Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 07:53:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bác Hồ - Những kỉ niệm không quên  (Đọc 70126 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #20 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 06:21:53 am »

Buổi trưa nghỉ lại một thôn ven đường, tôi mua gạo, mượn nồi thổi cơm ăn. Mót thịt rang muối ớt phát huy tác dụng. Chỉ cần một bó rau muống, nấu theo kiểu vừa luộc, vừa canh, cho một thìa thịt rang vào là có một món ăn tốt. Đi đường mệt, đói bụng nên hai Bác cháu ăn rất ngon miệng. Riêng Sô được Bác ưu tiên cho ăn bánh mì với thịt mua ở quán ăn dọc đường. Tôi nhìn Bác, vị lãnh tụ của Đảng ăn bát canh rau muống, còn viên phi công Mĩ thì được ăn bánh mì cặp thịt ngon lành, trong lòng không yên tâm chút nào. Tại só có sự vô lí như vậy? Bác hiểu tâm trạng của tôi, mìm cười an ủi.

Khoảng 3 giờ chiều hôm đó, chúng tôi đến Tĩnh Tây. Bác bảo tôi có liên hệ với bản doanh của trương tướng Trần Bảo Xương, quân đoàn trưởng một quân đoàn của Tưởng Giới Thạch, nhờ gọi điện cho tướng Mĩ Sê-nô ở Côn Minh là có đại biểu của Việt Nam độc lập đồng minh sẽ đến gặp để trao cho phía Mĩ một phi công Mĩ và bàn việc hợp tác đánh Nhật. Nhưng không ngờ việc lại diễn ra không được suôn sẻ. Trần Bảo Xương tiếp Bác rất trọng thể, chiêu đãi cơm rượu hết sức thân tình. Y còn thay mặt đồng minh cảm ơn tiên sinh đã bảo vệ và nuôi dưỡng phi công Mĩ được mạnh khỏe an toàn. Nhiệm vụ tiên sinh đến đây đã hoàn thành trọn vẹn. Xin tiên sinh cứ yên tâm nghỉ ở đây rồi sáng mai trở lại Việt Nam. Chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm đưa viên phi công trao trả tận tay người Mĩ”. Bác đưa mắt nhìn tôi. Tôi nghĩ bụng: tình hình này thì gay rồi, công của mình hóa ra công cốc. Không có viên phi công đi cùng, chuyến đi Côn Minh của Bác sẽ kém giá trị. Thoáng nhanh trong đầu, tôi nghĩ ra một giải pháp. Tôi nói với Trần Bảo Xương là hoàng tiên sinh và Sô đã cớ hơn một tháng sống bên nhau ở chiến khu Việt Nam, do đó để Sô trò chuyện với tiên sinh mấy phút trước lúc chia tay. Trần Bảo Xương đồng ý. Bác căn dặn Sô, khi gặp tư lệnh không quân nhớ nói trong thời gian gặp nạn ở Việt Nam được quân du kích Việt Minh chăm sóc chu đáo như thế nào và chuyển tới tướng quân tư lệnh “lời chào thân ái của những người du kích Việt Minh”. Số tỏ ra rất xúc động khi phải chia tay với Bác. Tôi thoáng thấy trên khuôn mặt non trẻ của anh những giọt nước mắt.

Trên đường về phòng nghỉ, Bác bất chợt phát hiện bỏ quên mũ trong phòng khách, bảo tôi quay lại lấy, và chính trong tình huống này đã xảy ra một sự kiện đáng ghi nhớ. Khi tôi vừa bước vào tiển sảnh thì nghe ở phái trong chúng đang bàn nhau bắt giữ hai bác cháu chúng tôi lại. tôi vốn là một người không sợ gì cả, nhưng nghe chúng bàn nhau như vậy tim tôi như có ai bóp chặt. Tôi nghĩ đến cảnh tù đày qua hàng chục nhà giam mà Bác phải chịu đựng hồi năm 1942-1943. Tôi nghĩ đến vai trò của bác trong những ngày sắp tới của cách mạng Việt Nam. Bình tĩnh lại, không thể cho chúng biết, tôi nhẹ nhàng quay lại báo cáo với Bác. Nhưng khác với tôi, Bác lại rất bình tĩnh, chỉ thoáng một chút đăm chiêu. Suy nghĩ một lúc, Bác quyết định ta quay về ngay đêm nay.

- Nhưng làm sao mà ra khỏi cổng gác được?

- Ta giả vờ ra ngoài mua bao thuốc lá.

Hai bác cháu quên cả mệt, đi như chạy ra khỏi Tĩnh Tây và cuốc bộ một mạch không nghỉ. Sáng hôm sau thấy Bác quá mệt, tôi thưa với Bác:

- Cháu trông Bác mệt rồi mà đường còn xa, cháu vào thôn kia lấy ngựa bác đi ạ! Tôi chỉ về phía thôn trước mặt.

Bác lắc đầu:

- Không! Bác cháu ta đi bộ thôi - Bác hỏi tôi - Chú đã mệt rồi à?

- Thưa Bác, không ạ! - Tôi đáp - Cháu thương Bác nỏi!

Bác xua tay:

- Chú không thương dân ư? Chú cứ nghĩ xem: người dân người ta chỉ có con ngựa để kiếm ăn. Chú lấy đi, được việc chú. Nhưng người ta lấy gì nuôi vợ, nuôi con? Nhân dân Tàu cũng khổ như nhân dân mình thôi.

Ngày hôm đó Bác đi bộ được 80 lí, tức là vào khoảng bốn chục cây số. Lần này không có “vị khách quý” nên hai bác cháu đi khá nhanh.

Tôi đi theo Bác, có lúc đi ngang, có lúc lị chạy lên trước để dò đường. Tôi vui sướng như một đứa cháu bên một người ông kính mến. Tai nghe từng tiếng động nhở chung quanh, mắt tôi quắc lên. Tôi tin chắc rằng nếu có kẻ nào bất thình lình xuất hiện, tôi sẽ trông thấy ngay và sẵn sàng tiêu diệt nó trước khi nó kịp xông vào; hai bác cháu. Ngày hôm sau hai bác cháu về tới Pác Bó.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #21 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 06:22:46 am »

IX.

LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG

Khoảng hơn một tuần sau, Bác lại gọi đồng chí Vũ Anh và tôi đến bảo: Các chú chuẩn bị để Bác đi Côn Minh. Công việc chuẩn bị cũng như lần trước. Đồng chí Vũ Anh bảo vợ đồng chí Lê Quảng Ba mua một cân thịt, một cân muối, một cân ớt rồi rang lên vào cho vào ống bương. Đồng chí Vũ Anh lại đưa cho tôi một số tiền để chi tiêu dọc đường.

Lần này tôi thấy nhiệm vụ nặng nề, nếu vẫn chì có một mình, trấn được mặt trước thì lộ mặt sau. Bảo vệ được phía sau thì lộ phía trước và “hở sườn”, tôi nói ý ấy với đồng chí Vũ Anh cho thêm một người nữa cùng đi.

Đồng chí Vũ Anh khen phải, và cử đồng chí Minh cùng đi với tôi. Đồng chí Minh có bí danh là Đại Toàn.

Đồng chí Minh là người dân tộc Tày, hơn tôi đến chục tuổi, hiền lành, thật thà, tốt. Nhưng phải cái hơi chậm. Tôi lúc ấy mới 23 tuổi, nặng 67 ki-lô, cao hơn đồng chí Minh mười phân mét, người thì to gấp rưỡi. Tôi phải cái tính ngang bướng, nóng nảy. Cái tính ngang bướng này là hậu quả của nửa năm trời theo học trường quân chính tình báo ở Khai Hóa của bọn Tưởng, hằng ngày phải đương đầu với bọn Quốc dân đảng, nay có đồng chí Minh, tính tình điềm đạm, đi cùng bảo vệ “đồng chí Hoàng” thì tốt quá. Cái nọ bổ sung cái kia.

Trước khi đi có cuộc họp do Bác chủ trì. Đây là buổi sinh hoạt đầu tiên của ba bác cháu. Chúng tôi kiểm điểm tình hình chuẩn bị: về quần áo thì Bác có một ái áo bông khoác ngoài màu tro, đã sờn cả vai và một cái quần màu tro; đồng chí Minh cũng mặc một bộ quần áo của Quốc dân đảng, đội mũ Quốc dân dảng, Bác đi dép rơm, tôi đi giày cao su, còn đồng chí Minh đi giày vải. Mỗi người như vậy có “nhất bộ”, một bộ lót và một cái chăn dạ. Tôi báo cáo với Bác về việc chuẩn bị lương khô. Bác nói:

- Đi đường xa, vẫn phải chuẩn bị lương khô chu đáo. Bác đã có kinh nghiệm. Làm thế này vừa tiết kiệm vừa để được lâu, vừa ngon; nửa cân thịt với nửa cân muối và ớt thành một cân. Ta mau rau nấu canh ăn thêm. Như vậy là có đủ chất đạm, chất mỡ, cả vi-ta-min A là ớt.

Bác quy định cho mỗi bữa ăn chỉ được lấy ra một thìa thịt rang mặn. Bác nói tiếp:

- Ngày đi, tối sinh hoạt, kiểm điểm và đề ra kế hoạch ngày hôm sau. Các chú cứ như thế mà làm!

Đường đi từ Quảng Tây sang Vân Nam đi bộ mất người một ngày. Muốn vậy, mỗi ngày trung bình phải đi từ 35 đến 40 cây số.

Ba bác cháu bắt đầu đi…

Mới chớm vào mùa đông, nhưng biên giới đã lạnh nhiều. Thấy Bác mặc áo bông, tôi cũng yên tâm đôi chút, Bác đi như một chàng thanh niên. Lúc vượt đèo, lúc lội suối, nhanh nhẹn hơn cả đồng chí Minh.

Tôi bảo đồng chí Minh:

- Hai chúng mình đi với Bác, chúng mình phải bảo vệ Bác, đi về phải an toàn.

Đồng chí Minh gật đầu. Tôi và Minh phân công hằng ngày như sau: Sáng sớm dậy đồng chí Minh thổi cơm; cơm chín, nắm lấy ba nắm bằng nắm tay để dành đến trưa. Tôi nấu thức ăn. Dọc đường, gặp rau mua một bó, rồi xúc một thìa thịt trong ống và đổ vào nồi rau, nấu lên. Sáng thì được ăn cơm nóng với canh thịt. Đến trưa, gặp quán thì dừng lại nghỉ, giở cơm nắm ra ăn với thịt mặn. Tối mới lại thổi cơm, ăn cho nóng.

Bác bảo chúng tôi:

- Đi như vậy, vừa tiết kiệm, vừa no bụng, lại được đường.

Tôi cũng thấy là chí lí.

Đường đi xa, lại mấp mô, Bác đi dép rơm, phồng cả chân. Tôi tính mua giày Bác đi. Bác không cho mua. Bác bảo:

- Không đi! Chú có mua, Bác cũng không đi!

Chúng tôi thấy Bác nói thế cũng không dám mua nữa. Bác bảo hai đứa chúng tôi:

- Dép này có hỏng thì lại mua dép rơm khác vẫn tốt hơn.

Bác quấn giẻ vào quai dép để đi cho đỡ phồng chân.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #22 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 06:24:42 am »

Đi bộ mới đầu còn vui chân, đi miết. Nhưng càng đi càng mỏi, càng về sau lại càng mỏi tợn: các gót chân, mắt cá chân, cổ chân cứ như là từng bộ phận cắt rời nhau ra… Đến chỗ nghỉ, đồng chí Minh chẳng thiết gì ăn uống nữa, cứ ngồi bóp chân bóp cẳng hoài. Tôi ckhông đến nỗi như đồng chí Minh nhưng cũng cứ phải lấy hai tay ấn ấn hai đầu gối. hai đầu gối và hai cái xương bánh chè tưởng như không còn là của tôi nữa! Bác đi mượn cái chậu giặt, đái vào ngâm chân. Bác bảo hai đứa chúng tôi:

- Các chú làm thử xem! Ngâm chân tốt nhất. Mai đi lại thoải mái như thường.

Tôi nghe theo, cũng làm thử. Nước đái mình có khai thật - càng khai càng tốt - nhưng ngâm cái chân vào, cái mỏi rã đi lúc nào không biết. Đồng chí Minh cũng ngồi dậy làm theo.

Sáng hôm sau dậy sớm, tôi và đồng chí Minh người nào việc náy đã có phân công từ trước, cứ thế mà làm. Đồng chí Minh bảo tôi:

- Đồng chí Tài à! Đồng chí Hoàng nói đúng lắm lố. Tôi không mỏi cái chân nữa lố!

Tôi cũng quên bẵng mất cái chân mỏi từ lúc nào.

Ăn cơm sáng xong, ba bác cháu lại lên đường. Hôm nay bác quy định cho chúng tôi đi đường cũng phải học: học hai buổi, buổi sáng và buổi chiều. Bác thực hiện luôn.

Vừa đi đường, Bác vừa giảng cho chúng tôi nghe về cách mạng Việt Nam và cách mạng Trung Quốc. Bác nói tôi nhớ đại ý: chủ nghĩa tam dân(1) của ông Tôn Trung Sơn là tiến bộ nhiều so với đời Mãn Thanh… Nhưng có những vấn đề ông Tôn Trung Sơn bắt mạch chưa trúng và chữa bệnh chưa đúng. Cách mạng của ta theo kiểu Cách mạng tháng Mười Nga. Mục đích cách mạng của ta là đánh Tây, đuổi Nhật, giành độc lập. Chủ nghĩa tam dân là cách mạng tư sản, có những vấn đề không triệt để… Cách mạng của ta do giai cấp công nhân lãnh đạo, triệt để… Bác nói cả về vấn đề cải cách nông thôn, về tương lai công nghiệp, về điện khí, nông trường… Bác vừa đi vừa nói, phân tích tỉ mỉ. Bác nói rất dễ hiểu nên nghe đến đâu nhớ đến đấy, thấm thía lắm. Học một mình thường chóng mỏi, nhưng học với Bác thì lại vui, vì giờ nghỉ có xen kẽ văn nghệ. Bài học trên đường với những kiến thức mới mà Bác vừa truyền thụ cho chúng tôi làm tôi càng kính mến Bác. Ba bác cháu chuyện trò vui vẻ.

Hết bài “Cách mạng Việt Nam” và “Cách mạng Trung Quốc”, Bác lại giảng sang bài “Cách mạng Tháng Mười”. Hết bài “Cách mạng tháng Mười”, Bác lại chuyển sang giảng về những thuận lợi, khó khăn và nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam. Lớp học trên đường có tác dụng tốt. Không những chúng tôi nhớ những điều Bác dạy mà cũng quên cả mệt nhọc, đi được xa, được nhiều.

Đường chúng tôi đi có nhiều dốc, nhiều đèo, có cái dốc cao gần ba ngàn mét gọi là dốc Tùng Cảng. Buổi sáng sớm ở chân dốc bên này, buổi trưa mới lên tới đỉnh dốc. Xuống đến chân dốcbên kia là vừa tối. Những lúc mệt hoặc lúc lên dốc, xuống dốc (xuống dốc cũng vất vả không kém gì lên dốc) là Bác lại dạy chúng tôi ngâm thơ. Bác chỉ dạy có một tác phẩm là Chinh phụ ngâm, Bác bảo:

- Bác cháu ta ngâm một bài!

Rồi bác cất giọng âm ấm của miền Trung:

… Chí làm trai dặm nghìn da ngựa
Gieo thái sơn nhẹ tựa hồng mao…


Giọng ngâm của Bác thấm vào lòng tôi, phơi phới niềm lạc quan cách mạng.

Bác bảo chúng tôi:

- Đây là văn có, có ý nghĩa, văn chương hay. Các chú nên học thuộc lòng.

Tôi phục Bác quá. Bác chẳng giở quyển sách, quyển sổ nào ra cả cà cái gì Bác cũng biết, hỏi Bác cái gì Bác cũng nói được. Một tác phẩm văn cổ như Chinh phụ ngâm hàng mấy trăm câu thơ mà Bác nhớ không sai một chữ.

Bác cho chúng tôi học từng đoạn một. Bác thường khen tôi: “Chú nhớ khá!”. Bác khen cả đồng chí Minh.

Hôm sau lên đường, Bác hỏi:

- Hôm qua học được những cái gì?

Chúng tôi nhắc lại. Đó là những phương pháp dạy có kiểm tra, có biểu dương của Bác. Càng mền phục Bác, tôi càng thương Bác đã có tuổi rồi mà cũng phải “cuốc bộ” như chúng tôi. Lần trước sang Tĩnh Tây, đường gần hơn nhiều, Bác không đi ngựa đã đành. Lần này đi xa hơn, mệt nhọc hơn, đường lại lắm thổ phỉ, Bác đi ngựa sẽ dễ cho tôi và Minh chiến đấu chống phỉ, bảo vệ lãnh tụ. Tôi có một cái giấy của Quốc dân đảng cấp, vào trưởng thôn có thể lấy được ngựa và cáng. Ngựa thì có một người theo. Còn cáng thì có hai người khiêng. Lúc ấy tôi chỉ có một ý nghĩ là làm sao giảm bớt sự mệt nhọc của Bác trong khi đi đường. Tôi đền ghị với Bác cho tôi được vào trưởng thôn lấy ngựa, vì tôi nghĩ bụng chắc Bác chả chịu đi cáng.


(1) Dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #23 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 06:25:06 am »

Cũng như lần đi Tĩnh Tây, Bác bảo Bác không đi ngựa. Tôi thắc mắc:

- Tại sao thế ạ! Cháu lấy ngựa ở trưởng thôn, người có ngựa được trả tiền, có bị thiệt thòi gì đâu ạ?

Bác giải thích:

- Cả nhà người ta có con ngựa. Mình lấy đi là gây thêm khó khăn cho người ta, người ta phải theo ngựa, không lao động được. Người ta đã khổ vì bọn thống trị, lại khổ thêm vì ý kiến của chú.

Rồi Bác hỏi tôi:

- Chú có thích đi ngựa không?

Tôi cụt hứng, chẳng còn biết trả lời Bác ra sso.

Bác không chịu đi ngựa, chân Bác càng đau, hai bàn chân phồng rộp lên. Tôi phải xé chiếc áo lót quấn vào chỗ bị phồng để Bác đi khỏi đau và mua cho Bác một chiếc gậy để Bác chống. Còn đôi giày rách lòi cả gót, cả ngón chân, mấy lần đề nghị cho mua đôi mới Bác không đồng ý, đến lúc ấy Bác mới đồng ý cho mua một đôi giày rơm.

Vì chân đau, phải nghỉ nhiều, nên Bác hút thuốc lá nhiều hơn quy định. Nhưng tôi kiên quyết không cho mà thực hiện đúng như cuộc họp do đồng chí Vũ Anh chủ trì trước ngày Bác lên đường là Bác chỉ được hút ba điếu thuóc trong một ngày sau ba bữa ăn sáng, trưa, tối. Việc ngày tôi thực hiện được vì tôi là thủ quỹ nắm tiền chi tiêu hằng ngày. Trước sự kiên quyết có nguyên tắc của tôi Bác đành chấp hành.

Đến chỗ nghỉ buổi chiều, tôi muốn vào trưởng thôn mua con gà. Lòng tôi xuát phát từ chỗ thương Bác, không muốn Bác lúc nào cũng ăn cái thứ thịt lợn rang muốn mặn chát ấy. Tôi định bụng tìm con gà giò, nấu bát nước xúp Bác húp cho mát ruột. Tôi không nói cho Bác biết, sợ Bác gàn, lại không cho mua. Đồng chí Minh thổi cơm chiều. Tôi vào nhà trưởng thôn.

Trưởng thôn ở Trung Quốc cũng vào loại giàu có trong làng. Đàn gà của hắn rất đông, đang gọi nhau dáo dác lên chuồng. Tôi hỏi trưởng thôn mua một con gà, hắn không bán. Tôi ức quá. “Mình mua bằng tiền chứ mình có ăn cướp của nó như tụi Quốc dân đảng đâu!”. Chẳng cần vận động vận điếc gì, tôi bảo hắn: “Không bán thì tôi đập chết!”. Trưởng thôn nhìn tôi lấm lét. Chứng thấy tôi “sát khí đằng đằng” với đường gân nổi lên ở quai hàm và bàn tay nắm lại, hắn lặng đi một lát. Rồi bằng lóng bán cho một con gà.

Hôm ấy Bác ăn được cơm. Tôi nhìn bác mà nở nang tức khúc ruột. Nhân bữa cơm vui vẻ, vui miệng, tôi kể chuyện vào trưởng thôn mua gà và tài tháo vát của mình cho Bác và đồng chí Minh nghe. Nghe xong câu chuyện, Bác tỏ ý không vui. Tôi lo quá. Bác có ý kiến ngay:

- Chú làm như bọn lính quân phiệt Tưởng Giới Thạch!

Tôi ngượng chín cả người. Đồng chí Minh nhìn tôi, im lặng. Đồng chí ấy vốn có tính ít nói. Tôi cũng biết đồng chí ấy không đồng tình với tôi.

Chuyến đi công tác với Bác lần này, chúng tôi học tập ở Bác rất nhiều điều. Chúng tôi chăm lo cho Bác, nhưng quyết không để Bác phiền lòng nữa. Chúng tôi mua rau, thay đổi các loại rau để Bác lạ miệng ăn được nhiều cơm. Thấy bác ăn ngon là chúng tôi sung sướng. Rau mỗi ngày đường có thể khác nhau, nhưng vẫn là thịt rang muói làm “nòng cốt”. Tôi là một “dầu bếp” được Bác ưa thích.

Chúng tôi đi nhiều nên có kinh nghiệm thêm: dậy sớm, ăn sớm, đi sớm thì lợi đường. Đến tối, nghỉ sớm một chút, vào khoảng bốn giờ chiều, cơm nước xong, sinh hoạt, ngâm chân rồi đi ngủ.

Sinh hoạt hằng ngày trở thành nền nếp. Học tập cũng trở thành nền nếp.

Chỗ nào tôi biết thường có thổ phỉ, tôi chạy lên chạy xuống điều tra tình hình rồi đi trươc mở đường. Bác đi giữa, đồng chí Minh đi sau.

Có cái chăn, Bác cũng đeo lấy. Tôi đề nghị Bác đưa tôi đeo vì tôi là thanh niên. Bác noi:

- Bác đủ sức khỏe để đeo chăn này. Các chú không nên quan tâm về Bác nhiều quá.

Tôi trao đổi với Minh về ý kiến của Bác:

- Ta là thanh niên khỏe mạnh lại để cho ông lão đeo chăn! Không đúng!

Đồng chí Minh bảo tôi:

- Nhưng mà bác không đồng ý vớ!

Tôi đập bàn tay vào vai Ninh, thì thầm:

- Phải họp tổ đảng mà quyết nghị chứ! Chúng mình là đa số. Vì hôm trước lên đường Bác có triệu tập cuộc họp, bàn kế hoạch đi đường. Chính Bác nêu lên việc thành lập tổ đảng, do Bác làm tổ trưởng để sinh hoạt dọc đường, rút kinh nghiệm qua từng chặng đường góp ý kiến phê bình lẫn nhau. Do đó lần này phải thẳng thắn góp ý với bác mới được. Bác là người rất tôn trọng tập thể. Dùng tập thể tổ đảng biểu quyết mới hi vọng Bác nghe theo.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #24 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 06:25:28 am »

Đồng chí Minh gật gù khen tôi có sáng kiến. Tối hôm ấy, vào giờ sinh hoạt thường lệ, tôi đưa ra vấn đề đeo chăn của Bác. Tôi lí lẽ rất là “đanh thép”. Bác bác bỏ ý kiến ấy vì cho rằng đeo cái chăn chẳng nặng nhọc gì. Đến lúc biểu quyết bằng giơ tay, ý kiến để Bác đeo lấy chăn chỉ có một người đồng ý: đó là Bác. Tôi và Minh chiếm đa số, thế là Bác phải lột chăn để chúng tôi đeo. Cái chăn dạ lính vừa dài vừa rộng, nắng thì hấp hơi nóng hầm hập, mưa thì ngấm nước, nặng vít vai xuống. hồi ấy đâu có ni-lông, áo mưa như bây giờ.

Đồng chí Minh và tôi chia nhau mỗi người đeo chăn của bác một vài tiếng đồng hồ, để Bác di không. Trời nắng cũng như trời mưa, ngày nào ba bác cháu cũng ở trên đường. Mưa xuống thì lạnh, ướt cả ngày. Chiều tối đến chỗ nghĩ lại cởi quần áo ra hong trên bếp lửa. Hơi nước của quần áo bốc lên mù cả bếp.

Có ngày chúng tôi gặp bọn lính Quốc dân đảng. thấy chúng tôi đi có ba người, chúng chặn lại khám xét. Bác để bộ râu, lại mặc như quân lính Quốc dân đảng, bọn lính gác bảo Bác phải cạo râu đi. Bác đáp: “Để rồi cạo!”. Sau đó Bác lấy cái khăn phu-la quàng trùm kín bộ râu. Từ đấy, qua các trạm gác, lính Tưởng không biết, cho đi.

Mình đi bí mật nên phải ăn mặc như kiểu quân đội của nó để đi. Một hôm chúng tôi gặp một sĩ quan Quốc dân đảng. hắn nheo mắt nhìn Bác như dò xét, rồi hỏi như quát:

- Đi đâu?

Bác trả lời nhẹ nhàng:

- Tôi đi Vân Nam có việc.

Viên sĩ quan lại hỏi:

- Đến Vân Nam làm gì?

Bác nói tiếng Trung Hoa rất nghiêm trang:

- Bàn về vấn đề thống nhất các đoàn thể ở Vân Nam với Cách mạng đồng minh hội. Tôi đi gặp các đồng hương của tôi ở Vân Nam.

Thấy viên sĩ quan Quốc dân đảng có ý định làm khó dễ, tôi tiến lên hai bước, chìa chứng minh thư của Quốc dân đảng ra trước mặt hắn, hất hàm về phía Bác, nói gằn từng tiếng:

- Bố tôi đấy!

Viên sĩ quan chỉ liếc nhìn vào chứng minh thư đặc biệt đó cũng đã biết tôi là ai. Y dập gót chào, nghe “cách” một cái, nhường lối cho ba bác cháu tôi đi.

Nhưng hôm đến Vân Sơn thì sự việc xảy ra phức tạp hơn. Vân Sơn là huyện địa đầu của tỉnh Vân Nam nên có một đồn lính mà phần lớn là quân đội tình báo của Tưởng. Chúng bắt tất cả ba chúng tôi vào doanh trại để thẩm vấn. Tôi bình tĩnh báo cáo với Bác là để tôi xử trí, tôi đã có cách và dặn một lần nữa cho thống nhát: Bác là bố tôi, Đại Toàn là bạn, nhân tôi có công tác sang Côn Minh nên đưa đi theo, có thể có món hàng gì buôn bán được thì làm mọt chuyến để cải thiện đời sống vì hiện nay ở Việt Nam rất khó khăn, do quân Nhật tàn bạo, vơ vét hết của cải, thóc gạo. Trung Quốc đang đánh Nhật, nghe tôi tố cáo tội ác của Nhật, nó rất thích và ngay phút đầu đã có cảm tình. Tuy nhiên, dưới con mắt nhà nghề, mặc dầu tôi mặc quân phục quân Tưởng, đeo hàm thiếu hiệu, chúng cũng khéo léo đòi xem bằng được giấy tờ của tôi. Nhưng đây chính là điều mà tôi cũng mong muốn. Tôi đưa chưng minh thư ra. Chứng minh thư ghi: Trương Văn Nghĩa, cấp bậc thiếu hiệu… Đây là chứng minh thư đặc biệt do cục tình báo Hoa Nam củ quân Tưởng cấp… Tôi nói với bọn này là vừa rồi tôi về Việt Nam với nhiệm vụ nắm tình hình quân Nhật. Bọn này liền chộp ngay việc này, bảo tôi báo cáo những số liệu nắm được. tôi báo cáo vắn tắt, đội hình bố trí và lực lượng quân Nhật, ở Lạng Sơn có một tiểu đoàn, Thái Nguyên một tiểu đoàn, Hà Nội một sư đoàn. Chúng nó giở bản đồ ra tôi chỉ vào từng thị xã - nghe đến đâu chúng nó đánh bút chì xanh đổ vào đó, miệng liên tục khen “hảo, hảo”…

Đêm ấy ba bác cháu được bọn Tưởng cho ăn một bữa no nê, ngon lành rồi ngủ lại một tối, sáng hôm sau tiếp tục lên đường.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #25 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2010, 07:04:21 am »

X.

TRỞ LẠI CÔN MINH

Sau 11 ngày đi bộ, ngày đi đêm nghỉ, chúng tôi đến ba Bi-xi-chai chuẩn bị lên tàu đi Côn Minh.

Tối hôm đó, tôi đưa Bác vào nhà một Việt kiều tên là bếp Nhân, cơ sở của ta, trước làm công nhân nấu bếp cho một chủ Tây ở công ti xe lửa Vân nam. Gia đình đồng chí công nhân này rất nghèo, buôn bán lặt vặt kiếm sống.

Tôi giới thiệu:

- Đậy là cụ Hoàng(1), một đại biểu lão thành của ta.

Đồng chí Nhân rất vui sướng. Đồng chí hỏi:

- Từ đây đến đây anh?

- Ở bên Quảng Tây đến - Tôi đáp.

- Ăn cơm chưa?

Tôi thành thật trả lời:

- Chưa!

Đồng chí Nhân giới thiệu Bác với cả gia đình. Mọi người đều rất súc động và ái ngại cho Bác đã già rồi mà cón đi vất vả như thế. Cả gia đình có cảm tình ngay với Bác.

Tối hôm đó, đồng chí Nhân làm một bữa cơm rất ngon thiết bác và hai chúng tôi.

Đến giờ sinh hoạt hằng tối, tô báo cáo về tình hình lương khô của đoàn: ống thịt còn đúng một nửa! Bác gật đầu bảo:

- Đi như thế là hoàn thành kế hoạch, tiết kiệm tốt. Chú phải rất cẩn thận để đến lượt ề mấy Bác cháu ta dùng.

Từ Bi-xi-chai, ba bác cháu tiếp tục lên đường đi Côn Minh. Bác bị sốt cao ở trên tàu. Đến ga Nghi Lương, tôi quyết định để Bác xuống vào nhà anh Hoàng Quang Bình, một đảng viên của ta hoạt động ở đây. Năm 1940 Bác đã ở nhà anh Bình một thời gian trong lần đi khảo sát tình hình trên con đường sắt Côn Minh - Hổ Khẩu. Lúc bấy giờ anh Bình mở một hiệu cắt tóc để làm điểm liên lạc cho các đồng chí của ta đi về hoạt động. Lần này, khi ba bác cháu xuống tàu tìm đến thì thấy anh Bình đang cắt tóc. Bác đan8g sốt, tôi đưa Bác vào nghỉ ở chỗ ghế đợi. Anh bình đang cắt tóc liếc thấy Bác, định chạy lại, nhưng tôi ra hiệu cứ cắt tóc bình thường và để Bác ngồi như đang đợi đến lượt mình cắt tóc. Sau này anh Hoàng Quang Bình có viết trong hồi kí của mình: “Tôi cắt tóc nhưng vẫn luôn luôn quay nhìn Bác. Bác ngồi trên ghế không nói năng gì. Vẻ mặt Bác mệt mỏi, da xanh xao. Bác đội một cái mũ lính Tưởng sụp xuống che cả vạng trán rộng và một bộ quần áo cũng của lính Tưởng, rách vá nhiều chỗ. Đôi hải xảo ở chân Bác cũng sờn rách và bết đất. Bác tháo chiếc tay nải màu chàm đặt bên cạnh mình. Đi với Bác còn có anh Nghĩa, nay là anh Phùng Thế Tài, tôi đã quen trước và một người Tày tên là Minh. Đó là hai đồng chí bảo vệ Bác, vai cũng khoác tay nải và còn đeo thêm một ống nứa to…”.

Khách cắt tóc xong, anh Bình mời Bác lên gác. Bác quay lại hỏi ngay về tình hình Đảng, tình hình kiều bào, tình hình Hội Giải phóng của ta và tình hình Quốc dân đảng ở Vân Nam.

Anh Bình báo cáo với Bác là cơ sở Đảng tốt, kiều bào vẫn hướng về Hội Giải phóng. Hội đã mạnh. Vì thế nên chính phủ Vân Nam làm khó dễ, đóng cửa hội, đóng cửa tờ báo của hội, theo dõi cán bộ.

Về tình hình Quốc dân đảng, lập mặt trận Việt Nam cách mạng đồng minh Vân Nam phân hội để tranh giành quần chúng với ta, nhưng các anh không vào hội ấy, để dứt khoát phản đối chúng.

Bác nhận định ngay: Không vào là sai rồi. Tại sao không vào? Chúng ở cửa cho ta vào nắm quần chúng, sao ta lại quay đi? Chúng mở được hội thì chúng có khả năng triệu tập quần chúng. Ta phải lợi dụng khả năng ấy. Phải vào mà biến tổ chức địch thành tổ chức ta.

(Sau này, vâng theo lời Bác, các anh ở Vân Nam thấy có tác dụng. Ta vận động quần chúng tốt cùng ta vào Việt Nam cách mạng đồng minh hội. Lí lẽ của ta đúng, lập trường của ta rõ, bọn Vũ Hồng Khanh phải bỏ Việt Nam cách mạng đồng minh hội, lại dựng lại cái xác Quốc dân đảng. Đó là một thất bại lớn của chúng…).


(1) Tên công khai của Bác trên giấy tờ khi Bác đi giao thiệp.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #26 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2010, 07:05:01 am »

Bác nghe báo cáo xong, thấy Bác mệt, tôi đề nghị Bác đi nghỉ.

Anh Bình hỏi thăm sức khỏe của Bác. Bác bảo: “Ừ, hồi này có mệt. Không những mệt mà còn ốm nữa. Nhưng tình hình đang chuyển biến gấp, nên ốm mà vẫn phải lặn lội đi”.

Ở Vân Nam cũng có nạn đói, giặc cướp càng nổi lên như ong. Kẻ cướp phần lớn là lính Tưởng. Bác đi đường rất vất vả.

Nhân tiện tôi nói với anh Bình, có ý trách khéo Bác: “Bác yếu mà không chịu ăn gì, suốt dọc đường chỉ có ống thịt rang muối này. Lúc nghỉ thì đi hái rau rừng nấu làm canh ăn”.

Khi anh Bình hỏi Bác anh Kiên đâu? Bác lặng đi một lúc không nói được. Lâu lâu Bác mới nghẹn ngào: Chú Kiên mất rồi!

Anh Bình cũng không ngăn được nước mắt.

Bác ở lại Nghi Lương độ một tuần. Tuy Bác còn rất mệt, Bác cũng bảo triệu tập anh em công nhân đến để Bác nói chuyện.

Bác nhận định: Tình hình mới của cách mạng bay giờ cần chuyển hoạt động về trong nước. Lực lượng chủ yếu để giải phóng dân tộc cũng là lực lượng trong nước. Đồng chí nào về nước được thì nên về. Đồng chí nào không về được thì ở bên này, tiếp tục ủng hộ Trung Quốc kháng Nhật, vận động kiều bào đoàn kết, củng cố các tổ chức quần chúng cứu quốc. ở ngoài này, bây giờ đang gặp hoàn cảnh khó khăn, các đồng chí phải tùy cơ mà hoạt động cho khéo, nghĩ cho chín chắn. Hội giải phóng có phức tạp, phải củng cố đoàn kết cho tốt.

Bác lại nói chuyện Pháp thế nào, Nhật thế nào, cách mạng ta đang tiến triển thế nào. Bác nói đường sắt bị bóc rồi, anh em đang thất nghiệp, đang gặp khó khăn, nhưng tương lai Tổ Quốc rất sáng sủa.

Hồi kí của anh Hoàng Quang Bình ghi tiếp:

“Lúc ở Nghi Lương ra đi, Bác vẫn còn mêt, tôi tiễn Bác ra ga. Nửa dường Bác bảo tôi nên về, không cần đi tiễn. Tôi về nhà thấy bác còn quên quyển sổ tay nhỏ bằng khổ một gói thuốc lá. Hiện tượng Bác đã quên sổ chứng tỏ Bác yếu mệt hết sức. Trước Bác không quên cái gì bao giờ. Tôi nghĩ có thể là một cuốn sổ tay quan trọng, nên chạy hộc tốc ra ga để trao trả Bác. Bác lên tàu chúng tôi còn đứng ở sân ga nhìn theo.

Sau cách mạng tháng Tám, tôi còn đưa một số anh em lính khố đỏ thuộc quyền anh Ba Viên đã quay súng trở về hàng ngũ cách mạng ở chiến khu Yên Minh về Bộ Quốc phòng, tôi lại được gặp Bác ở Bắc Bộ Phủ.

Gặp tôi bác hỏi “Chú về đã có chỗ ở chưa, đã ăn chưa, quần áo đã có đủ mặc chưa”.

Tôi cảm động không trả lời Bác được. Bác vẫn giản dị thân mật như cũ. Tôi thấy Bác không phải là lãnh tụ, không phải là Chủ tịch nước, mà như người cha, người chú trong gia đình.

Bác móc túi lấy ra một gói thuốc lá thơm, bóc lấy một điếu thuốc, còn thì tự tay Bác bỏ vào túi áo ngực cho tôi. Bác lại cài khuy túi lại cho. Thì ra Bác vẫn nhớ tôi là anh thợ cạo hay đi mua lẻ ba điếu thuốc thơm ngày trước.

Gặp Bác giữa khung cảnh nguy nga của Bắc Bộ Phủ, đầy những tranh ảnh mĩ thuật, gương đứng và độc bình sứ cổ quý giá, tôi vẫn thấy Bác chỉ mặc cái áo sơ-mi, cái quần ka-ki và đi một đôi dép “con hổ” bằng cao su trắng, đã tuột mất hai quai sau.

Tôi lại nhớ ngày ở Xi Xuyên. Một hôm đưa bác đi chơi xem giếng Rồng. Bác trầm lặng suy nghĩ rồi bảo tôi: “Hướng giếng Rồng này là về phía Việt Nam mình đấy”.

Hôm ở nhà anh Hoàng Quang Bình, cơn sốt của Bác vẫn không dứt, tôi bèn liều tiêm kí ninh trực tiếp vào ven của Bác. Việc này có hơi mạo hiểm, nhưng thấy Bác sốt mãi, rét run cầm cập, tôi không chịu được. Không ngờ lại có hiệu quả. Cơn sốt lui dần. Tôi bàn với Đại Toàn và anh Hoàng Quang Bình là dù chưa khỏi hẳn sốt vẫn đưa Bác đi Côn Minh, trên ấy dù sao cũng có điều kiện chạy chữa hơn. Hỏi ý kiến bác, Bác cũng nhất trí như vậy…

Đến côn Minh tôi đưa đến nhà anh chị Tống Minh Phương, một cơ sở của Đảng mà tôi đã biết hồi còn hoạt động ở đây. Sau khi nghe tôi giới thiệu vài nét về Bác, anh chị Tống Minh Phương bố trí cho Bác ở trên một căn gác, tuy chật hẹp nhưng cũng đủ kê một cái giường cho Bác nằm và một cái bàn để Bác làm việc.

Buổi sáng Bác thường xuống đường tập thể dục. Tôi và đồng chí Minh cũng theo xuống. Ba bác cháu cùng rèn luyện thân thể.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #27 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2010, 07:05:27 am »

Đồng chí Minh ở nhà, tôi đi gặp đồng chí Phạm Việt Tử. Việt Tử thông báo tình hình hoạt động ở Côn Minh cho tôi nghe. Tình hình hiện nay có khác hồi tôi rời Vân Nam về nước. Bọn Việt Nam quốc dân đảng phản động do Vũ Hồng Khanh cầm đầu hoạt động mạnh. Việt Tử bảo tôi phải coi chừng.

Bác làm việc rất nhiều. Bác gặp các đoàn thể, các tầng lớp ở Côn Minh. Đêm nào Bác cũng làm việc rất khuya. Đêm đêm cả nhà đi ngủ rồi, cả thị xã Côn Minh cũng ngủ rồi, tôi thì cũng đã ngủ được một giấc rồi, bất giác tỉnh dậy vì một tiếng động nhỏ, nhìn lên cái gác nhỏ xíu đó vẫn thấy ánh đèn nhàn nhat của ngọn đèn điện mà bác lấy giấy đen che bớt ánh sáng đi. Bác vẫn cặm cụi với công việc…

Đồng chí Phạm Việt Tử nói không sai. Trong các cuộc họp với quần chúng, với các đoàn thể ở Vân Nam, bọn Việt Nam quốc dân đảng phản động thường trà trộn vào để quấy phá. Chúng ngồi tụm năm tụm ba nói chuyện bô bô, gây mất trật tự trong các cuộc họp. Chúng tìm một vài phần tử xấu trong số Việt Kiều, gây dự luận xấu về Bác, bọn thằng Ti, thằng Ngọ là bọn bảo vệ chân tay trung thành của Vũ Hồng Khanh, ngông nghênh đi vào giữa hội nghị, không còn coi ai ra gì. Tôi đến vỗ vai thằng Ti, hất hàm:

- Coi chừng không thì mất mạng! Lo mơ tao xin cái đùi! Muốn sống thì câm cái mồm!

Thằng ti, thằng Ngọ biết tôi từ hồi còn ở Đội thiếu niên dục tài (hồi ấy tôi nang bướng, không biết sợ là gì). Hai thằng này cũng thừa biết tôi đến tận trụ sở đảng của chúng đánh cả tên đầu chỏm là Vũ Hồng Khanh…. Bọn chúng đánh bài lảng. Từ đó không thấy mặt chúng ở các cuộc họp giữa cán bộ Đảng ta và quần chúng cũng như trong các đoàn thể ở Vân Nam nữa.

Việt kiều thấy Bác là một vị cách mạng lão thành, nên rất mến Bác. Các cuộc họp tiến hành rất trật tự và có kết quả tốt.

Bỗng nhiên, một buổi sáng, tôi không thấy Bác dậy tập thể dục. Cứ theo thường lệ, sau khi tập thể dục với Bác xong, tôi lên căn gác của Bác, gấp chăn, chiếu và quét tước, lau chùi giường, kỉ (Bác thường bảo tôi, để Bác dọn lấy, nhưng tôi không chịu). Mọi bữa, dù hôm trước thức rất khuya, hôm sau Bác cũng dậy sớm tập thể dục.

Tôi chạy lên…

Bác đắp chăm, nằm nghiêng. Bàn tay tôi sờ vào trán Bác, trán Bác nóng hầm hập. Bác ốm rồi! Bác đã có tuổi, lại không được khỏe, đi đường xa mệt nhọc, ăn uống kham khổ, đến đây phải làm việc liên miên. Tôi lo lắng gọi Bác.

- Bác… Bác ơi!

Bác mở mắt ra, thều thào:

- Không việc gì đâu! Để Bác nằm nghỉ tí!

Bác mệt lắm rồi, đồng chí Minh và cả gia đình đồng chí Tống Minh Phương lo lắng. Chị Việt Hoa tất tưởi đi tìm thuốc. Bác chỉ cho chị mua mấy ống thuốc tiêm (chị Việt Hoa định đưa Bác đi bệnh viện, nhưng Bác bảo để Bác nằm ở nhà, đi bệnh viện xảy ra bất trắc khó xoay xở). Đồng chí Minh đến đây lạ nước lạ cái, lại không biết tiếng Hoa nên cũng đồng ý với tôi là để Bác ở nhà, không đi đâu cả.

Tôi bảo anh Phương ra phố mua mấy ống Ki-ni-phoóc và tôi lại tự tay tiêm cho Bác. Rất may lần này bác cũng dứt cơn sốt như lần trước. Thế là tôi trở thành “bác sĩ” có uy tín của Bác.

Chị Việt Hoa rất khéo tay, lại làm bếp giởi. Từ bữa Bác ốm, chị không cho tôi làm bếp chính nữa. Chị trở thành bếp chính (lẽ dĩ nhiên là tôi xuống chân bếp phụ). Sán sáng, chị lên cái gác nhỏ ấy làu chùi chỗ ở, giặt giũ, ngày ngày cơm nước, thuốc thang rất chu đáo.

Tôi và chị Việt Hoa cùng nấu chơm cho Bác. Tôi đi với Bác lâu, biết được khẩu vị của Bác. Chị Việt Hoa bảo tôi:

- Bác ăn thế làm sao mà khỏe được?

Thế là chị đi chợ, mua sắm. Chị cũng biết tính Bác nên chỉ làm bữa cơm hơi sang một chút thôi, để Bác chóng khỏi bệnh. Nhưng Bác vẫn phê bình chúng tôi là lãng phí, là hoang. Chị Việt Hoa và tôi nhìn nhau như có ý bảo: “Đừng cãi! Nhưng lại cứ thế mà làm!”. Chị Việt Hoa thưa:

- Chúng cháu thấy Bác khỏe là chúng cháu vui sướng nhất!

Anh chị Tống Minh Phương giúp đỡ thuốc thang trong một tháng. Bác dần dần khỏe lại và tiếp tục hoạt động.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #28 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2010, 07:06:32 am »

XI.

HỒI ĐÀM VỚI MĨ

Hoạt động quan trọng của Bác trong thời gian này làm làm việc với người Mĩ trong tập đoàn không quân thứ 14 ở Côn Minh. Mọi việc giao dịch qua lại Bác giao cho đồng chí Phạm Việt Tử, rất giỏi tiếng Anh phụ trách… Sê-nô, tư lệnh không quân Mĩ ở Hoa Nam đã tiếp Bác tại tổng hành dinh của mình. Đầu tiên Bác hỏi thăm sức khỏe của Sô và kể cho Sê-nô nghe những mẩu chuyện trong những ngày Sô ở vùng giải phóng của Việt Minh. Sê-nô tỏ lòng cảm ơn sựu giúp đỡ quý báu của Việt Minh và “của riêng ngài” đối vói phi công Mĩ. Bác nói đó là trách nhiệm của chúng tôi: “Tuy chưa được các ngài công nhận nhưng chúng tôi từ lâu đã tự xác định đứng về phe Đồng Minh để đánh Nhật”. Cho đến khi Bác biết đã hoàn toàn chinh phục được Sê-nô về mặt tình cảm, Bác mới bắt đầu thực hiện mục đích quan trọng nhất của chuyến đi hết sức gian khổ của mình. Bác nói: Hiện nay phong trào du kích của chúng tôi tuy đang lên rất cao nhưng vũ khí, thuốc men rất thiếu thốn. Chúng tôi đền ghị các ngài tạo mọi điều kiện giúp đỡ để hai nước chúng ta có đủ điều kiện mau chóng đánh bại phát-xít Nhật…”. Sê-nô hoàn toàn ủng hộ ý kiến của Bác và hứa sẽ sẵn sàng giúp đỡ. Vấn đề bây giờ là phải bàn bạc cần giúp đỡ những gì và giúp đỡ bằng cách nào? Bác với Sê-nô thống nhất hai bên sẽ gặp nhau để bàn những vấn đề cụ thể.

Kể từ sau bữa đó, phái đoàn cấp “chuyên viên” của hai đoàn “hội đàm” với nhau cũng tại doanh trại của phía Mĩ. Hằng ngày xe của phía Mĩ đến nhà đồng chí Tống Minh Phương chở “phái đoàn” của ta gồm hai người: Phạm Việt Tử và Nguyễn Hữu Tài đi hội đàm. Nội dung được Bác dặn kĩ hôm trước. Mỗi lần đi về Bác nghe báo cáo tỉ mỉ diễn biến cuộc hội đàm, sau đó lại đặt yêu cầu cho hôm sau. Nội dung chỉ xoay quanh: Mĩ sẽ ủng hộ ta vũ khí, khí tài, loại súng gì? Mỗi loại bao nhiêu khẩu, kèm theo bao nhiêu đạn? kết quả cụ thể về số lượng là bao nhiêu đến nay tôi không còn nhớ rõ, nhưng ước tính có thể trang bị cho một tiểu đoàn Mĩ sẽ thả dù xuống khu du kích Việt Minh, đồng thời sẽ cử một số chuyên gia đến khu du kích để huấn luyện cho khu du kích Việt Minh sử dụng các loại vũ khí này. Số chuyên gia này cũng sẽ đến bàng cách nhảy dù. Phía Việt Minh phải có kế hoạch tỉ mỉ để thực hiện nhiệm vụ này thật tốt đẹp, tránh những sơ xuất đáng tiếc xảy ra vì lúc này quân Nhật trên thực tế vẫn đang quản lí vùng trời của Bắc Việt Nam.

Trong thời gian đó, Bác một mặt chỉ đạo cuộc hội đàm giữa và Mĩ, một mặt vẫn tiếp tục tuyên truyền giải thích cho quần chúng Hội Giải phóng nhiệm vụ đoàn kết, tích cực giúp đỡ cán bộ, quyền tiền mua súng gửi về chiến đấu.

Thời gian Bác lưu lại Côn Minh khoảng gần bốn tháng. Suốt bốn tháng ấy, sinh hoạt hằng ngày của Bác rất nền nếp, đều đặn. Chúng tôi bảo nhau có thể cứ xem lúc này Bác làm gì là biết mấy giờ, không cần phải xem đồng hồ.

Ngoại ô Côn Minh có những con mương dẫn thủy nhập điền, hai bên bờ mương có những rằng thông dài, cao vút. Hằng ngày, Bác dậy từ năm giờ sáng, ra đấy tập thể dục. Bác chạy dọc theo rặng thông, lượt trở về, Bác vừa đi vừa thở…

Thấy Bác gầy quá, chúng tôi muốn chăm lo thức ăn hằng ngày cho Bác. Mỗi sáng, nồi sữa tươi đun lại. chị Hoa hớt váng múc một cốc để phần Bác. Bác dần dần khỏe ra.

Trong thời gian này, nhiều lần Bác và chúng tôi dậy từ bốn giờ sáng. Bac nói chuyện về tình hình. Bác dạy dỗ chúng tôi về đạo đức cách mạng. Bác tiếp súc với kiều bào, với chính khách; Bác chơi đùa với các cháu thiếu nhi. Có những cháu Bác chỉ gặp một lượt, những ba năm sau, gặp vợ chồng anh Tống Minh Phương, Bác còn nhớ tên, hỏi xem cháu đã lớn chừng nào.

Những ngày rảnh việc, anh chị Phương mời Bác đi xem phong cảnh Côn Minh. Đi xa hơn mười cây số, Bác vẫn đi bộ, từ chối cả ô-tô hàng, xe ngựa. có lần anh chị mời Bác đi thăm chùa Hoa, cách Côn Minh bốn cây số. Ở đấy có ngôi chùa cổ, có cả khu vườn rộng mấy mẫu đất, trồng hàng trăm thứ hoa, mùa hoa nở rộ, rực rỡ như cảnh tiên. Lại có lần chúng tôi mới Bác đi thăm chùa Đồng, thăm Hắc Long Đàm, cách Công Minh hơn mười cây số. Đó là một cái đầm rộng, người ta đồn đại rằng ngày xưa có con rồng đen xuống tắm. Ở đây cũng có ngôi chùa, lại có gốc thông cổ thụ lớn hàng bốn tay ôm. Bác nghỉ trưa tại đây, dưới gốc thông, ăn cơm nắm với chúng tôi rồi tìm một gốc cây có cánh xòe xuống mặt đầm, ken nhau như mắc võng. Bác ngả lưng nghỉ trưa. Chúng tôi nhìn Bác nằm, bình dị lạ thường, nhưng trong sự bình dị ấy lại thấy cả tấm gương sáng của sự rèn luyện, của một ý chí lớn toát ra từ trong từng việc rất nhỏ.

Mùa xuân Ất Dậu 1945 đến giữa lúc ba bác cháu tôi vẫn ở Côn Minh. Anh chị Tống Minh Phương đã tổ chức cho chúng tôi ăn một cái tết quê hương đầy đủ cả về vật chất lẫn tinh thần. Anh Đại Toàn lần đầu tiên ăn Tết ở nước ngoài, rất nhớ nhà, tôi phải thường xuyên an ủi. Bác cũng chú ý dành cho Đại Toàn tình thương yêu như người cha đối với người con.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #29 vào lúc: 04 Tháng Chín, 2010, 07:07:36 am »

Sau Tết, những cuộc đàm phán với Mĩ đi vào giai đoạn kết thúc. Nghe Bác nói, lúc này tổng thống Ru-dơ-ven đứng về các dân tộc thuộc địa nên ủng hộ Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc thương lượng. Có thể nói mọi yêu cầu của Bác nêu ra đều được tướng Sê-nô chấp nhận.

Giữa tháng 2, tôi nhớ là sau đảo chính Nhật hất cẳng Pháp, tướng Sê-nô mở tiếc chiêu đãi Bác và phái đoàn ta tại khách sạn. Bác bảo anh chị Tống Minh Phương sắm sửa cho chúng tôi mỗi người một bộ quần áo thật đẹp. Dạo này sau một thời gian bồi dưỡng, sức khỏe của Bác đã dần dần trở lại, nhờ tạng người cao và cân đối nên khi mặc vét-tông vào trông Bác trẻ hẳn ra. Còn tôi thì sau hơn ba tháng được ăn uống đầy đủ, sinh hoạt bình thường nên người phổng phảo hẳn lên. Lúc này tôi đã 24 tuổi, cao 1 mét 67, nặng 68 ki-lô-gan nên mặc sơ-vin vào trông rất có tướng mạo, chẳng kém gì mấy người Mĩ. Ai không biết có thể nhầm tôi là trưởng đoàn. Anh Phạm Tử bình người cao gầy, Đồng chí Đại Toàn thì lại lùn béo, vai u thịt bắp, tuy nhiên sắm bộ vào đều ra dáng cả. Phái đoàn của Mĩ đông đến hơn chục người, quân hàm quân hiệu oai phong.

Những điều thỏa thuận được với ta, họ cho đó là một thắng lợi nên tôi thấy nét mặt của tướng Sê-nô và các sĩ quay tùy tùng tỏ ra phấn chấn lắm.

Quan khách cũng khá đông và những nhân vật có tầm cỡ. Có cả tướng Lư Hán tư lệnh quân Tưởng ở Vân Nam, tướng Trương Phát Khuê tư lệnh đệ tứ chiến khu, chỉ huy toàn bộ vùng Lưỡng Quảng. Ngoài ra còn có tướng Long Vân, tỉnh trưởng Vân Nam và một số quan khách khác. Buổi chiêu đãi thật long trọng. Tôi nghiễm nhiên là một thành viên của “đoàn ngoại giao”. Cứ nghĩ sự đời có những điều kì diệu khó tưởng tưởng. Vừa mới ngày nào, cũng tại đất Côn Minh này, tôi còn là một đứa trẻ cầu bơ, cầu bất. May nhờ gặp Đảng, gặp bác mà hôm nay ngồi đàng hoàng trong tổng hành dinh của bộ tư lệnh tập đoàn không quân 14 Mĩ…

Đặc biệt với Bác tôi thấy mọi người đều trọng vọng và cách ứng xử của Bác thật tuyệt vời, hết sức tự nhiên mà lại đàng hoàng, chững chạc. Với Sê-nô và các tướng Mĩ khác, Bác nói bằng tiếng Anh. Bác kể chuyện những ngày ở Luân Đôn, ở Nữu Ước; với Lư Hán, Long Vân, Bác nói bằng tiếng Trung Quốc. Bác nói vui với hai người này là Bác đã từng trú ngụ trong địa phận cai quản của “các ngài” từ năm 1940, bây giờ mới được hân hạnh gặp mặt, thật là một thiếu sót. Cả bàn tiệc cười vang vui vẻ. Có lẽ mọi người đều hiểu, nếu hồi đó mà họ biết Bác là ai thì họ đã cho hai tay bác vào còng số tám rồi.

Riêng đối với Trương Phát Khuê, Bác ở trong một tình trạng hơi khó xử. Chính Trương Phát Khuê đã từng bắt Bác, rồi sau đó thả Bác, tự tay cấp giấy thông hành đặc biệt cho Bác trở về (tất nhiên là nhờ áp lực của dư luận cả trong nước và ngoài nước). Thế mà khi đi gặp Sê-nô ở côn Minh, ta không hề báo cho Trương Phát Khêu biết. dù sao thì Quảng Châu, Quý Dương, Tĩnh Tây, Nam Ninh… nơi có cơ sở hoạt động của ta đều nằm trong vùng đất dưới quyền của Khuê. Đặc biệt hiên nay căn cứ địa cao Bằng dựa lưng vào đất Quảng Tây, cần được sự giúp đỡ nhiều của Trương Phát Khuê. Tuy nhiên, Bác đã xử trí rất nhanh, rất khéo. Khi nâng cốc chúc sức khỏe Trương Phát Khuê, Bác nói: Tôi rất tiếc là không gặp được tướng quân trước khi đến Côn Minh. Trên đường đi qua Tĩnh Tây, tôi có ghé vào doanh trại của Trần Bảo xương nhờ điện báo cho tướng quân biết và xin vài lời chỉ giao nhưng không hiểu sao Trần Bảo Xương lại không báo cáo với tướng quân.

Tôi nghĩ bụng thế là thằng Trần Bảo Xương gian ngoan chết ngáp. Nó định bắt giam hai bác cháu tôi lại, nẫng tay trên viên phi công Mĩ để tâng công với Sê-nô…

Sau bữa chiêu đãi của phía Mĩ mấy hôm, Bác mời anh chị Tống Minh Phương và chúng tôi lài bàn công việc. Bác nói: Ta đàng hoàng là phái đoàn của Việt Nam độc lập đồng minh sang đàm phái với Mĩ về việc hợp tác đánh Nhật. Sau khi hội đàm thắng lợi, họ đã chiêu đãi ta, ta cũng phải chiêu đãi họ. Ta không có nhiều tiền, không có điều kiện, ta tỏ cái tâm của ta la chủ yếu. Rồi Bác quay sang nói với anh chị Tống Minh Phương: Tôi biết cô chú cũng không giàu có gì, nhưng đây là một việc cần làm, có thể nói là việc “quốc gia đại sự”. Cô chú cố gắng giúp đỡ, mai sau cách mạng thành công, nước nhà sẽ không quên công lao của cô chú.

Bữa chiêu dãi của đoàn ta tổ chức ngay tại gác hai nhà anh chị Tống Minh Phương. Tuy không sang trọng, tốn kém mà chỉ là những món đặc sản phương Đông do chính bàn tay nội trợ khéo léo của chị Hoa làm, nhưng được các vị khách luôn miệng tấm tắc khen ngọn. Tất cả chỉ có mười hai người, khách sáu, chủ sáu. Phía Mĩ có tướng Sê-nô, tướng San-lơ Phin, người chịu trách nhiệm chính trong các cuộc đàm phán với ta. Phái ta có Bác, đồng chí Phạm Việt Tử, cụ Lê Lương, anh Tống Minh Phương, Đại Toàn và tôi. Chị Hoa bận chạy bàn, nhưng mỗi lần chúc tụng, Bác đều mời chị Hoa đến nâng cốc. Không khí hết sức thân tình. Bác trở nên nhanh nhẹn, hoạt bát lạ thường, trở thanh linh hồn của bữa tiệc. Cứ sau mỗi câu nói của bác, tôi không hiểu gì, nhưng đều thấy các vị khách Mĩ cười sảng khoái.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM