Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:00:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Bác Hồ - Những kỉ niệm không quên  (Đọc 70116 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #10 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2010, 07:16:31 am »

V.

TỪ PÁC BÓ ĐẾN LAM SƠN(1)

Hang Pác Bó là một nơi rất kín đáo, đường tiến lui đều thuận tiện. Hang nằm ở gần biên giới Việt - Trung, bên này động có thể tạm lánh sang bên kia biên giới. Bác cho bố trí những chặng gác bảo vệ. Nhân dân ở đây rất tốt. Một hôm có tin Pháp vào lùng sục, từ vọng gác ngoài báo vào. Nghe tin ấy, vợ chồng đồng chí Đại Lâm lúc này đang làm rẫy ở một quả đồi trước hang, vội vàng đi qua chỗ lối thường đi của chúng tôi lên hang, tự động cuốc hết lên. Vết chân đã mất.

Bác và chúng tôi thường tắm ở suối và mò ốc để cái thiện bữa ăn.

Một hôm chúng tôi đi tắm về thấy có xâu thịt. Hỏi ra mới biết là cụ Dương Văn Đình, bố của năm anh em họ Dương, vừa gửi đến biếu Bác.

Hang Pác Bó âm u, ẩm thấp nhưng địa hình chung quanh thật hùng vĩ, lại có những nét rất nên thơ. Nhìn những ngọn núi chót vót xanh rì với những dây leo trên cành cây cổ thụ rủ xuống dòng suối nước trong xanh rì rào chảy, Bác tức cảnh làm một  bài thơ. Bài thơ đó ngày nay chúng ta đều  biết:

         Non xa xa nước xa xa
         Nào phải thênh thang mới gọi là
         Đây suối Lê-nin kia múi Mác
         Hai tay gây dựng một sơn hà


Từ Pác Bó Bác trực tiếp chỉ đạo việc chuẩn bị Hội nghị Việt Nam giải phóng đồng minh hội sắp triệu tập. Tổ chức này để che mắt bọn Quốc dân đảng Trung Quốc, cần có thành phần anh em “hải ngoại” và anh em “ở trong nước” cửa ra.

Bác phái đồng chí Hoàng Sâm đi Long Châu vận động bọn Phục quốc và anh em trong quân đội Pháp bỏ ngũ tham gia Việt Nam giải phóng đồng minh hội.

Bác vẫn theo dõi Hội nghị Việt Nam giải phóng đồng minh hội bằng con đường liên lạc qua đồng chí Lộc.

Gần đến ngày khai mạc hội nghị, cuối tháng 3 năm 1941, đồng chí Cáp được cử đến ở hẳn Tĩnh Tây tham gia việc chuẩn bị với các đồng chí Lâm Bá Kiệt, Dương Hoài Nam. Bọn quan quân Tưởng phái hai tên tướng đến hội nghị để giám sát. Bác cho rút những đồng chí bị lộ như đồng chí Phùng Chí Kiên…

Bác làm việc bao giờ cũng thận trọng, cảnh giác cao. Chúng ta đã khéo léo lãnh đạo hội nghị bầu ra một ban lãnh đạo phần lớn là người của ta.

Tổ chức Việt Nam giải phóng đồng minh hội lập ra tuy tác dụng với cách mạng rất hạn chế, nhưng ta vẫn quý trọng, khai thác mặt nào có thể khai thác được để phục vụ phong trào. Muốn vậy, cần phải triệt những điều gì làm cản trở bước đường của cách mạng. Ai cũng biết bộ mặt thật của Trương Bội Công, một tên thù địch với chủ nghĩa cộng sản. Bên cạnh hắn là Nguyễn Hải Thần, một kẻ háo danh, bị Trương Bội Công lợi dụng mua chuộc.

Các anh thỉnh thịu Bác về kế hoạch gạt Trương Bội Công ra khỏi hội và được Bác tán thành. Chúng tôi tìm một số anh em trong số thanh niên biết tội của lão, làm đơn tố cáo với Trưởng quan Đệ tứ chiến khu. Đơn đó hình thức là phản ánh tâm trạng anh em, nhưng rhực ra là vạch tội Trương Bội Công ăn chơi, trụy lạc, ăn hối lộ, ăp cắp của công, ăn chặn của anh em.

Hai tên tướng do Trương Phát Khuê phái đến theo dõi hội nghị thấy Trương Bội Công chẳng có uy tín gì, làm có đơn tố cáo. Vốn là bọn đa nghi, sau khi bế mặc hội nghị, chúng đã cho bắt Trương Bội Công và tay chân của hắn.

Nhờ tổ chức Việt Nam giải phóng đồng minh hội, chúng ta đã đưa được 80 anh em thanh niên đi học quân sự và đưa được 10 người đi học vô tuyến điện thông.

Sau thấy hội này hết tác dụng, Bác chỉ thị cho bộ phận cán bộ ở Tĩnh Tây tìm lí do để rút hết. Cách mạng trong nước đang khẩn trương, cần nhiều cán bộ. Đồng chí Lê Thiết Hùng đang làm phó hiệu trưởng trường quân sự trong quân đội của Tưởng, Bác cũng gọi về nước.

Đồng chí Đặng Văn cáp ở Tĩnh Tây về thì Bác đã dọn cơ quan sang Khuổi Nậm ở trong một khu rừng, cánh địa điểm cũ chừng hơn một cây số. Muốn đi vào phải lội dọc một con suối nhỏ, bình thường nước cạn, nhưng khi có mưa là lũ mạnh, khó đi. Địa điểm Bác chọn nằm trong một hõm nhỏ giữa hai sường núi đá xa chỗ dân ở, vắng người qua lại.

Thời kì này là thời kì Bác đang khẩn trương chuẩn bị cho Hội nghị Trung ương lần thứ tám. Hội nghị này như chúng ta đã biết, họp từ trung tuần đến ngoài 20 tháng 5 năm 1941, có ý nghĩa lịch sử rất quan trọng.

Các đại biểu từ miền xuôi, miền trung lục đục kéo đến. Ngoài Bác ra có các đồng chí Phùng Chí Kiên, Hoàng Văn Thụ, Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Vũ Anh…


(1) Dựa theo hồi kí của đồng chí Đặng Văn Cáp trong “Bác Hồ về nước”, Hội văn học nghệ thuật Cao Bằng xuât bản, 1986.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #11 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2010, 07:17:53 am »

Sau Hội nghị Trung ương lần thứ tám, từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1941 Bác cho mở liên tiếp nhiều lớp huấn luyện quân sự. Phong trào quần chúng đang dâng lên cuồn cuộn. Các hội cứu quốc đều tổ chức ra những đội tự vệ võ trang trong nam nữ thanh niên. Đồng chí nào có một chút hiểu biết về quân sự đều được Bác giao nhiệm vụ đi huấn luyện.

Cuối tháng 5 năm 1941, Bác giao trách nhiệm cho đồng chí Phùng Chí Kiên đi Bắc Sơn mở lóp. Mở được 20 ngày thì vùng này bị quân Pháp ập vào lùng sục. Đồng chí Kiên đi vào đường Cao Bằng đến Ngây Sơn bị phục kích và bị quân Pháp bắn chết. Nghe tin đồng chí Kiên hi sinh, Bác lặng đi vì đau xót.

Đến tháng 10 năm 1941, đồng chí Cáp lại được Bác giao cho cùng đồng chí Hoàng Văn Thụ phụ trách lớp huấn luyện mới. Lớp này mở ngay ở vùng Pác Bó sau một quả núi. Trong số học viên lớp này có đồng chí Dương Đại Lâm, Đàm Minh Viễn và một số đồng chí khác.

Tháng 3 năm 1941, Bác về Lam Sơn, cách tỉnh lị Cao Bằng gần 15 km.

Lam Sơn cũng như nhiều vùng khác ở Cao Bằng là một thung lũng, lại ở giữa các vùng núi cao. Huyện Hòa An là một vùng đồng bằng, một vựa thóc của tỉnh, nhưng nơi đây thung lũng lại hẹp. Con sông Bằng Giang cách đó chừng dăm cây số án ngữ lối đi quan trọng ra vùng Nước Hai thị trấn của huyện lị Hòa An và cũng là đồn binh trong yếu của Pháp hồi đó. Thật là một địa thế tốt và hiểm trở.

Lúc này, tôi vừa về nước, vẫn được giao nhiệm vụ bảo vệ Bác đi huấn luyện quân sự cho các lớp…

Vùng lam Sơn sau Hội nghị Trung ương lần thứ tám, trở thành trụ sở chính, là nơi Bác qua lại chỉ đạo phong trào toàn quốc. Tờ báo Việt Nam độc lập, xuất bản bí mật đều kì, sau những số đầu tiên được in ở Pác Bó, Khuổi Nậm, tiếp tục ra ở đây, tờ báo gọi tắt là Việt Lập

Nhà Bác ở là nhà một đồng chí Nùng, cụ Mã Văn Hản. Cụ có con đầu lòng tên là Lén, một nông dân nghèo. Sau nhà là dãy núi đá, hễ có động, chỉ mấy bước chân là Bác có thể vào hay hay thoát lên núi.

Người nghèo là người bị áp bức - Bác thường nói - Những người đó rất gắn bó với cách mạng, chỉ cần biết cách tuyên truyền giáo dục họ.

Đúng vậy. sau này có gia đình cụ Lén giác ngộ, một lòng một dạ bảo vệ cách mạng, bảo vệ Bác, kể cả những lúc nguy hiểm đến tính mạng. Cụ Lén trước kia là một người khó tính, ít ai gần. Có lần cụ mang rau cải ra chợ bán, người mua lấy thêm một tàu, cụ đuổi theo giằng cho kì được, tàu lá bị rách bươm ra cụ không bỏ. Một hôm cụ mang thịt đi bán, người mua chỉ bốc thêm một mẩu xương, cụ cũng giằng lại. Sau này, cụ giúp cho anh em cán bộ từng đủi thịt lớn, có anh em hỏi, cụ thủng thắng đáp:

- Trước kia tôi không đòi lại, người ta sẽ cho mình là dại, bây giờ ủng hộ cách mạng là giúp nước sao gọi là dại được?

Được Bác gần gũi giáo dục, cụ Lén được kết nạp vào Đảng và rất kiên cường, mưu trí. Một hôm cụ đi liên lạc về, thư còn trong túi thì địch ấp đến. Biết nguy, nhưng cụ vẫn bình tĩnh. Thấy một con trâu, cụ liền lùa nó xuống ruộng rồi đuổi theo trâu xuống bùn. Nhân đó cụ giúi lá thư xuống bùn. Đi hoạt động được một thời gian, cụ bị bọn quan lại bắt. bị tra tấn, kìm kẹp cụ không hề khai báo một lời. Địch không moi được gì, phải thả cụ ra. Về nhà cụ ốm liệt rồi chết. Bà cụ lẽ cũng gan góc không kém gì chồng. Tây bắt bà cụ Lén tra tấn, bắt khai chỗ ở của con trai là anh Lén đi hoạt động cách mạng. Cụ cũng không hề nói.

Mặc dù sống trong một vùng cơ sở cách mạng rất tốt, Bác vẫn không quên căn dặn chúng tôi phải biết giữ bí mật từ mỗi việc làm đến đường đi nước bước. Tôi còn nhớ nhiều lần Bác nhắc nhở chúng tôi mỗi bận vào ra, để đề phòng địch lùng sục, không được để lại dấu vết trên đường, chứng tỏ có sinh hoạt của con người ở nơi hang sâu cùng cốc này. Ở đây, đường đi lối lại rát hiểm trở, toàn đá tai mèo, lá ban mọc đầy trên các lối. Bác bảo chúng tôi nên đi một lối, về một lối và phải giữ nguyên cảnh rừng hoang dã ấy, nhất là không được ngắt bỏ lá han, chỗ nào lá han nhiều quá thì dùng cây, dùng gậy gạt ngọn mà đi, bước đến đâu lá han khép kín đắng sau đến đấy, che lấp dấu vết con đường.

Ở trong hang không khí ẩm thấp lắm, nhất là ngày mưa, nước thường nhỏ giọt theo nhũ đá xuống nền hang lách tách không bao giờ ngớt. Có đồng chí đề nghị cho làm lán để tránh mưa. Bác không dồng ý vì cho rằng như vậy khi động phải rời hang giặc đến sẽ biết dấu vết để truy bắt.

Mưa lớn, nước nhỏ lênh láng vào chỗ Bác nằm. Bác cũng không chịu cho làm mái che hoặc lấy một cây que dài ghếch làm máng lựa đón giọt nước chảy ra chỗ khác.

Trong hang có những nhũ đá như hình người. Bác chọn một cái nhũ đá ở vị trí cao nhất tạo nên bức tượng Các Mác, mặt hướng ra phái cửa hang, ai chợt đi vào cũng nhận ra ngay.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #12 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2010, 07:19:57 am »

VI.

ĐÂY SUỐI LÊ-NIN KIA NÚI MÁC(1)

Tôi còn nhớ, hồi ấy Bác còn làm việc ở một hòn đá kê gần suối ngay dưới cửa hang. Nhưng khi trời chiều, ánh mặt trời bị bóng núi và những tán cây rậm rạp che khuất, do đó Bác bảo chuyển chỗ làm việc sang bên kia bờ suối cách cửa hang mấy chục mét. Bàn làm việc là một phiến đá phẳng kê trên mấy hòn đá nữa cho vừa tầm ngồi, ghế cũng là một phiến đá nhỏ và nhẵn. “Bàn đá chông chênh dịch sử Đảng”, bởi chính nơi đây Bác đã dịch cuốn Lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô. Bàn đá kê ngay cạnh suối nên mỗi khi nghỉ ngơi sau những giờ làm việc căng thẳng, Bác thường ra suối để câu cá. Bác đặt tên cho con suối ấy là suối Lê-nin vàn gọn núi cao đối diện có vóc dáng sừng sững là núi Các Mác.

Bác sống rât giản dị và kham khổ. Nước lá ổi thay chè, và cải soong là thức ăn chủ yếu. Ngày ấy đồng bào quanh vùng ăn độn gắp, ngươi trong cơ quan cùng ăn độn bắp. Riêng “Đồng chí già” (2) tuổi cao, sức yếu, đồng chí Lộc mua gạo để nấu cho Bác ăn, nhưng Bác không đồng ý. Có lần bắp non xay để lâu mới ăn đến, bị chua, chúng tôi lại đề nghị Bác ăn cơm gạo không, Bác vẫn không nghe.

Ở đây Bác cũng luôn luôn bằng mọi cách cải thiện đời sống. Thời kì ở Pác Bó không dài, nhưng một vườn rau quả nho nhỏ đã  bén rễ, có cả cà chua và ớt. Bác còn cùng anh em trong cơ quan câu cá, mò ốc suối. Năm thỉnh mười thoảng, anh em mới ra chợ mua rua, nấu bát canh rau ngót rừng, rau cải hoặc mua một hai cân thịt lợn, chỗ béo đi lọc riêng rán mỡ ăn dần, còn chỗ nạc thì xào mặn, cô lại như mắm khô để dự trữ gọi là món ăn “chiến lược”.

Ngay những ngày đầu ở Khuổi Nậm, Bác đã bát tay vào sửa sang chỗ ở. Gần lán, chỗ kế hoạch nước chảy có những đóng cát nhỏ. Bác đào đất thành cái hồ nhỏ, lấy nhũ đá ở các hang đá về xếp thành núi non bộ, cũng có hang, khe, đỉnh, có yên ngựa, có vách đá cheo leo, một cái cầu bắc bằng cây lau từ bờ hồ ra chô chân núi, chung quanh hồ trồng cây, cỏ trông như bức tranh “sơn thủy hữu tình”. Đồng chí Bảo An lấy đá gan gà đẽo thành một con cò lửa con rất khéo, con cò vươn cổ nhìn xuống hồ như đang rình bắt tép. Bác lại gọt chiếc thuyền gỗ nhỏ thả xuống nước, trôi bập bềnh rất đẹp.

Cuộc sống kham khổ và đầy thi vị. Lúc đó tôi đâu biết rằng Bác còn là một nhà thơ lớn của dân tộc. Cuộc sống khác khổ cần lao vẫn không làm mờ được cái chất nghệ thuật, chất thơ trong Bác.

Bác cũng lại rất thiết thực, trồng rau ở khoảnh vườn Pác Khuổi gần đấy và ai đến cũng rủ ra làm, nếu gặp giờ tăng gia. Có đồng chí vốn là học trò không quen, khi đến, có ý lản tránh việc. Bác bắt thóp được chỗ yếu, bảo lấy cái cuốc, dắt ra làm và bảo muốn vận động quần chúng làm cách mạng thì phải bắt đầu từ cái này, làm rồi sẽ quen.

Một lần tôi lên lán, bỗng ngạc nhiên thấy ở một gác bãi được dọn dẹp cắm ít cành cây quây lại, một cái biển đề chữ nho cắm cạnh đó.

Bác chỉ vào cái biển nói với tôi:

- Đây là “Tiểu tiện xứ”. Chỗ ấy đổ tro, ai đến thì đi tiểu vào đấy, đóng góp chung. Ở đây trồng rau, không có phân thì lấy cái đó bón rau.

Dân ở đây trước chưa biết cách này, từ đó bắt chước làm theo.

Thời kì này công việc bận nhiều, nhưng Bác vẫn sống điều độ. Sáng nào cũng vậy, cứ khoảng bốn rưỡi năm giờ, khi sương mù chưa tan, còn bồng bềnh trên các ngọn cây, khe núi, Bác đã dậy dọn dẹp chăn màn, đồ đạc rồi chạy xuống suối tắm rửa. Bác cũng thích bơi lội, thạo bơi ếch, tay trườn đi mềm mại mà như có sức chém nước. Làm việc thường ngày, khi rảnh rỗi là Bác ra cuốc vườn, làm rau, xuống suối xách nước tưới cây, hoặc giúp anh em trong việc bếp nước, nấu ăn, mò ốc, câu cá, kiếm rau rừng. Thỉnh thoảng Bác rủ chúng tôi đi chơi núi. Nhiều khi Bác đi chân không, mỗi bận rướn bàn chân bấu vào đá, gân xanh nổi lên, trông rất thương. Chúng tôi đề nghị Bác đi giày cho khỏi đau chân, Bác bảo phải đi đất cho quen. Bác còn nói leo núi là một trò du lịch nhưng cũng là một cách tập luyện vì con đường cách mạng chông gai lắm. Người leo núi rất khẻo, không bao giờ chịu dừng bước trước những đỉnh cao có thể đi tới. Bác chú ý đến những cái hang đá và quan sát địa hình, địa vật kĩ càng. Trí nhớ của Bác thật ít ai so kịp. Có lần, trong lúc vui chuyện với mấy bà con ở dưới bản lên chơi, Bác bỗng nhắc đến mấy cái hang trên triền núi cao. Bà con và cả chúng tôi đều ngớ ra không biết. Nhưng Bác thì nhớ rất rõ. Bác bảo cái hang này ở cửa có cây gì, cái hang kia trong có một bộ xương không biết là xương gấu hay xương người. Bác bảo phải thông hiểu đường đi lối lại và những nơi hang tối đó để phòng khi địch lùng bắt có thể xử trí kịp thời.


(1) Phần này tác giả tham khảo hồi kí của đồng chí Dương Đại Lâm trong “Bác Hồ về nước”, Hội văn học nghệ thuật Cao Bằng xuất bản, 1986.
(2) Tên gọi quen thuộc của Bác hồi ở Pác Bó.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Chín, 2010, 06:53:02 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #13 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2010, 07:20:28 am »

Thời gian ở Khuổi Nậm (Pác Bó), nhiều việc làm của Bác đã để lại trong dân bản những kỉ niệm rất sâu sắc. Tôi nhớ lại buổi đầu, khi đồng chí lê Quảng Ba bảo một số bà con lên làm lán giúp cơ quan, nhiều nhà không cử được ai đi cũng tự động mang cơm gạo lên làm giúp. Lại có ba cụ, bố anh Dương Đại Lâm, bố vợ đồng chí Lê Quảng Ba và cụ Mạc Văn Khoan rủ nhau cùng lên, tay xách rượu và đồ nhắm. Lên gặp Bác, các cụ mời Bác xuống làng ở, khi nào cúng lùng sục bắt, hãy lánh vào rừng. Bác nói: “Bây giờ phong trào cách mạng đã phát triển tốt, đồng bào ai cũng yêu thương cán bộ, sẵn sàng giúp đỡ và bảo vệ cán bộ. Thương yêu nhau, giúp đỡ nhau làm cách mạng như thế là tốt, không cứ phải ở với nhau. Vả lại mỗi người một việc, nhân dân làm ruộng, chúng tôi làm công việc khác, e xuống bản không tiện, hơn nữa ở thế này giữ được bí mật hơn”.

Bác lại nói tình hình thế giới và trong nước, rồi nhắc lại những điều mà trước đây Bác đã có dịp nói riêng với bố của anh Dương Đại Lâm:

- Tôi già làm cách mạng được, các cụ cũng làm cách mạng được, làm những việc hợp với mình, các cụ đồng ý không? Bây giờ các tầng lớp nhân dân đều có đoàn thể cứu quốc rồi. Đây đủ ba cụ, ta cũng có thể thành công thành một tổ phụ lão chữ?

- Bằng lòng thôi.

Các cụ đều tật đầu thán thành.

- Thế thì bây giờ ba cụ bầu ra một cụ tổ trưởng đi.

- Dà, cái đó lại không biết rồi. Thôi cứ để cánh trẻ nó làm tổ trưởng cho chúng được.

Bác cười:

- Không thể được, cánh trẻ có việc của cánh trẻ. Đoàn thể nào do người của đoàn thể ấy phụ trách chứ. Chả lẽ hội phụ nữ lại để cho đàn hông làm hộ, các cụ cũng vậy, không thể để thanh niên nọ thay được.

Ai cũng nghe phải, nhưng lúng túng mãi không biết bầu bán ra sao, người nọ đùn người kia, mặt đỏ bừng lúng túng y hết lúc trai trẻ hay thẹn thùng, xấu hổ, làm lũ thanh niên chúng tôi khoái chí cười ầm ĩ.

Liền lúc đó, Bác gợi ý:

- Thôi bây giờ để cụ Đình làm tổ trưởng nhé!

Hai cụ kia tán thành luôn. Còn ông bố của anh Đại Lâm cứ thắc mắc là rồi đây không biết làm việc ra sao, nên từ chối hoài.

- Cụ Đình không lo - Bác nói - Cụ cứ làm rồi bảo thanh niên và Đại Lâm giúp. Nhưng chỉ một tổ phụ lão thì chưa đủ đâu. Các cụ về vận động các cụ ông, cụ bà khác trong bản có lòng ủng hộ cách mạng cùng vào tổ chức, không có người trong người ngoại lại sinh thắc mắc không lợi cho việc đoàn kết.

Thế là từ đấy tổ chức phụ lão cứu quốc ở Pác Bó được thành lập và dần dần phát triển sang mấy vùng lân cận.

Cũng hồi này, tôi còn nhớ một chuyện nhỏ nhưng ấn tượng để lại còn mãi mãi mới mẻ. Một sáng như thường lệ, Bác dậy sớm ra suối tắm. Lúc ấy gặt hái đã vãn, trên các bờ ruộng thỉnh thoảng còn úp những cái “loỏng” (tức là cái thuyền để đập lúa). Tắm rửa xong Bác quay về lán, đương đi men theo bờ ruộng phải trèo qua một cái loỏng” đã cọ rử sạch sẽ, úp ở đấy. Không ngời cái “loỏng” để chông chênh, Bác vừa bước qua thì nó đã ụp xuống ruộng, bùn nước bắn lên bẩn bê bết. Cái “loỏng” thì nặng mà gần đấy không có ai để nhờ, song Bác không  bỏ đi. Bác quay lại rửa sạch rồi rướn hết sức mình úp lại như cũ. Tầm này, lác đác có người ra suối nhìn thấy, về kể chuyện lại. Ông bố Đại Lâm nói:

- Chà! Ông già này sao cẩn thận thế. Người cách mạng có khác. Chúng mày phải bảo vệ ông già cho thật chu đáo, ông già sẽ làm vua cả nước đấy. Chúng mày chẳng những phải nghe ông cụ, mà còn phải nghe theo ông cụ đi làm cách mạng đến cùng!
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #14 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2010, 07:20:50 am »

Bác khuyên mọi người không nên ngủ trưa, chiều làm việc dễ bị uể oải. Bác tiếp tục dùng những buổi trưa ấy để dạy bảo chúng tôi như những ngày còn ở hang Cốc Bó. Đối với thanh niên chúng tôi, thắng được giấc ngủ trưa đâu phải dễ dàng. Có đồng chí ngồi nghe Bác nói chuyện bên suối, gió núi mát rượi, hàng mi khép dần rồi ngủ gật. Bác bảo xuống suối vục nước rửa mặt cho tỉnh tảo để tiếp tục nói chuyện.

Có lần, một đồng chí đi công tác dưới làng mới về, trưa hôm sau bỏ học trốn đi đâu mất. Bác bảo chúng tôi chia đi các ngả rừng tìm, bản thân Bác cũng đích thân đi một hướng. Tìm khá lâu không thấy, mãi sau Bác đi đến  gần một cây rất to, trên đó có một cái chòi bất ngang cành cây, Bác nghi nghi đứng lại dưới gốc cây, thấp thoáng trong tiếng gió thổi, nghe tiếng ngáy khò khò từ vòm xanh hắ xuống. Bác gọi chúng tôi đến bảo trèo lên xem và phát hiện ra đồng chí kia đang cuộn tròn đánh một giấc say trên đó, quyển sách úp lên mặt. Chuyên này đế bây giờ chúng tôi nghĩ lại vẫn còn thấy vui vui.

Anh học trò trốn học đứng trước mặt thầy chỉ còn biết cười xin chịu lỗi. Tiến đến bên đồng chí đó, Bác cười:

- Tại sao hôm nay trốn học?

Rồi dắt tay anh ta ra bờ suối, Bác bảo:

- Không có việc gì làm, nên buồn ngủ chứ gì. Bây giờ giao cho việc nhặt hết lá khô ở đoạn suối này, khi nào tỉnh ngủ thì tiếp tục vào học.

Chúng tôi nhớ mãi kỉ niệm lí thú này, vui vui thân mật như trong một gia đình, đến người bị “phạt” cũng thấy rất thú vị.

Thời gian đó Bác mở nhiều lớp huấn luyện để nghiên cứu chương trình điều lệ Việt Minh rồi tổ chức thí điểm ở Pác Bó để rút kinh nghiệm, sau đó triển khai sang các nơi khác. Phong trào vì thế lan rộng rất nhanh.

Bác rất chú ý đến đời sống của các hội viên cơ sở. Một hôm trong làng có một nữ hội viên cứu quốc chết, gia đình tổ chức làm ma rất chu đáo. Được tin Bác gọi Đại Lâm lên hỏi:

- Nữ hội viên này chết, đoàn thể có tổ chức đi thăm viếng không?

- Dạ có ạ!

- Thể lệ xưa nay đi thăm viếng có phải mang gì đến giúp không?

- Cái này thì tùy theo hoàn cảnh của mỗi người, ai có gì mang nấy, người có thì tiềng gạo, người không có thì vác củi, bó đuóc cũng được, miễn là có lòng thương người chết.

- Thế đoàn thể đến viếng thì làm được những gì?

- Đến thì tập hợp hội viên và bà con họ hàng cùng gia đình người chết để làm lễ truy điệu, chia buồn với gia đình và nhắc nhở nhiệm vụ của mọi người.

- Có đọc văn tế không?

- Dạ có thì tốt quá. Nhưng hiện nay trong làng có vài ông tào hay chữ, ông thì đi vắng, ông ở nhà lại khó tính lắm, cháu không dám nhờ, ngại phiền.

- Thôi thế thì Đại Lâm cứ về, chiều lên lấy.

Y hẹn, chiều hôm ấy Bác trao cho Đại Lâm một bài văn tế mà bố cục, lời lẽ quy cách giống như mọi ông tào cao tay nhưng nội dung thì rất mới, bao hàm một ý nghĩa chính trị sâu sắc, những câu văn thống thiết làm xúc động lòng người.

Tôi còn nhớ một đoạn trong đó, đại ý: Con người ta ai cũng vậy, cha mẹ có sinh ra mới thành con người, rồi lớn lên, già nua và chết đi, đấy là luật chung của tạo hóa, ai cũng bình đẳng như nhau. Thế thì tại sao ở trên đời, cuộc sống của mọi người lại không bình đẳng, có kẻ giàu người nghèo, có kẻ áp bức bóc lột người khác?
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Chín, 2010, 04:23:44 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #15 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2010, 07:25:23 am »

Đọc đến đoạn đó, ai cũng trầm trồ khen. Nhất là mấy ông già đã sống quá nửa dời người tủi cực, càng thấy lời văn như vận vào mình, một người bỗng nói:

- Đúng quá, đúng quá! Văn tế của thày tào nào làm hay thế?

- Chả phải của thầy tào nào cả, “Đồng chí già” viết đấy.

- Ồi chào, “Đồng chí già” cũng làm tào được à?

Mọi người tranh nhau hỏi.

Sau buổi làm lễ truy điệu đồng chí nữ hội viên đó, điều mọi người nhớ chính là cái đạn văn đã đặt ra cho mọi người một câu hỏi chí lí. Đoạn văn ấy đã làm cho bà con dân bản đoàn kết, sát cánh hơn nữa trong các tổ chức cứu quốc để cùng nhau thanh toán sự bất bình đẳng ở trên đời.

Qua chuyện này, Bác đã dạy cho chúng tôi một bài học thực tế, người cách mạng phải biết tận dụng mọi hoàn cảnh để tuyên truyền giác ngộ và vận động quần chúng.

Cuộc sống của Bác gao giờ cũng giản dị và vui tươi. Bác làm từ việc lớn như lãnh đạo cách mạng đến việc bình thường nhất như xay bột, giã gạo, vác gỗ…

Có lần Bác đang cặm cụi trồng cây khoai môn trước cửa nhà, thấy chúng tôi vào, Bác liền cười nói:

- Trồng môn trước cửa, thử đối lại xem nào?

- Câu đối cũng khá hắc búa vì “môn” tức là cửa, làm thế nào chọn được vế kia cho chọi. Đồng chí Đặng Văn Cáp nghĩ ngay đến chữ “ốc” là nhà bèn đối:

- Bắt ốc sau nhà!

- Tạm cho là được!

Bác lại cười một cách vui vẻ.

Bác rất chú trọng đào tạo cán bộ cho phong trào cách mạng. Khi ở nước ngoài cũng như khi về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, Bác đã đào tạo biết bao nhiêu cán bộ ưu tú. Trong số 43 anh em đã được dự lớp huấn luyện ở Nậm Quang cũng như các anh em Bác mới biết, Bác chú ý đến ba đồng chí Bình Dương. Bác Vọng (tên thực là Hoàng Đức Thạc và sau đổi là Lã Minh Giang) và Xích Thắng. Bác đã tìm được một địa điểm hẻo lánh, đặt là hang Lê-nin để huấn luyện thêm công tác đảng cho ba đồng chí ấy. Trong đợt huấn luyện này có thêm một số đồng chí nữa được tham gia như đồng chí Cường Tiến, đồng chí Quang Hưng…

Được Bác đặc biệt dìu dắt, các đồng chí trên đều trở nên các cán bộ cốt cán, sau này giữ những trọng trách của Đảng.

Xong những lớp huấn luyện này, Bác cho dọn cơ quan đi Lũng nậm, vùng đồng bào Dao. Đến tháng 6 năm 1942 Bác lại cho dọn lên núi, vùng Lũng Dẻm thuộc khu núi đá Lam Sơn. Bác làm thơ:

         Lục nguyệt nhị thập tứ
         Thượng đáo thử sơn lai
         Cử đầu hồng nhật cận
         Đối ngạn nhất chi mai


Dịch là:

         Hai mươi tư tháng sáu
         Lên ngọn núi này chơi
         Ngẩng đầu mặt trời đỏ
         Bên suối một cành mai

                  (Tố Hữu dịch)

Bác có một tâm hồn thơ dào dạt. Việc nước, công tác cách mạng, việc tham gia lao động hằng ngày, bao thứ bận rồi, nhưng gặp một cảnh đẹp, một ý thơ là Bác có ngay xúc cảm. Tiếc rằng nhiều khi Bác đọc lên không ghi chép, về sau không ai sưu tầm được.

Ở một địa thế có núi cao, ở giữa từng mây, đá trong hang lại lớm chởm, một hôm ngắm xung quanh Bác nói:

- Người H’Mông ở cao, ta lại ở cao hơn người H’Mông.

Một hôm khác, cơm đã dọn ra, tự nhiên một hòn đá từ trên cao rơi xuống đánh ầm một tiếng trước mặt chúng tôi, may không ai việc gì.

- Đây là một điềm tốt (Bác cười và nó).

Tuy nhiên, vì ở cao, mùa nắng khó có nước, chỗ này không thuận tiên, bác lại cho dọn cơ quan đến Lũng Diên.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #16 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2010, 07:26:49 am »

VII.

GIỮA ĐƯỜNG GẶP NẠN(1)

Ít lâu nay Bác thường gặp Bác có ý định trở lại Trung Quốc một chuyến nữa. Bác đi Trung Quốc là để liên lạc với đại diện của phe Đồng Minh. Bác hỏi anh Cáp về tình hình đường sá. Thấy anh Cáp có thể đi theo được. Bác đã chọn anh Cáp làm người dấn đường. Chờ cho đồng chí Võ Nguyên Giáp và Lê Thiết Hùng đi Nam tiến huấn luyện quân sự ở Kim Mã về là xuất phát. Hai anh bị bọn phản động phát hiện, phải chạy lên núi, đồng bào địa phương hết sức giúp đỡ mới thoát. Các anh phải nằm rừng lại thiếu ăn nên bị ốm ặng. Bác bảo anh Cáp đi xem tình hình sức khỏe các anh và đưa thuốc men. Đường đi khó khăn, tìm nhau không dễ, lại phải lo chạy thuốc cho hai anh khỏe, nên một tháng sau anh Cáp mới về được. Bác đành chọn người khấc đi thay. Hôm ấy Bác bí mật ra đi.

Vài ngày sau đồng chí giao thông trở lại mới rõ: sáng hôm ấy Bác đi về Pác Bó. Trên đường rtắt qua xóm này làng khác, Bác phải cải trang bao nhiêu lần.

Qua Nà Pẳng, một người đàn ông mặc quần áo lành lặn, tay cầm ba toong đang đứng ngắm đồng, trông thấy Bác, đúng vẻ một người Nùng Giang đi tới, hắn hất hàm hỏi bác bằng tiếng Tày:

- Này, ông già kia! Đi đâu đấy?

Bác nói tiếng Nùng Giang với hắn:

- Tôi ở Lục Kha xuống, tìm nơi đi ở chăn trâu thuê, nhưng họ chê tôi già, không ai mượn, nay trở về nhà thôi.

- Tốt lắm. Mày ở đây với tao. Nhà tao kia kìa.

Vừa nói hắn vừa giơ ba toong chỉ lên ngôi nhà cao giữa làng..

- Dạ. Tôi đi lâu rồi. Nay để người già về thưm nom con cháu vài hôm sẽ đây nhờ miếng cơm nhà ông.

Mặt hắn vênh lên, tiếp tục ngắm đồng:

- Ừ đi rồi về ở với tao.

Bác lại đi. Qua đường tắt Đào Ngạn, ra đường cái Đôn Chương, Bác lại đóng vai thầy cúng, đồng chí giao thông đóng vai một người Nùng Giang Lục Khu đi đón thầy cúng về bản mình làm mo. Bác cùng đồng chí giao thông đàng hoàn đi qua trước đồn lính Tây Đôn Chương về Pác Bó

Cơ quan biết Bác đã đi đến nơi an toàn, ai cũng yên lòng. Nhưng vắng Bác, cả cơ quan đều thấy trống trải.

Đến phố Túc Vinh thị trấn Đô Quân, quân Tưởng xét giấy, bắt người la và bắt luôn cả Bác.

Bác bị chúng dẫn đi khắp các trại giam trong vùng Tĩnh Tây rồi đưa lên cả vùng Quế Lâm, Liễu Châu. Bác biết rõ nếu không có sự can thiệp của quốc tế, của dư luận chung, bọn cầm quyền Tưởng không đời nào chịu tha mình. Bác liền bí mật tìm cách biên thư về nước dặn dò cách vận động, cách can thiệp để cho lời khai của Bác và lời vận động trong nước gửi ra cùng ăn khớp với nhau.

Căn cứ vào những lời Bác dặn, các anh ở nhà viết thư vận động đòi thả ông Hồ Chí Minh (tên của Bác lúc này), là một trong ba đại biểu sang gặp Đồng Minh để liên lạc. Một đại biểu vì đường sá nguy hiểm chẳng may bị ngã què không đi được nữa, còn đại biểu thứ hai không hiểu sao đã mất tích, chỉ còn lại một mình ông Hồ.

Thư vận động đến tay chúng, nhưng chúng vẫn làm lơ.

Tháng 5 năm 1943, Bác vẫn bị giam giữ, nhưng chúng chẳng có một chứng cứ gì để có thể buộc tội được, chúng định tìm cách giữ Bác ở lại Trung Quốc để sử dụng hoặc nếu thả cũng phải có giấy bảo đảm. Lá thư thứ hai Bác viết cho chúng tôi từ tháng 5 năm 1943, nhưng mãi đến tháng 8 năm 1943, chúng tôi mới được nhận.


(1) Phần này, tác giả tham khảo hồi kí của đồng chí Đặng Văn Cáp trong “Bác Hồ về nước”, Hội Văn học nghệ thuật Cao Bằng xuất bản, 1986.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #17 vào lúc: 30 Tháng Tám, 2010, 07:28:11 am »

Đang đi huấn luyện quân sự, được thư của đồng chí Vũ Anh gọi, anh Cáp tức tốc về và chuẩn bị mang giấy tờ vận động và giấy tờ bảo đảm cho Bác. Anh Cáp sang Tĩnh Tây thì nghe tên chủ nhiệm chỉ huy sở quân Tưởng báo tin có hai người Việt Nam bị bắt thì một người đã bị bệnh đau tim mất rồi. Anh Cáp phân vân nghĩ bụng không biết có phải Bác không? Chúng bày đặt ra hay cũng có thể chúng nhầm với hai người khác. Xin chúng cho đi đến nơi để xác nhận thì chúng từ chối, anh Cáp đành quay về báo cáo, không đi tiếp Liễu Châu nữa. Trước khi quay về, anh Cáp vẫn kí giấy bảo đảm và yêu cầu hắn chuyển bức thư gửi cho Bác, kí tên là Vũ Đức Phương.

Bỗng một hôm anh Phạm Văn Đồng nhận được một bức thư và tờ Quảng Tây nhật báo, trong đó co một bài thơ, chữ viết tay ở bên mép trắng của tờ báo. Bài đó như sau:

         Vân ủng trùng sơn, sơn ủng vân
         Giang tâm như kính, tĩnh vô trần
         Bồi hồi độc bộ Tây Phong Lĩnh
         Dao vọng Nam thiên, ức cố nhân.


Dịch là:

         Núi ấp ôm mây, mây ấp núi
         Lòng sông gương sáng, bụi không mờ
         Bồi hồi dạo bước Tây Phong Lĩnh
         Trông lại trời Nam, nhớ bạn xưa.

                       (Viện văn học dịch)

Thì ra Bác còn sống! Đọc xong mọi người reo mừng, thởm ạnh một cái, như trút được hết mọi nỗi đau thương vẫn đọng lại lòng mình. Đọc lá thư của Bác viết, ai cũng mừng. Trong lá thư bác nói nhà cầm quyền Tưởng tha nhưng hiện vẫn giữ làm cố vấn, vì vậy cần phải có những văn kiện vận động thật mạnh, chúng mới chịu tha thực sự. Cuối cùng Bác còn dặn dò về một số công tác cụ thể phải làm trước mắt. Trong hoàn cảnh đầy gian lao khổ ải, lại bị ốm yếu do cảnh lao tù gây ra, Bác vẫn bình tĩnh nghĩ tới cách mạng trong nước.

Đọc những đoạn Bác dặn dò, thật ra là những chỉ thị, chúng tôi không một ai không suy nghĩ và nguyện đem hết sức mình thực hiện lời dạy của Bác. Chúng tôi phân công nhau chuẩn bị làm công việc vận động. Đồng chí Vũ Anh lo chạy tiền nong đi đường, đồng chí Phạm Văn Đồng thảo thư bằng tiếng Pháp, anh Cáp thảo bằng tiếng Trung Quốc, còn đồng chí Vân Trình làm thư kí tòa soạn tờ Việt Lập có nhiệm vụ sắp xếp các bài rồi lo in. Như Bác đã gợi ý, để cho tiếng nói của mình có một sức mạnh, tài liệu này sẽ gửi đến các cơ quan thông tấn như Quốc tế tân văn xã, Thông tân xã Liên Xô TASS, các báo Trung Quốc như Đại Công, Quảng Tây nhật báo, Trung ương báo, các nhân vật chủ chốt của chính phủ Trung Quốc.

Tài liệu in xong trung tuần tháng 11 năm 1943 anh Cáp lại một lần nữa được cử đi Tĩnh Tây để phân phát các tài liệu. Cùng đi lần này có đồng chí Nam Long.

Lúc này Bác đã có tiếng trên quốc tế. Có một người Việt Nam hồi đó hoạt động ở Ấn Độ tên là Dương Bảo sơn, sau này anh nói lại là ở đây có nhận được của Quốc tế văn xã tài liệu kể trên và ông Hồ Chí Minh đã được nhắc đến rất nhiều. Chính do uy tín của Bác như thế mà bọn Tưởng muốn giữ Bác lại để dùng. Chúng đã mời Bác làm cố vấn cho chúng. Tuy rằng đó không phải là ý đồ tốt nhưng Bác đã có danh nghĩa cố vấn, chúng khôngthể không ưu đãi Bác và phải coi Bác vào bậc thượng khách. Chúng đã tiếp Bác trong trụ sở Trưởng quan tư lệnh bộ Liễu Châu.

Những hoạt động và tài năng của Bác khiến bọn Tưởng không thể không nể nang, trọng vọng. Tháng 5 năm 1944 chúng buộc phải để Bác dẫn số học sinh mãn khóa quân sự ở Điền Đông về nước.

Vì đi đường Liễu Châu - Long châu không gặp ai ra đón, Bác đành phải quay lại con đường cũ là đường Tĩnh Tây về Pác Bó. Như vậy là hai lần không gặp liên lạc của chúng ta ở trương nước đi đón, hai lần bác đã qua con đường Tĩnh Tây về nước.

Nghe tin Bác về nước, chúng tôi càng phấn khởi vô cùng.

Giờ đây con tàu cách mạng lại có bàn tay vững chắc lái. Các anh bố trí Lũng Hoãn ở Lam Sơn (Hòa An) là địa điểm để đón Bác. Vùng Hòa An vẫn là vùng lí tưởng. Bác nói:

- Mĩ đồng ý tham gia mặt trận thứ hai từ cuối tháng 6 năm 1942, thế mà đến 1944 họ mới chịu mở mặt trận. hãy xem binh tình ra sao đã. Cần ở vùng biên giới để kịp ứng phó cho thuận tiện.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #18 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 06:20:53 am »

VIII.

LẠI SUÝT BỊ BẮT

Tháng 11 năm 1944, phong trào cách mạng của ta đã lên mạnh.

Tình hình thế giới dần dần đã sáng sủa có lợi cho cách mạng nói chung.

Phát-xít Hít-le sau khi đại bại ở Sta-lin-grát lùi dần về phía tây và đang có nguy cơ bị tấn công ở ngay gần cửa ngõ Béc-linh.

Phát-xít Nhật lấy chỗ dựa chủ yếu là đồng minh Đức thì lúc này hết trông chờ được Đức rồi. Bị tấn công và bị thua hết mặt trận này đến mặt trận khác, Nhật càng ngày càng suy yếu.

Trước tình hình ấy, Bác lại chuẩn bị một chuyến đi sang Trung Quốc, mục đích chuyến đi này là gặp Bộ tư lệnh quân đồng minh đang đóng ở Côn Minh để bàn việc hợp tác mặt trận Việt Minh đánh Nhật trong thời gian tới.

Lần đi này Bác có mang theo một phi công Mĩ với mục đích “làm quà” cho viên tướng Sê-nô, tư lệnh không quân Đồng Minh đang đóng bản doanh ở Vân nam. Đây là một nước cờ rất hay của bác và cũng chỉ có Bác mới đủ trình độ mọi mặt để thực hiện nước cờ này.

Số là vào khoảng tháng 10 năm 1944, có một trung úy phi công Mĩ tên là Sô (Shaw) lái chiếc B.25 bị Nhật bắn rơi xuống khu du kích của ta thuộc xã Đề Thám, huyện Hòa An, tỉnh Cao Bằng. Lúc này bác còn ở Pác Bó. Bác chỉ thị phải chăm sóc chu đáo người Mĩ này và dẫn lên gặp Bác. Đoạn đường từ chỗ máy bay rơi đến nơi Bác ở chỉ có hơn 60 cấy số đường chim bay, nhưng đối với viên phi công Mĩ là cả một cuộc “trường chinh” gian khổ. Quân Nhật bủa lưới vây kín các ngả đường, cho lính và tay sai càn quét suốt một vùng rộng lớn, với quyết tâm bắt sống cho bằng được viên phi công của quân Đồng Minh.

Ta phải đưa viên phi công giấu kín vào sâu trong núi một thời gian, sau đó bỏ đường núi luồn rừng mà đi. Chặng đầu triên từ chân núi Bản Khâu, Bản Ngần đến Hào Lịch, chỉ có hơn 10 cây số đường chim bay mà phải đi hết một đêm ròng rã. Anh Bằng Giang, người được giao nhiệm vụ dẫn phi công đến gặp Bác, có anh Tuấn Sơn, phụ trách đội vũ trang châu Hòa An đi cùng. Vị khách quá vất vả, tay chống gậy, chân đi cà nhắc, mặt mũi nhăn nhó đến thảm hại, có lúc khóc rống lên như một đứa trẻ. Có lẽ anh ta đang phải sống trong tâm trạng lo lắng, bàng hoàng, không hiểu mình đang rơi vào tay lực lượng nào, tính mệnh có được bảo đảm không, có còn được trở về quê hương gia đình nữa không?

Điều oái oăm là chính những người theo chỉ thị của Bác Hồ đang đem hết sức mình ra để cứu anh ta khỏi bị bắt, bị giết, không làm sao nói để anh ta yên tâm được, vì ngôn ngữ bất đồng, hết la hét lại khua tay, múa chân, chỉ tổ làm cho vị khách thêm sợ. Cho đến khi anh Bằng Giang mua cho anh phi công một đôi giày miền núi, đế bằng vải, để anh ta đi khỏi đau chân, anh ta mới tạm yên chí là đã gặp được những người tốt. Đến khi được đồng bào cho ăn cơm thịt gà với xôi nếp đồ, thì viên phi công Mỹ này mới thực sự tin chắc là mình đã được cứu sống. Chuyện thịt gà cũng rất thú vị. Lúc đầu đồng bào nấu thức ăn theo kiểu Cao Bằng, cho rất nhiều gừng nên vị khách không quen. Anh Bằng Giang liền cho mổ con khác, chiên lên kiểu rô-ti, chấm muối, vị khác ăn rất ngon lành.

Cứ thế ròng rã 22 ngày đêm, “vị khách” Mĩ được dẫn đi qua các ngả đường rừng của khu du kích, nhiều nơi tổ chức mít tinh chào đón, làm cho “vị khách” Mĩ có cảm tưởng là lực lượng du kích chống Nhật do Việt Minh lãnh đạo là một phong trào rất lớn mạnh. Khi gần đến Pác bó, vị khách còn được dẫn đi một đoạn ngoắn ngoèo khá lâu nữa mới tới nơi Bác ở.

Sau gần một tháng trời có miệng như cầm, có tai như điếc, được gặp Bác, được nghe tiếng nói của quê hương xứ sở, viên phi công Mĩ bàng hoàng sung sướng đến phát khóc. Anh ta hoàn toàn bất ngờ không hiểu tại sao giữa núi rừng của nước Việt Nam xa xôi này lại có cụ già trông rất quê mùa lại nói tiếng Anh giỏi đến thế. Ngạc nhiên hơn, anh ta còn được biết cụ già này đã từng đặt chân đến nước Mĩ ngay từ khi anh ta chưa sinh ra trên đời. Cuối cùng viên phi công mạnh dạn đề nghị được Bác đưa sang Côn Minh (Trung Quốc), nơi tập đoàn không quân Mĩ thứ 14 đóng. Bác đã nhận lời, vì thực ra Bác cũng đang có dự định sang Côn Minh thực hiện một số việc cần thiết của cách mạng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #19 vào lúc: 01 Tháng Chín, 2010, 06:21:24 am »

Chuyến đi Vân Nam này của Bác là một chuyến đi quan trọng và dài ngày nên đồng chí Vũ Anh gọi tôi lên giao nhiệm vụ rất cẩn thận. Hơn nửa thế kỉ đã qua rồi mà bây giờ nghĩ lại tôi vẫn cảm thấy bàng hoàn về chuyến đi đó… hơn một nghìn cây số, từ Pác bó đến Côn Minh, Bác lại vừa đi bộ vừa đi tàu, thú thật không thể tưởng tượng nổi. Trước khi đi Bác bảo tôi mua nửa cân thịt lợn, nửa cân muối, nửa cân ớt rang khô lên rồi cho vào một ống bương. Để chuẩn bị cho chuyến đi dài ngày, đồng chí Vũ Anh đưa cho tôi một số tiền để chi tiêu dọc đường.

Thấy tôi đeo khẩu P.38 bên sườn, Bác nhìn tôi một lượt rồi hỏi:

- Súng chú có bao nhiêu đạn? Chú có biết bắn không?

Tôi thưa:

- Súng cháu có vài chục viên. Cháu bắn khá lắm.

Thấy Bác đi suốt cả đêm qua không được ngủ, đến chặng nghỉ, tôi định đê Bác nghỉ lâu một chút cho lại sức, nhưng Bác lại nói:

- Bác cháu ta đi thôi!

Đây là đất Trung hoa đang nằm dưới chính quyền Tưởng Giới Thạch. Chúng tôi đi ban ngày, không phải đi đêm như trên đất mình nữa. Mới đi được khoảng 20 cây số, vị khách quý của Bác là anh chàng Sô, viên phi công trẻ măng đã đi cà nhắc, nhăn nhó trông rất khổ sở. anh ta kêu đi giày đau chân, cởi giày ra đi chân đất, nhưng chỉ được một đoạn lại ngồi ôm chân, lại nhăn nhó. Tôi đâm lo là tình hình này không biết đến khi nào mới đến được Côn Minh. Bác trông bề ngoài thì có vẻ bình thường, nhưng thực ra tôi biết là Bác phải cố gắng lắm. Cụ Nguyễn Ái Quốc, lãnh tụ quốc tế cộng sản, bao nhiêu năm sống ở nước ngoài, quen đi ô tô, máy bay, bây giờ mà phải cuốc bộ như thế này thì làm sao mà chịu được. Phải có biện pháp, tôi nghĩ bụng thế, rồi nhân lúc Bác và Sô nghỉ tôi vào địa phương trưng dụng được hai con ngựa, một con cho Sô đi, một con cho Bác đi. Nhưng khổ quá, Bác lại không chịu đi. Bác bảo: “Sao chú cứ hay làm phiền dân thế? Chú mượn được thì chú đi”. Thế là phải trả ngựa cho dân…

Buổi trưa hai bác cháu vào một tiệm ăn. Tôi muốn bồi dưỡng sức khỏe cho Bác, lại căn cứ vào sức ăn của mình nên gọi hai đĩa thức ăn, một bát canh và một đĩa cơm. Bữa com ngon quá. Món xào thơm phức. Đi đường đói ngấu, ăn càng khỏe.

Trong khi ăn Bác bảo tôi:

- Các đồng chí trong nước bữa no, bữa đói… Ta ăn thế này hoang quá!

Câu nói của Bác làm tôi lúng túng, không biết trả lời ra sao.

Chiều tối hai Bác cháu đến một cái làng nằm giữa Cát Mà và Tĩnh Tây thì ngủ lại. Cát Mà là chợ biên giới, phía Trung Quốc.

Nghỉ lại, phải dùng cơm tôi. Nghĩ lại bữa trước Bác phê bình là hoang, lần này tôi chỉ gọi một đĩa thức ăn, một bát canh và một đĩa cơm.

Ăn xong, tôi vào liên hệ một nhà dân gần đường để Bác nghỉ.

Tôi ăn xong lau lại súng đạn. Dọc đường đi, súng tôi lúc nào cũng lên đạn, đề phòng bất trắc, nhưng không xảy ra chuyện gì cả. Trước khi đi nằm Bác mở chiếc đồng hồ quả quýt dặn tôi:

- Sáng mai, bốn giờ ta đi. Chú nhớ dậy sớm đánh thức Bác. Đi sớm cho được đường.

- Vâng ạ!

Tôi đút khẩu P.36 xuống dưới gối, ngả lưng xuống giường, duỗi thẳng cẳng. Các khớp xương được dịp kêu răng rắc. tôi ngáp một cái dài, đến gần sái cả quai hàm, hai mắt díu lại… Tôi ngủ biến lúc nào không biết. Tôi mê lung tung, hình ảnh này vừa hiện lên đã bị xóa đi vì những hình ảnh khác. Tôi mơ đến cảnh bữa cơm trưa ở tiệm ăn. Bác bảo tôi: “Ta ăn thế này hoang quá!...”, tôi đang định nói lại câu gì thì bỗng cảm thấy như bị hẫng. Tôi mở choàng mắt. bác đã đứng bên giường tôi:

- Dậy thôi! Bốn giờ rồi! Ta đi thôi.
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Chín, 2010, 06:53:13 pm gửi bởi macbupda » Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM