Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 04:25:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Theo chân Anh, Tình Nguyện Quân Sư đoàn 7 BB (tt "Mũi chính diện..." - phần 5)  (Đọc 374919 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
haanh
Thượng tá
*
Bài viết: 5795


HOT nhất forum


« Trả lời #350 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2010, 11:01:40 am »

hehe bác  Haanh : Siêm Riệp không có đường buôn, đường tàu thì đúng là buồn thật đấy nhỉ nhưng bù lại nó có đường tình cho bác có chỗ trút bầu tâm sụ của lính hehe. Mất cái này thì được cái khác, ối chú CCB cũng mong được như bác mà có được đâu. Mà chả thấy bác kể gì về cái đường này của bác mấy nhỉ
hehe đường tình thì đơn vị nào chẳng có  Grin congtop vn ngày xưa ở bên K có bèo lắm thì cũng phải như Đài loan , Hàn quốc bây giờ  Grin Thấy lão BY bị gái K tán tỉnh không ? cũng may tư tưởng , lập trường của lão ấy kiên định vững vàng chứ không bị thất thân rồi  Grin
Lính mình hay lắm , luôn biết cách tạo niềm vui cho mình để có đủ sức vượt qua khó khăn gian khổ . Không ai mang Hoa đến cho lính thì lính tự trồng lấy vậy  Grin
Logged

NAM QUỐC SƠN HÀ NAM ĐẾ CƯ .
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #351 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2010, 04:46:07 pm »

 
Trích dẫn
Bất chợt tôi sờ lại túi của mình . Ừ nhỉ , nó cũng đầy và căng căng loại giấy đó , hóa ra khi nãy tôi cũng tống lên toa xe gần chục mạng dân K đi buôn chứ không ít  .

  Câu văn này gần như hoàn hảo. Không phải về nội dung mà chính ở cách viết.
   Cái này gọi là lỗi hành vi chứ không phải tư tưởng..tại cái tay nó làm chứ không phải cái đầu nó muốn thế ,có kiểm điểm thì kiểm điểm cái ..tay của BY thôi  Grin
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #352 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2010, 05:57:39 pm »

@ bác Binhyen: quả đường tàu lên ảnh đẹp nhẩy. Không biết ngày đó nó có cong queo khấp khểnh như thế này không bác. Grin
Hì ..Hì ! Ngày đó đường sắt ở K cũng chẳng hơn bây giờ bao nhiêu , vẫn con đường sắt thuộc loại cổ lỗ sĩ nhất thế giới từ thời Pháp thuộc và sau này chiến tranh liên miên thì gần như không được duy tu bảo dưỡng bao nhiêu .
 Khu vực ngã 4 đường tàu xưa kia không như ảnh bây giờ đâu , bên trái bên phải bức ảnh đường sắt toàn cây tre gai táo dại và lác đác khóm thốt nốt , cành lá ngọn cây phủ cả ra đường sắt khiến tầm nhìn không xa được như bây giờ , đoạn ngang chốt C2 cũ thì đường sắt cao hơn mặt đất phum , bên ngoài chốt thì không phức tạp lắm về địa hình nhưng lại bị che khuất tầm nhìn vì cây cối rậm quá , hàng dãy tre gai với bờ thửa là công sự chiến đấu khá an toàn nên rất bất lợi cho lính đánh vận động lúc đó . Đến tận bây giờ mỗi khi nhớ lại vẫn thấy rùng mình vì lần đó địch đánh cắt ngang đội hình C2 khi đang rút chạy về phía sau , lúc đó BY đang vác tử sỹ trên lưng nếu chạy được nhanh hơn thì cũng chết mà chạy chậm tý nữa chắc cũng đã toi . Ơn Trời chạy vừa đúng miếng vừa tốc độ và vấp ngã cũng đúng lúc cần ngã . Một mình cùng tử sỹ nằm trên cao nhất của đội hình , bỏ chạy không nổi buộc phải đánh chặn địch tấn công trước mặt và mồm thì phải to như cái loa gọi anh em đánh lên trợ chiến . May anh em nó quay lại chứ nó bỏ chạy thẳng thì có lẽ BY giờ đây xương chắc cũng không còn . Grin
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
binhyen1960
Trung tá
*
Bài viết: 3862


HOT nhất forum năm 2009


« Trả lời #353 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2010, 11:07:56 pm »

 Xập xình tàu chạy cũng cỡ 2h đồng hồ thì dừng lại tại một cái ga cầu bơ cầu bất nào đó khi đi qua đoạn đường tàu cắt ngang đường 132 , nhà ga cũ rích tối thui chẳng nhìn thấy cái gì ra cái gì cả , theo phán đoán của anh em lúc đó thì điểm đỗ tàu ở đây cũng cỡ ngang ngang với núi Kimry trên bản đồ nếu kéo về hướng đông núi , thôi thì quan trọng gì , ở đâu mà chẳng được chỗ nào trên cái đất K này chẳng giống nhau và ở đây thì có địch hay không có địch cũng chẳng phải là điều đáng nói , mấy thằng lính Pốt chết đói ở đây trước kia chúng tôi khinh bằng con tép chỉ cần thấy thoáng bóng lính QTN VN là chúng từng bỏ chạy văng guốc văng dép cả rồi còn đâu mà nói chuyện chinh với cả chiến .
 Đêm đến tàu chạy chậm và phải bật đèn pha sáng lên để chạy , lâu lắm rồi chúng tôi không được nhìn thấy ánh sáng điện , ngồi trên nóc tàu thấy ánh sáng chạy trước trên cái đường sắt cũ kỹ lắc lư soi rõ lính DKZ75ly của C5 ngồi dựa vào thành những bao cát trên cái toa tàu trống được đẩy phía trước .
 Bộ phận đi đầu và khóa đuôi đoàn tàu thì chẳng xơ múi được gì vì nằm trơ chọi ra đó lấy đâu chỗ kín đáo mà bảo kê cho dân đi buôn nên số khổ vẫn hoàn khổ vất vả mà chẳng được gì từ vụ làm ăn vừa qua . Lính bộ binh là sướng nhất , lính bộ binh là vua trên chuyến tàu đó , có làm ẩu làm bừa thì cũng chỉ là thằng lính nếu có bị kỷ luật vì chứa chấp dân buôn trên tàu hỏa thì có khi nó lại càng mừng nhất là những thằng mới nhận quân hàm thượng sỹ đợt gần đây , chúng nó đang lo sốt vó vụ này chưa biết tính toán sao đây nhỡ ra nhãng ý đi vài tháng họ gắn cho đôi đũa cả trên ve áo rồi lôi tuốt tuồn tuột 3 sao với cái gạch vàng xuống thì chỉ có nước ngồi đó mà khóc tiếng Thổ nhĩ Kỳ cùng với nhà ông Asit Nexin .
 Cán bộ của E F có 2 ông bám theo kiểm soát đoàn tàu thì cũng lượn qua lượn về trên đoàn tàu đó vài lần rồi ngồi thu lu trong cái toa kín mít toàn sắt bọc quanh đó cho nó yên tâm , quá là lô cốt di động hơi đâu mà thò mặt ra nhỡ ở dưới đường phía trong những cánh rừng kia nó bòm cho một phát thì dơ hơi với mấy thằng lính Pốt tàn quân ngớ ngẩn không tên không tuổi đó , cán bộ C2 cũng vậy nốt ra ngoài làm gì có gì thì lính các B và B trưởng chúng nó lo cả rồi chẳng cần thò mặt ra làm gì , còn lính thì thuộc loại cùng đinh nhất chẳng ngán chẳng sợ cha con mấy thằng Pốt nên cứ nhơn nhơn với nhau cả lũ , nếu mày thích chiến thì mời mày ra đây , hàng đại đội lính chiến đấu luôn sẵn sàng tiếp đón chúng mày một cách nhiệt tình nhất xem ai là thằng lỳ đòn hơn cho biết .
 Cán bộ C2 rỉ tai B trưởng , B trưởng rỉ tai anh em : Này chia đều đấy nhé , chia bớt cho tất cả anh em cùng hưởng đừng thằng nào ăn mảnh một mình nhé . Thế là những con số thống kê xem thằng A thằng B đã nhập bao nhiêu và cần xuất ra bao nhiêu cho nó đồng đều chia bớt cho đám anh em ở đầu và cuối đoàn tàu nhiều thiệt thòi hơn kia , chia thì chia , Campuchia mà chia bớt cho anh em cũng chẳng sao có phải của ông của cha mình đâu mà cần , cũng là của chim trời cá nước cả thôi không lẽ mình hưởng cả để anh em khác nhịn đói thì cũng chẳng đành lòng , song tính tư hữu cá nhân vẫn còn nặng lắm , thu vào 10 chỉ báo 5 chẳng dại gì báo nguyên số mình từng nhận lúc trời còn chập choạng tối .
 Chuyện đó coi như ổn , ai cũng có chút phần và tất nhiên mấy anh cán bộ của E F thế nào cũng được cán bộ C2 giải quyết chế độ nên suốt dọc đường đi sau này cũng cứ mặc kệ lính muốn làm gì thì làm , tất nhiên là lính C2 không có thằng nào làm điều gì bậy bạ ngoài việc lấy tiền bảo kê lộ phí cho tấm vé đi Bat Dambang của dân buôn lúc đó .
 Thằng Tính vịt chui vào toa đen hỏi dân K :
- Tha lam chụa .
 Nghe tức cả tai nên thằng khác vặc lại :
- Tha lam chụa cái đầu mày mà tha lam chụa . Phải là Samit biết chưa ?
- Ừ thì Samit vậy . Samit , Samit .
 Đúng là dân , đúng là lính , dễ trăm đường mà dân " không " cũng chịu , khó trăm đường mà dân " liệu " cũng xong , lính hỏi tha lam chụa mà dân đã " liệu " cho rồi thì được luôn Samit thế mới hay , tình quân dân đúng như kỷ luật quân đội là phải như cá với nước và ở đây chúng tôi với dân K đúng như vậy thật . Cá , nước và hình như cũng có cái thớt bên cạnh .
 Khu vực gần cái nhà ga cũ kia cũng có một bộ phận nhỏ lính QTN VN đơn vị nào tôi không biết đóng quân ở đấy , khi tàu vào ga thì vài tay lính mình xách súng ra chỗ đoàn tàu chúng tôi đang đỗ hỏi han cái gì đó người lái tàu nhưng khi biết có hàng đại đội lính VN trên tàu cùng cán bộ của E F7 thì bỏ đi luôn không hỏi han gì nữa , trong đêm tối chẳng nhìn rõ được cái gì nhà ga với mái nhà ngói xiêu vẹo cũ kỹ bên trong tối như hũ nút kia chẳng có lấy một ánh đèn dầu , sân ga cũ nát với vài cái toa tàu chỏng trơ trên cái đường roay lạc lõng đến vô tình giữa một khoảng đen xì của rừng cây cả 3 bề 4 bên . Một cái nhà ga không tên chẳng tuổi đã từng chết từ rất lâu rồi , cái đất nước này thật kỳ lạ tôi chưa từng thấy cái gì của họ có sự sống cùng sự phát triển văn minh của nhân loại thời đó , tới đâu cũng chỉ thấy sự tang thương và tang tóc từng diễn ra ở đây từ nhiều năm tháng rồi , càng ngẫm tôi càng thấy khó hiểu về các nhà lãnh đạo của bè lũ Khmer đỏ đã đưa dân tộc này về thời kỳ ăn lông ở lỗ nhằm mục đích gì không biết ? Chỉ có Trời mới hiểu nổi cái chân lý cùng hành động của họ còn tôi thì từ ngày đó cho đến tận bây giờ cũng không thể hiểu nổi . Xin chịu .
 Đám dân K đi buôn thì có vẻ thông thuộc hơn hẳn lính chúng tôi , chắc họ đi lại nhiều lần trên đoạn đường sắt này nên cũng hết sức bình thản tìm chỗ móc võng lên mà nằm , họ sống hơi ồn ào nói cười bô bô , chúng tôi không quen cách sống này khi đi tác chiến nên hơi bực mình với họ , chúng tôi cần yên lặng giữ trật tự chia nhau canh gác và ồn ào thường gây bất lợi nên phải nhắc nhở họ trong đêm tối cấm đi lạ lung tung tránh tình trạng con tóp VN banh ngọp nhầm , khi cần đi vệ sinh trong đêm chỉ cần tụt xuống đường sắt ngay toa tàu của mình và cứ ngồi đó mà thiên nhiên , dọa họ thế thôi chứ cũng không đến nỗi và người dân thì cứ dăm dắp mà tuân thủ không ai dám trái ý lính QTN VN lúc đó , lôi thôi cho xuống giữa rừng thì chỉ có ngồi đó mà khóc dưng dức . Đám phụ nữ K bên toa tàu kia thì trật tự hơn chỉ mỗi tội những lúc lên xuống tàu thì lòe xòe váy áo xà rông hoa của Thái lan họ đu bám leo lên cửa tàu thì đến là buồn cười , cửa bên hông toa đen cao đến gần ngang ngực họ chứ chẳng chơi nên phải người dưới đẩy người trên kéo mới lên nổi và khi đã lên được rồi thì ai cũng rất tự nhiên tháo ra quấn lại cái xà rông cho chặt hơn vì khi leo trèo nó đã tụt rộng bụng ra mất rồi , cứ thản nhiên như không trước mặt những chú lính QTN VN trẻ măng chưa từng 1 lần biết yêu họ làm cái việc không mấy đẹp mắt đó , sau này nhiều thằng lính C2 theo dõi họ sinh hoạt trên đường đi khi tàu dừng ở chỗ nào đó , phụ nữ K cũng rất tự nhiên đi ra xa đường sắt chút ít rồi cứ nguyên như thế họ ngồi xuống và cái xà rông cứ như cái lồng úp lấy phần dưới của họ và họ cũng cứ tự nhiên như vậy mà đi vệ sinh , ai đi ngang hay nhìn thấy hành động của họ cũng là điều khiến họ không ngượng ngùng , có lẽ lính mình ngượng nhiều hơn khi phải chứng kiến điều đó , có một bà già lớn tuổi mặt mũi nghe chừng cũng khá bợm trợn nơi cổ tay bà ta cũng có vết xăm trổ gì đó được che bằng cái đồng hồ điện tử nhảy số dây và vỏ bằng sắt mạ nhưng không che hết vết tích một thời ngang dọc , bà ta ở trong đám phụ nữ đó biết vài câu tiếng Việt bập bẹ chỉ huy đám này , bà ta nói gì thì ai cũng dăm dắp nghe đâu vào đấy , nhìn phong cách của bà ta là biết bà ta là hiện thân của một xã hội âm u nào đó đang to lớn dần trong đám phụ nữ dân K đi buôn tuy không rõ nét nhưng cũng âm thầm đầy quyền lực , nhìn nét mặt của bà ta kênh kênh khó chịu song bà ta lại là người biết người biết ta nhất , luật do lính QTN VN đề ra bà ta tuân thủ tuyệt đối vì vậy mọi người cũng cứ thế mà làm cho đến khi tới đích cuối cùng và khi nào họ khăn gói quả mướp bước xuống tàu thì cũng là lúc bản hợp đồng bảo kê của chúng tôi trên đường đi hết hiệu lực , chúng tôi thì cũng chỉ mong chóng tống khứ họ xuống cho nhanh là thoát nợ . Song nói đến điều đó bây giờ vẫn là quá sớm , chẳng đường đi còn dài .
 Sáng hôm sau tàu lại chuyển bánh , đi đêm không an toàn nên dừng lại qua đêm cũng là quy định bắt buộc của ngành đường sắt K thời đó , từ đây những cánh rừng phủ kín 2 bên đường sắt luôn là những bất ngờ cùng bất lợi cho đoàn tàu hỏa nhưng kinh nghiệm cho thấy lính Pốt không tập kích vào đoàn tàu từ Phnom Penh đi Bat Dambang mà thường nổ súng vào đoàn tàu đi từ hướng ngược lại xuôi về Phnom Penh , vài thằng lính C2 biết được chuyện này từ những người đi buôn , đúng thế chúng chặn đánh như vậy may ra kiếm được chút hàng hóa từ Thái lan về chứ từ Phnom Penh đi thì có mà chết đói , làm gì có gì cho chúng cướp phá ngoài những toa đen không chạy tàn tàn trên đường sắt .
 
Logged

Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận, đình tiền tạc dạ nhất chi mai
GiangNH
Thành viên
*
Bài viết: 1146


« Trả lời #354 vào lúc: 25 Tháng Mười Một, 2010, 11:15:44 pm »

Lính D9-E209-F7 cũng phải đi chốt đường tàu hay áp tải tàu hỏa, bác BY nhỉ?

Các bác ấy nói "Bọn tao đói...thối mồm ra, may ra kiếm được vài bao Samit, 85 nòng dài..."!
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Mười Một, 2010, 11:20:57 pm gửi bởi GiangNH » Logged
yta262
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 1694


y tá e262, f302, MT479


« Trả lời #355 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2010, 09:18:50 am »

...
Đêm đến tàu chạy chậm và phải bật đèn pha sáng lên để chạy , lâu lắm rồi chúng tôi không được nhìn thấy ánh sáng điện , ngồi trên nóc tàu thấy ánh sáng chạy trước trên cái đường sắt cũ kỹ lắc lư soi rõ lính DKZ75ly của C5 ngồi dựa vào thành những bao cát trên cái toa tàu trống được đẩy phía trước .
...
Bác BinhYen nhắc mới nhớ, đúng là một đất nước đang đi ngược dòng thời gian quay về lại thời kỳ đồ đá với chế độ cộng sản nguyên thủy hơn 5 ngàn năm về trước! Sang K. gần 2 năm trời yta mới thấy ánh sáng văn minh khi lần đầu tiên đoàn chiếu phim cuả QK7 tới phục vụ bộ đội. Sau đó mãi tới cuối năm 1981, 3 năm sau khi K giải phóng thì E bộ 262 mới có máy phát điện, chỉ chạy 2 giờ ban đêm nhưng lính mình cũng đủ thấy hạnh phúc lắm rồi. Còn lại từ các C trực thuộc và cấp tiểu đoàn trở xuống thì chỉ có đèn tù mù dầu hôi mà thôi.
Logged

Đạn bom ơi ... lòng tham ơi ... khí giới nào diệt nổi dân ta ...
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #356 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2010, 02:01:32 pm »

Đám phụ nữ K bên toa tàu kia thì trật tự hơn chỉ mỗi tội những lúc lên xuống tàu thì lòe xòe váy áo xà rông hoa của Thái lan họ đu bám leo lên cửa tàu thì đến là buồn cười , cửa bên hông toa đen cao đến gần ngang ngực họ chứ chẳng chơi nên phải người dưới đẩy người trên kéo mới lên nổi và khi đã lên được rồi thì ai cũng rất tự nhiên tháo ra quấn lại cái xà rông cho chặt hơn vì khi leo trèo nó đã tụt rộng bụng ra mất rồi , cứ thản nhiên như không trước mặt những chú lính QTN VN trẻ măng chưa từng 1 lần biết yêu họ làm cái việc không mấy đẹp mắt đó , sau này nhiều thằng lính C2 theo dõi họ sinh hoạt trên đường đi khi tàu dừng ở chỗ nào đó , phụ nữ K cũng rất tự nhiên đi ra xa đường sắt chút ít rồi cứ nguyên như thế họ ngồi xuống và cái xà rông cứ như cái lồng úp lấy phần dưới của họ và họ cũng cứ tự nhiên như vậy mà đi vệ sinh , ai đi ngang hay nhìn thấy hành động của họ cũng là điều khiến họ không ngượng ngùng , có lẽ lính mình ngượng nhiều hơn khi phải chứng kiến điều đó 
   Quá sinh động ! chắc chắn đàn anh BY bớt xén nhiều rồi phải không ? trai Hà Nội mình vốn hào hoa ga lăng,thấy chi em k lên xuống vất vả thế mà chẳng lẽ đứng nhìn,không có ai ra tay nghĩa hiệp giúp chi em hay sao ! bác là bác đứng gần nhất,quan sát tỉ mỉ nhất cơ mà  Grin
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
nguyenquochung
Thành viên
*
Bài viết: 283


« Trả lời #357 vào lúc: 26 Tháng Mười Một, 2010, 11:07:01 pm »

   Nghĩa hiệp thì tất nhiên phải nghĩa hiệp rồi, nhưng cũng chỉ nên từ trên kéo thôi chứ từ dưới đủn nhỡ tuột tay cái để hai cái lồng bàn nó đè cho thì có mà chết ngạt.
Logged
toanbs72
Thành viên
*
Bài viết: 5


« Trả lời #358 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2010, 11:02:24 am »

Anh BY ơi
Hướng này hết địch rồi hay sao mà anh hưu chiến lâu quá. Grin
rất mong bài mới của anh
Logged
bschung
Cựu chiến binh
*
Bài viết: 870


"Mùa sang khấp khểnh tôi về...! "


« Trả lời #359 vào lúc: 03 Tháng Mười Hai, 2010, 12:58:26 pm »

Anh BY ơi
Hướng này hết địch rồi hay sao mà anh hưu chiến lâu quá. Grin
rất mong bài mới của anh
  Nghe nói ở huế đang ngập lụt ,cái nhà của bác BY vốn đả bị trúng pháo ta từ hồi bác PQ còn chinh chiến ở vùng đó (...) vốn đã yếu kèo cột,giờ lại gặp mưa bão thế này ! bác BY làm sao không lo lắng phân tâm ! chắc BY đang ở Huế rồi, bác cũng ráng chờ thêm đi,đoàn tầu mới chưa tới ga poipet mà ! Grin
Logged

Nhân sinh bất như ý sự thường bát-cửu
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM