hào phóng.

 Ngài đối xử tử tế, và 2 lần tặng tôi quà và áo bào. Ngài bảo :’ Ngươi là người đáng kính. Rộng rãi với 1 con người như thế không bao giờ phí phạm ". Giá trị của những thứ ban cho tôi, tính bằng tiền mặt và hàng hóa, gần đến 3000 đồng dinar, ‘ gồm có 2 áo bào, 1 chíếc là áo chòang satanh, 1 mũ trùm đầu, một mũ dạ và áo chòang không tay, một chiếc áo có lót satanh và chiếc kia lót nhiễu Trung quốc ; 2 thắt lưng giá 200 đồng dinar, 70 mảnh vải ; 2 con ngựa với yên cương và núm yên ngựa ; 1000 đồng dinar vàng, 4 con ngựa có tấm phủ lưng ; một đàn lạc đà xứ Bactria ; và 30 áo bào cho đám tùy tùng. Nói không ngoa, rõ ràng là chúa công Alamut đã được thế giới này cống nạp khá nhiều món ngon vật tốt.

Việc tranh chấp với Khorazmshah không phải là điều quan tâm duy nhất của nhóm Ismaili. Ở gần thì họ giở trò đánh đấm với các thủ lãnh ở Gilan, nơi mà không thể nào cải thiện được mối quan hệ vì đã giết vô cớ mấy công nương xứ Gilan sau cái chết của Jalal al-Din Hasan ; có lúc nhóm Ismaili chiếm thêm một số đất đai của xứ Gilan, gần Tarim. Ngược lại, mối giao hảo với các cựu thù tại Qazvin lại tương đối êm ắng.

Có một chuyện khá ngạc nhiên là Ala al-Din Muhammad, lại là 1 đệ tử thuần thành của 1 vị Shayk tại Qazvin ; mỗi năm tặng cho ông này 1 khoản gồm 500 đồng dinar vàng để cho vị này chi dụng thức ăn, thức uống. Khi người dân Qazvin trách cứ vị Shayk đã sống bằng tiền của kẻ dị giáo, ông này trả lời: " Nếu Đấng Imam cho rằng hợp pháp khi lấy máu và tiền của bọn dị giáo ; thì lại càng hợp pháp gấp đôi khi bọn chúng tự nguyện cống nạp ". Ala al-Din cho dân chúng thành Qazvin biết sở dĩ ông ta không đụng đến thành này là vì có vị Shaykh ở đó. " Nếu không vì vị, ta sẽ biến Qazvin thành tro bụi rồi bỏ vào thúng để mang về Alamut”.

Tuy đứng ra gây chiến tranh, đột kích, ám sát, nhưng nhóm Ismaili không quên mục đích hàng đầu của họ là giảng đạo và cải đạo, và cũng vào thời điểm đó họ đạt được một trong những thành công quan trọng khi cấy được tín ngưỡng của họ vào vùng đất Ấn độ. Nhiều thế hệ qua, giáo lý cũ của nhóm Ismaili theo Musta’l đã cắm chắc rễ tại Ấn độ nhất là vùng bờ biển Gujerati ; giờ đây một phái bộ truyền giáo từ Iran triển khai " giáo lý mới " của phái Nizari vào tiểu lục địa Ấn độ, nơi sẽ trở thành 1 trung tâm chính của phái này.

Juvayni và các sử gia dòng Sunni Ba tư khác đã đưa ra 1 bức tranh rất thù nghịch về Ala al-Din Muhammad, dưới hình ảnh một người nát rượu dễ bị những cơn sầu chán và giận dữ. Trong những năm cuối đời, ông ta lại hục hặc với người con cả là Rukn al-Din Khurshah, vốn đã được ông ta chỉ định làm Imam từ khi còn rất bé. Về sau, ông ta tìm cách huỷ bỏ sự chỉ định này và cử một người con trai khác, nhưng nhóm Ismaili " dựa theo giáo lý, từ chối công nhận điều này và cho rằng chỉ có lần chỉ định đầu tiên mới có giá trị ".

Sự hục hặc giữa cha và con đưa đến cảnh khủng hoảng vào năm 1255. Vào năm này, cơn điên của Ala al-Din trở nên nặng hơn và… căm ghét đối với Rukn al –Din nhiều hơn … Rukn al –Din cảm thấy mạng sống của mình không an toàn … và vì vậy ông ta tính chuyện bỏ trốn, chạy đến các lâu đài ở Syria, tìm cách chiếm lấy một cái, nếu không được thì chiếm lấy Alamut, Maymundiz và một vài lâu đài khác tại Rudbar, nơi có nhiều kho tàng và đá quí … rồi khởi loạn … Phần lớn các quan chức thuộc lãnh địa của Ala al-Din đều ái ngại cho người con, bởi vì không biết điều gì sẽ xảy ra cho cái mạng của người này.
Logged
baokhanhnbk
Thành viên
*
Bài viết: 1089



« Trả lời #48 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2010, 10:15:34 pm »

 Ruhn al-Din đưa ra 1 lập luận như sau để thăm dò. Ông ta cho rằng " do tính tình hiểm ác của cha ta nên quân đội Mông cổ mới có ý tấn công lãnh địa, còn cha ta thì chẳng quan tâm đến cái gì cả. Ta sẽ li khai và cử sứ giả gặp Hoàng đế trên mặt đất (Hãn Mông cổ) và đến yết kiến tại triều đình để xin thần phục và bày tỏ lòng trung thành. Và từ rày về sau, ta sẽ không cho phép bất cứ kẻ nào trong lãnh địa của ta được phạm 1 hành động sai trái [ và để bảo đảm ] cho dân chúng trong vùng sống sót yên ổn ”.

Với khẳng định này, các thủ lãnh Ismaili nhất trí ủng hộ Ruhn al-Din, thậm chí còn chống lại người của cha ông này ; nhưng có một điều mà họ chưa làm là không ra mặt chống đối đích danh Ala al-Din. Vị Imam, ngay cả khi điên loạn, vẫn còn mang tính thiêng liêng, đụng tới ông ta tức là báng bổ, là phản bội.

Thật là may mắn cho nhóm Ismaili - hoặc cho một số ít người trong bọn họ - là không cần phải đi đến 1 lựa chọn khủng khiếp như thế. Khoảng 1 tháng sau thoả hiệp đó, Ruhn al-Din đổ bệnh và thoi thóp trên giường bệnh. Khi Ruhn nằm liệt giường, thì người cha, Ala al –Din, theo Juvayni, đã bị 1 kẻ không rõ danh tính ám sát trong khi ngủ mê mệt vì say bí tỉ.. Việc này xảy ra vào ngày 1 tháng chạp năm 1255. Việc ám sát một thủ lãnh của nhóm sát thủ ngay tại hang ổ của ông ta đã dấy lên nhiều điều nghi ngờ và cáo buộc.

Một số người hầu của vị Imam quá cố bị bắt gặp gần nơi án mạng đều bị đem ra giết và người ta còn cho rằng 1 nhóm các kẻ thân tín đã âm mưu chống lại Ala và đã đưa người bên ngoài từ Qazvin đến Alamut để thực hiện âm mưu này. Cuối cùng, họ nhất trí về thủ phạm như sau :’ Qua một tuần, căn cứ các dấu hiệu và chỉ điểm rõ ràng, tất cả nhất trí là Hasan của xứ Mazandaran, là kẻ kề cận sủng ái ngày đêm không hề xa lìa một bước, người giữ tất cả những bí mật của Ala al-Din, đã ra tay hạ sát Ala. Có người cho rằng vợ của Hasan, vốn là nhân tình của Ala al-Din, đã báo cho Ruhn al-Din các bí mật liên quan đến ám sát mà Hasan thổ lộ cho vợ biết. Rồi điều phải đến đã đến 1 tuần sau đó, Hasan bị kết tội chết, xác bị đốt, con cái, gồm 2 gái và 1 trai, cũng bị đốt ; và Ruhn al –Din thay mặt cha cai trị lâu đài ".

Trong những năm cuối của triều đại Ala al-Din, nhóm Ismaili ngày càng phải đối đầu với kẻ thù khủng khiếp nhất trong tất cả các kẻ thù của họ - giặc Mông cổ. Vào năm 1218, các đội quân của Thành Cát Tư Hãn, thủ lãnh của 1 Đế quốc mới đang hình thành tại phía Đông châu Á, đã tiến đến bờ sông Jaxartes, kế cận với vùng Khorazmshah.Chẳng bao lâu, một vụ việc xung đột biên giới được coi là cái cớ để đưa quân tiến về hướng tây. Vào năm 1219, Thành Cát Tư Hãn dẫn quân vượt sông Jaxartes tiến vào vùng đất của người Hồi.

 Năm 1220, ông ta đánh chiếm các thành phố Hồi giáo cổ như Samarqand và Bukhara,và tiến về phía sông Oxus ; và năm sau, vượt sông Oxus, chiếm lấy thành Balkh, Merv và Nishapur, và thống lãnh toàn bộ miền đông Iran. Cái chết của Thành Cát Tư Hãn vào năm 1227 chỉ làm chậm bước tiến trong một thời gian ngắn. Vào năm 1230 người kế vị tung ra 1 đợt tấn công mới vào xứ Khorazmshah rệu rã ; và vào năm 1240, quân Mông cổ đã tràn qua miền tây Iran, tấn công Gruzia, Armenia và phía bắc vùng Lưỡng hà.
Logged
baokhanhnbk
Thành viên
*
Bài viết: 1089



« Trả lời #49 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2010, 10:17:11 pm »

 Đợt tấn công cuối cùng xảy ra vào giữa thế kỷ 13. Từ Mông cổ, Đại Hãn sai người em là Hulegu -tức là cháu nội Thành Cát Tư Hãn -, chỉ huy một đợt viễn chinh mới với mệnh lệnh là chiếm lấy tất cả các vùng đất Hồi giáo đến tận Ai cập. Chỉ trong vòng vài tháng, các kỵ sĩ tóc dài người Mông cổ đã dẫm nát Iran, phá tan mọi chướng ngại và vào tháng giêng năm 1258, tất cả các mũi giáp công vào thành Baghdad. Vị Caliph cuối cùng sau một hồi cố gắng chống trả vô vọng, đành phải cố xin được miễn tội chết. Các chiến binh Mông cổ tràn vào thành, tha hồ cướp bóc, đốt phá và vào ngày 20 tháng 2,Vị  Caliph bị giết cùng với tất cả gia đình. Sau 500 năm là thủ lãnh danh nghĩa của phái Hồi giáo Sunni, dòng Abbas đến đây là chấm dứt.

Các Imam của lâu đài Alamut, cũng giống như các thủ lãnh Hồi giáo cùng thời, không hề ngờ nghệt khi đối đầu với đám ngoại đạo Mông cổ tấn công vào Hồi giáo. Vì đang tranh chấp với Khorazmshah, cho nên Vị Caliph al – Nasir không thấy bực mình chút nào với sự xuất hiện của 1 kẻ thù mới, đầy nguy hiểm lấp ló từ phía xa của đế quốc Khorazm - và đồng minh của ông ta, Imam Jalal al-Din Hasan, là một trong những người đầu tiên gởi thư tỏ bày thiện chí đối với Đại Hãn.

Thật ra, có lúc nhóm Ismaili cũng tỏ vẻ đoàn kết với các láng giềng Sunni để chống lại mối đe doạ mới. Khi Thành Cát Tư Hãn chinh phục miền đông Iran, thủ lãnh Ismaili tại Quhistan niềm nở cho nhóm dân Sunni vào tị nạn tại các pháo đài trên núi của ông ta. Khi nói về thủ lãnh Ismaili tại Quhistan, một du khách Hồi giáo kể lại :’ Tôi thấy ông ta là một người có học vấn sâu rộng … khôn ngoan, rành về khoa học, triết học ; ở cái xứ Khurasan này không có mấy người như ông ta xét về mặt triết gia và hiền nhân. Ông ta thưòng cưu mang các lữ khách, người phương xa nghèo khó ; và người Hồi giáo nào ở Khurasan có dịp kề cận đều được ông ta che chở. Vì thế, ông ta tập hợp được một số học giả Hồi giáo xuất sắc nhất tại Khurasan … ông ta đối đãi họ trọng thị và tỏ ra rất tử tế.

Về mặt này, họ cho biết là trong 2 hoặc 3 năm đầu của thời kỳ hỗn loạn tại Khurasan, các học giả và khách qua đường đã nhận được một ngàn bộ quần áo, 700 con ngựa có đủ yên cương lấy từ kho lẫm của thủ lãnh. Làm được như thế cho thấy các tụ điểm Ismaili chưa bị quân Mông cổ tấn công, và chẳng bao lâu Alamut nghe được lời than phiền của dân chúng về tính hào phóng của ông ta, những người này đòi hỏi – và được giải quyết - là 1 người quản trị không nên phung phí tiền bạc của nhóm Ismaili cho người ngoài. Sử gia Minhaj-i Siraj Juzjani, đã từng phục vụ cho các thủ lãnh vùng Sistan, đã 3 lần viếng các tụ điểm của nhóm Ismaili tại Quhistan - trong những lần công cán ngoại giao nhằm mở lại các con đường giao dịch và 1 lần đi mua sắm, để mua " quần áo và những thứ cần dùng khác ", những thứ đã bắt đầu hiếm tại miền đông Iran " vì sự tấn công của quân ngoại đạo ". Rõ ràng là nhóm Ismaili tại Quhistan có lợi thế vì chưa bị tấn công.

Bất cứ sự thoả thuận nào giữa nhóm Ismaili và quân Mông cổ, nếu có, đều không lâu bền. Các ông chủ mới của châu Á không thể chịu được tình trạng cứ mãi độc lập của đám tín đồ đầy nguy hiểm và hiếu chiến này - và trong đám chiến binh của họ cũng không thiếu những tín đồ Hồi giáo mộ đạo nhắc nhở cho họ biết về mối nguy hiểm của đám Ismaili. Có người nói rằng, Vị Qadi chính tại Qazvin khi diện kiến Đại Hãn phải mang 1 áo giáp, và giải thích rằng phải làm như vậy vì lúc nào cũng có nguy cơ bị ám sát.
Logged
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM