Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 06:30:52 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bác Hồ - Những kỉ niệm không quên  (Đọc 70207 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #50 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 06:41:15 am »

Phối hợp với bên trong, du kích ngoại thành gài mìn đánh xe địch từ Nhật Tân đi Yên Phụ, Đại La đi Đại Hà và trên đường số 1, phá hỏng một số xe ô-tô vận tải của chúng. Ngày 17 tháng 7, Bảo Đại từ Sài Gòn ra Huế đã bị du kích bắn súng cối phá rối, tới Hà Nội, Bảo Đại lại bị ba-dô-ca, phóng lựu của du kích uy hiếp, y đành phải bở dở kế hoạch ở Hà Nội, đáp máy bay về thẳng Đà Lạt.

Trong dịp kỉ niệm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh mùng 2 tháng 9, du kích ngoại thành chôn mìn ở khu vực giáp sân bay Bạch Mai, diệt hơn hai chục lính Pháp. Lực lượng vũ trang còn phóng bom và khu thành phá hủy một số kho hậu cần. Khu vực Đồn Thủy, khu két nước ở phố Hàng Đậu… cũng bị trúng đạn của quân ta. Bọn chỉ huy địch ở Hà Nội phải luôn luôn điều lực lượng đối phó một cách bị động.

Những hoạt động thống nhất của lực lượng vũ trang Hà Nội đã gây tiếng vang lớn trong toàn quốc.

Bị choáng váng bởi một loạt hoạt động táo bạo của ta, sau khi trấn tĩnh địch điên cuồng phản kích, đàn áp phong trào. Nhưng mỗi lần phong trào gặp sóng gió, tinh thần chiến đấu của những chiến sĩ trung kiên càng được khẳng định. Cụ Chắt, Chi ủy viên xã thường nuôi giấu cán bộ, bị địch bắt và tra tấn rất dã man ngay trên nền nhà cụ, nhưng Cụ Chắt vẫn một mực trả lời: “Tôi không biết”. Đồng chí Nguyễn Văn Phát, bị tên tổng xếp bốt Đông Phù bắt đứng lên nói xấu Bác Hồ, nói xấu Chính phủ kháng chiến trước nhân dân trong xã. Nhưng anh đã vạch mặt bọn cướp nước và bán nước trước bà con. Địch bắn anh tại chỗ. Đồng chí Trịnh Xuân Hoành bị địch tra tấn khoét đi một mắt, rồi tiêm thuốc độc vào mắt còn lại, vẫn giữ vững khí tiết người chiến sĩ cách mạng. Các đồng chí Lê Kim Toàn, Trần Minh Quốc và nhiều người khác bị địch bắt đã tìm mọi cách thoát khỏi ngục tù, trở về chắp nối phong trào, Trong số hàng trăm cán bộ, đảng viên bị địch bắt và tra tấn, tù đày thời kì ấy, có người còn trở về hoạt động, có người mang thương tích suốt đời. Phần lớn anh chị em đã bị thực dân Pháp thủ tiêu.

Những tấm gương hi sinh anh dũng của những anh hùng, liệt sĩ ấy đã tô thắm thêm truyền thống bất khuất của thủ đô Hà Nội anh hùng.

Để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, Thành ủy và Ban chỉ huy Mặt trận Hà Nội dã có những quyết định quan trọng về mặt tổ chức và xây dựng lực lượng. Trước đây địa bàn Hà Nội chia làm 5 quận, đến ngày 8 tháng 11 năm 1949 sáp nhập lại còn 2 quận: quận nội thành và quận ngoại thành. Quận ngoại thành, do đồng chí Quang Nghĩa làm bí thư quận ủy, đồng chí Vũ Định là quận đội trưởng. Quận nội thành do đồng chí Trần Sâm làm bí thư quận ủy, đồng chí Nguyễn Thanh Sơn, quận đội phó phụ trách quân sự. Quận nội thành còn gọi là tiểu đoàn 104, gồm có hai chi đội và một bộ phận chỉ huy, phục vụ, tổng số 357 người. Dưới quận đội bộ có 17 “khu phố đội bộ”. Mỗi khu phố đội bộ có một cán bộ đại đội phụ trách quân sự. Để tăng cường nắm địch trong nội thành, Mặt trận thành lập thêm “ban quân báo” với quấn ố tương đương một đại đội, 4 trung đội du kích ngoai thành cũng được bổ sung đủ 450 người, biên chế thành 3 đại đội độc lập 290, 300 và 310.

Thời kì này Hà Nội tuyển thêm 157 tân binh, cùng với 2 đại đội 210 và 215 đã có từ trước, thành lập tiểu đoàn 108. Quân số tiểu đoàn gồm 480 cán bộ, chiến sĩ, do đồng chí Trần Hải làm tiểu đoàn trưởng. Trong lúc ở một số địa bàn, hình thức tác chiến đã có sự chuyển biến mới thì ở Hà Nội, chúng tôi vẫn áp dụng phương châm “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung”.

Nhiệm vụ các đơn vị được phân công như sau: Tiểu đoàn 108 chuẩn bị luyện tập đánh một số trận tập trung. Tiểu đoàn 104 (quận nội thành), hoạt động phá hoại không cho địch rảnh tay củng cố trong thành phố, 3 đại đội địa phương ngoại thành hoạt động độc lập ở từng hướng, kềm chặt và cùng với du kích xã, thôn chống địch càn quét, khi cần, chi viện cho các hướng. Thành ủy và ban chỉ huy mặt trận cũng đề ra kế hoạch xây dựng “Đội quân Ngầm” bao gồm những cán bộ, đội viên hăng hái, trung thành trong lực lượng vũ trang và các tổ chức quần chúng. Đội quân mang tên “lực lượng vũ trang chủ lực nội thành”, bí mật luyện tập, sẵn sàng trong đánh ra, ngoài đánh vào khi thời cơ đến.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Hai, 2011, 02:48:26 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #51 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 06:41:54 am »

Tình hình nôi thành lúc này còn nhiều khó khăn, phức tạp, nhất là khâu tổ chức về hậu cần, do đó kế hoạch xây dựng “Đội quân ngầm” chỉ làm được gia đoạn đầu ở một vài khu phố, xí nghiệp.

Tuy vậy, việc xáp nhập các quận, phát triển bộ đội chủ lực và bộ đội địa phương trong thời gian ngắn đã đáp ứng nhanh chóng một phần yêu cầu quân sự trên địa bàn Hà Nội. Từ hoạt động nhỏ, lẻ là chủ yếu ta đã tạo được thế chuyển dần sang tiến công địch ở một số nơi, với một quy mô nhất định trong thành phố.

Cũng vào những ngày cuối năm 1949, trường quân chính mặt trận liên tiếp mở 17 khóa huấn luyện, đào tào 387 cán bộ chỉ huy từ cấp đại đội trở xuống. Trường còn tập huấn cho hàng trăm cán bộ tiểu đoàn, đại đội, xã đội và cán bộ gây cơ sở… Tổng số du kích ngoại thành sang đầu năm 1950 lên tới 2.000 người. Anh em được trang bị một số ít súng trường, lựu đạn và min. Phần đông họ sắm lấy vũ khí đao, kiếm, lựu đạn… tổng số các hội viên cứu quốc như nông dân, thanh niên, phụ nữ, thiếu nhi cứu quốc… lên hàng vạn người. Trong tnội thành, tổng số dân quân bí mật gồm 900 người, vũ khí, trang bị cũng đặc biệt hiếm.

Tuy vũ khí còn thô sơ, nhưng lực lượng vũ trang và nửa vũ trang Hà Nội đã tích cực hoạt động, cổ vũ mạnh mẽ khí thế kháng chiến của nhân dân Thủ đô. Nhiều khu vực từ khi thực dân Pháp chiếm đóng chưa có phong trào du kích hoặc có rồi nhưng bị khủng bố tan vỡ, đã củng cố trở lại như: Nam Thái, Tam Mai, Thanh Liệt, Yên Thịnh… Trong 34 xã Ngoại thành chỉ còn 2 xã ta chưa củng cố được chính quyền. Khí thế cách mạng của quần chúng sôi sục từ nông thôn ra thành phố. Cũng trong những ngày cuối năm, thực hiện chỉ thị “Tổng phá tề” của Thành ủy Hà Nội, quân, dân ngoại thành đã phá vỡ hàng loạt hội tề xã. Ở quận 5 và quận 6 (cũ) ta giải tán được hai phần ba tổng số hội tề. Tên chánh tổng Lục, Tứ Dân, Trần Ngọc Thụ làm tay ssai cho giặc Pháp bị chính quyền và du kích xử lí thích đáng. Một số khác bị ta cảnh cáo hoặc bắt đi cải tạo.

Cũng trong chiến dịch “Tổng phá tề” toàn thành, lực lượng công an đã trừng trị tên Nhượng Tống, ủy viên Trung ương Quốc dân đảng phản động; Đặng Trần Học, phó giám đốc Nha công an Bắc Việt và một số tên Việt gian, phản động khác… chấn động bọn ngụy quyền tay sai.

Phối hợp với hoạt động quân sự từ ngày 25 đến ngày 28 tháng 11, học sinh trường Chu Văn An, Trưng Vương, Trí Trí, Dũng Lạc, An-be Xa-rô… tổ chức bãi khóa, phản đối hực dân Pháp và tay sai khủng bố học sinh và bắt học sinh đi lính, đòi học sinh Việt Nam phải được học tập bằng tiếng Việt Nam”.

Để đáp ứng yêu cầu lãnh đạo, thành ủy Hà Nội dặc biệt chú trọng phát triển đội ngũ đảng viên. Đến tháng 1 năm 1950, tổng số đảng viên toàn thành lên 3.198 người, gấp hai lần số đảng viên trước đó 6 tháng. Trong tổng số 30 chi bộ, các tổ chức thanh niên, phụ nữ, trí thức, tiểu thương, học sinh… đều phát triển. Tổng số hội viên các cấp tổ chức quần chúng lúc này lên tới 24.000 người. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của thành ủy, các tổ chức hoạt động rất tích cực, làm cho cuộc kháng chiến trên địa bàn Hà Nội thêm phong phú, đa dạng và toàn diện hơn.

Cũng vào những ngày cuối năm, từ ngày 8 đến 12 tháng 11 năm 1949, Ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội họp đánh giá bước đầu thực hiện giai đoạn “chuẩn bị chiến trường Hà Nội” và thông qua kế hoạch đón thời cơ của thành ủy và Ban chỉ huy mặt trận. Hội nghị nhấn mạnh: hoạt động vũ trang phải đạt được hai mục đích, gây ảnh hưởng chính trị và làm cho địch thiệt hại về quân số và phương tiện chiến tranh. Khẩu hiệu lúc này là: “Hành động để xây dựng, hành động mạnh để xây dựng nhanh”. Trong lãnh đạo Ban chấp hành Đảng bộ mở cuộc vận động “chống tư tưởng chủ quan khinh địch”. Riêng đội ngũ cán bộ quân sự, Mặt trận tổ chức hội nghị “Rèn cán chính quân”, quán triệt sâu sắc hơn nữa đường lối chiến tranh nhân dân, chống quan điểm “quân sự đơn thuần”, trau dồi khí tiết cách mạng cho cán bộ, chiến sĩ. Tờ báo Quân Thủ đô thường xuyên đăng bài, tin chiến thắng của toàn quốc và nêu những tấm gương hi sinh cao cả của cán bộ, chiến sĩ và đồng bào trong giai đoạn “Hà Nội gấp rút chuẩn bị chiến trường”.

Bác Hồ theo dõi sát những tiến bộ của Hà Nội và quyết định trao giải thương cho đơn vị chiến đấu giỏi của Thủ đô. Phần thưởng là khẩu súng Thopson của đoàn đại biểu Nam Bộ tặng Người, khi đoàn ra báo cáo tình hình với Trung ương tháng 9 năm 1948.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #52 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 06:42:44 am »

IX.

TRẬN ĐÁNH TÁO BẠO

Năm 1950, cùng với toàn quốc, cuộc kháng chiến của quân dân Hà Nội bước sang năm thứ tư, năm cả nước gấp rút hoàn thành cuộc chuẩn bị chuyển mạnh sang tổng phản công, năm “tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng - coi kháng chiến trên hết, quân sự trên hết”.

Trong huấn lệnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Mặt trận Hà Nội tháng 1 năm 1950 nêu rõ: Phải tiếp tục gây cơ sở chính trị rộng rãi, và tiếp tục xây dựng lực lượng vũ trang trong lòng địch. Nắm thật chắc và phá hoại địch mạnh hơn nữa.

Lúc này tiểu đoàn 108 và một phần bộ đội địa phương do Ban chỉ huy mặt trận rút ra củng cố, huấn luyện đã sẵn sàng đưa vào chiến đấu. Ngoài lực lượng bản thân, còn có thêm một số cán bộ và đơn vị của Trung ương, Bộ Quốc phòng phái xuống; đặc biệt có một bộ phận trung đoàn 48 Liên khu 3, trung đoàn cũ của tôi, phái sang cùng hoạt động trên địa bàn Hà Nội.

Phát động trong toàn thành một đợt hoạt động gồm các tổ chức, các lực lượng, lấy hoạt động quân sự làm trung tâm. Giữa lúc đó, đồng chí Chu Duy Kính, một cán bộ của ta hoạt động ở nội thành đến gặp Ban chỉ huy Mặt trận đề nghị mở cuộc tập kích vào sân bay Bạch Mai.

Phút đầu gặp đồng chí Chu Duy Kính, tôi chưa thật tin lắm! Nhìn bề ngoài, Chu Duy Kính làn người gầy nhỏ có vẻ “nhà quê”, thế msg lại dám đề xuất một ý kiến táo bạo như thế, một việc từ đầu kháng chiến chưa ai dám làm. Bốn năm sâu, đầu năm 1954, khi đồng chí Đỗ Mười về phụ trách Liên khu 3, để phối hợp với chiến trường Điện Biên Phủ, đồng chí đề xuất dùng kinh nghiệm Bạch Mai tập kích vào sân bay Cát Bi. Lúc này tôi đang là đại đội phó đại đoàn 320, được gọi lên phổ biến kinh nghiệm. Và trận đánh cũng đã thành công, gây tiếng vang lớn lúc bấy giờ. Sau này, trong chiến tranh chống Mĩ ở miền Nam, kiểu tập kích như tập kích các sân bay Bạch Mai, Cát Bi trở thành phổ biến và ta gọi là cách đánh đặc công. Bộ đội Hà Nội có vinh dự là một trong những nơi mở đầu cho cách đánh thần kì đó.

Trở lại cuộc tập kích sân bay Bạch Mai. Sau khi gặp đồng chí Chu Duy Kính, tôi báo cáo lại với anh Trần Quốc Hoàn, anh Hoàn chỉ thị cho nội tuyến thấm tra lại, kết luận là hoàn toàn có thể tin tưởng và quyết định cho đánh. Tôi bố trí một ngày nghe đồng chí Chu Duy Kính báo cáo tình hình cụ thể. Trong lần bị địch bắt đồng chí Chu Duy Kính giữ vững khí tiết của người chiến sĩ cách mạng quyết không khai báo. Khong có chứng cứ rõ ràng, địch đưa đồng chí vào làm phu trong sân bay Bạch Mai. Tuy là “thân tù” nhưng với ý chí cách mạng của người cộng sản, đồng chí vẫn luôn luôn tìm cách tiến công địch. Hằng ngày nhìn thấy những chiếc máy bay từ Bạch Mai đi đánh phá các nơi, Chu Duy Kính nghĩ phải tìm cách đánh vào hang ổ của bọn này. Thế là trong lúc cắt cỏ dọn dẹp, đồng chí quan sát kĩ bố phòng của địch và trốn thoát ra ngoài bằng một đường cống ngầm. Qua báo cáo của đồng chí Kính và nhhững nguồn tin tình báo trong nội thành cung cấp thành ủy quyết định giao cho ban chỉ huy Mặt trận tổ chức lực lượng tập kích sân bay này.

Sân bay Bạch Mai cách Hà Nội chừng 3 ki-lô-mét về phía nam. Nó được bao bọc bằng hàng rào thép gai, ao hồ và hệ thống hào sâu. Lực lượng bảo vệ gồm một đại đội Âu - Phi và một trung đội lính dù, do một đại úy và một trung úy Pháp chỉ huy. Chung quanh sân bay có nhiều đèn pha và lô-cốt. Ngày cũng như đêm xe bọc thép, xe ô-tô và lính bộ binh thay phiên nhau tuần tiễu canh gác nghiêm mật.

Ta quyết định đánh sân bay Bạch Mai, vì đây là một trong những mục tiêu hiểu yếu của địch trên địa bàn Hà Nội, một trong những nơi địch xuất phát chi viện cho quân đội Pháp trên chiến trường Bắc Bộ. Đánh sân bay Bạch Mai vừa đạt mục đích phá hủy phương tiện chiến tranh trong hậu phương chiến lược của địch, vừa gây ảnh hướng lớn về chính trị trong quần chúng nhân dân. Sân bay nằm tiếp giáp giữa nội thành với ngoại thành, rất thuận tiện cho bộ đội tào tiếp cận.

Đây cũng là bước tập dượt cho chỉ đạo, chỉ huy và cá lực lượng tại cỗ ở Hà Nội, chuẩn bị mọi mặt, sẵn sàng trong đánh ra, ngoài đánh vào khi có lệnh.

Nhiệm vụ đánh sân bay Bạch Mai được Bay chỉ huy Mặt trận giao cho tiểu đoàn 108 thực hiện với phương châm “Bí mật, bất ngờ, ít đánh nhiều, hiệu quả cao”. Ban chỉ huy tiểu đoàn lựa chọn rút ra từ trong tiểu đoàn một số cán bộ, chiến sĩ biên chế thành một đội, gồm những đảng viên, đoàn viên trẻ, khỏe, hăng hái do đồng chí Hà Giáp làm đội trưởng, đồng chí Trần Thành làm chính trị viên. Nhiệm vụ chính của đội là đột nhập và phá hủy máy bay. Tiểu đoàn chọn một bãi cỏ rộng (nay là sân bóng chuyền Mĩ Đức) làm nơi tập. Để giữ bí mật, ta không cấu trúc thành thao trường, mà chọn những địa hình tương tự để tập triển khai đội hình. Lúc này, những cán bộ chỉ huy trong tiểu đoàn đều phụ trách thấp hơn một cấp. Tiểu đoàn xuống chỉ huy đại đội. Đại đội xuống chỉ huy trung đội… và cán bộ tiểu đội xuống làm chiến sĩ. Trong quá trình luyện tập, số người được giảm bớt. Từ 6 người tập công kênh nhau đánh một máy bay xuống 3 người. Cuối cùng tiểu đoàn chỉ sử dụng hơn 30 người vào trận đánh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #53 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 06:43:15 am »

Thời gian huấn luyện, kỉ luật giữ bí mật của đơn vị được đểa đặc biệt nghiêm ngặt: “Nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Bất kì cán bộ hay chiến sĩ không được tự tiện đi đâu một mình và quan hệ với bất cứ ai ngoài đơn vị. Tập luyện đã gian khổ, ăn mặc của anh em càng thiếu thốn. Cơm không đủ no, trời rét tháng chạp ưu tiên hai người mới được cấp một bộ quần áo. Người có áo lại thiếu quần. Giày dép thì có gì đi nấy. Vật chất thiếu thốn, nhưng tinh thần cán bộ và chiến sĩ rất nhiệt tình hăng hái. Nhân dân vùng Quang Nguyên, Viên Nội, Viên Ngoại ủng hộ cho đơn vị cả những ruộng rau muống và những vò tương, góp vào bữa ăn hằng ngày của chiến sĩ.

Trong khi đó, tại vùng hậu cứ (tỉnh Hòa Bình) công binh xưởng mặt trận do đồng chí Nguyễn Chính và Phạm Thế Ninh cùng anh chị em công binh xưởng đã nghiên cứu chế tạo thành công mìn chai hẹn giờ trang bị cho đơn vị đánh máy bay.

Qua một thời gian khổ luyện, ngày 16 tháng 1 năm 1950, tôi xuống động viên và kiểm tra đơn vị lần cuối cùng.

Chiều ngày 17, từ đình Sà Kiều, tiểu đoàn xuất quân. Mỗi chiến sĩ trong đội đặc biệt được trang bị một quả mìn chai, hai quả lựu đạn và bánh mì. Tất cả bỏ gọn trong một bị cói. Trên đường từ nơi xuất quân đến sân bay dài hơn hai hục ki-lô-mét, anh em cải trang giống như người đi buôn bán, làm thuê, cứ tốp năm, tốp ba với áo, quần, nón, mãu đủ loại đi thành nhiều đường để tránh bọn Việt gian và máy bay theo dõi. Dọc hai bên đường các chiến sĩ quân báo, bộ đội địa phương và du kích ngoại thành giả làm người bắt cua, mò ốc, cắt cỏ, bí mật bảo vệ cuộc hành quân. Đến cầu Đen bắc qua sông Nhuệ, các chiến sĩ dừng lại, nhận tỏi bôi người tránh cho chó béc-giê đánh hơi, gừng nấu lẫn với mật chống ho và những tấm lưới đánh cả hoặc cỏ làm tấm ngụy trang.

Bộ phận đánh trong sân bay chia làm ba mũi. Một mũi có 18 người và 1 du kích xã do xã đội trưởng Hà Giáp chỉ huy. Mũi hai có 8 người và 2 du kích, do đồng chí Trần Thành, chính trị viên đội chỉ huy. Mũi ba có 6 người và 1 xã đội phó ngoại thành, do trung đội trưởng Tráng chỉ huy. Lực lượng bảo vệ đường lui quân và yểm hộ bên ngoài gồm cả tiểu đoàn 108 còn lại cùng với một trung đội của đại đội 310 (ngoại thành). Trận đánh do do tiểu đoàn trưởng Trần Hải chỉ huy. Đồng chí Văn Tân, chính trị viên của trận đánh phụ trách tuyển quân y, hậu cần. Qua hai tiếng đồng hồ luồn lách và chui cống ngầm, đội hình chiến đấu đã vào gọn trong sân bay.

Một bộ phận của trung đoàn 48 (Liên khu 3) cũng được phái sang bố trí ở tuyến ngoài cùng, sẵn sàng chi viện, chặn địch cho tiểu đoàn 108 đánh sân bay.

Đêm ấy sương mù dày đặc, cách 4-5 mét không nhìn rõ mặt nhau, rất thuện tiện cho chiến sĩ ta chiếm lĩnh.

Theo hiệp đồng, đúng 24 giờ ngày 17, các chiến sĩ lần lượt leo lên dặt mìn trên máy bay và bấm kíp nổ chậm. Sau khi ngoặc xong quả mìn chai cuối cùng lên động cơ máy bay, một chiến sĩ nhảy xuống không may trượt chân phát ra tiếng động. Tên lính gác nổ súng. Lập tức địch trong sân bay báo động. Lúc ấy đã sang ngày 18 tháng 1. Mũi đánh kho xăng do trung đội trưởng Tráng chỉ huy, đến lúc này vẫn chưa đặt được mìn vào vị trí. Thấy mũi trưởng tỏ ra chần chừ, tiểu đội trưởng Đỗ từ phía sau lưng băng lên chỉ huy anh em kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ. Hơn ba chục chiến sĩ tẩ khỏi hàng rào cuối cùng chừng 100 mét thì trong sân bay nổ dữ dội. Kho xăng bốc cháy sáng rực cả bầu trời phía nam. Hà Nội nổi còi báo động. Ít phút sau, đại bác địch ở Xuân Tảo, Văn Điển bắn tới tấp xuống xung quanh sân bay. Xe tăng, xe bọc thép, xe ô tô cảnh sát chia đi bịt chặt các ngả đường. không khí huyên náo tràn ngập cả thành phố.

Các chiến sĩ tiểu đoàn 108 lúc bấy giờ đã lui quân toàn ra một làng ngoại thành.

Đêm ấy, ta phá hủy và đốt cháy 25 máy bay, 60 vạn lít xăng dầu, 32 tấn vũ khí và một số trang bị của địch. Trận đánh được chính phủ tặng thưởng Huân chương Quân công hạng ba. Phía ta một chiến sĩ hi sinh.

Trận tập kích sân bay Bạch Mai của tiểu đoàn 108 là một điển hình về phá hủy phương tiện chiến tranh của địch trên chiến trường Bắc Bộ thời kì đó. Với vũ khí, trang bị thô sơ, kĩ thuật, chiến thuật còn chưa hoàn chỉnh, nhưng các chiến sĩ tiểu đoàn 108 dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Bay chỉ huy Mặt trận Hà Nội đã tìm được lối đánh phù hợp, đạt hiệu suất chiến đấu cao. Trận đánh đã chứng minh: Dùng lực lượng nhỏ nhưng tinh ta có đánh phá mục tiêu lớn của địch ở bất kì nơi nào trong thành phố. Trận đánh sân bay Bạch Mai là một trận thắng hoàn chỉnh cả về chiến thuật, kĩ thuật, từ khâu lựa chọn mục tiêu, lựa chọn cách đánh, sử dụng lực lượng dến quá tình luyện tập và nổ súng là những kinh nghiệm thiết thực góp phần vào việc hình thành và vận dụng lối đánh đặc công của quân đội ta sau này.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #54 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 06:43:39 am »

Sau chiến thắng Bạch Mai, không khí lạc quan tin tưởng của quần chúng được biến thành sức mạnh cụ thể trong các cuộc đấu tranh toàn diện với thực dân Pháp trên địa bàn Hà Nội.

Ở quận nội thành cũng đã lập phương án phá hoại một số mục tiêu, địch phải phân tán lực lượng đối phó. Lúc đầu quận dự kiến phá hủy nhà máy điện Yên Phụ, nhưng ban chỉ huy Mặt trận thấy cần hạn chế nhằm đảo lộn một phần hoạt động của địch trong các cơ quan đầu não của chúng ở Hà Nội. Cuối cùng Thành ủy và Ban chỉ huy Mặt trận nhất trí phương án: Phá hủy toàn bộ các trạm biến thế (bốt điện) trong nội thành. Đồng chí Trần Sâm, bí thư quận ủy nội thành, thay mặt thành ủy trực tiếp giao nhiệm vụ cho ban chỉ huy quận đội. Ta chủ trương bằng hành động bí mật đặt mìn nổ chậm vào hẳn trong các nhà trạm biến thế. Các trạm biến thế trong nội thành được khoanh theo từng khu vực: khu Đồng Xuân, khu Bờ Hồ, khu Trúc Bạch… Mỗi khu vực ta cử một cán bộ trung đội chỉ huy. Lúc đó toàn bộ trạm biến thể chỉ có duy nhất một chiếc chìa khóa mở cửa. Người sử dụng nó là anh Đạt, một viên chức nghèo, là cơ sở của ta trong công đoàn thành phố. Mỗi lần anh Đạt đi mở cửa trạm biến thế, lại có lính Pháp mang súng đi kèm. Hết giờ làm việc, anh phải “trả” lại chìa khóa cho người Pháp giữ. Anh Đạt đã bí mật giao cho ta mẫu chìa khóa và tại phố Sinh Từ (nay là phố Nguyễn Khuyến) nhóm thợ sắt do đồng chí quận đội phó trực tiếp chỉ đạo đã đánh thành công một loạt chìa khóa của trạm biến thế.

Cùng với việc làm chìa khóa, nhiệm vụ chuyển thuốc nổ từ hậu cứ mặt trận vào nội thành cũng vô cùng phức tạp. Chị Nguyễn Thị Thuần, Nguyễn Thị Nhẫn và một số chiến sĩ giao thông có kinh nghiệm nhất, với sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí chính trị viên quận đội, đã mang trót lọt hàng trăm ki-lô-gam thuốc nổ từ hậu cứ mặt trận (tỉnh Hòa Bình) vào trung tâm Hà Nội. Các chiến sĩ trong đội vũ trang 20 nội thành phụ trách đánh trạm biến thế, đều được phát chìa khóa, mìn nổ chậm. họ cải trang thành những công nhân thợ điện để thực hiện nhiệm vụ.

Ngày 24 tháng 1 năm 1950, ngày quân Pháp ở Hà Nội chuẩn bị long trọng đón tiếp đại sứ Mĩ, vào khoảng 13 giờ, khi Giét-sớp tới Hà Nội còn đang chân ướt chân ráo, thì mìn ta đặt ở 22 trạm biến thế trong nội thành nổ, 8 trạm bị phá hủy hòn toàn, 7 trạm hư hỏng nặng. Một số khu vực trong thành phố mất điện.

Nửa năm về trước, khi “quốc trưởng” Bảo Đại ra Hà Nội đã bị quân ta bắn ba-dô-ca, súng phóng lựu xua đuổi. Lần này đại sứ Mĩ đến Hà Nội cũng bị mìn của lực lượng vũ trang thành phố đánh phủ đầu.

Ngày 12 tháng 2 năm 1950, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Phó chủ tịch Hội đồng Quốc phòng tối cao Phạm Văn Đồng, thay mặt nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Ban Thường vụ Quốc hội ra sắc lệnh quyết định tổng động viên nhân tài, vật lực để tiến tới tổng phản công. Cùng với trận tập kích sân bay Bạch Mai, phá các trạm biến thế điện và qua sắc lệnh “tổng động viên” của Nhà nước ta, bộ chỉ huy Pháp lo sợ những trận đánh lớn hơn có thể diễn ra ở Hà Nội. Chúng vội vã rút bớt một tiểu đoàn quân cơ động ở Hưng Yên về tăng cường bảo vệ thành phố. Những cơ quan chỉ huy, các trại lính, kho tàng, các trạm biến thế điện… đều được tăng thêm lính Pháp canh gác. Quân ngụy bị đẩy ra xa bảo vệ vòng ngoài.

Tuy vậy, thực dân Pháp và tay sai vẫn không ngăn chặn được những tổn thất mà quân và dân Hà Nội thường xuyên gây cho chúng. Nửa đêm ngày 1 tháng 3, một tiểu đội dân quân do tiểu đội phó Nguyễn Văn Hồng phụ trách, phối hợp với 3 người là cơ sở ngụy binh làm nội ứng đã phá hỏng 28 đầu máy xe điện tại sở xe điện Thụy Khê, 3 ngụy binh mang súng ra với kháng chiến an toàn.

Sau trận đánh biến thế và sở xe điện, lính ngụy càng thiếu tin vào sức mạnh của quân viên chinh Pháp. Quân Pháp thì nghi nghờ khả năng bảo vệ của quân ngụy.

Tuy lực lượng vũ trang Hà Nội tổ chức được một số trận đánh, gây cho địch tổn thất hoang mang, nhưng ta cũng gặp sự phản ứng ngày càng điên cuồng của địch. Thành ủy và Ban chỉ huy Mặt trận Hà Nội kịp thời chỉ đạo các tổ chức, các lực lượng phối hợp chống địch khủng bố và tạo mòi thời cơ tiếp tục tiến công địch.

Trong điều kiện hoạt động và tác chiến giữa hậu phương địch, cán bộ phải thường xuyên thay đổi tên họ và phân tán các cơ sở, lăn lộn với phong trào, định ki hay đột xuất quận ủy hoặc bay chỉ huy quận đội mới gặp nhau ở một địa điểm bí mật, họp bàn.

Ở ngoại thành, tình hình nhiều lúc càng gay gắt hơn. Ngày nằm bí mật, đêm đến cán bộ lại quần dài quấn cổ, cơm nắm mo cau, lội hết đồng này sang xã khác, tực tiếp chỉ đạo các địa phương. Nhiều đồng chí nằm hầm, ăn đói chịu khát cả tháng, da xanh, ốm yếu bệnh tật. Không ít người bị địch phục kích bắt sống. Nhiều đồng chí không để địch bắt đã rút chốt lựu đạn tự sát.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #55 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 06:44:03 am »

Có trận đánh yêu cầu tiêu hao và tiêu diệt nhiêu sinh lực địch, nhưng cũng có trận đòi hỏi nghệ thuật tổ chức, chỉ huy phải khéo léo, không gây tiếng nổ, lại có hiệu uất cao. Đó là vụ giải thoát cho thương binh (vụ A1) ở nhà thương Phủ Doãn ngày 11 tháng 5 năm 1950.

Đồng chí Đoàn Giáp (tức Lê Nghĩa) quận trưởng công an nội thành, bị địch bắn trọng thương và bị bắt tại phố Hàng Cót. Địch đưa đồng chí vào nhà thương Phủ Doãn (nay là bệnh iện hữu nghị Việt - Đức) cấp cứ và điều trị để nhanh chóng khai thác bí mật của ta. Đồng chí Giáp nằm ở phòng 1A, có hai tên cảnh binh gác cửa và một tên mật vụ bên cạnh theo dõi.

Chấp hành chỉ thị của Thành ủy và Ban chỉ huy Mặt trận Hà Nội, quận ủy nội thành quyết định giao cho quận đội và quận công an, phối hợp thực hiện. Tại phố Hàng Đường, đồng chí Nguyễn Tiến Đức, phó bí thư quận ủy nội thành trực tiếp giao cho đồng chí Trần Bi (quận đội) và đồng chí Vũ Tá Ngọc (công an) nhiệm vụ đó.

Với kinh nghiệm các trận đánh trước, ta tiến hành làm hai bước. Bước một, tổ chức lực lượng và tập dượt. Bước hai là hành động. Quận nội thành tổ chức một đội vũ trang hoạt động gồm 7 chiến sĩ do đồng chí Phạm Hữu Thu làm đội trưởng. Chỉ huy chung là một cán bộ đại đội. Trong nhà thương Phủ Doãn, mạng lưới cơ sở ta do chị Chút, nhân viên giữ kho, và chị Nguyệt, y tá phụ trách. Bác sĩ Hiếu Tâm cùng một số bác sĩ, y sĩ và nhân viên phục vụ là cơ sở hoặc có cảm tình với kháng chiến cũng được huy động giúp đội hoàn thành nhiệm vụ. Ngoài lực lượng chính, quận nội thành còn tập dụng sự giúp đỡ của một số giáo sư, bác sĩ, chủ nhà in là người Pháp và người Việt Nam đang sống ở Hà Nội.

Qua một thời gian thực tập ở Núi Nùng (vườn Bách Thảo), vào lúc 12 giờ 3 phút ngày 11 tháng 5 năm 1950, ta quyết định hành động. Bằng giấy tờ giả, 7 chiến sĩ đã lọt qua cổng gác, vào thẳng phòng A1. Hai tên lính cảnh binh gác cửa và tên Thọ (mật vụ) lập tức bị tước súng trói tay. Thương binh được cõng vượt qua tường xuống đường Quán Sứ, sau đó các đồng chí công an đưa tiếp về vị trí an toàn trong thành phố.

Nhận được tin “tù bị cướp”, Nguyễn Hữu Trí, thủ hiến Bắc Việt nói với Nguyễn Đình Tại, giám đốc sở công an Bắc Việt: “Đây là một sự sỉ nhục đối với quốc gia chứ không phải một vụ cướp tù thông thường”. Ngược lại, đó là sự kiện thu hút rất mạnh sự chú ý và cảm tình của nhân dân Hà Nội, nhất là với giới trí thức trong thành phố. Thắng lợi này còn do sự tổ chức hiệp đồng tốt giữa các lực lượng bộ đội, công an, cơ sở và các tổ chức quần chúng hoạt động bí mật trong lòng địch.

Nhân sự kiện đó, ở các công sở, các chợ, các nhà máy, trường học, trại lính… ta tung tin hù dọa thêm bọn phản động ác ôn, khiến chúng rất lo sơ. Có tên đã tìm cách gặp cơ sở ta xin “lập công chuộc tội”.

Dưới sự chỉ đạo thống nhất của Thành ủy và Ban chỉ huy Mặt trận Hà Nội, quân dân các địa phương ngoại thành tích cực tìm cách tiến công địch để phối hợp với nội thành. Du kích xã Vạn Xuân đã phục kích diệt 6 tên lính Pháp (có một đại úy) và vận động thêm 18 anh em ngụy quân ra với kháng chiến, 5 tên Việt gian “nằm vùng” bị nhân dân phát hiện và trừng trị. Chi bộ xã còn lãnh đạo bà con đấu tranh không đi phu, không nộp tre, không xây bốt. Một chiếc thuyền của địch chở gạo đi tiêp tế cũng bị nhân dân và du kích lập mưu đánh chìm. Du kích xã Quảng Tân chôn mìn trên đường Chèm đi Yên Phụ và nổ súng uy hiếp bốt Phú Thọ, làm cho lính ở một số bốt ngoại thành thêm hoang mang.

Từ cuối năm 1940 đến hết mùa xuân 1950, quân và dân Hà Nội đã nổ súng hơn 200 trận và tổ chức hàng chục cuộc đấu tranh chính trị. Ta dùng các hình thức tập kích, phục kích, pháo kích, gài mìn và đánh địch bằng nhiều loại vũ khí từ súng đạn đến bom, mìn, dao, gậy… Ta đã diệt hàng trăm tên làm bị thương hàng trăm tên khác, bắt sống 34 tên và vận động một số anh em lính ngụy ra với kháng chiến. Ta còn phá hủy 25 máy bay, 122 xe quân sự, đốt cháy 60 vạn lít xăng.

Đợt hoạt động mùa xuân năm 1950 của quân và dân Hà Nội đã thực hiện được mục đích bám chắc địch và tiêu hao, tiêu diệt sinh lực và phương tiện chiến tranh của chúng ngay trong sào huyệt, đồng thời phối hợp có kết quả với các chiến trường khác bằng cách kìm chân và phân tán lực lượng chúng.

Số địch bị tiêu diệt ở Hà Nội không nhiều, nhưng ta đã làm thất bại một phần âm mưu biến Hà Nội thành hậu phương an toàn của chúng. Thắng lợi lớn hơn cả là ta đã củng cố được lòng tin của quần chúng, xây dựng và phát triển thêm nhiều cơ sở.

Đó là thắng lợi căn bản nhất, có ý nghĩa rất quan trọng mà quân và dân Hà Nội đã giành được trong mùa xuân năm 1950, thiết thực lập thành tích chào mừng sinh nhật lần thứ 60 của Bác Hồ (19-5-1890 - 19-5-1950).
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Chín, 2010, 04:28:14 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #56 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2010, 09:02:17 pm »

PHẦN BA

LÀM NÓC NHÀ
CHỞ CHE CHO BÁC

I.

TƯ LỆNH BỘ ĐỘI PHÒNG KHÔNG

Tháng 5 năm 1951, tôi bàn giao nhiệm vụ chỉ huy trưởng Mặt trận Hà Nội cho đồng chí Trần Vĩ về làm trung đoàn trưởng trung đoàn 52 và năm sau được bổ nhiệm Tham mưu trưởng Đại đoàn 320 do đồng chí Văn Tiến Dũng làm đại đoàn trưởng kiêm chính ủy.

Mùa hè năm 1952, dự lớp tập huấn đánh công kiên do Bộ tổ chức, do đạt thành tích khá, tôi được Bác biểu dương, tặng huy hiểu. Một lần Bác gặp riêng tôi, cho tôi một điếu thuốc, và nói: “Vừa rồi chú đã hoàn thành thốt nhiệm vụ ở Hà Nội. Nhưng đó là chiến tranh du kích. Bây giờ tình hình đã phát triển mới. Quân đội ta phải tiến lên đánh chính quy, vận động chiến. Chú cần cố gắng nhiều hơn nữa”.

Tháng 8 năm 1953, tôi được lệnh lên Việt Bắc xây dựng Bộ tư lệnh Pháo binh, với cương vị quyền tư lệnh; chính ủy là anh Phạm Ngọc Mậu, chủ nhiệu chính trị là anh Nguyễn Đình Ước.

Tháng 10 năm 1953, địch nhảy dù Điện Biên Phủ. Cuộc kháng chiến bước sang một bước ngoặt mới. Anh Văn Tiến Dũng được điều lên giữ chức Tổng tham mưu trưởng, tôi được điều trở lại phụ trách đại đoàn trưởng đại đoàn 320, chính ủy là đồng chí Phạm Ngọc Hồ, tham mưu trưởng là đồng chí Lê Ngọc Hiền.

Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, đại đoàn 320 lần lượt giải phóng các tỉnh đồng bằng. Hòa bình lập lại, tôi được trên cho đi học văn hóa rồi đi học pháo binh dài hạn ở nước ngoài. Trước đó, ngày 21 tháng 9 năm 1954, đại đoàn cao xạ đầu tiên mang tên 367 đã được thành lập ở Thái Nguyên. Bác gửi thư động viên cán bộ, chiến sĩ mau chóng nắm vững vũ khí khi tài về làm nhiệm vụ bảo vệ Hà Nội. Bác nói: “Hà Nội chưa có pháo cao xạ như nhà chưa có nóc”.

Năm 1960 trở về nước được bổ nhiệm là hiệu trưởng Trường Pháo binh Việt Nam, sau đó được điều về giữ chức tham mưu trưởng pháo binh. Cuối năm 1961, do tình hình trên không ngày càng diễn biến phức tạp, Mĩ - ngụy tăng cường cho máy bay vào thả dù biệt kích sâu vào nội địa, bộ đội phòng không tăng cường thành bộ tư lệnh Phòng không, tôi được điều về giữ chức Tư lệnh.

Trước khi nhận nhiệm vụ mới, tôi được Bác gọi lên. Tôi nhớ nhất một lời dạy của Bác hôm đó:

- Chức chú bây giờ to hơn thì chú càng phải thương yêu chiến sĩ nhiều hơn.

Việc tôi hay quát nạt cấp dưới và chiến sĩ, nhiều năm trước đây Bác đã biết và đã thường xuyên nhắc nhở. Lần này, Bác nhắc lại làm cho tôi vừa ân hận, vừa cảm động. Tôi từ trách là “tiến bộ chậm” để Bác phải nhắc nhiều về cái tính nóng nảy của mình.

Chức chú càng to hơn thì chú càng phải thương yêu chiến sĩ nhiều hơn…

Lời nói mộc mạc mà thực htấm thía. Tôi biết Bác độ lượng và thương tôi nhiều.

Tôi nhận bàn giao xong của anh Hoàng Kiện thì vừa đến Tết Nhâm Dần (1962). Đang bận túi bụi với công việc tổ chức biên chế thì sáng mùng 1 tết, có điện từ tiểu đoàn 220 báo cáo lên: Bác Hồ đến thăm đại đội 109 tại trận địa Vĩnh Tuy.

Sáng hôm ấy trời nắng đẹp, một chiếc xe du lịch đỗ ngay trước cổng doanh tại. Bác từ trong xe bước ra giữa tiếng reo vui của các chiến sĩ: “Bác đến! Bác đến!”. Mọi người chạy ùa cả lại vây quanh Bác, Bác hiền từ đứng giữa đàn con cháu. Bác thân mật thăm hỏi cán bộ chiến sĩ về tình hình sức khẻo, tình hình học tập, nhất là học văn hóa. Bác cũng hỏi cả việc ăn tết năm nay có được đầy đủ không? Đồng chí chính trị viên đại đội báo cáo với Bác. Nghe xong, Bác vui vẻ khen và nói:

- Năm qua, các chú học tập, công tác tốt, năm nay các chú phải cố gắng hơn nữa để đạt thành tích cao hơn.

Bác còn căn dặn đơn vị phải tiếp tục học tập rèn luyện để nâng cao hơn nữa trình độ quân sự, chính trị, văn hóa, phải thường xuyên có ý thức phòng gian, bảo mật.

Trước khi Bác ra về, đồng chí chính trị viên đã thay mặt cán bộ, chiến sĩ chúc tết Bác và hứa sẽ quyết tâm làm theo những lời Bác dạy. Mùa xuân năm 1963, Bác Hồ kính yêu lại dành cho bộ đội phòng không - không quân vinh dự lớn được đón Bác đến thăm. Đại đội 129 trung đoàn 260 đóng quân tại trận địa Tiên Hội, Đông Anh được thay mặt Quân chủng đón Bác.

Hôm ấy là ngày 3 tháng nam 1963, ngày kỉ niệm thành lập Đảng. Cán bộ chiến sĩ đang lao động xã hội chủ nghĩa xây dựng vườn hoa thì Bác đến. Bác hồng hào nở nụ cười rạng rỡ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #57 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2010, 09:02:45 pm »

Bác âu yếm hỏi:

- Mỗi chú được bao nhiêu bánh chưng ăn tết?

Hầu như tất cả mọi người cùng một lúc trả lời:

- Thưa Bác được hai chiếc ạ!

Đưa tay chỉ vào những cây phi lao mới trồng quanh vườn hoa, Bác hỏi:

- Cây này có quả ăn không?

- Thưa Bác không ạ.

Bác lại hỏi:

- Thế trồng nhãn có quả năn không?

- Thưa Bác, có ạ!

Bác tươi cười nói:

- Vậy trồng nhãn tốt hơn. Cây phi lao nên trồng ngoài hàng rào.

Sau đó, Bác đi xem nơi ăn ở của đơn vị. Bác khen nhà bếp sạch, nhưng phê bình nhà ngủ chưa gọn. Bác nói:

- Hôm nay chắc là chủ nhật nên nội vụ của các chú chưa được tốt.

Trước khi lên xe ra về, Bác chỉ vào hai hàng cây xà cừ mới trồng hai bên đường, Bác bảo:

- Cứ tính từ cổng đơn vị, mỗi chiều ngược xuôi 500 mét, đơn vị các chú phải chăm sóc cho thật tốt.

Sau lần được Bác đến thăm đó, đại đội 129 càng chú trọng xây dựng kỉ luật, trật tụ nội vụ, nền nếp tác phong, không những trong những ngày thường mà cả trong những ngày nghỉ. Cũng ngay trong màu xuân đó, cán bộ chiến sĩ đại đội đã kịp thời trồng nhãn thay cho những cây phi lao trong vườn hoa. Anh em còn lấy gạch xếp thành chữ “vườn hoa Bác đến thăm”, để kỉ niệm một ngày đáng nhớ.

Chúng tôi luôn nhớ lời phên bình của Bác: “Hôm nay chắc là chủ nhật nên nội vụ các chú chưa thật tốt”. Bác đã giáo dục chúng tôi duy trì tốt trật tự, kỉ luật cả ngày thường cũng như ngày nghỉ, bộ đội phòng không phải thường xuyên sẵn sàng chiến đấu cao, nên yêu cầu xây dựng trật tự, kỉ luật, tác phong càng phải hết sức chặt chẽ. Hôm đó, Bác còn chỉ bảo chúng tôi cả việc trồng và chăm bón cây. Từ đó, một phong trào trồng cây ăn quả từ đại đội 129 lan nhanh khắp Quân chủng. Và trong đợt thi đua “Làm theo lời Bác” do Quân chủng phát động, mà trọng tâm là “Tăng cường kỉ luật, tác phong, duy trì tốt nền nếp trật tự, nội vụ”, đã tạo nên một chuyển biến thật sự từ cơ quan đến đơn vị.

Không phải ngẫu nhiên mà ba năm liền từ năm 1961 dến năm 1963, năm nào Bác cũng dành cho bộ đội phòng không - không quân chúng tôi được vinh dự đón Bác về thăm. Bên kia vĩ tuyến 17, bọn Diệm được Mĩ hà hơi tiếp sức, đang ngày đêm hò hét “Bắc tiến”. Những chuyến bay biệt kích sâu vào nội địa miền Bắc càng ngày càng trắng trợn và có tính chất thường xuyên. Bác đã nhìn thấy trước âm mưu của kẻ thù, vì thế Bác luôn nhắc chúng tôi phải tích cực học tập để không ngừng nâng cao trình độ kĩ thuật, chiến thuật, phải thường xuyên rèn luyện kỉ luật, tác phong để có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ bảo vệ bầu trời Tổ quốc.

Những hành động khiêu khích đầu tiên của đế quốc Mĩ đối với miền Bắc nước ta đã xảy ra vào ngày 11 tháng 8 năm 1963. Chúng cho hai chiếc máy bay phản lực xâm phạm vùng trời Hà Nội. Làm theo lời Bác dạy “phải thường xuyên đề cao cảnh giác”, bộ đội phòng không bảo vệ Thủ đô đã nổ súng kịp thời. Đại đội 129 đã bắn những phát dúng đầu tiên. Hôm ấy là ngày chủ nhật, hai chiếc RF.101 bay rất cao, nhân dân Hà Nội không nghe tiếng động cơ máy bay mà chỉ nghe tiếng nổ rền vang của pháo phòng không 100 mi-li-mét, loại pháo cỡ lớn nhất vừa mới được trang bị chưa được bao lâu.

Lại một năm trôi qua.

Một mùa xuân lại đến, mùa xuân năm 1964. Đúng sáng mùng 1 Tết Giáp Thìn, Bác Hồ lại đến thăm và chúc tết bộ đội phòng không ngay tại trận địa của đại đội 130 trung đoàn 260, bên cạnh dòng sông Đuống. Cũng như những lần trước, Bác đến thăm bất ngờ không báo trước cho Quân chủng biết. Được tin tôi vội vàng lên xe phóng sang, may vừa kịp đón Bác.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #58 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2010, 09:03:17 pm »

Vẫn với bước đi nhanh nhẹn, Bác vào nhà ngủ trung đội 3, khen nội vụ gọn gàng, sạch sẽ. Bác xuống nhà câu lạc bộ, xem những tờ báo tường đón xuân do anh em viết, rồi dừng lại trước lá cờ thưởng luân lưu “Đơn vị khá nhất”, tỏ ý hài lòng. Khi đi ngang qua một gian buồng xép, thấy nhiều quang sọt, Bác dừng lại hỏi đơn vị đang làm gì mà nhiều quang thế. Đồng chí chính trị viên phó đại đội thưa với Bác là anh em đang làm đường cơ động, củng cố trận địa, đào thêm ao, lấy chỗ tắm giặtt và thả cá để cải thiện. Nghe báo cáo, Bác gật đầu khen như thế là tốt. Bác tiếp tục đi xuống bếp, xem các món ăn, khen bộ đội ăn khá và nhà bếp sạch. Bác ân ần hỏi chuyện các đồng chí nuôi quân.

- Các chú cón luôn giữ được sạch sẽ, gọn gàng như thế này không?

Đồng chí tiểu đội trưởng xúc động trả lời:

- Thưa Bác, đại đội chúng cháu được trung đoàn khen là đơn vị nuôi quân, phòng bệnh tốt ạ!

Sau khi đi một vòng khắp doanh trại, Bác trở về trước sân, nói chuyện và chúc tết bộ đội:

- Hôm nay Bác và các đồng chí Trung ương đến thăm các chú. Bác thấy chú nào cũng mạnh khỏe, vui vẻ. Bác mừng. Đơn vị các chú được thưởng cờ, doanh trại thì sạch sẽ, gọn gàng, như vậy là tốt. Năm mới, Bác chúc các chú mạnh khỏe, thắng lợi và nhờ các chú chuyển lời chúc tết của Bác và các đồng chí Trung ương tới gia đình các chú.

Nói đến đây Bác dừng lại một lát, đưa cặp mắt hiền từ nhìn một lượt khắp hàng quân rồi nói:

- Các chú thấy đồng bào và chiến sĩ miền Nam chiến đấu có giỏi không, có dũng cảm không?

Tất cả đơn vị đồng thanh đáp:

- Có ạ!

- Vậy ta phải học tập quân và dân miền Nam anh hùng. Đế quốc Mĩ còn nhiêu âm mưu thâm độc. Các chú phải luôn luôn cảnh giác và lúc nào cũng sẵn sàng chiến đấu, phải kiên quyết bắn rơi máy bay địch, nếu chúng dám liều lĩnh xâm phạm vùng trời miền Bắc nước ta. Muốn làm được nhứ vậy, năm nay các chú rèn luyện kĩ thuật cho giỏi. Cán bộ, chiến sĩ phải đoàn kết chặt chẽ, thương yêu nhau như anh em một nhà.

Toàn đơn vị đứng im phăng phắc. Đây là lần đầu tiên sau 10 năm hào bình, Bác trực tiếp ra mệnh lệnh cụ thể cho bộ đọi phòng không - không quân chúng tôi “phải kiên quyết bắn rơi máy bay địch nếu chúng dám liều lĩnh xâm phạm vùng trời miền Bắc”. Cũng trong dịp này, Bác lại nhắc nhở chúng tôi vấn đề mà Bác đã nhắc nhở suốt mấy năm nay là “Phải rèn luyện kĩ thuật cho giỏi”. Sau này, khi bước vào cuộc chiến đấu quyết liệt với kẻ thù có tiềm lực lớn về nhiều mặt, chúng tôi càng thấu hiểu những lời dạy của Bác thật sâu sắc và trở thànhvấn đề xuyên suốt trong quá trình xây dựng và chiến đấu của bộ đội phòng không - không quân: “Phải luôn luôn cảnh giác và lúc nào cũng chiến đấu”, “Phải kiên quyết bắn rơi máy bay địch”, “Phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ mọi mặt”, “Phải rèn luyện kĩ thuật cho giỏi”, để tạo nên sức mạnh chiến thắng.

Trước khi ra về, Bác còn dặn:

- Các chú lập công, tết sang năm Bác lại xuống thăm.

Những ngày đầu xuân 1964, nghiêm chỉnh chấp hành mệnh lệnh của Bác, khắp các trận địa phòng không bừng bừng khí thế quyết tâm đánh thắng trận đầu. Những đợt huấn luyện đột kích, những cuộc diễn tập theo phương án tác chiến được liên tiếp tổ chức. Công sự được tu sửa thêm. Chế độ trực ban sẵn sàng chiến đấu được duy trì nghiêm ngặt. Nghị quyết Đảng ủy các cấp, phương án tác chiến của các đơn vị đều quán triệt sâu sắc những lời dạy của Bác. Đợt sinh hoạt chính trị “làm theo lời Bác, đánh thắng trận đầu”, do nghị quyết Đảng ủy Quân chủng quý I năm 1964 đề ra, được Cục Chính trị tập trung chỉ đạo sát sao và được Tổng cụ Chính trị theo dõi chặt chẽ, đã thực sự làm chuyển biến bộ mặt của Quân chủng, thổi bùng lên một khi thế mới, một sức mạnh mới.

Bộ đội phòng không - không quân mãi mãi coi tết Giáp Thìn năm 1964 như một cột mốc quan trọng trên con đường chiến đấu và chiến thắng vẻ vang của mình.

Ngày 19 tháng 5 năm 1964, tôi lên nhà sàn chúc mừng sinh nhật Bác, đồng thời báo cáo với Bác việc triển khai thực hiện lời Bác dạy hồi đầu năm. Hôm đó, Bác hỏi tôi nhiều về ra đa, về khả năng phát hiện địch. Bác bảo người lính bảo vệ bầu trời phải thường xuyên cảnh giác, phải tranh chấp với kẻ thù từng phút, từng giây.

Bác ân cần căn dặn: Chú phải cùng các đồng chí trong Bộ tư lệnh suy nghĩ ngày đêm, giáo dục bộ đội thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác, quyết không để cho Tổ quốc bị bất ngờ. Trước đây, chú chỉ bảo vệ Bác, ngày nay chú phải bảo vệ cả bầu trời Tổ quốc. Trách nhiệm của chú, của Quần chúng Phòng không - Không quân rất nặng nề.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Hai, 2011, 02:49:59 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #59 vào lúc: 10 Tháng Chín, 2010, 09:05:15 pm »

II.

TRẬN ĐỌ SỨC ĐẦU TIÊN

Chưa đầy ba tháng sau lời căn đặn đó của bác, bộ đội phòng không phối hợp chặt chẽ với bộ đội hải quân và các lực lượng vũ trang nhân dân khác đã đánh thắng trận đầu oanh liệt, ngày 5 tháng 8 năm 1964, bắn rơi 8 máy bay Mĩ, bắn bị thương nhiều chiếc khác, bắt sống tên giặc lái Mĩ đầu tiên An-va-rê.

Ngày 7 tháng 8 năm 1964, tại thủ đô Hà Nội, Bộ Quốc phòng - Tổng tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam tổ chức lễ tuyên dương công trạng các lực lượng vũ trang nhân dân đã lập thành tích vẻ vang trong các cuộc chiến đấu chống những hành động khiêu khích và gây chiến của đế quốc Mĩ đối với miền Bắc nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh vị Tổng tư lệnh tối cao của dân tộc, đến chủ tọa buổi lễ long trọng này.

Bác đến sớm, nét mặt vui tươi, ân cần thăm hỏi các đại biểu về dự lễ:

- Các chú khỏe cả chứ?

Tiếp đó, Bác nói thêm một câu đầy ý nghĩa:

- Nóng cả, có phải không?

Sau đó Bác hỏi ngay đến tôi:

- Chú Hữu Tài đấy à? Lên đây! Lên đây!

Bác vừa gọi vừa vẫy tay. Tôi bồi hồi xúc động được Bác gọi mình bằng tên cũ hồi ở Côn Minh.

Thấy tôi còn chần chừ, Bác lại gọi:

- Chú Hữu Tài! Lên đây! Cả chú Phát nữa!

Tôi cùng đồng chí Nguyễn Bá Phát, Tư lệnh Hải quân, sung sướng bước đến bên Bác giữa tiếng vỗ tay ran ran của cả hội trường.

Lễ tuyên dương tổ chức long tọng nhưng ấm cúng phấn khởi. Đoàn chủ tịch buổi lễ còn có các đồng chí Trường Chinh, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; Nguyễn Chí Thanh, Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng; Trần Quốc Hoàn, Ủy viên dự khuyết Bộ Ctỉ Trung ương Đảng; Thượng tướng Văn Tiến Dũng, Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị Trung ương Đảng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Trung tướng Song Hào, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, Thiếu tướng Trần Sâm, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng.

Tới dự buổi lễ còn có các cán bộ ca cấp trong quân đội, đại biểu các quân chủng, binh chủng, lực lượng công an nhân dân vũ trang, đại biểu chính quyền một số địa phương vừa chiến thắng.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc huấn thị. Tất cả các đại biểu dự buổi lễ kính cẩn lắng nghe từng lời của Người:

“Bác rất vui mừng thay mặt Đảng và Chính phủ đến khen ngợi các chú đã lập được thành tích trong các cuộc chiến đấu chống đế quốc Mĩ vừa qua.

“Các chú đã chiến đấu rất dũng cảm, đã bắn rơi 8 chiếc máy bay Mĩ và bắn hỏng 3 chiếc, vừa rồi lại nghe tin 4 chiếc máy bay Mĩ từ Biên Hòa bị hỏng. Các chú đã bắt sống phi công Mĩ, đánh đuổi tàu chiến Mĩ ra khỏi vùng biển nước ta. Như vậy là rất tốt.

“Nhân dịp này, Bác gửi lời thân ái hỏi thăm các đơn vị phòng không, hành quân, các đơn vị bộ đội, công an nhân dân vũ trang, dân quân tự vệ đồng bào ta ở vùng bị giặc khiêu khích đã nêu cao truyền thống quyết chiến thắng và đã trừng trị đich đáng kẻ địch…

“Chúng ta phải biết rằng đế quốc Mĩ và tay sai chết thì chết, nết không chừa”. Chúng còn nhiều âm mưu hiểm ác.

“Trong trận này, chúng ta đã cho đế quốc Mĩ mọt bài học đích đáng. Đồng thời chúng ta cũng đã thấy rõ hơn những ưu điểm và nhược điểu của ta. Cá đơn vị bộ đội, công an nhân dân vũ trang, dân quân tự vệ và các địa phương cần rút kinh nghiệm để sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm. Các chú phải tiếp tục đẩy mạnh mọi mặt công tác và luôn luôn nâng cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc”(1).

“Nhân dân ta rất yêu chuộng hòa bình. Nhưng nếu đế quốc Mĩ và tay sai xâm phạm đến miền Bắc nước ta, thì toàn dân ta nhất định sẽ đánh bại chúng”(2).


(1) “Kẻ cướp Mĩ bị trừng trị đích đáng”, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1964, tr.29, 30.
(2) Kẻ cướp Mĩ bị trừng trị đích đáng”, Nxd Quân đội nhân dân, 1954, tr.31.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM