Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 10:39:35 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bác Hồ - Những kỉ niệm không quên  (Đọc 70235 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #60 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2010, 09:07:20 pm »

Tiếp lời chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng bộ trưởng Bộ Quốc phòng Võ Nguyên Giáp nói:

“… Chiến công vẻ vang của các chiến sĩ bộ đội phòng không, hải quân và các lực lượng vũ trang nhân dân ta có ý nghĩa lớn. Đó là ý chí sắt đá của toàn quân và toàn dân ta kiên quyết bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ và an ninh của Tổ quốc, bảo vệ công cuộc lao động hòa bình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc nước ta. Đó là một sự trừng phạt đích đáng, dạy cho bọn kẻ cướp xâm lược Mĩ biết rằng: liều lĩnh xâm phạm đến an ninh của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, nhất định chúng sẽ chuốc lấy thất bại nhục nhã…

“… Các đồng chí đã nêu cao truyền thống quyết chiến quyết thắng của nhân dân và quân đội ta.

Cá đồng chí đã làm tốt nhiệm vụ vinh quang bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ chủ nghĩa xã hội.

Các đồng chí đã xứng đáng với đồng bào và Quân giải phóng miền Nam anh dũng hiện đang chiến đấu và chiến thắng trên tuyến đầu của Tổ quốc”(1)

Nhắc đến hành động xâm lược của đế quốc Mĩ, Đại tướng nghiêm khắc cảnh cáo:

“Đế quốc Mĩ hãy coi chừng! Mọi hành động khiêu khích xâm lược đối với Việt Nam dân chủ cộng hòa nhất định sẽ bị sức mạnh của toàn thể nhân dân Việt Nam đánh bại”(2)

Sau đó Thiếu tướng Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đọc lệnh khen thưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Đồng chí Trường Chinh, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội trao tặng đơn vị phòng không và đơn vị hành quân huân chương Quân công hạng nhị và ôm hôn thắm thiết đại biểu hai đơn vị. Với cử chỉ rất thân mật, đồng chí Trường Chinh dặn dò: “Thắng lợi có ý nghĩa chính trị rất lớn, nhưng mới chỉ là bước đầu, phỉ chú ý rút kinh nghiệm để trận sau thắng lợi lớn hơn.

Thay mặt toàn thể cán bộ, chiến sĩ bộ đội phòng không - không quân, tôi tỏ lòng vô cùng phấn khởi được vinh dự nhận huân chương cao quý của Quốc hội và Chính phủ đối với Quân chủng Phòng không - Không quân.

Tiếp đó, tôi đọc bài phát biểu do Cục Chính trị chuẩn bị và đã được anh Tính thông qua:

“Chúng tôi hiểu rằng những thắng lợi mà chúng tôi vừa giành được mới chỉ là bước đầu. Đạt được những chiến thắng vẻ vang đó trước hết là do sự lãnh đạo sáng suốt của Trung ương Đảng, của Hồ Chủ tịch, của Quân ủy Trung ương và nhờ sự phối hợp hiệp đồng chặt chẽ của các binh chủng, quân chủng bạn và sự giúp đỡ tận tình của nhân dân.

“Nhận rõ vinh dự được phần thưởng cao quý hôm nay, Quần chúng Phòng không - Không quân càng xác định rõ trách nhiệm nặng nề của mình trước Đảng và nhân dân, nguyện luôn luôn xứng đáng là lực lượng vũ trang cách mạng, tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân, luôn luôn cảnh giác cách mạng cao độ, kiên quyết chiến đấu vì sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc”.

Trước khi buổi lễ kết thúc, chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn thêm:

- Vừa rồi các cô các chú làm nhiệm vụ như vậy là rất tốt, nhưng không được chủ quan khinh địch, phải đoàn kết cảnh giác, giặc đến là đánh, đánh là phải thắng.

Bác vui vẻ giơ từng ngón tay lên nói tiếp:

- Thi đua mỗi người làm việc bằng hai, vừa qua ta bắn rơi tám chiếc phản lực, lần sau hai tám mười sáu, rồi ba tám hai mươi bốn…

Trong không khí tràn đầy phấn khởi, tin tưởng, cả hội trường dậy lên tiếng hoan hô như sấm tỏ lòng kiên quyết thực hiện lời bác dậy.


(1), (2) Kẻ cướp Mĩ bị trừng trị đích đáng”, Nxd Quân đội nhân dân, 1954, tr.31.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #61 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2010, 09:08:10 pm »

III.

MẶT TRẬN TRÊN KHÔNG

Sau trận đánh ngày 5 tháng 8, Bác và Bộ Chính trị quyết định đưa trung đoàn không quân tiêm kích đầu tiên đang huấn luyện ở nước ngoài về nước.

Ngày 6 tháng 8 năm 1964, trung đoàn không quân tiêm kích Sao dỏ dưới sự chỉ huy của trung đoàn trưởng Đào Đình Luyện hạ cánh xuống sân bay Nôi Bài. Các đây nửa năm, ngày 3 tháng 2 năm 1964 được sự ủy nhiệm của Bộ Quốc phòng, tôi cùng đồng chí Nguyễn Xuân Mậu, Phó bí thư Đảng ủy Quốc phòng sang sân bay Mông Tự tuyên bố thành lập trung đoàn 921, do đồng chí Đào Đình Luyện là trung đoàn trưởng và trao cờ “Quyết chiến quyết thắng” cho trung đoàn

Một ngày đầu tháng 11 năm 1964, Bác bảo tôi chuẩn bị cho Bác đến thăm anh em. Tôi đi suốt đêm lên Nội Bài, gặp anh Đào Đình Luyện, căn dặn mọi việc. Biết Bác thế nào cũng kiểm tra nơi ăn, chốn ở, nhà vệ sinh nên tôi kéo theo đồng chí Chủ nhiệm hậu cần cùng đi một lượt khắp doanh trại, chỗ nào còn mất vệ sinh, tôi ra lệnh khắc phục ngay.

Chuẩn bị xong mọi việc, tôi về báo cáo anh Văn Tiến Dũng, gọi điện sang Phủ chủ tịch, báo cho đồng chí Vũ Kì biết, sắp xếp chương trình để Bác đến thăm.

Chuẩn bị rất công phu, mọi người hồi hộp chờ đợi, nhưng khi Bác lên thật giản dị. Tôi báo cáo với Bác nhưng lúng túng thế nào câu trước là Chủ tịch, câu sau lại là Bác. Bác mỉm cười nói:

- Thôi chú lui ra để Bác gặp anh em.

Thế là Bác đến bắt tay từng người, hỏi thăm sức khỏe, hỏi thăm tình hình gia đình. Bác khen các chiến sĩ trẻ đẹp, khỏe mạnh. Bác chủ động, thân mật, làm cho giữa lãnh tụ và quần chúng không còn khoảng cách. Bác uốn nắn cho chúng tôi từng câu, từng chữ như người cha dạy bảo các con. Thấy chúng tôi nói phi cơ, phi công, Bác hỏi lại phi cơ là gì?

- Thưa Bác là máy bay ạ!

- Thế sao không gọi là máy bay lại gọi là phi cơ?

- Các chú là người lái máy bay phải không?

- Thưa Bác vâng ạ!

- Thế thì gọi là người lái chứ sao lại phải gọi là phi công. Hay là các chú thấy gọi phi công thì oai hơn.

Bác nhìn thấy bộ quần áo kháng áp của phi công, nhìn khoang lái nhỏ hẹp, rồi hỏi anh em ngồi trong đó có nóng không? Bác đi thăm nơi ăn, chốn ngủ, nhà bếp, khu vệ sinh của bộ đội. Bác đến với chúng tôi như cha về với con. Tình thương của Người rất bao la nhưng cũng rất cụ thể. Tôi nhớ mãi một câu nói hôm đó của Bác: “Tổ tiên ta từ xưa đã có những chiến công oanh liệt trên sông, trên biển như Bạch Đằng, Hàm Tử; trên bộ có Chi Lăng, Vạn Kiếp, Đống Đa… Ngày nay, chúng ta phải mở một mặt trận trên không thắng lợi, trách nhiệm ấy trước hết là của các chú…”

Để đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại chủ yếu bằng không quân của đế quốc Mĩ đối với miền Bắc, Đảng ta phát động một cuộc chiến tranh nhân dân rộng lớn với Quân chủng Phòng không - Không quân làm nòng cốt, phát huy mọi lực lượng cả dưới đất và trên không. Trong cuộc gặp chúng tôi lần này, Bác đã chỉ ra “Phải mở mặt trận trên không thắng lợi” và “trách nhiệm ấy trước hết là của các chú”. Chúng tôi hiểu mình có vinh dự lãnh một trách nhiệm lịch sử to lớn và nặng nề. Lần đầu tiên những người con của chế độ mới, chế độ xã hội chủ nghĩa, mở mặt trận trên không, chúng tôi phải xứng đáng với ông cha, những người đã làm nên những chiến công rạng rỡ trên sông, trên biển và trên bộ.

Bác không dừng lại ở những lời động viên. Người nói: “Phải học tập Quân giải phóng miền Nam, phát huy lối đánh gần, bám thắt lưng địch mà đánh… Đánh tiêu diệt, bắn trúng, bắn rơi máy bay địch ngay từ loạt đạn đầu…”

Đó chính là con đường duy nhất để đi tới chiến thắng. Đó cũng là tư tưởng và phương châm chỉ đạo tác chiến của kết quả ta trong một thời gian dài. Chúng tôi đã bàn bạc với nhau nhiều về cách đánh gần. Nhưng đây là lần đầu tiên chúng tôi được nghe câu “bám thắt lưng đich mà đánh!” trong tác chiến của không quân. Cách nói hình ảnh và giản dị của Bác đã thấm sâu vào tâm khảm mỗi người chúng tôi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #62 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2010, 09:08:41 pm »

Làm theo lời dạy của Bác, ngay trận ra quân đầu tiên, Không quân nhân dân Việt Nam đã lập chiến công vang dội.

Hôm đó là ngày 3 tháng 4 năm 1965, tôi trực ở sở chỉ huy và trực tiếp ra lệnh cho trung đoàn trưởng Đào Đình Luyện cho biên đội Phạm Ngọc Lan cất cánh đánh địch trên bầu trời Hàm Rồng. Biên đội gồm các đồng chí Phan Văn Túc, Hồ Văn Quỳ, Trần Minh Phương, sau này thường gọi là biên đội Lan - Túc - Quỳ - Phương. Đây là biên đội đầu tiên của Quân đội ta chính thức mở mặt trận trên không, mặt đối mặt với không quân nhà nghề của đế quốc Mĩ.

Theo phương án, biên đội Phạm Ngọc Lan là biên đội tiến công. Ta còn sử dụng một biên đội nữa do Trần Hanh làm biên đội trưởng bay số 1, Phạm Giấy bay số 2, làm nhiệm vụ nghi binh. Trong trận này, Phạm Ngọc Lan và Phan Văn Túc đã mưu trí, dũng cảm bắn rơi 2 chiếc F.8-U của Mĩ, trở thành hai phi công Việt Nam đầu tiên bắn rơi máy bay phản lực hiện đại của không quân đế quốc Mĩ. Và ngày 3 tháng 4 năm 1965, trở thành ngày truyền thống vẻ vang của Không quân nhân dân Việt Nam.

Tin chiến thắng của không quân ta làm cho cả nước nức lòng, tự hào sung sướng. Theo đường dây riêng, tôi gọi điện báo cáo với Bác. Bác khen và căn dặn “Không được chủ quan say sưa với chiến thắng, mà phải tổ chức cho anh em rút kinh nghiệm. Cần nhớ đây chỉ là thắng lợi bước đầu. kẻ địch sẽ dùng mọi thủ đoạn để đánh trả thù. Chú chuyển lời Bác hỏi thăm các chú lái máy bay vừa chiến thắng”.

Phải nói rằng lúc ấy tôi chưa hiểu hết lời căn dặn của Bác. Say sưa với chiến thắng, và cho rằng thế ra không quân thằng Mĩ cũng xoàng, mới có một trận đã bị MIG 17 ta diệt gọn hai chếc. Hôm sau, mùng 4 tháng 4 năm 1965, tôi cho 2 biên đội 8 chiếc xuất kích, với ý định đánh một trận thắng oanh liệt hơn để báo cáo với Bác rằng, Bác giao nhiệm vụ gì tôi cũng hoàn thành xuất sắc, ở lĩnh vực nào cũng làm nên chuyện.

Hôm sua, khi đưa tin về chiến công của không quân ta, đài báo đã giới thiệu tôi là Tư lệnh không quân, mặc dầu ta chỉ có Tư lệnh phòng không - không quân, chứ chưa có Tư lệnh không quân riêng. Dạo đó, đầu năm 1965, đồng bào và chiến sĩ cả nước nghe nói la đã có không quân, rồi lại có cả tư lệnh không quân, ai nấy đều cảm thấy hả hê tự hào.

Sáng mùng 4 tháng 4 năm 1965, tôi tực tiếp cầm máy lệnh cho trung đoàn trưởng Đào Đình Luyện cho biên đội Lê Trọng Lương, Phan Văn Túc, Hồ Văn Quỳ,Trần Minh Phương cất cánh trước; độ cao 8.000 mét trên khu chờ Vụ Bản, Phủ Lí (Nam Hà) làm nhiệm vụ nghi binh thu hút tiêm kích địch, sẵn sàng yểm hộ biên đội công kích. Biên đội tiến công cất cánh sau 2 phút gồm Trần Hành, Phạm Giấy, Lê Minh Huân, Trần Huyên năm.

10 giờ 30 phút, các phi công trong biên đội tiến công báo cáo đã phát hiện máy bay địch.

Trung đoàn trưởng Đào Đình Luyện báo cáo lên Quân chủng và chờ ý kiến của Tư lệnh.

Tôi ra lệnh: Có thời cơ tốt cho nổ súng diệt địch.

Sau đó trận không chiến thứ hai trên bầu trời Hàm Rồng đã diễn ra quyết liệt. Trần Hanh bẳn rơi chiếc F.105-D thứ nhất. Tiếp đó Lê Minh Huân bắn rơi chiếc F.105-D thứ hai. Lúc bấy giờ F.105-D là loại hiện đại nhất của Mĩ ở chiến trường Việt Nam. Thế mà bị không quân ta bắn rơi hai chiếc trong một trận. Ngay ngày hôm sau, 5 tháng 4 năm 1965, hãng tin Pháp AFP đưa tin: “Máy bay phóng pháo F.105 là loại máy bay hiện đại nhất của không quân Mĩ. Thế mà hôm qua rõ ràng đã bị thua máy bay MIG lạc hậu hơn”.

Gần trưa hôm đó, tôi vừa định cầm máy báo cáo với Bác tin mừng chiến thắng mới của không quân ta thì trung đoàn trưởng Đào Đình Luyện báo cáo một tin dữ: “Cả tốp máy bay 4 chiếc của Trần Hanh đều không trở về căn cứ”. Chiếc tổ hợp trong tay tôi như có sức nặng rơi xuống máy. Tôi đứng lặng một hồi lâu, lòng đau như cắt.

Trận trước, 4 máy bay ta quần nhau với 12 máy bay địch, ta bắn rơi 2 chiếc, cả biên đội trở về an toàn. Riêng biên đội trưởng Phạm Ngọc Lan vì hết dầu phải hạ cánh bắt buộc trên bãi cát cạnh sông Đuống nhưng an toàn cả máy bay và người lái. Trận này, 4 máy bay của ta quần nhau với 24 máy bay địch. Ta bắn rơi hai chiếc, nhưng phía ta ba ba chiếc bị bắn rơi. Ba người lái hi sinh. Đó là Lê Minh Huân, Phạm Giấy và Trần Nguyên Năm. Riêng Trần Hanh thì lạc vào tận nghệ An, hết dầu phải hạ cánh bắt buộc xuống một vùng núi phía tây.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #63 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2010, 09:09:03 pm »

Ngay tối hôm đó, Bác gọi tôi lên báo cáo cụ thể. Nếu như chỉ có báo tin chiến thắng thì tôi đi một mình cũng được. Thú thực là tôi rât thích lên báo cáo tin chiến thắng với Bác, để được nhìn nét mặt vui và nụ cười rất hiền của Bác. Nhưng lần này phải báo cáo một lúc ba chiến sĩ lái hi sinh thì tôi ngại quá, nên tìm cách rủ bằng được anh Đặng Tính cùng đi.

Dọc đường chúng tôi rất lo lắng: Tình cmả của Bác đối với Quân chủng nói chung và đối với không quân nói riêng là một tình cảm thương yêu chăm sóc đặc biệt. Bây giờ nghe tin bị tổn thất nặng nề thế này Bác sẽ ra sao? Bác sẽ hết sức đau xót? Bác sẽ khiển trách chúng tôi nặng nề?… Trong tâm trạng lo lắng như vậy, chúng tôi theo đồng chí Vũ Kì bước lên sàn nhà. Vừa đi đồng chí nói khẽ nói khẽ với chúng tôi: “Bác hết hết rồi. Cứ báo cáo tin chiến thắng thôi, đứng nhắc đến chuyện đó nữa”.

Đêm tháng 4 trời bắt đầu nóng. Khu vườn Phủ Chủ tịch yên lặng. Bác ngồi trên chiếc ghế mây đặt ngoài hiên đợi chúng tôi. Mái tóc bạc ánh lên dưới ánh đèn. Chắc là Bác cũng biết chúng tôi lo lắng nhiều nên đã chủ động làm cho không khí bớt căng thẳng.

- Này! Các chú cho kiểm tra lại con số 47 máy bay Mĩ bị bắn rơi hai hôm vừa qua có chính xác không? Thằng Mĩ là nó rất khoa học, rất chính xác. Trong hai ngày 3 và 4 tháng 4, nó chỉ công nhận bị mất 5 chiếc ở Hàm Rồng thôi. Mà mình có nói bốc lên nó cười cho.

Anh tín nhanh trí trả lời:

- Thưa Bác! Đây là con số tổng hợp ở cácc đơn vị, các địa phương dưới báo cáo lên ạ.

Bác vẫn nhẹ nhàng bảo:

- Phải kiểm tra chứ! Và phải có căn cứ. Chú Tài phải chịu trách nhiệm việc này… Nói phải có sách, mách phải có chứng!

Thế rồi Bác chuyển câu chuyện một cách tự nhiên:

- Ba chú hi sinh tên là gì, quê quán ở đây, đã có vợ con chưa?

Rất may là trong chuyến kiểm tra trung đoàn 921 trước khi đơn vị ra quân đánh trận đầu, tôi đã dịp trò chuyện với đồng chí này nên trả lời với Bác rất suôn sẻ, được Bác khen làm Tư lệnh mà nắm được từng chiến sĩ thế là tốt.

Bác trầm ngâm một lúc, rồi thong thả nói, giọng đượm buồn:

- Chác chú biết đất, đào tao được một chiến sĩ lái biết bao nhiêu công phu, đây là vốn quý đầu tiên của Quân đội, của Đảng, của dân tộc. Bộ đội ta rất dũng cảm, sẵn sàng hi sinh vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, nhưng người làm tướng phải biết cân nhắc từng giọt máu của chiến sĩ.

Nói đến đây, Bác im lặng, đưa mắt nhìn vào bóng đêm, nói tiếp:

- Chiến công vừa rồi của không quân ta là rất to lớn, rất đáng tự hào. Lần đầu tiên dân tộc Việt Nam từ bùn đen bay lên trời cao diệt địch. Bác sẽ có thư khen, nhưng trong thư không thể nói hết được. Các chú đừng chỉ nghe thư, nghe điện chúc mừng các nơi mà say sưa với chiến thắng, phải tự mình nghiêm khắc rút kinh nghiệm. Ngày mai chú Giáp, chú Dũng sẽ trực tiếp xuống dự rút kinh nghiệm với bộ đội. Chú Tài phải chuẩn bị một báo cáo thật cụ thể, thật nghiêm túc, nêu ra được những ưu điểm, khuyết điểm của trận đánh. Ưu điểm thì rõ rồi, nói nhiều rồi, bây giờ phải đi sâu vào khuyết điểm, đặc biệt là khuyết điểm của cấp chỉ huy….

Khi xe ra khỏi cổng đỏ, tôi và đồng chí Tính mới phát hiện ra một điều là trong cuộc gặp hôm nay Bác không mời thuốc chúng tôi. Bản thân Bác cũng không hút thuốc… Khi chúng tôi đến thì thấy Bác đang ngồi trên chiếc ghế mây, và chỉ vào hai chiếc ghế để sẵn hai bên bảo chúng tôi ngồi xuống. Như vậy đủ biết Bác đau buồn đến mức khi được tin ba chiến sĩ không quân hi sinh cùng trong trận đánh. Đó là tấm lòng nhân ái bao la của vị Tổng tư lệnh tối cao. Nhớ năm 1947, khi nghe người con trai của bác sĩ Vũ Đình Tụng hi sinh trong chiến đấu, Bác đã viết thư cho bác sĩ Vũ Đình Tụng với những lời chia buồn thống thiết:

“Tôi được báo cáo rằng con trai ngài đã oanh liệt hi sinh cho Tổ quốc.

Ngài biết rằng tôi không có gia đình, cũng không có con cái. Nước Việt Nam là gia đình của tôi. Tất cả thanh niên Việt Nam là con cháu của tôi. Mất một thanh niên thì hình như tôi đứt một đoạn ruột”.

Lần này Bác không những mất một thanh niên mà là ba thanh niên ưu tú, làm sao Bác lại không buồn. Hồi ở Cao Bằng khi tôi báo tin cho Bác biết anh Phùng Chí Kiên hi sinh trong một trận địch phục kích, Bác đã khóc và sau này khi trở thành Chủ tịch chính phủ, Bác đã kí lệnh truy phong cấp tướng cho anh. Đêm ấy ngồi trên xe trở về, anh Tính và tôi đều im lặng, không ai nói gì. Mỗi chúng tôi đều cảm thấy ân hận là đã không có được một chiến thắng thật trọn vẹn để Bác vui.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #64 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2010, 10:40:36 am »

IV.

TÊN LỬA RA QUÂN

Mặc dầu bị thua đau, đế quốc Mĩ vẫn điên cuồng cho không quân tăng cường đánh phá miền Bắc với tham vọng ngăn chặn sự chi viện sức người sức của từ hậu phương lớn miền Bắc vào tiền tuyến lớn miền Nam.

Lịch sử đặt ra cho quân và dân ta, trong đó có bộ đội phòng không - không quân trách nhiệm nặng nề là phải cố gắng vượt qua mọi hi sinh gian khổ, thực hiện bằng được hai nhiệm vụ chiến lược bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa, hoàn thành sự nghiệp thiêng liêng giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc.

Trong nhiệm vụ bảo vệ miền Bắc, Quân chủng Phòng không - Không quân được giao trọng trách là lực lượng nòng cốt bảo vệ bầu trời Tổ quốc.

Trong bối cảnh đó, ngày 19 tháng 7 năm 1965, Bác Hồ đã đến thăm và dạy bảo chúng tôi. Cùng đi với Bác hôm đó có đồng chí Thượng tướng Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu trưởng và đồng chí Trung tướng Song Hào, chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.

Dạo đó chúng tôi đang chuẩn bị cho bộ đội tên lửa ra quân đánh thắng trận đầu.

Đồng chí thiếu tá Nguyễn Đăng Tùng, trung đoàn trưởng trung đoàn 241 được vinh dự thay mặt đơn vị báo cáo tình hình với Bác. Nghe giọng nói của đồng chí Tùng, Bác thân mật hỏi:

- Chú quê ở Quảng Nam hay Quảng Ngãi?

Đồng chí Tùng vừa sung sướng vừa ngạc nhiên trả lời:

- Dạ thưa Bác, cháu quê ở Quảng Nam ạ!

Bác nhanh nhẹn bước vào công sự của đại đội 7 đoàn Tam Đảo, âu yếm nhìn các pháo thủ đang ngồi bên mâm pháo, tự tay đếm từng người. Được tận mắt nhìn thấy Bác hồng hào khỏe mạnh, giản dị trong bộ quần áo nâu quen thuộc, các chiến sĩ vô cũng xúc động. Bác chăm chú nghe đồng chí khẩu đội trưởng Lương Phúc Thoại báo cáo với Bác tình hình khẩu đội. Bác hỏi trong khẩu đội có bao nhiêu cựu binh, bao nhiêu tân binh. Nghe báo cáo xong, Bác cầm chiếc mũ sắt của đồng chí Thoại xem rồi đội lên đầu, vui bẻ nói: “Chiếc mũ này đội để chiến đấu rất tốt”.

Sau khi trao lại chiếc mũ sắt cho đồng chí Thoại, Bác thân mật hỏi các chiến sĩ:

- Ở đây chú nào bắn rơi máy bay Mĩ?

Các chiến sĩ trả lời:

- Thưa Bác! Chúng cháu mỗi người một nhiệm vụ, chùng tham gia bắn ạ!

Bác gật đầu tỏ vẻ hài lòng.

Rời khẩu đội, Bác nhanh nhẹn bước đến chỗ bộ đội đang tập trung chờ nghe Bác nói chuyện. Đầu tiên, Bác hỏi:

- Giặc Mĩ đang leo thang chiến ranh ra miền Bắc, còn miền Nam chúng ta tăng thêm quân, thêm súng. Các chú có sợ không?

Bộ đội đồng thanh  trả lời: “Không sợ ạ!”

- Đúng! Nó đưa thêm chừng nào, ta diệt thêm chừng đó. Các chú đã cùng với quân và dân ta bắn rơi 400 máy bay địch, lập công như vậy là tốt. Các chú có vất vả, gian khổ nhưng so với quân và dân miền Nam thì chưa thấm vào đâu. Phải noi gương quân và dân miền Nam đánh giỏi, thắng lớn hơn nữa.

Các chú đã nghe phổ biến nghị quyết của Trung ương, của Quân ủy Trung ương về tình hình và nhiệm vụ mới của quân và dân ta trong giai đoạn hiện nay. Bác tóm tắt mấy điểm để các chú dễ nhớ.

Một là, phải nêu cao quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược. Có quyết tâm thì làm gì cũng được.

Nói đến đây Bác dừng lại hỏi bộ đội: Các chú có quyết tâm không? Bộ đội lại đồng thanh đáp: Có ạ!

Bác dạy tiếp: Phải có quyết tâm đánh mà đánh phải có quyết tâm thắng. Phải chuẩn bị tinh thần đánh liên tục, đánh cho đến khi thắng lợi hoàn toàn.

Hai là, phải làm sao đánh tiêu diệt chúng. Vừa qua súng của ta không phải là ít nhưng ta chưa đánh tiêu diệt được. Vấn đề là ở chỗ tinh thần con người phải truyền qua nòng súng, tức là làm sao có kĩ thuật giỏi. Muốn bắn trúng, bắn rơi tại chỗ máy bay địch ngay từ loạt đạn đầu, phải luyện tập thật công phu. Bắn trúng từ loạt đạn đầu tiên, bắn rơi tại chỗ, sẽ tiết kiệm được đạn. Đạn đắt tiền lắm. Các chú bắn còn tốn đạn, tất nhiên là không chú nào muốn như thế, nhưng chính vì kĩ thuật chưa cao. Ta thường nói một viên đạn một quân thù. Ở đây với cỡ pháo này, Bác cho các chú “hai mươi viên đạn một quân thù”.

Ba là, phải thường xuyên rút kinh nghiệm. Giặc Mĩ rất xảo quyệt, chúng luôn luôn thay đổi thủ đoạn. Đánh xong một trận chúng cũng rút kinh nghiệm. Vì vậy các chú cũng phải thường xuyên rút kinh nghiệm để kịp thời làm thất bại những thủ đoạn của chúng. Đừng nặng về liên hoan, nhẹ về rút kinh nghiêm.

Bốn là, bộ đội phòng không có nhiều binh chủng hợp thành, lúc đánh phải hiệp dồng cho tốt, ai đánh tầng thấp, ai đánh tầng giữa, ai đánh trên cao phải phân công cho cụ thể, phối hợp rất chặt chẽ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #65 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2010, 10:41:09 am »

Nói đến đây, Bác dừng lại hỏi; Bác không phải là nhà quân sự, nói như vậy có đúng không? Bộ đội đồng thanh đáp: Thưa Bác đúng ạ!

Bác lại tiếp tục: Các chú phải có tinh thần tập thể. Ai cũng muốn lập công, khi máy bay địch đến ai cũng bắn. Khi máy bay rơi, ai cũng bảo mình bắn, lúc bắn không rơi lại đổ lỗi cho nhau, như vậy là không tốt. Công là công chung. Tranh công đổi lỗi là biểu hiện của chủ nghĩa các nhân.

Thứ năm, các chú phải hết sức chú ý vấn đề dân chủ kỉ luật, kỉ luật trong dân chủ, dân chủ phải có kỉ luật. Bác thấy có nơi còn có hiện tượng cán bộ cáu kỉnh với chiến sĩ, như vậy không tốt. Có gì cứ bình tĩnh bảo nhau, bàn bạc với nhau. Càng cáu càng khó nghe. Muốn dân chủ tốt, kỉ luật cao, cán bộ phải gương mẫu tự phê bình và phê bình. Ví dụ: Bác và các chú khai hội với nhau. Bác tự phê bình trước thì các chú mới dám phê bình. Các chú có khuyết điểm. Bác phê bình lại. Mục đích phê bình và tự phê bình là để học cái hay, tránh cái dở, chứ không phải để nói xấu nhau.

Cuối cùng Bác dặn các chú: Phải tin tưởng vững chắc là ta nhất định thắng, Mĩ nhất định thua. Lúc này mà còn phân vân, tàu địch to, tàu ta nhỏ, máy bay địch nhiều, súng ta ít, liệu có đánh được không? Đó là biểu hiện quyết tâm chưa cao. Tuy không dám tự nhận la sợ địch, nhưng chính là sợ địch. Phải khẳng định rằng: Dù đế quốc Mĩ có lắm súng nhiều tiền. Dù chúng có B57, B52 hay “bê” gì đi chăng nữa, ta cũng đánh. Từng ấy máy bay, từng ấy quân Mĩ, chứ nhiều hơn nữa ta cũng đánh, mà đã đánh là nhất định thắng… Ta phải có lòng tin sắt dá ở Đảng. Đảng đã nói: “Nhất định đánh thắng giặc Mĩ xâm lược” là nhất định thắng… Đánh nhau có hi sinh, có gian khổ, nhưng bền gan, vững chí thì cuối cùng ta nhất định thắng, giặc nhất định thua.

Các chú đã thông tình hình nhiệm vụ, còn phải tuyên truyền cho mọi người rõ, làm cho cả nước một lòng chống Mĩ, cứu nước và tin là nhất định thắng lợi.

Bác vừa dứt lời cả khối người như bật dậy hô vang:

- Kiên quyết làm theo lời dạy của Bác!

- Quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược!

- Hồ Chủ tịch muôn năm!

Đối với Quân chủng Phòng không - Không quân chúng tôi, những lời dạy của Bác trong lần đến thăm ngày 19 tháng 7 năm 1965 này là một sự kiện lịch sử quý báu đã củng cố lòng tin và tiếp thêm sức mạnh cho cán bộ chiến sĩ trong toàn quân chủng nỗ lực vươn lên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, đánh thắng những bước leo thang chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mĩ đối với miền Bắc nước ta. Hơn thế nữa, lời dạy của Bác hôm đó thực sự đã đặt nền mòng cho tư tưởng chỉ đạo tác chiến phòng không, nghệ thuật tác chiến phòng không của chúng ta.

Ngay sau khi Bác đến thăm, theo chỉ thị của Đảng ủy Quân chủng, Cục Chính trị Quân chủng đã hướng dẫn các đơn vị phát động toàn thể cán bộ, chiến sĩ học tập và làm theo lời dạy của bác, thi đua lập công, quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược.

Bản chỉ thị nêu rõ những yêu cầu của đợt phát động:

1) Nêu cao quyết tâm chiến đấu, kiên định vững vàng, phát huy chủ nghĩa anh hùng cách mạng, dũng cảm chiến đấu, đánh thắng đế quốc Mĩ xâm lược.

2) Quán triệt tư tưởng chỉ đạo tác chiến “Đánh thắng trận đầu, đánh tiêu diệt, đánh chắc thắng”, phát huy quân sự dân chủ, tăng cường rèn luyện năng lực chỉ huy, trình độ kĩ thuật để bắn trúng nay từ loạt đạn đầu, bắn rơi tại chỗ nhiều máy bay địch, tiết kiệm đạn, trước mắt nhanh chóng đưa số máy bay Mĩ bị bắn rơi trên miền Bắc lên 400 chiếc.

3) Phát huy dân chủ, đề cao kỉ luật, tăng cường đoàn kết, hiệp đồng chiến đấu, lập công tập thể.

Nhiều đơn vị đã thảo luận quán triệt lời Bác dạy, đề ra chỉ thiêu phấn dấu, sôi nỏi phát động thi đua học và làm theo lời dạy của bác. Đặc biệt đối với bộ đội tên lửa, lúc này đang khẩn trương chuẩn bị ra quân đánh thắng trận đầu, tin Bác đến thăm và những lời dạy của Bác đã trở thành niềm cổ vũ hết sức lớn lao. Nghị quyết của đảng ủy trung đoàn 236 nhấn mạnh quyết tâm đánh thắng trận đầu, bằng quả đạn đầu, bắn rơi tại chỗ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #66 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2010, 10:41:33 am »

Lúc này trên những quả đồi ở Trung Hà thuộc huyện Ba Vì, mặt đất đang rung chuyển bởi hàng trăm xe pháo, bệ phóng. Một đội quân lớn đang được tập trung ở đây với đầy đủ các loại hỏa lực tầng cao, tầng trung, tầng thấp: Hai tiểu đoàn tên lửa 63, 64, ba trung đoàn pháo phòng không, gần mười đại đội súng máy cao xạ 14,5 mi-li-mét, hàng nghìn tay súng của dân quân tự vệ… Có thể nói đây là lần đầu tiên, Quân chủng Phòng không - Không quân chúng tôi tổ chức một trận đánh hiệp đồng binh chủng quy mô lớn như vậy, gồm cả ba binh chủng tên lửa, pháo phòng không, ra đa, có lực lượng phòng không địa phương tham gia. Lời dạy của Bác như còn văng vẳng bên tai, chúng tôi cảm thấy như Bác căn dặn riêng chúng tôi trước khi bước vào trận đánh này. Chúng tôi đặc biệt quan tâm chỉ đạo sâu vào hai vấn đề: Đánh thắng trận đầu và lập công tập thể. Đối với một đơn vị mới ra quân, trận đầu bao giờ cũng hết sức quan trọng. hơn nữa đây là trận đầu của Binh chủng Tên lửa mới được thành lập.

Trong trận đầu ra quân đầu tiên đó, thực hiện nghiêm chỉnh lời dạy của Bác, phối hợp chặt chẽ cá lực lượng, với nhân dân địa phương Hà Tây, bộ đội tên lửa đã lập được chiến công vang dội, bắn rơi tại chỗ chiếc máy bay thứ 400 trên miền Bắc. Cả hai tiểu đoàn 63, 64 thuộc đoàn Sông Đà, được Bác kí lệnh tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba và đồng chí Lê Đình Chi, sĩ quan điều khiến đầu tiên của tiểu đoàn 63 được Bác tặng thưởng một huy hiệu của Người.

Trận đánh vừa kết thúc thì trời đổ mưa như trút. Cả trận địa bỗng chốc trở thành một bãi lầy. Theo phương án tác chiến, đánh xong là phải rút ngay, những bệ phóng, những xe đặc chủng nặng nề, cồng kềnh đều bị lún ngập trong búng, hàng tiếng đồng hồ không nhích lên được. Cán bộ, chiến sĩ đã thấm mệt sau mấy ngày căng thẳng chờ địch. Một lần nữa bài học quyết tâm của Bác được nêu lên. Đồng chí Đặng Tính và tôi cũng xắn quần quá gối lặn lội với anh em trong mưa gió và bùn lầy. Một xe xích không kéo nổi một bệ, thì đấu hai xe xích, vẫn không kéo nổi thì đấu ba xe. Một cuộc vật lộn giữa con người và thiên nhiên diễn ra quyết liệt và cuối cùng, cán bộ, chiến sĩ đoàn tên lửa Sông Đà đẵ thắng một trận thứ hai. Trước khi trời sáng, toàn bộ khí tài đã được rút ra khỏi trận địa, chuẩn bị cho những trận đánh mới.

Ngay sau trận tháng đầu tiên ngày 24 tháng 7 năm 1965, Bác cho gọi tôi trực tiếp lên báo cáo. Nghe xong Bác tỏ ý hài lòng. Về nhiệm vụ chiến đấu tới, Bác chỉ thị một số điểm và nhấn mạnh hai điểm là phải đảm bảo bí mật, bất ngờ và đoàn kết lập công tập thể. Trong thư khen trong dịp quân và dân miền Bắc bắn rơi 400 máy bay giặc Mĩ, Bác động viên mọi người tiếp tục nêu cao “Quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược, lập nhiều thành tích to lớn hơn nữa”.

Thực hiện phương án tác chiến được Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh thông qua từ trước, những bộ khí tài tên lửa giả làm bằng cót được triển khai ở trận địa cũ để nhử địch đến. Một lực lượng phòng không lớn gồm hơn 120 khẩu pháo các cỡ, có lực lượng của dân quân tự vệ ba huyện Bất Bạt, Quảng Oai, Tùng Thiện phối hợp, bố trí suốt từ Trung Hà qua Phú Mĩ đến Ba Trại, chờ đón đánh địch. Khẩu hiệu “Thi đua làm theo lời Bác”, ‘Bắn rơi tại chỗ ngay từ loạt đạn đầu, bắt sống giặc lái”, “Đã có quyết tâm, phải đánh giỏi, đánh tiêu diệt” xuất hiện ở khắp nơi, trên vành mũ, trên hầm pháo.

Và trận đánh lớn tiếp theo đã diễn ra đúng như phương án. Ngày 27 tháng 7 năm 1965, hon 40 lần chiếc phản lực Mĩ bay rất thấp, điên cuồng lao tới đánh phá trận địa “Ra Cót”, tức những trận địa giả, để trả thù cho chiếc F.4-C bị bắn rơi ngày 24 tháng 7 năm 1965. Chúng bị đánh trả một đòn như trời giáng. Năm chiếc bị rơi.

Bị một đòn choáng váng, kẻ địch càng thêm lúng túng. Lầu năm góc đã vạch ra một vòng tròn bán kính 60 km, lấy Hà Nội làm tâm, cấm các máy bay Mĩ không được bén mảng tới.

Phát huy thắng lợi, các đoàn tên lửa được lệnh lên được tìm địch mà đánh, tiếp tục gây cho chúng những bất ngờ mới, đẩy địch vào thế bị động, liên tiếp giành thắng lợi vẻ vang.

Đêm 11 tháng 8 năm 1965, bằng ba quả đạn, tiểu đoàn 61 ưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Hồ Sĩ Hưu diệt gọn một tốp A.4-E trên vùng trời Ninh Bình, có một chiếc rơi tại chỗ. Ngày 24 tháng 8 năm 1965, từ những trận địa ở nông trường Đồng Giao, chỉ trong vòng 30 phút, tiểu đoàn 63 dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng nguyễn Văn Thân tiêu diệt ba máy bay địch. Ngày 26 tháng 8 năm 1965, tiểu đoàn 64 dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Nguyễn Ninh lại lập công xuất sắc, tiêu diệt hai F.105 của địch trên vùng trời Yên Bái.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #67 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2010, 10:42:27 am »

V.

CHÚC CÁC CHÚ
BẮN RƠI NHIỀU MÁY BAY

Sau những chiến thắng liên tiếp trên bầu tời Hà Tây, Ninh Bình, Yên Bái, bộ đội tên lửa phòng không lần đầu tiên được Bác đến thăm. Tiểu đoàn E1, vinh dự được thay mặt bộ đội tên lửa đón Bác. Trong lúc máy bay Mĩ đang leo thang đánh phá, đưa bom đạn đến sát thủ đô Hà Nội, mà Bác vẫn xuống tận trận địa khiến các chiến sĩ vô cùng xúc động. Tôi dẫn Bác đi thăm trận địa và báo cáo với Bác quá trình xây dựng chiến đấu của bộ đội tên lửa. Bác đi thăm một lượt các khu vực trận địa. Thấy những chiếc lán bạt của bộ đội dưới các rặng cây vừa kín đáo, vừa mát mẻ, đẹp mắt, Bác tỏ ý hài lòng. Sau đó, Bác đến nơi bộ đội đã tập hợp chờ nghe Bác hói chuyện. Tiểu đoàn trưởng Hồ Sĩ Hưu, người vừa chỉ huy trận đánh sản xuất ở Ninh Bình, lúng túng vì quá xúc động chưa kịp báo cáo thì Bác đã hô: Chào! Rồi Bác thân mật:

- Các chú không biết chào đấy nhé. Giờ Bác hô tiếp để các chú làm theo: Ngồi xuống!

Cả tiểu đoàn phấn khởi tuân theo lệnh Bác. Thế là buổi nói chuyện của Bác được bắt đầu trong không khí chan hòa, không còn ự ngăn cách giữa lãnh tụ và quần chúng.

Mở đầu buổi nói chuyện, Bác khen ngợi thành tích mà bộ đội tên lửa vừa qua đã đạt được: “Hôm nay, Bác đến thăm các chú, thấy chú nào cũng vui vẻ, khỏe mạnh. Bác rất mừng. Bác vừa nghe chú Tài báo cáo các chú đã hạ được 12 máy  bay Mĩ. Như thế là rất tốt. Nếu ta phấn đấu làm sao bắn ít đạn hơn mà lại rơi nhiều máy bay hơn nữa thì càng ưu điểm”.

Tiếp đó, Bác nói: Hiện nay, chúng ta kháng chiến lần thứ hai. Chúng ta đang đánh giặc Mĩ, tên trùm đế quốc hung hãn xảo quyệt nhưng chúng ta nhất định sẽ thắng. Chúng ta phải tin tưởng sâu sắc ở Đảng, không được ngại gian khổ, sốt ruột. Chúng ta được sự giúp đỡ nhiệt tình của các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Chúng ta lại được sự đồng tình ủng hộ của nhân dân tất cả các nước. Đế quốc Mĩ đánh ta, nhưng nhân dân Mĩ lại ủng hộ ta. Về phía ta, chúng ta quyết tâm, chúng ta có Đảng sáng suốt lãnh đạo và lực lượng to lớn của nhân dân ta. Hồi cách mạng tháng Tám, chúng ta chỉ có 5.000 đảng viên thôi, nhưng Đảng nói: “Cách mạng nhất định thắng lợi. Có đúng không các chú?”. Bộ đội đồng thanh đáp: Đúng ạ! Trong kháng chiến trước đây, lực lượng thực dân Pháp rất mạnh. Nhưng lúc đó Đảng bảo: “Kháng chiến nhất định thắng lợi. Có đúng là thắng không?”. Bộ đội lại đồng thanh đáp: Đúng ạ! Đúng ạ! Lần này Đảng cũng bảo: “Ta quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược” thì nhất định ta cũng đánh thắng.

Chúng ta phải tin tưởng sâu sắc ở Đảng, đồng thời mỗi chúng ta cũng không đợc sợ khổ, sợ khó. Các chú cần đề cao ý thức lập công tập thể, thắng lợi không được tranh công, khó khăn không được đổ lỗi. Thắng lợi là thắng lợi của các lực lượng vũ trang và của toàn dân. Khi có khuyết điểm tốt nhất là mình nên nhận trước để sửa chữa. Một mặt khác, Bác dặn các chú phải hết sức quý trọng sức người, sức của của nhân dân. Nếu bất đắc dĩ phải chặt cây, chặt tre của đồng bào thì phải bàn bạc cùng chi bộ địa phương, trả tiền cho sòng phẳng. Một điều nữa là phải giữ gìn bí mật quân sự. Các chú phải dặn dò nhân dân giữ gìn bí mật cho mình.

Bác nhắc lại: chúng ta phải có quyết tâm cao, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ. Trong chiến tranh, nhất định có khó khăn, gian khổ, nhưng so với khó khăn, ian khổ của đồng bào miền Nam đã và đang trải qua thì chưa thấm vào đâu. Lúc chiến đấu phải dũng cảm, thắng không kiêu, bại không nản. chúng ta phải có quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm ưlược, như vậy mới xứng đáng với lòng tin tưởng của Đảng, của nhân dân và của các nước anh em. Tóm lại phải đoàn kết, quyết tâm. Có đoàn kết mới có thể khắc phục khó khăn giành lấy thắng lợi được. Cuối cùng, Bác chúc các chú mạnh mẽ, hăng hái cố gắng học tập và thu được nhiều thắng lợi.

Hôm ấy, không phải chỉ riêng có cán bộ, chiến sĩ tiểu đoàn 61 dược đón Bác, mà các tiểu đoàn bạn đều được cử đại diện thay mặt anh em đến để đón Bác và nghe Bác dạy bảo. Những cán bộ, chiến sĩ đầu tiên của binh chủng kĩ thuật hiện đại, dưới sự hướng dẫn của đồng chí Phạm Hồng Liên, chủ nhiệm chính trị trung đoàn, ngồi sát bên nhau, sung sướng, tự hào, chăm chú lắng nghe như nuốt lấy từng lời dạy bảo quý báu của Bác.

Một năm sau ngày Bác đến thăm, tiểu đoàn 61 đoàn tên lửa Sông Đà, đã trở thành đơn vị Anh hùng, với những trận đánh xuất sắc như trận ngày 7 tháng 3 năm 1966, bằng một quả đạn diệt hai máy bay địch trên vùng trời quê hướng Bác; trận ngày 19 tháng 7 năm 1966, đáp lời kêu gọi thiêng liêng “không có gì quý hơn độc lập, tự do” của Bác ngày 17 tháng 7 năm 1966, bắn rơi tại chỗ chiếc phản lực F.8 ngay trên bầu trời Hà Nội. Cũng chỉ hơn một năm sau ngày Bác Hồ đến thăm, đồng chí Nguyễn Tuyên, người đầu tiên của bộ đội tên lửa được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tiếp đó là các đồng chí Nguyễn Xâun Đài, sĩ quan điều khiến tiểu đoàn 61, Nguyễn Văn Thực, sĩ quan điều khiến tiểu đoàn 63, Phạm Trương Ủy, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 64, đều thuộc đoàn tên lửa Sôg Đà, lần lượt được tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Tín đến nay, toàn binh chủng có đến 5 trung đoàn, 8 tiểu đoàn, 12 cán bộ, chiến sĩ được tặng danh hiệu cao quý đó: (Và Binh chủng Tên lửa, ngay sau trận “Điện Biên Phủ trên không” lịch sử năm 1974 cũng đã được Đảng và Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân).

Tết năm 1966 (Tết Bính Ngọ), chúng tôi lại được vinh dự đón Bác tại trận địa trực ban chiến đấu. Buổi sáng mùng 1 Tết năm ấy mưa phùn nặng hạt nhưng khí trời ấm áp. Trung đội súng máy tự hành bảo vệ tiểu đoàn tên lửa 62 đóng quân trên  bờ đê Mai lĩnh đang làm nhiệm vụ trực ban chiến đấu thì được Bác đến thăm.

Bác hỏi bộ đội tiểu đoàn trực ban chiến đấu, mỗi ngày trực mấy tiếng? Ăn có no không? Ăn mặc có đủ ấm không? Có đủ vải ạt che mưa không?

Cứ đứng giữa trời như thế, Bác nói chuyện với đơn vị. Bác hỏi tuổi quân của vài chiến sĩ, hỏi trình độ văn hóa học đến lớp mấy. Bác khuyên dù bận trực ban chiến đấu cũng phải cố gắng mà học để tiến bộ mãi. Bác bảo: “Muốn đánh thắng không quân giặc Mĩ thì các chú phải học cho thật giỏi về mọi mặt”.

Bác rút trong túi ra tập thiếp chúc tết tặng mỗi chiến sĩ một tờ, rồi Bác lại lấy kẹo chia cho từng người. Các chiến sĩ sung sướng, cảm động.

Bác tiếp tục nói chuyện với các chiến sĩ thân mật như người ông căn dặn đàn cháu yêu quý của mình.

Cuối cùng, Bác giới thiệu đồng chí Tố Hữu cùng đi với Bác đọc thơ chúc tết bộ đội:

            Giặc Mĩ cứ đem mày đến đây
            Chúng ta pháo đã sẵn trong tay
            Lúa ta vẫn tốt, cây ra lộc,
            Xuân vẫn về cho ong bướm bay.


Đồng chí Tố Hữu đọc xong, Bác liền tặng thêm các chiến sĩ một câu:

“Chúc các chú bắn rơi nhiều máy bay”.

Các chiến sĩ cười vang, reo vui và vỗ tay hưởng ứng lời chúc tết của Bác.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #68 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2010, 10:43:43 am »

VI.

VIỆC NHỎ, BÀI HỌC LỚN

Những lời căn dặn của Bác nhắc nhở chúng tôi một năm chiến đấu mới quyết liệt diễn ra trên toàn chiến trường và ngay cả trên miền Bác trước những bước leo thang cực kì nghiêm trọng của đế quốc Mĩ. Chúng đã ném bom vao kho xăng dầu thượng Lí ở Hải Phòng, kho xăng dầu Đức Giang ở Hà Nội, bắn tên lửa vào vài địa điểm nội thành.

Trong dịp này, ngày 13 tháng 7 năm 1966 bộ đội phòng không - không quân có hai đơn vị đại đội 6 và đại đội 12 thuộc đoàn thông tin Sóng Điện đóng quân ở chùa Trầm được Bác đến thăm.

Bác đến thăm hôm ấy thật bất ngờ.

Không ai báo trước một lời để chúng tôi chuẩn bị đón Bác. Ban chỉ huy trung đoàn cũng không biết. Đến cả Bộ tư lệnh Quân chủng cũng không hay. Đó là tác phong của bác. Đi thăm đâu không nên “tiền hô hậu ủng”. Bác thường nói với  các đồng chí cán bộ giúp việc là có như thế mới vừa giữ được bí mật, vừa nắm được thực chất tình hình. Nghe nói có lần một cơ quan nọ biết Bác sẽ đến thăm và biết Bác thích nơi nào cũng có vườn hoa cây cảnh, liền bắt anh em làm suốt đêm để biến một cái sân gạch thành một “vườn hoa”. Hôm sau bác đến phát hiện ra “vườn hoa” có dấu hiệu úa héo liền cầm thư một cây nhổ lên. Thế là bị bắt quả tang… Bác nói với đồng chí lãnh đạo cơ quan ấy, giọng Bác không vui: “Các chú làm như thế này để làm gì? Bác thích hoa, thích cây, nhưng là hoa thật, cây thật, chứ không phải là hoa giả, cây giả như thế này. Các chú cần nhớ trong công tác cũng như trong cuộc sống hằng ngày, cái thật bao giờ cũng đẹp, cũng quý hơn cả”.

Lần này đến thăm chùa Trầm, khi thấy chiếc ô tô con dừng lại ở chân dốc và một cụ già từ trong xe bước xuống, một chiến sĩ trông thấy liền reo lên:

- Bác Hồ! Các đồng chí ơi! Bác Hồ!

Bác giơ tay ngang mặt ra hiệu và nói nhỏ với đồng chí chiến sĩ ấy, giọng thân mật:

- Chú nói khẽ thôi kẻo lộ bí mật!

Năm đó, tuy đã 76, trông Bác vẫn hồng hào khỏe mạnh. Bác bước rất nhanh trên sườn đồi, đôi dép cao su êm nhẹ dưới chân, chiếc áo lụa màu nâu bay bay trong gió, cùng với mái tóc và chòm râu bạc phơ, lại giữa khung cảnh núi đồi tĩnh mịch của chùa chiền, nên trông Bác như một ông tiên.

Nơi đầu tiên Bác vào là nhà bếp của đơn vị. Các đồng chí nuôi quân vừa thấy Bác liền lập tức ngừng công việc ùa ra đón như đàn cháu thấy người ông đi xa lâu ngày trở về. Bác cười hiền từ vẫy tay đáp lại. Bác xem nơi nấu cơm, rồi ra chuồng lợn. Bác khen chuồng sạch, lợn béo. Tiếp đó, Bác hỏi việc tăng gia. Đại đội phó Đinh báo cáo ở đây toàn núi đá, đất ít, nước hiếm nên khó trồng rau. Bác nói hồi ở chiến khu Việt Bắc cũng có nơi cơ quan của Bác đóng rất hiếm đất, anh em trong cơ quan đã chuyển đá đi nơi khác vồi mang đất bùn ở dưới suối lên thay vào để trồng rau, bí kết quả rất tốt, màu nào cũng đủ rau ăn, có lúc dư thừa, đem biếu cơ quan bạn. Bác nói: “Chỉ cần có quyết tâm thì làm gì cũng được. Có trồng có ăn. Các chú chịu khó tăng gia tự cung tự cấp để đỡ một phần đón góp của nhân dân”. Bác còn nói vui: “ Khi nào trồng được rau các chú gửi lên biếu Bác một bó”. Chúng tôi nghe Bác nói mà cảm thấy vô cùng thấm thía. Rõ ràng là chúng tôi chưa thật cố gắng, còn cho mình là bộ đội chiến đấu thì Chính phủ phải cung cấp đầu đủ.

Trở lại nhà ăn, Bác mở lồng bàn xem kĩ một mâm cơm, hỏi anh em ăn như thế này có đủ no, đủ chất không? Bác động viên các đồng chí nuôi quân cố gắng nấu nướng cho tốt để bộ đội ăn ngon, ăn hết, mới đảm bảo sức khỏe, công tác và chiến đấu. Nhìn bảng kinh tế công khai của đơn vị, Bác thấy ngày hôm ấy chi ăn quá 1 đồng. Bác hỏi và khi đồng chí quản lí thưa với Bác là hôm nay anh em đi lao động ngoài trời nặng nhọc nên ban chỉ huy đại đội đồng ý chi thêm để tăng chất lượng nồi canh lên một tí. Nghe xong Bác khen bảo đảm cho đơn vị ăn hết tiêu chuẩn như thế là tốt. Nhưng muốn cải thiện thì phải tăng gia sản xuất thêm. Bác còn gợi ý nên tiết kiệm mỗi ngày một ít để hàng tuần, tháng tháng tổ chức cho anh em ăn tươi một lần.

Sau đó Bác vào phòng câu lạc bộ của đơn vị. Bác dừng lại khá lâu trước bức tranh Nguyễn Văn Trỗi, Lí Tự Trọng và tờ báo tường của đơn vị. Bác khen ở đơn vị mà tổ chức được câu lạc bộ, lại có cả báo tường như thế là tốt. Lúc này chính trị viên phó mới biết Bác đến, vội chạy ra đứng nghiêm báo cáo. Bác cười bảo Bác đã xem hết rồi còn báo cáo gì nữa. Bác dặn là cần cặp đủ báo để anh em thay nhau đọc. Dù thiếu thốn, gian khổ đến mấy cũng cần phải bảo đảm thật tốt đời sống văn hóa cho chiến sĩ.

Tin Bác đến như một làn sóng điện truyền nhanh đến các bộ phận,. Chẳng bao lâu cả hai đại đội tập hợp trước sân chùa, cả bộ phận công tác xa nhất cũng đã về đủ để nghe Bác nói chuyện. Bác nói về tình hình và âm mưu địch, về nhiệm vụ và quyết tâm của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta. Về nhiệm vụ của đơn vị, Bác nói: “Công tác thông tin liên lạc là một công tác rất quan trọng, nó như thần kinh mạch máu của con người. Do đó, nhiệm vụ của các chú rất quan trọng. Các chú phải cố gắng làm thật tốt nhiệm vụ của mình”. Bác hỏi trình độ văn háo của anh em rồi căn dặn: “Muốn hoàn thành tốt nhiệm vụ các chú phải vừa chiến đấu vừa không ngừng học tập, nâng cao trình độ kĩ thuật. Muốn học tập kĩ thuật tốt, phải học văn hóa”. Về kĩ luật của bộ đội thông tin, Bác dạy: “Đây là sở chỉ huy quân chủng nên các chú phải hết sức giữ bí mật. Bác nhắc lại là phải giữ bí mật thật tốt, cứ như thế mới đánh thắng được địch.

Sau khi hỏi bộ đội có biết là hiện nay miền Bắc đã bắn rơi được bao nhiêu máy bay giặc Mĩ, và đồng chí hồi đã trả lời đúng, được Bác khen, Bác  tiếp tục nói vói bộ đội: “Là bộ đội thông tin các chú phải nắm vững tin tức, tình hình, chủ trương chính sách của Đảng và Chính phủ. Biết để thực hiện cho tốt, rồi còn để tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân địa phương, để nhân dân hiểu và thông suốt cùng mình thực hiện”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #69 vào lúc: 17 Tháng Chín, 2010, 10:44:20 am »

Hôm ấy Bác ở lại và làm việc suốt một ngày ở trong chàu Trầm. Bác bảo các chú cứ làm việc của các chú, Bác làm việc của Bác. Cùng làm việc hôm ấy với Bác có đồng chí Vũ Kì, thư kí riêng của Bác, đồng chí Trần Quốc Hoàn, Bộ trưởng Công an, đồng chí Hoàng Hữu Kháng, bảo vệ và đồng chí Lê Hoàng.

Sau này chúng tôi mới biết là hôm đó Bác muốn chọn một nơi thật yên tĩnh để hoàn thành văn kiện lịch sử “Lời kêu gọi chống Mỹ, cứu nước”, kịp công bố ngày 17 tháng 7 năm 1966. Và chính điều đó đã làm cho niềm vinh dự của chúng tôi được nhân lên gấp bội… chúng tôi có ngờ đâu cái ngày 13 tháng 7 năm 1966 ấy, cán bộ chiến sĩ đại đội 6, đại đội 12 đoàn thông tin Sóng Điện, được ở gần Bác, được chứng kiên nơi sản sinh ra lời hịch thiêng liêng của Bác Hồ  với những câu bất hủ: “Chiến tranh có thể kéo dài 5 năm, 10 năm, 20 năm, hoặc lâu hơn nữa. Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố xí nghiệp có thể bị tàn phá, song nhân dân Việt Nam quyết không sợ! Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

Giữa chừng làm iệc buổi chiều, Bác nghỉ tay xuống bếp hỏi thăm các đồng chí anh nuôi. Bác lấy bao thuốc chia cho mỗi người một điếu, rồi nhìn quanh tìm đóm để châm lửa. Thấy vậy một đồng chí anh nuôi vội chạy lại đưa cho Bác bao diêm. Nhưng Bác lắc đầu và nói: “Cả bếp lửa đang hồng thế kia tha hồ mà dùng sao lại lãng phí một que diêm. Chú dành diêm để mà châm bếp. Chú có biết phải qua tay bao nhiều người mới làm ra được một que diêm không? Đất nước ta còn nghèo, lại đang có chiến tranh nên càng phải tiết kiệm”.

Câu chuyện về que diêm sau này trở thành một bài học sâu sắc trong toàn đơn vị mà Bác Hồ đã để lai cho chúng tôi. Một việc nhỏ thôi, một que diêm thôi mà bài học thì thật lớn. Mói hay rằng sự vĩ đại thường bắt nguồn từ sự bình thường nhất, giản dị nhất.

Trông thấy một ít cơm rơi vãi quanh bếp và rãnh nước, Bác liền phê bình: “Cácchú để cơm vãi như thế là không nên. Bà con nông dân phải một nắng hai sương mới làm ra được hạt gạo nên các chú phải hết sức tiệt kiệm, tránh lãng phí”.

Lúc đi dạo quanh chùa, Bác phát hiện ra một con đường mòn bị rào lại. Bác hỏi nguyên nhân tại sao. Khi được biết đó là con đường nhân dân vẫn thường dùng để đi làm, nay đơn vị về triển khai sở chỉ huy nên rào lại để giữ bí mật. Nghe vậy Bác hỏi ngay: “Thế nhân dân đi đường nào?”. Trước câu hỏi của bác toàn thể đơn vị đều bất ngờ không trả lời được. Bởi vì có ai quan tâm đến chuyện đó. Và một bài học thứ hai nữa vô củng thấm thía đã đến vói chúng tôi, khi được Bác nghiêm khắc dạy bảo: “Các chú làm như thế là không được. Cấm đường để giữ bí mật quân sự là đúng, nhưng các chú phải đắp con đường khác để nhân dân đi chứ. Đó là chưa nói việc các chú rào đường mà không có ý kiến của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương là khuyết điểm lớn. Giả sử ở nhà các chú có một lối đi, có người tự dưng rào lại, liệu các chú có chịu được không? Nhân dân có con đường để làm ăn sinh sống. Quân đội mang tiếng là quân đội của nhân dân lại đi ngăn lại như vậy, làm ảnh hưởng đến việc làm ăn của nhân dân là không đúng, không nên”.

Sau khi nghiêm khắc phê bình đơn vị, Bác liền tự vạch ra hướng khắc phục sửa chữa: “Bây giờ các chú phải vào trực tiếp xin lỗi dân và làm ngay một con đường mới để nhân dân đi làm, nhân tiện trồng cây xanh hai bên cho mát mẻ, sau này nếu mình chuyển đi nơi khác sẽ là công trình của bộ đội để lại kỉ niệm đẹp trong lòng dân”.

Bác hẹn cho đơn vị một tuân, làm xong báo cáo cho Bác biết. Tôi chỉ thị đơn vị cùng với đoàn tên lửa Sông Đà đóng quân gần đấy, thực hiện đúng lời Bác, chỉ một tuần sau làm xong con đường được nhân dân hết sức hoan ngênh. Nhiều cụ già trong làng vuốt râu tấm tắc khen “Như vậy mới đúng là bộ đội Cụ Hồ chứ”. Tôi trực tiếp kí giấy giới thiện cho đồng chí Mi trợ lí tuyên truyền thi đua của trung đoàn hằng ngày lên báo cáo với Văn phòng Phủ Chủ tịch việc khắc phục khuyết điểm do Bác chỉ ra. Khi được tin con đường đã hoàn thành, Bác gửi lời khen ngợi.

Hôm 13 tháng 7 năm 1966 đó, Bác làmviệc trong chàu đến gần tối mới lên xe ra về. Trước lúc chai tay, Bác còn ân ần căn dặn chúng tôi: “Các chú phải thường xuyên rèn luyện để thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng. Phải giữ gìn đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân, làm cho nhân dân tin yêu bộ đội, giúp đỡ và bảo vệ bộ đội. Có dựa vào dân, đoàn kết với dân mới bảo vệ được mình, che mắt địch và đánh thắng địch”.

Bá còn dặn thêm là “Các chú phải tôn trọng tín ngưỡng của nhân dân, nơi đóng quân của các chú hiên nay là một di tích lịch sử, văn hóa, là một thắng cảnh, bây giờ chiến tranh ta phải dùng để phục vụ nhiệm vụ quân sự. Các chú phải biết giữ gìn, bảo quản để mai sau đất nước hòa bình làm nơi tham quan rất tốt…”.

Ghi sâu những lời Bác dạy, đoàn thông tin Sóng Điện đã thường xuyên vươn lên trong mọi mặt, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ. Trung đoàn đã được tặng thưởng hai huân chương Quân công, 12 tập thể  và cá nhân được tặng thưởng huân chương Chiến công. Này 30 tháng 10 năm 1978, trung đoàn đã được Đảng và Nhà nước tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM