Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:35:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bác Hồ - Những kỉ niệm không quên  (Đọc 70115 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #40 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2010, 08:07:50 am »

IV.

TRUNG ĐOÀN TRƯỞNG
BÊN CẠNH CHA LÊ HỮU TỪ

Sau gần một tháng ở Đà lạt, phía Pháp vẫn ngoan cố giữ lập trường chia cắt nước ta, lập Liên bang Đông dương, không chịu tổ chức trưng cầu dân ý ở Nam Bộ, vẫn âm mưu tách Nam Bộ ra khỏi Việt Nam. Hội nghị không đi đến kết quả. Ngày 10 tháng 5, phái đoàn ta rời Đà Lạt.

Tôi từ Đà Lạt về mấy hôm thì được bổ nhiệm chức trung đoàn trưởng trung đoàn 34. Đồng chí Tổng tham trưởng Hoàng Văn Thái trực tiếp giao nhiệm vụ cho tôi và bảo tôi ngày hôm sau đến gặp Bác ở Phủ Chủ tịch. Anh Thái còn nói là Bác dặn “chú Tài ăn mặc quân hàm, quân hiệu chỉnh tề đúng như hôm đi Đà Lạt”.

Tôi hơi ngạc nhiên nhưng rất thích thú. Nhớ hôm đi Đà Lạt, Bác khen tôi đẹp, chững chạc, thì hôm nay càng đẹp hơn, vì sau một tháng ở Đà lạt, tôi béo trắng ra (tính ra lên được bảy cân). Mặt mũi hồng hào, về hình thức thì chẳng thua kém gì một sĩ quan Pháp. Tôi cho cần vụ đem ra hiệu giặt là bộ quân phục thật thẳng nếp để chuẩn bị đi gặp Bác.

Đúng giờ tôi đến Phủ Chủ tịch, đã thấy đồng chí Vũ Kí đứng đón ở cửa;

- Hôm nay cậu sẽ tiếp khách với Bác.

Đồng chí Vũ Kì vừa nói nhỏ bên tai tôi như thế vừa dẫn vào chỗ Bác. Lúc này Bác đang ngồi nói chuyện với một vị linh mục. Tôi gần như đi nghiêm, tiến lại gần Bác, giơ tay chào theo kiểu nhà binh.

- Báo cáo Hồ Chủ tịch, trung đoàn trưởng Phùng Thế Tài có mặt.

Bác vui vẻ đứng dậy bắt tay tôi và giới thiệu:

- Đây là cha Lê Hữu Từ, giám mục nhà thờ Phát Diệm, hiện là cố vấn của Chính phủ.

Rồi Bác quay sang tôi, giao nhiệm vụ nhưng cũng ngầm giới thiệu tôi với Lê Hữu Từ:

- Tình hình ở dưới đó khá phắc tạp. Chính phủ giao cho chú đưa trung đoàn về triển khai xung quanh địa bàn đó, thường xuyên có mặt bên cạnh cha, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho cha… Trung đoàn phải có quan hệ thật tốt với đồng bào xứ đạo…

Dịp đó, trên đường về nhận nhiệm vụ ở Nam Định tôi có ghé về thăm quê, cái làng quê nghèo khổ của tôi ngày xưa.

Thế là từ ngày bỏ làng ra đi, từ lúc còn là chú bé 13 tuổi, hôm nay tôi mới có dịp trở về. Cả một sự đổi thay ghê gớm. Thôn xóm ngày xưa âm thầm, buồn tẻ dưới ách của bọn cường hào, ngày nay đang đứng lên trong khí thế mới. Thanh niên tập quân sự, học sinh hát quốc ca trên sân trường. Đêm đêm, các mẹ, các chị học bình dân học vụ… Chủ tịch ủy ban, phụ trách tự vệ, phụ trách Việt Minh đều là bạn cũ của tôi ngày xưa…

Nhưng sự thay đổi lớn nhất, kì diệu nhất có lẽ là cuộc đời tôi, mà có về quê lần này tôi mới cảm nhận hết được.

Hầu như cả làng kéo ra xem “thằng Thụ ương bướng” ngay xưa đã trở về. Hai chiến sĩ cảnh vệ đi theo tôi phải cố gắng lắm mới dẹp được lối cho tôi đi.

Tại trụ sở ủy ban đồng bào bắt tôi đứng lên một chiếc bàn cao để mọi người nhìn thấy thằng Thụ gầy nhom ngày xưa, bây giờ đã trở thành một trung đoàn trưởng, to cao, oai vệ như thế nào và đề nghị tôi nói chuyện với nhân dân.

Tôi nói: “Thưa đồng bào! Ngày xưa nhân dân ta nghèo khổ la do bọn thực dân cướp nước và bọn cường hào, phong kiến bán nước thi nhau bóc lột và áp bức. nay nhờ có Đảng và Hồ Chủ tịch chúng ta đã giành được độc lập, tự do, hạnh phúc. Thế mà bọn thực dân phản động Pháp lại đang lăm le xâm chiếm nước ta một lần nữa. Tôi vừa cùng với phái đoàn chính phủ đi đàm phán ở Đà Lạt về, nhưng bọn chúng vẫn rất ngoan cố. Nhân dân ta phải chuẩn bị sẵn sàng mọi mặt để chiến đấu bảo vệ nền độc lập vừa giành được.

Tôi về Phát Diệm được cha Lê Hữu Từ đón tiếp trọng thể. Để tiểu đội cảnh vệ ở phía ngoài, tôi cùng với hai vệ sĩ bước vào tiền sảnh giữa hai hàng quan chức của xứ đạo đứng đón. Những cặp mắt vừa tò mò, vừa có vẻ thán phục nhìn tôi. Tôi vẫn mặc bộ quân phục được Bác khen đẹp, bên phải đeo khẩu súng pạc-hoọc, bên trái đeo thanh kiếm dài, chân đi ghệt. hai vệ sĩ cũng mặc những bộ quần áo đẹp nhất, đi lùi lại phía sau một bước, đến trước phòng khách thì dừng lại tản ra hai bên cửa.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #41 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2010, 08:08:15 am »

Trong phòng khách, cha Lê Hữu Từ đang ngồi đợi tôi, xung quanh còn có một số linh mục. Không đợi mời, tôi bước thẳng đến chiếc ghế bỏ trống bên cạnh chà Lê Hữu Từ, quay người lại, hai tay nắm lấy nhau giơ lên đầu rồi hơi cúi đầu xuống đáp lễ.

Cha Lê Hữu Từ giới thiệu tôi với mọi người:

- Đây là trung đoàn trưởng Phùng Thế Tài được Hồ Chủ tịch phái về cùng với trung đoàn bảo đảm an ninh trật tự ở ba tỉnh Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình.

Sau này tôi cứ nghĩ mãi về cuộc đón tiếp ở nhà thờ Phát Diệm hôm đó. Thực quá sức tưởng tượng của tôi. Mặc dầu trước khi di về đây anh Hoàng Văn Thái có dặn riêng là cần tạo mọi cơ hội để tăng thêm uy thế của chính quyền cách mạng, nhằm răn đe các lực lượng phản động, từ việc đeo súng, mang kiếm, đi ghệt, có vệ sĩ đi kèm… đều được các anh gợi ý và rất phù hợp với ý thích của tôi.

Nhưng tất cả những điều đó chắc chắn sẽ không thể làm cho cha Lê Hữu Từ tổ chức đón tiếp long trọng như thế nếu không có sự giới thiệu trực tiếp của Bác. Bác giới thiệu tôi là một trung đoàn trưởng đã từng xuất ngoại được học tập quân sự ở Trung Quốc, đã hoạt động, đã lãnh đạo giành chính quyền ở một số địa phương trên biên giới, vừa rồi lại tham gia phái đoàn Chính phủ đi đàm phán ở Đà Lạt về…

Ngoài ra, là một cha đạo sinh ra và lớn lên trong chế độ thực dân, ưa chuộng hình thức, thấy tôi cao to, oai vệ, lại là người chỉ huy cả một trung đoàn, ngang với chức quan tư qua năm của Pháp, nên cha có vẻ rất nể… Dạo đầu năm 1946, tổ chức quân đội ta to nhất mới ở cỡ trung đoàn, do đó tôi trở thành một trong những trung đoàn trưởng đầu tiên của quân đội ta. Nhà thờ Phát Diệm lại có một trung đoàn phái đến thì còn gì vinh dự bằng. Hai năm sau trong bức thư đề ngày 6 tháng 4 năm 1948 gửi Bác Hồ, giám mục Lê Hữu Từ vẫn đầy lòng tôn kính: “Tôi hết lòng hi vọng vào sự công minh, sáng suốt của Cụ và xin kính chúc Cụ an khang”. Tháng 6 năm 1948 khi tôi lên Việt Bắc dự Hội nghị quân sự toàn quốc, Bác còn gọi tôi đến vui vẻ báo tin là cha Lê Hữu Từ gửi lời thăm hỏi sức khỏe trung đoàn trưởng Phùng Thế Tài…

Tôi chỉ ở Nam Định hơn ba tháng. Tháng 9 năm 1946, do yêu cầu nhiệm vụ, tôi được điều lên làm trung đoàn trưởng trung đoàn Sơn La đang làm nhiệm vụ Tây tiến thay đồng chí Lê Trọng Tấn bị sốt rét ác tính phải về xuôi điều trị.

Tình hình mặt trận Sơn La lúc này rát phức tạp. Địch đã chiếm toàn bộ Lai Châu và đang tìm cách tiến xuống Sơn La. Do khó khăn nhiều mặt, quân ta đã phải rút lui trên nhiều hướng. Tôi được lệnh phải nhanh chóng củng cố trung đoàn và tìm mọi cách chặn đứng địch lại.

Trung đoàn Sơn La lúc này có 3 tiểu đoàn, đứng phân tán cách nhau hàng trăm cây số. Tiểu đoàn 86 ở Mộc Châu, tiểu đoàn 90 hoạt động dọc tuyến đường 41, còn tiểu đoàn 71 thì hoạt động ở vùng Phiềng Bang trên hữu ngạn sông Đà.

Lên đến nơi, việc đầu tiên của tôi là cùng với đồng chí tham mưu trưởng đi nắm tình hình cả ba tiểu đoàn. Chúng tôi đi bằng ngựa và ròng rã hàng tháng trời mới đến được hết các đơn vị. Phải nói rằng bộ đội Sơn La ngày ấy phải chiến đấu trong một hoàn cảnh cực kì gian khổ, khó khăn. Thiếu súng đạn, thiếu lương thực, thiếu quần áo, thiếu thuốc men. Quân số ốm chiếm tỉ lệ rất cao, chủ yếu là sốt rét. Đến đơn vị nào cũng gặp hàng chục, hàng trăm anh em đang phải chống chọi với những trận sốt rung giường. Có đồng chí tóc rụng gần hết, mặt mũi hốc hác, vàng vọt.

Trước tình hình đó, một mặt tôi giải thích động viên anh em là tình hình đất nước đang ở trong giai đoạn hiểm nghèo. Ở phía Nam thực dân Pháp bất chấp Hiệp định sơ bộ đang tiếp tục chiến tranh xâm lược. Ở Hà Nội bọn Pháp đang cấu kết với bọn phản động âm mưu lật đổ Chính phủ Bác Hồ đang ở Pa-ri. Hội nghị Phông-ten-nơ-blô đang giẫm chân tại chỗ. Bọn thực dân Pháp đã lộ rõ âm mưu quyêt ướp nước ta một lần nữa. Ở khắp nơi, quân và dân cả nước đang nêu cao cảnh giác, kiên quyết đánh trả địch, bảo vệ từng tấc đất của Tổ quốc. Ở hướng Tây Bắc nay anh em chúng ta quyết vượt qua mọi gian khổ chặn đứng bước tiến của kẻ thù. Sau lưng chúng ta là Hà Nội. Sau lưng chúng ta la Bác Hồ. Trách nhiệm của chúng ta không những phải nggăn địch không cho chúng tiến thêm một bước nào mà còn phải tiến lên giải phóng hoàn toàn Tây Bắc. Vì thế mà trung đoàn chúng ta còn có tên là trung đoàn Tây tiến, nghĩa là tiến lên miền Tây, chỉ có tiến không lùi.

Mặt khác, tôi điện thẳng về anh Hoàng Văn Thái và liên hệ với tỉnh ủy Sơn La đề nghị tăng cường giúp đỡ trung đoàn vê mọi mặt để trung đoàn có thể hoàn thành nhiệm vụ.

Cuộc đi kiểm tra tìm hiểu tình hình tại chỗ khắp các đơn vị đã có tác dụng thiết thực, động viên tinh thần cán bộ chiến sĩ toàn trung đoàn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #42 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2010, 08:10:18 am »

V.

Ở MẶT TRẬN HÀ NỘI

Nằm chưa ấm chỗ ở Sơn La thì cuối tháng 11 năm 1946, tôi được lệnh về làm trung đoàn trưởng trung đoàn 37 kiêm chỉ huy trưởng mặt trận Liên khu 2 ở Hà Nội.

Tình hình lúc này hết sức căng thẳng. Ngày 20 tháng 11 Pháp đánh chiếm Hải Phòng. Trung đoàn 42 cùng với tự vệ, công an xung phong và nhân dân Hải Phòng sát cánh cùng nhau dũng cảm chiến đấu, giành giật với địch từng góc phố, căn nhà. Cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt xung quanh khu vực nhà hát thành phố. Quân Pháp huy động xe tăng và bộ binh tiến công bao vây nhà hát, suốt một ngày nhưng chỉ chiếm được tầng dưới. Các chiến sĩ ta dùng lựu đạn, lưới lê đánh bật nhiều đợt xung phong của địchrồi rút lên tầng trên. Do lực lượng quá chênh lệnh, các chiến sĩ ta đã phải chiến đấu đến phút cuối cùng. Ngày 28 tháng 11, các chiến sĩ Hải Phòng rút khỏi thành phố, lập phòng tuyến Cầu Niệm, Cầu Rào, An Dương bao vây địch.

Cùng lúc đánh chiếm Hải Phòng, Pháp tiến công ta ở Lạng Sơn. Lấy cớ đi tìm hài cốt lính Pháp bị Nhật giết hồi tháng 3 năm 1945, chúng kéo quân lên các điêm cao xung quanh thị xã. Sau đó chúng dùng đại bác, xe tăng thiết giáp, máy báy bay khu trục chi viện cho bộ binh đánh chiếm nhà ga, nhà bưu điện.

Trong hơn một tuần lễ, trung đoàn 125 cùng tự vệ và nhân dân Lạng Sơn chiến đấu dũng cảm gây cho địch nhiều tổn thất. Ngày 27 tháng 11 quân ta rút khỏi thị xã, lập phòng tuyến trên đường số 1 và số 4. Địch phải dùng máy bay thả dù tiếp tế cho binh lính đóng trong thị xã.

Với việc đánh chiếm Hải Phòng, Lạng Sơn, hai cửa ngõ đường biển và đường bộ quan trọng của nước ta, thực dân Pháp đã thực sự bắt đầu chuộc chiến tranh quy mô lớn đối với miền Bắc.

Cuộc chiến đấu ngoan cường củ quân và dân Hải Phòng, Lạng Sơn cùng với những thành công và thiếu sót của nó đã đóng góp những kinh nghiệm quý báu về tác chiến ở thành phố cho các địa phương, đặc biệt là đối với Hà Nội, khi cuộc chiến tranh bùng nổ ra cả nước.

Cuộc chiến đấu bảo vệ Hn đã được Bác và Thường vụ Trung ương Đảng quan tâm từ lâu, nhất là từ lúc bác từ Pa-ri về.

Ngày 29 tháng 11 năm 1946, Đảng ra lời kêu gọi:

“Hởi toàn quốc đồng bào!

Những hành động của Pháp xâm phạm chủ quyền Việt Nam rất có thể lan rộng. Tình thế vô cùng nghiêm trọng. Hãy sẵn sàng chiến đấu để tự vệ bất cứ nơi nào và chỗ nào! Mỗi người Việt Nam lúc này phải gánh vác nghĩa vụ thiêng liêng bỏ vệ chủ quyền của Tổ quốc…”.

Về mặt quân sự, lúc này Hà Nội trở thành một chiến khu trong số 12 chiến khu của cả nước, gọi là Chiến khu 11, do các anh Vương Thừa Vũ làm chỉ huy trưởng, Trần Độ làm chính trị ủy viên. Kế hoạch chiến đấu bao vây Hà Nội, giam chân địch trong một thời gian nhất định, tạo điều kiện cho hậu phương hoàn thành việc chuyển mọi lực lượng vào trạng thái thời chiến đã được vạch ra khá cụ thể.

Các lực lượng vũ trang Hà Nội phải sẵn sàng chiến đấu cao độ để khi cần thiết lập tức nắm quyền chủ động tập kích những vị trí lẻ tẻ của quân Pháp, tiêu hao tiêu diệt một bộ phận quân địch, đồng thời chuẩn bị mọi mặt để tổ chức tác chiến dài ngày trong thành phố, đặt vật chướng ngại ngăn chặn địch, kết hợp trong ngoài cùng đánh.

Căn cứ vào ý định tác chiến trên, Hà Nội được chia làm ba liên khu. Liên khu 1 là khu vực đường phố ở giữ Hà Nội, gôm 7 khu hành chính: Hoàn Kiếm, Đông Kinh Nghĩa Thục, Đông Thành, Đồng Xuân, Trúc Bạch, Long Biên, Hồng Hà. Liên khu 2 là khu vực nam Hà Nội, phía bắc giáp Liên khu 1, phía đông theo hữu ngạn sông Hồng đến Vĩnh Tuy, phía tây dọc theo phố Hàng Lọng (nay là đường Lê Duẩn), Kim Liên, phía nam là các Hoàng Mai, Thanh Xuân. Liên khu 3 ở tây nam thành phố, phía bắc giáp Liên khu 1, phía đông giáp Liên khu 2.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #43 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2010, 08:10:44 am »

Trước tình hình giặc Pháp hằng ngày, hằng giờ khiêu khích, ráo riết chuẩn bị đánh úp ta, ngày 8 tháng 12, Thành ủy Hà Nội kêu gọi nhân dân Thủ đô sẵn sàng chiến đấu đập tan mọi âm mưu của kẻ thù. Hàng vạn nhân dân mọi tầng lớp cùng với bộ đội tham gia đào hầm hố, công sự, xây dựng các vật cản trên đường phố. Công nhân khẩn trương tháo gỡ máy móc đưa về các khu căn cứ.

Ngày 16 tháng 12, cao ủy Pháp Đắc-giăng-li-ơ tuyên bố láo xược: “Hà Nội - Hải Phòng - Đà Nẵng là lãnh thổ của nước Pháp”(!)

Cả Hà Nội sục sôi khí thế chiến đấu.

Trong bối cảnh đó, tôi được điều về tham gia chiến đấu ở mặt trận Hà Nội. Tôi đặt sở chỉ huy ở Ô Chơ Dừa sau chuyển đến ngã tư Trung Hiền. Nhiệm vụ lúc đầu được giao là vào lúc 20 giờ ngày 19 tháng 12, khi điện toàn thành phố vụt tắt thì hạ lệnh cho các lực lượng thuộc Liên khu 2 nổ súng đồng loạt đánh vào các cứ điểm địch ta đã chọn sẵn. Sau đó làm nhiệm vụ thường xuyên gây rối hỗ trợ cho các lực lượng ta ở Liên khu 1 đánh địch.

Những ngày đầu tiên quân ta hoàn toàn làm chủ tình hình, đánh địch khắp nơi, nổi lên là các trận đánh ở Bắc Bộ Phủ, Hàng Đậu, Cửa Nam, Hàm Long, khu Đấu Xảo (nay là Cung văn hóa Hữu nghị), trụ sở Bộ Giao thông công hính, trại Vệ quốc đoàn Trung ương (40 hàng Bài), trên đường Ngọc Hà, trên dọc đê Thanh Nhàn. Chúng ta đã thực hiện được yêu cầu kìm chân quân địch trong thành phố. Đến đêm 23 tháng 12 ta hoàn thành việc điều chỉnh và thu gọn lực lượng, hình thành thế trận đã dự kiến từ trước mà hồi đó gọi là “trùng độc chiến”, nghĩa là trong đánh ra, ngoài đánh vào. Các lực lượng Liên khu I cụm lại trong trung tâm thành phố, nằm gọn trong lòng địch nhằm thu hút và tiêu hao lực lượng của chúng. Các lực lượng cả Liên khu 2, Liên khu 3 triển khai trên các cửa ô, tiến công và ngăn chặn địch không cho chúng đánh ra. Phía Hàng Bột, Khâm Thiên, đê Đại La là tiểu đoàn 523, phía Cầu Dền, Thanh Nhàn là tiểu đoàn 77; phía Đồng Mác, Vĩnh Tuy là tiểu đoàn 56; phía Kim Mã, Quần Ngựa, Yên Phụ là tiểu đoàn 145 Các tiểu đoàn 56, 145 được lệnh phái một bộ phận bí mật vào nội thành hoạt động thu hút lực lượng địch, hỗ trợ cho tiểu đoàn 101 được giao nhiệm vụ chốt giữ trong Liên khu 1.

Ngày 23 tháng 12 năm 1946, khi mặt trận Hà Nội bước vào giai đoạn 2, tức là quân ta chuyển vào chiến đấu trong Liên khu 1, đồng chí Trường Chinh thay mặt Thường vụ Trung ương Đảng công bố quyết định mới về tổ chức chỉ huy: Sáp nhập Khu 11 vào Khu 2 do các anh Hoàng Sâm làm khu trưởng; Vương Thừa Vũ được chỉ định làm khu phó Khu 2 kiêm chỉ huy trưởng mặt trận tiền phương gồm Hà Nội - Hà Đông - Sơn Tây; Trần Độ được chỉ định là chính trị ủy viên phó Khu 2.

Ngày 30 tháng 12 năm 1946, quân Pháp bắt đầu tổ chức lực lượng đánh ra ngã tư Khâm Thiên, Hàng Bột, tiểu đoàn 523 cùng lực lượng tự vệ đánh trả quyết liệt., buộc địch phải cho một mũi xe tăng mở đường xuống Thịnh Hào (tây Hàng Bột), đánh vào Ô Chợ Dừa; một hướng khác từ Sinh Từ qua Văn Chương, Khâm Thiên ra Hàng Bột. Bộ đội ta và lực lượng xe lửa đánh giáp lá cà, buộc địch phải lùi dần về Nam Đồng.

Ngày 31 tháng 12, địch tiến công Kim Liên, ta diệt 40 tên.

Ngày 3 tháng 1 năm 1947, sau khi chiếm được Ô Chợ Dừa và Kim Liên, địch chuyển sang đánh Vĩnh Tuy, Thanh Nhàn, bị quân ta đánh trả diệt hàng chục tên…

Với kế hoạch tác chiến hiệp đồng chặt chẽ giữa ba liên khu, các lực lượng vũ trang Hà Nội đã giam chân địch suốt hai tháng trời, đánh gần 200 trận, tiêu diệt gần 2.000 tên địch, phá hủy trên 100 xe quân sự, trong đó có 22 xe tăng, xe bọc thép, bắn rơi và phá hủy 5 máy bay, bắn chìm 2 ca nô, đánh bại hoàn toàn tham vọng đánh nhanh thắng nhanh của bọn thực dân Pháp, tạo điều kiện cho cơ quan chiến lược có đủ thời gian tổ chức lực lượng kháng chiến lâu dài.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #44 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2010, 08:11:33 am »

VI.

BẢO VỆ BÁC Ở VÒNG NGOÀI

Cuối tháng 2 năm 1947, địch nhận được quân tăng viện từ Pháp sang. Một mặt chúng ra sức củng cố khu vực nội thành và vùng ngoại thành mới đánh chiếm được, mặt khác chúng tập trung lực lượng mở các cuộc tấn công ồ ạt thọc sâu vào hậu phương ta nhằm truy kích bộ đội chủ lực, chụp bắt cơ quan lãnh đạo của ta mà chúng biết là đang ở cách không xa Hà Nội.

Hướng tiến công chủ yếu của địch nhằm vào Hà Đông - Sơn Tây, đặc biệt khu vực Quốc Oai, Ứng Hòa, Chương Mĩ, chúng tập trung đến 5000 quân. Chúng cho rằng các cơ quan đầu não của ta còn đang ở đó.

Phải nói rằng kẻ địch khá tinh. Trong lúc đồng bào và chiến sĩ ta, kể cả cán bộ chiến sĩ Hà Nội, mặc dầu nhận được thư chúc tết của Bác Hồ, nhưng không ai nghĩ rằng: Bác Hồ đang ở gần mặt trận đến như thế.

Tối 19 tháng 12 năm 1946, mãi đến 18 giờ 30 phút Bác mới rời Vạn Phúc ra đi, 20 giờ thì Hà Nội nổ súng. Một viên đạn đại bác của địch đã nổ đúng bức tường gian nhà Bác ở. Trong suốt thời gian chiến sự diễn ra ác liệt ở Hà Nội, Bác ở làng Xuyên Dương, huyện Thanh Oai, chỉ cách Hà Nội 20 ki-lô-mét đường chim bay. Hằng ngày Bác nghe rõ tiếng súng Từ Hà Nội vọng về. máy bay địch đã nhiền lần đến bắn phá quanh vùng. Có ngày Bác phải mấy lần rời khỏi căn nhà kho, nơi Bác ở và làm việc, chạy ra hầm trú ẩn.

Ngày 14 tháng 12 năm 1947, đúng ngày ông Táo lên chầu trời 23 tháng chạp, Bác rời Xuyên Dương về thôn Phú Đa, xã Cầu Kiệm thuôc huyện Thạch Thất (Sơn Tây). Từ đây đúng đêm giao thừa Bác đã đến chùa Trầm thuộc xã Phụng Châu, huyện Chương Mĩ - Hà Đông đọc lời chúc tết năm Đinh Hợi. Bài thơ chúc mưng năm mới hay nhất của Bác Hồ mà hồi đó hầu như chúng tôi ai cũng thuộc, bởi bài thơ giống như một bài học xung trận:

“Cờ đỏ sao vàng bay trước gió,
Tiếng kèn kháng chiến vang dậy non sông.
Toàn đân kháng chiến, toàn diện kháng chiến,
Chí ta đã quyết, lòng ta đã đồng.
Tiến lên chiến sĩ! Tiến lên đồng bào!
Sức ta đã mạnh, người ta đã đông.
Trường kì kháng chiến, nhất định thắng lợi!
Thống nhất độc lập, nhất định thành công!”

.
Ngày 27 tháng 1 năm 1947, Bác giử thư cho các chiến sĩ cảm tử quân Thủ đô:

“Các em ăn Tết thế nào?... Tôi và nhân viên Chính phủ vì nhớ đến các em cho nên cũng không ai nỡ ăn Tết. Còn 90 phần trăm đồng bào ở hậu phương cũng giảm bớt 90 phần trăm mâm cỗ tiệc tùng, ai cũng tiết kiệm để dự bị công cuộc trường kì kháng chiến…”

Và Bác kết thúc bức thư bằng những lời lẽ cảm động:

“Các em hăng hái tiến lên, lòng già Hồ, lòng Chính phủ và lòng toàn thể đồng bào luôn luôn ở bên cạnh các em…”

Chúng ta hiểu vì sao mùng 1 Tết Đinh Hợi năm đó, Bác cùng đồng chí thư kí của mình chỉ ăn cơm độn sắn…

Ngày 2 tháng 2 Bác chuyển đến chùa Một Mái, thuộc xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Đông… Ngày 16 tháng 2, tại Chương Mĩ, Bác ung dung chủ tọa một phiên họp thường kì của Hội đồng Chính phủ. Ngày 19 tháng 2, khi địch đã chiếm toàn bộ Liên khu 1, chuẩn bị lực lượng đánh ra ngoại thành và vùng xung quanh, từ Sài Sơn, Bác đã lên đường đi công tác Thanh Hóa. Sau đó lại tiếp tục trở về chùa Một Mái. Ở đây từ trên lưng chừng núi, hằng ngày Bác có thể nhìn thấy những vệt khói do địch tiến công đốt phá làng mạc của đồng bào bốc lên từ các vùng xung quanh.

Đúng vào thời gian này, trung đoàn 48 được thành lập, gồm các tiểu đoàn 53, 77, 80 do đồng chí An giao làm trung đoàn phó và tôi, trung đoàn trưởng trung đoàn 27 được đồng chí Hoàng Văn Thái trực tiếp giao nhiệm vụ chỉ huy trung đoàn 48 kiên quyết chiến đấu bảo vệ các khu vực cơ quan trung ương đang đứng chân ở các vùng Chương Mĩ, Quốc Oai, Thạch Thất và có nhiệm vụ đánh chặn địch để cơ quan của Bác di chuyển an toàn.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #45 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2010, 08:12:16 am »

Ngày 2 tháng 3 năm 1947, trung đoàn được lệnh triển khai sẵn sàng chiến đấu thành ba cụm:

- Cụm đê Thanh Quang - ngã tư Sấu Giá.

- Cụm Động Chữ - Ba La, Bông Đỏ.

- Cụm Mai Lĩnh - Trúc Sơn.

Từ sở chỉ huy đóng ở làng Đông Chữ, tôi lệnh cho ba tiểu đoàn trưởng phụ trách ba cụm phải thường xuyên túc trực bên máy điện thoại để nhận lệnh.

Đêm mùng 2 tháng 3 Bác rời chùa Một Mái lên đường đi Sơn Tây qua Xuân Mai.

Đối với tôi dây là một ngày chiến đấu cực kì khẩn trương và hồi hộp. Chưa bao giờ tôi thấy trách nhiệm của mình nặng nề và thiêng liêng đến như thế. Quân dichạ đã chiếm thị xã hà Đông và đang tiến đến Ba La, Bông Đỏ. Sau đó chúng dùng xe, cơ giới mở cuộc hành quân chớp nhoáng đánh thọc qua Mai Lĩnh, vòng lên Quốc Oai, đúng vào con đường bác đang di chuyển. Cùng lúc đó, một cánh quân khác từ Phùng đánh lên, hầu như theo sát chiếc xe Pho (Ford) của Bác đang ậm ạch chạy về hướng Xuân Mai. Giữa lũa đó xảy ra một tình huống hết sức nghiêm trọng, gần đến bên cạnh đường, trong lúc hàng nghìn đồng bào tnả cư gồng gánh lũ lượt đi qua… Tiếng súng của địch phía sau đang đến gần. Cánh quân địch từ phía Mai Lĩnh đang quật lên. Thực là một tình huống nghìn cân treo sợi tóc.

Tôi trực tiếp lệnh cho đồng chí Anh Đê, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 80 phụ trách cụm Đông Chữ - Ba La, bông Đỏ dàn quân ra đường số 6, quyết không để một tên địch nào theo đường số 6 lọt qua để về hướng Xuân mai. Tôi cũng lệnh cho đồng chí Nhị, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 77, phụ trách cụm đê Thanh Quang - Sấu Gia đánh mạnh vào cánh quân của địch từ Phùng lên.

Tuy nhiên do lực lượng địch, đặc biệt là lực lượng cơ giới quá mạnh, nên chỉ làm chậm bước tiến của địch chứ không ngăn được sức tiến công của chúng… Trước tình hình đó, anh Trần Đăng Ninh buộc phải quyết định cho đồng chí Ngọc, lái xe của Bác cho xe nổ máy chạy bằng tang trống để đưa Bác kịp vượt qua ngã tư Xuân Mai. 4 giờ sáng ngày 3 tháng 3, bác đã đến được thị xã Sơn Tây. Có lẽ trong dời tôi hiếm có niềm vui nào sánh được với niềm vui khi nhận được tin Bác đã đến thị xã Sơn Tây an toàn trong đêm 3 tháng 3 năm 1947 đó. Gần bến phà Trung Hà rồi. Chỉ cần Bác qua được bên kia sông, sang đất Phú Thọ là an toàn tuyệt đối.

Ngay đêm đó tôi điện về biểu dương toàn thể cán bộ chiến sĩ trung đoàn. Vì phải giữ bí mật tôi không thể báo cho anh em biết là trung đoàn đã góp phần cùng các đơn vị bạn hoàn thành được một nhiệm vụ xuất sắc là bảo vệ Bác hồ và cơ quan Trung ương di chuyển an toàn giữa hai gọng kìm của quân địch.

Bây giờ nghĩ lại chúng ta có thể tự hào là những trận đánh trong hai ngày 2 và 3 tháng 3 năm 1947 của các lực lượng vũ trang Khu 2 trne địa bàn tây nam Hà Nội dưới sự điều hành trực tiếp của bộ Tổng Tham mưu à của Bộ Tổng chỉ huy là những trận đánh thần kì, chiếm một vị trí quan trọng trong giai đoạn đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhiều người cứ tưởng cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, vị lãnh tụ tối cao của dân tộc đã di chuyển từ lâu và đã đi xa rồi. Ngay cả đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam cũng còn ở Chùa Trầm mà tôi cũng được giao trách nhiệm bảo vệ. Ít ai ngờ, trong cái đêm 3 tháng 3 mịt mù khói lửa ây, Bác Hồ vẫn ở bên cạnh đồng bào, đi cùng đường với đoàn tản cư của nhân dân.

Tối ngày 2 tháng 3 đồng chí Võ Nguyên Giáp đến chỗ làm việc của bác ở Sài Sơn, báo cáo với Bác tình hình chiến sự đang diễn ra khẩn trương và mời Bác di chuyển theo kế hoạch, cùng lúc đồng chí Tổng chỉ huy điện cho bộ đội Khu 2 kiên quyết chặn đánh không cho địch đi vào hướng Chùa Trầm, Mai Lĩnh, Xuân Mai. Nhiều lần xe tăng và bộ binh địch chỉ cách Bác vài cây số. Bác vẫn bình tĩnh, hung dung, tin tưởng vào kế hoạch chu đáo của Bộ Tổng chỉ huy, sự điều hành khôn khéo của đội công tác đặc biệt do đồng chí Nguyễn Lương Bằng và Trần Đăng Ninh phụ trách, tin tưởng vào tinh thần chiến đấu dũng cảm của bộ đội.

Bản thân tôi cũng đã từng được giao nhiệm vụ bảo vệ Bác ở nước ngoài tại Côn Minh khi trong tay chỉ có quả đấm bằng sắt, nay được vinh dự bảo vệ Bác bằng lực lượng của cả một trung đoàn. Có thể nói tôi đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Chín, 2010, 04:29:20 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #46 vào lúc: 06 Tháng Chín, 2010, 08:13:53 am »

VII.

CHỈ HUY TRƯỞNG
MẶT TRẬN HÀ NỘI

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ đánh chặn địch bảo vệ an toàn cho Bác và cơ quan Trung ương di chuyển an toàn hướng Việt Bắc, theo lệnh của Bộ Tổng Tham mưu, trung đoàn 35 và trung đoàn 37 hợp nhất thành trung đoàn 66. Tôi được chỉ định giữ chức trung đoàn trưởng, đồng chí Trương Công Cẩn giữ chức chính trị ủy viên.

Cuối năm 1947 bọn phỉ Đinh Cao Tuân nổi lên ở Hòa Bình, tôi được lệnh đưa trung đoàn lên đánh dẹp. Chỉ một thời gian ngắn bọn phỉ bị dẹp tan. Sau đấy trung đoàn 66 lại được lệnh bàn giao cho Liên khu 4. Riêng tôi, đồng chí Hoàng Sâm đề nghị lên trên giữ lại làm trung đoàn trưởng trung đoàn 48, dùng một số đại đội hỗ trợ cho mặt trận Hà Nội phát triển chiến tranh du kích thực hiện chủ trương “đại đội độc lập, tiểu đoàn tập trung” của Bộ Tổng Tư lệnh.

Sau chiến thắng Việt Bắc, tháng 1 năm 1948 Trung ương họp hội nghị mở rộng do Bác chủ trì, đánh giá những chuyển biến mới trong so sánh lực lượng giữa ta và địch, đề ra phương hướng đẩy mạnh cuộc kháng chiến tiến lên một bước mới, đặc biệt là đảy mạnh chiến tranh du kích trong lòng địch.

Đầu tháng 4 năm 1948, tôi được triệu tập đi dự hội nghị dân quân toàn quốc tại Đài Từ, Thái Nguyên. Hội nghị do các đồng chí Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng trực tiếp chỉ đạo. Bác đã dành thời gian đến thăm hội nghị và huấn thị nhiều điều quý báu. Trước hết Bác thân ái hỏi thăm sức khỏe các đại biểu ba miền Bắc Trung Nam, biểu dương thành tích ủa phong trào dân quân du kích các địa phương, đồng thời nêu lênh những khuyết điểm cần khắc phục.

Trong quan điểm tư tưởng quân sự của Bác, dân quân du kích là một lực lượng chiến lược quan trọng.

Ngay từ năm 1941, Bác đã viết cuốn Cách đánh du kích, gồm 13 chương. Đây là một trong những tác phẩm đầu tiên về quân sự của Bác được phổ biến rộng rãi trong vùng căn cứ Cao Bắc Lạng từ năm 1941 đến năm 1945. Cuốn sách đã được dùng làm tài liệu huấn luyện tại các trường quân chính ở Việt Bắc trong những ngày chuẩn bị Cách mạng tháng Tám.

Trong cuộc hội nghị lần này, Bác đã nói đến tầm quan trọng của chiến tranh du kích trên toàn bộ chiến trường của đất nước. Bác nhấn mạnh: “Lấy dân quân du kích làm nền tảng, nhưng phải thường xuyên phối hợp chặt chẽ với bộ đội chủ lực, phải luôn luôn giữ quyền chủ động, tìm địch mà đánh, cộng những thắng lợi nhỏ thành thắng lợi to…”

Tôi vừa nghe Bác huấn thị vừa cảm thấy tự hào vì trung đoàn 48 của tôi đã thực hiện được một phần nào đường lối chiến tranh nhân dân của Đảng và của Bác ở khu vực do trung đoàn phụ trách.

Thực tiễn ở chiến trường diễn ra đúng như bài thơ của bác kêu gọi nhân dân đánh du kích được cả hội nghị hết sức tán thưởng:

            “Bất kì trẻ hay già
            Đàn ông hay đàn bà
            Đều ra sức tham gia
            Đánh du kích
            Không có súng
            Ta dùng dao
            Ta dùng cuốc
            Ta dùng cào
            Ta lấy đòn gánh
            Ta nhổ cọc rào
            Đánh cho chúng nhào”…


Điều đáng ghi nhớ với tôi trong hội nghị lần này là vừa huấn thị xong, Bác chỉ vào tôi bảo tôi đứng dậy, rồi quay ra phía hội nghị vừa cười vừa nói với mọi người:

- Xin giới thiệu với hội nghị đây là chú Tài. Bây giờ ta mới bàn sâu về cách đánh du kích, nhưng cách đây ba năm, khi còn hoạt động bí mật, chú ấy đã nổi tiếng là “tướng du kích đi bắt gà của dân”…

Cả hội nghị được dịp cười ầm lên. Tôi vốn là người gan lì cũng thẹn đỏ cả mặt. Đây là hội nghị toàn quốc có mặt đầy đủ “bá quan văn võ” chứ có phải thường đâu mà Bác lại “bêu dương” tôi như thế.

Nhưng rất may liền sau đó, Bác lại khích lệ tôi bằng cách kể lại chuyến đi Côn Minh đầu năm 1945. Bác đã nói một câu làm tôi thực hởi lòng hởi dạ:

- Chuyến đi ấy vô cùng gian khổ, chú Tài “du kích bắt gà” cũng là để bổ dưỡng cho Bác thôi. Phải nói chuyến đi ấy không có chú Tài thì Bác không thể “đi đến nơi, về đến chốn” được.

Tôi nghĩ trong cuộc đời hoạt động của mọi người, chỉ một lần được Bác biểu dương như vậy cũng là hạnh phúc lắm rồi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #47 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 06:38:25 am »

Sau hội nghị dân quân du kích toàn quốc, trung đoàn 48 phối hợp chặt chẽ với quân và dân Hà Nội lập thêm nhiều thành tích mới về phá hoại kinh tế và quấy rối hậu phương của địch. Ngày 14 tháng 10 năm 1948, dân quân huyện Trấn Nam đột nhập phố Lò Đúc, phá xưởng dệt của tổng đốc Bắc Phần, phá trại nuôi bò sữa của tên Mi-xô. Ngày 25 tháng 10 năm 1948, du kích Trấn Tây dùng mìn phá bốt diện ở Ô Chợ Dừa, phá máy bơm ở nhà máy nước Yên Phụ, phục kích xe vận tải địch ở phố Hàng Bột. ngày 1 tháng 11 năm 1948 du kích Nhật Tân đánh mìn phá một xe địch trên sông Hồng. Đêm 4 tháng 1 năm 1948 du kích quấy rối địch ở nhiều nơi, đốt 5 đầu tàu điện ở Sở xe điện.

Được báo cáo thành tích của Hà Nội, Bác Hồ đã gửi thư khen. Trong thư có đoạn:

“Hà Nội là quả tim quân sự,chính trị và kinh tế của địch. Du kích Thủ dô và Vệ quốc quân cần phải thường xuyên quấy rối quả tim của địch cho đến ngày tổng phản công.

Du kích Thủ đô đã oanh liệt lập công lần đầu. Tôi chắc rằng từ đây du kích Thủ đô sẽ lâp công nhiều hơn nữa, to hơn hữa.

Đồng thời du kích Sài Gòn, Chợ Lớn, Huế, Hải Phòng… chác sẽ cố gắng thi đua không chịu kém du kích Thủ đô. Vậy tôi khuyên các đội du kích đều gắng sức. Chính phủ đang chuẩn bị một giải thưởng đặc biệt cho đội du kích nào lập dược chiến công to nhất.

Anh em hăng hái tiến lên!

Chào thân ái và quyết thắng.

HỒ CHÍ MINH”          

Đầu năm 1949, hội nghị quân chính toàn quân được triệu tập tại Việt Bắc. Các anh Hoàng Sâm, Trần Vĩ… cùng tôi đi chung trong một đoàn.

Chúng tôi được phổ biến Nghị quyết Hội nghị cán bộ Trung ương lần thứ sáu, đi sâu vào nhiệm vụ quân sự theo chri thị cảu Ban Thường vụ Trung ương về “xây dựng bộ đội địa phương và phát triển dân quân”.

Lần này tôi lại được gặp Bác. Thấy Bác khỏe hơn trước tôi rất mừng. Tôi ngồi ở hàng ghế dầu, vừa thấy tôi Bác đã nói vui:

- Tài ơi! Sao đầu chú hói thế. Chắc là vất vả lắm phải không?...

Cả hội nghị nhìn tôi cười rộ lên. Tôi bất giác sờ lên đàu. Quả thật đầu tôi hói rất nhanh trong hai năm qua. Cuộc chiến đấu ở Hà Nội cuối năm với cương vị chỉ huy trưởng Liên khu 2, rồi tiếp đó là cuộc chiến đấu hết sức căng thẳng do đồng chí Tổng tư lệnh trực tiếp giao cho chặn địch bảo vệ Bác và cơ quan Trung ương di chuyển an toàn lên Việt Bắc đã làm cho tôi gầy rộc đi.

Việc tôi tự nhiên “nổi tiếng toàn quân” là do những cuộc hội nghị nhe thế, chứ cái chuyện “Phùng Thế Ục”, “Ông Năm đòn gánh” chỉ là những chuyện nói cho vui… Ở hội nghị nào tôi được tham dự mà có Bác đến, tôi đều được Bác ân cần thăm hỏi, đặc biệt là về sự tiến bộ trong công tác, trong tu dưỡng đạo đức…

Lần này giữa hia lần họp, Bác cho gọi tôi lên gặp riêng và báo cho tôi biết là Trung ương đánh giá cao tầm quan trọng của cuộc chiến đấu ở Mặt trận Hà Nội và sẽ bổ nhiệm tôi làm chỉ huy trưởng mặt trận. Nói xong Bác hỏi tôi:

- Đây là nhiệm vụ nặng nề, phức tạp, chú có thể đảm đương được không?

- Cháu sẽ cố gắng…

Cũng như những lần giao nhiệm vụ trước đây, Bác ân cần dạy bảo tôi từ việc nhỏ đến việc lớn, từ việc giữ mối quan hệ thật tốt với cấp ủy Đảng, với chính quyền địa phương đến việc xây dựng các đội du kích, các tổ tuyên truyền xung phong nội thành…

Cuối cùng Bác nói:

- Lần này về chú phải cùng anh em gắng sức đẩy mạnh phong trào du kích chiến tranh ở Hà Nội lên một bước mới, để làm gương mẫu cho các thành thị còn bị địch chiếm trong toàn quốc, đặc biệt là đối với Sài Gòn, Huế, Hải Phòng. Bác sẽ có thư gửi đồng bào và chiến sĩ Hà Nội.

Nghe Bác nói tôi càng thêm phấn khởi. Như vậy là chỉ trong nửa năm, Bác đã hai lần gửi thư căn dặn và biểu dương Hà Nội.

Tôi tự nhủ mình càng phải cố gắng để xứng đáng với sự quan tâm chăm sóc của Bác.

Sau đó ít lâu, thư Bác về đến Hà Nội, tạo nên một niềm phấn khởi mới, Mỗi lời mỗi chữ trong thư của Bác có sức động viên lớn đối với đồng bào và chiến sĩ Thủ đô.

“Đồng bào trong và ngoài Hà Nội đương đầu với giặc Pháp trước hết, lâu hơn hết.

Vì vậy mà hi sinh, đau đớn, cực khổ nhiều hơn hết. Mà cũng trung thành, gan góc, kiên quyết hơn hết”.

Tiếp đó Bác khuyên đồng bào Hà Nội:

“trước đã cố gắng, nay cố gắng thêm; trước đã đoàn hết, nay đoàn kết hơn; tìm đủ mọi cách để phá hoại giặc, để giúp chiến sĩ ta”.

Cuối cùng Bác khẳng định:

“Chúng ta chắc thắng, vì chúng ta quyết thắng”.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Chín, 2010, 04:29:46 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #48 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 06:39:15 am »

*
*   *

Ngày 30 tháng 3 năm 1949, mệnh lệnh “Chuẩn bị chiến trường Hà Nội của Bộ Tổng Tư lệnh đến với các lực lượng vũ trang Hà Nội. Bản mệnh lệnh nhấn mạnh: “Hà Nội không những là địa bàn quan trọng vào bậc nhất của địch và cũng là chiến trường quan trọng của ta trong giai đoạn mới”.

Bộ Tổng Tư lệnh giao cho Hà Nội ba nhiệm vụ chính:

1) Điều tra, nghiên cứu các công sự phòng ngự, kho tàng, trại lính, nhà ga, nhà dây thép, sở vô tuyến điện, kho bạc, nhà băng, sở mật thám, nhà tù, các nhà máy, các ổ Việt gian, các tổ chức phản dộng và lãnh tụ các đảng phái.

Gây cơ sở chính trị thật rộng rãi, đặc biệt trong công nhân, thanh niên, phụ nữ, tiêu thương để chuẩn bị điều kiện lãnh đạo toàn dân nổi dậy phối hợp với quân chủ lực giải phóng thành phố khi thời cơ đến.

Xây dựng lực lượng vũ trang thật mạnh mẽ, tổ chức “Đội quân ngầm Thủ đô”, để phối hợp với đòn tiến công của chủ lực.

Xây dựng những căn cứ du kích ở Hà Đông và ngoại thành Hà Nội. Nếu địch càn quét dữ, phải tổ chức “An toàn khu” như hồi bí mật.

2) Xây dựng những đơn vị bộ đội chủ lực tinh nhuệ để khi có thơi cơ sẽ đi tiên phong đánh vào Thủ đô.

3) Phối hợp với Liên khu 3 hoạt động về nghi binh để kiềm chế địch trên các mặt trận khác.

Mệnh lệnh nói rõ: Tất cả mọi mặt hoạt động lúc này là để tích cực chuẩn bị đón thời cơ, tránh hành động bừa bãi lộ bí mật có hại cho việc chuẩn bị chiến trường. Theo tinh thần mệnh lệnh, pải phối hợp tốt trong công tác; hoạt động chính trị phải gây dược cơ sở vũ trang, hoạt động vũ trang phải gây được cơ sở chính trị, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa công khai với bí mật, quân sự với chính trị, nội thành với ngoại thành…

Chấp hành mệnh lệnh, Thành ủy và Thành đội Hà Nội chủ trương củng cố phong trào chung và gấp rút tổ chức thêm lực lượng vũ trang thành phố.

Sau hội nghị quân chính toàn dân, ngày 7 tháng 4 năm 1949, Bác kí sắc lệnh: Thành lập bộ đội địa phương tỉnh và huyện.

Riêng ở Hà Nội do là một địa bàn có tầm quan trọng chiến lược nên Trung ương quyết định thành lập Ban chỉ huy Mặt trận Hà Nội. Tôi được chính thức bổ nhiệm là chỉ huy trưởng, đồng chí Trần Quốc Hoàn - Bí thư Thành ủy Hà Nội, làm chính ủy. Tôi được bổ sung vào Thường vụ Thành ủy. Đồng chí Vũ Kì, thư kí của Bác, được điều về làm Chủ nhiệm Chính trị. Cơ quan và các đơn vị trực thuộc gồm ban tham mưu, ban chính trị, ban cung cấp và các tiểu ban, các ngành chuyên môn, các xưởng, trường. Mặt trận có tờ báo Quân Thủ đô với một bộ phận phóng viên, họa sĩ tương đối hoàn chỉnh.

Ngày 18 tháng 8 năm 1949, Thường vụ Trung ương Đảng ra chỉ thị “Xây dựng bộ đội địa phương và phát triển dân quân trong giai đoạn căn cứ và chuẩn bị tổng phản công”.

Ở hội nghị quân chính, toàn quân, đồng chí Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp cũng đã nhấn mạnh tầm quan trọng của iệc xây dựng và phát triển lực lượng bộ đội địa phương và dân quân du kích để làm cơ sở cho việc xây dựng bộ đội chủ lực mạnh. Hai nhiệm vụ này gắn bó chặt chẽ với nhau. Có lẽ vì thế mà cấp trên bổ nhiệm một trung đoàn trưởng trung đoàn chủ lực làm chỉ huy trưởng mặt trận Hà Nội.

Tháng 5 năm 1949, tôi bàn giao nhiệm vụ trung đoàn trưởng trung đoàn 48 cho đồng chí Tuấn Sơn để về nhận trọng trách mới. Hơn một tháng sau tôi được tin đồng chí Tuấn Sơn hi sinh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #49 vào lúc: 08 Tháng Chín, 2010, 06:40:24 am »

VIII.

PHẦN THƯỞNG CỦA BÁC

Cùng thời gian này, Chính phủ Pháp quyết định cử tướng Rơ-ve, Tổng tham mưu trưởng quân đội Pháp, cầm đầu một phái đoàn sang Đông Dương nghiên cứu tình hình tại chỗ nhằm tìm ra một giải pháp để giải quyết chiến tranh.

Báo cáo của Rơ-ve lên Chính phủ Pháp có mấy điểm đáng chú ý:

- Bắc Bộ là chiến trường chính. Phải tăng quân cho Bắc Bộ, mở rộng phạm vi chiếm đóng ở trung du và đồng bằng Bắc Bộ.

- Tăng cường phòng thủ Hà Nội - Hải Phòng.

- Tranh thủ tối đa viện trợ của Mĩ, dần dần chuyển giao cuộc chiến tranh mà Pháp không thể kham nổi cho Mĩ.

Sau ba năm sống ở Hồng Công, ngày 28 tháng 4 năm 1949, Bảo Đại về nước và hai tháng sau trở thành quốc trưởng của chính quyền bù nhìn, thực hành chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt đánh người Việt” của thực dân Pháp.

Trong tình hình đó, ta cần có những chiến tranh tiêu biểu để gây thanh thế cho Chính phủ kháng chiến. Theo chủ trương trên, Thành ủy và Ban chỉ huy Mặt trận Hà Nội quyết định mở đợt hoạt động quân sự, nhằm tiêu hao tiêu diệt một phần sinh lực địch, phối hợp với chiến trường toàn quốc phá vỡ kế hoạch Rơ-ve. Những hoạt động trong đợt này nhằm làm thất bại chuyến đi của Bảo Đại từ Hà Nội với mục đích mở rộng ảnh hưởng chính trị của chính quyền bù nhìn vừa mới đuộc Pháp dựng lên.

Tôi giao cho đồng chí Ngô Huy Biên trưởng ban tác chiến mặt trận soạn thảo kế hoạch của đợt hoạt động, triệu tập đồng chí Trần Vĩ, đồng chí Vũ Kì cùng tham gia ý kiến, đặc biệt về công tác vận động trong các tầng lớp nhân dân, sự phối hợp giữa lực lượng dân quân du kích và các đơn vị chủ lực. Sau đó, trong cuộc họp Thường vụ do đồng chí Trần Quốc Hoàn chủ trì, tôi đã báo cáo toàn bộ bản phương án tác chiến của đợt hoạt động.

Mở dầu đợt hoạt động, ngày 12 tháng 7 năm 1949, đội vũ trang 52 phối hợp với chi đội phía nam thành phố bắn AT vào sân bay Bạch Mai phá hủy 2 chiếc đacô-ta, đúng lúc binh lính Pháp và bọn ngụy quân ngụy quyền đang được huy động làm nhiệm vụ bảo vệ cuọc đón tiếp quốc trưởng bù nhìn Bảo Đại.

Đây là một đòn rất đau đối với bọn quan thầy và bè lũ tay sai. Mặc dù chúng dùng nhiều thủ đoạn lừa bịp và cưỡng bức quần chúng nhưng khi Bảo Đại đặt chân đến Hà Nội, chỉ có một số dân thường cùng cảnh sát, mật vụ mặc thường phục và trẻ con được thuê tiền ra đón.

Trong khi đó trên những chuyến xe điện khởi hành từ Bờ Hồ Hoàn Kiếm, những đôi viên tuyên truyền của ta đứng lên vạch tội bán nước của Bảo Đại và kêu gọi mọi người ủng hộ Chính phủ kháng chiến do chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo. Diễn giả là những anh thợ điện, chị bán rau ở chợ Đồng Xuân và các cô học sinh còn rất trẻ. Mỗi cuộc diến thuyết như vậy chỉ diễn tra trong vài phút. Trên các đường phố chính Bờ Hồ, Hàng Ngang, Hàng Bột… các chiến sĩ tuyên truyền vũ trang phóng mô-tô rải truyền đơn, rồi luồn lách vào trong các ngõ sâu. Từ trên các nóc nhà cao tầng nhân dân thả chim bồ câu trắng mang cờ đỏ sao vàng bay đi khắp nơi. Nhân dân trong phố còn vẽ mặt nạ Bảo Đại đeo lên đầu chó, xua chúng chạy ra ngoài đường.

Được nhân dân giúp đỡ, các chiến sĩ vũ trang phá sập phòng thông tin Bờ Hồ, đốt cháy cổng chào vườn hoa Chí Linh. Một bộ phận khác bơi ra giữa hồ Hoàn Kiếm cắm cờ đỏ sao vàng lên đỉnh Tháp Rùa. Cảnh binh, mật vụ, lính tuần tra bắn súng, huýt còi lùng sục suốt ngày đêm. Đặc biệt lực lượng vũ trang thành phố đã dùng bom lớn(1) phóng vào dinh toàn quyền, ném lựu đạn, bắn súng trường, súng máy vào quân địch ở Lò Đúc, Việt Nam học xá, Cột Cờ… Khi đó, Bảo Đại đang lưu lại Hà Nội, gặp các đảng phái phản động, bàn chống phá phong trào kháng chiến của quân dân ta.


(1) Sáng chế của công binh xưởng “Trần Đại Nghĩa" thường gọi là bom Vê-đơ.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Chín, 2010, 04:30:45 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM